Cải cách thể chế tạo động lực cho các ngành có lợi thế phát triển trong bối cảnh tự do hoá thương mại

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 1580
Bạn đang xem tài liệu "Cải cách thể chế tạo động lực cho các ngành có lợi thế phát triển trong bối cảnh tự do hoá thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcai_cach_the_che_tao_dong_luc_cho_cac_nganh_co_loi_the_phat.pdf

Nội dung text: Cải cách thể chế tạo động lực cho các ngành có lợi thế phát triển trong bối cảnh tự do hoá thương mại

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng CẢI CÁCH THỂ CHẾ TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁC NGÀNH CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI INSTITUTIONAL REFORM MOTIVATES INDUSTRIES WITH DEVELOPMENT ADVANTAGES IN THE CONTEXT OF TRADE LIBERALIZATION PGS.TS. Phan Đức Dũng Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) dungpd@uel.edu.vn TÓM TẮT Thương mại là một trong những hành vi bản năng của con người nhằm thỏa mãn các đòi hỏi của mình, và tự do hóa thương mại, về bản chất, chỉ là trạng thái phát triển của bản năng đó. Tự do hoá thương mại là một xu thế toàn cầu, không lệ thuộc vào ý chí của bất kỳ quốc gia nào và không quốc gia nào có thể nằm ngoài xu thế đó. Theo khảo sát VINASA, trong đó có 5 ngành, lĩnh vực được các đơn vị nhận định Việt Nam có lợi thế, cần tập trung trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư là Công nghệ thông tin; Tài chính, ngân hàng; Du lịch; Nông nghiệp và Logistics. Trước mắt, để nhanh chóng hội nhập và tránh thất thiệt trong giai đoạn đầu của quá trình tự do hóa thương mại theo tôi, Việt Nam nên khai thác tối đa những nguồn lực tự nhiên của mình như du lịch chẳng hạn. Du lịch là một biểu hiện rõ rệt nhất của quá trình tự do hóa thương mại, nên Việt Nam cần tăng cường chất lượng và quy mô các sản phẩm mang tính bản sắc văn hóa cao, tức là các hàng hóa mang tính địa phương. Điều cần thiết là cải cách thể chế, trong đó hoàn thiện hệ thống pháp lý và tạo ra một xã hội dân sự là nền tảng không thể thiếu để tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế. Từ khóa: thể chế, lợi thế, tự do hoá thương mại, doanh nghiệp. ABSTRACT Trade is one of human instinctive acts to satisfy its requirements, and trade liberalization, in essence, is only the developmental state of that instinct. Trade liberalization is a global trend, not dependent on the will of any country and no country can be out of that trend. According to the VINASA survey, in which there are 5 industries and sectors identified by the units as an advantage for Vietnam and need to focus on the fourth industrial revolution, Information Technology; Finance and banking; Travel; Agriculture and Logistics. In the short term, in order to quickly integrate and avoid losses in the early stages of trade liberalization in my opinion, Vietnam should make the most of its natural resources such as tourism. Tourism is the most obvious manifestation of the process of trade liberalization, so Vietnam needs to enhance the quality and scale of high cultural identity products, ie local goods. What is needed is institutional reform, in which perfecting the legal system and creating a civil society is an indispensable foundation for creating a driving force for economic development. Keywords: institutions, advantages, trade liberalization, enterprises. 34
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1. Giới thiệu Thương mại tự do (free trade) là nền thương mại quốc tế trong đó các hoạt động thương mại diễn ra mà không vấp phải bất kỳ hàng rào cản trở nào như thuế quan, hạn ngạch hoặc các biện pháp kiểm soát hối đoái được đặt ra để cản trở sự di chuyển tự do của hàng hóa và dịch vụ giữa các nước. Nhiều người cho rằng, tự do hóa thương mại có lợi cho những nước công nghiệp phát triển và không đông dân, nhưng thực ra không phải vậy. Tự do hóa thương mại đem lại cơ hội bình đẳng cho tất cả các quốc gia. Những nước phát triển thường không đông dân, do đó, năng lực sản xuất công nghiệp của họ sẽ bị hạn chế. Điều này dẫn đến sự di chuyển các nền công nghiệp, có nghĩa là xây dựng mạng lưới ngoại vi và trung tâm công nghiệp của các nước phát triển trong lòng các nước đang phát triển. Chính vì thế, các nước đang phát triển phải tự tin tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại và tham gia một cách chủ động. Đồng thời, các nước phát triển còn là nơi thu hút các nguồn lao động nhập cư, do đó, họ buộc phải thay đổi một số thói quen văn hóa để có thể chấp nhận những người lao động nhập cư. Họ phải có chính sách nhập cư phù hợp, chính sách bình đẳng giữa mức sống của dân bản xứ và dân nhập cư, hay làm thế nào để tăng cường mức sống của lực lượng lao động. Do vậy, giữa các nước phát triển và đang phát triển sẽ có những cơ hội và thách thức như nhau trong quá trình tự do hoá thương mại, tuy nhiên, chắc chắn sẽ có sự khác biệt đáng kể giữa nền kinh tế thị trường nơi mà chủ thể xã hội đóng vai trò quyết định với nền kinh tế phi thị trường nơi mà chủ thể nhà nước đóng vai trò quyết định sẽ cản trở quá trình tự do hoá thương mại vì lợi ích của chủ thể nhà nước và chủ thể xã hội không song hành với nhau, nghĩa là chủ thể nhà nước luôn theo đuổi lợi ích chính trị và lợi ích nhóm để thủ đắc tài sản của xã hội vốn thường xuyên mâu thuẩn với lợi ích của chủ thể xã hội. Một quốc gia phát triển có quy mô lớn thì quốc gia đó sẽ có những cơ hội hay những rủi ro lớn hơn nhiều so với một quốc gia đang phát triển và đang ở quy mô phát triển thấp, nghĩa là quốc gia này có cơ hội hay những rủi ro ở quy mô nhỏ hơn nhiều. Điều này, cũng để làm sáng tỏ trong thực tế thường người ta hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm bình đẳng và bằng nhau bởi vì quy mô các cơ hội hay các rủi ro không bằng nhau ở mỗi quốc gia. Một quốc gia có năng lực ở mức nào thì chấp nhận cơ hội ở mức ấy và kém ở mức nào thì phải nhận rủi ro ở mức ấy. Vấn đề quan trọng là phải thay đổi thể chế phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường thay vì nền kinh tế phi thị trường, vốn là lực cản trong quá trình tự do hoá thương mại. Hiện nay, mức độ tự do hóa thuế quan giữa Việt Nam với những đối tác tham gia các Hiệp định thương mại song phương (FTA) đã ở mức khá cao, cụ thể, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ASEAN Trade in Goods Agreement - ATIGA) trên 90% dòng thuế đã về 0%; ASEAN-Trung Quốc trên 80%; ASEAN-Hàn Quốc khoảng 80%; ASEAN-Nhật Bản hơn 60%. Tới đây, thời điểm hoàn thành một số Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreements – FTA) sẽ nâng mức độ tự do hóa cao hơn với mức trung bình 90% dòng thuế nhập khẩu, riêng ATIGA là 98% hoàn thành vào năm 2018; ASEAN - Trung Quốc vào năm 2020, ASEAN – Hàn Quốc vào năm 2021. