Truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 2010
Bạn đang xem tài liệu "Truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftruy_xuat_nguon_goc_thuc_pham_va_nong_san_viet_nam_trong_boi.pdf

Nội dung text: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

  1. TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM VÀ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TRACEABILITY TO FOOD AND AGRI-FOOD OF VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTEGRATION ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang trở thành xu hướng trong nền kinh tế hiện địa. Năm 2015, Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán hai hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới đó là Hiệp định thương mại tư do Việt Nam- EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các FTA thế hệ mới với cam kết sâu rộng sẽ mang lại những cơ hội lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam như hiện đại hóa khu vực nông nghiệp, gia nhập thị trường lớn với sức tiêu dùng cao, đẩy mạnh phát triển thương mại. Bên cạnh đó, dưới áp lực của các FTA, nền nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản. Bài viết này sẽ đề cập đến các yếu tố liên quan đến truy xuất nguồn gốc trên thế giới, các thách thức đối với truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong việc thúc đẩy truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản Việt Nam. Từ khóa: truy xuất nguồn gốc, nông sản, an toàn thực phẩm; Abstract Globalization, international economic integration and trade liberalization are emerging trends of the modern world economy. In 2015, Vietnam completed negotiation for two new generation FTAs - the EU - Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) and the Trans - Pacific Partnership (TPP). These FTAs with deep commitments will bring Vietnam agriculture huge opportunities to modernize the agricultural sector, to access to a large market with high consumption, to boost the trade. Besides, under the pressure of new generation FTAs, Vietnam agriculture has to face some challenges including traceability in food and agriculture. This study will conduct a comprehensive literature review on traceability, traceability legislation in the world and developing countries, then analyse the current traceability to food and agriculture in Vietnam. Some solutions are come up with to develop and implement traceability in food industry and agriculture sector. Keywords: traceabililty, agri-food, food safety; 1. Giới thiệu Ngày nay, an toàn thực phẩm trở thành mối quan tâm toàn cầu khi có hàng loạt các đe dọa trong ngành thực phẩm và nông nghiệp. Nhiều dịch bệnh xảy ra với mức độ lây lan nhanh và rộng hơn chẳng hạn như các bệnh liên quan đến vi khuẩn Ecoli, bệnh bò điên, vi rút cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng, v.v. Bên cạnh đó hiện tượng các thực phẩm và 773
  2. nông sản có tồn dư các chất bảo vệ thực vật, dioxin, v.v. cũng đang trở thành vấn đề đáng báo động ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chính những yếu tố nguy cơ về mất an toàn thực phẩm đã góp phần sự gia tăng nhận thức của khách hàng về các vấn đề sức khỏe và sự e ngại trong mua sắm và tiêu thụ thực phẩm và nông sản. Với sự hội nhập kinh tế, các quốc gia, các công ty trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, cấu trúc chuỗi giá trị thực phẩm và nông sản đã và đang có sự tham gia của nhiều đối tượng liên quan và trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, với bản chất dễ hư hỏng và chịu sự tác động mạnh mẽ từ môi trường bên ngoài, thực phẩm và nông sản cần đến các giải pháp để đảm bảo chất lượng và tính an toàn toàn trong suốt hành trình của nó trong chuỗi. Do đó, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nước trên thế giới đã ban hành các luật liên quan đến truy xuất nguồn gốc và phát triển các công cụ truy xuất hiệu quả. Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam đã thành công trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu thực phẩm và nông sản ra nhiều nước trên thế giới và trở thành nhà cung cấp thực phẩm và nông sản trên toàn cầu. Tuy nhiên, các thực phẩm và nông sản Việt Nam chưa có khả năng cạnh tranh cao ở những thị trường khó tính, bị từ chối gia nhập thị trường, bị định giá thấp và chưa được biết đến rộng rãi. Nguyên nhân của vấn đề trên đó là sự thiếu an toàn thực phẩm nông sản, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng. Do đó, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh hội nhập đặc biệt là các hiệp định thương mại- FTA thế hệ mới đi vào hiệu lực. Bằng việc hệ thống hóa các nghiên cứu đã thực hiện và luật pháp liên quan đến truy xuất nguồn gốc, bài viết này sẽ đi vào phân tích vấn đề truy xuất nguồn gốc trên thế giới gồm định nghĩa, phân loại, đăc điểm, các công cụ hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, luật liên quan đến truy xuất nguồn gốc ở các thị trường lớn. Sau đó nghiên cứu sẽ phân tích vai trò của truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm và nông sản Việt Nam, hệ thống luật pháp liên quan đến truy xuất và các thách thức