Kinh nghiệm triển khai các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 19/05/2022 1670
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm triển khai các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_trien_khai_cac_dieu_uoc_quoc_te_trong_linh_vuc_l.pdf

Nội dung text: Kinh nghiệm triển khai các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TS. Vũ Hồng Phong1- Bùi Thị Khánh Vân2 Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam xác định hội nhập quốc tế là vấn đề mang tính chiến lược, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội bền vững. Trong hội nhập quốc tế, bên cạnh sự hợp tác, chia sẻ lợi ích, nguồn lực, các quốc gia thành viên phải chấp hành các quy tắc đã định, phải hoạt động trên một sân chơi chung và tuân thủ luật pháp chung. Để tăng cường hội nhập quốc tế, Việt Nam ngày càng quan tâm hơn tới việc mở rộng tham gia và thực hiện các Điều ước quốc tế, đặc biệt là các Điều ước quốc tế liên quan tới tiêu chuẩn lao động như các cam kết quốc tế về quyền được làm việc; các cam kết quốc tế về chống phân biệt đối xử và trả công bình đẳng; Xoá bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các điều ước quốc tế nói chung và các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm triển khai các Điều ước quốc tế nói chung và các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội nói riêng là rất cần thiết, để triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội mà Việt Nam đã ký cam kết. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm triển khai các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội của Peru, Malaysia, Trung Quốc và tập trung vào các công ước, các tiêu chuẩn lao động quốc tế liên quan lao động nữ, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ khóa: Điều ước quốc tế, Tiêu chuẩn lao động quốc tế; Triển khai điều ước quốc tế; Lao động nữ. Abstract: In the context of increasingly strong globalization, Vietnam determined that international integration is a strategic issue, contributing to promoting economic growth associated with sustainable social development. In international integration, in addition to cooperation, benefit sharing, resources, member states must abide by the set rules, must operate on a common playing field and comply with the common law. In order to strengthen international integration, Vietnam is increasingly interested in expanding participation and implementation of international treaties, especially international treaties relating to labor standards such as national commitments. sacrifices about the right to work; international commitments to combat discrimination and equal pay; Eliminate employment and occupational discrimination. However, in the process of implementing international treaties in general and international treaties in the field of labor and society, Vietnam still faces many difficulties and obstacles. Therefore, studying and learning experiences in implementing international treaties in general and international treaties in the field of labor and society in particular is very necessary to effectively implement national treaties. labor and social economy that 1 Email: phongvhulsa@gmail.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội. 2 Trưởng phòng Nội vụ - UBND thành phố Thanh Hoá.
  2. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 615 Vietnam has signed. Within the scope of this article, the author examines the experience of implementing international labor and social treaties of Peru, Malaysia and China and focuses on international labor standards and conventions. relating to female workers, from which to draw lessons for Vietnam. Keywords: International treaties; international labor standards; Implementing international treaties; Women’s labor. 1. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NGUYÊN TẮC THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Điều ước quốc tế là một trong những hình thức pháp lý chủ yếu chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế. Đó là sự thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản về mặt ý chí giữa các chủ thể của luật quốc tế nhằm ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. Thuật ngữ Điều ước quốc tế là tên gọi chung cho các văn bản pháp lý quốc tế của hai hay nhiều chủ thể luật quốc tế ký kết như Hiệp ước, Hiệp định, Công ước, Hiến chương, Quy chế, Nghị định thư Công ước Viên 1969 về luật Điều ước quốc tế (Công ước Viên năm 1969), có hiệu lực ngày 27/01/1980 là văn bản