Bài giảng Tổ chức sản xuất - Chương 1: Quá trình sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất - Trương Quốc Thanh

pdf 17 trang cucquyet12 4050
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tổ chức sản xuất - Chương 1: Quá trình sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất - Trương Quốc Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_to_chuc_san_xuat_chuong_1_qua_trinh_san_xuat_va_ca.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tổ chức sản xuất - Chương 1: Quá trình sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất - Trương Quốc Thanh

  1. CH ƯƠ NG 1: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản 2. Dạng sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 1
  2. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản 1.1 Quá trình sản xuất •Quá trình sản xuất là quá trình con người dùng tư liệu sản xuất tác động vào tài nguyên thiên nhiên để biến đổi nó thành sản phẩm phục vụ nhu cầu con người và xã hội. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 2
  3. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản • Quá trình sản xuất trong nhà máy cơ khí: • Phôi liệu  gia công chuẩn bị phôi  gia công cơ  gia công hóa / nhiệt  kiểm tra  lắp ráp. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 3
  4. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản • Quá trình công nghệ trong nhà máy cơ khí: Quá trình công nghệ gia công cơ  thay đổi kích thước, hình dáng. Quá trình công nghệ nhiệt luyện  thay đổi tính chất vật lý, hóa học. Quá trình công nghệ lắp ráp  tạo ra mối liên hệ tương quan giữa các chi tiết. Quá trình công nghệ tạo phôi  đúc, rèn, # Quá trình công nghệ hợp lý, được ghi lại thành văn kiện công nghệ, thì các văn kiện công nghệ đó gọi là qui trình công nghệ. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 4
  5. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản • 1.2 Quy trình công nghệ • Quy trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất, trực tiếp làm thay đổi trang thái, tính chất của đối tượng sản xuất. Những thay đổi này có thể là hình dáng, kích thước, tính chất hóa lý của vật liệu, vị trí tương quan giữa các bộ phận. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 5
  6. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản 1.3 Các thành phần của quy trình công nghệ: a. Nguyên công Nguyên công là một phần của quy trình công nghệ, được hoàn thành tại một vị trí do một hoặc một nhóm công nhân thực hiện liên tục. Đây là đơn vị cơ bản để định kỹ thuật, hoạch toán giá cả. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 6
  7. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản Ý nghĩa nguyên công: Ý nghĩa kỹ thuật: căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật mà ta chọn phương pháp gia công tương ứng (tức chọn nguyên công phù hợp). Ý nghĩa kinh tế: phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của chi tiết để bố trí nguyên công (tập trung hoặc phân tán, trên 1 máy hoặc nhiều máy, liên tục hoặc gián đoạn) sao cho hiệu quả kinh tế mang lại cao nhất GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 7
  8. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản b. Gá đặt Gá đặt là một phần của nguyên công, được hoàn thành trong 1 lần gá đặt chi tiết lên máy. Một nguyên công có thể có 1 hoặc nhiều lần gá đặt. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 8
  9. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản C. Vị trí Vị trí là một phần của nguyên công, được xác định bởi vị trí tương quan của máy với chi tiết hoặc của chi tiết với dụng cụ cắt. Một nguyên công có thể có 1 hay nhiều vị trí GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 9
  10. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản d. Bước Bước là một phần của nguyên công tiến hành gia công 1 hoặc 1 tập hợp bề mặt bằng 1 hay nhiều dụng cụ với chế độ máy (v, s, t) không đổi. Một nguyên công có thể có nhiều bước. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 10
  11. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản e. Đường chuyển dao Đường chuyển dao là một phần của bước để hớt đi 1 lớp vật liệu có cùng chế độ cắt và bằng cùng 1 dao. Một bước có thể có 1 hoặc nhiều đường chuyển dao. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 11
  12. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản f. Động tác Động tác là một hành động của công nhân điều khiển máy thực hiện việc gia công hoặc lắp ráp. Ví dụ: bấm nút, xoay bàn xa dao, GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 12
  13. 1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản Quá trình công nghệ hợp lý  Quy trình công nghệ Một qui trình công nghệ phải thỏa mãn 3 điều kiện: 1. Đảm bảo điều kiện về năng suất: giờ công ít nhưng số sản phẩm là nhiều nhất. 2. Đảm bảo được điều kiện kỹ thuật tức đảm bảo được độ tin cậy của quá trình  qui trình công nghệ phải tránh, giảm thiểu tối đa chất ngẫu nhiên, hạn chế phụ thuộc vào tay nghề người thợ. 3. Đảm bảo điều kiện kinh tế: chi phí sản xuất là thấp nhất. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 13
  14. 2. Các dạng sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất 1. Từ nhu cầu xã hội, đơn vị sẽ lập kế hoạch sản xuất. Chỉ tiêu quan trọng nhất của kế hoạch sản xuất là sản lượng tính theo chiếc/năm hay tấn/năm. 2. Các đặc trưng của dạng sản xuất: Sản lượng Tính ổn định sản phẩm Tính lặp lại của quá trình sản xuất Mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 14
  15. 2. Các dạng sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất Căn cứ vào đặc trưng sản xuất, ta có thể phân thành 3 dạng sản xuất: 1. Sản xuất đơn chiếc 2. Sản xuất hàng loạt (nhỏ, vừa, lớn) 3. Sản xuất hàng khối SẢN XUẤT ĐƠN CHIẾC  Máy móc được bố trí theo nhóm (nhóm máy phay, nhóm máy tiện, )  Sản lượng ít, không ổn định, nhiều loại.  Chu kì chế tạo không xác định. SẢN XUẤT HÀNG LỌAT  Máy móc được bố trí theo qui trình công nghệ do sản lượng hàng năm không quá ít.  Sản phẩm chế tạo thành từng loạt, có chu kỳ xác định.  Sản phẩm tương đối ổn định.  Sử dụng thiết bị chuyên dùng và máy vạn năng. SẢN XUẤT HÀNG KHỐI  Sản lượng rất lớn và ổn định.  Mỗi máy chỉ thực hiện 1 nguyên công nên qui trình công nghệ rất tỉ mĩ và chặt chẽ.  Sử dụng máy chuyên dùng.  Không yêu cầu trình độ của người thợ cao nhưng người thợ phải có trình độ đứng máy giỏi. Phát triển của sản xuất hàng khối  sản xuất theo dây chuyền. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 15
  16. 2. Các dạng sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất Muốn xác định dạng sản xuất, trước hết cần xác định được sản lượng hằng năm của chi tiết gia công theo công thức sau:  α β  , Chi tiết/năm N = N1.m.1+ +   100 100  Sau đó, xác định trọng lượng của chi tiết. N1: Số sản phẩm trong một năm theo kế hoạch (dự kiến sẽ chế tạo). m : Số lượng chi tiết như nhau trong một sản phẩm. α: Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ (5% đến 7%). β: Phần trăm phế phẩm chủ yếu trong các xưởng đúc và rèn (thông thường 3%-6%). GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 16
  17. 2. Các dạng sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất Dạng sản xuất xác định theo bảng GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 17