trong truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam. 2. Các vấn đề liên quan đến truy xuất nguồn gốc xuất xứ 2.1. Khái niệm Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là khái niệm được đề cập bởi nhiều học giả, các cơ quan quản lý, pháp luật, các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác nhau do sự tiếp cận và cấp độ quản lý vấn đề truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm. Golan và cộng sự (2004) đã cho rằng việc định nghĩa truy xuất nguồn gốc hàng hóa là quan trọng bởi vì truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được xem là công cụ để đạt được rất nhiều các mục tiêu khi thực phẩm được xem là một mặt hàng phức tạp. Theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 8402 (1994) truy xuất nguồn gốc xuất xứ được định nghĩa đó là “khả năng truy tìm về lịch sử, ứng dụng hay vị trí của một thực thể bởi những công cụ xác minh được ghi chép lại”. Trong tiêu chuẩn ISO 9000 (2005), định nghĩa trên được mở rộng đó là “khả năng truy tìm về lịch sử, ứng dụng hay vị trí của một vật thể được xem xét” (Điều 3.5.4). Còn theo ISO 22005: 2007 (điều 3.6) truy xuất nguồn 774
  3. gốc xuất xứ là “khả năng truy theo sự lưu chuyển của thức ăn chăn nuôi hoặc thực phẩm qua (các) giai đoạn xác định của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối”. Các hướng dẫn của ISO còn đi vào cụ thể hơn khi cho rằng “truy xuất nguồn gốc có thể xem xét đến nguồn gốc của vật liệu và các bộ phận, thành phần, lịch sử quy trình và sự phân phối và vị trí của sản phẩm sau khi đã chuyển đưa đi”. Quy tắc 178/2002 của Ủy ban Châu Âu (EU) (EU, 2002) đã thu hẹp phạm vi định nghĩa trong ngành công nghiệp thực phẩm bằng việc định nghĩa truy xuất nguồn gốc là“khả năng truy tìm và theo dõi thực phẩm, thức ăn gia súc, động vật, sản xuất thực phẩm hoặc hợp chất muốn bổ sung vào thức phẩm hoặc thức ăn gia súc, thông qua toàn bộ giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối”. Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex (CAC, 2005) đã định nghĩa một cách ngắn gọn truy xuất nguồn gốc đó là “khả năng theo dõi sự di chuyển của một thực phẩm thông qua các giai đoạn cụ thể của sản xuất, chế biến và phân phối”. Một số học giả cũng đã định nghĩa truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Theo Olsen và Borit (2013) truy xuất nguồn gốc đó là “khả năng truy cập vào bất cứ hay tất cả các thông tin liên quan đến những gì mà được xem xét xuyên suốt toàn bộ chu kỳ sống của nó bằng sự nhận dạng đã được ghi chép lại”. Còn theo Bosona và Gebresenbet (2013) “truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một phần của việc quản lý hệ thống hậu cần thương mại mà cho phép ghi nhận, lưu giữ và truyền đi thông tin đầy đủ về thực phẩm, thức ăn gia súc, động vật hay các chất tại các giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm để sản phẩm có thể được kiểm tra tính an toàn và kiểm soát chất lượng, theo dõi tiến và lùi tại bất cứ thời điểm nào”. Như vậy, các định ghĩa về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tập trung vào các điểm đó là theo dõi lùi và theo dõi tiến trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Trong đó theo dõi lùi nhằm mục đích truy cứu lại lịch sử di chuyển của sản phẩm trong chuỗi tính theo hướng quay trở về người sản xuất còn theo dõi tiến được thực hiện để theo dõi sản phẩm theo hướng tiến về hướng khách hàng. 2.2. Nguyên lý của truy xuất nguồn gốc Một tổ chức độc lập giám sát an toàn thực phẩm- Food Standard Agency (FSA, 2002) đã đưa ra 3 đặc tính cơ bản của hệ thống truy xuất nguồn gốc đó là (1) tập hợp các thông tin xác minh về nguyên liệu và sản phẩm, (2) thông tin về thời điểm và nơi chúng di chuyển và biến đổi, (3) một hệ thống kết nối các dữ liệu này. Để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, một thực thể được theo dõi phải trở thành một đơn vị mẫu để theo dõi. Có 3 loại đơn vị mẫu theo dõi: lô hàng, mẫu thương mại và mẫu hậu cần thương mại. Một lô hàng được định nghĩa đó là một lượng hàng sử dụng trong cùng các quy trình. Một đơn vị hàng thương mại đó là một mẫu được gửi đến từ một công ty đến một công ty kế tiếp trong chuỗi cung ứng (chẳng hạn một hộp, một chai hoặc một két). Mẫu hậu cần thương mại là một dạng của mẫu thương mại và nó chỉ thị một nhóm mà doanh nghiệp tạo ra trước khi vận chuyển hoặc lưu kho (chẳng hạn như công-ten-nơ) (Karlsen và cộng sự, 2010). Golan và cộng sự (2004) đã cho rằng một hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả nên được thể hiện thông qua các đặc tính đó là độ rộng (như khối lượng thông tin được thu 775