quan trọng nhất trong hệ thống văn bản pháp lý quốc tế quy định về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Theo Công ước Viên năm 1969: “Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì1.” Liên quan đến khái niệm điều ước quốc tế, bên cạnh khái niệm chung được đưa ra trong văn bản pháp lý quốc tế nêu trên, luật quốc tế cũng tạo điều kiện cho các quốc gia, trong khả năng của mình được phép ban hành các văn bản pháp luật quy định về điều ước quốc tế và khái niệm điều ước quốc tế nhưng phải đảm bảo tính phù hợp với pháp luật quốc tế. Vì vậy, nhiều quốc gia đã ban hành quy định về điều ước quốc tế. Một số quốc gia chuyển hóa định nghĩa của Công ước Viên năm 1969 vào nội luật như: Nước Anh, Ma-lai-xi-a, Băng-la-đét, Lào, Mông Cổ, Kê-ny-a định nghĩa Điều ước quốc tế gần như hoàn toàn giống với quy định của Công ước Viên 1969. Theo quy định của Việt Nam, “Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác2.” Khái niệm về điều ước quốc tế của Việt Nam tương đối phù hợp với khái niệm Điều ước quốc tế được quy định trong Công ước Viên năm 1969. Đây cũng là khái niệm được sử dụng trong bài viết. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia không có định nghĩa Điều ước quốc tế, thậm chí không có luật quy định riêng về việc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế. Trong trường hợp như vậy, có thể hiểu là các quốc gia này sử dụng định nghĩa Điều ước quốc tế của luật quốc tế. 1 Điểm a khoản 1 điều 2 Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế. 2 Khoản 1 điều 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
  3. 616 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài về lĩnh lao động - xã hội, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế3. Lĩnh vực lao động và xã hội có nội dung rộng, bao gồm: Lao động, tiền lương; việc làm, giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội Trong phạm vi bài viết này, các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội được tập trung nghiên cứu gồm: các cam kết quốc tế về quyền được làm việc; các cam kết quốc tế về chống phân biệt đối xử và trả công bình đẳng; Xoá bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá. Các nguyên tắc triển khai, thực thi Điều ước quốc tế: Thực thi Điều ước quốc tế là việc các bên thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý đã được ghi nhận trong Điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế phải được các thành viên kết ước thực hiện tận tâm, thiện chí. Các thành viên của Điều ước quốc tế không thể viện dẫn sự khác biệt giữa Điều ước quốc tế đã ký và luật quốc gia của nước đó để không thực hiện Điều ước quốc tế. Cũng như các điều ước quốc tế nói chung, điều ước quốc tế về lao động - xã hội được thực thi dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đó là nguyên tắc thực hiện các cam kết quốc tế một cách có thiện chí (Pacta sunt servanda) được quy định trong Công ước Viên năm 1969: “Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí21”. Nguyên tắc Pacta sunt servanda xuất hiện rất sớm và tồn tại dưới hình thức tập quán quốc tế. Đây là nguyên tắc rất quan trọng được nhắc đến trong hầu hết tất cả các quan hệ pháp luật quốc tế, trong đó bao gồm cả quan hệ điều ước. Ngày nay, nguyên tắc này đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quan trọng của luật quốc tế. Cụ thể như Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945, trong Lời mở đầu của đã khẳng định quyết tâm của các nước thành viên là: “Tạo mọi điều kiện cần thiết để đảm bảo công lý và tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế” và được ghi nhận chính thức tại khoản 2 điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các thành viên Liên hợp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”. Điều 26 Công ước Viên năm 1969 cũng nêu rõ nguyên tắc Pacta sunt servanda như sau: “Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí”. Tuyên bố năm 1970 về Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế; Định ước Henxinki năm 1975 cũng nêu rõ nguyên tắc này. Theo các văn kiện pháp lý quốc tế nêu trên, nguyên tắc này bao gồm các nội dung chính sau: Thứ nhất, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ điều ước quốc tế của mình. Thứ hai, mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế, tuân thủ một cách triệt để, không do dự. 1 Vũ Hồng Phong (2017), “Giải pháp triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài cấp Bộ, Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội. 2 Điều 26 Công ước Viên 1969.
