Tổng quan doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2016

pdf 17 trang Gia Huy 18/05/2022 3320
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdft_ng_quan_doanh_nghiep_viet_nam_giai_doan_2011_2016.pdf

Nội dung text: Tổng quan doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2016

  1. T NG QUAN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016 NCS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm Học viện Chính sách và Phát triển Tóm tắt Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển và vai trò của các khu vực doanh nghiệp khác nhau ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016. Kết quả cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này. Nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế của khu vực doanh nghiệp về số lượng, quy mô và hình thức sở hữu đồng thời chỉ r nguyên nhân của những hạn chế này như: rào cản từ thể chế, chính sách; rào cản từ hệ thống tài chính tiền tệ; những rào cản xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp. Từ khóa: Sự phát triển, vai trò, hạn chế, nguyên nhân các hạn chế, doanh nghiệp D n nhập Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo Năm 2017, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%. Sau những khó khăn chạm đáy vào năm 2012, nền kinh tế đang cho thấy sự tăng trưởng khá ổn định khi luôn cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2011-2017. Trong đó khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 60% vào tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đánh giá đúng được thực trạng phát triển của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ từ đó giúp doanh nghiệp có được những định hướng phát triển, mở ra những cơ hội đầu tư mới đồng thời cũng là căn cứ để Chính phủ hoạch định chính sách giúp tạo điều kiện cho các khu vực phát triển đồng đều đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Do đó, nghiên cứu tập trung đi sâu vào đánh giá thực trạng của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016, từ đó chỉ ra vai trò của từng khu vực doanh nghiệp đối với nền kinh tế đồng 143
  2. thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này trong khu vực doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê kết hợp sử dụng liệu mới nhất của cuộc điều tra này năm 2017. Ngoài phần dẫn nhập, kết cấu của nghiên cứu gồm 5 mục. Mục 1 trình bày quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam thể hiện qua các đặc điểm của doanh nghiệp (số lượng, quy mô, tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp). Mục 2 đánh giá vai trò của các khu vực doanh nghiệp khác nhau đối với nền kinh tế. Mục 3 chỉ ra những hạn chế của khu vực doanh nghiệp. Mục 4 tìm ra nguyên nhân của những hạn chế này. Mục 5 là những kết luận chính. 1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam 1.1 . Đ c điểm của doanh nghiệp 1.1.1. Về số lượng doanh nghiệp Tiếp đà khởi sắc của nền kinh tế trong năm 2016, tình hình kinh tế năm 2017 đã tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81% vượt chỉ tiêu 6,7% đề ra, và là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Đặc biệt, kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2015 bắt đầu có hiệu lực với những điều khoản thông thoáng hơn liên quan đến việc đăng kí thành lập doanh nghiệp đã tạo động lực mới cho làn sóng thành lập doanh nghiệp những năm tiếp theo. Đơn vị: Doanh nghiệp Hình 1.1. Số lƣợng doanh nghiệp giai đoạn 2011-2017 Nguồn: Tổng cục Thống kê 144
  3. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có thể thấy doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2017. Từ hơn 325.000 doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2012, đến hơn 546.000 doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2017, tăng 11,1% so với năm 2016. Tổng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động của cả nước bình quân giai đoạn 2011-2016 mỗi năm tăng 9,73% doanh nghiệp. Đơn vị: Doanh nghiệp Hình 1.2. Số lƣợng doanh nghiệp đăng kí thành lập và ngừng hoạt động giai đoạn 2011-2017 Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 2017 số doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay với 126.859 doanh nghiệp. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2011- 2017 có 90.106 doanh nghiệp mới được thành lập. Nếu so sánh giữa năm 2017 (126.859 DN) và năm 2011 (77.548 DN), số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã tăng 1,6 lần. Như vậy, 2017 là năm mà số doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, trong năm 2017 số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 60.553 doanh nghiệp, giảm 20% so với năm trước. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2017 là 12.113 doanh nghiệp, giảm 2,9% so với năm trước. Như vậy có thể thấy dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt cho thấy sự khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong giai đoạn 2011- 145
  4. 2017, mặt khác cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những doanh nghiệp yếu, kém trong nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hơn. 1.1.2. Lao động trong khu vực doanh nghiệp Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp đã tăng hơn 1,2 lần trong giai đoạn 2011-2016, từ 10,71 triệu lao động lên 13,29 triệu lao động với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 5,5%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp là 9,73%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân về lao động thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp sẽ dẫn đến thực tế là các doanh nghiệp mới thành lập sẽ có quy mô ngày càng thu nhỏ. Hình 1.3. Lao động trong doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê Trong giai đoạn 2007-2011 chứng kiến sự tăng trưởng khá mạnh về số lượng lao động, với khoảng 11,8%/năm, thì sang giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng trưởng về số lượng lao động đã giảm mạnh, chỉ còn khoảng 4,44%/năm, nhất là trong năm 2012 khi mà số lượng lao động chỉ tăng 2,43%. Điều này đồng nghĩa với số lượng việc làm mới tạo ra trong vài năm gần đây đã giảm đáng kể. Năm 2015 tăng trưởng về số lượng lao động đã tăng lên mức 7,25%, tuy nhiên đến năm 2016 tăng trưởng về số lượng lao động giảm chỉ còn 6,28%. Xét trong 3 146
  5. khu vực doanh nghiệp, trong giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng trưởng lao động của khu vực tư nhân đang cải thiện và tăng nhanh rõ rệt so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) (10,2%/năm so với 4,1%/năm). Trong khi đó, do đang trong quá trình tái cấu trúc và cổ phần hóa, lao động trong khu vực nhà nước đã giảm trong giai đoạn 2012-2016 (6,9%/năm). 1.1.3. Nguồn vốn của doanh nghiệp Trong giai đoạn 2011-2016, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã tăng 1,78 lần, từ 14,86 triệu tỷ đồng năm 2011 lên 26,43 triệu tỷ đồng năm 2016, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 13,75%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp, cho thấy sự phát triển về quy mô vốn của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, theo một khía cạnh khác, việc tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của doanh nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng của lao động cho thấy doanh nghiệp đang phát triển dựa nhiều hơn vào tăng trưởng nguồn vốn chứ không dựa nhiều vào tăng trưởng lao động. Đây dường như là một nghịch lý khi mà Việt Nam luôn tự coi là có lợi thế về nguồn lao động, nhưng sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian qua lại không tập trung khai thác lợi thế này mà chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng về nguồn vốn. Hình 1.4. Tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK 147
