Biện pháp phòng vệ thương mại trong khuôn khổ TPP: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

pdf 19 trang Gia Huy 18/05/2022 2440
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp phòng vệ thương mại trong khuôn khổ TPP: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbien_phap_phong_ve_thuong_mai_trong_khuon_kho_tpp_co_hoi_va.pdf

Nội dung text: Biện pháp phòng vệ thương mại trong khuôn khổ TPP: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

  1. BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ TPP : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRADE REMEDIES IN THE TPP FRAMEWORK: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAMESE ENTERPRISES TS. Trần Thị Thu Phương - TS. Nguyễn Thị Liên Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết khái quát các quy định của Hiệp định TPP về phòng vệ thương mại và so sánh các quy định này với các quy định về phòng vệ thương mại trong khuôn khổ của WTO. Từ đó, đánh giá, xem xét tác động của Hiệp định TPP đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Cụ thể, bài viết phân tích những cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam khi vận dụng các quy định của TPP trong việc đề nghị Chính phủ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và trong việc đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại do Chính phủ nước ngoài áp dụng đối với hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào. Bên cạnh các cơ hội, bài viết cũng nêu lên các thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các quy định của TPP về các biện pháp phòng vệ thương mại. Từ khóa: Phòng vệ thương mại, biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, hiệp định TPP, doanh nghiệp Việt Nam. Abstract The article overviews the provisions of the TPP on trade remedies and compares these provisions with the provisions on trade remedies stated in the WTO framework. Since then, the authors evaluate and consider the impact of the TPP for businesses of Vietnam. Specifically, the article analyzes the business opportunities of Vietnam when applying the provisions of the TPP in the Government proposal to apply trade defense measures towards goods imported into Vietnam and in the deal with trade defense measures applied by foreign governments to goods which Vietnam now exports to. In addition to chances, the article also highlights challenges for Vietnamese enterprises when implementing the provisions of the TPP on trade remedies. Key words: trade remedies, defense measures, anti-dumping, anti-subsidy, the TPP, Vietnamese enterprises 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có khá nhiều công trình nghiên cứu mới đây nghiêm cứu về những biện pháp phòng vệ thương mại nói chung và trong khuôn khổ TPP nói riêng. Có thể kể đến như: Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) (2015), Báo cáo nghiên cứu “Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các FTAs và Cộng đồng Kinh tế ASEAN”. Báo cáo nghiên cứu này đã giới thiệu tổng quan tình hình và hiệu quả sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại của doanh nghiệp Việt nam từ trước tới nay; Đánh giá thực chất về nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh của hàng nhập khẩu từ các FTAs hiện đang đàm phán 195
  2. và Cộng đồng Kinh tế ASEAN tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới; và đề xuất các giải pháp khá cụ thể, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2009), “Hỏi đáp Pháp luật về Chống bán phá giá WTO – Hoa Kỳ - EU”. Cuốn sách giới thiệu một cách tương đối đầy đủ những quy định hiện hành của WTO, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu về việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá dưới dạng các câu hỏi ngắn gọn và những trả lời cụ thể, rõ ràng, xúc tích liên quan đến vấn đề này. Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại (Hội đồng TRC) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam viết về “Tranh chấp về Chống bán phá giá trong WTO”. Cuốn sách bao gồm các bản tóm tắt vụ kiện liên quan tới giải quyết tranh chấp về Chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO; đồng thời cuốn sách đưa ra cái nhìn bao quát và tổng thể cũng như những tình tiết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan tới việc tuân thủ các quy định WTO trong lĩnh vực chống bán phá giá. Võ Khắc Thường, Võ Thành Vinh (2014), Khả năng sử dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế dưới khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 17, tháng 7-8/2014. Bài báo tập trung phân tích một số khía cạnh của vấn đề khả năng sử dụng biện pháp tự vệ thương mại trong khuôn khổ TPP và nghiên cứu lịch sử áp dụng biện pháp tự vệ thương mại của các quốc gia thành viên TPP; từ đó đưa ra một số lưu ý đối với VN. Tuy nhiên, chưa có 1 công trình nghiên cứu trực diện về các biện pháp phòng vệ thương mại trong khuôn khổ TPP, tiến hành so sánh những điểm mới của TPP so với WTO trong quy định về những biện pháp tự vệ, đánh giá những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi vận dụng quy định về phòng vệ thương mại theo quy định của Hiệp định TPP. 2. Phương pháp nghiên cứu Các tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn 2 nhóm đối tượng: (1) là các chuyên gia nghiên cứu về Phòng vệ Thương mại của VCCI và của Cục Quản lý cạnh tranh để làm rõ những cơ sở pháp lý của công cụ phòng vệ thương mại, tìm hiểu những đánh giá của họ về những công cụ phòng vệ thương mại được áp dụng hiện nay, và quan điểm của họ về cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia TPP cũng như khả năng vận dụng những những công cụ phòng vệ thương mại của doanh nghiệp Việt Nam ; (2) là một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng các biện pháp PVTM và doanh nghiệp sử dụng các biện pháp PVTM tại Việt Nam để tìm hiểu về sự hiểu biết của họ về các biện pháp PVTM, những khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng các biện pháp PVTM Các tác giả cũng đã sử dụng việc thu thập thông tin thứ cấp qua một số nguồn như: - Nguồn qua kết quả nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức: trung tâm WTO của VCCI, Tổng cục thống kê, Cục quản lý cạnh trạnh - Nguồn thông tin thu thập qua kết quả thống kê từ các cuộc Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê 196