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, gồm 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu, và Hiệp định CPTPP là hai hiệp định có phạm vi và mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay, cũng sớm có hiệu lực trong thời gian tới, tuy nhiên Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đang bị chậm lại do nhiều lý do khác nhau về chủ quan và khách quan. Các thành viên ký kết FTA cùng Việt Nam đều là những đối tác thương mại quan trọng, chiếm trên 80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam, nên khi mặt bằng thuế quan được có xu hướng giảm xuống theo lộ trình thì chính là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng thuận lợi hơn trong việc tham gia sâu vào các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Theo các cam kết, nhiều ngành hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam được hưởng ưu đãi cao tại các FTA, như công nghiệp nhẹ và nông, thủy sản. Đây là những ngành hàng có lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh và không bị giới hạn bởi nguồn cung sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sẽ sản xuất và xuất khẩu sang các thị trường FTA. Năm 2018 là năm Việt Nam đánh dấu bước ngoặt trong cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với 16 hiệp định thương mại tự do đã đàm phán, trong đó có 10 hiệp định đang thực thi. Gần đây nhất, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nền kinh tế thành viên ký kết thỏa thuận, mở ra một thị trường thương mại tự do có quy mô lớn nhất toàn cầu. Các hiệp định thương mại tự do được cho là dễ dàng hơn khi đưa hàng hóa của Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn, giúp gia tăng xuất khẩu, đẩy mạnh tăng trưởng GDP. FTA thế hệ mới hoàn toàn mang tính 35
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa. Bởi vì các FTA nêu trên gồm cả các nội dung vốn được coi là “phi thương mại” như: lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững và quản trị tốt Chẳng hạn, việc đưa nội dung về lao động vào các FTA còn nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Nếu một nước duy trì tiêu chuẩn lao động thấp, tiền lương và các điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng thì được cho là sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với nước thực hiện những tiêu chuẩn lao động cao, dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng dựa trên quyền lao động rẻ. Các tiêu chuẩn này hình thành nên các FTA thế hệ mới. Các FTA thế hệ mới có các nội dung mới vào liên quan đến: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp lý để nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình. Đồng thời, các FTA thế hệ mới còn xử lý sâu sắc hơn các nội dung đã có trong các FTA trước đây như: Thương mại hàng hóa; bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế; thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ; tự vệ thương mại; quy tắc xuất xứ; minh bạch hóa và chống tham nhũng; giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài (Nguyễn Lâm, 2019). Thêm vào đó, Việt Nam có điều kiện mở rộng và cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu của mình, theo hướng cân bằng, giảm thiểu phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống như trước. Hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nếu so với các nước ASEAN, bởi vì Việt Nam chủ động và tích cực đàm phán, ký ếk t Hiệp định thương mại tự do - FTA nhiều nhất với 56 quốc gia. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam hiện tại vẫn trì trệ, nợ công, nợ nước ngoài tiếp tục chồng chất đè thêm gánh nặng cho các thế hệ tương lai. Sự phân hóa xã hội sẽ ngày càng sâu sắc đời sống người lao động khó khăn khoảng cách giàu nghèo ngày càng dãn rộng hơn. Do đó, Việt Nam cần phải cải cách thể chế, bởi vì thể chế phù hợp sẽ là nhân tố quan trọng giúp cho Việt Nam thành công, cũng nhờ cải cách thể chế Việt Nam sẽ nhanh chóng đặt nền móng thực hiện hoài bão trở thành một nền kinh tế thu nhập cao. Thể chế chính là cái tạo ra sự khác biệt của một quốc gia chứ không phải là do điều kiện địa lý, văn hóa, hay sự ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên quyết định. Thực tế chứng minh rằng, mọi quốc gia đều tồn tại và vận hành trên cơ sở một nền tảng thể chế nhất định, song không phải quốc gia nào cũng có được thể chế hữu hiệu. 2. Tự do hoá thương mại là xu thế tất yếu khách quan Thương mại tự do (free trade) là nền thương mại quốc tế trong đó các hoạt động thương mại diễn ra mà không vấp phải bất kỳ hàng rào cản trở nào như thuế quan, hạn ngạch hoặc các biện pháp kiểm soát hối đoái được đặt ra để cản trở sự di chuyển tự do của hàng hóa và dịch vụ giữa các nước, là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế, vừa là nhu cầu hai chiều của hầu hết các nền kinh tế thị trường (chứ không phải là nền kinh tế phi thị trường), bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài. Bởi lẽ, thương mại là một trong những hành vi bản năng của con người nhằm thỏa mãn các đòi hỏi của mình, và tự do hóa thương mại, về bản chất, chỉ là trạng thái phát triển của bản năng đó. Tự do hoá thương mại là một xu thế toàn cầu, không lệ thuộc vào ý chí của bất kỳ quốc gia nào và không quốc gia nào có thể nằm ngoài xu thế đó. Ngay cả hiện nay, những người có cơ hội ra nước ngoài đều muốn mua và mua một cách thích thú hoặc vì chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nước đó tốt hơn hoặc vì các đặc điểm văn hóa mà sản phẩm, hàng hoá chứa đựng trong đó. Lợi ích đầu tiên của tự do hóa thương mại là được tiếp cận với những hàng hóa mà mình không sản xuất được; nói cách khác, làm cho con người trong quốc gia này không phải sản xuất những thứ mà người khác trong các quốc gia khác làm tốt hơn. Tự do hóa thương mại tạo điều kiện cho con người có nhiều loại hàng hóa thay thế những loại hàng hóa sẵn có trong xã hội, tự do hoá thương mại cũng đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng để lựa chọn và đào thải những sản phẩm không đủ chất lượng. Sự cạnh tranh khốc liệt như vậy sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời, khi tự do hoá thương mại phát triển đến một mức nào đó, sẽ đưa ra các tiêu chuẩn văn hóa hay tiêu chuẩn đạo đức của hàng hóa để hàng hóa cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng trên toàn vùng lãnh thổ hay toàn cầu. Chẳng hạn, không được sử dụng lao động tù nhân, lao động trẻ em, trả lương cho người lao động phải đảm bảo tái tạo sức lao động, do còn một số quốc gia vẫn cứ cho rằng 36
