Bài giảng Tin học đại cương - Bài 11: Nhập, xuất file, struct - Nguyễn Thị Phương Thảo

pdf 26 trang Hùng Dũng 05/01/2024 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học đại cương - Bài 11: Nhập, xuất file, struct - Nguyễn Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_hoc_dai_cuong_bai_11_nhap_xuat_file_struct_ngu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tin học đại cương - Bài 11: Nhập, xuất file, struct - Nguyễn Thị Phương Thảo

  1. TIN ĐẠI CƯƠNG NHẬP - XUẤT FILE, STRUCT Nguyễn Thị Phương Thảo Bộ môn KTMT và M, Khoa CNTT Trường Đại học Thủy Lợi 1
  2. Nội dung chính 1. Thao tác với các tập tin 2. Bài tập 2
  3. Sự cần thiết sử dụng file trong C++ . Câu lệnh cin : nhập dữ liệu từ bàn phím và đưa vào các biến . Câu lệnh cout : hiển thị giá trị các biểu thức ra màn hình . Khi kết thúc chương trình thì các biến, các biểu thức không còn nữa → dữ liệu bị mất . Mong muốn của người sử dụng: có thể lưu trữ các biến, các kết quả tính toán ra tập tin (file), nhờ vậy kết quả tính toán sẽ không bị mất và có thể đọc dữ liệu có trong file để xử lí tiếp . → giải pháp : thao tác với các tập tin (cụ thể là dạng văn bản) 3
  4. 1. Thao tác với các tập tin . C++ cung cấp các lớp (class) sau để đọc - ghi dữ liệu với file ofstream : ghi dữ liệu vào file ifstream : đọc dữ liệu từ file fstream : cả đọc và ghi file . Các lớp này được định nghĩa trong thư viện fstream và đặt trong không gian tên std → khai báo thư viện fstream ở đầu chương trình : #include 4
  5. Ghi ra file bằng ofstream ◮ Tạo đối tượng và gắn nó với một file trong thiết bị lưu trữ ◮ Khi thay cout bởi tên đối tượng, dữ liệu sẽ được ghi vào file đại diện bởi đối tượng đó, thay vì in ra màn hình ◮ Cách 1 : tạo một đối tượng chưa gắn với tập tin cụ thể nào, sau đó dùng hàm open để mở một tập tin và gắn nó với đối tượng vừa tạo Ví dụ : 5
  6. Ghi ra file bằng ofstream . Cách 2 : mở một tập tin đồng thời gắn nó với tên đối tượng Ví dụ : ofstream ofs("thudo.txt") ; . Chú ý : sau khi thao tác xong, sử dụng hàm close() để đóng file và giải phóng đối tượng . Kiểm tra việc mở tập tin - Sử dụng hàm is_open() : trả về giá trị true nếu việc mở file thành công -Sử dụng hàm fail() : trả về giá trị true nếu việc mở file thất bại 6
  7. Đọc file bằng ifstream . tương tự như ghi file, có 2 cách ifstream ifs; ifs.open("thudo.txt") ; Và ifstream ifs("thudo.txt") ; Ví dụ : 7
  8. Đọc và ghi file bằng fstream Ghi file : sử dụng fstream tương tự như ofstream, chỉ lưu ý khi mở file để ghi thì thêm fstream : :outofstr Mở file để ghi dùng Mở file để ghi dùng ofstream fstream ofstream ofs; fstream ofs; ofs.open(“thudo.txt”); ofs.open(“thudo.txt”, fstream::out); ofs << ”Madrid" << endl; ofs << ”Madrid" << endl; ofs << "Paris" << endl; ofs << "Paris" << endl; ofs.close(); ofs.close(); 8
  9. Đọc và ghi file bằng fstream Đọc file: sử dụng fstream tương tự như ifstream, chỉ lưu ý khi mở file để đọc thì thêm fstream::inifstream fstream Mở file để đọc ifstream ifs; fstream ifs; ifs.open(“hello.txt”); ifs.open(“hello.txt”, fstream::in); string dong; string dong; while (!ifs.eof()) while (!ifs.eof()) { { getline(ifs, dong); getline(ifs, dong); cout << dong << endl; cout << dong << endl; } } ifs.close(); ifs.close(); 9
  10. Ví dụ: tạo 1 file để ghi lời chào mừng của bạn 10
  11. Ví dụ: Đọc và hiển thị nội dung file vừa tạo ra màn hình 11
  12. 2. Bài tập Bài 1 Viết ra file so_chan.txt tất cả các số chẵn từ 0 đến 30 (mỗi số trên 1 dòng). Sau đó đọc từ file so_chan.txt trên, thêm 1 vào mỗi giá trị, viết kết quả vào file so_le.txt. 12
  13. KIỂU DỮ LIỆU STRUCT