  4. thập), độ sâu (mức độ theo dõi thông tin liên quan về tiến phía sau hay về phía trước trong chuỗi) và tính chính xác (mức độ đảm bảo chỉ ra những bước di chuyển cụ thể của một sản phẩm thực phẩm) để có thể cân bằng được chi phí và lợi ích. 2.3. Phân loại truy xuất nguồn gốc Truy xuất nguồn gốc được phân loại dựa trên các hoạt động và hướng đi mà thông tin được truy xuất trong chuỗi thực phẩm. Dựa vào hoạt động trong chuỗi thực phẩm, ba thể loại truy xuất nguồn gốc được phân biệt đó là truy xuất nguồn gốc lùi hay đó chính là truy xuất nguồn gốc của người cung ứng; truy xuất nguồn gốc nội bộ hay truy xuất nguồn gốc quy trình; truy xuất tiến hay là truy xuất khách hàng (Perez-Aloe và cộng sự, 2007). Opara (2003) chia việc truy xuất thành sáu phần quan trọng đó là truy xuất nguồn gốc sản phẩm, truy xuất nguồn gốc tiến trình, truy xuất nguồn gốc mối liên hệ, truy xuất nguồn gốc đầu vào, truy xuất nguồn gốc dịch bệnh côn trùng và truy xuất nguồn gốc đo lường tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và chuỗi cung ứng thực phẩm. Dựa vào hướng và thông tin được truy xuất trong chuỗi, truy xuất lùi hay truy tìm đó là khả năng tìm ra nguồn gốc và đặc tính của một sản phẩm tại bất kỳ điểm nào trên chuỗi cung dựa trên một hoặc và vài tiêu chí đưa ra. Ngược lại, truy xuất tiến hay theo dõi đó là khả năng tìm thấy vị trí của sản phẩm tại bất cứ điểm nào trên chuỗi cung dựa vào một hoặc vài tiêu chí đưa ra. Điều quan trọng đó là hệ thống thông tin hỗ trợ cho cả hai loại truy xuất trên vì tính hiệu quả cho loại truy xuất nguồn gốc này không chỉ ra sự hiệu quả của loại kia (Kelepouris, Pramatari, & Doukidis, 2007). 2.4. Động lực thúc đẩy việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm Việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong doanh nghiệp được thúc đẩy bởi các động lực khác nhau đó là hệ thống pháp luật, an toàn, chất lượng thực phẩm và xã hội, kinh tế, môi trường. Hệ thống pháp luật Sự xuất hiện các điều luật quy định đối với việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp được xem là động lực mạnh mẽ và quan trọng nhất thúc đẩy các doanh nghiệp, đối tượng liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Rất nhiều công ty đã tuân thủ các điều luật liên quan đến truy xuất nguồn gốc hàng hóa như là một cách thực để đảm bảo các điều kiện hoạt động trên thị trường. Đồng thời các áp lực chính trị trong việc bảo vệ người tiêu dùng đã buộc các nhà bán lẻ lớn đầu tư vào cho các dự án truy xuất nguồn gốc sản phẩm (Bertolini và cộng sự, 2006; Heyder và cộng sự, 2012; Liao và cộng sự, 2011; Resende-Filho & Hurley, 2012). An toàn, chất lượng thực phẩm và xã hội Ngày nay, an toàn khi tiêu dùng thực phẩm trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với bất cứ xã hội hay quốc gia nào trên thế giới khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự thịnh vượng. Tiêu dùng thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến các bệnh khẩn cấp như tiêu chảy và các bệnh lâu dài như ung thư. Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO, 2002) đã ước lượng rằng các bệnh tiêu chảy, ngộ độc do thức ăn và nước uống có thể cùng lúc giết chết 2,2 triệu người mỗi năm, trong đó có 1,9 triệu là trẻ em. Bên cạnh đó, sự bùng phát các dịch bệnh liên quan đến thực phẩm có thể đe dọa đến thương mại và du lịch và dẫn đến 776
  5. mất thu nhập, thất nghiệp và kiện tụng (CAC, 2003). Đồng thời, với sự gia tăng thu nhập, nhận thức về sức khỏe người tiêu dùng đã có những đòi hỏi khắt khe hơn đối với thực phẩm. Do đó, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được các doanh nghiệp áp dụng không chỉ để đáp ứng yêu cầu pháp luật mà còn để cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng hàng loạt các vấn đề như đặc tính sản phẩm, xuất xứ sản phẩm, thực phẩm biến đổi gen (Golan và cộng sự, 2004). Kinh tế Ở vị trí doanh nghiệp, những lợi ích kinh tế của hệ thống truy xuất nguồn gốc hiếm được nhìn thấy trong ngắn hạn và ít được xem là động lực quan trọng khi việc quản lý hệ thống truy xuất chuỗi hiệu quả đòi hỏi nguồn vốn, nguồn đầu tư và nhân sự chuyên sâu. Tuy nhiên, xét về lâu dài việc áp dụng hệ thống này giúp cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường tốt hơn, giá sản phẩm cạnh tranh hơn (Donnelly and Olsen, 2012). Trong một số trường hợp doanh nghiệp thậm chí có thể nhận được sự hỗ trợ của chính phủ để ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ (Manos and Manikas, 2010). Ở vị trí người tiêu dùng và các nhà quản lý xã hội, việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm giúp nhà nước tiết kiệm được các khoản chi lớn cho y tế. Theo WHO (2002), các bệnh về ngộ độc thực phẩm không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và sự thịnh vượng mà còn dẫn đến các hậu quả về kinh tế cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và quốc gia và đặt ra một gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và làm suy giảm năng suất một cách đáng kể. Ở liên minh châu Âu, chi phí hàng năm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe vì hậu quả của việc nhiễm khuẩn vi khuẩn gây độc tố cho thức ăn được ước lượng là 3 tỷ Euro (Asian Productivity Organisation, 2009). Bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững Với sự phát triển của thương mại thực phẩm toàn cầu, tác động môi trường của chuỗi cung ứng thực phẩm trở thành vấn đề được quan tâm. Quãng đường mà thực phẩm di chuyển từ nông trại đến nơi mà nó được tiêu thụ dài hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc sử dụng năng lượng, các nguồn nhiên liệu khác và sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) trong toàn bộ chu trình thực phẩm gồm sản xuất, tiêu thụ và vận chuyển là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc giúp đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường tại các khâu trong chuỗi. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc là công cụ quan trọng để minh bạch hóa việc sản xuất và nguồn gốc thực phẩm và đến lượt nó hỗ trợ cho việc đưa ra các sáng kiến phát triển bền vững ở cấp độ nông trại. Chẳng hạn như để tránh sự suy giảm đàn cá là vấn đề môi trường được EU quan tâm. Do đó, EU đã đưa ra luật để đảm bảo các được đánh bắt và nuôi hợp pháp (Donnelly & Olsen, 2012). 2.5. Các công cụ hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm và các sản phẩm nông sản một cách hiệu quả. Bảng dưới liệt kê các công cụ trong việc hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 777
  6. Bảng 1: Một số công cụ hỗ trợ việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm Mô tả Ví dụ Ví dụ thông tin có thể truy xuất Danh tính sản phẩm Bar code Mã số nhà sản xuất, mã số chi tiết, ngày đóng gói, mã số lô hàng Tag (RFID tags) Giống, ngày sinh, nông trại, vác-xin của gia súc EID (electronic tag) Tên sản phẩm, mã số lô hàng, giá, xuất xứ, điều kiện xử lý và lưu kho Đo lường chất lượng Hồng ngoại và chụp Độ cứng của sản phẩm và sự hiện diện của và an toàn cộng hưởng từ chất độc trong thực phẩm Thiết bị để phân tích Sự hiện diện của chất gây nhiễm khuẩn hóa học Thiết bị đóng gói Tăng trưởng của vi khuẩn thông minh Cảm biến Nano Sự hiện diện của mầm bệnh, các loại khí, hư hỏng, thay đổi nhiệt độ và độc ẩm, hóa chất, độc tố Phân tích gen Kiểm tra DNA Hàm lượng biến đổi gen và các vật liệu Kiểm soát môi trường chuyển đổi gen Đóng gói thông minh Nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí Truy xuất dữ liệu GIS, RS, GPS Dữ liệu về vị trí cụ thể của động vật và sự di không gian Kỹ thuật hạt nhân chuyển của nó, của cây trồng trong nông trại Trao đổi dữ liệu EDI, EXL Trao đổi dữ liệu tiêu chuẩn và cấu trúc Phần mềm QualTrace, EQM, Tích hợp các công nghệ cho toàn bộ hệ thống Food Trak truy xuất Nguồn: Bosona và Gebresenbet, 2013 2.6. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản trên một số thị trường quan trọng Châu Âu Truy xuất nguồn gốc thực phẩm ở châu Âu được thúc đẩy bởi việc đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và thông tin rủi ro. Một số luật chính liên quan đến truy xuất hàng hóa có thể kể đến là Luật thực phẩm- Luật cộng đồng châu Âu E/178/200223 (điều 3, điều 18) với mục đích bảo vệ cuộc sống con người và mối quan tâm của người tiêu dùng đối với thực phẩm. Điều 8 trong EC 2065/2001 quy định các vấn đề về truy xuất nguồn gốc và kiểm soát đối với sản phẩm cá và thủy sản. Ngoài ra, EC 834/2007 và EEC 2092/91 quy định đối với sản xuất và dán nhãn đối với sản phẩm hữu cơ. Trong khi đó EC 1830/2003 quy định truy xuất và dán nhãn đối với các thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen. Ngoài ra EC 1935/2004 còn có các điều khoản liên quan đến việc kiểm soát các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm bao gồm việc truy xuất nguồn gốc vật liệu, dán nhãn, đo lường, v.v. Hoa Kỳ Do tính chất toàn cầu của chuỗi cung ứng thực phẩm, tính an toàn và an ninh trong chuỗi cung ứng thường xuyên bị đe dạo mới những nguy cơ tiềm ẩn. Trước áp lực của việc 778
  7. duy trì an toàn và an ninh quốc gia cũng như sức ép từ các nhóm tư nhân trong chuỗi cung ứng thế giới chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh vào nhu cầu đối với các giải pháp cho việc theo dõi và định vị chuỗi cung ứng. Những nhà nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ được yêu cầu duy trì các ghi chép để xác định ngay lập tức nguồn thực phẩm. Bộ vi xử lý được yêu cầu tạo ra các ghi chép tại thời điểm chế biến. Tài liệu ghi chép phải được lưu trữ ít nhất 2 năm và nộp cho Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) trong vòng 4 tiếng nếu được yêu cầu. Ngoài ra, Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 yêu cầu các thiết bị nội địa và nước ngoài dùng để sản xuất, chế biến, đóng gói hay nhập khẩu sản phẩm cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ phải đăng ký với USFDA. Quy định giữ cho rau củ và các loại thực phẩm khác tươi theo quy định của FDA để đảm bảo sự an toàn nhất có thể cho người tiêu dùng được chi tiết hóa trong Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA (FSMA) năm 2011. Các biện pháp cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm Hoa Kỳ là một trong những quy định quan trọng của luật này. Ngoài ra mục 204 của FSMA cũng đề cập đến việc cải thiện việc theo dõi và định vị thực phẩm và việc lưu trữ các ghi chép liên quan đến truy xuất nguồn gốc. Canada Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm ở Canada và xem xét việc thực hiện một cách rộng rãi các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc xuất xứ của các doanh nghiệp thực phẩm Canada. Sáng kiến này là một phần của Đạo luật an toàn thực phẩm của Canada (SFCA) năm 2012 nhằm bảo vệ tốt hơn cho các gia đình Canada khỏi các rủi ro an toàn thực phẩm. Các điều luật của SFCA cũng cho phép CFIA tạo ra một hệ thống tốt hơn để