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng cạnh tranh về nhân công giá rẽ là lợi thế của một quốc gia nhất là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường sẽ không còn phù hợp nữa trong hoạt động thương mại tự do, hay nói cách khác, tự do hóa thương mại sẽ điều chỉnh các tiêu chuẩn cạnh tranh, xây dựng các thể chế thương mại tự do, tác động trên toàn bộ xã hội chứ không chỉ cộng đồng kinh doanh. Bên cạnh đó, quá trình tự do hóa thương mại còn nâng cao năng lực của các nước đang phát triển, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, các nước này sẽ tiếp thu, học hỏi được công nghệ sản xuất mới và phương thức quản lý hiệu quả từ các nước phát triển. Do đó, tự do hoá thương mại sẽ đem lại lợi thế ngay cho các quốc gia có nền kinh tế thị trường nhưng lại là bất lợi cho những nền kinh tế phi thị trường do thể chế xã hội không phù hợp với quá trình phát triển của tự do hoá thương mại. Trong một nền kinh tế thị trường và phi thị trường, nhà nước và xã hội là hai chủ thể tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại. Chủ thể nhà nước là một khái niệm tồn tại trên cơ sở quyền lực chính trị với một số lượng dân cư trên một lãnh thổ nhất định. Chủ thể xã hội bao gồm những người cung cấp, các nhà sản xuất và những người tiêu dùng. Những người cung cấp hoặc các nhà sản xuất luôn luôn có nhu cầu mở rộng thị trường, trong khi những người tiêu dùng thì luôn muốn có sự lựa chọn đa dạng và phong phú hơn về hàng hoá và sản phẩm. Tự do hóa thương mại đã giúp cả người tiêu dùng và người buôn bán đạt được mục đích của mình và do đó, nó mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Tuy nhiên, trong nền kinh tế phi thị trường thì chủ thể nhà nước can thiệp sâu vào quá trình tự do hoá thương mại nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho những nhà quản lý thống trị xã hội và các nhóm lợi ích của họ, và hy sinh lợi ích của các chủ thể xã hội. Cho nên tự do hoá thương mại chỉ phù hợp cho các nền kinh tế thị trường, còn các nền kinh tế phi thị trường sẽ giúp cho các nhóm lợi ích tích tụ tư bản nhanh hơn trên xương máu của đồng bào mình trong suốt quá trình tự do hoá thương mại, nếu như thể chế xã hội không hướng đến bảo vệ quyền lợi thực sự cho người dân lao động thông qua các tổ chức xã hội dân sự để kiểm soát sự can thiệp của chủ thể nhà nước. Tự do hóa thương mại trong thực tế có thể phá vỡ những biên giới không chỉ về mặt pháp lý mà cả về mặt chính trị, vì có sự tương tác giữa các hệ thống pháp lý và hệ thống chính trị khác nhau thông qua việc trao đổi và chấp nhận các luồng hàng hóa cũng như văn hóa của các quốc gia khác nhau, điều này sẽ tạo ra sức ép khiến các chính phủ phải thường xuyên thay đổi để phù hợp với sự chuyển biến của xã hội. Tự do hóa thương mại cũng làm cho các chính phủ gặp nhiều khó khăn về kinh tế vì tự do hóa thương mại khuyến khích dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, cho các chính phủ bao giờ cũng có thái độ, hoặc thận trọng hơn, hoặc bảo thủ hơn. Tuy nhiên, nếu chính phủ đặt quyền lợi kinh tế của mình, bao gồm các nhóm lợi ích cao hơn lợi ích của toàn xã hội thì kinh tế sẽ trì trệ, lạm phát có xu hướng ngày càng cao, các mối quan hệ xã hội ngày càng xuống cấp trầm trọng và bất ổn xã hội tiềm ẩn ngày càng gia tăng. Cuối cùng và quan trọng hơn cả, tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy toàn bộ tiến trình cải cách xã hội, tạo sức ép cho người dân được hưởng những quyền tự do khác, và tự do không còn là quyền chính trị nữa, mà là quyền phát triển. Tự do hóa thương mại là tiền đề của tự do phát triển, mọi đòi hỏi của xã hội và tạo ra các khuynh hướng cải cách triệt để và căn bản các hệ thống quản lý nhà nước, các hệ thống chính trị và thậm chí, là cả các hệ thống nhận thức ở các cấp lãnh đạo trong hệ thống lãnh đạo quốc gia nhằm hướng tới việc cải cách thể chế để đảm bảo phù hợp cho tiến trình tự do hoá thương mại. Thể chế được coi là phù hợp cho một quốc gia bao gồm một hệ thống pháp luật đáng tin cậy, ghi nhận và bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể xã hội, một cơ chế giữ gìn công lý giúp giải quyết các tranh chấp cũng như một chính quyền minh bạch, đáng tin cậy, mọi hành vi can thiệp, điều tiết của Nhà nước tổ chức và vận hành xã hội, có tính tiên liệu và khả thi. Pháp luật đáng tin cậy chính là các quy tắc của tự do, nếu không có tự do thì sẽ không có pháp luật đáng tin cậy, là hệ thống ghi nhận và bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể xã hội. Tự do là quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi một cá nhân nhưng không ai có quyền dẫm đạp lên các quyền tương tự của người khác, và pháp luật đáng tin cậy là công cụ điều chỉnh sự không dẫm đạp lên người khác là như vậy. Hầu hết các nước có nền kinh tế phi thị trường đều có hệ thống pháp luật không đáng tin cậy, không có một cơ chế để giữ gìn công lý, vì họ có một nhà nước và một hệ thống chính trị độc tôn, bảo thủ chủ yếu bảo vệ quyền lợi của nhóm thiểu số cầm quyền. Các nước có nền kinh tế phi thị trường muốn phát triển thì buộc phải cải cách thể chế để hướng đến nền kinh tế thị trường, và chắc chắn, bất kỳ một nước nào cũng sẽ 37
