Giáo trình nội bộ Vẽ bố cục chất liệu khắc gỗ - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 19 trang Gia Huy 22/05/2022 1300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình nội bộ Vẽ bố cục chất liệu khắc gỗ - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_ve_bo_cuc_chat_lieu_khac_go_nganh_hoi_hoa.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Vẽ bố cục chất liệu khắc gỗ - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VẼ BỐ CỤC CHẤT LIỆU KHẮC GỖ NGÀNH: HỘI HỌA Lưu hành nội bộ Năm 2019 1 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong các ngành nghệ thuật tạo hình như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc các nghệ sĩ thường áp dụng những nguyên tắc bố cục để sắp xếp chủ thể vào đúng vị trí “hợp nhãn” với người xem . Đây có thể gọi là nghệ thuật của thị giác. Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi người có thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và quan tâm của ban giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các đồng nghiệp để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Nguyễn Huy Hiệp 3 1
  4. MỤC LỤC Bài 1: Vẽ bố cục chất liệu khắc gỗ 5 I. Lịch sử tranh khắc gỗ 5 II. Công cụ và trình tự thực hiện tranh khắc gỗ 8 1. Công cụ in, khắc 8 2. Trình tự thực hiện tranh khắc gỗ 10 3. Các lỗi thường gặp trong quá trình khắc, cách khắc phục 11 III. Một số tác phẩm tiêu biểu 11 Bài 2: Vẽ bố cục tranh phong cảnh điểm người 14 I. Lý thuyết về bố cục tranh phong cảnh điểm người 14 II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh điểm người 14 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 15 Bài 3: Vẽ bố cục tranh sinh hoạt 17 I. Lý thuyết về bố cục tranh sinh hoạt 17 II. Thực hành vẽ bố cục tranh sinh hoạt 17 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 18 Tài liệu tham khảo 19 4 1
  5. Tên môn học: Vẽ bố cục chất liệu khắc gỗ (Chất liệu khắc gỗ, KT 40x60cm) Mã môn học: MH18 I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Học kì V - Tính chất: là mô đun chuyên ngành bắt buộc II. Mục tiêu mô đun Kết thúc môn học người học đạt được - Về kiến thức + Người học trình bày được những đặc trưng của chất liệu khắc gỗ so với chất liệu bột màu + Người học trình bày được trình tự thực hiện bài vẽ bố cục khắc gỗ - Về kỹ năng + Vẽ được bố cục chất liệu khắc gỗ theo yêu cầu cụ thể từng bài trong chương trình học - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua các bài học có nội dung tương tự + Thêm yêu quý say mê hơn với chất liệu mới trong hội họa, từ đó có ý thức giữ gìn phát huy nét đẹp truyền thống của tranh khắc gỗ Việt Nam. III. Nội dung môn học Bài 1: Vẽ bố cục chất liệu khắc gỗ I. Lịch sử tranh khắc gỗ Kỹ thuật in bằng chế bản khắc gỗ nổi là phương pháp in ấn có lịch sử lâu đời nhất. Tại Châu Âu, các tác phẩm nghệ thuật khắc gỗ đầu tiên ra đời khoảng thời gian từ năm 1400 đến năm 1500, trong các tu viện ở Bayern và vùng núi Alpes. Đây đều là các bản in một mặt từng trang rời, dưới dạng