Bài học từ các nước trong khu vực về chính sách thu hút FDI bằng thuế và các ưu đãi

pdf 6 trang Gia Huy 2940
Bạn đang xem tài liệu "Bài học từ các nước trong khu vực về chính sách thu hút FDI bằng thuế và các ưu đãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_hoc_tu_cac_nuoc_trong_khu_vuc_ve_chinh_sach_thu_hut_fdi.pdf

Nội dung text: Bài học từ các nước trong khu vực về chính sách thu hút FDI bằng thuế và các ưu đãi

  1. BÀI HỌC TỪ CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI BẰNG THUẾ VÀ CÁC ƢU ĐÃI ThS. Lê Phương Hoa Trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp Tóm tắt Đối với các dự án thuộc danh mục ưu đãi đầu tư của các nước, các nhà đầu tư nước ngoài đều được hưởng nhiều ưu đãi miễn giảm tương đối cạnh tranh về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, ưu đãi về thuê đất cùng nhiều hỗ trợ khác. Các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ này vừa nhằm tăng cường thu hút FDI vừa nhằm hướng nguồn FDI vào các lĩnh vực cũng như địa bàn mà các nước ưu tiên. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới trong việc thu hút nguồn FDI bằng chính sách thuế và các ưu đãi sẽ giúp Việt Nam định hướng nguồn vốn FDI vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn. Từ khóa: Vốn, FDI, Thuế, Chính sách hỗ trợ I. CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI BẰNG THUẾ VÀ CÁC ƢU ĐÃI TẠI VIỆT NAM Điều 16 Luật đầu tư 2014, Chính phủ Việt Nam dành nhiều ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư khi đưa vốn vào các lĩnh vực sau: a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển; b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng; c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu; d) Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm quy định tại điểm c khoản này; đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số; e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học; g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; h) Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp; 210
  2. k) Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; l) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; m) Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa; n) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Cũng trong điều 16 của Luật đầu tư 2014, địa bàn ưu đãi đầu tư là những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, các Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (KCN, KCX, KCNC, KKT). Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi trên hoặc có dự án đầu tư mới, mở rộng quy mô sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, cũng như được Nhà nước hỗ trợ về chuyển giao công nghệ, đào tạo lao động, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KCX, KCNC, KKT. 1.1 Ƣu đãi về thuế Thuế là một trong những chính sách ưu đãi quan trọng để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài mà Việt Nam thực hiện trong những năm qua. Cụ thể: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được ban hành năm 2008 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi một số điều của Luật Thuế TNDN được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014) được đánh giá là có sự đổi mới mạnh mẽ với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp FDI. Đó là ưu đãi thuế suất (10% lên đến 15 năm và 20% lên đến 10 năm); miễn, giảm thuế có thời hạn (tối đa đến 9 năm); cho phép chuyển lỗ (trong vòng 5 năm); miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tư; cho phép được khấu hao nhanh Để được hưởng các ưu đãi này, Luật Thuế TNDN trước đây (năm 2008) và Luật Thuế TNDN hiện hành (được ban hành năm 2013) đã quy định nhiều tiêu chí ưu đãi khác nhau như: Địa bàn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm, lĩnh vực giáo dục - đào tạo và môi trường Việc đổi mới chính sách thuế theo hướng ưu đãi, khuyến khích đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng trong thời gian qua đã góp phần khơi thông nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế phản ánh từ các chuyên gia, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, chính sách ưu đãi thuế vẫn còn nhiều nhược điểm là dàn trải, phức tạp và kém hiệu quả. 211
  3. 1.2 Các hình thức hỗ trợ đầu tƣ Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ các hỗ trợ đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng khi đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư như hỗ trợ về đào tạo, về dịch vụ đầu tư. Về đào tạo: Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ nhà đầu tư lập quỹ hỗ trợ đào tạo từ nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng cách thành lập các quỹ hỗ trợ đào tạo phi lợi nhuận được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; và chi phí đào tạo của tổ chức kinh tế được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính phủ cũng hỗ trợ nguồn nhân sách cho việc đào tạo lao động trong các tổ chức kinh tế thông qua chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về dịch vụ đầu tư: Việc hỗ trợ tín dụng đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, Có thể thấy Việt Nam đã có chú trọng đến các biện pháp hỗ trợ cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên các hỗ trợ này vẫn còn khá chung chung, chưa cụ thể mức độ hỗ trợ của Nhà nước đối với nhà đầu tư. II. KINH NGHIỆM CÁC NƢỚC VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI BẰNG THUẾ VÀ CÁC ƢU ĐÃI 2.1. Ƣu đãi về thuế Thuế được sử dụng như một phương tiện chủ chốt để thu hút FDI và hướng dòng FDI vào các ngành, khu vực trọng điểm. Singapore được coi là một “thiên đường” về ưu đãi các loại thuế. Chính phủ Singapore đã đưa ra bảng phân loại các xí nghiệp, các ngành sản xuất ưu tiên và đi cùng là các chế độ ưu đãi cụ thể nhằm hướng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực theo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Tùy theo lĩnh vực, địa bàn và quy mô hoạt động mà nhà đầu tư nước ngoài có thể được miễn toàn bộ thuế thu nhập, mức tối đa là trong thời gian 15 năm đối với các doanh nghiệp đầu tư trong ngành mũi nhọn hướng về xuất khẩu và có vốn đầu tư vào tài sản cố định từ 100 triệu đôla Singapore trở lên. Các doanh nghiệp FDI đầu tư trong ngành mũi nhọn như ngành chế tạo và dịch vụ thiết yếu cho kinh doanh quốc tế được miễn toàn bộ mức thuế thu nhập doanh nghiệp (22%) trong 5 - 10 năm. Chính phủ miễn thuế thu nhập tương đương với một tỷ lệ nhất định (tới 50%) của vốn đầu tư cố định mới đối với các công ty hoạt động trong các ngành như chế tạo, dịch vụ, kỹ thuật, nghiên cứu và triển khai, xây dựng, với điều kiện công ty phải đầu tư một lượng nhất định vốn trong 5 năm. Nếu trong quá trình kinh doanh bị lỗ thì được xem xét để kéo dài thời gian miễn giảm thuế. Các doanh nghiệp FDI nói chung đều được miễn thuế nhập khẩu các thiết bị có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư. 212
  4. Tại Indonesia, các doanh nghiệp FDI được miễn thuế thu nhập từ 3-10 năm nếu đầu tư vào các ngành mới (22 ngành) tại các vùng đảo Java và Bali, và từ 5-12 năm nếu đầu tư vào các vùng khác. Miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các bộ phận dự phòng và thiết bị hỗ trợ, nguyên liệu thô phục vụ sản xuất trong 2 năm đầu hoạt động đối với những công ty đang hoạt động muốn mở rộng công suất của mình trên 30% công suất đã lắp đặt. Máy móc, thiết bị, phụ tùng được ủy ban đầu tư phê duyệt trong danh mục quy định cũng sẽ được miễn giảm thuế nhập khẩu. Indonesia có ưu đãi đặc biệt đối với FDI hướng vào xuất khẩu như miễn thuế VAT và thuế doanh thu đánh vào hàng xa xỉ hoặc nguyên liệu mua ở địa phương; hoàn thuế nhập khẩu hàng hóa và vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu; nhập khẩu không hạn chế nguyên liệu thô cần thiết không tính đến việc có hay không sản phẩm nội địa tương tự. Còn Campuchia thì miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (20%) với thời hạn từ 3-9 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực được khuyến khích, miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu cho hầu hết các dự án trong giai đoạn xây dựng và năm hoạt động đầu tiên, không thu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Các nước khác như Malaysia, Thái Lan, Philippin đều đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu, cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực mới, sản xuất hướng về xuất khẩu. Malaysia miễn thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất cho các công ty trong các khu xuất khẩu và cho các dự án định hướng xuất khẩu, miễn/giảm thuế tối đa là 5 năm tính từ ngày sản xuất đối với các dự án vào lĩnh vực mới và miễn thuế trong thời hạn từ 5-10 năm đối với các dự án công nghệ cao. Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án hướng ra xuất khẩu từ 3-8 năm tùy địa bàn hoạt động; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu thiết yếu trong 5 năm cho các dự án đầu tư vào các địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu tư và xuất khẩu ít nhất 30% sản lượng. Philippin miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (trong thời hạn 4-8 năm) khi đầu tư vào các lĩnh vực mới, hướng ra xuất khẩu. 2.2. Các hình thức hỗ trợ đầu tƣ Các biện pháp hỗ trợ cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án có vai trò quan trọng khi thu hút vốn nên các nước đã áp dụng cơ chế một cửa nhằm giúp nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần thông qua một đầu mối để có thể được hỗ trợ về mọi mặt. Nhiều nước đưa ra các hình thức hỗ trợ về đào tạo, về góp vốn tài sản, về khuyến khích các dịch vụ đầu tư Tại Singapore, các công ty đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc công ty liên doanh trong lĩnh vực mũi nhọn tại Singapore được EDB hỗ trợ vốn để thành lập doanh nghiệp. EDB thường mua không quá 30% vốn tự có của công ty, sau khi công ty làm ăn có lãi, EDB sẽ bán lại cổ phần cho công ty. EDB còn có chính sách hỗ trợ 80% kinh phí hoạt động cho các quỹ phát triển nguồn nhân lực nội bộ doanh nghiệp bằng việc lập Quỹ phát triển kỹ năng với nhiều chương trình đào tạo đa dạng (chương trình đào tạo công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, đào tạo cán bộ ) để giúp các doanh nghiệp FDI phát triển nguồn nhân lực. 213