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đi theo khuynh hướng tự do bởi tự do là khuynh hướng tất yếu chứ không phải khuynh hướng mang tính lựa chọn. Tự do cạnh tranh tạo ra tự do hóa thương mại, nếu một quốc gia không muốn thua cuộc trong quá trình cạnh tranh ấy thì phải giải phóng năng lực của mỗi con người bằng cách trả lại tự do lại cho họ, các chủ thể xã hội. Nếu các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường cứ bám lấy quá khứ thì chắc chắn quốc gia đó sẽ đi giật lùi tới tương lai trong cấu trúc của nền kinh tế phi thị trường. Nếu vẫn giữ mãi một nền kinh tế phi thị trường thì sẽ không và chắc chắn không thể bảo vệ sự đa dạng tự nhiên, thì cũng sẽ không bảo vệ được sự đa dạng về mặt tinh thần. Sự thật, sự đa dạng về tinh thần là cái gốc của dân chủ, và nếu không xây dựng một nền văn hóa bảo tồn tính đa dạng của đời sống tinh thần của con người thì không có cơ sở để xây dựng xã hội dân chủ, thì dù quốc gia đó có xây dựng một thiết chế pháp luật với mong muốn đảm bảo dân chủ thì thiết chế đó hoàn toàn không đủ bởi vì nó không bắt nguồn từ đời sống. Vì vậy, các thiết chế điều chỉnh để bảo vệ dân chủ phải rõ ràng và minh mạch. 3. Các ngành và lĩnh vực có lợi thế của Việt Nam Tự do hóa thương mại không có nghĩa là Việt Nam phải có những hàng hóa công nghệ cao thì mới được tham gia một cách bình đẳng với các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam vẫn có thể bán những sản phẩm đơn giản nhưng độc đáo, tinh tế và việc đó hoàn toàn có thể mang lại hiệu quả hay lợi ích trong quá trình tự do hóa thương mại, vì không có các khái niệm bất công theo nghĩa thông thường giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển, nhưng có thể có sự bất công giữa nước có nền kinh tế thị trường và phi thị trường. Để nhanh chóng hội nhập và tránh tổn thất và thiệt hại trong giai đoạn đầu của quá trình tự do hóa thương mại, các nước đang phát triển nên khai thác tối đa những nguồn lực tự nhiên của mình, tức là biết lấy cái bất lợi của quốc gia phát triển để giải quyết cái bất lợi của quốc gia mình, chẳng hạn, các quốc gia phát triển thiếu nguồn nhân lực, các nước đang phát triển phải thu hút vốn đầu tư nước nước ngoài để giải quyết việc thiếu vốn, thiếu công nghệ, nhưng giải quyết được lực lượng lao động dư thừa và cung cấp nguồn nhân lực cho các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Muốn được như vậy, các nước đang phát triển phải cải cách mô hình kinh tế, thậm chí phải thay đồi những tiêu chuẩn thể chế theo những khuynh hướng tự do hóa thương mại và tự do dân chủ để hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, các nước đang phát triển phải có những biện pháp hữu hiệu để chống tham nhũng, phải cải cách kinh tế để nhân dân có thu nhập cao hơn thì họ mới mua và mới có thị trường được, phải tăng cường giáo dục, phát triển sự nghiệp giáo dục để có một lực lượng lao động phù hợp với đòi hỏi của quá trình tự do hóa thương mại. Nếu không làm được điều đó, các nước đang phát triển sẽ không hấp dẫn đầu tư nước ngoài, và mãi mãi là nền kinh tế phi thị trường. Nội lực của Việt Nam nói riêng hay của các nước đang phát triển nói chung chính là năng lực đổi mới, xây dựng một thể chế phù hợp để hấp dẫn cả thế giới chứ không phải dồi dào nguồn nhân lực giá rẽ chưa qua đào tạo. Nhân lực mà không được đào tạo tốt để chuẩn bị cho hội nhập thì không phải là nội lực của một quốc gia. Giáo dục ở các nước đang phát triển sẽ buộc phải thay đổi, phải cải cách vì nếu không sẽ không bắt kịp với tốc độ phát triển của các nước phát triển, bởi lẽ, giáo dục nhằm cung cấp lao động phù hợp với đòi hỏi của thị trường, biến lao động trở thành hàng hóa. Hệ thống giáo dục ngày càng quan tâm nhiều hơn về giáo dục kỹ năng, giáo dục nhận thức quá trình tự do, và quá trình hội nhập. Hơn nữa, điều quan trọng không kém là phải xác định được lợi thế của Việt Nam, từ đó tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo khảo sát VINASA thực hiện với 275 cơ quan, đơn vị dự Vietnam ICT Summit 2017, trong đó có 5 ngành, lĩnh vực được các đơn vị nhận định Việt Nam có lợi thế, cần tập trung trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư là Công nghệ thông tin; Tài chính, ngân hàng; Du lịch; Nông nghiệp và Logistics. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng đề xuất, Việt Nam nên tập trung vào một số ngành nước ta có lợi thế trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bao gồm: Công nghệ thông tin (89,9%), Du lịch (45,7%), Nông nghiệp (44,9%), Tài chính, Ngân hàng (47%) và logistic (28,3%). Đánh giá về những thế mạnh của Việt Nam trong cách mạng công nhiệp lần thứ 4, các đơn vị trả lời khảo sát đã lựa chọn 3 lợi thế hay thế mạnh của Việt Nam trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là: Nguồn nhân lực (77,7%), Nhận thức và Quyết tâm hành động của Chính phủ (70,4%), Hạ tầng công nghệ thông tin và Viễn thông (59,1%) (Vân Anh, 2017). Cũng theo kết quả khảo sát vừa được VINASA thực hiện và công bố, để hiện thực hóa những lợi thế nêu trên, các cơ quan, doanh nghiệp đã lựa chọn Việt Nam cần tập trung triển khai 3 giải pháp quan 38
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trọng, đó là: Đào tạo nguồn nhân lực (81,8%); Thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn nền kinh tế (70%); Thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo (53%). Trước mắt, để nhanh chóng hội nhập và tránh thiệt hại trong giai đoạn đầu của quá trình tự do hóa thương mại, theo tôi, Việt Nam nên khai thác tối đa những nguồn lực tự nhiên của mình như du lịch chẳng hạn. Du lịch là một biểu hiện rõ rệt nhất của quá trình tự do hóa thương mại, nên Việt Nam cần tăng cường chất lượng và quy mô các sản phẩm mang tính bản sắc văn hóa cao, tức là các hàng hóa mang tính địa phương. Bên cạnh đó, phải đầu tư phát triển quy mô các sản phẩm công nghiệp, không chỉ là các sản phẩm thuần túy mà có thể có cả sản phẩm dịch vụ; nếu không, thu nhập của quốc gia sẽ rất thấp theo thời gian. Theo tổng cục Thống kê, tính đến tháng 11 năm 2017, Việt Nam đã đón hơn 11,64 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng hơn 27,8% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2018, Du lịch Việt Nam ước đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng. Các địa phương là trung tâm du lịch lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng mạnh; số lượng buồng phòng khách sạn 4-5 sao tăng nhanh; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cũng được đẩy mạnh ở nhiều thị trường Đặc biệt, năm 2018, Du lịch Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng danh giá, uy tín trên thế giới, trong đó Việt Nam được trao tặng giải thưởng Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards (WTA). Do đó, du lịch nên được chọn là một ngành có lợi thế phát triển trong bối cảnh tự do hoá thương mại vì sản phẩm du lịch mang tính văn hoá và bản sắc dân tộc cao đối với sự khác biệt giữa các địa phương trong vùng lãnh thổ Việt Nam. 4. Thể chế phù hợp là động lực cho các ngành có lợi thế phát triển Công trình nghiên cứu của North, D. (1990) nghiên cứu thực tế nền kinh tế dân chủ, đã đi đến kết luận là thể chế dân chủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một chính quyền tốt, hạn chế tham nhũng; thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả; bảo đảm môi trường kinh tế tự do hơn. Thực tế cho thấy những thể chế tiến bộ này đã tạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tạo ra những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng và cũng tạo nên giá trị thương hiệu quốc gia, vốn là cơ sở để làm tăng giá trị GDP của một quốc gia. