Bài giảng Trang trí cơ bản 1 - Hệ đại học sư phạm mỹ thuật

pdf 18 trang Gia Huy 4581
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Trang trí cơ bản 1 - Hệ đại học sư phạm mỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_trang_tri_co_ban_1_he_dai_hoc_su_pham_my_thuat.pdf

Nội dung text: Bài giảng Trang trí cơ bản 1 - Hệ đại học sư phạm mỹ thuật

  1. BÀI GIẢNG TRANG TRÍ CƠ BẢN 1 HỆ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT
  2. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I. KHÁIQUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ 1 CHƯƠNG II. NGÔN NGỮ TẠO HÌNH TRANG TRÍ 26 CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU VỐN CỔ DÂN TỘC 68 CHƯƠNG IV. NGHIÊN CỨU VÀ SÁNG TẠO HỌA TIẾT HOA LÁ 94 CHƯƠNG V. NGHIÊN CỨU VÀ SÁNG TẠO HỌA TIẾT ĐỘNG VẬT 126 MỘT SỐ THUẬT NGỮ 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
  3. TRANG TRÍ CƠ B ẢN 1 (HỌC PHẦN I) CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ MỞ ĐẦU Phầ n này mở ra cánh cửa để đưa người học vào một thế giới mới - nơi có những khu vườn đẹp đẽ và bí ẩn mà họ phải khám phá - đó chính là thế giới rộng lớn của Nghệ thuật trang trí. Người học sẽ có tầm nhìn tổng quát: hiểu được khái niệm chung về nghệ thuật trang trí, thấy được ý nghĩa của nghệ thuật trang trí trong đời sống xã hội – từ đó xác định thái độ học tập nghiêm túc trong bộ môn này. Phần mở đầu chương trình thực sự quan trọng, nó đặt nền móng cho nhận thức của người học, chuẩn bị tiếp thu những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành học. Trong bài giảng đầu tiên giảng viên cần tạo được hứng thú học tập và chuẩn bị thái độ sẵn sàng tự giác học tập cho sinh viên. Những kiến thức đưa ra trong bài học đầu tiên cần được chọn lọc, lược giản vừa đủ giúp người học nhanh chóng tiếp cận với bộ môn Trang trí, thực sự hiểu về nghệ thuật trang trí cần phải trải qua một chặng đường học tập thật lâu dài và không dễ dàng. MỤC TIÊU - Sinh viên hiểu khái niệm về nghệ thuật trang trí, vai trò của nghệ thuật trang trí trong đời sống xã hội, nắm vững các loại hình trang trí cơ bản. - Nắm được vắn tắt nội dung chương trình học tập trang trí trong nhà trường và những yêu cầu của môn học đối với người học. - Xác định ý thức học tập, gợi mở tình cảm thẩm mĩ thông qua các bài học. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN BÀI HỌC Kiến thức văn hoá nền của sinh viên. - Lịch sử xã hội. - Truyền thống văn hoá, nghệ thuật dân tộc. - Đời sống văn hoá xã hội đương đại. - Một số kiến thức về nghệ thuật tạo hình và trang trí. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ - Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam - NXB Giáo dục 2002 1
  4. - Lịch sử Mỹ thuật thế giới- NXB Giáo dục 2004 - Các tạp chí Văn hóa Nghệ thuậ t (mỹ thuật, kiến trúc, thời trang, công nghiệp, sân khấu điện ảnh, tem ) - Tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, trên ảnh, báo chí 2