  6. Nếu giai đoạn 2007-2010 tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn đạt mức cao, khoảng 40%/năm thì sang giai đoạn 2011-2016, khi nền kinh tế gặp khó khăn, tăng trưởng tín dụng giảm, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn của doanh nghiệp cũng giảm chỉ còn khoảng 13,97%/năm. Điều này phản ánh sự khó khăn ngày càng lớn trong việc tiếp cận vốn để mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 1.1.4. Doanh thu của doanh nghiệp Tổng doanh thu của khu vực doanh nghiệp đã tăng khoảng 1,6 lần, từ 10,58 triệu tỷ đồng năm 2011 lên 16,71 triệu tỷ đồng năm 2016. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đạt 13,8%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh nghiệp, về lao động và về tổng nguồn vốn. Hình 1.5. Tổng doanh thu trong doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê Trong giai đoạn 2007-2011, mặc dù tăng trưởng về doanh thu bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân vẫn ở mức cao, gần 34%/năm. Tuy nhiên, sang đến giai đoạn 2012-2016, nền kinh tế Việt Nam phục hồi chậm chạp và đang trong giai đoạn tái cấu trúc, do vậy tốc độ tăng trưởng về doanh thu chỉ đạt mức khoảng 9,6%/năm. 148
  7. Xu hướng tăng trưởng trở lại của doanh nghiệp sau khi đã chạm đáy năm 2012 tuy chậm nhưng bền vững hơn. Tuy nhiên, việc tăng trưởng về vốn đang có xu hướng giảm đi trong giai đoạn 2013-2016 phản ánh những khó khăn nhất định của doanh nghiệp trong việc huy động vốn trong bối cảnh tái cấu trúc ngân hàng. 1.2. Quy mô bình quân của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 Giai đoạn 2011-2016 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, sẽ đánh giá sự thay đổi về quy mô doanh nghiệp trong giai đoạn này qua hai yếu tố đó là: Lao động bình quân và nguồn vốn bình quân theo hình thức sở hữu. Cụ thể, quy mô lao động bình quân trong doanh nghiệp đã giảm từ 31 lao động năm 2011 xuống chỉ còn 26 lao động năm 2016, tương ứng với quy mô của một doanh nghiệp nhỏ. Điều này phù hợp với thực tế là tỷ trọng các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong nền kinh tế ngày càng tăng và nguy cơ Việt Nam tiếp tục thiếu các doanh nghiệp cỡ trung bình đã trở thành hiện hữu. Đơn vị: lao động H nh 1.6. Quy mô lao động b nh quân các doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK Nếu xem xét chi tiết hơn quy mô lao động của doanh nghiệp trong từng loại hình doanh nghiệp phân theo hình thức sở hữu trong năm 2016, chúng ta có thể thấy có đến 99% DNVVN là DNTN, tuy nhiên chỉ có 2,25% doanh nghiệp lớn là DNTN. Đây là điểm đáng lưu ý đối với các nhà hoạch định chính sách để hỗ trợ các DNVVN, vốn chưa được quan tâm đúng mức trong thời gian qua và cho thấy sự 149
  8. cần thiết phải ban hành luật hỗ trợ DNVVN. Các DNNN chủ yếu có quy mô lớn (71,84%) và quy mô nhỏ (28,16%), trong khi các DN FDI cũng chủ yếu có quy mô lớn (63,9). Tính tổng cộng, năm 2016 có 96,77% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (Bảng 1.1). Bảng 1.1. Phân bổ doanh nghiệp theo quy mô lao động và h nh thức sở hữu năm 2016 Loại hình sở hữu Tổng cộng DNNN DNTN DNFDI Số lượng (DN) 1.028 495.259 1.482 497.769 DN Tỷ lệ theo dòng (%) 0,21 99,50 0,30 96,77 VVN Tỷ lệ theo cột (%) 28,16 97,75 36,10 động Số lượng (DN) 2.623 11.387 2.623 16.633 DN Tỷ lệ theo dòng (%) 15,77 68,46 15,77 3,23 lớn Tỷ lệ theo cột (%) Quy mô DN theo lao theo mô DN Quy 71,84 2,25 63,90 Tổng cộng Số lượng (DN) 3.651 506.646 4.105 514.402 Tỷ lệ (%) 0,71 98,49 0,80 Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp năm 2016 của TCTK Xét về quy mô nguồn vốn, xu hướng lại diễn ra ngược chiều với quy mô lao động. Nguồn vốn bình quân của doanh nghiệp đã tăng 1,5 lần; từ 37,4 tỷ đồng năm 2011 lên 45 tỷ đồng năm 2016, tương ứng với quy mô của doanh nghiệp vừa phân theo tiêu chí nguồn vốn. Việc tăng quy mô vốn diễn ra ở cả ba loại hình doanh nghiệp, trong đó mạnh nhất là ở khu vực DNNN. Quy mô vốn bình quân của các DNNN giai đoạn này tăng khoảng 1,9 lần, từ 1.500 tỷ đồng năm 2011 lên 2.853 tỷ đồng năm 2016. Đây là kết quả của quá trình sắp xếp, cổ phần hóa các DNNN, khi mà nhà nước chỉ giữ lại các tập đoàn, tổng công ty lớn và tiến hành cổ phần hóa, huy động thêm nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Các DNNN tiếp tục có quy mô vốn bình quân chung cao nhất, cao gấp hơn 6 lần so với quy mô vốn bình quân của các DN FDI và gấp 87 lần quy mô vốn bình quân của các DNTN. Các DN FDI và DNTN có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân tương đương, tăng hơn 1,5 lần trong giai đoạn 2011-2016. Như vậy, việc tăng quy mô nguồn vốn đã giúp các DNTN chuyển dịch dần từ quy mô nhỏ sang quy mô vừa theo tiêu chí vốn, trong khi các DNNN và DN FDI vẫn luôn có quy mô lớn. 150