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Simon Anholt trên phạm vi 29 nước ở các châu lục khác nhau, kết quả là 18 nước có giá trị thương hiệu quốc gia cao hơn GDP, trong đó Đan Mạch là nước có giá trị thương hiệu quốc gia cao hơn giá trị GDP tới 320%; Ý và Đức là 167%; Hoa Kỳ là 152%; Nhật Bản là 133%; và 10 nước có giá trị thương hiệu quốc gia thấp hơn GDP trong đó có Ba Lan là 18%, Brazil là 30%, Trung Quốc là 43% (Simon Anholt, 2006). Công trình nghiên cứu của Farrukh Iqbal, Jong-Il You (2001) đã tiến hành khảo sát 150 quốc gia trong thời kỳ 1960 - 1980 cho thấy các nước có chế độ chính trị mở cửa cao đã đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm 2,5 - 3% so với những nước có nền kinh tế thiếu dân chủ và đóng cửa với bên ngoài. Mặt khác, ý tưởng về sự phồn vinh của một xã hội phụ thuộc vào các thể chế kinh tế, ít nhất đã được Adam Smith đề cập trong các cuộc thảo luận về chủ nghĩa trọng thương và vai trò của thị trường, và nổi bật hơn với luận điểm xã hội thành công về kinh tế khi họ có được thể chế kinh tế tốt. Năm 2010, một công trình nghiên cứu được tiến hành ở một loạt quốc gia châu Á, dưới sự bảo trợ của ABD đã chứng minh một cách thuyết phục rằng chất lượng thể chế, được đo lường bởi hiệu quả của hoạt động của chính quyền, chất lượng của chính sách và pháp luật cũng như mức độ thực thi chế độ pháp quyền đã liên quan trực tiếp đến phát triển quốc gia nói chung, phát triển kinh tế nói riêng, tạo công bằng và chống tham nhũng. Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, một số tổ chức quốc tế đã đưa ra giải pháp tư vấn và hỗ trợ các nước nghèo như: ưu tiên hàng đầu không phải là cải cách dân chủ ngay tức thì, mà là phải cải cách thể chế hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành cải cách chính trị theo hướng dân chủ đồng thời với chính sách kinh tế. Như vậy, thể chế chính là cái tạo ra sự khác biệt của một quốc gia chứ không phải là do điều kiện địa lý, văn hóa, hay sự ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên quyết định, đã được phân tích trong tác phẩm nổi tiếng “Tại sao các quốc gia thất bại?” (Why nations fail?) bởi hai chuyên gia đầu ngành về phát triển là Daron Acemoglu và James Robinson. Trên thực tế, mọi quốc gia đều tồn tại và vận hành trên cơ sở một nền tảng thể chế nhất định, song không phải quốc gia nào cũng có được thể chế hữu hiệu. Do vậy, hướng đến một thể chế hữu hiệu là kỳ vọng 39
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và mục tiêu của mọi quốc gia, cải cách thể chế là vô cùng cần thiết, đó là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để tăng cường nội lực, thực hiện đoàn kết, bảo vệ đất nước, và phát triển bền vững. Thể chế được coi là phù hợp cho một quốc gia bao gồm một hệ thống pháp luật đáng tin cậy, ghi nhận và bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể xã hội, một cơ chế giữ gìn công lý đáng tin cậy giúp giải quyết các tranh chấp cũng như một chính quyền minh bạch, đáng tin cậy, mọi hành vi can thiệp, điều tiết của Nhà nước tổ chức và vận hành xã hội, có tính tiên liệu và khả thi. Việt Nam có cần phải cải cách thể chế sau gần 35 năm đổi mới hay không? Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay có đáng tin cậy hay không? Có đảm bảo quyền lợi chính đáng của các chủ thể xã hội, có cơ chế giữ gìn công lý để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong xã hội hay không? Việc tổ chức và vận hành xã hội có tính tiên liệu và khả thi hay không? Nếu các câu hỏi này được trả lời một cách đầy đủ và nghiêm túc nhất thì các ngành có lợi thế phát triển của Việt Nam mới có chổ đứng vững chắc trong bối cảnh tự do hoá thương mại hiện nay. 5. Nguyên nhân tụt hậu của nền kinh tế trong quá trình tự do hoá thương mại Trước hết, do chưa xác định các ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế phát triển, nên chưa có sự quan tâm kịp thời của các cấp các ngành từ trung ương cho đến địa phương. Bên cạnh đó, là quyền sở hữu tài sản, cụ thể là quyền sở hữu về đất đai chưa phù hợp vẫn là một vấn đề nóng bỏng đã gây ra nhiều tiêu cực, những vụ khiếu kiện thậm chí xung đột giữa người dân và chính quyền địa phương. Vì vậy, rất cần đề ra những quy định chặt chẽ về quy hoạch, thu hồi, định giá đất, v.v bảo đảm quyền của người dân đối với đất đai, hạn chế những can thiệp hành chính dễ tạo cơ hội cho sự lạm quyền và làm thất thoát tài sản xã hội, là cơ sở dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ thể xã hội và chủ thê nhà nước. Đồng thời, rất cần các giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền lọi cho các chủ thể xã hội về thời hạn sử dụng đất, tích tụ ruộng đất, để mở rộng quy mô canh tác, phát triển trang trại, khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ, góp phần cơ cấu lại nông nghiệp Những quy định quyền tự chủ đăng ký và kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp; bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, v.v nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân, cũng rất cần thiết giám sát chặt chẽ việc các cơ quan chức năng đưa ra các quy định, thủ tục ảnh hưởng đến việc tự do kinh doanh. Không có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường, không có động lực của phát triển, do đó, cần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Cần phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Cần thực hiện giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng bởi vì chính giá cả sẽ phân bổ nguồn lực, xóa bỏ độc quyền, tạo ra thu nhập chính đáng cho nhà đầu tư và người lao động. Tiền lương là giá cả sức lao động cần được quan tâm xử lý thỏa đáng, dù đã qua tám lần tăng lương tối thiểu, song trong thực tế, lương vẫn chưa đủ bù đắp sức lao động, dẫn đến không tạo