Bức tranh fdi toàn cầu và định hướng thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm trên diện rộng

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 2450
Bạn đang xem tài liệu "Bức tranh fdi toàn cầu và định hướng thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm trên diện rộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbuc_tranh_fdi_toan_cau_va_dinh_huong_thu_hut_fdi_the_he_moi.pdf

Nội dung text: Bức tranh fdi toàn cầu và định hướng thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm trên diện rộng

  1. BỨC TRANH FDI TOÀN CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI SUY GIẢM TRÊN DIỆN RỘNG PGS.TS. Hà Văn Hội1 Tóm tắt: Năm 2020, thế giới chứng kiến Đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu, cùng với với những biến động kinh tế- chính trị-xã hội và tự nhiên, làm cho kinh tế thế giới lâm vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI toàn cầu. Đối với Việt Nam, bên cạnh những đóng góp quan trọng của vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, hạn chế lớn nhất là mức độ kết nối và lan tỏa của khu vực FDI đến khu vực đầu tư trong nước còn thấp; việc thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI đến khu vực đầu tư trong nước vẫn chưa đạt như kỳ vọng; vẫn còn có doanh nghiệp FDI vi phạm quy định về bảo vệ môi trường Chính điều này đòi hỏi Việt Nam cần phải điều chỉnh chính sách để thu hút FDI thế hệ mới chọn lọc hơn, hướng tới việc lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá. Bài viết điểm lại tình hình kinh tế thế giới và phác thảo bức tranh FDI toàn cầu năm 2020; Đánh giá tình hình thu hút FDI vào Việt Nam sau hơn 30 năm, từ đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI thế hệ mới trong bối cảnh mới. Từ khóa: Suy thoái kinh tế, thu hút, FDI, thế hệ mới GLOBAL FDI PICTURE AND THE ORIENTATION TO ATTRACT NEW-GENERATION FDI TO VIETNAM IN THE CONTEXT OF THE WORLD ECONOMIC DOWNTURN Abstract: In 2020, the global outbreak of the Covid-19 pandemic, along with socio-economic and natural fluctuations, have caused the world economy to fall into the worst recession since World War II. The world economic downturn has negatively impacted global FDI inflows. For Vietnam, besides the important contributions of FDI to economic growth, the biggest limitation is the low level of connectivity and spillover from the FDI sector to the domestic investment sector, and the attraction and technology transfer from the FDI sector to the domestic investment sector has not been as expected; there are still FDI enterprises that violate regulations on environmental protection, etc. This requires Vietnam to adjust policies to attract new generation FDI more selectively, in which quality, efficiency, technology and environmental protection are the main evaluation criteria. This article reviews the world economic situation and outlines the global FDI picture in 2020; assesses the situation of attracting FDI into Vietnam after more than 30 years, from there, proposes some solutions to promote the attraction of new-generation FDI in the new context. Keywords: Economic recession, attraction, FDI, new generation 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn ba thập niên mở cửa, Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, có nhiều đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh xung đột thương mại trên thế giới, xu thế phát triển của CMCN 4.0, sự bùng phát của Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu cùng với sự trỗi dậy của 1 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Email: hoihv@vnu.edu.vn 11
