Bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA - Thời cơ, thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam

pdf 21 trang Gia Huy 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA - Thời cơ, thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfboi_canh_thuc_hien_cac_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_the_he_moi.pdf

Nội dung text: Bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA - Thời cơ, thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam

  1. BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI CPTPP VÀ EVFTA - THỜI CƠ, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM Ths. Vũ Thị Hồng Phƣợng Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Bài viết chủ yếu tập trung vào việc khái quát về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nói chung và CPTPP, EVFTA nói riêng trong đó đề cập đến những cam kết liên quan đến thị trường bán lẻ của Việt Nam trong hai hiệp định này; Phân tích thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn hiện nay; nhận dạng một số thời cơ, thách thức chủ yếu đối với thị trường bán lẻ nước ta trong bối cảnh thực thi hai hiệp định trên đồng thời đánh giá một cách khách quan sự chuẩn bị ứng phó của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trước những tác động trên, qua đó đề xuất một số giải pháp giúp thị trường bán lẻ nước ta vượt qua thách thức, tận d ng tốt mọi cơ hội do CPTPP và EVFTA đem ại. Từ khóa: FTA thế hệ mới, CPTPP, EVFTA, thị trường bán lẻ, thực thi hiệp định 1. Đặt vấn đề Gắn với xu hướng hội nhập nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu của nước ta là việc tham gia ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Tính đến thời điểm hiện nay, trong số 13/16 hiệp định Việt Nam đã tham gia (gồm cả đã k kết và trong quá trình đàm phán), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Việc thực thi hai hiệp định này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế của nước ta. Trong bối cảnh đó, bán l là lĩnh vực có nhiều cam kết đáng chú ý trong hai hiệp định trên theo hướng mở cửa thị trường của Việt Nam cao hơn cam kết WTO. Các cam kết này đặt ra giới hạn đối với quản l Nhà nước, bảo đảm cạnh tranh và minh bạch của thị trường do đó tương lai của thị trường bán l sẽ phụ thuộc đáng kể vào bối cảnh thực thi các hiệp định trên. Thị trường bán l được đánh giá là hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia thông qua vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển, là nơi góp phần giải quyết các mâu thuẫn cơ bản về phân phối hàng hóa của nền kinh tế thị trường, kích thích và hướng dẫn tiêu dùng, khuyến khích việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thị trường bán l ở các khía cạnh khác nhau. Đồng thời cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tác động hoặc thời cơ và thách thức của các hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tuy nhiên trong thực tế không có nhiều công trình nghiên cứu những thời cơ, thách thức do hai hiệp định này đem lại đối với một lĩnh vực cụ thể là thị trường bán l . Chính vì vậy, bài viết này tập trung vào khoảng trống nghiên cứu đó, nhằm đề 741
  2. xuất một số giải pháp đối với Việt Nam trong việc đưa thị trường bán l vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội do CPTPP và EVFTA đem lại khi hai hiệp định này được thực thi. Để hoàn thiện bài viết, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các dữ liệu thứ cấp (từ sách, giáo trình, luận án tiến sĩ, đề tài cấp Bộ, các đề án, báo cáo của doanh nghiệp ) từ nhiều nguồn khác nhau (thư viện Trường Đại học Thương mại, Thư viện quốc gia, Bộ Công thương, Viện nghiên cứu thương mại, trang web của Trung tâm WTO và hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, một số doanh nghiệp ). Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về hội nhập và phát triển kinh tế, thương mại, tác giả đã tổng quan các tài liệu trên, sắp xếp theo vấn đề nghiên cứu và tiến hành phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và bối cảnh thực thi CPTPP, EVFTA của Việt Nam 2.1.1. Một số nét khái quát về hiệp định tự do thế hệ mới Hiệp định thương mại tự do (FTA) được hiểu là những hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia trong đó giữa các nước tham gia sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực thương mại tự do. Các FTA có thể được thực hiện giữa hai nước riêng l hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gia. Và theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới, hiện nay đã có tới hơn 200 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Trong số đó có một số hiệp định được gọi là các FTA ―thế hệ mới‖ và đang trở thành một xu thế trong những năm gần đây trên thế giới. Thuật ngữ ―thế hệ mới‖ thực ra chỉ mang tính tương đối, hàm ý nói tới các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa như các FTA truyền thống. Tính ―mới‖ thể hiện ở 4 khía cạnh: (1) Chúng bao gồm cả các nội dung vốn được coi là ―phi thương mại‖ như: lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững và quản trị tốt ; (2) Có thêm các nội dung mới hơn như: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp l để nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình ; (3) Các nội dung đã có trong các FTA trước đây và các hiệp định của WTO như thương mại hàng hóa, bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ sẽ được xử lý sâu sắc hơn. (4) Mặc dù cơ sở pháp lý của các FTA thế hệ mới chính là các quy định của WTO nhưng nếu so sánh với hiệp định này thì các FTA ―thế hệ mới‖ chính là các hiệp định ―WTO cộng‖, với những nội dung trước đây từng bị từ chối, thì nay lại cần thiết phải chấp nhận. 742
  3. 2.1.2. CPTTP, EVFTA và bối cảnh thực thi của Việt Nam Khái quát về CPTPP và EVFTA Tính đến tháng 1 năm 2020 Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ; Đã và đang tham gia, k kết và đàm phán nhiều FTA trong đó gần đây và nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA. Nhìn chung, các FTA thế hệ mới này có một số đặc điểm riêng như: mức độ tự do hóa, mở cửa rất sâu, xóa bỏ phần lớn các dòng thuế (cắt giảm thuế gần như về 0% đối với hầu hết các loại hàng hóa, theo lộ trình), mở cửa mạnh các ngành dịch vụ, có nhiều đối tác là những nước lớn hoặc rất lớn. Đặc biệt, trong khi các FTA trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa thì các FTA thế hệ mới bao gồm những cam kết rộng và toàn diện hơn (cam kết về nhiều lĩnh vực: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các vấn đề thương mại mới như doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công và các vấn đề phi thương mại như lao động, công đoàn, môi trường, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư Tuy nhiên, giữa hai hiệp định này cũng có sự khác biệt rất căn bản, cụ thể: - Về Hiệp định CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương CPTPP có tiền thân là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. TPP được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Hiệp định này đã được chính thức ký ngày 4/2/2016 và cũng dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018. Nhưng do đến tháng 1/2017 Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP nên khi đó TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu. Sau đó 10 tháng, tức là vào tháng 11/2017, 11 nước thành viên còn lại (trừ Mỹ) đã ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và không lâu sau đó, tháng 3/2018 hiệp định mới CPTPP đã chính thức được ký kết trong đó nếu ngoại trừ các cam kết của Mỹ hoặc với Mỹ và 22 điểm tạm hoãn cũng như một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa các bên của CPTPP, hầu hết các cam kết của CPTPP không thay đổi so với TPP. Về phạm vi điều chỉnh: CPTPP được đánh giá là một hiệp định thế hệ mới có tham vọng bởi bên cạnh việc tiếp tục cụ thể hóa các quy định về thương mại, thuế quan, hiệp định này bổ sung rất nhiều quy định cho một số lĩnh vực phi thương mại mới như: đầu tư trực tiếp, tiêu chuẩn lao động, môi trường, phát triển bền vững, quyền con người Trong CPTPP, các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 65-95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế quan trong vòng 5-10 năm. Riêng Việt Nam cam kết xóa bỏ số dòng thuế ở mức cao, theo đó: 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với thuế 743