  3. - Nguồn thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng: các cơ quan báo chí, internet, Bài báo cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phân tích, tổng hợp, thống kê, hệ thống hóa, diễn giải – quy nạp để xử lý dữ liệu phục vụ nghiên cứu. 3. Giới thiệu chung về hiệp định TPP và tác động của hiệp định TPP đến các doanh nghiệp Việt Nam 3.1. Giới thiệu về Hiệp định TPP Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương ( tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, sau đây gọi tắt là Hiệp định TPP) đã được chính thức thông qua vào ngày 5/10/2015 sau 5 năm đàm phán. Hiệp định này đã chính thức được ký kết vào ngày 4/2/2016 bởi Bộ trưởng của 12 quốc gia thành viên tại New Zealand. Tiền thân của hiệp định TPP là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ ngày 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei. Hiệp định này thường được gọi là P4. Từ năm 2008, một số nước là Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam thể hiện ý định tham gia đàm phán TPP. Tại thời điểm năm 2015, hiện nay đã có 12 quốc gia chính thức tham gia đàm phán TPP bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ, Việt Nam. Có thể nhận thấy rằng, tất cả các thành viên của TPP đều là các thành viên của WTO. Do vậy, bên cạnh các nghĩa vụ trong khuôn khổ của TPP, các bên còn phải đảm bảo thực thi các nghĩa vụ trong khuôn khổ của WTO. Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ 21. Hiệp định này được coi là tạo ra tiêu chuẩn, khuôn khổ cơ bản cho quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu. Đây được coi là Hiệp định quan trọng của thế kỷ 21 bởi đã tiếp cận và giải quyết được khá nhiều vấn đề đặt ra cho thương mại toàn cầu hiện nay và đặt ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu. So với các FTA truyền thống, Hiệp định TPP có tham vọng, toàn diện và sâu rộng hơn. Trong thương mại, Hiệp định yêu cầu phải mở cửa thị trường trong lộ trình ngắn, đưa mức thuế gần như về 0%, chỉ trừ một số rất ít mặt hàng nhạy cảm, sẽ được thương lượng qua cơ chế song phương. Trong Hiệp định ký kết với Mỹ trước đây, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế quan cho khoảng 250 sản phẩm, đưa thuế suất về trung bình từ 15 – 20% với lộ trình thực hiện trong 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Hoặc với Hiệp định thương mại hàng hóa trong khuôn khổ của ASEAN, lộ trình giảm thuế kéo dài từ năm 1999 đến 2018, bên cạnh đó Việt Nam vẫn giữ lại một số mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm như gia cầm sống, trứng gà, xăng dầu, không cam kết. Việc tham gia Hiệp định TPP có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam bởi khu vực TPP có dân số trên 800 triệu người, chiếm trên 40% GDP và 1/3 tổng kim ngạch thương mại toàn cầu. Ngoài các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, Hiệp định TPP còn đề cập đến những lĩnh vực mới như lao động, môi trường, thương mại điện tử, lao động, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, . Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp định TPP dành riêng một chương quy định về việc hỗ trợ, trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận các thông tin của Hiệp định như diễn giải các điều khoản của Hiệp định. Hiệp định cũng quy định những cách 197
  4. thức và các doanh nghiệp này có thể tận dụng các quy định của Hiệp định như các quy định về thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, các quy định về đầu tư nước ngoài, về đăng ký kinh doanh, lao động và thuế. Hiệp định cũng quy định về việc thành lập Ủy ban doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ủy ban này sẽ là cơ quan tổ chức, giám sát, rà soát việc thực hiện các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và đưa ra các cách thức để nâng cao hơn nữa lợi ích của Hiệp định đến các doanh nghiệp này thông qua các hoạt động tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ, đào tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, chia sẻ thông tin, cấp vốn thương mại và các hoạt động khác. 3.2. Tác động chung của TPP đến các doanh nghiệp Việt Nam Trên cơ sở nội dung của Hiệp định TPP, có thể khái quát được một số lợi ích và những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể thu được từ TPP cũng như những thách thức đặt ra khi TPP phát sinh hiệu lực như sau: Những lợi ích và thách thức về mặt thuế quan đối với doanh nghiệp Việt Nam Hiệp định TPP được coi là một FTA lớn nhất hiện nay. Hiệp định này hướng tới việc mở cửa thị trường toàn diện (cắt giảm gần như toàn bộ 100% thuế quan, trừ một số ít mặt hàng nhạy cảm xử lý qua kênh song phương). Do vậy, hàng hóa Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường nước ngoài với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0%. Theo đánh giá của các chuyên gia, lợi ích này không chỉ dừng lại ở các nhóm mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, giầy dép, mà nó còn tạo động lực để nhiều mặt hàng khác gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Sau khi Hiệp định TPP phát sinh hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu hàng chế biến nhiều hơn. Ví dụ đối với mặt hàng vali, túi sách, thì mức thuế nhập khẩu vào các thị trường như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Peru sẽ được cắt bỏ hoàn toàn khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Ngoài ra phần lớn các hàng công nghiệp chế tạo, thiết bị điện, điện tử cũng có mức thuế nhập khẩu bằng 0% ngay khi TPP có hiệu lực. Cần lưu ý rằng, lợi thế từ thuế quan không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam, mà còn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào thị trường Việt Nam. Bởi Việt Nam hướng đến cam kết 100% mặt hàng, trừ một số ít các mặt hàng hạn ngạch thuế quan đang áp dụng hiện nay. Cụ thể, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 65,8% số dòng thuế sẽ có thuế suất 0%. Vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, con số dòng thuế có thuế suất 0% lên đến 86,5%, vào năm thứ 11 là 97,8%. Các mặt hàng còn lại, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình tối đa là năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải có sự chuẩn bị để sẵn sàng cạnh tranh với các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Khi Hiệp định TPP phát sinh hiệu lực, mức thuế bằng 0% sẽ khiến cho lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh. Đặc biệt là một số mặt hàng như dệt may, giày dép, gạo, sữa và sản phẩm sữa, đa số các sản phẩm nhựa, giấy, đồ gỗ, Các doanh nghiệp của Việt Nam nếu không có sự chuẩn bị trước, sẽ khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp Việt Nam trên chính thị trường của mình. Những lợi ích và thách thức về mặt tiếp cận thị trường đối với doanh nghiệp Việt Nam Lợi ích này được đánh giá cả ở lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ lẫn đầu tư. 198