  5. Còn tại Malaysia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài như mở các trang web cung cấp thông tin về đầu tư, lập cơ quan giúp phát triển mối liên hệ giữa các TNCs và các nhà cung cấp địa phương, lập chế độ một cửa cấp visa và giấy phép hoạt động trong vòng 3 giờ, lập trung tâm dịch vụ đầu tư cung cấp các dịch vụ tư vấn Nhìn chung, các nước đặc biệt là các nước đang phát triển đều đang cố gắng xây dựng một chính sách đầu tư thông thoáng với nhiều ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHẰM THU HÚT FDI THÔNG QUA CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ CÁC ƢU ĐÃI Bài học về ưu đãi thuế: Cần xóa bỏ hầu hết các ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư theo lộ trình để tránh tình trạng chồng chéo. Chỉ áp dụng các ưu đãi thuế một cách chọn lọc. Điều này sẽ làm cho Luật Thuế TNDN trở nên đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm chi phí quản lý, thúc đẩy tích lỹ của doanh nghiệp. Đặc biệt, do chỉ áp dụng các ưu đãi thuế một cách chọn lọc sẽ có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả, tránh được tính tràn lan trong chính sách ưu đãi thuế, nên hiện tượng lợi dụng chính sách miễn, giảm thuế để chuyển giá trốn thuế sẽ được hạn chế đáng kể. Theo lộ trình đến năm 2020, chỉ áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với: (i) Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao đồng thời là công nghệ mới; (ii) Các dự án đầu tư tại các vùng đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa theo Danh mục do Chính phủ quy định. Bài học về chính sách hỗ trợ: Trong cạnh tranh thu hút FDI trong ngành công nghiệp đặc biệt là lĩnh vực dệt may, da giầy, Campuchia có nhiều ưu đãi hơn ta: doanh nghiệp nước ngoài có quyền thuê đất từ 70-90 năm, được miễn thuế thu nhập (20%) với thời hạn 8 năm. Trong khi đó, luật của nước ta quy định thời hạn hoạt động của dự án không quá 50 năm, tối đa là 70 năm đối với một số dự án đặc biệt. Điều này đã hạn chế việc làm ăn lâu dài của nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, những người chấp nhận thua lỗ trong thời gian đầu và chỉ thu lợi nhuận sau khi có vị trí vững chắc trên thị trường. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta là 20% và nhà đầu tư nước ngoài được ưu đãi miễn trong thời hạn từ 2-4 năm, kém ưu đãi hơn so với tại Campuchia. Với những ưu đãi cạnh tranh như vậy, Campuchia có thể thu hút được các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực dệt may, da giầy. Một vấn đề khác cần quan tâm là các chính sách ưu đãi có đem lại ưu thế cho các nước hay không còn tùy thuộc vào sự đồng bộ, minh bạch của các nguồn luật cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Chỉ khi các nước xây dựng được một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và rõ ràng, minh bạch thì nhà đầu tư nói mới có thể dễ dàng nắm bắt và tin tưởng bỏ vốn đầu tư. Mặc dù chúng ta đã rất nỗ lực trong việc gia tăng mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước bằng cách ban hành một loạt các luật mới liên quan đến đầu tư cùng nhiều nghị định hướng dẫn thi hành luật nhưng đến nay vẫn còn nhiều tồn tại. Theo Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư 2014, các luật liên quan đến đầu tư đều còn vướng mắc nhiều vấn đề như các quy định chồng chéo giữa các luật, nhiều quy định không rõ ràng thậm chí còn có các quy định trái 214
  6. ngược, mâu thuẫn nhau Những bất cập này gây ra hậu quả là các địa phương nhận thức và hiểu khác nhau về quy định của luật, lúng túng trong việc lựa chọn luật áp dụng, từ đó dẫn tới việc áp dụng luật không thống nhất giữa các địa phương. Điều này đã làm giảm tính hiệu quả trong công tác thi hành luật và gây tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư. Kết luận: Như vậy, để có thể thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI, thời gian tới nước ta cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực: xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhưng đơn giản, tăng cường hơn nữa các ưu đãi hợp lý dành cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời hạn chế tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, làm cho hệ thống luật và chính sách liên quan đến hoạt động FDI của Việt Nam thực sự cạnh tranh với các hệ thống luật và chính sách của các nước trong khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Thị Hậu (2007), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp. 2. PGS.TS. Tăng Văn Khiên (2004), Phân tích biến động chỉ tiêu GDP, Tổng cục Thống kê. 3. Viện kinh tế và chính trị thế giới, Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước ASEAN. 4. Luật đầu tư 2014 215