Bốn thách thức trong điều hành kinh tế vĩ mô 2017
Bạn đang xem tài liệu "Bốn thách thức trong điều hành kinh tế vĩ mô 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bon_thach_thuc_trong_dieu_hanh_kinh_te_vi_mo_2017.pdf
Nội dung text: Bốn thách thức trong điều hành kinh tế vĩ mô 2017
- BỐN THÁCH THỨC TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ 2017 TS. Đặng Đức Anh Trung tâm Thông tin và Dự báo KT - XH Việt Nam Tóm tắt Có nhiều dự báo khác nhau dựa trên những góc nhìn khác nhau về các kịch bản phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2017. Bài báo sẽ dựa trên những công cụ phân tích của Trung tâm thông tin và dự báo KTXH quốc gia để đưa ra các kịch bản phát triển khác nhau của kinh tế thế giới và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam. Hơn thế nữa, bài báo sẽ phân tích 4 thách thức to lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô năm 2017 của Việt Nam qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm vượt qua những thách thức đó. Từ khóa: Dự báo kinh tế thế giới, thách thức, kịch bản phát triển. Kinh tế thế giới năm 2017 được dự báo sẽ phục hồi khả quan hơn năm 2016, tuy nhiên sự phục hồi không đồng đều giữa các khu vực. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)1 dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2017 đạt 3,4%. Trong đó, tăng trưởng kinh tế của Mỹ được dự báo chỉ đạt 2,3% trong khi dự báo kinh tế khu vực đồng Euro có sự suy giảm nhẹ. Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo chỉ đạt khoảng 6,1%, là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990. Thương mại thế giới và dòng vốn đầu tư toàn cầu cũng tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tốc độ tăng trưởng GDP của các nền kinh tế mới nổi đang chậm lại, trong khi sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển vẫn chưa thực sự vững chắc. Đồng thời, kinh tế thế giới 2017 được nhận định là tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, tập trung ở một số xu hướng chính sau đây: (i) giá cả hàng hóa thế giới vẫn trong xu thế phục hồi chậm chạp, đặc biệt là giá dầu do nhu cầu thế giới vẫn ở mức thấp và tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ thế giới; (ii) sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc; (iii) chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) sẽ gây nhiều 1 Báo cáo của IMF về Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2016. 331
- ảnh hưởng, xáo trộn đến chính sách tiền tệ và tỷ giá của nhiều nước trên thế giới; (iv) chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng quay trở lại; (v) tác động của việc nh rời khỏi Liên minh Châu u cũng như những bất ổn tiếp tiếp tục diễn ở khu vực này. Tất cả các yếu tố này sẽ có những tác động đa chiều đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Nghị quyết của Quốc hội đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể cho năm 2017 là: (i) tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7%; (ii) lạm phát bình quân khoảng 4%; (iii) tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 6-7%; nhập siêu khoảng 3,5% kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù có nhiều yếu tố thuận lợi song điều hành kinh tế vĩ mô 2017 sẽ gặp nhiều thách thức từ bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, cụ thể là: Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế trong nước được dự báo sẽ tiếp tục đà hồi phục và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiếp tục xu thế ổn định. Kinh tế tiếp tục được cải thiện với sự hỗ trợ từ mặt bằng giá hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu dự báo được duy trì ở mức thấp, tăng trưởng cao của khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo; tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế sẽ chịu một số yếu tố tác động bất lợi từ: (i) tăng trưởng của khu vực nông nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết; (ii) ngành khai khoáng tiếp tục điều chỉnh với việc giảm khối lượng khai thác cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị sản xuất ngành khai khoáng nói riêng và sản xuất công nghiệp nói chung (dự kiến kế hoạch khai thác dầu thô trong nước năm 2017 thấp hơn khoảng gần 3 triệu tấn so với thực hiện năm 2016); (iii) tiêu dùng nội địa vẫn chưa có sự bứt phá so với năm 2016. Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF), kinh tế Việt Nam năm 2017 có thể diễn ra theo các kịch bản sau (chi tiết xem Phụ lục): Kịch bản cơ sở với nhiều khả năng xảy ra hơn; trong đó, nền kinh tế tiếp tục được duy trì ổn định và tiếp tục đà phát triển, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện. Vốn đầu tư khu vực Nhà nước tăng 7%. Cơ cấu, quy mô, hiệu quả chưa có quá nhiều thay đổi, tuy nhiên tận dụng được lợi thế mang lại từ quá trình hội nhập, xuất khẩu và đầu tư có những cải thiện. Khi đó, tăng trưởng kinh tế 332
- năm 2017 sẽ ở mức khoảng 6,44%, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12 năm trước khoảng 5%. Kịch bản cao cũng có thể xảy ra nếu với những giả thiết như trong kịch bản 1 nhưng nền kinh tế phát triển tốt hơn nhờ tận dụng được những động lực phát triển kinh tế thông qua hội nhập. Cơ cấu, quy mô hiệu quả có những cải thiện theo hướng tích cực hơn, khi đó tăng trưởng kinh tế được dự báo khoảng 6,72% và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12 năm trước ở mức 6%. Thứ hai, về chính sách tỷ giá và lãi suất Nhiều đánh giá cho thấy, Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục lộ trình điều chỉnh tăng lãi suất điều hành và qua đó sẽ có tác động nhiều mặt đến kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Một số tác động của việc Fed tăng lãi suất điều hành có thể là: (i) dòng vốn đầu tư gián tiếp có thể tiếp tục được rút ra khỏi các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và chuyển về đầu tư tại thị trường Mỹ; qua đó tác động đến điều hành chính sách tỷ giá và tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất; (ii) đồng USD lên giá sẽ khiến VND tăng giá so với các nước bạn hàng chủ chốt của Việt Nam như EU, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước SE N. Theo đó, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu và cán cân thương mại. Việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm bắt đầu từ đầu năm 2016 được kỳ vọng sẽ linh hoạt và ứng phó hiệu quả hơn với những biến động khó lường của thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, các yếu tố tác động ở trên cùng với khả năng giảm giá của đồng NDT để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc; nhập siêu cao hơn do phục hồi kinh tế trong nước sẽ tác động mạnh đến cung cầu ngoại tệ và biến động tỷ giá. Mặt bằng lãi suất danh nghĩa được duy trì ở mức tương đối ổn định trong năm 2016 song vẫn đang chịu áp lực tăng trở lại trong bối cảnh khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành và huy động vốn của Chính phủ vẫn tiếp tục ở mức cao trong năm 2017 và nhu cầu vốn của nền kinh tế khi tăng trưởng kinh tế tiếp tục hồi phục. Đây là những áp lực lớn trong việc duy trì ổn định mặt bằng lãi suất của năm 2017. 333
- Thứ ba, về xuất nhập khẩu Xuất khẩu năm 2017 vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn do giá hàng hóa vẫn ở mức thấp, đồng thời kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp; chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng quay trở lại; kinh tế Trung Quốc đang trong quá trình tái cân bằng. Kinh tế Trung Quốc suy giảm một mặt làm giảm nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam; đồng thời cũng sẽ dẫn đến làm giảm sút tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu do Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và có mối quan hệ thương mại và đầu tư lớn với nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, việc kinh tế Trung Quốc suy giảm cũng dẫn đến có nguy cơ một lượng lớn các mặt hàng với giá rẻ sẽ được chuyển từ tiêu thụ nội địa sang xuất khẩu sang thị trường Việt Nam; đặc biệt đối với các ngành công nghiệp đang trong tình trạng dư thừa công suất; qua đó làm trầm trọng thêm mức độ thâm hụt thương mại và ảnh hưởng đến công nghiệp sản xuất trong nước. Việc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguy cơ đổ vỡ và Hiệp định thương mại Việt Nam EU bị chậm thông qua cũng tác động đến tăng trưởng thương mại 2017. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, các hiệp định thương mại tự do (FT ) đều có tác động tích cực tới Việt Nam, tuy nhiên đây là những lợi ích tiềm năng trong dài hạn. Tác động tức thời nếu có sẽ diễn ra chủ yếu ở tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, lợi ích thu được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc Việt Nam có kịp thời chuẩn bị về chính sách, động lực và năng lực cho doanh nghiệp trong nước để đón đầu, tận dụng cơ hội từ các FTA này hay không. Thứ tư, về kiểm soát lạm phát Lạm phát năm 2016 chịu tác động chủ yếu của việc thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý giá (y tế, giáo dục); trong khi các yếu tố tiền tệ không có tác động nhiều. Năm 2017, xu hướng này có thể vẫn tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, với việc chính sách tiền tệ thận trọng, giá cả hàng hóa thế giới không có sự tăng đột biến thì chỉ số giá tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý, đặc biệt là giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục và giá lương thực thực phẩm do tác động của thời tiết. Do đó, diễn biến giá các mặt hàng này sẽ đặt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát trung bình tăng không quá 4% trước thách thức lớn. 334
- Phụ lục: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam 2017 2017 2014 2015 2016 KB cơ sở KB cao 1. Tăng trƣởng GDP, % 5,98 6,68 6,21 6,44 6,72 - Nông, Lâm nghiệp và 3,49 2,41 1,36 2,11 2,43 Thủy sản - Công nghiệp và Xây dựng 7,14 9,64 7,57 8,25 8,42 - Dịch vụ 5,96 6,33 6,98 6,71 7,05 2. Cán cân thƣơng mại hàng hóa - Tổng kim ngạch XK, tỷ USD 150 162,4 175,9 189,45 192,8 Tốc độ tăng xuất khẩu, % 13,6 8,27 8,6 8,20 10,11 - Tổng kim ngạch NK, tỷ USD 148 165,60 173,3 187 190,1 Tốc độ tăng nhập khẩu, % 12,1 11,89 4,6 8,59 10,39 - Chênh lệch XNK/tổng XK, % 1,33 -1,97 1,66 1,52 1,40 3. Vốn đầu tƣ, % - Vốn đầu tư/GDP 30,23 31,0 33 32,0 33,0 4. Lạm phát, % 4,09 0,63 4,74 5 6 Nguồn: TCTK và dự báo của NCIF Tài liệu tham khảo: 1. Báo cáo Kinh tế xã hội 2016 của Tổng cục Thống kê và dự báo của NCIF (2016) 2. Báo cáo của IMF về triển vọng kinh tế thế giới (10/2016) 335