  5. Đối với thương mại hàng hóa, việc chính thức trở thành thành viên của TPP, nhiều hàng hóa của Việt Nam có thể tiếp cận được thị trường nước ngoài với mức thuế về 0%. Nếu như trong khuôn khổ của WTO, nhiều mặt hàng được các quốc gia bảo lưu hoặc vẫn áp mức thuế đáng kể, ví dụ như nhôm, đồ nhựa, nylon, các sản phẩm sợi tổng hợp, nguyên liệu làm sợi cacbon, thì này, theo cam kết trong TPP, các thành viên sẽ phải đưa mức thuế về 0 ngay lập tức hoặc theo lộ trình ngắn. Ngoài ra, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam cũng sẽ cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài với mức thuế được giảm tới 90%, thậm chí nhiều dòng thuế về 0% . So với các nước thành viên TPP khác, Việt Nam là một nước có thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp. Do vậy, TPP mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội được tiếp cận thị trường một cách rộng rãi. Một số nước như Nhật, Mexico, các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận do mức thuế suất áp dụng còn cao hoặc không đồng đều với một số quốc gia khác. Ví dụ, mức thuế suất áp dụng đối với sản phẩm cá ngừ của Việt Nam vào Nhật Bản dao động từ 6,4 – 7%, trong khi mức áp dụng đối với sản phẩm này từ Thái Lan, Philippines vào Nhật Bản lại là 0%. Hoặc đối với sản phẩm gạo, hiện nay Mexico đang áp dụng mức thuế suất là 20%, Nhật Bản áp mức thuế rất cao là 1066%, do vậy, lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường này là không cao. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít thách thức khi tham gia TPP. Mặc dù Việt Nam có lợi thế đối với sản xuất nông nghiệp nói chung nhưng đối với ngành chăn nuôi, Việt Nam lại không có nhiều lợi thế so với các thành viên khác của TPP. Có thể xếp Việt Nam vào nhóm ít có thuận lợi nhất về chăn nuôi trong số các nước thành viên TPP. Trong khi đó các nước như Hoa Kỳ, Australia, New Zealand là những nước có lợi thế nhất do không gian rộng lớn và tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm tới 70 – 80%. Do vậy, khi TPP có hiệu lực, chắc chắn các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải chịu cạnh tranh hết sức khốc liệt bởi các sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường này. Không chỉ các sản phẩm chăn nuôi, các sản phẩm nông nghiệp khác của Việt Nam cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt do sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước khác vào Việt Nam. Đối với ngành trồng trọt, nếu như các sản phẩm lúa, gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều có cơ hội cạnh tranh trên thị trường nước ngoài thì các sản phẩm như ngô, đậu tương, mía đường sẽ khó có thể cạnh tranh ở nước ngoài mà ngay cả trên thị trường Việt Nam, do áp lực về hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng đều kém hơn so với các sản phẩm tương đồng của nước ngoài. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về kỹ thuật, về vệ sinh dịch tễ cũng là những rào cản gây khó khăn không nhỏ đối với các sản phẩm của Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài. Dù các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý đến các hàng rào phi thuế quan này, bởi sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực thì các rào cản phi thuế quan là xu hướng được sử dụng bởi các nước thành viên. Với yêu cầu cắt giảm hoàn toàn thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm giữa các thành viên của Hiệp định TPP, có thể thấy việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là hết sức khó khăn. Như đã biết, đến 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ. Các doanh nghiệp 199
  6. này chắc chắn sẽ phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp nước ngoài khác ở thị trường nước ngoài. Do vậy, ngoài các quy định khung của Hiệp định TPP, các doanh nghiệp còn phải biết được pháp luật của nước nhập khẩu hàng để có thể đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như các quy định liên quan đến phòng vệ thương mại. Đây chính là các rào cản lớn đối với khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi Hiệp định TPP phát sinh hiệu lực. Việc Hiệp định TPP dành một chương để quy định về những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là một công cụ tốt cho doanh nghiệp Việt Nam để có thể tiếp cận thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, để có thể sử dụng được công cụ này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm được nội dung quy định của TPP về chính các công cụ đó. 4. Thực trạng đối phó và vận dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của doanh nghiệp Việt Nam Với xu hướng mở cửa hoàn toàn thị trường được quy định trong các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là trong TPP, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối phó không chỉ với những hành vi cạnh tranh lành mạnh mà còn cả những hành vi cạnh tranh không lành mạnh đến từ doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, với các cam kết từ Hiệp định TPP, một sự mở cửa sâu, rộng cho các mặt hàng, dịch vụ từ các Bên của Hiệp định chắc chắn gây không ít khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, ở trường hợp này, các biện pháp phòng vệ thương mại có thể được coi là một công cụ hữu hiệu để giúp ngăn cản được những tác hại của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những thiệt hại nghiêm trọng mà hành vi cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài gây ra. Ở thị trường nước ngoài, việc hiểu và vận dụng được các quy định về biện pháp phòng vệ thương mại cũng sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường nước ngoài. Bởi trong nhiều trường hợp, do không nắm được các quy định về phòng vệ thương mại, doanh nghiệp không thể đối phó được các cuộc điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại do Chính phủ nước ngoài thực hiện. Hệ quả dẫn đến là doanh nghiệp phải chịu nhiều thiệt hại do việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại gây ra, thậm chí dẫn đến tình trạng khó có thể tiếp cận thị trường đó do mức thuế suất phòng vệ thương mại là rất cao, khiến doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được. Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được một lượng lớn các sản phẩm ra nước ngoài. Với biểu đồ về tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với các châu lục 11 tháng của năm 2015 (biểu đồ 1), có thể thấy hiện nay cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tập trung chủ yếu ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ, mà chưa chú trọng đến các thị trường châu Phi, châu Đại Dương. Tuy nhiên, khi Hiệp định TPP có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hóa sang các nước châu Đại Dương, đặc biệt là Úc và New Zealand. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp các doanh nghiệp đỡ gặp rủi ro hơn khi phải đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại do Chính phủ một nước nhập khẩu nào đó áp dụng. Biểu đồ 1: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với các Châu lục 11 tháng/2015 200