lập được thị trường lao động và đây cũng là một nguyên nhân khiến cơ quan quản lý nhà nước không tuyển được và không giữ được người giỏi, ảnh hưởng đến chất lượng của thể chế, và chính sách của nhà nước ban hành. Thể chế hiện hành chưa thể hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường hiện đại, không những chưa tạo ra một mô hình tăng trưởng với cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam và hội nhập quốc tế, mà trong không ít trường hợp còn làm méo mó thị trường do những mệnh lệnh hành chính, quan liêu phi kinh tế. Vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường vẫn chưa được xác định rõ. Các nguồn lực của xã hội chưa được động viên và đầu tư vào những ngành nghề đem lại hiệu quả cao nhất. Các thành phần kinh tế chưa được đối xử bình đẳng trong kinh doanh, các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng nhiều đặc quyền nhưng nhìn chung mang lại hiệu quả rất thấp. Kinh tế tư nhân chưa được coi trọng và khuyến khích đúng mức, bị hạn chế trong tiếp cận các nguồn lực, chịu nhiều thủ tục hành chính gò bó, kinh doanh rất khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất chậm phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh. Thể chế lỏng lẻo, ngân sách Nhà nước – cũng tức là nguồn lực của dân được Nhà nước tập trung qua hình thức thuế – không được quản lý chặt chẽ, nhiều khoản sử dụng kém hiệu quả, nhất là đầu tư công thiếu quy hoạch, trùng 40
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng lắp, lãng phí lớn. Đầu tư công lớn đang chèn ép đầu tư tư nhân. Nợ công đang ở mức cao; ngân sách thiếu hụt nặng nề; số tiền trả nợ lớn sẽ hạn chế các khoản chi khác. Khi quyền lực không gắn với trách nhiệm, lại thiếu sự giám sát, thì sự bành trướng quyền lực dẫn đến lạm quyền là khó tránh khỏi, nhất là “lợi ích nhóm” đã hình thành và ngày càng phát triển. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước không được tuân thủ một cách triệt để. Một hệ thống luật pháp hay thay đổi, không ổn định, không minh bạch, không tiên đoán được làm cho rủi ro đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam cao. Nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt ở cấp thông tư không hợp hiến, không hợp pháp nhưng không có cơ quan giám sát độc lập xử lý. Khu vực kinh tế nhà nước lạc hậu, quản lý kém, và lãng phí nguồn lực không những giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế, mà còn gây ra các sai lệch, méo mó thị trường. Quyền kinh doanh không được bảo vệ đầy đủ dẫn đến khó khăn cho nhà đầu tư và đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân, nhà nước và nước ngoài. Đối với nhà nước, hệ thống pháp luật mập mờ, khó đoán tạo ra quyền lực diễn giải cho cơ quan công quyền. Điều này đồng nghĩa với những lợi ích họ có được trong việc điều hành nền kinh tế. Chẳng con người nào tự nguyện từ bỏ quyền lực và lợi ích nếu không bị bắt buộc. Đối với doanh nghiệp, họ ở trong một thế yếu với nhà nước, hơn nữa, nhiều doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có quan hệ với quan chức, đều không có ý đứng lên đòi cải cách vì họ đang hưởng lợi từ môi trường hiện tại. Lực lượng doanh nghiệp tư nhân đa số là nhỏ, không có tiếng nói lớn vì họ đơn độc và không có nghiệp đoàn đại diện bảo vệ quyền lợi của mình nên khó gây được sức ép để cải cách. Nếu tình trạng hiện tại được duy trì thì nền kinh tế Việt Nam tiếp tục trì trệ. Nợ công, nợ nước ngoài tiếp tục chồng chất đè thêm gánh nặng cho các thế hệ tương lai. Sự phân hóa xã hội sẽ ngày càng sâu sắc đời sống người lao động khó khăn khoảng cách giàu nghèo ngày càng dãn rộng. Chính sách tiền lương chưa phù hợp, chưa tạo đà để tăng năng suất lao động, chưa phải động lực kích thích người lao động làm việc, tốc độ tăng tiền lương chậm hơn rất nhiều so với nhu cầu thiết yếu của người lao động. Ngoài ra, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực đối với người lao động là vô cùng cần thiết nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Chính sách tiền lương không hợp một phần là do đồng tiền Việt Nam mất giá. Thật vậy, từ năm 2008 đến năm 8/2015 đồng tiền Việt Nam mất giá 30% so với đồng đô la Mỹ, đó là khoảng thời gian gần đây nhất. Nếu tính từ ngày 15/9/1985, một ngày sau khi Nhà nước thực hiện đổi tiền lần thứ 6, tỷ giá chính thức 1 USD đổi được 15 đồng Việt Nam, nhưng sau đó tiền đồng rớt giá rất nhanh, chỉ một năm sau, năm 1986 tỷ giá tăng 10 lần lên 150 đồng/USD; năm 1987 là 550 đồng/USD; đến 1990 là 7.500 đồng/USD, năm 2000 là 10.000 đồng/USD. Nếu tính từ ngày 15/9/1985 đến ngày 31/8/2015 thì trong vòng 30 năm tiền đồng Việt Nam mất giá khủng khiếp, từ mức 15 đồng ăn 1 USD đã tăng lên 22.500 đồng/1 USD và 23.250 đồng/1 USD vào 2/2019. Nguyên nhân xuất phát của sự mất giá của đồng tiền Việt Nam là do nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển ổn định, đầu tư ở Việt Nam là rất lớn mà hiệu quả của đầu tư chưa cao cho nên thu nhập quốc dân không nhiều, tình hình vay nợ ngày càng tăng, nhất là nợ công trong tình trạng thu không đủ chi Sự mất giá của đồng tiền như vậy thì đời sống người làm công ăn lương ngày càng khó khăn hơn, mặc dù Việt Nam hiện nay vẫn có một lượng kiều hối hàng năm trung bình trên dưới 15 tỷ USD cũng phần nào làm giảm áp lực giảm giá của đồng nội tê Việt Nam. Đồng tiền Việt Nam mất giá như vậy có khuyến khích xuất khẩu tăng tương ứng hay không? Chưa có câu trả lời chắc chắn, nhưng điều chắc chắn là đời sống người lao động nói chung và người làm công ăn lương nói riêng sẽ ngày càng vất vả và khó khăn hơn. Nếu như đồng tiền Việt Nam chỉ giao động ở mức ổn định kể từ khi đổi tiền lần thứ 6, 15-20 VND/USD hoặc dao động 100 VND/USD thì niềm tin vào đồng tiền Việt Nam sẽ cao hơn nhiều, người dân Việt Nam nếu có tiền thì sẽ không cần phải tìm đến nơi trú ẩn an toàn khác là vàng và USD nữa, dù rằng hiện nay, cả hai nơi trú ẩn an toàn đều được xem là vi phạm pháp luật?. Người dân Việt Nam không phải là do kém hiểu biết, lao động Việt Nam học nghề nhanh có tay nghề tốt, tố chất con người Việt Nam có nhiều mặt ưu tú, những giá trị nhân văn và đạo đức của người Việt Nam đủ để làm nền móng cho những thăng hoa phát triển mới hiện đại, không thua kém gì những dân tộc xung quanh, tài nguyên không giàu có như thiên hạ, nhưng cũng rất dồi dào, đặc biệt là vị trí địa-kinh tế lại khá thuận lợi cho thị trường toàn cầu hóa. Thế thì 41