  4. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 617 Thứ ba, các quốc gia thành viên điều ước quốc tế không được viện dẫn các quy định của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình. Thứ tư, các quốc gia không có quyền ký kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của mình được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành mà quốc gia ký kết hoặc tham gia ký kết trước đó với các quốc gia khác. Thứ năm, không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại Điều ước quốc tế. Thứ sáu, việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nước thành viên của Điều ước quốc tế không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia này, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự này là cần thiết cho việc thực hiện điều ước (Điều 63 Công ước Viên 1969). Như vậy, chính thỏa thuận là cơ sở làm phát sinh nghĩa vụ điều ước và thực hiện nghĩa vụ cam kết chính là tôn trọng những thỏa thuận đã đạt được giữa các bên. Nguyên tắc Pacta sunt servanda chỉ được áp dụng đối với các điều ước quốc tế có hiệu lực, tức là đối với những điều ước được ký kết một cách tự nguyện trên cơ sở bình đẳng. Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ từ các điều ước quốc tế mà nước mình đã ký kết, tham gia. Điều này có nghĩa là các Điều ước quốc tế phải được thực hiện triệt để, không phụ thuộc vào các sự kiện trong và ngoài nước. Sự tận tâm và thiện chí của các bên tham gia kết ước đóng vai trò quan trọng, vừa là cơ sở, vừa là bảo đảm để chủ thể ký kết tự ràng buộc mình vào các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ điều ước. 2. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI * Kinh nghiệm của Peru Trong các cam kêt quôc tê cua Peru vơi cac nươc, binh đăng giơi trong trả lương, việc làm và nghề nghiệp la môt trong nhưng nôi dung trong tâm, được chính phủ Peru đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh triển khai thực hiện. Trong đó, có thể kể đến Hiêp đinh Thương mai tư do giưa Peru va Canađa, hiệu định có những điều khoan vê viêc chông phân biêt đôi xư trong lao đông, viêc lam. Một trong số cac hoat đông hơp tac mà hai bên triển khai là xây dưng khuôn khô giam sat, đánh giá vê tac đông giơi trong cac hiêp đinh thương mai tư do. Hiên nay, Bô Lao đông va Viêc lam Peru đang phối hợp với Canađa xây dưng cac tiêu chi phuc vu viêc đanh gia, hinh thanh cac nhom liên nganh giam sat vân đê giơi liên quan tơi thương mai va câp nhât thông tin, biên phap giai quyêt trong cac cuôc hop song phương Peru – Canađa. Danh muc giam sat tac đông giơi dùng trong việc đánh giá trước và trong quá trình triển khai các cam kết thương mại, đặc biệt tập trung vào các điều kiện lao động ảnh hưởng tới lao động nữ bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
  5. 618 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Chi sô tac đông(Cac dư liêu cân thu thâp Loai tac đông Cac câu hoi chinh kê tư khi cac FTA co hiêu lưc) Lương va điêu kiên Ti lê giơi trong lưc lương lao đông Số lượng lao đông nam trong linh vưc lam viêc co thay đôi không? Thay đôi như Số lượng lao đông nư, theo nganh nghê thê nao? Cac mưc lương tăng hay giam? mưc lương hang năm theo nghê va giơi tinh Ti lê công viêc theo hơp đông phụ/ % công viêc phi chinh quy/hơp đông phu không chính thức tăng hay giảm? danh cho phu nư/nam giơi Việc làm thường xuyên tăng hay % hoăc số lượng công viêc chinh thưc danh giảm? Có ổn định không cho nam giơi/phu nư, theo năm va theo giơi Thăng tiến, phát triển Các chủ sử dụng có các thức đào sô tiên đâu tư vao đao tao cho nam giơi, nư nghề nghiệp tạo/hỗ trợ phát triển kỹ năng cho giơi, theo