  4. xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình sau 5-15 năm tính từ khi Hiệp định có hiệu lực vào ngày 14.1.2019. - Về Hiệp định EVFTA EVFTA là hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. Nội dung chính của hiệp định tập trung vào những quy định liên quan đến thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững; các vấn đề pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực. Trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam. Lộ trình cụ thể mà nước ta cam kết là sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực và sau 3 năm, năm, 7 năm, 10 năm lần lượt là 48,5% số dòng thuế, 58,7% số dòng thuế, 79,6% số dòng thuế, 91,8% số dòng thuế và 98,3% số dòng thuế. Song song với đó, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu hàng hóa sang EU với lộ trình lên đến 15 năm. Hiệp định EVFTA được chia thành 2 hiệp định thành phần là hiệp định về thương mại (EVFTA) và về đầu tư (EVIPA). Cả hai hiệp định này đều đã được ký kết vào 30/6/2019 nhưng sau đó phải chờ phê chuẩn nội bộ ở EU và Việt Nam mới chính thức có hiệu lực với hai bên. Hiện nay các Bộ, Ban, ngành liên quan (trong đó Bộ Công thương được giao chủ trì) đang không ngừng nỗ lực đẩy nhanh tiến trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA vào nửa đầu năm 2020. Mức độ cam kết về mở cửa thị trường bán lẻ trong CPTPP và EVFTA Ở cả hai hiệp định trên, Việt Nam đều cam kết mở cửa 11 ngành dịch vụ, trong đó dịch vụ phân phối là ngành dịch vụ thứ tư. Trong ngành này, Việt Nam cam kết mở cửa 2 phân ngành gồm (1) Đại lý, bán buôn, bán l và (2) Nhượng quyền thương mại. Và nếu nói về mức độ mở cửa thì bán l cùng với đại l và bán buôn được xếp là phân ngành mở cửa tương đối rộng với mục đích: Mở cửa đúng cam kết một cách khôn ngoan (mở cửa một cách có ý thức, minh bạch và hợp lý). So với WTO, mức độ mở cửa thị trường cam kết trong CPTPP và EVFTA cao hơn, rộng hơn. Kết quả rà soát tính phù hợp của pháp luật Việt Nam với các cam kết trong CPTPP và EVFTA cho thấy phân ngành dich vụ bán l (CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121) cho thấy luật pháp của nước ta hoàn toàn tương thích với những cam kết mở cửa thị trường bán l . Cụ thể là Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn trong EVFTA và CPTPP về hình thức hiện diện thương mại. Về yêu cầu đánh giá nhu cầu kinh tế (ENT), nước ta cam kết ENT cao trong WTO, thấp hơn trong cTPP và EVFTA. Pháp luật nước ta cũng đã mở hoàn toàn cho đầu tư nước ngoài. Về ENT, pháp luật Việt Nam mở rộng hơn cam kết WTO và bằng với TPP, EVFTA (vào thời điểm TPP, EVFTA có hiệu lực, không tính cam kết mở theo lộ trình sau đó). 744
  5. Đặc biệt, cả trong CPTPP và nước ta không cam kết mở cửa đối với lĩnh vực chợ truyền thống. Trong cả hà hiệp định này đều không có quy định gì về điều kiện đầu tư, kinh doanh chợ truyền thống và liên quan đến thương mại điện tử có quy định các nước CPTPP có quyền áp dụng các loại thuế, phí, lệ phí nội địa đối với các ―nội dung được truyền bằng phương thức điện tử‖, miễn là các loại thuế, lệ phí hoặc khoản thu đó phù hợp với các quy định của Hiệp định. Doanh nghiệp bán l Việt Nam phần đa có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí là rất nhỏ. Chương Doanh nghiệp vừa và nhỏ đặt ra những quy định nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này được tham gia và tận dụng được các cơ hội do Hiệp định CPTPP mang lại. Nội dung chính của chương trình này bao gồm: (1) Nghĩa vụ chia s thông tin (các nước CPTPP phải thành lập hoặc duy trì một cổng thông tin điện tử công khai hoặc một trang tin điện tử cung cấp các thông tin về Hiệp định CPTPP, bao gồm cả các thông tin được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nước cũng sẽ liệt kê trong trang tin điện tử của mình cổng thông tin điện tử tương tự của các nước CPTPP khác); (2) Thành lập Ủy ban doanh nghiệp vừa và nhỏ (Các nước CPTPP đồng ý thành lập Ủy ban DNVVN nhằm bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp này tận dụng được các lợi ích của Hiệp định). 2.2.Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam 2.2.1. Quy mô thị trường Mặc dù định hướng phát triển kinh tế nước ta là hướng về xuất khẩu song tiêu thụ nội địa vẫn đóng một vai trò quan trọng. Quy mô toàn thị trường bán l không ngừng tăng và đóng góp đáng kể vào GDP cả nước - đặc biệt là từ khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán l (những năm gần đây đều chiếm trên 50% GDP) với tốc độ tăng trưởng luôn cao gấp 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Nếu chỉ giới hạn trong thị trường bán l hàng hóa (không xét tới dịch vụ), có thể xem x t quy mô này dưới hai khía cạnh là doanh thu bán l hàng hóa và quy mô hệ thống bán l . - Về tổng mức bán l 2009 - 2019 có thể coi là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bán l nước ta với tổng mức bán l hàng hóa trên địa bàn thành phố không ngừng tăng lên. Có thể thấy rất rõ: 2009-2011 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, có tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành kinh tế song đối với thị trường bán l nước ta, đây lại là mở đầu một giai đoạn phát triển mới, được đánh dấu sự kiện mở cửa hoàn toàn thị trường bán l vào đầu năm 2009 (sau chưa đầy 3 năm gia nhập WTO). Tốc độ tăng tổng tổng mức bán l của 3 năm này rất cao, đặc biệt là năm 2009 so với 2008 đạt tới 42,78% và 2011 là 22,14% - tốc độ tăng cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù ngay sau năm 2009, chỉ số phát triển bán l toàn cầu năm 2010 (GRDI) của Việt Nam thị trường bán l đột ngột ―rơi tự do‖ (chỉ đạt 52,1 điểm, tụt 8 bậc so với năm 2009, xếp hạng 14/30 thị trường bán l của các nền kinh tế mới nổi hấp dẫn nhất thế giới) nhưng cũng vẫn tăng từ 1.254.200 tỷ đồng lên 1.535.600 tỷ đồng với tốc độ 12,33%. Giai đoạn 2012 - 2019 tiếp theo là giai đoạn phục hồi hậu khủng hoảng kinh 745
  6. tế, tổng tổng mức bán l hàng hóa của nước ta có quy mô và tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành (chiếm từ 73,5%-75,1% trong tổng mức bán l hàng hóa và doanh thu dịch vụ) và vẫn được đánh giá có mức tăng trưởng nhanh, đều nhưng không cao như giai đoạn 2009-2011. Chủ yếu chỉ giao động trong khoảng 10,2-13,33%, riêng năm 2015 tốc độ chỉ đạt 9,79% do khiến cho Việt Nam bị lọt khỏi tốp 30 thị trường bán l hấp dẫn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây nhất, năm 2019, tổng mức bán l đạt 3.751.000 tỷ đồng, tăng 13,46% so với năm 2018, nghĩa là đạt tốc độ cao nhất so với cả giai đoạn 2012-2019. Bảng 2.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2009-2019 Năm Doanh thu bán lẻ Tỷ lệ tăng so với hàng hóa (tỷ đồng) năm trƣớc (%) 2009 1.116.476,6 42,78 2010 1.254.200,0 12,33 2011 1.535.600,0 22,44 2012 1.740.359,7 13,33 2013 1.964.666,5 12,89 2014 2.189.448,4 11,44 2015 2.403.723,2 9,79 2016 2.648.856,7 10,20 2017 2.941.065,0 11,03 2018 3.306.147,0 12,41 2019 3.751.000,0 13,46 Nguồn: Tổng c c thống kê - Về hệ thống bán lẻ Bên cạnh việc gia tăng tổng mức lưu chuyển bán l , việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán l đã thu hút sự tham gia của lượng lớn doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này. Số lượng doanh nghiệp bán l của Việt Nam giai đoạn 2009-2019 không ngừng tăng, tuy nhiên tùy từng thời điểm, mức độ tăng so với năm liền trước có sự khác nhau. Như vậy, số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường bán l nước ta năm 2009 và 2010 có mức độ tăng mạnh kể: tăng tương ứng 5.441 và 5.031 doanh nghiệp (ứng với tốc độ tăng 22,71% và 17,11%). Tốc độ tăng này trong giai đoạn 2011-2017 giảm đáng kể, hầu hết dưới 10%, thậm chí chỉ năm 2011 và 2017 tương ứng đạt 5, 67 và 7,75%. Những năm còn lại tốc độ đều đạt dưới 5%, thậm chí năm 2015 chỉ đạt 1,1%. Quy mô và tốc độ tăng trưởng này hoàn toàn phù hợp với tình hình tăng trưởng về doanh thu bán l hàng hóa nói trên. 2.2.2. Cơ cấu thị trường Nếu xét về loại hình thương mại bán l , hiện nay hình thức mua sắm truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ lớn và đem lại phần lớn tổng doanh thu bán l (chiếm 75% thị phần), người tiêu dùng chủ yếu vẫn mua hàng ở các chợ truyền thống và cửa hàng nhỏ l , chỉ tại thành thị, số người tiêu dùng thường có thêm lựa chọn mua sắm tại siêu thị, trung tâm thương mại và của 746
