Các hướng tiếp cận tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 2180
Bạn đang xem tài liệu "Các hướng tiếp cận tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_huong_tiep_can_tang_truong_va_chuyen_dich_co_cau_kinh_te.pdf

Nội dung text: Các hướng tiếp cận tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM DỰA TRÊN LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH TS. Phạm Quang Tín Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tinpq@due.edu.vn; quangtindn@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu này khái quát xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo nhóm ngành kinh tế và giới thiệu cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên thuyết lợi thế so sánh để xác định vùng kinh tế, ngành kinh tế, ngành sản phẩm, chuỗi giá trị sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh làm cơ sở để có những chính sách, chủ trương, hỗ trợ phát triển thúc đẩy tăng trương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian đến. Từ khóa: Lợi thế so sánh; ngành kinh tế; ngành sản phẩm; chuỗi giá trị. 1. Giới thiệu vấn đề Từ đại hội Đảng lần thứ VI (1986), vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế theo hướng phát triển nhóm công nghiệp đã được khẳng định bằng văn kiện đại hội đảng trong kế hoạch 5 năm 1986- 1990: “Ổn định tình hình kinh tế - xã hội và xây dựng những tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa”. Tiếp theo chủ trương phát triển nền kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp hóa được thể hiện trong các văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII (1991); VIII (1996) cho đến đại hội lần thứ XII (2016) đều xác định chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, chủ trương của Đảng: “Công nghiệp hóa rút ngắn theo hướng hiện đại; coi đây là phương thức khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế”. Từ những chủ trương đường lối đã được Đảng thông qua bằng các văn bản của các kỳ đại hội đảng toàn quốc, Chính phủ và các cấp lãnh đạo đã hiện thực hóa bằng hàng loạt các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ hơn so với các nhóm ngành nông- lâm thủy sản nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả minh chứng thực nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2017 đã phần nào cho thấy sự thành công của các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo nhóm ngành kinh tế. Hình 1.01 chỉ rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu Việt Nam theo xu hướng giảm tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm thủy sản, tăng tỷ trọng nông nghiệp và dịch vụ. Năm 1990, nhóm ngành nông – lâm thủy sản đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế Việt Nam với 38,74%; thứ hai là nhóm ngành dịch vụ 38,59%; thấp nhất là nhóm ngành công nghiệp chỉ ở mức 22,67%, tuy nhiên đến năm 2017 trật tự đóng góp của các nhóm ngành vào tổng kết quả sản xuất của Việt Nam đã chuyển dịch mạnh mẽ, cao nhất là nhóm ngành dịch vụ 43,81%; nhóm ngành công nghiệp 39,5% và thấp nhất là nhóm ngành nông – lâm thủy sản chỉ còn ở mức 16,69%. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP Việt Nam theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông lâm – thủy sản là phù hợp và đúng với các định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ đề ra. Việc tập trung phát triển công nghiệp và dịch dịch đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, an sinh xã hội Việt Nam được cải thiện trong những năm qua. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có ngành kinh tế hay ngành sản phẩm có lợi thế (có giá trị gia tăng cao) mang tính đột phát, lan tỏa đến những bộ phận sản xuất trong xã hội, trở thành điểm nhấn về kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần xác định được những ngành kinh tế, hay ngành sản phẩm có lợi thế so với các nước trong khu vực để tập trung nguồn phát triển tạo động lực tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. 69