  5. NỘI DUNG Phần I KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ 1. Khái niệm 1.1. Trang trí là nghệ thuật làm đẹp Dù chúng ta là ai, sinh ra ở thời đại nào, thuộc dân tộc nào; dù chúng ta thuộc giới tính nào, lứa tuổi nào - trong bản chất “Người” của chúng ta luôn có một khát khao muốn làm đẹp. Làm đẹp là nhu cầu thẩm mĩ của cá nhân trong xã hội, phản ánh sự phát triển của trí tuệ con người , là thành tố tạo nên nền văn hoá nhân loại. Những khám phá khoa học về các nền văn minh ở mọi thời đại, trên các châu lục của trái đất, đều cho thấy những di sản là bằng chứng về nhu cầu làm đẹp và khả năng sáng tạo cái đẹp. Từ những công cụ lao động bằng đá, đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ sò thời tiền sử đến các loại trang sức, vải vóc, đồ dùng sinh hoạt tinh xảo. Từ những hang động nguyên thuỷ đến những công trình kiến trúc kỳ quan, các toà nhà chọc trời ngày nay. Từ thế giới thô sơ hoang dã đến nền văn minh công nghiệp. Tất cả đều thể hiện con người không ngừng mong muốn làm đẹp và khả năng sáng tạo cái đẹp của con người là vô tận. Nhu cầu làm đẹp xuất hiện từ trong đời sống xã hội loài người, trở thành nguyên nhân tạo ra và thúc đẩy khả năng sáng tạo - khiến những ước muốn trong trí tưởng tượng trở thành một hiện thực giầu có, đầy ắp những sản phẩm đẹp, đang hoàn thiện dần thế giới của văn minh con người. Những gì mà con người làm đẹp cho cuộc sống bằng việc tạo ra những sản phẩm mang tính thẩm mĩ - đó là nghệ thuật trang trí. Mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày đều liên quan đến, hoặc chính là hoạt động trang trí, ví dụ: - Sử dụng mỹ phẩm trang điểm gương mặt. - Thay đổi kiểu tóc. - Lựa chọn trang phục. - Sắp xếp nhà ở, nơi làm việc. - Trình bày bữa ăn.v.v 3
  6. H1 H2 H3 H4 H5 H6 Trang trí vớ i đờ i sống 4
  7. Các hoạt động trang trí khi đạt kỹ xảo và trình độ thẩm mĩ cao trở thành nghệ thuật trang trí. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về nhu cầu và nội dung trang trí: - Nhu cầu làm đẹp ở các lứa tuổi, các giới. - Nhu cầu và cách làm đẹp ở các môi trường văn hoá khác nhau (gia đình, nhà trường các địa điểm văn hoá cộng đồng ). - Nhu cầu và hình thức làm đẹp ở các thời đại. - Các sản phẩm trang trí 1.2. Nghệ thuật trang trí là bộ phận của nghệ thuật tạo hình, sử d ụng ngôn ngữ tạo hình. Mục đích của trang trí là làm đẹp, nên các sản phẩm trang trí luôn nhằm thoả mãn con mắt nhìn cái đẹp - Nó thuộc về nghệ thuật thị giác. Con người cảm nhận được cái đẹp nhờ thị giác - hình mảng - mầu sắc. Đó chính là những yếu tố của ngôn ngữ tạo hình - thứ ngôn ngữ mà không học mĩ thuật bạn sẽ không có khả năng hiểu nó. Bạn phải học cách đọc và hiểu ngôn ngữ đó trong quá trình học chuyên môn mĩ thuật, đặc biệt trong quá trình học bộ môn trang trí. Cuối cùng điều chúng ta cần hiểu chính là: Trang trí là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tạo hình để t ạo nên những sản phẩ m làm đẹp cuộc sống con người. 2. Các loại hình trang trí cơ bản 2.1. Trang trí thủ công, mĩ nghệ Sử dụng đôi tay để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống, là hình thức lao động xuất hiện từ thuở sơ khai và gắn liền lịch sử phát triển của nhân loại. Hai bàn tay con người đã tạo ra vô vàn dụng cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, các tác phẩm nghệ thuật Ngày nay, khi nghĩ đến nghệ thuật trang trí, thủ công, người ta thường liên tưởng một số nghề cơ bản như: Làm gốm; đan dệt thủ công; chạm khắc, chế tác đồ trang sức hay các tác phẩm nghệ thuật từ các chất liệu vàng bạc, đá quý, các vật liệu khác ; chế tạo đồ gia dụng từ nhiều chất liệu như gỗ, gốm sứ, kim loại 5