  7. hàng tiện lợi, thương mại điện tử. Chính bởi lẽ đó mà tổng số chợ trên cả nước tăng không đáng kể, thậm chí số lượng chợ x t đến cuối năm 2018 còn giảm 20 chợ so với năm 2009 trong khi siêu thị và trung tâm thương mại tăng với tốc độ khá cao (siêu thị tăng 123,73%, trung tâm thương mại tăng 147,06% so với năm 2009) SỐ LƢỢNG DN BÁN LẺ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2017 50000 45000 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Hình 2.1. Số lượng doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2008-2017 Bảng 2.2 Tình hình phát triển chợ, siêu thị và trung tâm thương mại giai đoạn 2009-2018 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số lƣợng chợ 8.495 8.538 8.55 8.547 8.546 8.597 8.660 8.591 8.580 8.475 Số lƣợng siêu thị 451 571 638 659 724 772 832 865 958 1.009 Số lƣợng trung 85 101 116 115 130 139 160 168 189 210 tâm TM Nguồn: Tổng c c thống kê Tuy nhiên cơ cấu này đang dần thay đổi khi xu hướng là đang có sự chuyển mạnh từ bán l truyền thống sang mô hình bán l hiện đại (kể cả vùng nông thôn, đặc biệt là vùng lân cận các thành phố, thị xã). Để đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi thói quen mua sắm, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện ích đang có xu hướng không ngừng gia tăng, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (tại thời điểm cuối năm 2019 có tới 40 triệu người mua hàng trực tuyến, tỷ trọng doanh thu so 4,2% mức bán l trên cả nước). Hiện Việt Nam có khoảng 8.500 chợ, hơn 1.000 siêu thị, hơn 200 trung tâm thương mại, phần lớn các cơ sở này đã đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định và hoạt động có hiệu quả, có triển vọng tăng trưởng và phát triển tốt trong tương lai. 747
  8. Đặc biệt, các cam kết của CPTPP về thương mại điện tử không những không hạn chế mà còn thực sự tạo thuận lợi cho các hoạt động mua sắm trực tuyến xuyên biên giới nên cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ phương thức thương mại này ở nước ta thời gian qua. Xét về thành phần kinh tế: từ khi mở của hoàn toàn thị trường bán l , doanh nghiệp nước ngoài đã có những cuộc ―đổ bộ‖ vào Việt Nam. Tuy nhiên nếu so với lực lượng đông đảo doanh nghiệp trong nước, tỷ lệ vẫn ở mức bình thường (khoảng 25%): đã chiếm 17% thị phần siêu thị và trung tâm thương mại, 50% bán hàng trực tuyến, 15% siêu thị mini, 70% cửa hàng tiện lợi. Làn sóng này đã từng gây áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội bởi nguy cơ bị thôn tính và thua ngay trên ―sân nhà‖. Hiện nay, những tập đoàn và công ty bán l lớn của nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường bán l tại Việt Nam có thể kể đến là Co.op Mart, Mart Central Group, AEON group, Vingroup, Lotte Mart, E-Mart Tuy nhiên gần đây các doanh nghiệp bán l trong nước đã có những bước chuẩn bị và phát triển nhất định, sự trỗi dậy của một số trong số họ đang tạo ra cuộc cạnh tranh thực sự sôi động cho thị trường này. 2.2.3. Độ hấp dẫn của thị trường Gần đây, nước ta đã cải thiện đáng kể về xếp hạng chỉ số phát triển bán l (GRDI) để đạt được thứ bậc rất đáng nể - điều mà cách đây khoảng 15 năm không ai ngờ tới: Theo kết quả tổng hợp từ Báo cáo hàng năm của hãng tư vấn A.Tkeany (Hoa K ), năm 2008 Việt Nam được đánh giá có thị trường bán l hấp dẫn nhất trên thế giới do đạt được sự tăng trưởng mạnh về kinh tế, có thể chế chính sách và môi trường đầu tư được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng qua những mô hình bán l hiện đại tăng cao Tuy nhiên, kể từ đó đến năm 2013, thị trường bán l nước ta lại liên tục bị rớt hạng với khoảng cách vị trí rất xa: Từ vị trí dẫn đầu, năm 2009 bị đánh tụt 5 bậc xuống vị trí thứ 6 và lần lượt tiếp tục tụt hạng 8 bậc, 9 bậc vào năm 2010 và 2011 khiến thị trường bán l nước ta tụt xuống vị trí 14 và 23, thậm chí đã bị loại khỏi danh sách 30 nước có thị trường bán l hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2012 và chưa có dấu hiệu cải thiện vào năm 2013. Có nhiều l do chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng này song chung quy lại, chủ yếu là do một số nguyên nhân chính như: Ảnh hưởng của suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới và khó khăn của kinh tế trong nước giai đoạn 2008 - 2012, môi trường chậm được cải thiện (những khó khăn về mặt bằng bán l ; hạn chế về quy hoạch, chất lượng cơ sở hạ tầng, sự chuyên môn hóa trong quản l nhà nước ) Cùng với sự phục hồi kinh tế thế giới sau suy thoái toàn cầu và những chuyển biến tích cực của kinh tế - xã hội nước ta, năm 2014 Việt Nam đã bắt đầu giai đoạn cải thiện thứ bậc với việc giành vị trí 28 trong bảng xếp hạng. Đặc biệt, ngoài lý do có quy mô tiêu dùng hơn 91,7 triệu người với cơ cấu dân số vàng, từ ngày 11/1/2015, Việt Nam chính thức cho phép thành lập các công ty bán l 100% vốn nước ngoài đồng thời số dòng thuế 0% tăng từ 72 % năm 2014 lên gần 90% trong năm 2015 đã tạo cho thị trường bán l nước ta bước nhảy cách biệt 17 bậc để đạt vị trí 11 trong bảng xếp hạng. Tiếp đà của năm này, năm 2016 quy mô thị trường bán l nước ta tăng lên đến 158 tỷ USD và lấy lại phong độ của năm 2009 khi vượt 5 bậc, trở lại vị trí số 6 (vượt qua Ma-rốc, Indonesia, Peru và Colombia, chỉ đứng sau các 748
  9. nước là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ K và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất). Vị trí này vẫn được duy trì đến năm 2019. 2.2.4. Tình trạng cạnh tranh trên thị trường Vốn dĩ thị trường bán l đã sẵn có sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp nội, từ khi mở cửa thị trường và với sức hấp dẫn nói trên, mức độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn bởi sự có mặt của lượng lớn các đối thủ là doanh nghiệp thuộc các tập đoàn bán l nước ngoài. Tuy nhiên, tương quan cạnh tranh cũng có sự khác nhau giữa hai khu vực thị trường là khu vực thành thị và nông thôn trong đó tại thị trường thành thị phổ biến diễn ra sự cạnh tranh giữa nội bộ doanh nghiệp nội địa, giữa các doanh nghiệp nội với doanh nghiệp ngoại và giữa các siêu thị, chuỗi bán l hiện đại và thương mại điện tử.trên thị trường nông thôn chủ yếu diễn ra sự cạnh tranh giữa các cửa hàng nhỏ l truyền thống và chuỗi cửa hàng hiện đại và xét về thành phần kinh tế thì thị phần chính nghiêng về phía các doanh nghiệp nội địa (tình trạng này có thể sẽ thay đổi nếu tới đây các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rời thị trường thành thị bão hòa tìm về với các khu vực nông thôn). Tất nhiên, trong các mối quan hệ cạnh tranh nói trên, cạnh tranh giữa doanh nghiệp bán l nội và ngoại là sự cạnh tranh không cân sức giữa một bên là các doanh nghiệp nội ngoài điểm mạnh duy nhất là am hiểu thị trường và thủ tục hành chính, họ yếu thế về mọi mặt mà các tập đoàn hùng mạnh nước ngoài hoàn toàn có lợi thế như nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh và quản lý, công nghệ bán l 2.3. Thời cơ và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện CPTPP và EVFTA Tính đến tháng 1 năm 2020, Hiệp định CPTPP đã chính thức được thực thi một năm nhưng Hiệp định EVFTA chưa chính thức có hiệu lực và đưa vào thực thi nên thời cơ và áp lực đối với thị trường bán l Việt Nam trong bối cảnh thực hiện hiệp định sẽ chỉ có thể xem x t dưới góc độ đánh giá tác động thực tế của CPTPP (xem bảng 2.3) sau một năm thực thi và dự đoán tác động của EVFTA khi hiệp định này được thực thi trong tương lai gần (có thể vào giữa năm 2020). 