  9. Đơn vị: Tỷ đồng Hình 1.7. Quy mô vốn bình quân các doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK 1.3. Tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ giai đoạn 2011-2016 Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong nền kinh tế giai đoạn 2007- 2010 đã giảm so với giai đoạn 2000-2006, xuống còn khoảng dưới 30% trong các năm 2007-2010, tuy nhiên đã tăng cao trở lại trong giai đoạn 2011-2016 với mức trung bình khoảng 40,1%. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2011-2016, chỉ có năm 2012 là tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ ở mức thấp (21,36%) nhờ chính sách trợ giúp khó khăn của Chính phủ, còn lại đều cao, lần lượt là: năm 2011 với 41,75%, năm 2013 với 43,66%, năm 2014 là 43,22%, năm 2015 là 45,72% và năm 2016 là 48,47%. Dù nền kinh tế trong giai đoạn 2013-2016 đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ vẫn có xu hướng tăng lên. Chính kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2016 là một trong những nguyên nhân khiến số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và giải thể trong năm 2017 cao với con số là 60.533 doanh nghiệp. Trong ba khu vực doanh nghiệp, các DNTN và FDI có tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ cao hơn so với DNNN, thời điểm 2016 lên đến 49,2% (DNTN) và 151
  10. 48,45% (DN FDI). Trong 4 năm gần đây, 2013-2016, tỷ lệ các DN FDI thua lỗ cũng tăng cao trở lại cùng với xu hướng khó khăn chung của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, đến năm 2015 tỷ lệ thua lỗ của các DN FDI đứng thứ hai khi mà có tới 49,8 % các DNTN kinh doanh kém hiệu quả trong năm này. Đơn vị: % Hình 1.8. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ giai đoạn 2011-2016 Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK Tỷ lệ các DNNN thua lỗ luôn thấp nhất, luôn dưới 20% trong giai đoạn 2011-2016. Các DNNN với nhiều lợi thế và ưu đãi, chi phí bỏ ra ít hơn, ch ng hạn như chi phí liên quan đến mặt bằng sản xuất kinh doanh, nên hạch toán có lãi nhiều hơn so với các DNTN. Tuy nhiên, đây là xét về số lượng doanh nghiệp, còn về giá trị thua lỗ thì các DNNN, nhất là các tập đoàn tổng công ty, luôn có những khoản thua lỗ khổng lồ. Nếu xét theo quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ thường tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp cho thấy tính dễ bị tổn thương của khu vực DNVVN. Chính tỷ lệ thua lỗ cao của các DNVVN (41,07%/năm) và cũng bởi vì khu vực này chiếm tỷ trọng lớn giai đoạn 2011-2016 đã làm cho tỷ lệ thua lỗ của toàn doanh nghiệp tăng cao, trong khi nhóm các doanh nghiệp có quy mô lớn không có sự tăng đột biến này. 152
  11. Đơn vị: % Hình 1.9. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK 2. Vai trò của khu vực doanh nghiệp Năm 2016, khu vực DN FDI đóng góp 58,5% vào tổng vốn đầu tư của toàn bộ các doanh nghiệp. Đây cũng là khu vực đóng góp vào ngân sách và giải quyết lượng việc làm lớn cho nền kinh tế. Khu vực DNTN đứng ở vị trí thứ 2, tuy tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cao nhưng tỷ lệ đóng góp vào ngân sách là 27,33%, giải quyết 30,01% việc làm và đóng góp 29,05% vào giá trị sản xuất chung. Khu vực DNVVN cũng đóng góp 49,24% vào tổng vốn đầu tư, đóng góp cho ngân sách 45,21% và giải quyết 46,16% việc làm. Bảng 2.1. Đóng góp của các doanh nghiệp cho nền kinh tế năm 2015 Đơn vị: % Đóng góp của khu Quy mô doanh nghiệp Hình thức sở hữu doanh nghiệp vực doanh nghiệp DNVVN DN lớn DNNN DN FDI DNTN Vốn đầu tư 49,24 50,76 17,75 58,50 23,75 Ngân sách 45,21 54,79 21,52 51,16 27,33 Việc làm 46,16 53,84 7,60 62,39 30,01 Giá trị sản xuất 47,96 52,04 12,31 58,64 29,05 Nguồn: Xử lý dữ liệu từ điều tra doanh nghiệp năm 2016 của TCTK 153