  7. Nguồn: Tổng cục Hải quan Trong top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong hai năm 2014-2015 (biểu đồ 2), có thể thấy sự đa dạng về loại mặt hàng. Bên cạnh các mặt hàng thiết bị, máy tính, linh kiện điện tử, các mặt hàng thủy sản, dệt may, giầy dép, túi, ví, vali, mũ, cũng là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngoài ra, những sản phẩm nông nghiệp như cà phê, gạo cũng là những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam rất có nhiều cơ hội xuất khẩu những mặt hàng này sang một số thị trường trước đây được coi là khá đóng đối với doanh nghiệp Việt Nam như Nhật Bản, Mexico, Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chính của Việt Nam năm 2014-2015 Nguồn: Tổng cục Hải quan Tuy nhiên, thành công của xuất khẩu đồng nghĩa với nguy cơ hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với các biện pháp PVTM do Chính phủ nước ngoài áp dụng. Các vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), tính từ năm 1994 đến nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã đối mặt với gần 100 vụ kiện phòng vệ thương mại từ các thị trường nước ngoài, trong đó phần lớn là vụ kiện bán phá giá, chống trợ cấp. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao có nhiều nguy cơ đối mặt với các vụ kiện nhiều nhất như: Da giày, thép, tôm, cá basa Với tổng số vụ điều tra được tiến hành bởi Chính phủ nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì đa số đã dẫn đến việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Nhìn vào biểu đồ 3, ta có thể thấy có tới 36 vụ kiện chống bán phá giá trong 201
  8. tổng số 70 vụ kiện dẫn đến việc Chính phủ áp dụng biến pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng của Việt Nam. Tỷ lệ tương tự cũng được nhìn nhận ở các vụ kiện chống trợ cấp. Đối với vụ kiện liên quan đến biện pháp tự vệ thì tỷ lệ vụ việc dẫn đến áp dụng biện pháp tự vệ có vẻ thấp hơn. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay biện pháp đang được nhiều Chính phủ quốc gia áp dụng. Đặc biệt là khi Hiệp định TPP phát sinh hiệu lực. Nguyên nhân của hiện tượng này sẽ được giải thích trong phần phân tích quy định của Hiệp định TPP về biện pháp phòng vệ thương mại ở phần tiếp theo. Biểu đồ 3: Số lượng các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài (tính tới 10/2015) Nguồn: Hội đồng tư vấn Phòng vệ thương mại – VCCI Về phần mình, các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thực sự chủ động trong việc đề xuất Chính phủ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Như đã nêu ở trên, việc mở cửa thị trường không chỉ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đã không tận dụng được các biện pháp phòng vệ thương mại và sử dụng được các biện pháp này như công cụ để bảo vệ ngành sản xuất của mình. Theo số liệu của Hội đồng tư vấn Phòng vệ thương mại đưa ra, tính tới tháng 10 năm 2015, mới chỉ có 3 vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ được doanh nghiệp Việt Nam khiếu nại đến Bộ Công thương, và chỉ 1 vụ dẫn đến việc áp dụng biện pháp tự vệ. Đối với biện pháp chống bán phá giá tỷ lệ này là 1/1. Còn đối với biện pháp chống trợ cấp thì hiện nay chưa có một yêu cầu nào từ phía doanh nghiệp Việt Nam. Các con số này cho chúng ta thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thực sự chú trọng đến việc vận dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để đối phó lại với lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Biểu đồ 4: Số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam (tính tới 10/2015) 202
  9. Nguồn: Hội đồng tư vấn Phòng vệ thương mại – VCCI Theo điều tra mới nhất của Trung tâm WTO của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với 107 doanh nghiệp thuộc mọi hình thức pháp lý, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước – chiếm 87% số phản hồi. Đa phần doanh nghiệp đã có hiểu biết sơ bộ về các biện pháp phòng vệ thương mại (63%), tuy nhiên số doanh nghiệp hiểu sâu để có thể vận dụng các biện pháp này lại là rất ít (2%). Vẫn còn một lượng lớn các doanh nghiệp không biết hoặc chỉ biết sơ qua về biện pháp phòng vệ thương mại (chiếm tới 35% tổng số doanh nghiệp). Tình trạng này dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với các biện pháp PVTM do Chính phủ nước ngoài áp dụng cũng như vận dụng các biện pháp PVTM để bảo vệ sản phẩm của mình trước tình trạng nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam. Biểu đồ 5: Mức độ hiểu biết của DN Việt Nam về các biện pháp PVTM Nguồn: Trung tâm WTO - VCCI Với đặc thù của một nền kinh tế nhỏ, quy mô nhỏ và nguồn vốn ít, số lượng DNNVV ở Việt Nam chiếm đa số tuyệt đối số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có tới 97% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2015 là DNNVV. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong cuộc đua giành thị trường với các công ty nước ngoài không chỉ ở trên thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước. 203
  10. Biểu đồ 6: Cơ cấu DNNVV Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 Nguồn: Tổng cục Thống kê 5. Khái quát về các biện pháp phòng vệ thương mại theo hiệp định TPP Hiệp định TPP dành một trong số 30 chương của Hiệp định TPP để quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại, Chương 6- Phòng vệ thương mại. Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: Biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ. Cả ba biện pháp chống bán phá giá, tự vệ hay chống trợ cấp đều áp dụng trong thương mại hàng hóa, chứ không phải trong thương mại dịch vụ. Về mặt bản chất, đây là các công cụ của các quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của mình hoặc hỗ trợ một ngành, một lĩnh vực sản xuất của đất nước. Ba công cụ này hướng tới 3 hiện tượng: (1) Bán phá giá; (2) Trợ cấp; (3) Tình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại. Trong khuôn khổ của WTO, các biện pháp này đều được quy định tại các hiệp định riêng: Hiệp định về chống bán phá giá, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định về biện pháp tự vệ trong thương mại, bên cạnh quy định chung tại Điều VI của GATT 1994. Ngoài ra, WTO còn có riêng Hiệp định về nông nghiệp điều chỉnh về các biện pháp trợ cấp trong lĩnh vực này. Đây đều là các biện pháp áp dụng tại biên giới lãnh thổ. Các biện pháp này là thường các biện pháp về mặt thuế quan hoặc hạn ngạch. Một biện pháp phòng vệ thương mại chỉ có thể được thực hiện sau khi đã tiến hành điều tra và xác định được bằng chứng cho thấy các điều kiện để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đã được đáp ứng. Cụ thể, các điều kiện này là lượng nhập khẩu có những đặc thù và đã gây ra những thiệt hại nhất định cho nền kinh tế của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa biện pháp tự vệ với biện pháp trợ cấp và biện pháp chống bán phá giá. Nếu như biện pháp trợ cấp và biện pháp chống bán phá giá là nhằm chống lại hoặc triệt tiêu tác hại của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì biện pháp tự vệ lại được sử dụng trong trường hợp không có hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào xảy ra. 204