2.3.1. Thời cơ phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trước bối cảnh thực hiện CPTPP và EVFTA Việc ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA đã và sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bán l nói riêng. Nếu đối với nền kinh tế là cơ hội mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và sản xuất trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng thu hút đầu tư, gia tăng tích lũy kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh và quản l thì thị trường bán l Việt Nam nói riêng cũng đang được hưởng lợi khá nhiều từ những cơ hội lớn sau đây: - Thay đổi quy mô và cơ cấu hàng hóa và theo hướng tích cực: Điều dễ nhân thấy nhất là ngay khi hai hiệp định trên thực thi, nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam được giảm mức thuế nhập khẩu xuống mức 0% và một số mặt hàng khác cũng sẽ giảm thuế về mức 0% trong một thời gian ngắn (ngắn hơn nhiều so với các hiệp định 749
  10. truyền thống khác) nên hàng hóa nhập khẩu sẽ sớm gia tăng, tạo ra nguồn cung rất lớn, cạnh tranh công bằng với hàng hóa trong nước. Xu hướng này sẽ giúp các nhà bán l giảm chi phí đầu vào và có cơ hội tiếp cận nguồn hàng đảm bảo và ổn định, hạn chế lệ rủi ro. (Theo thông tin của Công ty chuyên nghiên cứu thị trường Kantar Worldpaner Việt Nam, có đến 91% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng việc thực hiện CPTPP giúp họ có thêm nguồn cung hàng hóa phong phú với giá cả hợp l hơn). Ngoài ra, xuất phát từ chính sự thay đổi nhu cầu và quan điểm mua sắm của người tiêu dùng, các cơ sở bán l sẽ phải nắm bắt để tìm cách đáp ứng tâm l tiêu dùng để họ cẩn trọng hơn khi lựa chọn mặt hàng và nguồn hàng đảm bảo đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ hiệu quả mới có cơ hội cạnh tranh được với các đối thủ là thành viên của CPTPP và EVFTA vốn nhiều lợi thế hơn. Bảng 2.3. Những cam kết trong CPTPP tác động đến thị trường bán lẻ Việt Nam Cam kết Khía cạnh tác động Chiều hƣớng tác động Cam kết về loại bỏ thuế quan và hàng Gia tăng nguồn cung hàng hóa Gia tăng rào phi thuế quan Cam kết về hải quan - tạo thuận lợi Chi phí cho việc nhập khẩu hàng Giảm thương mại hóa vào thị trường Cam kết về mở cửa thị trường vận tại Chi phí lưu thông hàng hóa Giảm Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ - Đại lý, bán buôn, bán l ; - Gia tăng phân phối - Nhượng quyền thương mại - Gia tăng Cam kết mở cửa thị trường tài chính - Phương thức thanh toán - Cải thiện - Chi phí thanh toán - Giảm Nguồn: Tự tổng hợp từ thông tin của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI Là thị trường hơn rộng lớn với 94 triệu dân và có tiềm năng, độ hấp dẫn cao nên sau khi EVFTA và CPTPP thực thi sẽ khiến cho các các nhà bán l thuộc các quốc gia thành viên trong đó có nhiều quốc gia phát triển sẽ giành sự quan tâm đặc biệt đến thị trường bán l nước ta, vì thế bên cạnh hàng hóa nội địa và hàng hóa có xuất xứ từ một số đối tác truyền thống trong khu vực và một số nước láng giềng như trước đây, còn có sự xuất hiện của hàng hóa từ các quốc gia đối tác mới với sức cạnh tranh cao về chất lượng (như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mexico, NewZealand ) và sức cạnh tranh cao về giá cả (như Mexico, Peru ). Điều đó sẽ gia tăng đáng kể cơ hội lựa chọn hàng hóa cho người tiêu dùng trong nước. Tóm lại, người tiêu dùng được bảo vệ và được quyền lựa chọn hàng hóa tốt hơn bởi do có thêm sự lựa chọn cũng như được phục vụ tốt hơn cả về mặt chất lượng, giá cả, chủng loại, dịch vụ đi kèm CPTPP và EVFTA đều đặt ra yêu cầu cao về tiêu chuẩn xuất xứ nên nhà sản xuất và nhập khẩu đều hướng đến các sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, an toàn, bảo vệ sức khỏe, thân thiện với môi trường, vì thế sẽ dẫn đến việc xuất hiện xu hướng thay thế những hàng hóa r tiền có chất lượng k m, độc hại, gây ô nhiễm môi trường (thường được nhập khẩu từ Trung Quốc và nhập lậu từ các nước khác) bằng các sản phẩm được sản xuất trong 750
  11. nước hoặc có nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng, đảm bảo. Đây cũng là nhân tố tác động làm chuyển biến tích cực trong xu hướng thay đổi cơ cấu hàng hóa trên thị trường, dần hình thành một thị trường với xu hướng tiêu dùng văn minh. Chính tác động làm tăng quy mô và cải thiện cơ cấu hành hóa nói trên, việc thực thi hai hiệp định thế hệ mới trên đã giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn và cơ hội tiêu dùng văn minh đồng thời tăng cường và cải thiện nguồn hàng của các nhà bán l . - Phát triển lực ượng bán lẻ Về bản chất có thể hiểu việc tham gia CPTPP và EVFTA chính là việc cắt giảm mạnh mẽ hơn thuế quan và d bỏ mạnh mẽ hơn các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, cũng như mở cửa rộng hơn cho dòng vốn đầu tư từ các nước thành viên của hai hiệp định vào Việt Nam. Chính vì trong hai hiệp định trên đều đưa ra các cam kết đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh, hoặc các hình thức liên quan đến chuyển nhượng dự án khác trong lãnh thổ nên một mặt tạo thuận lợi cho sự hiện diện của các tập đoàn bán l ngoại, tăng cường thu hút FDI vào phát triển thị trường này. Trong thực tế: với việc lý kết EVFTA, tính đến năm 2019, các nước châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam gần 50 tỷ USD với tổng số 3.300 dự án và sau khi CPTPP được ký kết Nhật Bản là một đối tác quan trọng, đứng đầu về vốn FDI tại Việt Nam trong đó dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bán l sẽ là một trong 3 hướng đầu tư chủ đạo của họ (gồm các dự án sản xuất, bán l và dịch vụ). Lĩnh vực bán l của Việt Nam đang và sẽ tiếp tục thu hút FDI từ các nước đối tác quan trọng mà Việt Nam đã k kết.7 Từ đó lực lượng bán l được củng cố tăng cường đồng thời mạng lưới bán l hoàn thiện hơn. - Gia tăng mức độ sôi động của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Theo phân tích trên đây, việc thực thi hai hiệp định CPTPP và EVFTA đã và sẽ xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể bán l , đồng nghĩa với việc làm tăng cơ hội kinh doanh, tạo cơ hội mới cho việc cơ cấu lại thị trường theo hướng xuất hiện các chủ thể năng động và hoạt động hiệu quả hơn, góp phần làm cho thị trường bán l sôi động hơn và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi các FTA thế hệ mới CPTPP và EVFTA có hiệu lực việc trợ cấp đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán l nói riêng sẽ không còn đồng thời tình trạng phân biệt đối xử, vay vốn ưu đãi, quyền tiếp cận đặc biệt đối với mua sắm công và bảo hộ mậu dịch vốn vẫn được áp dụng đối với các DN nhà nước cũng sẽ phải chấm dứt. Khi đó, bắt buộc các DN nhà nước phải không ngừng cải thiện và hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại trên thương trường trước sự cạnh tranh không cân sức với các tập đoàn bán l nhiều lợi thế của nước ngoài. - Th c đẩy phát triển thị trường theo hướng hiện đại 7 Theo dự báo của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản 751