  14. Sự cần thiết Ví dụ : Trong kì thi tuyển sinh ĐH, phòng đào tạo phải nhập dữ liệu cho các học sinh, bao gồm: - Họ đệm, Tên, Địa chỉ (các chuỗi kí tự) - Điểm 3 môn xét tuyển, Tổng điểm (các số thực) Sau đó phải sắp xếp Tổng điểm theo thứ tự giảm dần Tất cả các dữ liệu khác như Tên, Điểm các môn cũng phải thay đổi thứ tự theo thứ tự của Tổng điểm → Giải pháp: các dữ liệu Họ đệm, Tên, Điểm các môn, Tổng điểm luôn đi kèm với nhau khi sắp xếp → Xây dựng một kiểu dữ liệu mới bao gồm tất cả các dữ liệu kể trên 14
  15. 3. Kiểu dữ liệu tự tạo . C++ cung cấp một số kiểu dữ liệu cơ bản (số nguyên, số thực, logic, . . .) . C++ cũng cho phép kết hợp các dữ liệu cơ bản để xây dựng các kiểu dữ liệu phức tạp hơn. Ví dụ: - Học sinh : Họ đệm, Tên, Địa chỉ, Điểm 3 môn, Tổng điểm - Điểm trên mặt phẳng : tọa độ x, tọa độ y 15
  16. Kiểu dữ liệu tự tạo . Ngoài khai báo dữ liệu, ta còn có thể định nghĩa các phép toán, hàm. . . đi kèm với kiểu dữ liệu đó Ví dụ : trên kiểu dữ liệu Học sinh, viết hàm tính Tổng điểm, xây dựng toán tử so sánh. . . . Nhiều kiểu dữ liệu tự tạo được sử dụng rất phổ biến (string, vector. . .) 16
  17. 4. Cấu trúc Là kiểu dữ liệu gộp giống như mảng Tuy nhiên cấu trúc và mảng khác nhau: Mảng là tập các giá trị có cùng kiểu Cấu trúc là tập các giá trị có kiểu khác nhau Định nghĩa cấu trúc: Trước khi khai báo biến (trước main()) Phạm vi toàn cục Không cấp phát bộ nhớ 3
  18. Khai báo và sử dụng struct Cú pháp : struct { } ; Ví dụ : Khai báo kiểu dữ liệu struct struct Point { //kiểu dữ liệu struct tên là Point double x, y; //các dữ liệu thành phần } ; Sử dụng: //một biến kiểu Point Point diemA; //thành phần x = 2.5 diemA.x = 2.5; //thành phần y = 1.8 diemA.y = 1.8; 18
  19. Cấu trúc Ví dụ: Khai báo cấu trúc: struct sinhvien //Khai báo cấu trúc sinhvien { string hoten; // tên thành viên string lop; float dtb; }; • Khai báo biến cho kiểu mới này sinhvien sv1, sv2; Giống như khai báo các kiểu đơn giản Biến sv1, sv2 có kiểu là sinhvien Nó chứa các giá trị thành viên 4
  20. Truy cập các thành viên cấu trúc • Sử dụng toán tử . để truy cập tới các thành viên ◦ sv1.hoten ◦ sv1.lop ◦ sv1.dtb • Các biến thành viên ◦ Là thành phần của biến cấu trúc ◦ Các cấu trúc khác nhau có thể có các biến thành viên cùng tên 5
  21. Ví dụ về cấu trúc Định nghĩa cấu trúc sinh viên gồm tên, tuổi và điểm. Viết chương trình nhập thông tin cho 2 sinh viên và in ra thông tin của sinh viên có điểm cao hơn 6
  22. Ví dụ về cấu trúc 6
  23. Ví dụ về cấu trúc 6
  24. Phép gán cấu trúc • Cho trước một cấu trúc tên là 2D_points • Khai báo hai biến cấu trúc: 2D_points A, B; Cả hai biến là kiểu cấu trúc 2D_points Cho phép thực hiện phép gán đơn giản: A = B; Việc này sao chép mỗi biến thành viên của B thành biến thành viên của A 10
  25. Cấu trúc là đối số hàm/giá trị trả về • Cấu trúc là đối số của hàm: ◦ Truyền giá trị ◦ Truyền tham chiếu ◦ Hoặc kết hợp • Cũng có thể được trả về bởi hàm: ◦ Kiểu trả về là kiểu cấu trúc ◦ Lệnh trả về trong định nghĩa hàm gửi biến cấu trúc trở về cho lời gọi
  26. 5. Bài tập Tự tạo các kiểu dữ liệu mới sau đây. 1. Kiểu dữ liệu Point mô tả một điểm trên mặt phẳng toạ độ 2. Kiểu dữ liệu Line mô tả một đoạn thẳng trên mặt phẳng toạ độ (gồm hai điểm đầu và cuối) 3. Kiểu dữ liệu TamGiac mô tả một tam giác trên mặt phẳng toạ độ (gồm những thành phần gì ?) 4. Kiểu dữ liệu GiáoViên lưu trữ thông tin về các giáo viên trong trường, gồm : họ tên, địa chỉ, số điện thoại, năm vào trường 5. Kiểu dữ liệu SinhViên lưu trữ thông tin về các sinh viên trong trường (gồm những thành phần gì ?) 26