  2. 12 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI chủ nghĩa bảo hộ và chống tự do hóa thương mại đa phương trên thế giới đã tác động đến việc điều chỉnh dòng vốn đầu tư của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, các dự án FDI tại Việt Nam trong thời gian qua chưa đạt được như kỳ vọng, công nghệ còn lạc hậu, chưa tạo ra tính lan tỏa tới các doanh nghiệp nội địa, chuyển giao công nghệ còn ít ỏi. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi Việt Nam cần phải có những thay đổi về định hướng chiến lược thu hút FDI trong thời gian tới. 1. BỨC TRANH FDI TOÀN CẦU TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI SUY GIẢM MẠNH Năm 2020 đánh dấu một bức tranh màu xám của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi chứng kiến xu hướng giảm sâu tại hầu hết các khu vực và nền kinh tế trên thế giới. Theo báo cáo “Investment Trends Monitor” của Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố ngày 24/01/2021, trong năm 2020 tổng vốn FDI trên toàn cầu ước đạt 859 tỷ USD, giảm 42% so với năm 2019. Đây là mức thấp nhất kể từ những năm 1990 và thấp hơn 30% so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Cụ thể: Tại các nước phát triển, tổng FDI ước tính 229 tỷ USD, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua. Trong đó, khu vực đồng EURO FDI đã cạn kiệt hoàn toàn khi chỉ đạt -4 tỷ USD, giảm tới 101,2% so với năm 2019; một số quốc gia có vốn FDI thấp kỷ lục như Hà Lan (đạt -150 tỷ USD) và Thuy Sỹ (đạt -88 tỷ USD). Trong năm 2020, FDI của khu vực EU27 ước đạt 110 tỷ USD, giảm 70,5% so với năm 2019. 17 thành viên trong khu vực này, vốn FDI đều giảm, trong đó giảm mạnh nhất là Đức (FDI ước đạt 23 tỷ USD, giảm 60,3% so với năm 2019); Pháp (FDI ước tính 21 tỷ USD, giảm 39% so với năm 2019). Vốn FDI tại Anh cũng thấp kỷ lục khi ước đạt -1,3 tỷ USD, giảm 102,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, một số quốc gia khác tại châu Âu lại ghi nhận tín hiệu tích cực về FDI trong năm 2020 như Thụy Điển (FDI ước đạt 29 tỷ USD, tăng 141,7% so với năm 2019); FDI vào Tây Ban Nha ước tăng 52% so với năm trước. Tại khu vực Bắc Mỹ, FDI ước đạt 166 tỷ USD, giảm 46% so với năm 2019. Trong số đó, FDI vào Mỹ chỉ đạt 134 tỷ USD, giảm 49% so với năm 2019 – nguyên nhân chính khiến cho FDI vào Mỹ giảm là do chiến tranh thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và sự kiểm soát chưa tốt đại dịch Covid-19 của nước này. Bên cạnh đó, nền kinh tế toàn cầu bất ổn cũng khiến dòng vốn đầu tư suy giảm. FDI vào Úc cũng ước đạt 22 tỷ USD, giảm 46% so với năm trước. Trong khi đó, FDI vào Nhật Bản năm 2020 ước đạt 17 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2019 [14]. Tại các nước đang phát triển, FDI ước đạt 616 tỷ USD, giảm 12% so với năm 2019. Trong đó, các quốc gia đang phát triển tại châu Á FDI ước đạt 476 tỷ USD, giảm 4% so với năm trước; FDI vào khu vực Mỹ la tinh và vùng biển ca-ri-bê ước đạt 101 tỷ USD, giảm 37% so với năm 2019; FDI vào khu vực châu Phi ước đạt 38 tỷ USD, giảm 18% so với năm trước và FDI vào các nền kinh tế đang chuyển đổi ước tính 13 tỷ USD, giảm 77% so với năm 2019. Bất chấp xu hướng giảm chung của FDI tại châu Á thì FDI vào khu vực Đông Á vẫn tăng 12% so với năm 2019 khi ước đạt 283 tỷ USD; trong đó, FDI vào Hồng Kông tăng 40%; FDI vào Trung Quốc tăng 4% khi ước đạt 163 tỷ USD, điều này khiến cho FDI vào Trung Quốc lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới. Trước đó, năm 2019,
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 13 Trung Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn FDI là 140 tỉ USD, trong khi ở vị trí số 1 là Mỹ với tổng vốn là 251 tỷ USD [6]. Nguyên nhân chính là do nước này đã có những biện pháp kiểm soát tốt dịch bệnh cũng như ổn định và phục hồi kinh tế nhanh, điều này hấp dẫn FDI hơn. Nền kinh tế này tăng trưởng tới 2,3% năm 2020 và trở thành thị trường lớn duy nhất trên thế giới có mức tăng trưởng dương. Tác động của dịch bệnh đã khiến cho FDI vào khu vực Đông Nam Á trong năm 2020 giảm 31% so với năm 2019, ước đạt 107 tỷ USD. Trong đó, mức giảm mạnh nhất được ghi nhận ở Malaysia là 68%, tiếp đó là Singapore với mức giảm 37%, Indonesia và Việt Nam có mức giảm lần lượt là 24%, 10%. Ngược lại, FDI vào khu vực Nam Á ước đạt 65 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2019 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp. Trong đó, Ấn Độ là quốc gia chưa thực sự kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng lại động lực chính của tăng trưởng FDI khu vực này khi thu hút tới 57 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng đã trở thành điểm sáng trong thu hút FDI năm 2020 bất chấp dịch bệnh [9]. Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2020 của UNCTAD dự đoán mức giảm FDI toàn cầu khoảng 5%-10% trong năm 2021. Đặc biệt, triển vọng năm 2021 đối với các nước đang phát triển khá đáng lo ngại. Báo cáo của UNCTAD cảnh báo rằng “khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc cung cấp các gói hỗ trợ kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ dẫn đến sự hồi phục bất cân xứng của FDI dựa trên tài chính dự án”. 2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã không ngừng gia tăng về cả quy mô và tốc độ. Giai đoạn 1991 - 2000, FDI vào Việt Nam đạt 19,462 tỷ USD, bình quân 1,95 tỷ USD/năm. Giai đoạn 2001 - 2010 FDI vào Việt Nam đạt 58,497 tỷ USD, gấp 3 lần thập niên trước đó và bình quân 5,85 tỷ USD/năm; Giai đoạn 2011 - 2020 FDI vào Việt Nam đạt 222,82 tỷ USD, bằng 3,8 lần giai đoạn 2001 -2010, bình quân 22,8 tỷ USD/năm. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018, cả nước thu hút được 35,46 tỷ USD vốn FDI, giải ngân đạt mức kỷ lục 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ 2017. Năm 2019 vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,95 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Tính đến ngày 20/12/2018, có 3.046 dự án mới, tổng vốn gần 18 tỷ USD; 1.169 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn tăng thêm 7,59 tỷ USD; số góp vốn, mua cổ phần đạt 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với 2017. Các dự án FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (16,58 tỷ USD, chiếm 46,7% tổng vốn), tiếp đến là kinh doanh bất động sản (6,6 tỷ USD) và bán buôn, bán lẻ (3,67 tỷ USD). Trước bối cảnh dòng FDI toàn cầu đang có xu hướng giảm do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19, cùng với xung đột thương mại trên thế giới, FDI vào Việt Nam năm 2020 giảm khoảng 25%, chỉ đạt 28,5 tỷ USD. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến ngày 20/12/2020, cả nước có 33.070 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là 384 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Theo lĩnh vực đầu tư, các doanh nghiệp (doanh nghiệp) FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 58% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (chiếm 16%); và sản xuất, phân phối điện (hơn 7%) [13]
  4. 14 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Trong thời gian gần đây, thu hút vốn FDI vào Việt Nam đã bắt đầu có những chuyển hướng tích cực về chất lượng dòng vốn. Đó là, thu hút đầu tư được của các tập đoàn lớn, công nghệ cao. Đây chính là tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu gia tăng sự kết nối, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, tạo sức lan tỏa tới nền kinh tế. Cụ thể, Samsung đã vừa góp phần thu hút được một dự án sản xuất chất bán dẫn quy mô 500 triệu USD vào Bắc Giang. Đó chính là dự án của Tập đoàn Hana Micron. Không chỉ là Hana Micron, sau hơn 11 năm đầu tư lớn tại Việt Nam, kể từ dự án sản xuất điện thoại di động SEV 670 triệu USD tại Bắc Ninh, Samsung đã thu hút được một số lượng lớn các doanh nghiệp vệ tinh đầu tư vào Việt Nam. Con số lên tới hàng tỷ USD. Các doanh nghiệp trên đã dần dần trở thành các nhà cung cấp cho Samsung, kéo theo không ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị này. Bên cạnh đó, phía Samsung cũng rất tích cực trong hỗ trợ, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam, để làm sao ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt trở thành các nhà cung cấp cấp 1 cho Samsung. Tuy nhiên, không nhiều nhà đầu tư nước ngoài làm được như Samsung. Đó có lẽ là lý do khiến ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam cần thu hút được nhiều hơn nữa các nhà đầu tư như Samsung [11]. Trên thực tế, Samsung từ lâu đã có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam, nếu chỉ cần thêm Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 3 được cấp chứng nhận đầu tư, thì vốn đầu tư của Samsung có thể chạm ngưỡng 20 tỷ USD. Bên cạnh đó, Samsung cúng có kế hoạch xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội. Đây sẽ là trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại khu vực Đông Nam Á, với quy mô 3.000 người. R&D là lĩnh vực mà từ lâu, Việt Nam đã “ngóng đợi”. Thu hút được các dự án R&D cũng có nghĩa, Việt Nam đã “chạm” được tới cái gốc của thu hút đầu tư vào công nghệ cao. Hiện nay, các nhà đầu tư vào năng lượng “xanh” ở Việt Nam đến từ nhiều châu