như tờ truyền đơn hay sách mỏng được dùng để truyền bá tư tưởng về nghệ thuật, thế giới quan và tôn giáo Khắc gỗ Châu Âu đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Phục Hưng, khi các nhà nghệ thuật như Albrecht Dürer và Hans Baldung tạo ra được những tác phẩm khắc gỗ có giá trị cao. Đặc biệt, Albrecht Dürer đã giải phóng tranh khắc gỗ ra khỏi tính năng chỉ để minh họa cho sách, đồng thời mang lại một định nghĩa mới về tranh khắc gỗ tại thời điểm đó: một phương tiện truyền đạt nghệ thuật (H4.1). 5 1
  6. H4.1 Albrecht Durer, Samson Fighting the Lion (Samson Rending the Lion), 1496. Kỹ thuật đồ họa này phát triển trong khu vực Đông Á độc lập với Châu Âu và có lịch sử sớm hơn. Ở Trung Quốc, khắc gỗ trở nên phổ biến là vào thời nhà Tống (960-1279), đó là lúc các nhà nghệ thuật liên hợp lại với nhau thành lập các xưởng khắc gỗ. Sản xuất khắc gỗ màu Trung Quốc đạt đến trình độ hoàn hảo cao (H4.2). Tại Nhật Bản, khắc gỗ phát triển như một hình thức nghệ thuật bắt đầu từ khi kỹ thuật này được lan truyền từ Trung Quốc ở cuối thế kỷ thứ 8. Khắc gỗ tại Nhật Bản cực thịnh trong khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Các bản khắc gỗ Nhật đầu tiên đều là các hình ảnh mang chủ đề tôn giáo, được sáng tác trong xưởng khắc gỗ của chùa và mang nhiều chức năng như các tờ in khắc gỗ rời tại Châu Âu thế kỷ 15 (H4.3, H4.4, H4.5, H4.6). H4.2 Tranh in truyền thống Trung Quốc 6 1
  7. H4.3 H4.4 H4.5 H4.6 Tranh khắc gỗ là một chất liệu sáng tác mỹ thuật đồ họa truyền thống của Việt Nam, chia hai loại chính là tranh tết và tranh thờ - xuất hiện gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên của người Việt. Những phường thợ chuyên khắc tranh và những làng khắc tranh mang tính chuyên môn hóa cao: tranh 7 1
  8. Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh thờ Huế thịnh hành trong các thế kỷ từ 16 đến đầu thế kỷ 20. Nét riêng của mỗi dòng tranh được thể hiện ngay từ quy trình làm tranh cũng như trong mỗi đường nét của tranh. Đó là sự khác biệt giữa kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng Tuy nhiên, tranh khắc gỗ dân gian Việt nhìn chung đều được dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và bao lại toàn hình. Tranh khắc gỗ dân gian là di sản văn hóa to lớn của dân tộc Việt (H4.7, H4.8, H4.9). H4.7 Tranh dân gian Đông Hồ H4.8 Tố nữ - Tranh Hàng Trống H4.9 Tranh Làng Sình II. Công cụ và trình tự thực hiện tranh khắc gỗ 1. Công cụ in, khắc a. Gỗ khắc: là một kĩ thuật in ấn trong nghệ thuật tranh in đồ họa, sử dụng chế bản in gỗ và phương pháp khắc nổi. Có nghĩa là, các thành phần không in trên tranh (mảng trắng) được khắc bỏ khỏi bề mặt của khối gỗ, phần được in (mảng đen) là phần ở lại (H4.10). 8 1