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vì lý do gì đã khiến cho Việt Nam như ngày hôm nay, nếu không nói đó là do thể chế không còn phù hợp, không còn tạo ra động lực cho sự phát triển. 6. Doanh nghiệp dân tộc góp phần cho sự phát triển bền vững nền kinh tế! Khi hội nhập kinh tế và tự do hoá thương mại, các quốc gia sẽ mở cửa thị trường cho nhau và có lộ trình ưu đãi khác nhau giữa các quốc gia thông qua đàm phán song phương và đa phương. Thời gian để cho Việt Nam hội nhập phải đủ để cho các doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển những doanh nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa phải cao hơn 80% hoàn toàn tùy thuộc vào chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm hay là các doanh nghiệp dân tộc tạo ra những sản phẩm cạnh tranh. Khi những doanh nghiệp dân tộc tạo ra được nhiều sản phẩm có tính cạnh tranh thì doanh nghiệp dân tộc Việt Nam sẽ ngày càng có tính cạnh tranh cao hơn và kết quả là thị phần Việt Nam chiếm lĩnh được trên thị trường thế giới chỉ còn là thời gian. Khi Việt Nam có nhiều doanh nghiệp dân tộc có tính cạnh tranh thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó hội nhập quốc tế là cơ hội tốt để thị trường Việt Nam được mở rộng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang vốn và công nghệ vào sử dụng nguồn lao động trẻ và tài nguyên sẵn có để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với những ưu đãi mà Việt Nam có cơ hội trong việc mở rộng thị trường và ngày càng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không thực sự cải cách mạnh mẽ thể chế hiện nay thì không thể có khả năng tạo ra động lực cho các ngành có lợi thế phát triển, mà trước mắt, trong ngắn hạn là ngành du lịch. Nền kinh tế phát triển bền vững trong xu thế hội nhập là kinh tế, chú trọng các ngành có lợi thế phát triển trong bố cảnh tự do hoá thương mại được xây dựng trên nền tảng một hệ thống pháp lý công bằng và minh bạch, phù hợp trên nền tảng của một xã hội dân sự. Một xã hội dân sự sẽ tạo ra không gian phản biện để điều tiết các nguồn lực xã hội ở những nơi không sử dụng hợp lý sang những nơi sử dụng có hiệu quả hơn. Đồng thời xã hội dân sự sẽ giám sát một cách khách quan tiến trình sử dụng nguồn lực của xã hội, phát hiện và ngăn chặn kịp những hành vi gian lận của các tổ chức và cá nhân với chi phí xã hội thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Một xã hội dân sự chỉ có thể phát triển khi chế độ sở hữu phải được xác lập rõ ràng, chỉ khi đó, việc sử dụng các nguồn lực xã hội mới phát huy tác dụng, khi nguồn lực xã hội được sử dụng hiệu quả thì nền kinh tế mới có thể phát triển bền vững được. Như vậy, hệ thống pháp lý được xây dựng trong một xã hội dân sự sẽ hoàn thiện thể chế xã hội dân sự Việt Nam, một thể chế vừa định hình hành vi con người vừa là một sản phẩm của hành vi con người. Mặt khác, bản thân thị trường cũng là những thể chế bao gồm nhiều thể chế đan xen và bổ sung cho nhau. Các thể chế hình thành thị trường này sẽ làm giảm chi phí giao dịch cho người tham gia thị trường, cụ thể là các thể chế xác định và thực thi quyền sở hữu, như hệ thống pháp luật, tư pháp, các thể chế hòa giải tranh chấp Khi hệ thống luật pháp liên quan đến tranh chấp được xét xử một cách công bằng trên nền tảng pháp lý sẽ làm giảm chi phí xã hội phát sinh từ những cuộc tranh chấp đó xảy ra, không bị bóp méo bởi các hành vi lạm dụng để trực lợi từ những nhóm lợi ích được xây dựng trên nền tảng kiểm soát được hành vi gian lận để thâu tóm lợi ích bất chấp có đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng và xã hội hay không? Đồng thời, các thể chế tạo ra và phân phối thông tin mà thị trường cần để hoạt động tốt, ví dụ các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh, cơ quan tín dụng, quy định ngân hàng, các tiêu chuẩn đo lường, thực phẩm Điều này được xây dựng trên hệ thống pháp lý nhằm bảo đảm thông tin cung cấp một cách trung thực cho các đối tượng có liên quan. Nếu hệ thống pháp lý không hoàn thiện, các thông tin cung cấp thiếu khách quan và không trung thực thì thông tin đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho các đối tượng sử dụng thông tin. Do đó, thông tin được phân phối trên thị trường phải dựa trên nền tảng trung thực và khách quan nếu không thì sẽ làm cho chi phí xã hội gia tăng. Các thể chế làm tăng cạnh tranh hay ngăn chặn sự hình thành độc quyền hay độc quyền nhóm, ví dụ luật cạnh tranh, luật chống tham nhũng, chẳng hạn. Hệ thống pháp luật này phát triển và hoàn thiện sẽ ngăn chặn hình thành những nhóm lợi ích như nhóm lợi ích trong quân đội, nhóm lợi ích trong công an, nhóm lợi ích giáo dục, nhóm lợi ích bất động sản, nhóm lợi ích ngân hàng, nhóm lợi ích xăng dầu, nhóm lợi ích lúa gạo, và từng bước hình thành chủ nghĩa tư bản thân tộc, hình thành các công ty sân sau là người nhà của những tập đoàn do những người đại diện nhà nước quản lý và kiểm soát. Khi nhóm lợi ích ngày càng phát 42
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng triển và chủ nghĩa thân tộc ngày càng củng cố thì lợi ích xã hội sẽ bị bóp méo, cán cân công lý sẽ bị thiên lệch, và cuối cùng sẽ làm gia tăng chi phí xã hội. Điều này càng rõ nét hơn khi những ưu đãi của Việt Nam dành cho loại hình doanh nghiệp này mà không phải là loại hình doanh khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh liệu khả năng hình thành các nhóm lợi ích có thể gây ra những thiệt hại về kinh tế và làm tổn thất nguồn lực đất nước thì làm sao để các ngành có lợi thế phát triển trong quá trình tự do hoá thương mại và cuối cùng làm sao cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững được? 7. Kết luận và trao đổi Thay đổi tư duy quản lý thực sự là điều khó khăn khi quyền lợi kinh tế cứ đan chéo lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích. Do đó, cần phải thay đổi thể chế cho phù hợp hơn với bước đi quan trọng để thực hiện dân chủ trong hoạt động kinh tế sẽ không còn cam go nữa. Mặt khác, để cho nền kinh tế của một quốc gia phát triển bền vững, cần phải quan tâm nhiều hơn đến các ngành có lợi thế phát triển, thì cần phải có các nguồn lực cho sự phát triển đó như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người Trong các nguồn lực đó, từ trước đến nay, thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia, luôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Nguồn