  12. Bên cạnh đó theo Bảng xếp hạng VNR500 (top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam) năm 2017, khối DNTN đã đóng góp 32,3% cho tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ này năm 2016 là 27%, khu vực DNNN vẫn là khu vực đóng góp vào tăng trưởng lớn nhất trong 3 khu vực kinh tế của toàn Bảng xếp hạng VNR500 năm 2017. Tuy nhiên, đóng góp của khối nhà nước trong năm nay đã xuống còn 52%, giảm đi so với con số 59% trong năm 2016. Xu hướng tăng số lượng DNTN và tăng tỷ trọng đóng góp của khối này trong Bảng xếp hạng VNR500 2017 đã phản ánh phần nào nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, và việc đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN. Tuy tỷ trọng đầu tư của khu vực DN FDI là lớn nhất (69,71% tổng số vốn đầu tư), nhưng tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào ngân sách lại thấp nhất (31%) và cũng hợp lý khi khu vực này cũng đóng góp 47,27% vào tổng giá trị sản xuất của khu vực doanh nghiệp. Đây cũng là khu vực giải quyết lượng việc làm lớn trong khu vực doanh nghiệp. Trong khi đó khu vực DNNN có tỷ trọng vốn đầu tư thấp nhất chỉ khoảng 19,82%, nhưng tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào ngân sách Nhà nước là 37,04% trong tổng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào ngân sách. Điều này cũng tương tự so với báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2017, trong ba khu vực thì khu vực DNNN có đóng góp lớn nhất vào ngân sách (17,9%) và thấp nhất là DN FDI (14%). Trong bối cảnh các DN FDI có mức lợi nhuận cao nhất so với khu vực DNTN và khu vực DNNN, song lại có mức đóng góp vào ngân sách thấp nhất. Các DN FDI mặc dù có số lượng doanh nghiệp, lao động đều chiếm tỷ lệ không cao nhưng hiện đang tạo ra lợi nhuận lớn nhất so với các thành phần kinh tế còn lại. Nguyên nhân chủ yếu là DN FDI tập trung vào đầu tư công nghệ cao, trong khi lĩnh vực này luôn có những ưu đãi nhất định về thuế. 3. Những hạn chế của khu vực doanh nghiệp Có thể nói, trong những năm qua hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng phát triển, đó là kết quả của những đổi mới trong cải thiện về môi trường kinh doanh mà Chính phủ theo đuổi những năm gần đây, đặc biệt với chủ trương kiến tạo, phục vụ và hỗ trợ, coi doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp cũng thể hiện một số hạn chế nhất định. Về số lượng, có thể thấy doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2017. Theo TCTK, ước tính cả năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục 154
  13. 126.859 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với năm 2016 (so với bình quân tăng 10,4% số doanh nghiệp giai đoạn 2010-2016), trong tổng số 561.964 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2017. Tuy nhiên, trong năm 2017 số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 60.553 doanh nghiệp, giảm 20% so với năm trước. Như vậy có thể thấy dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Điều này, một mặt cho thấy sự khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải, mặt khác cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những doanh nghiệp yếu, kém trong nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hơn. Về quy mô, các doanh nghiệp Việt Nam có đến trên 97% là DNVVN, trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu. Do đó, hiệu quả kinh doanh chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặc dù chiếm đến hơn 97% về số lượng, nhưng DNNVV chiếm chưa đến 40% tổng tài sản; trong khi các doanh nghiệp quy mô lớn chiếm chưa đến 3% nhưng nắm giữ đến 60% tổng tài sản của toàn bộ khối doanh nghiệp. Có thể thấy, thế mạnh của DNVVN nước ta là vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiệu quả; bộ máy tổ chức, quản lý sản xuất gọn nhẹ; có khả năng thâm nhập vào những thị trường ngách và lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lợi nhuận không cao; khả năng ứng biến linh hoạt . Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ những mặt hạn chế như: tồn tại và phát triển tự phát, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết về kinh tế và kỹ thuật; trình độ quản lý và năng lực tài chính yếu, thị trường nhỏ hẹp và khả năng cạnh tranh không cao. Đặc biệt, vì quy mô “vừa và nhỏ” nên các DNVVN ngoài khó khăn còn bị chịu ảnh hưởng cạnh tranh không lành mạnh do yếu thế về các quyền lợi tiếp cận tài nguyên quốc gia cũng như mặt bằng, lao động, công nghệ, đào tạo, thị trường so với các DNNN. Về sở hữu, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Quy mô của kinh tế tư nhân vẫn chậm phát triển, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể và kinh tế hộ gia đình, phần lớn có quy mô nhỏ và siêu nhỏ khi hơn 90% có quy mô vốn dưới một tỷ đồng; trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; trình độ quản trị thấp, mang nặng tính gia đình, kể cả đối với khu vực doanh nghiệp; nhất là tồn tại thực trạng nhiều doanh nghiệp không muốn “lớn” hoặc không có điều kiện để lớn lên. Một “điểm yếu” khác của khu vực này là trình độ công nghệ, trình độ lao động còn nhiều hạn chế, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường của các quốc gia phát triển; không đủ khả năng tham gia vào mạng 155