lục; ngoài một số nhà đầu tư đến từ Mỹ, Saudi Arabia, Australia, Pháp, các nhà đầu tư còn lại chủ yếu đến từ Trung Quốc và Đông Nam Á, như dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với vốn đăng ký 4 tỷ USD của nhà đầu tư Singapore; Dự án phát triển điện gió ngoài khơi La Gàn (Bình Thuận) với vốn đầu tư lên tới 10 tỷ USD (Đan Mạch) Ngoài Samsung, CapitaLand dự định sẽ đưa hàm lượng công nghệ cao vào các dự án đầu tư tại Việt Nam. “Đầu tư vào các dự án thành phố thông minh chính là định hướng của CapitaLand tại Việt Nam thời gian tới. CapitaLand mong muốn được đóng góp vào quá trình xây dựng các đô thị thông minh ở Việt Nam”, ông Ng Kee Choe đã nói như vậy. Đây cũng chính là lĩnh vực mà Việt Nam mong muốn thu hút đầu tư trong thời đại 4.0. Không chỉ Samsung hay CapitaLand, còn nhiều tập đoàn lớn khác đang muốn đầu tư và mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Chẳng hạn, Formosa nâng vốn đầu tư tổ hợp sản xuất thép tại Hà Tĩnh lên 12,78 tỷ USD. Tập đoàn Mekong châu Âu BV (MCE - Hà Lan) muốn đầu tư khoảng 250 triệu cho việc phát triển hạt điều tại Bình Phước.Trong khi đó, Enterprize Energy (EE) cùng các đối tác của mình đang chuẩn bị cho việc khảo sát dự án điện gió ThangLong Wind ở ngoài khơi mũi Kê Gà (Bình Thuận). Nếu được triển khai, thì với công suất 3.400 MW, đây sẽ là một trong những dự án điện gió ngoài khơi có quy mô hàng đầu thế giới hiện nay. Dự án có tổng mức đầu tư gần 12 tỷ USD và năng lượng tái tạo cũng chính là lĩnh vực mà Việt Nam muốn thu hút đầu tư trong giai đoạn mới.
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 15 Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), chỉ riêng những tháng đầu năm 2021, 5 dự án FDI với quy mô lớn đã rót nguồn vốn khả quan vào Việt Nam. Tại Long An, Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore) so tổng vốn đăng ký “khủng” trên 3,1 tỉ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh ngày 19.3.2021). Đầu năm 2021, Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản) với tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỉ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ đã được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 22.1.2021). Hiện nay, dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD (giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cấp ngày 4.2.2021). Tại Quảng Ninh, Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hong Kong) có tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 29.3.2021). Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD (Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cấp ngày 6.1.2021). Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thu hút FDI của Việt Nam trong hơn 30 năm qua đã bộc lộ những vấn đề tồn tại, chưa đạt được kỳ vọng và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước: Một là, tình trạng ô nhiễm môi trường, rủi ro mất an ninh năng lượng, an ninh tài chính từ một số dự án FDI vẫn còn diễn ra. Một số dự án hạ tầng, nhất là của Trung Quốc được thực hiện với hình thức tổng thầu (EPC) tiềm chứa nhiều rủi ro đối với nợ nước ngoài và an ninh năng lượng của Việt Nam; phần lớn dự án của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu đưa công nghệ lỗi thời hay thuộc các ngành gây ô nhiễm môi trường, nhất là trước năm 2015 (Kết quả khảo sát các cán bộ quản lý thuộc Bộ, Sở Kế hoạch và đầu tư địa phương cho thấy, có tới 66% cho rằng, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc là trung bình và hơn 33% còn lại thì cho rằng trình độ công nghệ của họ là kém và tiêu hao nhiều năng lượng. Hai là, các dự án công nghệ cao và mang lại nhiều giá trị gia tăng mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong đầu tư FDI và chưa thu hút được công nghệ nguồn. Kể từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh. Tuy nhiên, thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI chưa đạt được hiệu quả mong đợi. Việc tiếp thu công nghệ nguồn từ các tập đoàn đa quốc gia, các nước công nghiệp phát triển hàng đầu chưa đạt được. Tỷ lệ doanh nghiệp (doanh nghiệp) đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ của châu Âu và Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 6%; trong khi tỷ lệ doanh nghiệp có vốn FDI sử dụng công nghệ Trung Quốc tới 30 - 45% cho dù đang có xu hướng giảm. Về tổng thể, tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ có tuổi đời từ năm 2000 - 2005 chiếm hơn 65% và chủ yếu là công nghệ trung bình, hoặc trung bình tiên tiến của khu vực; việc cập nhật công nghệ, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) còn hạn chế. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ sản xuất của những năm gần đây là 15%, trong khi của doanh nghiệp tư nhân là 13,7%, và doanh nghiệp nhà nước gần 10%. Các doanh nghiệp FDI cũng