  8. Từ khi con người biết làm nhà để ở thì từ đó có nhu cầu làm đẹp và luôn tìm cách làm đẹp cho ngôi nhà của mình. Ngày nay, con người đã tạo ra r ất nhiều kiểu không gian sinh hoạt khác nhau và có nhiều cách trang trí khác nhau, t ừ nh ững túp lều cỏ đơ n sơ đến những toà nhà chọc trời. Mỗi thời đại, mỗi dân tộc đều có những phong cách trang trí kiến trúc riêng. - Nghệ thuậ t sắp đặt: Từ giữ a thế kỷ XX đó manh nha xuất hiện một bộ mụn nghệ thuật mới: nghệ thuậ t sắp đ ặt, nghệ thuật này là một hình thức trang trớ trong không gian (sắp xếp các yếu tố tạo hình trong không gian tạo thành một tác phẩm trang trí hoàn chỉnh). Giờ đây nghệ thuật sắp đặt phát triển như là một đại diện của nghệ thuật đươ ng đại. H16, 17, 18, 19. Nghệ thuậ t sắ p đặ t, nghệ thuật trình diễn 2.3. Trang trí phục trang Trang phục là thứ gắn liền vớ i con người. Ai cũng muố n mình có được những bộ trang phục đẹp, trẻ trung, phong cách Tất cả mọi thứ: áo quần, kính, mũ, giày, dép, túi nếu được thiết kế và sử dụng có thẩm mĩ sẽ làm tăng vẻ đẹp của mỗi người. Điều đó giúp cho con người thấy tự tin hơn. Đôi khi vẻ đẹp hình thức cũng gây ấn tượng tốt dẫn đến thành công trong công việc. Xã hội càng phát triển, thời trang càng được chú trọng. Ngày nay, thiết kế thời trang gắn liền với nền công nghiệp thời trang, một ngành công nghiệp phát triển của đời sống đương đại. Cách trang phục thể hiện quan niệm thẩm mĩ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc và mang tinh thần thời đại . Bởi vậy trang trí thời trang luôn phản ánh tính dân tộc, tính thời đại. Trang trí thời trang là một nghệ thuật luôn luôn vận động phát triển. a b c 6
  9. d e g H20. Trang trí thời trang (Sinh viên tìm hiểu vai trò của trang trí thời trang trong việc giáo dục thẩm mĩ, xây dựng nhân cách ). 2.4. Trang trí công nghiệp (Design) Khi con ngườ i chế tạo được máy móc, chính chúng thay thế hai bàn tay người để làm ra rất nhiều sản phẩm phục vụ đời sống. Con người ngày nay sống giữa thế giới của những sản phẩm công nghiệp đa dạng, tinh xảo, tiện dụng. Nếu các sản phẩm không được thường xuyên thiết kế thay đổi chất lượng và hình thức thì chất lượng sống của con người sẽ giảm đi rất nhiều. Bởi trong quá trình lao động và sinh hoạt, việc tiếp xúc với các sản phẩm công nghiệp có tác động lớn đến tâm sinh lý con người. Trang trí công nghiệp chính là tạo mẫu kiểu dáng và trang trí bề ngoài cho các sản phẩm công nghiệp: - Máy móc. - Phương tiện giao thông. - Đồ dùng gia đình. - Đồ hộp, bao bì. v. v H 21. Trang trí bao bì 7
  10. Trong thờ i đại khoa học kỹ thuật phát tri ển mạnh m ẽ, thiết kế công nghiệp trở thành ngành đi đầu và phát triển thành nhiều ngành hẹp, đi sâu vào nhiều loại hình trang trí khác: thiết kế kiến trúc, thiết kế thời trang, thiết kế sân khấu, điện ảnh Trong thiết kế công nghiệp, người ta không chỉ chú ý về hình thức thẩm mĩ mà còn phải chú trọng công năng sử dụng và sự tiện ích. (Sinh viên tìm hiểu vai trò của trang trí công nghiệp) 2.5. Trang trí sân khấu, điện ảnh Nghệ thuật sân khấu sớm xuất hiện trong lịch sử văn hoá, nghệ thuật điện ảnh mới ra đời gần đây. Tuy nhiên cả hai ngành nghệ thuật này có ngôn ngữ tương đồng: Đòi hỏi sự diễn xuất, biểu diễn của diễn viên, là tổng hợp của các loại