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 1.01. Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2017 theo nhóm ngành kinh tế 50.00 45.00 40.00 35.00 30.00 25.00 20.00 15.00 10.00 Nông - lâm Thủy Sản Công nghiệp Dịch vụ 5.00 0.00 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2014 2015 2016 2017 1990 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 (Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 1991; 1994; 1999; 2003; 2005 và dữ liệu từ web Tổng cục thống kê Việt Nam: Để xác định được các ngành kinh tế, ngành sản phẩm có lợi thế đối với Việt Nam là điều thực sự cần thiết và đã có một số nghiên cứu trước về chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế như Nguyễn Trần Quế (2004); Bùi Quang Bình (2010); Nguyễn Thị Cành (2012) cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu Việt Nam theo hướng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ tăng theo thời gian. Phạm Quang Tín (2017) với dữ liệu chuỗi thời gian 1990-2015 đã cho thấy mặc dù nhóm ngành nông – lâm thủy sản tỷ trọng đóng góp trong tổng nền kinh tế là thấp nhất nhưng là ngành có hiệu quả đầu tư cao nhất và tạo việc làm nhiều nhất trong nền kinh tế so với nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ. Tiếp cận từ góc độ sản xuất thì có các công trình nghiên cứu thực nghiệm của Lê Xuân Bá - Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006); Trần Thọ Đạt (2010); Nguyễn Đình Cử - Hà Tuấn Anh (2010) phân tích tác động của các nhân tố lao động; vốn và nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đến thời điểm này, các nghiên cứu chỉ dừng ở mức tổng thể nền kinh tế Việt Nam; vùng kinh tế; ngành kinh tế, chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách tổng thể có hệ thống một cách chi tiết theo khu vực hành chính cấp vùng; địa phương; ngành kinh tế, đặc biệt là theo ngành kinh tế và theo chuỗi giá trị để xác định ngành kinh tế; ngành sản phẩm hay chỉ là sản phẩm Việt Nam có lợi thế để tập trung phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời gian đến. Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới thiệu cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên nền tảng “lợi thế so sánh” để cơ sở nghiên cứu xác định được ngành kinh tế, ngành sản phẩm Việt Nam có lợi thế khi tập trung nguồn lực sản xuất ưu tiên phát triển. 2. Lý thuyết lợi thế so sánh 2.1. Lợi thế so sánh tuyệt đối Lý thuyết lợi thế tuyệt đối do Adam Smith (1776) đề xuất: “Lợi thế so sánh tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi” 70
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Adam Smith dựa trên giả định: Giá cả hàng hóa được quyết định bởi chi phí sản xuất tạo ra sản phẩm. Vì vậy, quốc gia nào có chi phí sản xuất tạo ra sản phẩm thấp hơn thì sẽ có lợi thế và nên tập trung sản xuất sản phẩm có chi phí thấp. Lợi thế so sánh tuyệt đối được minh họa theo bảng (1.01) và (1.02): Với nguồn lực chi phí ban đầu của mỗi quốc gia là 100 (đơn vị), mỗi quốc gia sản xuất được 2 sản phẩm X và Y theo tỷ lệ phân chia nguồn lực sản xuất cho mỗi sản phẩm là 50:50. Bảng 1.01: Dự toán chi phí và lợi ích trước khi ứng dụng lợi thế so sánh tuyệt đối Chi phí sản xuất (ĐV/SP) Số sản phẩm (SP) Giá bán Tổng thu Sản phẩm Q Gia A Q Gia B Q Gia A Q Gia B (ĐV/SP) (ĐV) X 4 5 12,5 10 5 112,5 Y 5 4 10 12,5 5 112,5 Tổng 225 Căn cứ theo dữ liệu bảng (1.01), nếu 2 quốc gia sản xuất độc lập thì tổng đơn vị sản xuất của 2 quốc gia 22,5 sản phẩm X và 22,5 sản phẩm Y, tổng thu của 2 quốc gia là 225 (ĐV). Quốc gia A có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm X, vì chi phí sản xuất sản phẩm X ở quốc gia A thấp hơn so với quốc gia B (4<5). Tương tự quốc gia B có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm Y vì chi phí sản xuất sản phẩm Y ở quốc gia B thấp hơn so với quốc gia A (4<5). Vì vậy các quốc gia tập trung toàn bộ nguồn lực sản xuất sản phẩm mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối, có nghĩa quốc gia A sản xuất