theo dõi sản phẩm trong chuỗi để đảm bảo rằng các thực phẩm không an toàn được xác định một cách nhanh chóng và bị loại bỏ ra khỏi chuỗi cung càng nhanh càng tốt và cải tiến các yêu cầu đối với việc lưu trữ các ghi chép và tài liệu. Theo kế hoạch hành động, CFIA chủ trương nâng cao tính an toàn của các sản phẩm nhập khẩu bằng việc yêu cầu các nhà nhập khẩu thực phẩm thiết lập việc kiểm soát rõ ràng để đảm bảo thực phẩm họ bán phù hợp với luật pháp Canada. Đồng thời, CFIA còn phát triển thêm các luật mới để giảm thiểu các tác nhân gây bệnh. CFIA đang đề xuất việc hầu hết các doanh nghiệp thực phẩm liên quan dến các hoạt động sau đây phải có hệ thống truy xuất nguồn gốc đó là nhập khẩu thực phẩm, chuẩn bị thực phẩm cho xuất khẩu hoặc kinh doanh liên tỉnh, kinh doanh thực phẩm qua bên giới các tỉnh hoặc xuất khẩu sang nước khác, trồng và thu hoạch trái cây và hoa quả tươi cho xuất khẩu hoặc thương mại liên tỉnh, giết mổ động vật lấy thịt mà các sản phẩm thịt được chuyển ra khỏi địa phương, lưu trữ và xử lý các sản phẩm thịt dưới điều kiện nhập khẩu để CFIA thanh tra, bán lẻ thực phẩm. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm liên quan đến việc chuẩn bị và lưu trữ các ghi chép gồm các thông tin theo quy định của luật. Các ghi chép phải có thể được truy cập trong phạm vi Canada và lưu trữ trong vòng 2 năm. Nhật Bản Luật Nhật Bản yêu cầu một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm đầy đủ chỉ cho các sản phẩm bò nội địa. Đối với các thực phẩm khác, điều 3 trong luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản yêu cầu mỗi nhà điều hành giữ bản ghi chép để xác định tất cả các người 779
  8. cung ứng và khách hàng của họ. Nhưng các bản ghi này không bắt buộc. Mặt khác, luật Nhật Bản còn đòi hỏi việc dán nhãn của nơi xuất xứ đối với thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến không chỉ bán lẻ mà còn cho cả bán buôn. Chính phủ Nhật Bản đang từng bước phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc từ năm 2003, Cục an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản được thành lập dưới sự giám sát của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp (MAFF). Mặc dù hệ thống truy xuất không bắt buộc ngoài trừ sản phẩm bò nội địa nhưng chính sách MAFF khuyến khích các đối tượng kinh doanh thực phẩm tự nguyện thiết lập hệ thống truy xuất (MAFF 2004, 2007). Để hỗ trợ cho chính sách này, MAFF đã cung cấp nguồn kinh phí cho các dự án như phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng việc áp dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin và xây dựng một quyển sổ tay hướng dẫn việc thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc. Quyền sổ tay này cho việc giới thiệu hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm được viết cho các nhà kinh doanh thực phẩm và nhằm thiết lập sự hợp tác giữa các đối tượng trong chuỗi thực phẩm. Úc Quản lý rủi ro và tiếp cận thị trường là yếu tố động lực thúc đẩy việc quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi mà chuỗi cung ứng thực phẩm ở Úc được xem là đa dạng, phức tạp và ảnh hưởng đến nền kinh tế. An toàn thực phẩm được đưa vào chương trình nghị sự của Úc. Không chỉ chứng thực đối với sản phẩm xuất khẩu mà còn những tài liệu và hoạt động kinh doanh được xác thực cũng được xem là cần thiết trong việc quản lý ở cấp độ nhà nước và bang. Do đó, một kho dữ liệu điện tử cho các chứng nhận điện tử trong thương mại điện tử được hình thành. Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, truy xuất nguồn gốc được mở rộng để có thể xác định được nguồn gốc của tất cả yếu tố đầu vào như nguyên liệu thô, chất phụ gia, các nguyên liệu khác, bao gói. Ở Úc, mã tiêu chuẩn thực phẩm Úc Niu-di-lân, tiêu chuẩn 3.2.2 trong Thực hành an toàn thực phẩm và các yêu cầu chung bao gồm các yếu tố “một bước lùi và một bước tiến” của truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực phẩm và các tiêu chuẩn riêng Các nhà bán lẻ và siêu thị ngày càng bị đòi hỏi tuân thủ các tiêu chuẩn riêng được hỗ trợ bởi chứng nhận thực phẩm riêng để đảm bảo các sản phẩm mà họ nhập khẩu là an toàn và đáp ứng mong đợi của khách hàng liên quan đến môi trường, sức khỏe, sức khỏe nhân công và các khía cạnh an toàn. Mặc dù không có ràng buộc pháp lý nhưng các tiêu chuẩn riêng tự nguyện ngày càng trở thành bắt buộc bởi vì sức mạnh thị trường của các hãng bán lẻ và nhà nhập khẩu lớn đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, việc lựa chọn giữa tuân thủ hay không đối với các tiêu chuẩn tự nguyện trở thành sự lựa chọn giữa hàng hóa đáp ứng yêu cầu hay kém cạnh tranh và kết quả là sự đánh mất thị phần. Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) đối với sản xuất nông nghiệp đã thiết lập một bộ các tiêu chí nông nghiệp mà các tiêu chuẩn tự nguyện riêng có thể sử dụng làm chuẩn. Một chương trình quản lý thực phẩm an toàn được công nhận bởi GFSI khi nó đáp ứng được các tiêu chuẩn quôc tế tối thiểu đối với an toàn thực phẩm, được phát triển bởi nhiều đối tượng liên quan và được giải thích trong tài liệu hướng dẫn GFSI. GFSI không phải là một chương trình cũng không tiến hành việc cấp chứng nhận. 780