hình nghệ thuật như: thơ ca, văn học, âm nhạc, múa, nghệ thuật tạo hình Trong đó không thể thiếu vai trò của nghệ thuật trang trí. Thành công của các tác phẩm sân khấu, điện ảnh có sự đóng góp không nhỏ của hoạ sĩ trang trí. Công việc của người nghệ sĩ này là thiết kế, dàn dựng phông, cảnh, phục trang, hoá trang, ánh sáng, đạo cụ Nếu không có các yếu tố đó, không thể thực hiện được các tác phẩm sân khấu, điện ảnh. Nghệ thuật sân khấu, điện ảnh gắn liền với nghệ thuật trang trí, ngày nay đang chiếm vị trí thống lĩnh trong hoạt động văn hoá xã hội - Nó thu hút đông đảo người thưởng thức ở mọi tầng lớp xã hội và các khu vực dân cư trên toàn thế giới. H23 H24. H25 8
  11. Sử dụng ngôn ngữ sân khấu, điện ảnh kết hợp với tư duy tạo hình, một số bộ môn nghệ thuật mới ra đời: nghệ thuật trình diễn (ngôn ngữ cơ thể, tạo hình nghệ thuật Video art - chúng là những môn nghệ thuật độc lập. 2.6. Trang trí đồ hoạ, ấn phẩm Bao gồm việc trang trí những sản phẩm của công nghiệp ấn loát như: sách báo, tem thư, tranh cổ động. Một phát minh vĩ đại của loài người là tìm ra chữ viết, xây dựng được hệ thống ngôn ngữ viết. Đồng thời với nó là những phương tiện chuyển tải chữ viết, đó chính là sách báo. Chúng không chỉ có để chuyển tải thông tin. Việc trình bày sách báo còn có tác dụng định hướng thẩm mĩ cho người đọc, tham gia vào quá trình giáo dục nhân cách con người. Những cuốn sách được trang trí một cách trân trọng là biểu tượng của nền kinh tế tri thức và văn minh nhân loại. H 26. Trang trí bìa sách Bên cạnh những cuốn sách, những con tem trên những phong thư đã hàng trăm năm đóng vai trò là cầu nối cho những trái tim yêu thương của con người. Sáng tạo những con tem đẹp là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống. Những con tem còn là cầu nối của mọi nền văn hoá trên trái đất. Nhờ vậy người ta có thể hiểu được đất nước, con người và bản sắc của các dân tộc. Cho dù công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ lớn, nhiều phương tiện truyền tin hiện đại ra đời, nhưng những con tem vẫn được trân trọng giữ gìn. a b c d 9
  12. H 27. Trang trí tem bưu chính Trong xã hội phát triển, nền kinh tế hàng hoá đòi hỏi hoạt động quảng cáo. Tranh cổ động, quảng cáo không chỉ tham gia vào việc thu hút khách hàng, thúc đẩy sản xuất. Nó còn đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền, vận động các hoạt động chính trị, xã hội. Tranh cổ động với ngôn ngữ trang trí đơn giản, dễ hiểu là phương tiện hiệu quả để đấu tranh, xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Nó cũng góp phần phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đưa đất nước nhanh chóng đi lên trên con đường hiện đại hoá. H28. Tranh cổ độ ng và quảng cáo Hiện nay, các tác phẩm sách báo, tem thư, tranh cổ động được phát hành với quy mô sản xuất lớn, khối lượng sản phẩm khổng lồ. Cho thấy nghệ thuật trang trí là bạn đồng hành của con người. 2.7. Trang trí đồ hoạ đ ộc lập Chữ viết được sử dụng trong trang trí đồ hoạ ấn phẩm, nhưng sáng tác chữ được coi là hoạt động độc lập. Từ một vài kiểu chữ cơ bản, người ta sáng tạo ra hàng trăm kiểu chữ với những tính chất và vẻ đẹp khác nhau, mang dấu ấn cá nhân và tinh thần thời đại. Ta có thể chọn lọc và sử dụng trong nhiều thể loại trang trí. Ở phương đông, thư pháp là nghệ thuật đặc sắc được yêu thích. H 29. Chữ trang trí 10