  11. Nếu như biện pháp chống bán phá giá và biện pháp trợ cấp là những biện pháp chỉ hướng tới một số chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì biện pháp tự vệ phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử với hàng hóa từ các nước xuất khẩu khác nhau. 5.1. Quy định của TPP với của WTO về phòng vệ thương mại Hiệp định TPP dành Chương 6 gồm 2 mục: Mục A quy định về biện pháp tự vệ còn Mục B quy định về Thuế chống bán phá phá giá và thuế chống trợ cấp. Về cơ bản, Hiệp định TPP khẳng định quyền và nghĩa vụ của các bên được ghi nhận trong khuôn khổ của WTO. Do vậy, các biện pháp phòng vệ thương mại mà các bên được quyền áp dụng trong khuôn khổ của WTO sẽ được quyền áp dụng trong khuôn khổ của TPP. Về các biện pháp tự vệ được quyền áp dụng Hiệp định TPP quy định rõ tại Điều 6 khoản 2.4 việc loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ quy định tại Chương 6 này đối với sản phẩm nhập khẩu bất kỳ trong danh mục hạn ngạch thuế quan được các Bên ban hành theo Hiệp định này (Appendix A Phụ lục 2-D). Bên áp dụng biện pháp tự vệ theo Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ có thể loại trừ hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục Appendix A của Hiệp định TPP ra khỏi biện pháp tự vệ, nếu hàng hóa nhập khẩu đó không gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc không có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng. Như vậy, có thể thấy điểm mới của TPP so với WTO trong quy định về biện pháp tự vệ, thể hiện ở 2 điểm sau: Thứ nhất, Hiệp định TPP nêu rõ nghĩa vụ không áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được Bên đó ban hành theo Hiệp định TPP. Như vậy, nếu một Bên ban hành danh sách các loại hàng hóa chỉ được nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, thì sẽ không được quyền áp dụng biện pháp tự vệ lên các hàng hóa đó nữa. Đây là điểm tiến bộ của Hiệp định TPP so với Hiệp định tự vệ của WTO trong việc quy định rõ ràng nghĩa vụ này. Thứ hai, Hiệp định TPP cho phép Bên đang áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số hàng hóa căn cứ theo Điều XIX GATT 1994, nhưng lại thuộc danh mục các hàng hóa chỉ được nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được nêu trong Appendix A của Biểu thuế của mình tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan) có thể loại trừ các hàng hóa này ra khỏi biện pháp tự vệ, mà không vi phạm quy định tối huệ quốc, nếu hàng hóa đó không gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc không có nguy cơ gây thiệt hại nghiệm trọng. Đây cũng là điểm mới mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý để có thể vận dụng trong thực tiễn. Ngoài biện pháp tự vệ được áp dụng trong khuôn khổ của WTO, Hiệp định còn quy định mới một loại biện pháp tự vệ mà các Bên có quyền được áp dụng. Đó là biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Các Bên được quyền áp dụng một biện pháp tự vệ chuyển tiếp trong giai đoạn chuyển tiếp trong một số trường hợp nhất định. Giai đoạn chuyển tiếp được hiểu là giai đoạn 3 năm bắt đầu từ ngày có hiệu lực của Hiệp định TPP, trừ trường hợp việc xóa bỏ thuế quan áp dụng đối với mặt hàng đó được xác định trong một khoảng thời gian dài hơn, khi đó giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn xóa bỏ thuế quan đã được định trước cho mặt hàng đó. 205
  12. Các trường hợp được thực hiện biện pháp tự vệ chuyển tiếp: (a) Khi việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan dẫn đến tình trạng số lượng nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ của một Bên tăng lên và gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp; hoặc (b) Khi việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan dẫn đến tình trạng số lượng nhập khẩu một mặt hàng có xuất xứ của hai hoặc nhiều Bên tăng lên và gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước sản xuất hàng tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp, với điều kiện Bên áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp phải chứng minh được rằng số lượng nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ đó từ mỗi Bên đã tăng lên từ ngày Hiệp định TPP có hiệu lực đối với các Bên đó. Các loại biện pháp tự vệ chuyển tiếp được áp dụng: + Tạm ngưng giảm thuế đối với mặt hàng đó theo quy định của Hiệp định + Tăng thuế suất đối với hàng hóa nhưng không được vượt quá bất kỳ mức nào trong các mức sau: Thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực từ thời điểm mà biện pháp được áp dụng và Thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định có hiệu lực đối với bên đó. Như vậy, theo quy định của Hiệp định TPP, hạn ngạch thuế quan và hạn chế về mặt số lượng không phải là biện pháp tự vệ chuyển tiếp được phép áp dụng. Về thời gian áp dụng biện pháp tự vệ chuyển đổi: + Được quyền áp dụng không quá hai năm và chỉ được gia hạn tối đa 1 năm, theo đúng thủ tục được quy định tại Điều 6.5 Hiệp định. + Không được quyền duy trì áp dụng biện pháp này khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc. + Phải dần nới lỏng việc áp dụng theo từng giai đoạn trong thời gian áp dụng. + Chỉ được áp dụng một biện pháp tự vệ một lần đối với cùng một mặt hàng. Quyền áp dụng biện pháp biện tự vệ chuyển tiếp của mỗi Bên được đổi lại bằng nghĩa vụ bồi thường của Bên đó đối với các Bên có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Bồi thường được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận song phương, dưới hình thức thuế suất ưu đãi có các tác động thương mại tương đương với giá trị các khoản thuế bổ sung do áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Nếu các Bên không thể thỏa thuận được về bồi thường tự do hóa thương mại trong vòng 30 ngày thì Bên có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp có quyền đình chỉ áp dụng thuế suất ưu đãi tương đương đối với thương mại với Bên áp dụng biện pháp chuyển tiếp. Về số biện pháp tự vệ tối đa được quyền áp dụng Hiệp định TPP liệt kê một cách rõ ràng những biện pháp tự vệ mà một Bên của Hiệp định có thể được áp dụng tối đa đối với cùng một mặt hàng tại cùng một thời điểm. Đó là một trong số bốn biện pháp sau: (1) Biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo quy định của Chương 6; (2) Biện pháp tự vệ theo Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ; 206