công ty người lao động không? Có các cách tạo cơ hội nghề nghiệp Số lượng va loai viêc mơi danh cho nam mới cho phụ nữ và nam giới không? giơi/nư giơi, theo công ty Sự phân chia giới theo ngành nghề Số lượng nam giới/nữ giới theo ngành nghề tăng hay giảm (so sánh với các lĩnh vực khác) Bảo hiểm xã hội Có còn tồn tại khoảng cách giới Số lượng nam/nư giơi đươc hương cac chê trong việc hưởng các chế độ bảo đô bao hiêm hiểm xã hội không (bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế)? Phân biệt đối xử Khoảng cách về lương giữa nam Mưc lương, theo nganh nghê va theo giơi giới và nữ giới trong cùng một ngành nghề tăng hay giảm? Đối với các chủ sử dụng doanh Cac nguôn lực nghiệp nhỏ, vừa và lớn theo ngành nghề, việc ký kết các thoả thuận thuê nhân công có cấm phân biệt đối xử về giới không (tác động nam giới hoặc nữ giới)? Và các thoả thuận này có hiệu lực thực thi không? Sự cạnh tranh của Có các chương trình/sáng kiến xúc Số lượng doanh nghiêp vưa va nho va cac các doanh nghiệp vừa tiến đầu tư cho các doanh nghiệp doanh nghiêp, theo vung/linh vưc, tinh theo và nhỏ lớn, vừa và nhỏ không? sô doanh nghiêp do phu nư lam chu Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có Số Doanh nghiêp vưa va nho nằm trong nhận được các dịch vụ đào tạo và muc tiêu thông tin cần thiết để có thể tiếp Số loai hinh đao tao va loai thông tin cung cận các thị trường xuất khẩu mới câp cho cac doanh nghiêp do phu nư lam không? chu Các chủ doanh nghiệp (phụ nữ và Số lượng doanh nghiêp do cac phu nư/ nam giới) có gặp phải khó khăn đặc ngươi dân tôc lam chu biệt khi tham gia các chương trình Số lượng sang kiên danh riêng cho cac xúc tiến thương mại không? doanh nghiêp do phu nư/ ngươi dân tôc lam chu Khả năng tiếp cận tài Các chủ doanh nghiệp (nam và nữ Mưc đô vôn khơi nghiêp, theo linh vưc va nguyên/vốn giới)có khả năng tiếp cận đầy đủ theo công ty các nguồn lực và nguồn vốn và khả năng tiếp cận các thị trường xuất khẩu mới không?
  6. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 619 Chi sô tac đông(Cac dư liêu cân thu thâp Loai tac đông Cac câu hoi chinh kê tư khi cac FTA co hiêu lưc) Việc phân chia đất đai có thay đổi Cac nguôn lưc cơ ban (chinh sach chu sư không? Mất an toàn thực phẩm có dung đât đai) trở thành vấn nạn ở các vùng do tác Số cac chương trinh dinh dương/bưa ăn tai động của các ngành nghề không? trương cho tre em, theo vung Việc di cư thành thị - nông thôn có Cac xu hương di cư nôi đia, theo khu vưc gì thay đổi tại các vùng và theo các lĩnh vực ngành nghề có Trên cơ sở nghiên cứu này, Peru đã đánh giá mức độ bình đẳng giữa nam và nữ về lao động, an sinh và bảo hiểm xã hội, đánh giá mức độ phân biệt đối xử về lương và các tập quán thuê nhân công (giữa nam giới và nữ giới), từ đó có những giải pháp cụ thể giải quyết tình trạng phân biệt đối xử giữa nam và nữ về trả lương, việc làm và nghề nghiệp. Những giải pháp của chính phủ Peru đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, tạo ra việc làm tốt hơn cho phụ nữ và nam giới, và giảm các rào cản đối với sự tham gia vào chuỗi toàn cầu cho phụ nữ. Trong bôi canh cac quôc gia co nghia vu quốc tế la thúc đẩy cac quyên vê kinh tê cua phu nư, trên cơ sơ thưc thi Công ước về Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW), Peru va Canađa tiên hanh cac đanh gia vê tac đông giơi trong viêc thưc thi Hiêp đinh thương mai song phương. Muc tiêu la nhăm gop phân cải tiến cách thức va nôi ham chính sách, tăng tính hiệu quả, minh bạch và trách nhiệm giải trình cho các bên liên quan. Thông qua đo, can bô chinh phu, khu vưc tư nhân va xa hôi dân sư cung đong gop cho muc tiêu chung vê