  12. Từ việc nỗ lực thực hiện các cam kết trong các FTA thế hệ mới CPTPP và EVFTA cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ cách mạng công nghiệp 4.0, người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận kịp thời với nhiều thông tin thông qua các phương tiện truyền thông như tivi, điện thoại di động, máy tính kết nối Internet. Qua đó, họ ngày càng có xu hướng chi tiêu cho các sản phẩm mới hoặc sản phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống với các phương thức bán hàng hiện đại. Từ đó hình thành thói quen và văn hóa tiêu dùng mới, hướng thị trường bán l đến một trạng thái mới theo hướng hiện đại. Nói về tác động của CPTPP đối với thương mại điện tử, ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết ―trong ngắn hạn, các tác động CPTPP tới thương mại điện tử là không rõ ràng, tuy nhiên, trong dài hạn, những ảnh hưởng này vô cùng to lớn Nhờ CPTPP, thương mại điện tử trở nên rõ ràng, dễ dự đoán, tạo sự cởi mở cho các nền kinh tế phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương‖ nên hầu như không tạo ra thách thức nào cho thương mại điện tử nước ta. Ngược lại, các cam kết tại hiệp định còn hình thành nên khung pháp lý ổn định, giúp môi trường thương mại điện tử thuận lợi hơn. - Gia tăng cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác lớn Cũng xuất phát từ một trong những đặc trưng của CPTTP và EVFTA là trong số các thành viên tham gia hiệp định luôn có mặt các thành viên là các nước lớn hàng đầu thế giới. Các nhà bán l của họ ngoài tiềm năng về vốn, nhân lực, công nghệ, họ từng thành công trong lĩnh vực bán l cả trong và ngoài nước nên có rất nhiều kinh nghiệm về kinh doanh và quản lý bán l (mặc dù ssos lượng điểm bán l của các DN nước ngoài tuy ít hơn rất nhiều so với các DN Việt Nam, song doanh số bán ra tại một điểm của các DN này gấp 3-4 lần, thậm chí 7-8 lần so với một điểm của các DN Việt và tốc độ mở them điểm bán mới của họ cũng gia tăng mạnh). Các doanh nghiệp bán l nội sẽ có cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu hoặc có cơ hội hợp tác nhằm khắc phục được những hạn chế về nguồn nhân lực. Về vấn đề này, Theo Công ty chuyên nghiên cứu thị trường Kantar Worldpaner Việt Nam, có tới 98% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng CPTPP và EVFTA được thực thi sẽ là là cơ hội để họ học hỏi và phát triển. - Th c đẩy tiến trình cải thiện môi trường và hoàn thiện chính sách Các FTA nói chung và hai FTA thế hệ mới CPTPP và EVFTA nói riêng đều đặt ra yêu cầu cho mọi thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật của nước mình. Đối với hai FTA này, trước hết là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, lao động, đấu thầu, thương mại điện tử, môi trường, giải quyết tranh chấp Yêu cầu này sẽ tạo áp lực buộc Việt Nam tiến hành mạnh mẽ công cuộc cải thiện môi trường pháp l và kinh doanh nói chung trong đó có thị trường và thương mại nói riêng song đây cũng chính là cơ hội để hình thành và bổ sung những quy định, chính sách bảo vệ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khỏi sự can thiệp trái pháp luật; tạo ―sân chơi‖ công bằng cho doanh nghiệp bán l trong khi đại đa số là bán l tư nhân nước ta chủ đa phần chỉ có quy mô nhỏ và rất nhỏ; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kinh doanh bán l ; thuận 752
  13. lợi hóa việc công nhận các tiêu chuẩn sản phẩm Chính những việc làm đó sẽ góp phần quan trọng cho những thành công trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và hoàn thiện chính sách phát triển thị trường bán l của nước ta. 2.3.2. Thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam trước bối cảnh thực hiện CPTPP và EVFTA Bên cạnh việc đem lại những cơ hội, quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có việc ký kết các hiệp định thương mại tự do nói chung sẽ đặt Việt Nam trước những thách thức không nhỏ, đó là sự gia tăng các yếu tố: cạnh tranh, sự phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài, các tổ chức tội phạm và hoạt động kinh tế phi pháp Trong bối cảnh chung đó, thị trường bán l nước ta đang và sẽ phải vượt qua những thách thức đáng kể sau đây khi hiệp định CPTPP và EVFTA được thực thi: - Gia tăng cạnh tranh trên thị trường Các FTA thế hệ mới luôn đặt ra áp lực về lộ trình cắt giảm thuế đối với hàng hóa và mở cửa tự do các lĩnh vực nói chung và đặc biệt là ngành bán l nói riêng, gây nguy cơ lớn cho các doanh nghiệp nội địa khi họ phải chia s thị phần với nguồn hàng ngoại nhập. Theo cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam: Nếu chưa tính đến lộ trình 5 năm, 7 năm, 10 năm sau thì ngay khi CPTPP có hiệu lực, khoảng 66 mặt hàng của Việt Nam có mức thuế giảm xuống còn 0% và ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU. Cũng theo Công ty chuyên nghiên cứu thị trường Kantar Worldpaner Việt Nam 58% doanh nghiệp được điều tra cho rằng việc thực thi CPTPP sẽ khiến cho cạnh tranh của mình trở nên khó khăn hơn. Kết quả từ việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết sẽ làm cho cạnh tranh đến từ các nhà đầu tư CPTPP, EVFTA trên thị trường bán l sẽ thêm gay gắt hơn, hàng hóa sản xuất trong nước chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ hớn từ hàng hóa nhập khẩu. Đây chính là một thách thức lớn đối với nước ta khi hàng hóa nước ngoài tràn vào với sức cạnh tranh vượt trội. Hiện nay EU và 10 nước thành viên còn lại của CPTPP mới chủ yếu tập trung đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện khí nước; thông tin truyền thông; kinh doanh bất động sản; khai khoáng. Nhưng với xóa bỏ hầu hết thuế quan đối với hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và các thành viên còn lại của hai hiệp định thì bán l cũng sẽ là mục tiêu tiếp cận và đầu tư của các đối tác thành viên hiệp định. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với thị trường bán l Việt Nam. Ngoài ra, trong khi ENT còn hiệu lực thì nước ta giường như đang khá lúng túng và lãng phí một loại ―rào cản kỹ thuật‖ trong lĩnh vực bán l (ENT được thiết kế như một công cụ hữu hiệu cho phép Việt Nam kiểm soát được số lượng cơ sở bán l của một nhà bán l nước ngoài tại Việt Nam và giới hạn số lượng này tùy thuộc vào nhu cầu kinh tế trong những bối cảnh cụ thể). Việc không tận dụng, phát huy được tác dụng của công cụ giá trị này sẽ để lại hậu quả khôn lường, thậm chí khi một số địa phương tỏ ra quá dễ dãi trong áp dụng ENT sẽ đẩy thị trường bán l rơi vào tình huống bị doanh nghiệp ngoại vào tận từng ngóc 753
  14. ngách ― p‖ doanh nghiệp nội địa. Nếu một loạt hiệp định FTA thế hệ mới thực thi mà Việt Nam vẫn không khắc phục được tình trạng hiện nay thì chắc chắn bán l nội địa sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng theo hướng tiêu cực. Đặc biệt, theo cam kết, trong tương lai gần (vào năm 2024), Việt Nam sẽ bỏ quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) đối với các doanh nghiệp bán l đến từ các nước CP TPP. Khi đó các nhà bán l nước ngoài có thể mở cơ sở bán l ở bất cứ đâu và khiến cho sức ép cạnh tranh đến từ các nhà đầu tư CPTPP trên thị trường bán l Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều so với tác động của một năm qua. Nếu như trước đây, hàng hóa trên thị trường bán l chủ yếu từ nguồn hàng trong nước thì ngày nay, theo số liệu của Cục Thống kê TP. HCM, tỷ trọng giữa hàng nội địa với hàng nhập khẩu đã thay đổi đáng kể, hàng nội địa chỉ chiếm dưới 60% (gồm nguồn hàng mua trực tiếp từ nhà sản xuất nội địa, nguồn hàng từ chính DN vừa là nhà sản xuất đồng thời có các cơ sở bán l sản phẩm do họ sản xuất, nguồn hàng được mua từ các nhà sản xuất nhưng thông qua các kênh trung gian, hàng do những nhà bán l đặt hàng các đơn vị sản xuất để gia công hàng hóa mang thương hiệu của mình), ngoài 5% thuộc các nguồn khác thì tỷ trọng còn lại nhường chỗ cho hàng ngoại nhập. Ngoài một số siêu thị lớn của Việt Nam, bất kể vào trung tâm thương mại, siêu thị hay chuỗi của hàng tiện ích hoặc ngay cả chợ truyền thống