  13. (3) Biện pháp tự vệ quy định tại Appendix B của Biểu thuế tại Phụ lục 2-D (Xóa bỏ thuế quan); (4) Một hành động khẩn cấp theo Chương 4 (Dệt may). Về mặt thủ tục: Hiệp định TPP quy định thêm các yêu cầu về mặt thủ tục áp dụng đối với biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Theo đó, Hiệp định TPP công nhận và áp dụng các quy định của Hiệp định Tự vệ của WTO liên quan đến thủ tục điều tra như là một bộ phận của Hiệp định TPP, kèm theo những sửa đổi được quy định tương ứng trong Hiệp định này. Ngoài ra, Hiệp định TPP còn có quy định thêm yêu cầu đối với các Bên về thông báo và tham vấn. Về cơ chế giải quyết tranh chấp Hiệp định TPP cho phép các Bên được quyền áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định này nếu có tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này hoặc nếu một Bên cho rằng một Bên khác đã hoặc sẽ áp dụng những biện pháp rõ ràng hoặc có thể không phù hợp với nghĩa vụ của Hiệp định này hay Bên đó không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này. Đối với biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp Hiệp định TPP dành mục B của Chương 6 để quy định về biện pháp chống bán giá và biện pháp chống trợ cấp. Hiệp định khẳng định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến thủ tục tố tụng hoặc các biện pháp được thực hiện theo Điều VI của GATT 1994, Hiệp định chống bán phá giá (sau đây viết tắt là Hiệp định AD) hoặc Hiệp định về Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (sau đây viết tắt là Hiệp định SCM). Ngoài ra, Hiệp định TPP còn công nhận một số thực tiễn điều tra hiệu quả được áp dụng trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp bảo vệ các nhà sản xuất nội địa trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tóm lại Đối với cả ba biện pháp, Hiệp định TPP khẳng định quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ của WTO được quy định trong GATT 1994 và trong các hiệp định có liên quan (Hiệp định AD, Hiệp định SCM, Hiệp định tự vệ). Hiệp định TPP cũng khẳng định rõ không trao quyền hay áp đặt nghĩa vụ đối với các bên liên quan đến thủ tục tố tụng hoặc các biện pháp được thực hiện theo Điều VI của GATT 1994, Hiệp định AD hoặc Hiệp định SCM. Riêng đối với biện pháp tự vệ, Hiệp định TPP chỉ quy định thêm một nghĩa vụ đối với Bên tiến hành điều tra tự vệ phải cung cấp cho các Bên khác một bản điện tử của thông báo cho Ủy ban WTO về Biện pháp tự vệ theo Điều 12.1 (a) của Hiệp định Tự vệ. Về cơ bản, các quy định của TPP về các biện pháp phòng vệ thương mại được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và tiếp tục vận dụng các quy định của WTO về vấn đề này. Nói một cách khác, các thành viên của TPP sẽ được quyền áp dụng các quy định về phòng vệ thương mại của WTO trong quan hệ giữa các bên theo Hiệp định TPP. Hiệp định TPP cũng khẳng định không trao thêm quyền, không áp đặt thêm nghĩa vụ cho Thành viên về biện pháp tự vệ và chống bán giá được quy định trong khuôn khổ của WTO, trừ một số quy định làm rõ hơn về thủ tục liên quan đến biện pháp tự vệ. 207
  14. Điểm khác biệt quan trọng của Hiệp định TPP về biện pháp tự vệ so với quy định của WTO là cho phép áp dụng, trong một số hoàn cảnh đặc biệt, các biện pháp tự vệ (bằng việc tăng tạm thời mức thuế) nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước những thiệt hại do lượng nhập khẩu tăng đột biến do áp dụng các quy định của Hiệp định trong thời gian chuyển đổi. Các biện pháp này có thể được kéo dài đến 2 năm. Thời gian này có thể được kéo dài thêm 1 năm nếu cơ quan có thẩm quyền của Thành viên áp dụng xác định rằng việc gia hạn là cần thiết để ngăn chăn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo điều kiện cho sự thích nghi. Các thành viên phải tuân thủ các quy định về nội dung và hình thức được quy định trong Hiệp định khi áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời này. Hiệp định cũng yêu cầu thành viên áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời (trong thời gian chuyển đổi này) phải tham vấn, thỏa thuận bồi thường đối với các nước có hàng hóa là đối tượng bị áp dụng biện pháp. Các thành viên không được áp dụng nhiều hơn một loại biện pháp phòng vệ đối với cùng một loại hàng hóa trong cùng một thời điểm. Các thành viên cũng:  Đảm bảo rằng các biện pháp tự vệ không được sử dụng như một rào cản đối với thương mại, mà chỉ giới hạn ở những biện pháp khắc phục hợp pháp tình trạng thiệt hại xảy ra.  Tuân thủ những yêu cầu về mặt nội dung và hình thức đối vớicác biện pháp tự vệ thương mại. Quy định của TPP về phòng vệ thương mại có thể hiểu là quy định WTO cộng (+) . Có nghĩa là các quy định của WTO vẫn bắt buộc áp dụng đối với các thành viên của TPP. Cơ chế các biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng trong khuôn khổ của WTO là cơ chế nền tảng để áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng trong khuôn khổ của TPP. Điểm cộng (+) so với quy định của WTO thể hiện ở : - Quy định về thủ tục quy định đối với Thành viên của Hiệp định TPP khi bắt đầu cuộc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ - Quy định cho phép thành viên của TPP được quyền áp dụng những biện pháp tự vệ trong thời gian chuyển đổi. - Giới hạn một số biện pháp tự vệ mà các Bên được phép thực hiện đối với một mặt hàng tại cùng một thời điểm - Việc công nhận một số thực tiễn điều tra hiệu quả được áp dụng trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp bảo vệ các nhà sản xuất nội địa trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 5.2. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi vận dụng quy định về phòng vệ thương mại theo quy định của Hiệp định TPP Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đề nghị, thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, sự trợ giúp từ phía Ban quản lý Hiệp định. Như đã nêu ở trên, Hiệp định TPP dành một chương (Chương 17) quy định về sự trợ giúp về mặt kỹ thuật, về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây viết tắt là DNNVV) để tận dụng cơ hội thương mại theo Hiệp định này. Hiệp định TPP còn thành lập một Ủy ban về DNNVV bao gồm đại diện chính phủ của mỗi Bên. Đây là những quy định rất có lợi cho các DN Việt Nam biết rằng đại đa số các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay là DNNVV. Các DNNVV 208