giơi, giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xảy ra. Cac loai đanh gia nay co thê tiên hanh trươc hoăc sau qua trinh thưc thi cac FTA. Peru đa tâp trung đanh gia vê tac đông cua thương mai tư do đôi vơi giơi va thi trương lao đông trong linh vưc xuât khâu nông nghiêp (măng tây, xoai, ca phê la nhưng nganh co tăng trương cao sau khi ky kêt cac FTA). Ngoai ra con co nganh may măc va công nghiêp chê tao. * Kinh nghiệm của Malaysia Malaysia từ lâu đã thừa nhận vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc thúc đẩy các chương trình nghị sự về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và kinh tế quốc gia và từ 1989 đã xây dựng một chính sách quốc gia về phụ nữ. Sau khi phê chuân Công ước CEDAW, vào năm 1997, Chính phủ đã thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia (PoA) vì sự tiến bộ của phụ nữ. Năm 2009, Chinh phu đa ra soat lai chinh sach 1989 va kê hoach 1997 với nhăm giai quyêt nhưng vân đê mơi phat sinh, bao gồm các sáng kiến ​đáp ứng giới. Chính phủ cũng đã thông qua một số biện pháp để lồng ghép giới trong quá trình xây dưng luât phap chinh sach, rà soát các luật ảnh hưởng đến phụ nữ, nâng cao năng lực của bô may quốc gia vê phu nư, cải thiện việc tiếp cận với giáo dục, tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ. Từ năm 2004, Chính phủ Malaysia thông qua Bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển Cộng đồng (MWFCD) đã đưa ra một chính sách để đảm bảo ít nhất 30% phụ nữ tham gia vào các vị trí ra quyết định ở tất cả các cấp trong khu vực công. Vao năm 2008, MWFCD cùng với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tăng cường thực hiện chính sách đó trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Với việc thực hiện chính sách này, Malaysia đã tao ​sự gia tăng đáng kể về số phụ nữ có trình độ và năng lực được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng và có ảnh hưởng như lanh đao các trường đại học, Thống đốc Ngân hàng Trung ương và phụ nữ được chỉ định trong cả hai hệ thống tòa án dân sự và Shari’ah.
  7. 620 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trong Kế hoạch 5 năm của Malaysia cho giai đoạn 2011-2015, Chính phủ cũng đã trao quyền thêm cho phụ nữ. Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ tăng cường nỗ lực để giúp phụ nữ xac đinh vai tro tiêm năng và tham gia hiệu quả hơn trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với việc tăng số phụ nữ trong các vị trí ra quyết định, kê hoach 5 năm lân thư 10 nay con giup tăng cương sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động; nâng cao sự hỗ trợ cho phụ nữ góa bụa, mẹ độc thân và những người có thu nhập thấp hơn Một chiến lược quan trọng khac la trao quyền cho phụ nữ, thực hiện đào tạo và phát triển ky năng cho 2.000 chu doanh nghiệp nư trên toàn quốc. Đến cuôi 2012, đa co 4.000 doanh nhân nư người tham gia. Ý thức được rằng một số lượng đáng kể phụ nữ sinh sống ở nông thôn, Chính phủ cũng giới thiệu các chương trình tạo thu nhập như các dự án nông nghiệp và các chương trình khác cho phụ nữ nông thôn, vùng sâu vùng xa được đào tạo về nông nghiệp, trồng rừng hướng tới tăng thu nhập gia đình. * Kinh nghiệm của Trung Quốc Từ năm 1979, Trung Quốc đã phê chuẩn các công ước liên quan đến xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ: Công ước về trả lương bình đẳng (1990) của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, Công ước về Chính sách Lao động (1997) của ILO, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (2001) của Liên hợp quốc, Xoá bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp (2006) của ILO, Công ước