cũng đều thấy sự hiện diện của không ít loại hàng hóa có xuất xứ từ nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia tham gia các tổ chức, chế định thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đây không phải là tác động của riêng các FTA thế hệ mới nói trên nhưng chắc chắn khi các hiệp định này được thực thi, nó sẽ làm trầm trọng hơn tình hình này. - Nguy cơ bị hàng hóa và doanh nghiệp ngoại lấn át, doanh nghiệp nội thua ngay trên “sân nhà” Cạnh tranh là động lực của sự phát triển. Nhưng khi sức cạnh tranh thấp mà phải đương đầu với các đối thủ mạnh thì đây không còn là cơ hội mà có thể sẽ là thách thức. Trường hợp này có khía cạnh đúng với thị trường bán l Việt Nam bởi khi so với nguồn lực dồi dào và với hàng hóa có nhiều lợi thế về chất lượng, mẫu mã, mức giá bán, dịch vụ đi kèm của các quốc gia thành viên CPTPP và EVFTA thì nguồn lực của các doanh nghiệp nội rất ―khiêm thốn‖ đồng thời chủng loại hàng hóa của Việt Nam trên thị trường bán l nội địa chưa phong phú, mẫu mã k m đa dạng, chất lượng còn hạn chế và giá cả không cạnh tranh do phải qua nhiều khâu trung gian mới đến tay người tiêu dùng Chính vì cạnh tranh không cân sức nên một mặt việc doanh nghiệp cùng hàng hóa của nước ngoài thuận lợi vào Việt Nam khi thực thi CPTPP và EVFTA một mặt đem đến cơ hội gia tăng nguồn hàng và thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh cho người bán, tăng cơ hội lựa chọn cho người mua mặt khác lại chính là nguy cơ hàng Việt bị lấn át (hiện tượng một số nhà cung cấp không đưa hàng vào được một số siêu thị như trước đây hay việc một số hàng hóa như rau hoa quả của Hàn Quốc hay thịt bò, thịt lợn của Úc, các sản phẩm sữa của NewZealand tuy không cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt nhưng mang tính thay thế và ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và nhập khẩu tăng vọt so với khi hai Hiệp định trên chưa k kết là những ví dụ điển hình) 754
  15. Việc thực thi CPTPP và EVFTA cũng có thể đặt doanh nghiệp nội trước nguy cơ l p vế về kênh phân phối: Trong khi các siêu thị, trung tâm thương mại của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thường có cơ sở khang trang và tọa lạc ở những vị trí đắc địa, có kênh phân phối hoàn chỉnh với nguồn hàng ổn định và áp dụng chiến lược ―mua tận gốc-bán tận ngọn‖ thì doanh nghiệp bán l nội địa hiện nay đang gặp khó khăn trong việc xây dựng kênh phân phối. Kênh phân phối chủ yếu là bán ở chợ truyền thống và các cửa hàng nhỏ l hoặc chuỗi của hàng tiện tích và một số siêu thị. Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở của các loại hình này thường yếu kém, không theo kịp nhu cầu mở rộng và phát triển thị trường. Để xây dựng được hệ thống phân phối hoàn chỉnh, đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại phải đầu tư chi phí lớn trong khi tiềm lực tài chính hạn chế. Thêm vào đó, giữa các doanh nghiệp bán buôn, bán l và các doanh nghiệp bán l nội chưa có sự liên kết chặt chẽ dẫn đến hàng hóa phải qua nhiều khâu mới đến tay người tiêu dùng làm cho giá cả đội lên, khó cạnh tranh nổi với giá cả của các tập đoàn bán l nước ngoài. Trước tình hình trên, nếu không kịp thời có giải pháp, việc thua ngay trên ―sân nhà‖ của các doanh nghiệp sản xuất và bán l nội là hoàn toàn có thể xảy ra. - Nguy cơ trở nên lạc hậu về phương thức trao đổi Xu hướng tiêu dùng hiện nay là các kênh thương mại hiện đại ngày càng tăng với sự có mặt của hàng loạt các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và bán hàng qua mạng, đe dọa tới sự tồn tại và phát triển của kênh truyền thống khi ở nước ta chủ yếu là kênh này. Đặc biệt, thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và cũng là một trong những nội dung của các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA. Ở Việt Nam, loại hình thương mại này mặc dù khá được yêu thích và rất tiềm năng bởi có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone song cũng còn thiếu nền tảng luật pháp, công nghệ, cơ sở hạ tầng và năng lực quản trị nên việc phát triển thương mại điện tử hiện nay được ví như việc chuyển từ đi bằng phương tiện thô sơ lên đi bằng máy bay. Cam kết về thương mại điện tử trong CPTPP đem đến cơ hội nhưng cũng đặt ra yêu cầu cho việc hoàn thiện các dịch vụ hạ tầng cho thương mại điện tử. Nếu nhà nước không có định hướng kịp thời và doanh nghiệp Việt Nam không nhanh nhạy trong đổi mới phương thức kinh doanh thì nguy cơ lạc hậu sẽ hiện hữu và thất bại là hoàn toàn có thể. Thị trường bán l trực tuyến tuy mới chiếm 5% trong tổng doanh số bán l hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng toàn xã hội. Khi CPTPP và EVFTA được thực thi, có hai xu hướng có thể xảy ra: (1) phương thức kinh doanh bán l của các doanh nghiệp chưa kịp cập nhật và đổi mới sẽ trở nên lạc hậu, không phù hợp, không giành được khách hàng với doanh nghiệp các nước thành viên của hai hiệp định; (2) các doanh nghiệp thương mại điện tử nước ngoài đầy tiềm lực đầu tư mạnh vào Việt Nam nên nguy cơ trong tương lai không xa, thương mại điện tử Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi các công ty nước ngoài (hiện nay website thương mại điện tử được yêu thích nhất của người tiêu dùng Việt - đặc biệt là giới tr chính là các website nước ngoài như Amazon, eBay ) 755
  16. - Thách thức về hoàn thiện thể chế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và trong CPTPP (thậm chí cả EVFTA- trong thời gian tới) nói riêng đã có những tác động lớn đến công tác xây dựng thể chế, chính sách theo hướng dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, so với những thông lệ quốc tế nói chung và những cam kết trong hai hiệp định trên nói riêng, thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam còn khoảng cách lớn, có nguy cơ trở thành rào cản ngăn dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng vào Việt Nam, không nâng được năng lực cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm Việt Nam trên thị trường. Ở một góc độ nào đó, trước đây và hiện nay chính sách của Việt Nam có v đang ―ưu ái‖ cho DN đầu tư nước ngoài khiến cho cạnh tranh bị bóp méo. Bất cập bắt nguồn từ việc miễn thuế trong các năm đầu cho các DN FDI, trong khi doanh nghiệp nội địa khi đã đi vào hoạt động là phải nộp thuế đầy đủ; thêm vào đó, các doanh nghiệp ngoại luôn được ưu tiên mặt bằng, vị trí đẹp, trong khi nhà bán l nội không những không được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cần thiết mà còn bị áp đặt nhiều thứ luật, lệ. Cơ chế xin-cho tưởng đã được xóa bỏ nhưng đến nay vẫn hiện hữu, càng làm cho bất lợi đối với các doanh nghiệp nội và thiếu công bằng trong cạnh tranh trên thị trường bán l . Điều đó cũng l giải cho khẳng định: Bên cạnh việc mở ra các lợi ích từ tự do thương mại, CPTPP và EVFTA cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể tới tương lai của thị trường bán l do không gian chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nội nói chung và các doanh nghiệp bán l nội nói riêng sẽ bị thu hẹp. Các doanh nghiệp vốn đã hạn chế về nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh nghiệm kinh doanh và quản lý bán l nay lại phải cạnh tranh ngang ngửa với doanh nghiệp, tập đoàn bán l có lợi thế về tất cả các nguồn lực nói trên. Trước sức ép cạnh tranh, họ phải tự thân vươn lên và trong trường hợp không vươn lên được có thể sẽ phải giải thể hoặc phá sản, khi đó một bộ phận người lao động sẽ mất việc làm. Nếu các FTA thế hệ mới thực thi mà Việt Nam vẫn duy trì chính sách sách trải thảm đỏ đối với doanh nghiệp bán l ngoại và phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp bán l nội thì cơ cấu thị trường theo thành phần kinh tế sẽ thay đổi theo hướng bất lợi cho Việt Nam. 3. Đề xuất giải pháp phát triển thị trƣờng bán lẻ nhờ tận dụng thời cơ, vƣợt qua thách thức do thực hiện CPTPP và EVFTA Quá trình hội nhập hay ngay trong các Hiệp định thương mại tự do nói chung và đặc biệt là các FTA thế hệ mới CPTPP. EVFTA nói riêng, luôn mang đến cho thị trường trong đó có thị trường bán l những thời cơ lớn đồng thời tiềm ẩn nhiều thách thức không nhỏ do đó hiệm vụ quan trọng là cần tìm ra giải pháp tận dụng tốt cơ hội thuận lợi, đẩy lùi khó khăn thách thức, tạo ra cơ hội thuận lợi mới lớn hơn, không để cho khó khăn thách thức lấn át dẫn đến những thua thiệt không đáng có của các doanh nghiệp bán l nội địa. Một số giải pháp sau đây có thể thực hiện phần nào nhiệm vụ đó 3.1. Giải pháp vĩ mô 756