sản phẩm X và quốc gia B sản xuất sản phẩm Y. Bảng 1.02: Dự toán chi phí và lợi ích sau khi ứng dụng lợi thế so sánh tuyệt đối Chi phí sản xuất (ĐV/SP) Số sản phẩm (SP) Giá bán Tổng thu Sản phẩm Q Gia A Q Gia B Q Gia A Q Gia B (ĐV/SP) (ĐV) X 4 5 25 0 5 125 Y 5 4 0 25 5 125 Tổng 250 Theo bảng (1.02), nếu cả hai quốc gia tập trung sản xuất sản phẩm có lợi thế so sánh tuyệt đối thì tổng đơn vị sản xuất của 2 quốc gia 25 sản phẩm X và 25 sản phẩm Y, tổng thu của 2 quốc gia là 250 (ĐV). Điều này có nghĩa việc ứng dụng lợi thế so sánh tuyệt đối vào sản xuât của hai quốc gia đã làm cho tổng lợi ích của hai quốc đều tăng lên theo hiện vật là 2,5 sản phẩm X và 2,5 sản phẩm Y, theo giá trị là 25 (ĐV). Điều quan trọng hơn là cả hai quốc gia đều thu được lợi ích từ việc gia tăng tổng lợi ích khi hai quốc gia ứng dụng lợi thế so sánh tuyệt đối để phân công lao động sản xuất giữa hai quốc gia. Kết hợp dữ liệu bảng (1.01) và (1.02) khi ứng dụng lợi thế so sánh tuyệt đối vào sản xuất thì mỗi quốc gia được gia tăng thêm nguồn thu 12,5 (ĐV). 2.2. Lợi thế so sánh tương đối Trên cơ sở phát triển lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith, David Ricardo đưa ra Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối (1817) với tư tưởng chủ đạo: “Lợi thế so sánh tương đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất tương đối thấp hơn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí tương đối trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi”. Lợi thế so sánh tương đối được xác định dựa trên mối quan hệ so sánh chi phí sản xuất sản phẩm ở mỗi quốc gia. 71
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 1.03: Xác định tỷ lệ lợi thế so sánh tương đối Chi phí sản xuất (ĐV/SP) Tỷ lệ so sánh chi phí sản xuất Sản phẩm Q Gia A Q Gia B Q Gia A Q Gia B X XA XB XA/YA XB/YB Y YA YB YA/YA YB/YB + Nếu XA/YA>XB /YB => Quốc gia A có lợi thế so sánh tương đối trong việc sản xuất mặt hàng Y, Quốc gia B có lợi thế so sánh tương đối trong việc sản xuất mặt hàng X. Như vậy, quốc gia A tập trung sản phẩm Y và quốc gia B tập trung xuất khẩu X. + Nếu XA/YA Quốc gia A có lợi thế so sánh tương đối trong việc sản xuất mặt hàng X, Quốc gia B có lợi thế so sánh tương đối trong việc sản xuất mặt hàng Y. Như vậy, quốc gia A tập trung sản phẩm X và quốc gia B tập trung xuất khẩu Y. Lợi thế so sánh tương đối được minh họa theo bảng (1.04) và (1.05): Với nguồn lực chi phí ban đầu của mỗi quốc gia là 100 (đơn vị), mỗi quốc gia sản xuất được 2 sản phẩm X và Y theo tỷ lệ phân chia nguồn lực sản xuất cho mỗi sản phẩm là 50:50. Bảng 1.04: Dự toán chi phí và lợi ích trước khi ứng dụng lợi thế so sánh tương đối Chi phí sản xuất (ĐV/SP) Số sản phẩm (SP) Giá bán Tổng thu Sản phẩm Q Gia A Q Gia B Q Gia A Q Gia B (ĐV/SP) (ĐV) X 4 3,5 12,5 14,29 4 107,14 Y 5 4 10 12,5 5 112,5 Tổng 219,64 Dữ liệu bảng (1.04) cho thấy, trong điều kiện 2 quốc gia sản xuất một cách độc lập thì tổng thu của 2 quốc gia là 219,64 (ĐV). Căn cứ dữ liệu chi phí sản xuất thì quốc gia B có lợi thế tuyệt đối cả sản phẩm X và Y so với quốc gia A, vì quốc gia B đều có chi phí sản xuất thấp hơn so với quốc gia A. Theo lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith thì quốc gia A không thể tham gia vào quá sản xuất để trao đổi thương mại giữa hai quốc gia. Vì không có bất kỳ lợi thế so sánh tuyệt đối ở sản phẩm nào nên không thể cạnh tranh với quốc gia B. Dữ liệu bảng (1.05) theo lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của David Ricardo thì quốc gia A có lợi thế so sánh tương đối khi sản xuất sản phẩm X và quốc gia B có lợi thế so sánh khi sản xuất sản phẩm Y, vì tỷ lệ so sánh chi phí sản xuất giữa sản phẩm X và Y ở quốc gia A nhỏ hơn so với quốc gia B (0,8<0,875). Vì vậy quốc gia A tập trung nguồn lực sản xuất sản phẩm X và quốc gia B tập trung nguồn lực sản xuất sản phẩm Y. Sau khi ứng dụng lợi thế so sánh tương đối với sản xuất ở quốc gia A và B thì tổng thu của hai quốc gia 225 (ĐV), tổng lợi