về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Trong quá trình triển khai thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, Trung Quốc đã triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 về Phát triển Kinh tế và Xã hội và Quan điểm của Hội đồng Nhà nước về thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ (2006-2010), Chính phủ đặc biệt xây dựng một mục gọi là “Bảo vệ quyền lợi của Phụ nữ và Trẻ em “, trong đó đưa ra” Chính sách nhà nước cơ bản về bình đẳng giới cần được thực hiện, Chương trình Phát triển Phụ nữ Trung Quốc sẽ được tiến hành và đảm bảo phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng khi đi học, được làm việc, an ninh, có được tài sản kết hôn và tham gia vào các vấn đề xã hội “. Trong năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã ban hành Kế hoạch hành động về Nhân quyền Quốc gia (2009-2010; Ban hành “Kế hoạch hành động về Nhân quyền Quốc gia (2012-2015)” năm 2012 và ban hành “Kế hoạch hành động về Nhân quyền Quốc gia (2016-2020)” năm 2016. Trong đó, quy định thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới ở mọi khía cạnh. Về mặt tư pháp Trong năm 2010, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp thúc đẩy bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Đến năm 2011, các tòa án các cấp thành lập “Toà bảo vệ quyền phụ nữ” và “Hội đồng chống bạo lực gia đình” với 8000 cán bộ của Liên đoàn Phụ nữ là cán bộ thẩm phán nhân dân. Toà án người chưa thành niên được thành lập. Chính phủ Trung Quốc cũng thiết lập hơn 12 nghìn trung tâm giải quyết khiếu nại và các Trung tâm tạm lánh nạn nhân bạo lực gia đình tại gần 60 thành phố. Mạng lưới tư vấn và khiếu nại được hoàn thiện và các kênh giải quyết khiếu nại được đẩy mạnh. Dịch vụ hotline 12338 để bảo vệ quyền của phụ nữ được thiết lập tại 31 tỉnh, vùng tự trị và đô thị của Trung Quốc. Đến năm 2010, dịch vụ đường dây nóng đã được thành lập ở cấp quận/huyện.
  8. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 621 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG TRIỂN KHAI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI CHO VIỆT NAM Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Peru, Malaysia và trung Quốc, một số bài học rút ra cho Việt Nam trong việc tham gia các cam kết quốc tế cũng như triển khai thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội, đặc biệt là các công ước, các tiêu chuẩn lao động quốc tế đối với lao động nữ là: - Tich cưc chu đông nghiên cưu tham gia các cam kết quôc tê vê lao đông và xã hội. Việc tham gia các cam kết quốc tế về lao động và xã hội sẽ góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc tế từ đó tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế - xã hội. - Hoàn thiện thể chế pháp lý hướng tới hài hòa hóa chính sách với các cam kết quốc tế; hình thành các chiến lược lớn về hội nhập quốc tế, tham gia FTA; rà soát và đẩy mạnh triển khai lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế - Tiêp tuc hoan thiên hê thông luât phap, các chinh sach liên quan tơi cac cam kêt vê lao đông và xã hội ma Viêt Nam la thanh viên, đăc biêt là các chinh sach đam bao cac tiêu chuân lao đông cơ ban (các cam kết quốc tế về quyền được làm việc; các cam kết quốc tế về chống phân biệt đối xử và trả công bình đẳng; Xoá bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp; Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá ). - Nghiêm túc trong thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ của một quốc gia thành viên, đặc biệt là nghĩa vụ nội luật hóa quy định của các cam kêt quôc tê. - Tham gia tich cưc vao cac cơ chê nhân quyên cua Liên hơp quôc (cơ chê kiêm