  17. CPTPP và EVFTA so với các FTA truyền thống có rất nhiều nội dung và lĩnh vực điều chỉnh mới mà doanh nghiệp và chính phủ đều chưa có kinh nghiệm, vì vậy trước hết, Đảng cần ban hành Nghị quyết để chính phủ, các Bộ Ban Ngành theo đó công bố chương trình hành động tương ứng nhằm thực hiện thành công hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó cần có nhiều giải pháp cụ thể để thông tin, truyền thông hiệu quả về các hiệp định, xây dựng cơ sở dữ liệu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thực hiện các FTA thế hệ mới này. Bên cạnh đỏ phải tập trung cải cách thể chế, chính sách phát triển thị trường trong bối cảnh mới; làm tốt vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này. - Về thể chế: Với khoảng cách về thể chế, chính sách so với các quy định, cam kết trong CPTPP và EVFTA như hiện tại thì một trong những việc cần làm ngay là đẩy mạnh cải cách thể chế trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh vĩ mô bởi chỉ khi thể chế tốt, bảo đảm tính công khai minh bạch và môi trường chính sách ổn định, môi trường kinh doanh thông thoáng mới có thể tạo điều kiện vừa thu hút đầu tư mà vẫn thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước, qua đó thúc đẩy thị trường bán l phát triển nhanh và bền vững. Song song với đó cũng cần lập quy hoạch phát triển mạng lưới, hạ tầng bán l đảm bảo yêu cầu phù hợp với quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nội nhưng không cản trở thu hút đầu tư. - Về chính sách mặt hàng: Thực thi CPTPP hàng hóa các nước sẽ vào Việt Nam nhiều hơn, tạo ra nguồn cung rất lớn, cạnh tranh công bằng với hàng hóa trong nước. Vì vậy, Việt Nam cần thực hiện quyết liệt và mạnh mẽ chính sách mặt hàng trong đó có việc tổ chức những vùng sản xuất hàng hóa, nhất là sản xuất nông sản thực phẩm để cung ứng một cách đều đặn, có chất lượng và hiệu quả cho hệ thống phân phối cả nước; thực hiện cam kết về đảm bảo tỷ lệ giá trị sản phẩm kinh doanh được cung cấp từ các doanh nghiệp nội địa nhằm tránh được nguy cơ bị hàng ngoại lấn át và nguy cơ thị trường bị thôn tính bởi các doanh nghiệp ngoại. Phải có cách xử lý quyết liệt nếu cơ sở bán l nước ngoài vi phạm cam kết để đề phòng tình trạng hàng Việt ngày càng vắng bóng trong các cơ sở bán l của nước ngoài tại thị trường Việt Nam. - Về tận d ng ENT, tạo cơ hội cho hàng Việt: Trước năm 2024, cần đặc biệt lưu đến việc tận dụng triệt để ―đèn xanh‖ ENT, ban hành các văn bản pháp lý cụ thể để giải thích, triển khai và vận dụng các tiêu chí ENT, xây dựng luật và quy định về việc cách thức thực hiện tốt từng tiêu chí này đồng thời có những bước chuẩn bị cho việc xóa bỏ ENT vào năm 2024 như cam kết trong CPTPP, qua đó giảm áp lực cạnh tranh cho hàng Việt. Bộ Công Thương cũng cần tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện tốt cuộc vận động ―Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam‖, tổ chức các phiên chợ ―hàng Việt về nông thôn‖, ―Hội chợ hàng Việt‖ để cung cấp đầy đủ hàng hóa, tăng sức mua cho khu vực này đồng thời tránh nguy cơ hàng Việt bị lấn át. - Về phương thức kinh doanh: Nhằm tránh được nguy cơ thua thiệt khi không phát triển được các loại hình bán l hiện đại và phương thức thương mại điện tử, trong thời gian tới, Việt Nam cần chú việc hoàn thiện hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử 757
  18. theo hướng thích ứng với cam kết trong các CPTPP và EVFTA; Chính phủ cần khuyến khích các tập đoàn lớn trong nước đầu tư phát triển thị trường thương mại điện tử vì sử dụng phương tiện hiện đại trong kinh doanh là xu hướng tất yếu; Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư của xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử, tăng cường cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử; Nâng cao khả năng quản trị thông qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh; Đẩy mạnh đào tạo và phát triển đội ngũ các chuyên gia tin học và phổ cập kiến thức về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý của nhà nước và cả người dân với tư cách là người tiêu dùng; Chủ động hợp tác về thương mại điện tử với các quốc gia và các tổ chức quốc tế thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới. - Về nguồn nhân lực: Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ cải thiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc cung cấp thông tin, tài liệu về kỹ năng và quản trị bán l ; hỗ trợ tài chính cho các cơ sở đào tạo nghiên cứu, triển khai chương trình giảng dạy chuyên ngành bán l hoặc tổ chức các khóa học ngắn hạn đào tạo kỹ năng và quản trị bán l . Nhà nước cũng có thể cân nhắc đến đề xuất ―mở phân ngành đào tạo nhân lực về phân phối bán l và logistic‖ của Bộ Công thương. Ngoài ra cũng có thể tính đến nguồn đào tạo từ nước ngoài chuẩn bị cho nguồn nhân lực phục vụ hệ thống phân phối bán l . - Về nguồn lực tài chính: Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán l nội có đủ tiềm lực tài chính và không vi phạm các cam kết trong CPTPP và EVFTA , nhà nước cần có biện pháp thiết thực hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp bán l trong nước bằng cách khơi thông con đường tiếp cận vốn, cần thiết có thể thực hiện chính sách ưu đãi đối với các ngân hàng có tổ chức tài chính mà ở đó tỷ lệ tín dụng dành cho doanh nghiệp bán l cao, giúp họ có điều kiện để áp dụng các cơ chế thông thoáng hơn, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp bán l nội có thể rút ngắn khoảng cách về nguồn lực tài chính so với đối thủ cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu đầu tư. - Về các yếu tố khác: Thách thức lớn nhất mà CPTPP và EVFTA đem lại đối với thị trường bán l Việt Nam đều là ở sức ép cạnh tranh từ các đối thủ mạnh. Vì thế các cơ quan quản lý phải có biện pháp hỗ trợ thúc đẩy phát triển các kênh phân phối, tạo đầu mối liên kết giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Hiện nay doanh nghiệp bán l Việt phần lớn có quy mô nhỏ và rất nhỏ nên rất khó cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài do đó bên cạnh những sự hỗ trợ trên, nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp bán l trong nước về mặt bằng, thuế suất để cân bằng với các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời hỗ trợ họ trong xúc tiến thương mại, liên doanh liên kết, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu bán l để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt ngay tại ―sân nhà‖ 3.2. Giải pháp vi mô Để tận dụng thời cơ và vượt qua thách thức có thể có khi CPTPP và EVFTA đem lại, thời gian qua, các doanh nghiệp bán l trong nước đã có những động thái như: 758