  9. Các chứng nhận đối với một chương trình GFSI công nhận đạt được thông qua bên thứ ba kiểm toán thành công đối với chương trình. Một số chương trình được công nhận bởi GFSI là tiêu chuẩn PrimusGFS, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu, GlobalG.A.P, Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC22000), Tiêu chuẩn thịt đỏ toàn cầu (GRMS), CanadaGAP, Thực phẩm chất lượng an toàn (SQF), Tiêu chuẩn toàn cầu đối với thực phẩm của liên minh bán lẻ Anh, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS). 3.Truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản ở Việt Nam trước thách thức hội nhập 3.1. Vai trò của truy xuất nguồn gốc đối với nền nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc trong một phần tư thế kỷ qua và là quốc gia đã được bình chọn làm “câu chuyện thành công” về an ninh lương thực (Steven Jaffee và cộng sự, 2016). Cũng trong giai đoạn trên, Việt Nam bất ngờ nổi lên trở thành một nhà cung cấp lớn trên thị trường nông sản quốc tế. Kim ngạch thương mại của bảy mặt hàng (hoặc nhóm mặt hàng) nông sản khác nhau của Việt Nam đến nay đã đạt trên 1 tỷ đô la Mỹ, đưa quốc gia vào nhóm năm quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên toàn cầu ở mỗi mặt hàng (Steven Jaffee và cộng sự, 2016). Kim ngạch thương mại của nông sản của Việt Nam được dự báo là tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt khi Việt Nam ký kết thành công Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA). Đây là hai hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới do các nền kinh tế hàng đầu thế giới dẫn dắt, hướng đến thiết lập bộ quy tắc thương mại có tiêu chuẩn với mức độ cam kết cao, phạm vi điều chỉnh rộng, có tác động lớn, toàn diện đến nền thương mại và kinh tế toàn cầu trong thế kỷ XXI, bao trùm nhiều khía cạnh, như mở cửa thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, đầu tư, lao động, tổ chức thể chế, quản trị, chính sách và môi trường kinh doanh Bên cạnh những cơ hội do các FTA thế hệ mới mang lại thì nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức trong đó có thách thức liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông lâm thủy sản. Truy xuất nguồn gốc là khái niệm không còn xa lạ và được đưa vào thực thi pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc hay Canada. Theo Steven Jaffee và công sự (2016), hầu hết nông sản của Việt Nam đều được bán dưới dạng thương phẩm thô, với giá thường thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh hàng đầu do thua kém về chất lượng và các nguyên nhân khác (Bảng 2). Nông sản thô giá rẻ của Việt Nam thường được pha trộn với mặt hàng của các quốc gia khác để tạo ra thành phẩm được bán dưới các thương hiệu quốc tế. Điều nghịch lý là mặc dù ẩm thực Việt Nam đang trở nên ngày càng hấp dẫn ở các quốc gia thu nhập cao, nhưng hầu hết thành phần và thực phẩm do người Việt Nam cung cấp lại chưa được người tiêu dùng biết đến, một phần do quan niệm về rủi ro an toàn thực phẩm và/hoặc môi trường. Do đó, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm hay nông sản Việt Nam là điều tất yếu khi nó mang lại tấm vé gia nhập vào các thị trường nói trên, tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp. 781
  10. Bảng 2: Thứ hạng của Việt Nam trong xuất khẩu một số mặt hàng Hạng mức toàn Hạng mức toàn Hạng mức trong số 10 cầu (tổng khối cầu (tổng kim quốc gia xuất khẩu hàng lượng) ngạch) đầu về giá trị Hạt điều nguyên vỏ 1 1 6 Hồ tiêu đen 1 1 8 Cà phê (xanh) 2 2 10 Sắn (khô) 2 2 6 Gạo 3 4 10 Cao su 4 4 10 Nguồn: Steven Jaffee và cộng sự, 2016 Xét ở khía cạnh thị trường trong nước, truy xuất nguồn gốc càng trở nên bức thiết khi những vấn nạn về an toàn thực phẩm đang ở báo động. Theo thống kê của Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì số vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều, từ 7.329 người năm 2007 đến 5.541 năm 2012 (bảng 3). Bảng 3: Số vụ ngộ độc thực phẩm giai đoạn 2007- 2012 Kết quả điều tra TT Năm Vụ ngộ độc (vụ) Số mắc (người) Chết (người) 1 2007 247 7.329 55 2 2008 205 7.828 61 3 2009 152 5.212 35 4 2010 175 5.664 51 5 2011 148 4.700 27 6 2012 168 5.541 34 Trung bình/năm 182 (148 – 247) 6.045 (4.700 – 43 (27 - 61) 7.828) Tổng cộng 1.095 36.274 263 Nguồn: Thống kê của Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế Theo hình 1, nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật (chiếm 27,4% số vụ), độc tố tự nhiên (24,8%), hóa chất (5,1%) và không rõ nguyên nhân (42,6%) và sản xuất nông nghiệp được xem là nguồn chính của các nguyên nhân này. Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, kinh tế xã hội và giống nòi. 782