ích xã hội gia tăng do việc ứng dụng lý thuyết lợi thế so sánh tương đối ở hai quốc gia tăng thêm là 5,36 (ĐV). Kết hợp dữ liệu bảng (1.04) và (1.05) khi ứng dụng lợi thế so sánh tương đối vào sản xuất thì nguồn thu của quốc gia B được gia tăng thêm 5.36 (ĐV), còn quốc gia A là không có gia tăng lợi ích so với trước khi chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm X. Tuy nhiên quốc gia A sẽ được gia tăng lợi ích từ một phần lợi ích gia tăng mà quốc gia B chuyển sang, nếu quá trình thương lượng mua bán giữa quốc gia A và B có sự thay đổi về giá mua bán 2 sản phẩm X và Y cho nhau. Bảng 1.05: Dự toán chi phí và lợi ích trước sau ứng dụng lợi thế so sánh tương đối Sản phẩm Tỷ lệ so sánh chi phí sản Số sản phẩm (SP) Giá bán Tổng thu 72
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng xuất (ĐV/SP) (ĐV) Q Gia A Q Gia B Q Gia A Q Gia B X 0,8 0,875 25 0 4 100 Y 1 1 0 25 5 125 Tổng 225 2.3. Một số hạn chế của lý thuyết lợi thế so sánh Lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith và lợi thế so sánh tương đối của David Ricardo dựa trên quá nhiều giả định: + Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất; + Năng suất lao động của mỗi quốc gia phụ thuộc vào trình độ công nghệ nhưng năng suất lao động của mỗi quốc gia được giả sử không thay đổi theo thời gian; + Chỉ có 2 quốc gia, sản xuất 2 loại sản phẩm; + Chi phí sản xuất không đổi theo qui mô; + Chi phí lưu thông bằng không; + Lao động có thể tự do di chuyển trong một quốc gia nhưng không thể di chuyển giữa các quốc gia; + Không có rào cản thương mại. Trong thực tiễn thì các giả định này khó đạt được và một số nhân tố các như nhu cầu thị trường; giới hạn khả năng sản xuất; của mỗi quốc gia chưa được xem xét. Tuy nhiên, theo Paul Samuelson một nhà kinh tế học từng đoạt giả Nobel về kinh tế năm 1970 nhận xét: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình". Vì vậy, lý thuyết lợi thế so sánh đến nay vẫn là một trong căn cứ quan trọng trong nghiên cứu học thuật cũng như thực tiễn để xác định lợi thế so sánh cho ngành kinh tế, ngành sản phẩm hay chuỗi giá trị cho một quốc gia, địa phương hay doanh nghiệp. 3. Một số xu hướng cơ bản trong xác định lợi thế so sánh 3.1. Lợi thế so sánh theo ngành kinh tế Căn cứ bảng phân ngành kinh tế theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA – System of National Accounts) được Liên hiệp quốc ban hành lần thứ nhất vào năm 1958, lần thứ hai vào năm 1968 và lần thứ ba vào năm 1989, được gọi là ISIC-3 (International Stander Industrial Classification of all Economic Activities) toàn bộ các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế được phân thành 17 ngành cấp I, 60 ngành cấp II, 159 ngành cấp III và 290 ngành cấp IV. Thực tế khi nghiên cứu vĩ mô toàn bộ 17 ngành cấp I được gộp chia thành 3 nhóm ngành chính. Trên cơ sở hệ thống phân ngành theo ISIC-3, tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia sẽ lập riêng hệ thống phân ngành kinh tế cho phù hợp. Ở Việt Nam áp dụng ISIC-3 vào năm 1993 và Chính phủ ban hành hệ thống phân ngành kinh tế lần 1 vào năm 1994, toàn bộ các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế được chia thành 20 ngành cấp I; 60 ngành cấp II; 159 ngành cấp III và 299 ngành cấp IV. Hiện nay hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam được sử dụng theo hệ thống phân ngành được Chính phủ ban hành ngày 23/01/2007 theo Quyết định số: 10/2007/QĐ -TTg bao gồm: 21 ngành cấp I; 88 ngành cấp II; 242 ngành cấp III, 437 ngành cấp IV và 642 ngành cấp V. Bảng 1.06. Hệ thống Phân ngành kinh tế Việt Nam Nhóm STT Mã Ngành cấp I ngành 73