nhân lực chỉ có thể ươm mầm và phát triển trong môi trường được tự do sáng tạo và được pháp luật bảo vệ, trong đó nguồn lực quản lý là không thể không quan tâm. Như vậy, hệ thống pháp luật phù hợp trong một xã hội dân sự sẽ là động lực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, điểm đặc thù và cũng là khác biệt của Việt Nam là nền kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Và, với đặc thù “định hướng xã hội chủ nghĩa” đã tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp, kinh tế nhà nước tiếp tục được khẳng định là chủ đạo nhưng nhận thức cần nhất quán doanh nghiệp nhà nước không phải là chủ đạo, không phải là công cụ điều tiết vĩ mô mà trong thời gian tới nên cần được giảm thiểu tỷ trọng để nhường lại không gian phát triển cho khu vực tư nhân, trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, nhiều người nghĩ ngay đến việc duy trì lực lượng doanh nghiệp nhà nước, thậm chí nó phải độc quyền, nên đã vô hình chung đi ngược bản chất của thị trường. Hơn nữa, chưa thấy mối liên quan trực tiếp nào giữa tỷ trọng cao của khu vực kinh tế nhà nước trong GDP với việc thực hiện tốt hơn chức năng quản lý kinh tế-xã hội của nhà nước. Đây là thực tiễn cần rút ra để định vị vai trò của khu vực kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường của Việt Nam. Cùng chung nhận xét cho rằng định chế vận hành cơ chế thị trường không thể sáng tạo cá biệt cho từng quốc gia, mà về cơ bản nó mang tính phổ biến, tuân theo quy luật của thị trường và là sự tích lũy tri thức quản lý của loài người. Nếu không triệt để cải cách tài chính công và hành chính công thì mọi cải cách khác đều không mang lại hiệu quả. Tự do hoá thương mại cho các ngành có lợi thế phát triển, hội nhập quốc tế cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra những cơ hội lớn để phát triển và đạt tới sự thịnh vượng, cũng như cơ hội chuyển dịch sang một nền kinh tế có năng suất cao dựa trên kỹ năng và sự đổi mới. Nếu những vấn đề ưu tiên nói trên được giải quyết hiệu quả, thì khu vực này có thể đạt được những bước tiến dài tới đích nhắm cuối cùng là phát triển kinh tế công bằng và thịnh vượng chung. Thế nhưng, nếu như các nhà lãnh đạo có trách nhiệm không thể giải quyết được những vấn đề này, sẽ làm gia tăng bất bình đẳng trong cộng đồng, và số đông người lao động bình thường, của những chủ thể xã hội, dù có chăm chỉ cũng sẽ không được hưởng lợi từ tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và của cải xã hội từ quá trình tự do hoá thương mại sẽ về tay của các nhóm lợi ích có liên quan đến chủ thể nhà nước. Để cho các ngành có lợi thế phát triển trong quá trình tự do hoá thương mại, theo tôi, điều cần thiết và quan trọng nhất là cải cách thể chế, trong đó hoàn thiện hệ thống pháp lý và tạo ra một xã hội dân sự là nền tảng không thể thiếu để tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế. Như vậy, để cho đất nước thịnh vượng và hùng mạnh, thì người dân phải có cuộc sống sung túc, không chỉ thỏa mản nhu cầu tối thiểu về vật chất của một con người mà còn thỏa mãn về cuộc sống tinh thần của họ đó là quyền làm người. Khi một quốc gia có nền kinh tế phát triển, sự phát triển mang lại sự hưng thịnh của đất nước, thì thành quả này được phân phối dựa trên sự đóng góp của từng thành viên trong xã hội, thì khi đó sự phát trển kinh tế mới được phát triển 43
  11. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng một cách bền vững, còn ngược lại, sự phân phối không hợp lý thì khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ngày càng cao, chỉ có nhóm người nắm quyền thống trị trở nên giàu có nhanh chóng, bao gồm cả nhóm lợi ích đang chi phối nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác, quyền sở hữu không rõ ràng và không được thực thi tốt sẽ là gia tăng chi phí giao dịch cho nhà đầu tư vì họ không thể giảm được tính bất trắc trong phân phối tài sản và lợi nhuận. Hệ thống pháp lý của xã hội được xây dựng trên nền tảng hợp lý, đảm bảo dân quyền và nhân quyền, thì xã hội đó cần phải có thể chế xã hội phù hợp. Thể chế này phải đảm bảo quyền sở hữu bất khả xâm phạm, bởi lẽ, nếu quyền sở hữu rõ ràng thì quyền lợi của mọi người dân mới được bảo vệ, quyền làm người cũng được tôn trọng, còn nếu quyền sở hữu không rõ ràng, việc không rõ ràng này rơi vào tay những nhóm lợi ích, nhất là những quốc gia có tư bản chủ nghĩa thân tộc phát triển thì dân quyền, nhân quyền nơi đó sẽ bị tước đoạt, quốc gia rồi cũng sẽ suy vong. Xã hội công bằng không thể không dựa trên nền tảng pháp lý, mà hệ thống pháp lý đó còn phải được dựa trên cơ sở bảo vệ quyền làm người căn bản, còn khi quyền làm người không được tôn trọng thì xã hội không thể có sự công bằng và không thể có một nền kinh tế phát triển bền vững. Bên cạnh đó, thể chế mới sẽ tạo ra không gian lành mạnh cho xã hội dân sự phát triển, là một kênh giám sát quyền lực hữu hiệu, kênh thông tin hữu ích cho việc phân bổ nguồn lực quốc gia một cách hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Konstantin Sonin (2003) “Why the Rich May Favor Poor Protection of Property Rights,” Journal of Comparative Economics, 31:4, 715-731. [2] Philippe Aghion, Robin Burgess, Stephen J. Redding, and Fabrizio Zilibotti (2008) “The Unequal Effects of Liberalization: Evidence from Dismantling the License Raj in India,” American Economic Review, 98:4, 1397–1412. [3] K.J. Mitchener and M. Ohnuki (2009) “Institutions, Competition, and Capital Market Integration in Japan,” Journal of Economic History, 69:1, 138-171. [4] North, D. (1990), Institutions, Institutional Change and Economic Performance, Cambridge: Cambridge University. Press. Ostrom, E. 1986. [5] Simon Anholt (2006), “Nation-Brands of the Twenty-First Century,” Journal of Brand As I wrote in an article in 2006. [6] Farrukh Iqbal, Jong-Il You (2001). World Bank Publications, Jan 1, 2001 - Political Science - 180 pages. 0 Reviews. 'Democracy, Market Economics, and Development' [7] Vân Anh (2017): “5 lĩnh vực Việt Nam có lợi thế trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. tu/c/23206737.epi [8] Nguyễn Lâm (2019): “Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với Kinh tế Việt Nam.” Tạp chí Tài chính. mai-tu-do-the-he-moi-voi-kinh-te-viet-nam-301318.html. [9] Võ Đại Lược (2012) “Định hình một thương hiệu quốc gia của Việt Nam.” Tạp chí Tia sáng, thứ năm, ngày 20 -12 -2012. 44