  6. 16 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI chủ yếu thực hiện thông qua việc mua công nghệ hơn là phát triển nâng cao và đổi mới công nghệ. Điều này làm hạn chế khả năng chuyển giao và lan tỏa công nghệ của khu vực FDI. “Số lượng doanh nghiệp FDI có năng lực công nghệ cao chỉ 5%, 80% công nghệ trung bình, còn lại là sử dụng công nghệ thấp” [1] Trong ngành chế tạo, chế biến chưa thu hút được dự án công nghệ tương lai như AI, blochain, fintech, trung tâm R&D, nhất là ở hai trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có tiềm lực khoa học và công nghệ lớn, dồi dào về lao động chất lượng cao. Ba là, mức độ kết nối, lan tỏa của khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư trong nước còn thấp, thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư trong nước còn chưa đạt được như kỳ vọng. Mức đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho việc nâng cao năng lực công nghiệp Việt Nam vẫn còn rất thấp, chủ yếu là gia công lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành thấp, giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm chưa cao. Thiếu vắng dự án quy mô lớn. Nếu năm 2018 có một số dự án quy mô lớn như Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội liên doanh với Nhật Bản 4,14 tỷ USD, nhà máy sản xuất Polypropylene và kho ngầm chứa dầu mỏ hóa lỏng của Hàn Quốc đầu tư 1,2 tỷ USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu; thì năm 2019 dự án quy mô lớn nhất là 420 triệu USD. Đồng thời, các mối liên kết giữa khối doanh nghiệp FDI và trong nước thấp có phần do cả công nghiệp hỗ trợ lẫn các doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu kém, không đáp ứng nhu cầu và chuẩn mực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia. Kết quả khảo sát 13.580 doanh nghiệp châu Á của JETRO (2020) cho thấy, tỷ trọng linh phụ kiện, vật liệu mà các doanh nghiệp Nhật Bản mua ở Việt Nam chỉ chiếm 36,3%, trong đó từ doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 13,6% tổng giá trị thu mua. Bốn là, chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao từ doanh nghiệp FDI đến nay vẫn còn hạn chế, chưa đạt kỳ vọng. Việc các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ cao một cách hạn chế là tương đối “hợp lý” nếu xét từ góc nhìn quyền lợi kinh tế, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, điều này chưa tương xứng với những ưu đãi dài hạn mà Việt Nam trao cho khu vực FDI, nhất là những tập đoàn khổng lồ như Formosa, Samsung Electronics Viet Nam. Trong giai đoạn 2006 - 2015, gần 14.000 dự án FDI mới có khoảng 600 hợp đồng chuyển giao công nghệ (4,28%). Chưa kể, hơn 80% số doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 14% ở mức thấp và lạc hậu, chỉ 5 - 6% sử dụng công nghệ cao. chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia trong các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển còn ít. Thu hút đầu tư nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và từ các tập đoàn đa quốc gia còn hạn chế. Nhìn chung, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chưa thực sự đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Theo Báo cáo Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2018, điểm số xếp hạng các quốc gia về chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam có điểm số là 4,1 đứng ở vị trí 89 trong tổng số các quốc gia tham gia xếp hạng và đứng ở vị trí thứ 8 trong các quốc gia trong khu vực, sau Campuchia, Philippine, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Việt Nam đang bị đánh giá là quốc gia có hiệu quả chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI rất thấp và đang có xu hướng tụt hậu (Bảng 1).
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 17 Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hoá thấp – đây vẫn là khâu có giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, các công nghệ mà doanh nghiệp FDI đưa vào chủ yếu là công nghệ ở mức trung bình, chiếm khoản 80% số lượng công nghệ được chuyển giao, còn lại thì khoảng 14% là công nghệ lạc hậu và chỉ có 5-6% công nghệ cao [1]. Bảng 1. Xếp hạng các quốc gia về chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI Thứ hạng Quốc gia Điểm số 2 Singapore 5.9 13 Malaysia 5.4 40 Thái Lan 4.8 44 Indonesia 4.7 49 Trung Quốc 4.7 54 Campuchia 4.6 63 Philippines 4.5 89 Việt Nam 4.1 Nguồn: Báo cáo Diễn đàn kinh tế thế giới 2018 Mặc dù không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của FDI ở Việt Nam trong thời gian qua, tuy nhiên, trước một số tác động tiêu cực từ các dự án FDI đối tăng trưởng và phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã rất quyết liệt trong việc chuyển hướng chính sách thu hút FDI. Theo đó, một trong những điểm quan trọng là tập trung ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0. Tại Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút FDI vào tháng 10 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh rằng, Việt Nam sẽ thu hút FDI với nội hàm mở rộng hơn, không chỉ là thu hút vốn, mà còn hợp tác về quản lý, tăng cường mua lại, sáp nhập, hợp tác bảo vệ môi trường, hợp tác về lao động, đảm bảo công bằng xã hội. Và rằng, hợp tác FDI là sự chủ động, bình đẳng, có tính lựa chọn của Việt Nam, không phải nhà đầu tư nước ngoài mang gì là ta nhận nấy, mà cần nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia. Thông điệp đã được phát đi từ thời điểm đó và hiện là giai đoạn để Việt Nam chuẩn bị cho sự đón nhận dòng vốn FDI thế hệ mới, bằng tâm thế chủ động, không phải là thu hút FDI bằng mọi giá. Thể chế, chính sách sẽ thay đổi để thu hút được FDI đúng mục tiêu, thậm chí “bắt” dòng vốn FDI phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM Như đã nêu trên, trước bối cảnh Dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp trên toàn cầu, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, mặc dù tăng trưởng kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc nhưng “sắc màu sáng” không đồng đều trong bức tranh chung. Theo
  8. 18 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Bloomberg Economics, kinh tế thế giới tăng trưởng khoảng 1,3% trong quý I năm 2021 so với quý IV/2020, nhưng trong khi Mỹ đang phục hồi thì Pháp, Đức, Italy, Vương quốc Anh và Nhật Bản đều tăng trưởng âm. Tại các thị trường mới nổi, Brazil, Nga và Ấn Độ đều bị Trung Quốc bỏ xa. Sự chênh lệch trong hồi phục kinh tế giữa các nước là một trong các yếu tố cản trở kinh tế thế giới nói chung sớm đạt được các mức như thời kỳ trước đại dịch COVID-19 [5]. Sự phục hồi kinh tế của Việt Nam với mức tăng trưởng dương 2,91% trong năm 2020 cùng với sự chủ động và quyết liệt của Việt Nam trong phòng, chống các đợt bùng phát của Dịch Covid-19, cũng như việc Chính phủ tiếp tục quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, chắc chắn Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. Làn sóng FDI thế hệ mới đã và đang hình thành và gia tăng mạnh mẽ. Chính vì vậy, để nắm bắt cơ hội tiếp nhận dòng vốn FDI này, đồng thời, để có những bước đột phá trong phát triển, đồng thời giải quyết những thách thức nội tại và thu hút hiệu quả dòng vốn FDI thế hệ mới trong giai đoạn tới, giới chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm điều chỉnh định hướng chiến lược về thu hút FDI, đi kèm với đó là có kế hoạch hành động gắn liền với việc cải cách môi trường đầu tư, chính sách và thể chế cụ thể, có như vậy mới khai thác tối đa những tiềm năng mà FDI thế hệ mới mang lại, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: Một là, đổi mới khung chính sách về ưu đãi đầu tư với các chính sách ưu đãi vượt trội, mang tính cạnh tranh, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam với các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao, ít tác