  13. H 30. Chữ thư pháp Trung Hoa H31. Bản chữ Việt cổ Các loại tranh đồ hoạ như khắc gỗ, đồng, in kẽm Tuy có thể nhân bản, nhưng vẫn là những tác phẩm nghệ thuật độc lập, chúng phản ánh những phong cách cá nhân cũng như bản sắc dân tộc và tinh thần thời đại. Chúng có vẻ đẹp riêng, thể hiện nét đặc sắc về ngôn ngữ tạo hình. H 32. Tranh dân gian Việt Nam H 33. Tranh khắc gỗ Nhậ t Bản - Thiết kế mẫu logo, biểu trưng gắn liền với đời sống hiện đại và hoạt động Maketting trong nền kinh tế thị trường. Đây cũng là một thể loại đồ hoạ có tính độc lập. H34. Logo và biểu trưng - Các loại tranh dán, ghép (giấy hay vật liệu khác) tuy có ngôn ngữ tạo hình chung nhưng cách làm có nét khác biệt, cũng thuộc thể loại đồ hoạ độc lập. H 35. Tranh cắt giấy dán 3. Vai trò của nghệ thuật trang trí trong đời sống 3.1. Nghệ thuật trang trí hình thành và phát triển gắn liền với l ịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Trong quá trình cải tiến công cụ và sản phẩm lao động nhằm hoàn thiện giá trị sử dụng của chúng, nhu cầu thẩm mĩ cũng xuất hiện và quá trình hoàn thiện tính năng thẩm mĩ cũng diễn ra đồng thời. Từ những công cụ cắt, chặt thô sơ thời kỳ đồ 11
  14. đá đến những chiếc rìu, con dao được chế tạo và trang trí tinh xảo thời kỳ đồ đồng, đồ sắt đã thể hiện bước tiến lớn trong việc cải biến tính năng sử dụng và tính năng trang trí. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật trang trí, tạo nên gương mặt của nền văn minh nhân loại. Nghệ thuật trang trí ngày càng có thêm những hình thức thể hiện mới, những bộ môn mới ra đời. 3.2. Nghệ thuật trang trí là tác nhân kích thích, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sự ra đời và phát triển của các loại hình trang trí có ảnh hưởng lẫn nhau và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật. Ví dụ: Chữ viết ra đời đòi hỏi có phương tiện chuyển tải chữ viết. Lúc đầu chữ được khắc trên xương thú, viết trên da thú, khắc trên đá - cuối cùng người ta tìm ra giấy, đồng thời kỹ nghệ in, chế tạo mực in ra đời và không ngừng được cải tiến. Nghệ thuật trang trí không gian kiến trúc là cơ sở cho trang trí sân khấu, trang trí sân khấu lại gắn với hoạt động và trang trí quảng cáo v.v Sự ra đời và phát triển của loại hình trang trí này sẽ kéo theo sự ra đời và phát triển của loại hình trang trí khác, đồng thời đòi hỏi sự phát triển của khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu cải tiến phương tiện, chất liệu và hình thức thể hiện của nghệ thuật trang trí. 3.3. Nghệ thuật trang trí phản ánh rõ nét bản sắc dân tộc và tinh thần thời đại. Trong khi tìm hiểu các loại hình trang trí, ta đã thấy được rằng mọi loại hình trang trí với các sản phẩm cụ thể của nó, luôn phản ánh được quan niệm riêng về cái đẹp của mỗi dân tộc và mỗi thời đại. Nghệ thuật trang trí chính là tấm gương phản chiếu bộ mặt văn hoá, kinh tế xã hội của một đất nước trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau. 3.4. Nghệ thuật trang trí góp phần xây dựng nhân cách con người xã hội. Một trong những vai trò quan trọng của nghệ thuật trang trí, cần được nhấn mạnh, đó là vai trò xây dựng nhân cách con người xã hội. Nghệ thuật trang trí và nghệ thuật tạo hình tham gia vào quá trình giáo dục nhân cách con người một cách khách quan, gián tiếp, tác động dần dần nhưng sâu sắc và có ảnh hưởng lớn nhờ khả năng gây ấn tượng thị giác và tâm sinh lý của ngôn ngữ tạo hình. Mỗi loại hình trang trí đều có cách tác động giáo dục riêng nhờ ngôn ngữ đặc trưng riêng. 12