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nhóm STT Mã Ngành cấp I ngành 1 I A Nông nghiệp lâm nghiệp thủy sản 2 B Khai khoáng 3 C Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không 4 II D khí 5 E Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 6 F Xây dựng 7 G Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 8 H Vận tải kho bãi 9 I Dịch vụ lưu trú và ăn uống 10 J Thông tin và truyền thông 11 K Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 12 L Hoạt động kinh doanh bất động sản 13 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 14 N Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ III Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an 15 O ninh quốc phòng, bảo đảm bắt buộc 16 P Giáo dục và đào tạo 17 Q Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 18 R Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 19 S Hoạt động dịch vụ khác Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật 20 T chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình 21 U Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế Trong 21 ngành cấp I hiện nay của Việt Nam tùy thuộc vào đặc thù của mỗi địa phương sẽ xác định có lợi thế so sánh ở ngành nào để tập trung nguồn lực đầu tư sản xuất ở ngành đó, nhằm tạo tận dụng lợi thế so sánh từ sản phẩm của ngành để thu được giá trị gia tăng cho địa phương. 3.2. Lợi thế so sánh theo ngành sản phẩm Căn cứ chuẩn quốc tế mới về sản phẩm của Liên Hiệp Quốc (2006) và chuẩn phân ngành sản phẩm của Châu Âu (2007), chuẩn phân ngành sản phẩm của Việt Nam phát triển dựa trên chuẩn phân ngành kinh tế 5 cấp (2007). Hệ thống phân ngành sản phẩm Việt Nam hiện nay được sử dụng theo Quyết định số: 39/2010/QĐ-TTg ban hành 11/5/2010 bao gồm 7 cấp ngành sản phẩm theo bảng (1.07). Việc xác định lợi thế so sánh theo ngành kinh tế từ trung ương đến các địa phương ở Việt Nam chủ yếu được thể hiện trong các văn bản, nghị quyết, chương trình hành động chính quyền các cấp, nhưng thực 74
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tiễn để xác định một ngành kinh tế có lợi thế so sánh so với các địa phương này với địa phương khác trong nội bộ Việt Nam, từ đó xác định lợi thế so sánh ngành kinh tế của Việt Nam so với các quốc gia khác thật sự vô cùng phức tạp cần có những nghiên cứu định lượng một cách hệ thống. Ngoài ra, quy mô ngành kinh tế cũng quá lớn để xác định có lợi thế so sánh, cho nên có thể nghiên cứu xác định lợi thế theo ngành sản phẩm, vì quy mô ngành sản phẩm nhỏ hơn quy mô ngành kinh tế việc nghiên cứu sẽ thuận lợi hơn so ngành kinh tế. Mỗi địa phương sẽ có mỗi đặc thù riêng biệt, từ đó xác định được ngành sản phẩm chuyên sâu để tập trung nguồn lực đầu tư sản xuất để tạo được sản phẩm có lợi thế so sánh, có giá trị gia tăng cao cho địa phương làm cơ sở hình thành nên ngành sản phẩm có lợi thế so sánh của quốc gia. Bảng 1.07: Số sản phẩm theo Hệ thống phân ngành sản phẩm Việt Nam Cấp ngành Tổng số sản phẩm Cấp ngành Tổng số sản phẩm 1 21 5 587 2 88 6 1406 3 234 7 2898 4 411 - - 3.3. Lợi thế theo chuỗi giá trị sản phẩm Quan điểm cơ bản về chuỗi giá trị sản phẩm được Micheal Porter (1985) đưa ra: “Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động sản xuất mà sản phẩm cần phải đi qua và mỗi hoạt động sản xuất tích lũy giá trị vào sản phẩm cuối cùng”. Hình 1.02: Quy trình tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm Chuỗi giá trị sản phẩm được mô tả theo hình (1.02) phản ánh quá trình sản xuất một sản phẩm từ khi bắt đầu ý tưởng cho đến khi bán sản phẩm và dịch vụ hậu mãi cuối cùng, phải trải qua nhiều hoạt động (công đoạn) sản xuất. Mỗi hoạt động sản xuất đều góp phần tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm. Nếu như lợi thế so sánh theo ngành kinh tế là tập trung nguồn lực sản xuất nhiều sản phẩm, thì lợi thế so sánh theo sản phẩm là tập trung nguồn lực sản xuất một sản phẩm nhưng phải thực hiện toàn bộ các hoạt động sản xuất từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Lợi thế so sánh theo chuỗi giá trị sản phẩm là từ đặc điểm mang tính đặc thù của doanh nghiệp; địa phương; vùng kinh tế hoặc quốc gia để xác định được hoạt động nào có lợi thế so sánh trong chuỗi các hoạt động tạo ra sản phẩm, tập trung nguồn lực đầu tư chuyên môn hóa vào 1 hoặc vài hoạt động trong chuỗi để thu được phần giá trị gia tăng cao nhất mà có thể nhận được cho doanh nghiệp; địa phương; vùng kinh tế hoặc quốc gia. 75