  11. Hình 1: Nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm giai đoạn 2007- 2012 Nguồn: Thống kê của Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế Đứng trước vấn nạn về an toàn thực phẩm đó, nhiều người tiêu dùng đã tìm đến các sản phẩm an toàn, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm hữu cơ hay các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt nhóm các sản phẩm nhập khẩu ngày càng được tin tưởng bởi có khả năng truy xuất nguồn gốc cao, truy hồi tại các khâu khi có vấn nạn về an toàn thực phẩm. Đồng thời, các sản phẩm này sẽ trở nên hấp dẫn hơn do hàng rào thuế quan giảm xuống khi các FTA thế hệ mới đi vào hiệu lực. Từ thực tế trên, truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm và nông sản có ý nghĩa đối với Việt Nam trong việc nâng khả năng gia nhập thị trường, tăng cạnh tranh trên cả thị trường quốc tế và nội địa trong hội nhập kinh tế khi mức thuế 3.2. Các quy định pháp luật Việt Nam đối với truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực phẩm và nông sản Việt Nam Trước thách thức hội nhập kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Cụ thể là “Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 01 năm 2011 quy đinh về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản” và “Thông tư 74 /2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn”. Các thông tư này quy định nguyên tắc và thủ tục thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản; trách nhiệm cuả các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Thông tư này. Thông tư đã chấp nhận định nghĩa của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm (CAC) khi định nghĩa truy xuất nguồn gốc đó là “khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối”. Về nguyên tắc truy xuất, thông tư này chấp nhận nguyên tắc của ISO 22000, đó là Nguyên tắc truy xuất một bước trước – một bước sau, cụ thể là “cơ sở phải lưu giữ thông tin để đảm bảo khả 783
  12. năng nhận diện được cơ sở sản xuất, kinh doanh/ công đoạn sản xuất trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh/ công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối đối với một sản phẩm được truy xuất”. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã tiếp cận với pháp luật quốc tế trong các quy định về truy xuất nguồn gốc. 3.3. Các thách thức của Việt Nam đối với việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông lâm thủy sản Việc ban hành các thông tư về truy xuất nguồn gốc thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang gặp phải những thách thức trong vấn đề thực hiện truy xuất nguồn gốc. Thứ nhất, đó là sự hạn chế nguồn lực khi việc áp dụng hệ thống này tốn kém và là một nhiệm vụ phức tạp mà có thể dẫn đến các vấn đề tài chính. Hơn thế nữa, việc phân bổ chi phí và lợi ích giữa các đối tượng tham gia trong chuỗi thực phẩm cần nhiều nỗ lực và chi phí. Ngoài ra nó còn yêu cầu nhiều thông tin và các công việc ghi chép sổ sách, đặc biệt là đối với các công ty lần đầu ứng dụng hệ thống này. Theo Salampasis và cộng sự (2012), truy xuất nguồn gốc là một nhiệm vụ phức tạp vì nó đòi hỏi các yêu cầu quan trọng như việc truy xuất nguồn gốc nên giải quyết được việc truy xuất nội bộ và chuỗi với thông tin của toàn bộ chu kỳ sống sản phẩm; truy xuất nguồn gốc phải giải quyết được hoàn toàn việc truy xuất trước và sau của một sản phẩm với đầy đủ các thông tin liên quan; truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo chi phí hiệu quả và ứng dụng và hoạt động một cách thân thiện; hệ thống truy xuất có thể được mở rộng để tiếp nhận dễ dàng với các dữ liệu truy xuất mới. Do đó, trong điều kiện của Việt Nam, những đối tượng liên quan trong chuỗi thực phẩm và nông nghiệp hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể nên việc áp dụng hệ thống truy xuất không hề dễ dàng. Thứ hai đó là thông tin hạn chế. Truy xuất nguồn gốc trong nông nghiệp gắn liền với tính không chắc chắn của nó, điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời tại bất cứ các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Theo Steven Jaffee và cộng sự (2016), trong nền nông nghiệp Việt Nam, chuỗi giá trị vẫn bị đứt khúc và mức độ hợp tác tập thể theo hướng thương mại hóa vẫn còn ở mức rất thấp. Do đó, việc có được thông tin truy xuất trong toàn bộ chuỗi như quy định của EC 178(2002) là khó đáp ứng được. Ngoài ra, các quy định đối với việc đóng gói và dán nhãn (giấy hoặc điện tử) là những đòi hỏi chính cho một hệ thống truy xuất hiệu quả khi những hoạt động này gắn kết giữa dòng lưu chuyển vật chất và dòng lưu chuyển thông tin (Manos & Manikas, 2010). Nhưng trong một nền nông nghiệp khá còn thô sơ như Việt Nam thì hoạt động này không được coi trọng hoặc do tập quán tiêu dùng một số khách hàng mong muốn mua các sản phẩm không đóng gói đặc biệt là sản phẩm tươi sống. Điều này cũng dẫn đến một thách thức đối với việc truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam. Thứ ba đó là sự thiếu hụt các chuẩn mực chung. Thiếu dữ liệu tiêu chuẩn hóa và các công cụ trao đổi dữ liệu cũng là thách thức đối với hệ thống truy xuất ở Việt Nam khi mà hệ thống truy xuất là một hệ thống phức tạp vì có rất nhiều các dữ liệu được thu thập, dữ liệu không đồng nhất theo một kiểu, sự đa dạng trong dữ liệu chia sẻ giữa các bộ phận trong công ty hay giữa các đối tượng tham gia trong chuỗi. Ngoài ra, các kỹ thuật truy xuất cũng có sự xung đột, không thống nhất theo chuẩn mực chung. 784