  9. H4.10 Gần như tất cả các loại gỗ thông dụng đều có thể tạo chế bản khắc gỗ (một trong số ít loại gỗ không thích hợp là gỗ thông), phổ biến hiện nay còn sử dụng ván ép gỗ công nghiệp. Bề mặt gỗ phải được mài phẳng và làm nhẵn hoàn toàn. Để loại bỏ gỗ ở những phần không in, người ta dùng dao khắc gỗ. b. Dao khắc: Bộ dao khắc gỗ cung cấp các đầu dao khắc khác nhau, gồm: dao mỏng dùng để khắc các đường viền (A), dao trổ dùng để tạo rãnh chữ V (B), dao khắc dùng để khắc các đường thẳng và đường song song (C), cây đục bán nguyệt để cắt bỏ đi những phần lớn không phải in (D). Tùy theo kĩ thuật sử dụng dao khắc sáng tạo của nghệ sĩ, những nét khắc hay bề mặt khắc đẹp chính là đặc trưng của tranh khắc gỗ (H4.11). H4.11 Dao khắc gỗ Một số công nghệ hiện đại như máy phay, máy cưa, khắc laser, khắc CNC ngày nay cũng được áp dụng để tạo chế bản khắc gỗ. c. Giấy in: Ngày nay có rất nhiều loại giấy in khác nhau nhưng thông dụng vẫn là giấy gió, giấy toki, giấy xuyến chỉ d. ru lô: Là công cụ dùng để lăn màu lên mộc bản và dùng để chà tranh khi in (H4.12). 9 1
  10. H4.12 2. Trình tự thực hiện tranh khắc gỗ Bước 1: Chuẩn bị vài thứ cần thiết nhất để tạo hình: một bút chì, giấy vẽ, tẩy,giấy in, gôm nếu cần, mực in. Phác thảo bức tranh bạn theo chủ đề hoặc thể hiện theo trí tưởng tượng của mình, phá vỡ giới hạn, một điều nên nhớ nghệ thuật phải là đỉnh cao của sự sáng tạo không ngừng. Hãy vẽ những thứ bạn thích! Bắt đầu từ những nét đơn giản sau đó tăng khả năng phức tạp lên sau bức tranh đầu. Bước 2: Chuẩn bị một mảnh gỗ theo kích thước nếu in đen trắng còn in màu thì ta phải chuẩn bị từ hai tấm gỗ trở lên tùy vào số màu và ý đồ mà có số bản gỗ tương ứng, hình dạng cần sử dụng, hãy mài nhẵn bề mặt tấm gỗ trên giấy nhám, lưu ý nếu không có gỗ mít thì bạn có thể mua giấy tại các cửa hàng thiết bị chuyên bán dụng cụ riêng biệt cho ngành đồ họa – thiết kế để quá trình thực hiện nhanh chóng hơn vì trên thị trường nhiều chủng loại. Căn chỉnh kích thước gỗ theo bức tranh, vạch trên mảnh gỗ kích thước cần tạo. Bước 3: Các họa hình sau khi đã vẽ hãy ép chúng xuống mảnh gỗ, sử dụng một vật có đầu kim loại vạch mạnh để hằn nét của bức vẽ. Thao tác này scan lại gần như đầy đủ họa tiết, sau đó dùng bút dạ đi lại các phần cho rõ nét hơn. Bước 4: Gờ và bộ giao khắc gỗ là điều không thể thiếu, chúng gồm 4-6 cây. Khoét đường viền là mũi dao nhọn nhất, dao hình dạng rãnh chữ V, dao hình bán nguyệt và hình dạng ván trượt. Đôi khi những người làm nghề điêu luyện họ sẽ chế những mũi dao theo nhu cầu riêng cho nên trong khuôn khổ tập tành, hãy mua một bộ cơ bản. Hãy khoét các phần trong tranh, hãy tỉ mỉ và cận thận vì mũi dao rất bén, công đoạn này mất nhiều thời gian nhất, các nét trổ sẽ dần dần hoàn thiện. Bước 5: Dùng rulô lăn mực ra một bề mặt sẵn để mực dính trên nó, sau đó lăn ngược lên mảnh gỗ để đậm những chi tiết một lần nữa. Phần hình hiện ra rõ nét. Bước 6: Dùng giấy để in đặt lên bản mộc dùng ru lô hoặc xơ mướp, bình nhựa (Những vật có bề mặt mền và có độ đàn hồi) chà lên để in và hoàn thiện. 10 1