  19. - Phát huy lợi thế hiểu biết về thủ tục hành chính trong kinh doanh và am hiểu thị trường ―sân nhà‖ để chiếm lĩnh thị trường; - Hỗ trợ tích cực cho các sản phẩm, hàng hóa nhờ tác động từ Cuộc vận động ―Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam‖ (Với sự hỗ trợ của chính phủ, Bộ và các sở công thương, các doanh nghiệp đã thực hiện tốt cuộc vần động và kết quả đạt được là tỷ lệ hàng Việt trong hệ thống phân phối vẫn được duy trì ở mức cao: hàng Việt tại các chợ truyền thống và cửa hàng tiện lợi vẫn chiếm tỷ lệ từ trên 60%, ở các siêu thị Coopmart, Satra , Vinmar, Big C lần lượt đạt trong khoảng 90 - 93%, 90 - 95%, 96% và 90%); - Phát triển hệ thống phân phối theo hướng ngày càng văn minh hiện đại: Bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng mạng lưới, các doanh nghiệp cần hướng tới việc áp dụng thương mại điện tử để bắt kịp xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện đại của khách hàng. Các cam kết của CPTPP về thương mại điện tử không những không gây khó khăn cản trở mà tạo đề vững chắc cho cho các hoạt động mua sắm trực tuyến xuyên biên giới, song để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp nội cần phải chủ động và năng động trong đổi mới phương thức kinh doanh toàn diện, ứng dụng công nghệ tối ưu để tránh tuột mấy cơ hội phát triển phương thức kinh doanh này vào tay các nhà bán l ngoại. - Để bảo đảm thành công trong hội nhập quốc tế và thực hiện hiệu quả các FTA, đặc biệt là CPTPP và EVFTA, các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các cam kết của Việt Nam cũng như các đối tác, nhận dạng được thời cơ và thách thức từ việc thực thi các FTA thế hệ mới mang lại để quyết định hướng đi cũng như hành động; Nhận thức rõ vai trò chủ thể thị trường để không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của thị trường bán l . - Trong bối cảnh còn nhiều hạn chế về nguồn lực, các doanh nghiệp bán l nội cần tăng cường liên kết với các bên liên quan và quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, mô hình quản trị và chiến lược kinh doanh để hạ giá thành sản xuất, nâng cao được chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần nắm chắc các cam kết của CPTPP và EVFTA về những nội dung liên đến lĩnh vực bán l và các lộ trình giảm thuế, các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa của từng đối tác để được hưởng ưu đãi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải chú ý tự nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân mà trước hết là chuẩn bị kỹ lư ng mọi nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của chính phủ và các hiệp hội liên quan để có thể đương đầu với mọi thách thức, mọi đối thủ. - Để tồn tại trước sự cạnh tranh dữ dội từ các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp bán l trong nước cần phải kiểm soát được chất lượng hàng hóa, cải thiện quy mô vốn cũng như năng lực quản lý và phạm vi hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, thông qua việc tận dụng cơ hội liên doanh với các nhà đầu tư CPTPP và EVFTA để có thêm kinh nghiệm kinh doanh và quản l đồng thời hóa giải được điểm yếu về các nguồn lực nội tại. Bên cạnh đó cũng cần tạo ra liên kết sản xuất - bán l bởi làm được điều đó một mặt sẽ giúp đảm bảo đầu ra và tăng thu nhập cho phía người sản xuất trong nước, tránh tình trạng lãng phí, mặt 759
  20. khác, thương mại bán l có được nguồn hàng ổn định và giá thành hạ, đảm bảo cho lưu thông thông suốt và hiệu quả. - Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và sức ép từ cạnh tranh của doanh nghiệp cùng hàng hóa ngoại khi thực thi CPTPP và EVFTA, các nhà bán l trong nước phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của người tiêu dùng, từ đó lưu tìm kiếm và lựa chọn các nguồn hàng tin cậy, ổn định, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều phân khúc thị trường và an toàn, thân thiện với môi trường đồng thời có giá cả hợp lý. - Hiện nay ở Việt nam, thị trường bán l được đánh giá là rất tiềm năng do nền kinh tế có độ mở lớn, kinh tế phát triển, chính sách đầu tư thông thoáng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, thu nhập gia tăng, dân số đông và đang trong giai đoạn dân số vàng với tỷ lệ lớn người trong độ tuổi mua sắm nhiều, hầu hết các tầng lớp dân cư đều ưa thích kết nối nên doanh nghiệp bán l cần tận dụng sự phát triển của công nghệ, đi tắt đón đầu, cạnh tranh thành công với các tập đoàn bán l nước ngoài và góp phần phát triển thị trường bán l theo hướng văn minh, hiện đại. Tóm lại, hiện nay nhiều nhà bán l nội cũng đang nắm giữ thị phần chủ yếu, cạnh tranh lẫn nhau và đi đầu trong những xu hướng bán l mới Tuy nhiên, để tồn tại, cạnh tranh được trong bối cảnh hiện nay và trở thành nhân tố chính trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thị trường bán l , nhà nước và các doanh nghiệp bán l nội cần nỗ lực trong việc tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ nói trên đồng thời Hiệp hội Các nhà bán l Việt Nam cũng cần tích cực hơn phối hợp với các doanh nghiệp trong việc phổ biến rộng rãi và đầy đủ thông tin về CPTPP và EVFTA để các doanh nghiệp biết, nắm rõ, làm chủ tình hình, chủ động tận dụng các cơ hội cũng như sẵn sàng vượt qua thách thức mà hai Hiệp định này mang lại. 4. Kết luận Trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mới CPTPP và EVFTA, dự báo Việt Nam có thể sẽ được đón nhận nhiều thời cơ như gia tăng cơ hội tiêu dùng và mức độ sôi động của thị trường, thúc đẩy thị trường bán l phát triển theo hướng hiện đại, thay đổi cơ cấu hàng hóa và theo hướng tích cực, học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác lớn Tuy nhiên, Việt Nam cũng khó tránh khỏi những thách thức không nhỏ như: nguy cơ hàng nội bị lấn át, doanh nghiệp nội bị thôn tính và thua ngay trên sân nhà, nguy cơ l p vế về kênh phân phối, lạc hậu về phương thức trao đổi, lúng túng trong sử dụng ENT, bị phân biệt đối xử Trước tình hình đó, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bán l nội địa nói riêng cần phải học cách thích nghi với sự thay đổi để tồn tại và phát triển bằng cách tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Giải pháp vĩ mô có thể sẽ bao gồm việc công bố chương trình hành động nhằm thực hiện thành công FTA thế hệ mới, thông tin và truyền thông về các hiệp định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hiệp định, giải pháp về chính sách mặt hàng, thể chế, việc tận dụng ENT, phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp. Còn về phía doanh nghiệp, 760
  21. giải pháp cần thiết triển khai bao gồm: nâng cao nhận thức về CPTPP, EVFTA, các cam kết của Việt Nam và các đối tác; nhận dạng được thời cơ và thách thức từ việc thực thi các FTA thế hệ mới này để quyết định hướng đi cũng như hành động; liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và bán l để có nguồn hàng ổn định, giá cả cạnh tranh; nhận thức rõ vai trò chủ thể thị trường để không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của thị trường bán l . Hy vọng trên cơ sở nhận diện khách quan, dự báo chính xác, và thực hiện tốt các giải pháp tận dụng những thời cơ cũng như vượt qua thách thức xuất hiện khi CPTPP và EVFTA thực thi, thị trường bán l Việt Nam có cơ hội phát triển như k vọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thanh Bình (2012), Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển dịch v phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu thương mại [2] Bộ Công thương (2011), Đề án phát triển thương mại nội địa giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến 2030. [3] Nguyễn Thị Minh Hà, Ngành bán lẻ Việt Nam: Trăn trở sau các FTA, nam.vlr [4] Vũ Tiến Lộc (2015) Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam ( moi-co-hoi-va-thach-thuc-cua-nen-kinh-te-viet-nam-90312.html) [5] Công Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp [6] Nguyễn Thanh Tâm (2016), Tổng quan về các FTA thế hệ mới ( [7] Hương Xuân (2017), Thương mại điện tử Việt Nam cần àm gì để phát triển nhanh hơn?, Tạp chí The Leader [8] VCCI (2016), Tài liệu hội thảo Tận d ng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh tế nội địa [9] Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính (2018), Thực hiện các cam kết thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2018-2022 và phát triển kinh tế ngành, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2017 761