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 4. Kết luận Với 3 xu hướng xác định lợi thế so sánh theo ngành kinh tế, sản phẩm và chuỗi giá trị sản phẩm, tùy thuộc vào đặc thù của địa phương; vùng kinh tế hoặc quốc gia như: Đặc điểm tự nhiên; văn hóa; nguồn nhân lực; vật lực (tài nguyên thiên nhiên và tài sản tích lũy); qui mô thị trường; để xác định là có lợi thế so sánh theo xu hướng nào. Câu hỏi đặt ra là với đặc thù về vị trí địa lý, xu hướng hội nhập toàn cầu hóa và đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ nhiều mặt do công nghiệp 4.0 hiện nay, thì Việt Nam có lợi thế so sánh ở ngành kinh tế, sản phẩm hay chuỗi giá trị sản phẩm nào so với các nước trong khu vực khi so sánh quốc tế và tương tự ở mỗi vùng kinh tế; địa phương khi so sánh trong phạm vi nội bộ nền kinh tế Việt Nam? Để trả lời được câu hỏi này, Việt Nam cần có những nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết những gì Việt Nam đang có: Đặc điểm tự nhiên, văn hóa, nguồn lực nhân lực, vật lực (tài nguyên thiên nhiên và tài sản tích lũy), qui mô thị trường, trong mối tương quan so sánh với các quốc gia trong khu vực, cũng như giữa các không gian kinh tế nội bộ Việt Nam. Vì xu hướng hội nhập quốc tế theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế, thì hàng hóa của Việt Nam bị cạnh tranh ngày các mạnh mẽ không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn ngay cả tại thị trường Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu một cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh để xác định lợi thế so sánh về ngành kinh tế, sản phẩm hay chuỗi giá trị sản phẩm hơn là một nghiên cứu thực nghiệm, kết quả nghiên cứu chỉ có giá trị trong việc định hướng đầu tư nghiên cứu hơn là một công trình nghiên cứu thực nghiệm. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này không có nhiều giá trị tham khảo trong việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê xuân Bá - Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tăng trưởng kinh tế VN 15 năm (1991-2005): Từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. [2] Bùi Quang Bình (2010), Mô hình tăng trưởng Kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020. Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. (Tr 340 – 345). [3] Nguyễn Thị Cành (2012), Tình hình phát triển kinh tế nội ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, Sánh Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020, NXB Tổng Hợp TPHCM, (Tr 48-65). [4] Nguyễn Đình Cử - Hà Tuấn Anh (2010), Tận dụng dân số “vàng” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020. Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, (Tr 133-150). [5] Trần Thọ Đạt (2010), Nguồn tăng trưởng kinh tế Việt Nam và gợi ý mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, (Tr 47 – 58). [6] Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội. [7] Thủ tướng chính phủ (2007), Quyết định số: 10/2007/QĐ-TTg “Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam”, Hà Nội. [8] Thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định Số: 39/2010/QĐ-TTg “Danh mục hệ thống phân ngành sản phẩm Việt Nam”, Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2010. [9] Phạm Quang Tín (2017), Đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 8 (471), (Tr 11-20). [10] Adam Smith (1776); The Wealth of Nation; Copyright by Jonathan Bennett 2017, All rights reserved. 76
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng [11] David Ricardo (1817), Theory of Comparative advantage, uploaded by Roy J. Ruffin on 12 February 2015. [12] Paul A. Samuelson - Wiliam D. Norhalls (2007), Kinh tế học – Sách dịch, Nhà xuất bản Tài chính- Hà Nội [13] Michael Porter (1985), The Value Chain, [14] United Nations – Develoment of Econmic Affairs Statistical Office (1958). A System Of Nation Accounts And Supporting Table, New York. 77