đinh UPR), cơ chê ASEAN (Uy ban Thuc đây va Bao vê quyên phu nư va tre em ASEAN, Uy ban Lao đông di cư ASEAN ), va cac cơ chê đôi thoai nhân quyên song phương (vơi My, EU, Thuy Si, Uc va Na Uy). - Bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, cân đây manh hợp tác quốc tế về quyền con người noi chung va vê thưc hiên quyên phu nư va tre em noi riêng giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế, thể hiện đúng tinh thần “chủ động, tích cực”, “là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. - Đây manh cac biên phap chông phân biêt đôi xư tai nơi lam viêc thông qua cac biên phap: + Đa dạng hoá các sáng kiến/kế hoạch thực thi trong thương mại tự do, hướng tới các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương như phụ nữ, người khuyết tật, dân tộc ít người, lao động phổ thông. + Tiến hành phân tích chuỗi giá trị liên quan tới giới, nhằm xác định cách thức tốt nhất có thể hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các cơ hội xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do. Có thể phân tích thông qua: (i) vạch ra vai trò và các mối quan hệ trong chuỗi giá trị; (ii) xác định những bất bình đẳng giới dẫn tới rào cản về giới; (iii) đánh giá tác động các rào cản về giới đối với chuỗi giá trị; (iv) đề xuất và tiến hành các biện pháp hạn chế các rào cản này; (v) đánh giá các kết quả thực thi các biện pháp này. + Hỗ trợ các mạng lưới doanh nhân nữ: Mạng lưới kinh doanh là một trong những biện pháp quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có thể tận dụng để tăng trưởng. Trong ứng phó với rào cản về giới, các hiệp hội doanh nhân nữ đã tăng nhanh trên toàn cầu. Các hiệp hội và mạng lưới doanh
  9. 622 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nhân nữ đã chứng tỏ rất hiệu quả trong việc tạo cơ hội cho phụ nữ có quyền tiếp cận thông tin và đầu mối khai thác các kênh phân phối mới và chuỗi cung ứng, tư vấn cho phụ nữ và nâng cao nhận thức cho các doanh nhân nữ về các chính sách và chương trình hỗ trợ, giúp phụ nữ tìm hiểu về các cơ hội thị trường được tạo ra thông qua các hiệp định thương mại tự do. + Đề cao vai trò doanh nhân nữ thông qua các cơ quan xuất khẩu và văn phòng đại diện thương mại: đưa vấn đề giới vào chương trình nghị sự và các sáng kiến ​của các cơ quan xuất khẩu và các cơ quan thương mại để hỗ trợ nữ doanh nhân và đưa ra một thông điệp rõ ràng về việc chính phủ đang chủ động thúc đẩy họ. Rất nhiều nước như Peru, Malaysia đều có các chương trình xúc tiến xuất khẩu dành cho doanh nhân nữ, giúp họ tiếp cận thị trường,, tài chính, nâng cao năng lực lãnh đạo, xác định các lĩnh vực có thể đem lại lợi ích hoặc là thế mạnh cho doanh nhân nữ + Hỗ trợ phát triển kỹ năng và đào tạo: Để đảm bảo rằng các sản phẩm của doanh nghiệp nữ có tính cạnh tranh quốc tế, họ cần được tiếp cận các chương trình đào tạo phù hợp về nâng cao năng lực sản xuất và nâng cấp chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn và nhu cầu quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Hồng Phong (2017), “Giải pháp triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài cấp Bộ, Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội. 2. Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế. 3. Luật Điều ước quốc tế của Việt Nam, năm 2016. 4. Global Conference on Business & Social Science-2014, GCBSS -2014, 15th&16th December, Kua la Lumpur Regional. 5. Global Governance Network on Women’s Rights: CEDAW and its implementation in ASEAN countries, Sharifah Syahirah SS. Senior Lecturer, Faculty Administrative Science & Policy Studies, Universiti Teknologi MARA, Shah Alam, 40450 Malaysia.