  15. Ví dụ: Một không gian kiến trúc được trang trí đẹp đòi h ỏi sự tôn trọng vẻ đẹp tổng thể trong trật tự sắp xếp chung, không cho phép bất cứ ai có thể vứt rác tuỳ tiện làm phá hỏ ng môi trườ ng kiến trúc. Việc mặc đồng phục trong nhà trường thể hiện sự nghiêm túc, ý thức kỷ luật; đồng thời tạo cảm giác bình đẳng, không phân biệt người mặc là giàu hay nghèo, khiến cho người mặc tự tin hoặc khiêm nhường hơn. Như vậy, nghệ thuật trang trí không chỉ là nghệ thuật làm ra các sản phẩm đẹp phục vụ sinh hoạt mà còn tạo ra những con người đẹp cả hình thức và nhân cách. Con người là tế bào của xã hội, con người có nhân cách tốt đẹp sẽ tạo nên xã hội tốt đẹp, nguồn gốc của sự phát triển. Bộ môn trang trí sẽ giúp nâng cao nhận thức thẩm mĩ, xây dựng ý thức làm đẹp cho con người trong mọi mặt của cuộc sống. 13
  16. MỘT SỐ THUẬT NGỮ - Ấ n tượng: Dấ u ấn mạnh được để l ại bởi đối tượng hoặc được chắt lọc từ một thực tế. - Bố cục: Sắ p xếp các yếu tố t ạo hình như hình khối, màu sắc, đường nét để diễn tả một sự vật cụ thể. - Cách điệu: Sự tinh giản, chắt lọc, khái quát và điển hình hoá những nét đặc trưng của đối tượng được phản ánh tạo nên hình tượng có tính trang trí cao. - Cấu trúc: Những bộ phận từ nhỏ nhất đến lớn nhất của vật thể được hình thành hoặc sắp xếp theo một trật tự lô gích để tạo ra chính vật thể đó. - Chấ t liệu: Vật liệu, phương tiện chủ yếu để thể hiện trong tác phẩm mỹ thuật như: bột màu, sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ - Chất cảm: Cảm xúc được tạo nên thông qua các phương tiện tạo hình (hay ngôn ngữ nghệ thuật )hoặc cấu tạo vật chất của bức tranh, tượng. - Chi tiết: Những cái nhỏ nằm trong cái toàn bộ, những hình nhỏ , mảng nhỏ, nét nhỏ, điểm nhỏ nằm trong một mảng lớn. Những cái nhỏ đó là yếu tố tạo nên cái toàn bộ, cũng có khi là những thuộc tính, những đặc điểm của cái toàn bộ đó. - Cơ bản: Những yếu tố góp phần tạo nên một cái chung. Những cái chính đã được giản lược đưa đến sự tập trung cốt lõi của công việc. - Dáng chung: Hình tổng thể của người, vật trong không gian hoặc trên mặt phẳng. - Đăng đối: Sự tương ứng vị tri của một hay nhiều yếu tố thông qua một điểm, một trục giữa hay trên mặt phẳng. - Đa sắc: Sử dụng nhiều màu để vẽ. - Đặ c trưng: Nét riêng biệt và tiêu biểu để phân biệt với những vật khác - Đặ c điểm: Nét riêng biệt. - Đẹp: Có khả năng làm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. - Điển hình: Là kiểu mẫu tập trung nhiều tính chất tiêu biểu, nổi bật nhất. - Điểm nhấn: Những chỗ mà tác giả chú ý làm nổi bật hơn để thu hút sự chú ý của người xem. Điểm nhấn làm tăng thêm giá trị cho bức vẽ khiến chúng bớt đơn điệu, tẻ nhạt, làm cho nhịp điệu trở nên sinh động và khoẻ khoắn hơn. - Hài hoà: Sự sắp xếp tương quan giữa các màu trong một không gian nhất định thành một thể thống nhất, đạt hiệu quả cao. - Hoà sắc: Sự sắp xếp tương quan giữa các màu trong một không gian nhất định nhằm đạt được quan hệ hài hoà về màu sắc. - Hoàn chỉnh: Đạt đến một yêu cầu nhất định nào đó. Sự hiểu biết cao về chuyên môn (thuật ngữ này chỉ mang tính tương đối ) 14