  11. 3. Các lỗi thường gặp trong quá trình khắc, cách khắc phục a. Ván khắc: Do sơ ý mà người khắc dùng phải những tấm gỗ không đảm bào như cứng hoặc còn tươi nên quá trình khắc đẫn đến khó khắc hoặc cong vênh không như ý. Vậy nên khắc phục bằng cách khi chọn gỗ phải chọn loại khô và mềm như gỗ mít, gỗ thị hoặc giấy nện. b. Giấy in: Khi in mực không bám vào giấy hoặc nhòe vì bề mặt giấy có độ nhẵn cao. Khắc phục bằng cách chọn các loại giấy hút mực như giấy gió, xuyến chỉ, giấy công nghiệp dành cho tranh in khắc. c. Dao khắc: Khi khắc các nét thường bị xơ, cứng hay bong nguyên nhân là do sử dụng dao chưa hợp lý hoặc dao cùn do sử dụng nhiều. Khắc phục bằng cách tùy từng nét mà sử dụng dao, nét bé dao bé, nét lớn dao lớn, thường xuyên mài dao khắc. d. Bản in: Khi in ra bản in bị mờ, đơn điệu về nét, rối về bố cục, thiếu đậm nhạt do quá trình khắc lạm dụng một nét khắc, nét khắc chưa đủ độ sâu. Khắc phục bằng cách điều tiết chậm rải các nét ngắn dài, to nhỏ khác nhau không sử dụng một loại dao trong suốt quá trình khắc, nét khắc phải mạnh và sâu, nên in thử một vài lần trong quá trình khắc để có hướng điều chỉnh kịp thời. Một vài hình ảnh mô tả quá trình làm tranh khắc gỗ. H4.13 Khắc ván H4.14 Mộc bản được lăn qua mực sau đó in tranh III. Một số tác phẩm tiêu biểu 11 1
  12. H4.15 Themoon H4.16 Wooden chairs H4.17 Anthony Ratcliffe H4.18 Bryan Nash H4.19 Giant Sounds - Alex Gillies Trong dòng chảy của hội họa Việt Nam, Trần Nguyên Đán, người tình chung thủy của dòng tranh khắc gỗ, đã dành hơn nửa đời người để cống hiến cho nghệ thuật tạo hình in ấn, ông sáng tạo hơn 100 tác phẩm, bắt đầu từ năm 1970- 2016, hiện nay tâm hồn lớn 12 1
  13. vẫn miệt mài giữ lại những giá trị truyền thông cao cả của tranh khắc gỗ, mang bản sắc riêng, dấu ấn Việt. H4.20 Làng Sình Huế xưa -2008 H4.21 Chăm học chăm làm-1975 H4.22 Nghệ nhân tranh Hàng Trống H4.23 Hà Nội trong mắt tôi, 2011 13 1
  14. Bài 2: Vẽ bố cục tranh phong cảnh điểm người (Chất liệu khắc gỗ, KT 40x60cm) A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Về kiến thức + Người học nêu được quá trình hình thành và phát triển của tranh khắc gỗ Việt Nam + Trình bày được các công đoạn để thực hiện một bài khắc gỗ đen trắng - Về kỹ năng + Khắc được một bài bố cục tranh phong cảnh điểm người - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua những bài có nội dung về phong cảnh điểm người + Thấy được vẽ đẹp của thiên nhiên, con người thông qua chất liệu khắc gỗ, từ đó thêm yêu quý, giữ gìn, phát huy chất liệu truyền thống của dân tộc B. Nội dung bài học I. Lý thuyết về bố cục tranh phong cảnh điểm người Là thể hiện bố cục phong cảnh điểm người thông qua đường nét, mảng miếng của chất liệu khắc gỗ II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh điểm người Bước 1: Chuẩn bị vài thứ cần thiết nhất để tạo hình: một bút chì, giấy vẽ, tẩy,giấy in, gôm nếu cần, mực in. Phác thảo bức bố cục bằng nét, đậm nhạt, mảng miếng bằng đen trắng phong cảnh điểm người, nên sử dụng lại phác thảo đã làm trong phần chất liệu bột màu. Bước 2: Chuẩn bị một mảnh gỗ theo kích thước 40x60 cm, mài nhẵn bề mặt tấm gỗ trên giấy nhám, lưu ý nếu không có gỗ mít, gỗ thị thì bạn có thể mua gỗ ép công