động tiêu cực tới môi trường Bên cạnh đó, cơ chế ưu đãi thu hút FDI thế hệ mới cần chỉ rõ Nhà nước Việt Nam sẵn sàng có những ưu đãi vượt trội cho những dự án FDI với công nghệ xanh, mang lại giá trị gia tăng và đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam, bởi, những ưu đãi dựa trên lợi nhuận hướng đến thu hút FDI trong thời gian qua thường không phù hợp để khuyến khích phát triển nhà cung cấp, công nghệ xanh, đào tạo lực lượng lao động, gia tăng giá trị, v.v Đặc biệt, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những tác động của dịch bệnh Covid-19. Thu hút FDI phải bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo sự liên kết, lan tỏa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về FDI; đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để đảm bảo các doanh nghiệp FDI sử dụng đúng, hiệu quả nguồn lực, cũng như đảm bảo cam kết đầu tư. Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra; tăng cường hậu kiểm với các dự án FDI sau khi được cấp phép. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030. Tăng cường liên kết giữa ĐTNN và đầu tư trong nước, khuyến khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam. Cần chủ động quảng bá, mời gọi các tập đoàn đa quốc gia, các công ty và thương hiệu tên tuổi đầu tư vào Việt Nam; đặc biệt là từ các khu vực có thế mạnh về công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý như: Mỹ, EU, Nhật Bản.
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 19 Ba là, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao; Tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia liên kết với doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị. Cụ thể là cần đưa ra những chính sách nhằm tăng cường kết nối và hiệu ứng lan tỏa từ FDI. Thành tố của các chính sách liên kết FDI chủ yếu là việc xây dựng cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp, dịch vụ kết nối doanh nghiệp, chương trình phát triển nhà cung cấp có trọng tâm, trọng điểm, xúc tiến đầu tư và có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, giúp họ tiếp cận tài chính để phát triển. Bốn là, chủ động theo dõi, đánh giá xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI và công nghệ vào Việt Nam để có thể lựa chọn và thu hút được những dự án đầu tư phù hợp; Tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Sản xuất thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistic và các dịch vụ hiện đại khác; Ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao, gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa. Cùng với đó, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng, sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước. Bên cạnh đó, xây dựng “môi trường đầu tư 4.0” phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. CMCN 4.0 đòi hỏi môi trường đầu tư một cách lý tưởng, phải có bước nhảy vọt, chuyển dịch từ “đuổi kịp” lên tạo dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh vượt trội so với các điểm đến đầu tư khác trong khu vực. Cùng với việc loại bỏ các quy định và hệ thống lỗi thời, thay thế bằng các giáp pháp số, điện tử, Việt Nam cần dỡ bỏ những ưu tiên ngầm cho các dự án FDI đầu tư mới và hướng đến xuất khẩu vì các dự án liên doanh và 100% FDI trong các chuỗi cung ứng trong nước có xu hướng tác động mạnh hơn lên việc gia tăng giá trị sản xuất trong nước và chuyển giao công nghệ. Năm là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tiếp nhận FDI thế hệ mới. Trong bối cảnh CMCN 4.0, để đáp ứng được thời kỳ “chuyển đổi số” cũng như đáp ứng những yêu cầu thu hút FDI chất lượng cao, nguồn nhân lực cần phải được cải thiện, không thể mãi phụ thuộc vào gia công giá rẻ. Việc thu hút FDI thời gian tới đã được Việt Nam xác định phải thu hút những dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường và nhất là chuyển dần thu hút đầu tư nước ngoài với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao. Và để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, việc đột phá trong công tác đào tạo là yếu tố quan trọng. Thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực hiện còn nhiều hạn chế, thiếu hụt lao động tay nghề cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động; khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam và sử dụng công nghệ hiện đại, song nhân lực của chúng ta lại không đáp ứng được. Do đó, để có thể thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao, chúng ta cần có biện pháp cụ thể để tối đa hóa những lợi ích từ nguồn vốn FDI, đặc biệt là chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Rõ ràng việc ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn, ngành có giá trị gia tăng cao hơn thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần đi trước một bước và phải thực hiện một cách căn cơ, bài bản. Để thực hiện được mục tiêu này, các nhà quản lý cần sớm triển khai các giải pháp để một mặt thu hút lao động có kỹ năng vào khu vực FDI, mặt khác
  10. 20 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI nhanh chóng đào tạo lại cho đội ngũ công nhân tay nghề thấp để thích ứng với các thay đổi của công nghệ, phù hợp với xu thế của thời kỳ công nghiệp 4.0. KẾT LUẬN Việt Nam đứng trước cơ hội mới, hứa hẹn sự gia tăng mạnh về kết quả thu hút dòng vốn này. Vấn đề là sự chuẩn bị kỹ càng, có giải pháp đồng bộ, phù hợp để biến cơ hội thành hiện thực, phục vụ mục tiêu lấy lại tốc độ tăng trưởng cao. Trước những cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài, đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam là cần phải đổi mới, điều chỉnh chính sách thu hút FDI trong bối cảnh mới. Để có những bước đột phá trong phát triển, đồng thời giải quyết những thách thức nội tại và thu hút hiệu quả dòng vốn FDI thế hệ mới trong giai đoạn tới, giới chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm điều chỉnh định hướng chiến lược về thu hút FDI, đi kèm với đó là có kế hoạch hành động gắn liền với việc cải cách môi trường đầu tư, chính sách và thể chế cụ thể, có như vậy mới khai thác tối đa những tiềm năng mà FDI thế hệ mới mang lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Công thương (2020), chuyển giao công nghệ từ FDI chưa như mong đợi, tin-chi-tiet/-/chi-tiet/chuyen-giao-cong-nghe-tu-fdi-chua-nhu-mong-%C4%91oi-19810-3101.html 29/6/2020 2. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết sô 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 cua Bộ Chính trị về định hương hoàn thiện thể chế, chính sach, nâng cao chất lương, hiệu quả hơp tac đầu tư nươc ngoài đến năm 2030; 3. Quôc Bình (2020), Thu hút FDI, 580255/. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Kỷ yếu 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; 5. Chính phu (2018), Chiến lươc và định hương chiến lươc thu hút FDI thế hệ mơi giai đoạn 2018-2030; 6. Trần văn Dũng (2020), thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay, https:// tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/thu-hut-nguon-von-fdi-vao-viet-nam-va-nhung-van-de-dat-ra- hien-nay-330589.html 7. Nguyễn Đức (2021), Định hình FDI thế hệ mới, 8. Nguyên Đức (2018), FDI thế hệ mới, đích ngắm là nhà đầu tư từ Mỹ và EU, fdi-the-he-moi-dich-ngam-la-nha-dau-tu-my-va-eu-d8891.html 9. Hải Hà (2021), FDI toàn cầu: Nhiều khu vực và nền kinh tế giảm sâu trong lịch sử, vn/pages/quoc-te/2021-03-09/fdi-toan-cau-nhieu-khu-vuc-va-nen-kinh-te-giam-sau-trong-lich- su-100787.aspx 10. Khánh Linh (2021), Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm do COVID-19, nhung-van-de-toan-cau/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-giam-do-covid-19-566723.html 11. Nguyễn Mại (2020), Đầu tư trực tiếp nươc ngoài 2019, dự bao 2020 và dài hạn, dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-2019-du-bao-2020-va-daihan-d113916.html; 12. Nhóm Dự án Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (2018), Báo cáo khuyến nghị Chiến lược FDI thế hệ mới và tầm nhìn chiến lược 2020-2030 13. Lê Xuân Sang, Viện Kinh tế Việt Nam, Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh mới, trong- boi-canh-moi- 331915.html 13/02/2021 14. UNTAD - Global Investment Trend Monitor, No. 38