  13. Thứ tư đó là thiếu sự nhận thức về truy xuất nguồn gốc của các đối tượng tham gia vào chuỗi. Xem truy xuất nguồn gốc như là một gánh nặng, thiếu thông tin rõ ràng liên quan đến việc truy xuất và sự thiếu vắng ý muốn hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi là kết quả của việc thiếu nhận thức. Thực tế, không phải người nông dân nào cũng nhận thức đúng vai trò của truy xuất nguồn gốc. Do đó, việc hỗ trợ phát triển hệ thống truy xuất chưa đủ để doanh nghiệp hay người nông dân quan tâm đến truy xuất nguồn gốc mà cần có sự kết hợp giáo dục, tập huấn, đào tạo. Thứ năm đó là hạn chế năng lực thực hiện của các thành viên trong chuỗi. Việc áp dụng hệ thống truy xuất đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng, chuyên môn trong việc phát triển, vận hành và quản lý hệ thống. Trong khi đó những người tham gia vào chuỗi nông sản ở Việt Nam vẫn còn nhiều người hạn chế về năng lực áp dụng hệ thống này, trong khi đó thuê mướn từ bên ngoài sẽ phát sinh chi phí. Kết luận và khuyến nghị Nghiên cứu đã phân tích việc truy xuất nguồn gốc trên thế giới và những thách thức của Việt Nam đối với việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Ohát triển nông thôn Việt Nam để thúc đẩy sự ứng dụng việc truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm và nông sản Việt Nam. Thứ nhất, chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ đào tạo những người tham gia vào chuỗi thực phẩm và nông sản như doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân trong việc tập huấn, đào tạo việc tiếp cận các kiến thức liên quan đến truy xuất nguồn gốc. Thứ hai, chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có những hỗ trợ cho các đối tượng vừa đề cập trên trong việc thành lập hệ thống truy xuất nguồn gốc. Thứ ba, chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm tương thích với pháp luật với các nước trên thế giới và các tổ chức. TÀI LIỆU THAM KHẢO Asian Productivity Organization, “Food safety management manual”, Tokyo, Japan, (2009) Bertolini, M., Bevilacqua, M., & Massini, R., “FMECA approach to product traceability in the food industry”, Food Control, 17, (2006), p.137-145. Bosona, T., & Gebresenbet, G., “Food traceability as an integral part of logistics management in food and agricultural supply chain”, Food Control, 33, (2013), p.32- 48. Codex Alimentarious Commission (CAC), “Basic texts on food hygiene (3rd ed.)”, Codex Alimentarious Comission, (2003) Codex Alimentarious Commission (CAC), Codex procedural manual (15th ed.), (2005) Donnelly, K. A.-M., & Olsen, P., “Catch to landing traceability and the effects of implementation e a case study from the Norwegian white fish sector”, Food Control, 27, (2012), p.228-233. European Union (EU), “Regulation (EC) No 178/2002 of the European parliament and of the council”, (2002) 785
  14. Food Standard Agency (FSA), “Traceability in the food chain- a preliminary study UK”, (2002) Golan, E., Krissoff, B., Kuchler, F., Calvin, L., Nelson, K., & Price, G., “Traceability in the U.S. food supply: Economic theory and industrial studies”, Agricultural Economic Report Number 830, (2004) Heyder, M., Theuvsen, L., & Hollmann-Hespos, T., “Investments in tracking and tracing systems in the food industry: a PLS analysis”, Food Policy, 37, (2012), p.102-113. ISO 8402. (1994) ISO 9000. (2005) ISO 9001. (2000) ISO 11784. (2006) ISO 22000. (2005) ISO 22005. (2007) ISO 8402. (1994) ISO 9000. (2005) Karlsen, K. M., Olsen, P., & Donnnelly, K. A., “Implementing traceability: practical challenges at a mineral water bottling plant”. British Food Journal, 112(2), (2010), p.187-197. Kelepouris, T., Pramatari, K., & Doukidis, G., “RFID-enabled traceability in the food supply chain”, Industrial Management & Data Systems, 107(2), (2007), p.183-200 Liao, P.-A., Chang, H.-H., & Chang, C.-Y., “Why is the food traceability system unsuccessful in Taiwan? Emprical evidence from a national survey of fruit and vegetable farmers”, Food Policy, 36, (2011), p.686-693 Manos, B., & Mnikas, I., “Traceability in the Greek fresh produce sector: drivers and constraints”, British Food Journal, 112(6), (2010), p.640-652 Olsen, P., & Borit, M., “How to define traceability”, Trends in Food Science & Technology, 29, (2013), p.142-150 Opara, L. U., “Traceability in agriculture and food supply chain: a review of basic concepts, technological implications, and future prospects”, Food, Agriculture & Environment, 1(1), (2003), p.101-106 Perez-Aloe, R., Valverde, J. M., Lara, A., Carrillo, J. M., Roa, I., & Gonzalez, J., “Application of RFID tags for the overall traceability of products in cheese industries”, In 1st annual RFID Eurasia, Istanbul, (2007). (pp. 1e5) Resende-Filho, M. A., & Hurley, T. M., “Information asymmetry and traceability incentives for food safety”, International Journal of Production Economics, 139, (2012), p.596-603 Salampasis, M., Tektonidis, D., & Kalogianni, E., “TraceALL: a semantic web framework for food traceability systems”, Journal of Systems and Information Technology, 14(4), (2012) WHO., “WHO global strategy for food safety: Safer food for better health”, (2002) Steven Jaffee và cộng sự, “Vietnam - Agricultural modernization transforming Vietnamese agriculture: gaining more for less”, Worldbank report, (2016) 786