nghiệp cũng đảm bảo yêu cầu tại các cửa hàng thiết bị chuyên bán dụng cụ riêng biệt cho ngành đồ họa. Bước 3: Các họa hình sau khi đã vẽ hãy ép chúng xuống mảnh gỗ, sử dụng một vật có đầu kim loại vạch mạnh để hằn nét của bức vẽ. Thao tác này scan lại gần như đầy đủ họa tiết, sau đó dùng bút dạ đi lại các phần cho rõ nét hơn. Bước 4: Gờ và bộ giao khắc gỗ là điều không thể thiếu, chúng gồm 4-6 cây. Khoét đường viền là mũi dao nhọn nhất, dao hình dạng rãnh chữ V, dao hình bán nguyệt và hình dạng ván trượt. Đôi khi những người làm nghề điêu luyện họ sẽ chế những mũi dao theo nhu cầu riêng cho nên trong khuôn khổ tập tành, hãy mua một bộ cơ bản. Hãy khoét các phần trong tranh, hãy tỉ mỉ và cận thận vì mũi dao rất bén, công đoạn này mất nhiều thời gian nhất, các nét trổ sẽ dần dần hoàn thiện. 14 1
  15. Bước 5: Dùng rulô lăn mực ra một bề mặt sẵn để mực dính trên nó, sau đó lăn ngược lên mảnh gỗ để đậm những chi tiết một lần nữa. Phần hình hiện ra rõ nét. Bước 6: Dùng giấy để in đặt lên bản mộc dùng ru lô hoặc xơ mướp, bình nhựa (Những vật có bề mặt mền và có độ đàn hồi) chà lên để in và hoàn thiện (H4.1.1, H4.1.2, H4.1.3, H4.1.4). H4.1.1 H4.1.2 H4.1.3 H4.1.4 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 1. Ván khắc: Do sơ ý mà người khắc dùng phải những tấm gỗ không đảm bào như cứng hoặc còn tươi nên quá trình khắc đẫn đến khó khắc hoặc cong vênh không như ý. Vậy nên khắc phục bằng cách khi chọn gỗ phải chọn loại khô và mềm như gỗ mít, gỗ thị hoặc giấy nện. 2. Giấy in: Khi in mực không bám vào giấy hoặc nhòe vì bề mặt giấy có độ nhẵn cao. Khắc phục bằng cách chọn các loại giấy hút mực như giấy gió, xuyến chỉ, giấy công nghiệp dành cho tranh in khắc. 3. Dao khắc: Khi khắc các nét thường bị xơ, cứng hay bong nguyên nhân là do sử dụng dao chưa hợp lý hoặc dao cùn do sử dụng nhiều. Khắc phục bằng cách tùy từng nét mà sử dụng dao, nét bé dao bé, nét lớn dao lớn, thường xuyên mài dao khắc. 15 1
  16. 4. Bản in: Khi in ra bản in bị mờ, đơn điệu về nét, rối về bố cục, thiếu đậm nhạt do quá trình khắc lạm dụng một nét khắc, nét khắc chưa đủ độ sâu. Khắc phục bằng cách điều tiết chậm rải các nét ngắn dài, to nhỏ khác nhau không sử dụng một loại dao trong suốt quá trình khắc, nét khắc phải mạnh và sâu, nên in thử một vài lần trong quá trình khắc để có hướng điều chỉnh kịp thời. 16 1
  17. Bài 3: Vẽ bố cục tranh sinh hoạt (Chất liệu khắc gỗ, KT 40x60cm) A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Về kiến thức + Trình bày được những đặc trưng riêng trong việc thực hiện khắc bố cục tranh sinh hoạt - Về kỹ năng + Khắc được một bài bố cục tranh sinh hoạt - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua những bài có nội dung tranh sinh hoạt + Thấy được vẽ đẹp của con người thông qua các hoạt động vui chơi lao động để từ đó biết quý trọng và thêm yêu cuộc sống B. Nội dung bài học I. Lý thuyết về bố cục tranh sinh hoạt Là thể hiện bố cục tranh sinh hoạt thông qua đường nét, mảng miếng của chất liệu khắc gỗ II. Thực hành vẽ bố cục tranh sinh hoạt Bước 1: Chuẩn bị vài thứ cần thiết nhất để tạo hình: một bút chì, giấy vẽ, tẩy,giấy in, gôm nếu cần, mực in. Phác thảo bức bố cục bằng nét, đậm nhạt, mảng miếng bằng đen trắng tranh sinh hoạt Bước 2: Chuẩn bị một mảnh gỗ theo kích thước 40x60 cm, mài nhẵn bề mặt tấm gỗ trên giấy nhám, lưu ý nếu không có gỗ mít, gỗ thị thì bạn có thể mua gỗ ép công nghiệp cũng đảm bảo yêu cầu tại các cửa hàng thiết bị chuyên bán dụng cụ riêng biệt cho ngành đồ họa. Bước 3: Các họa hình sau khi đã vẽ hãy ép chúng xuống mảnh gỗ, sử dụng một vật có đầu kim loại vạch mạnh để hằn nét của bức vẽ. Thao tác này scan lại gần như đầy đủ họa tiết, sau đó dùng bút dạ đi lại các phần cho rõ nét hơn. Bước 4: Gờ và bộ giao khắc gỗ là điều không thể thiếu, chúng gồm 4-6 cây. Khoét đường viền là mũi dao nhọn nhất, dao hình dạng rãnh chữ V, dao hình bán nguyệt và hình dạng ván trượt. Đôi khi những người làm nghề điêu luyện họ sẽ chế những mũi dao theo nhu cầu riêng cho nên trong khuôn khổ tập tành, hãy mua một bộ cơ bản. Hãy khoét các phần trong tranh, hãy tỉ mỉ và cận thận vì mũi dao rất bén, công đoạn này mất nhiều thời gian nhất, các nét trổ sẽ dần dần hoàn thiện. 17 1
  18. Bước 5: Dùng rulô lăn mực ra một bề mặt sẵn để mực dính trên nó, sau đó lăn ngược lên mảnh gỗ để đậm những chi tiết một lần nữa. Phần hình hiện ra rõ nét. Bước 6: Dùng giấy để in đặt lên bản mộc dùng ru lô hoặc xơ mướp, bình nhựa (Những vật có bề mặt mền và có độ đàn hồi) chà lên để in và hoàn thiện (H4.2.1, H4.2.2, H4.2.3, H4.2.4). H4.2.1 H4.2.2 H4.2.3 H4.2.4 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục a. Ván khắc: Do sơ ý mà người khắc dùng phải những tấm gỗ không đảm bào như cứng hoặc còn tươi nên quá trình khắc đẫn đến khó khắc hoặc cong vênh không như ý. Vậy nên khắc phục bằng cách khi chọn gỗ phải chọn loại khô và mềm như gỗ mít, gỗ thị hoặc giấy nện. b. Giấy in: Khi in mực không bám vào giấy hoặc nhòe vì bề mặt giấy có độ nhẵn cao. Khắc phục bằng cách chọn các loại giấy hút mực như giấy gió, xuyến chỉ, giấy công nghiệp dành cho tranh in khắc. 18 1
  19. c. Dao khắc: Khi khắc các nét thường bị xơ, cứng hay bong nguyên nhân là do sử dụng dao chưa hợp lý hoặc dao cùn do sử dụng nhiều. Khắc phục bằng cách tùy từng nét mà sử dụng dao, nét bé dao bé, nét lớn dao lớn, thường xuyên mài dao khắc. d. Bản in: Khi in ra bản in bị mờ, đơn điệu về nét, rối về bố cục, thiếu đậm nhạt do quá trình khắc lạm dụng một nét khắc, nét khắc chưa đủ độ sâu. Khắc phục bằng cách điều tiết chậm rải các nét ngắn dài, to nhỏ khác nhau không sử dụng một loại dao trong suốt quá trình khắc, nét khắc phải mạnh và sâu, nên in thử một vài lần trong quá trình khắc để có hướng điều chỉnh kịp thời. Tài liệu tham khảo [1]- ÂU DƯƠNG ANH 2003, Mười nhà hội họa lớn thế giới, NXB Văn hóa thông tin. [2]- PHẠM THỊ CHỈNH 2007, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư Phạm. [3]- NGUYỄN QUÂN 2006, Ngôn ngữ của hình và màu sắc, NXB Văn hóa Thông tin 19 1