  17. - Hiệu quả: Kết quả như yêu cầu mong muốn của người vẽ đối với một tác phẩm cụ thể mang lại. - Hình dáng: Hình của vật làm thành vẻ riêng bên ngoài của nó. - Hình vẽ: Được tạo nên bởi một hay nhiều nét thông qua các kỹ thuật khác nhau (đan nét, viền nét, chấm nét kết hợp với các mảng hình ) để xây dựng nên một hình cụ thể. - Hình tượng: Sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhân thức trực tiếp bằng cảm tính. - Khái quát: Nhìn toàn bộ một vấn đề , một sự vật một cách chung nhất. - Kỹ thuật: Cách thức và phương pháp thực hiện một công việc hay một ngành nghề nào đó thể hiện sự thuần thục, khéo léo trong chuyên môn. - Nền: Mặt nền hay bề mặt trên đó người ta vẽ hình hay một lớp sơn như Giấy trên đó người ta vẽ màu nước hay lớp thạch cao dưới một bích hoạ Đặc biệt bề mặt được chuẩn bị sẵn để vẽ màu lên. - Sắc độ: Mức độ đâm nhạt, sáng tối hay nóng lạnh của màu sắc. - Ước lệ: Quy ước trong biểu hiên nghệ thuật. - Tương quan: Sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ chung để tạo nên sự thống nhất và hiệu quả cho tác phẩm. - Tượng trưng: Dùng một sự vật cụ thể có hình thức hoặc tính chất thích hợp để gợi ra sự liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó (chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình ) có tính hình thức, ước lệ, không phải đầy đủ như thật hoặc biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất. - Tính chất: Đặc điểm riêng của vật, hiện tượng làm phân biệt nó với với sự vật, hiện tượng khác. - Thẩm mỹ: Khả năng cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp . - Trình bày: Xếp đặt, bố trí cho đẹp và nổi bật (trình bày hàng mẫu, bìa cuốn sách) - Ước lệ: Quy ước trong biểu hiên nghệ thuật . - Ý tưởng: Điều nghĩ trong đầu. - Ý nghĩa: Nội dung chứa đựng trong một hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ, văn tự hoặc bằng một ký hiệu nào đó. 15
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Almanach - Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hoá Thông tin, 2007. 2. Amand Dyan, Nghệ thuậ t quảng cáo, NXB Thế giới, 2001. 3. Đặ ng Bích Ngân (chủ biên), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002. 4. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành, Cở sở tạo hình, NXB Mỹ thuậ t, Hà Nội 1998 5. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Nhung, Phạm Ngọc Tới. Giáo trình Trang trí hệ CĐSP, NXB Giáo dục, 1998. 6. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Nhung, Giáo trình Trang trí III Hệ CĐSP. NXB Đạ i học Sư phạ m Hà Nội, 2006. 7. Nguyễn Quốc Toản, Giáo trình Mĩ thuật và PPDH hệ CĐSP. NXB Giáo dục, 1998. 8. Nhiều tác giả, Giáo trình chữ cơ bản, Khoa Mỹ thuật cơ sở, Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp. 9. Nhiều tác giả, Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, Tập 1,2,3,4, 1995 - 2004. 10. Tạ Phương Thảo (chủ biên), Tập bài giảng Trang trí, Trường CĐSP Nhạc Họa TW 1997-2003. 11. Tạ Phương Thảo, Giáo trình Trang trí I hệ CĐSP. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004. 12. Phạm Ngọc Tới, Giáo trình Trang trí II hệ CĐSP, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004. 16