  15. của Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng các quy định này. Bởi một trong những mục tiêu của Hiệp định đó là cải thiện khả năng của các DNNVV tham gia vào cơ hội thương mại và đầu tư mà Hiệp định này tạo ra, giúp DNNVV tham gia và hội nhập hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu. + Đối với các biện pháp phòng vệ thương mại nói riêng: Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có những cơ hội nhất định. Như đã phân tích ở trên về những quy định đặc thù của Hiệp định TPP so với quy định của WTO. Việc Hiệp định TPP nêu rõ nghĩa vụ không áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa thuộc danh mục áp dụng hạn ngạch thuế quan giúp các doanh nghiệp biết trước được hàng hóa do mình sản xuất có hay không là biện pháp tự vệ bằng việc tham khảo các biểu cam kết của từng nước tham gia TPP về các hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở hạn ngạch thuế quan. Ví dụ, trong biểu cam kết của Mỹ thì đường và một số sản phẩm chứa đường của Việt Nam sẽ thuộc danh mục này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các sản phẩm này sẽ không thể là đối tượng của biện pháp tự vệ nữa. Mỗi nước có phương thức đưa ra các hàng hóa thuộc danh mục hạn ngạch thuế quan khác nhau. Nếu như Mỹ hướng tới sản phẩm nhập khẩu từ từng Bên cụ thể, thì Canada phần lớn lại đưa ra các hạn chế trên cơ sở từng loại mặt hàng, trong đó có sữa, trứng, gà, Trên cơ sở rà soát các biểu cam kết của từng nước liên quan đến hạn ngạch thuế quan, các DN có thể nắm được những mặt hàng nào không thể là đối tượng của biện pháp tự vệ. Căn cứ toàn văn Hiệp định TPP được công bố, trong số 12 nước thành viên thì hiện nay có Canada, Nhật Bản, Malaysia, Hoa Kỳ và Việt Nam có biểu cam kết về hạn ngạch thuế quan. Các sản phẩm thuộc danh mục hạn ngạch thuế quan mà các nước đưa ra là lúa mì, phô mai, bột sữa, sản phẩm từ sữa, đường, dầu ăn, cà phê, sô cô la, Có thể thấy các sản phẩm được nêu trong danh mục hạn ngạch thuế quan là các sản phẩm nông nghiệp. Riêng đối với Việt Nam, các sản phẩm được nêu trong danh mục này lại là các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm thuốc lá. + Trong trường hợp hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất đang là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ theo Hiệp định Tự vệ của WTO, mà lại thuộc danh mục áp dụng hạn ngạch thuế quan của các Bên của Hiệp định thì doanh nghiệp Việt Nam có thể, thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, kiến nghị Chính phủ nước áp dụng loại trừ hàng hóa này ra khỏi đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ, nếu chứng minh được hàng hóa đó không gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc không có nguy cơ gây thiệt hại nghiệm trọng. + Việc giới hạn số biện pháp tự vệ được quyền áp dụng đối với một sản phẩm tại một thời điểm cũng là một điểm có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi quy định này làm giảm rủi ro một hàng hóa có thể chịu nhiều biện pháp tự vệ cùng một lúc. Hiệp định đã liệt kê ra 4 biện pháp và một mặt hàng sẽ chỉ là đối tượng áp dụng của một trong số bốn biện pháp tự vệ tại cùng một thời điểm. Để xác định được hàng hóa của doanh nghiệp mình có thể là đối tượng của biện pháp tự vệ nào, trước tiên, các doanh nghiệp cần phải nắm được hàng hóa của mình có thuộc danh mục áp dụng hạn ngạch thuế quan do các Bên cam kết trong Appendix A của Phụ lục-2D không. Nếu thuộc danh mục này thì sản phẩm đó sẽ không thể là đối tượng của biện pháp tự vệ toàn cầu, cũng như biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Tiếp đến, doanh nghiệp cần tra cứu biểu cam kết của các Bên trong Appendix B. Bởi, theo quy định của Hiệp định TPP, một mặt hàng cũng có thể là đối tượng của biện pháp tự vệ được nêu trong biểu cam kết Appendix B của các Bên. Tuy nhiên, hiện chỉ có Canada, Nhật Bản, Mexico, Hoa Kỳ có nêu về quyền áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số mặt hàng có xuất xứ từ một số Bên nhất 209
  16. định. Do vậy, nếu hàng hóa của doanh nghiệp không được nêu trong biểu cam kết Appendix B, thì sẽ không phải là đối tượng của biện pháp tự vệ này. Trong trường hợp, hàng hóa của doanh nghiệp là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ được quy định tại Điều XIX GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ, hàng hóa đó sẽ không thể là đối tượng của biện pháp tự vệ khác. Ngoài ra, như đã nêu ở trên, doanh nghiệp còn có thể đề nghị Chính phủ nước áp dụng loại bỏ hàng hóa của mình ra khỏi danh sách áp dụng biện pháp tự vệ nếu chứng minh được hàng hóa đó không gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc không có nguy cơ gây thiệt hại nghiệm trọng. Riêng đối với mặt hàng dệt may, trong trường hợp một Bên đã thực hiện hoặc duy trì một hành động khẩn cấp đối với một mặt hàng dệt may thì mặt hàng dệt may này không được là đối tượng hoặc trở thành đối tượng của một biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo quy định tại Chương 6 của Hiệp định TPP, hoặc một biện pháp tự vệ do một Bên thực hiện theo Điều XIX của GATT 1994 hoặc Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ. Đây cũng là quy định mà các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may cần chú ý để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi là đối tượng của biện pháp tự vệ do Chính phủ nước khác áp dụng. Đối với biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, Hiệp định TPP không quy định mới về các biện pháp này, do vậy, doanh nghiệp cần phải hiểu về các quy định của WTO để vận dụng và đối phó của các biện pháp phòng vệ thương mại. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội đề nghị Chính phủ Việt Nam áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện áp dụng. Cụ thể, các doanh nghiệp có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương áp dụng biện pháp tự vệ căn cứ vào Hiệp định Tự vệ của WTO, hoặc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp căn cứ vào Hiệp định TPP, hoặc biện pháp khẩn cấp áp dụng cho các mặt hàng dệt may nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với các biện pháp chống bán phá giá hay chống trợ cấp, các doanh nghiệp vẫn tuân theo các quy định của các Hiệp định SCM và Hiệp định AD trong khuôn khổ của WTO. Những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam + Khi Hiệp định TPP phát sinh hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với các biện pháp tự vệ chuyển tiếp, đặc thù của Hiệp định TPP, trong giai đoạn tối đa là 3 năm kể từ thời điểm TPP phát sinh hiệu lực. Các quốc gia thành viên sẽ có thể áp dụng nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp trong nước mình. Khi đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ này khi xuất khẩu ra một thị trường nhất định. Để ứng phó được, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý những điểm sau: (1) Nắm rõ các quy định của Hiệp định TPP về biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Các doanh nghiệp cần phải nắm chắc được điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, các loại biện pháp được áp dụng cũng như thời hạn được áp dụng. Nếu doanh nghiệp thấy rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp không đáp ứng được các quy định của Hiệp định TPP thì hoàn toàn có quyền khiếu nại Chính phủ nước áp dụng hoặc thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của TPP. 210