  14. liên kết sản xuất, chuỗi giá trị hoặc nếu có được tham gia cũng chỉ ở những khâu, công đoạn giản đơn có giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân hạn chế, thiếu những doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu cũng như khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường quốc tế; cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Nhiều DNTN ngừng hoạt động, giải thể và phá sản. 4. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế nói trên đối với khu vực doanh nghiệp nói chung xuất phát từ các rào cản, điều này làm cản trở sự phát triển chung của doanh nghiệp. Một số rào cản quan trọng có thể kể đến như: rào cản từ thể chế, chính sách; rào cản từ hệ thống tài chính tiền tệ; những rào cản xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp. Rào cản từ thể chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp đó là hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển còn nhiều bất cập. Điều đó gây ra nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Theo khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam (VPSF), có tới 44% doanh nghiệp cho biết đã từng bỏ lỡ cơ hội vì rào cản pháp lý và các quy định hạn chế thị trường. Cụ thể có những điều kiện rất bất hợp lí như: các điều kiện kinh doanh đặt ra rào cản về các quy định gia nhập thị trường như yêu cầu doanh nghiệp phải có 2 người trở lên mới được kinh doanh, hay đặt ra các yêu cầu về vốn tối thiểu Các điều kiện kinh doanh đặt ra các yêu cầu về công suất tối thiểu, quy mô kinh doanh, số lượng, về năng lực sản xuất Đây là những điều kiện bất lợi với doanh nghiệp và tạo ra các rào cản cho hoạt động kinh doanh, tạo ra rủi ro như hạn chế kinh doanh, hạn chế méo mó cạnh tranh, tạo sự độc quyền về mặt chính sách và cuối cùng tạo sự bất lợi cho DNVVN, vì cùng một quy định nhưng nó phù hợp với doanh nghiệp lớn nhưng lại bất lợi cho các DNVVN. Có thể thấy, khi có chính sách thuận lợi sẽ tạo ra được môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư và tạo động lực cho phát triển kinh tế bền vững. Ngay cả khi Nhà nước đã đề ra được khuôn khổ pháp lý và hệ thống các chính sách hợp lý để thúc đẩy khu vực doanh nghiệp phát triển, để các chính sách đó trở thành hiện thực thì vai trò của các cơ quan thi hành là đặc biệt quan trọng. Điều này được minh họa rõ ràng khi ta quan sát sự khác biệt trong tốc độ phát triển khu vực doanh nghiệp giữa các tỉnh thành. Cùng trên một quốc gia, với 156
  15. cùng nền tảng khuôn khổ pháp lý và các chính sách chung, chất lượng các cơ quan công quyền khác nhau có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể về khả năng cũng như chi phí tiếp cận vốn của các doanh nghiệp. Rào cản từ hệ thống tài chính tiền tệ tác động đến doanh nghiệp, đặc biệt qua các kênh tác động chính như khả năng tiếp cận vốn, chi phí vốn, ổn định tài chính và khả năng cung cấp tài chính ổn định và bền vững. Sự phát triển của hệ thống tài chính sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế, mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp và từ đó giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế. Hệ thống tài chính càng phát triển thì càng giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài. Hệ thống tài chính phát triển giúp giảm vấn đề bất cân xứng thông tin và sự hoàn thiện về luật pháp trong việc thực thi các điều khoản hợp đồng. Ở những hệ thống tài chính yếu kém, ngay cả những doanh nghiệp tốt cũng khó tìm được nguồn vốn bên ngoài để tài trợ cho đầu tư. Rào cản xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp. Để tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cho vay nghiêm ngặt của các TCTD. Đặc biệt, đối với các DNNVV việc đáp ứng các điều kiện cho vay này là rất khó khăn và xuất phát chủ yếu là chính nội tại bên trong của các doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong tác động đến khả năng tiếp cận tài chính của các DN có thể kể đến như: Quy mô, thời gian hoạt động, lịch sử tín dụng, năng lực lãnh đạo, năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh, tài sản đảm bảo của DN Về quy mô của DN, quy mô của DN được đánh giá qua tiêu chí: vốn doanh nghiệp, số lao động và quy mô lợi nhuận. Quy mô vốn của DNNVV ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp trên thị trường, do đó ảnh đến kết quả cho vay của các TCTD. Thời gian hoạt động của DN, tại hầu hết các TCTD khi xét duyệt cho vay các doanh nghiệp phải có thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên, các DN mới thành lập chưa có thời gian để TCTD đánh giá lịch sử tín dụng, uy tín, năng lực của lãnh đạo, do đó TCTD khó quản trị rủi ro tín dụng. Ngoài ra, thông thường TCTD thường đánh giá báo cáo tài chính của DN trong thời gian tối thiểu 2 năm, nên đối với các doanh nghiệp vừa mới thành lập, khả năng đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp là chưa đảm bảo độ tin cậy cho các TCTD. Lịch sử tín dụng của DN, theo quy định của hầu hết các TCTD hiện nay, để tiếp cận được nguồn vốn vay các DN phải có lịch sử tín dụng tốt, không phát sinh nợ quá hạn trên 90 ngày trong thời gian 12 tháng gần nhất. 157
  16. Năng lực lãnh đạo của DN là yếu tố căn bản quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của DN, có năng lực tài chính tốt hoạt động doanh hiệu quả, DN mới có khả năng thực hiện đúng các cam kết khi thực hiện vay vốn từ các TCTD. Tài sản đảm bảo của DN, do tình trạng thiếu minh bạch thông tin, TCTD không đảm bảo chắc chắn khả năng trả nợ của DN, do đó tài sản đảm bảo sẽ giúp cho TCTD không bị mất vốn trong quá trình cho vay. 5. Kết luận Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng phát triển và vai trò của các khu vực doanh nghiệp khác nhau ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016. Nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2017. Giai đoạn 2011-2016: Tổng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động của cả nước bình quân tăng 9,73% /năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần; lao động bình quân tăng 5,5%/năm; nguồn vốn bình quân tăng 13,75% và doanh thu là 13,8%/năm. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong nền kinh tế giai đoạn này tăng cao với mức trung bình khoảng 40,1%/năm. Trong ba khu vực doanh nghiệp, các DNTN và FDI có tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ cao hơn so với DNNN, thời điểm 2016 lên đến 49,2% (DNTN) và 48,45% (DN FDI); DNVVN có tỉ lệ kinh doanh thua lỗ cao (41,07%/năm) một phần do khu vực này chiếm tỷ trọng lớn giai đoạn 2011-2016 đã làm cho tỷ lệ thua lỗ của toàn doanh nghiệp tăng cao. Nghiên cứu cũng đã làm rõ được những hạn chế của khu vực doanh nghiệp về số lượng, quy mô và hình thức sở hữu đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế này. Một số rào cản quan trọng có thể kể đến như: rào cản từ thể chế, chính sách; rào cản từ hệ thống tài chính tiền tệ; những rào cản xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chưa đánh giá được tình hình doanh nghiệp ở những khía cạnh khác như là các chỉ tiêu phản ánh năng lực của doanh nghiệp về lao động, vốn, khả năng sinh lời, xu hướng chuyển dịch của doanh nghiệp trong giai đoạn này Lời thừa nhận/cảm ơn: Bài viết thuộc Đề tài cấp Nhà nước KX01.18/16- 20 “Các rào cản tài chính, tiền tệ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam: thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục”. 158
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report - VNR), Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017. 2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017. 3. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2016), Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra DNNVV năm 2015. 4. 159