  17. (2) Không xuất khẩu ồ ạt hàng hóa đến một thị trường nhất định. Cần phân tán lượng hàng xuất khẩu ra các thị trường khác nhau. Cũng lưu ý rằng, khác với điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thông thường, chỉ cần Bên áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp chứng minh được rằng một mặt hàng nhập khẩu đến từ hai hoặc nhiều Bên gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước sản xuất hàng tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp, thì có quyền áp dụng. Do vậy, các doanh nghiệp cần hết sức chú ý, khảo sát tình hình thị trường hoặc thông qua các Hiệp hội ngành nghề nắm được tình hình xuất khẩu mặt hàng đó tại nước ngoài để tránh tình trạng hàng hóa của mình và nhiều doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước xuất khẩu ồ ạt vào một thị trường nhất định. + Theo cam kết riêng của Nhật Bản và Hoa Kỳ, hai quốc gia này bảo lưu quyền áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số hàng hóa được nêu trong Appendix B của Phụ lục 2D. Nhật Bản bảo lưu quyền áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm nông nghiệp (Appendix B-1) và đối với một số sản phẩm đồ gỗ (Appendix B-2). Trong khi đó, Hoa Kỳ bảo lưu quyền áp dụng này đối với một số sản phẩm nông nghiệp được nêu trong Appendix B. Tuy nhiên, bảo lưu của Hoa Kỳ chỉ hướng đến một số sản phẩm nhất định nhập khẩu từ một số quốc gia nhất định trong đó không có Việt Nam. Do vậy, đối với Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không phải lo ngại về việc Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số hàng hóa đặc biệt nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng vẫn phải hết sức thận trọng đối với biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo quy định của Hiệp định TPP và biện pháp tự vệ áp dụng căn cứ theo quy định tại Điều XIX GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ trong khuôn khổ của WTO. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam hết sức lưu ý đến các biện pháp khẩn cấp mà chính phủ các Bên có quyền áp dụng theo Hiệp định TPP. Biết rằng, mặt hàng dệt may là một trong số những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Đối với bảo lưu của Nhật Bản hướng tới một số sản phẩm nhập khẩu từ tất cả các quốc gia như thịt bò, thịt lợn, cam tươi, bột whey, các sản phẩm gỗ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng hết sức lưu ý đến các sản phẩm này khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Gỗ là một trong số Top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu một lượng lớn gỗ và các sản phẩm gỗ vào các thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, với bảo lưu của Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm soát được lượng xuất khẩu vào Nhật Bản để tránh nguy cơ bị áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này. Tóm lại với việc giảm mức quan đến mức 0% sau khi Hiệp định TPP phát sinh hiệu lực ở hầu hết các sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam vừa có cơ hội và cả thách thức. Thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam không chỉ ở các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu về đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, mà còn ở nguy cơ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của chính phủ các quốc gia nhập khẩu. Chính vì vậy, việc hiểu các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung và các đặc thù được quy định trong Hiệp định TPP sẽ là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc đối phó và vận dụng các quy định này trong thực tiễn. KẾT LUẬN 211
  18. Trong khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu trơ thanh đối tượng của hang trăm vụ kiện phòng vệ thương mại ở thi trương nước ngoài thì số vụ kiên tư vê va kiện chông ban pha giá do Việt Nam thực hiện mới chỉ là vài ba vụ. Bài viết mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp về các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung và các đặc thù được quy định trong Hiệp định TPP, chỉ ra những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi vận dụng quy định về phòng vệ thương mại theo quy định của Hiệp định TPP từ đó giúp doanh nghiệp chủ động đối phó và vận dụng hiệu quả những quy định này trong thực tiễn. 212
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại (Hội đồng TRC), VCCI (2013), “Tranh chấp về Chống bán phá giá trong WTO” [2] Bùi Xuân Lưu (2001), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hôi, Hà Nội [3] Võ Khắc Thường, Võ Thành Vinh (2014), Khả năng sử dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế dưới khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 17, tháng 7-8/2014. [4] Nguyễn Thị Thu Trang (2014), Giải pháp tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại nhằm chuẩn bị cho doanh nghiệp trong nước sẵn sàng cho việc mở cửa thị trường thực thi các FTAS và công đồng kinh tế ASEAN, VCCI trung tâm WTO. [5] Trung tâm WTO, Hiệp định chung về thuế quan và hàng hóa, Hiệp định về chống bán phá giá, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định về biện pháp tự vệ, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ban-cua-wto. [6] Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) (2015), Báo cáo nghiên cứu “Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các FTAs và Cộng đồng Kinh tế ASEAN” [7] Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Mười và 10 tháng năm 2015 [8] Vụ Chính sách đa biên – Bộ Công thương (2016), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và Quá trình phát triển của Việt Nam, 3/2016 [9] Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Tài chính (2016), Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)- Tổng quan cam kết thuế - 3/2016 213