M&A – giải pháp hữu hiệu cho các NHTM Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 1470
Bạn đang xem tài liệu "M&A – giải pháp hữu hiệu cho các NHTM Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfma_giai_phap_huu_hieu_cho_cac_nhtm_viet_nam_khi_tham_gia_con.pdf

Nội dung text: M&A – giải pháp hữu hiệu cho các NHTM Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG M&A – GIẢI PHÁP HỮU HIỆU CHO CÁC NHTM VIỆT NAM KHI THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) M&A – AN EFFICIENT SOLUTION FOR COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM WHEN VIETNAM JOINS AEC ThS. Ngô Thị Ngọc Trường Đại học Thương Mại ftu.ngoc@gmail.com TÓM TẮT Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN (Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội), được kỳ vọng hình thành vào năm 2015, mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực tận dụng được cơ hội do quá trình hội nhập quốc tế mang lại. Nghiên cứu này nhận diện khái quát thị trường tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng trong bối cảnh thành lập Cộng đồng kinh tế AEC. Đồng thời tác giả cũng nhận xét xu hướng M&A của các NHTM Việt Nam năm 2015 và cho thấy thị trường M&A Việt Nam sẽ như thế nào trong một không gian phát triển mới trên nền tảng thực thi các chính sách mới, mà cụ thể là việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay. Từ khóa: AEC, Cộng đồng kinh tế ASEAN, M&A, NHTM ABSTRACT ASEAN Economic Community (AEC) which is one of three important pillars of ASEAN Community (Political- Security, Economic and Socio-Cultural) is expected to be established in 2015, providing many great opportunities for Vietnamese enterprises in expanding export markets, improving competitiveness and quality of human resources as well as taking advantage of international integration process. This study identifies overview of financial market in general and banks in particular in the context of establishing the ASEAN Economic Community. The authors also comment M&A trend of commercial banks in Vietnam in 2015 and show how M&A in Vietnam be in a new development space on the platform implementation of new policies, specifically that the formation of the ASEAN Econimic Community (AEC) later this year. Key words: AEC, ASEAN Economic Community, M&A, Commercial banks 1. AEC là gì? Cộng đồng kinh tế ASEAN (viết tắt là AEC) là một khu vực kinh tế chung bao gồm các thành viên sau: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. AEC là một trụ cột nằm trong Cộng đồng chung Asean. Ngày 7 tháng 10 năm 2003, tại Bali, Indonesia, lãnh đạo các quốc gia thành viên đã kí kết Bản kế hoạch chiến lƣợc nhằm hình thành và phát triển AEC. Mục tiêu của chiến lƣợc là hình thành một thị trƣờng chung của các nƣớc thành viên trong đó có 5 cấu phần quan trọng: tự do di chuyển hàng hóa, tự do cung cấp dịch vụ, tự do đầu tƣ, tự do di chuyển vốn, tự do di chuyển lao động có kĩ năng. Rõ ràng, đây là một tầm nhìn hoàn toàn khác so với các hiệp định thƣơng mại thuần túy của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. AEC tƣơng tự nhƣ một quốc gia chung của các công dân Asean. AEC là một thị trƣờng chung đồng nghĩa với một thị trƣờng với sức mua và sức sản xuất của 600 triệu ngƣời, sản lƣợng hàng năm 2000 tỷ đô la Mỹ. Vì thế, tiềm năng là rất lớn. Có hai mặt của vấn đề cạnh tranh và hợp tác. Các quốc gia thành viên sẽ có chung một thị trƣờng và cạnh tranh cao trong nội khối nhƣng ở góc độ là một khối kinh tế chung thì AEC sẽ hợp tác để tạo thành một sức mạnh chung. Thậm chí, Bộ trƣởng Thƣơng mại và Công nghiệp Malaysia nhận định: ―ASEAN hiện tăng trƣởng 5% 386
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) mỗi năm trong khi châu Âu tăng trƣởng chƣa đến 2%, chúng ta có thể đuổi kịp châu Âu. AEC sẽ vƣợt EU trong thập kỉ tới." Thuế nhập khẩu sẽ bị xóa bỏ nhằm thúc đầy tự do thƣơng mại. Các rào cản phi thuế quan nhƣ hạn ngạch, điều tiết giá, kiểm soát chặt về chất lƣợng hàng hóa, kiểm dịch cũng sẽ bị xóa bỏ theo lộ trình phù hợp với từng quốc gia. Với 4 quốc gia (CLMV – Là 4 quốc gia có trình độ phát triển kém hơn hẳn các nƣớc còn lại trong khu vực ASEAN, đƣợc ƣu tiên thực hiện tự do hóa thƣơng mại có lộ trình khi tham gia AEC) Cambodia, Lao, Myanmar, Việt Nam thì yêu cầu xóa bỏ hàng rào phi thuế quan là năm 2018. Các quy trình về hải quan cũng nhƣ hệ thống quản lý cũng đƣợc các nƣớc thống nhất và trao đổi thông tin nhằm tạo ra sự dễ dàng hơn trong lƣu chuyển hàng hóa. Sáng kiến 1 cửa sổ Asean (Asean single Window) nhằm tạo ra một cổng thông tin, trao đổi dữ liệu đầu đủ và thống nhất giữa các nƣớc thành viên. Việc này cũng thúc đấy sự hoàn thiện của hệ thống công nghệ thông tin viễn thông của khu vực. Phát triển cơ sở hạ tầng là ƣu tiên hàng đầu trong AEC. Hai dự án có thể kể đến là đƣờng sắt Singapore – Kunming, và mạng lƣới đƣờng cao tốc Asean (AHN). Việc các nƣớc Asean tham gia vào thành viên sáng lập của Ngân hàng đầu tƣ cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xƣớng là nhằm tìm kiếm các nguồn lực lớn hơn ngoài khối để tăng tốc độ hoàn thành các dự án. Giao thông đa phƣơng tiện là huyết mạch thúc đẩy mọi sự hòa hợp khác của Asean. Tự do hóa lĩnh vực tài chính là ƣu tiên không kém gì cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do hiện tại trình độ phát triển tài chính ở mỗi quốc gia khác nhau, với các đồng tiền khác nhau nên AEC hiện tại cho phép các nƣớc tham gia với sự lựa chọn. Cụ thể: Vào năm 2015, Việt Nam tham gia tự do trong lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ gián tiếp, tái bảo hiểm, trung gian bảo hiểm, và các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam chấp nhận tự do các dịch vụ gửi tiền, cho vay các hình thức, tự do các phƣơng tiện hinh thức thanh toán, bảo lãnh. Tuy nhiên, trong thị trƣờng vốn, Việt Nam chƣa sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực nhƣ: quản lý tài khoản đầu tƣ của khách, quản lý tài sản, bảo lãnh thanh toán với tài sản tài chính. Việt Nam cũng chƣa sẵn lòng tham gia vào việc cung cấp và trao đổi các thông tin, dữ liệu tài chính và các phầm mềm xử lý. Nhƣng trong lĩnh vực tƣ vấn tài chính, trung gian tài chính và các dịch vụ liên quan thì Việt Nam muốn tham gia. 2. Bối cảnh chung ngành ngân hàng hiện nay Theo lộ trình, Việt Nam sẽ cùng các quốc gia trong khu vực ASEAN hình thành Cộng đồng kinh tế (AEC) ngày 31/12/2015. Hội nhập toàn diện các nền kinh tế trong khu vực mang lại nhiều cơ hội, nhƣng cũng có không ít thách thức đối với các lĩnh vực kinh tế, trong đó có hoạt động tài chính ngân hàng. Đón đầu xu thế hội nhập đang đến gần, các ngân hàng thƣơng mại trong khu vực đã đến Việt Nam nhiều hơn. Đơn cử nhƣ Ngân hàng Kasikorn của Thái Lan vừa thành lập hai văn phòng đại điện tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trƣớc đó, Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) và Maybank (Malaysia) cũng đã có mặt tại thị trƣờng Việt Nam. Các ngân hàng này đều là những ngân hàng lớn trong khu vực, cho thấy họ sớm bộc lộ kế hoạch sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam và có thêm nhiều văn phòng và chi nhánh sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp phép. Trong khi đó, một số ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhƣ BIDV, VietinBank, Vietcombank cũng tăng sự hiện diện của mình ở một số nƣớc trong khu vực nhƣ Lào, Campuchia, Myanmar và Singapore bằng việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện. Nhận thấy rằng nhiều ngân hàng thƣơng mại của các nƣớc ASEAN, kể cả các ngân hàng thƣơng mại Việt 387
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nam đã có hiện diện thƣơng mại ở các nƣớc trong khối ASEAN, với nỗ lực mở rộng cơ hội đầu tƣ ra ngoài lãnh thổ, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và thúc đẩy quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ, du lịch giữa các thành viên. Xu hƣớng này sẽ tiếp tục tăng lên khi AEC chính thức đi vào hoạt động. Cuộc “đổ bộ” của các ngân hàng ngoại và những thách thức đối với các ngân hàng nội Mới đây nhất là ngày 23/3, Ngân hàng Public Bank Berhad (PBB) của Malaysia tại Việt Nam đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) chấp thuận về nguyên tắc việc PBB đƣợc nhận toàn bộ phần vốn góp của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Ngân hàng liên doanh VID Public và tiến hành các thủ tục để chuyển đổi ngân hàng này thành ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam của PBB. Nhƣ vậy, sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam với tự thân là NH liên doanh VID Public, có tỷ lệ góp vốn 50:50 giữa BIDV với PBB, sắp tới đây PBB sẽ trở thành NH 100% vốn nƣớc ngoài thứ 6 hoạt động tại Việt Nam, sau HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan Vietnam và Hong Leong Bank. Trƣớc đó đầu tháng 3/2015, NH Kasikorn Thái, một trong những NH hàng đầu của Thái Lan với mạng lƣới hoạt động trên toàn châu Á cũng đã khai trƣơng văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, sau một thời gian xây dựng mạng lƣới dịch vụ ở Việt Nam thông qua việc hợp tác với VietinBank và Agribank. Trƣớc NH Kasikorn Thái tại Việt Nam đã có sự hiện diện của NH liên doanh Việt Thái (Vinasiam Bank) và chi nhánh của NH Bangkok. Các NH đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có xu hƣớng thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam ngày càng nhiều. Theo thống kê, hiện có khoảng 10 văn phòng đại diện của các NH Hàn Quốc đang có mặt tại Việt Nam. Với Nhật Bản, ngoài khá nhiều NH đã đƣợc cấp phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hàng chục NH từ Nhật đã tham gia các buổi xúc tiến thƣơng mại tìm hiểu thị trƣờng Việt Nam. Nhiều NH lớn trên thế giới cũng đã sớm có mặt tại Việt Nam thông qua việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện nhiều năm nay nhƣ Commonwealth Bank (Australia), ING (Hà Lan), Barclays (Anh), Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản), Deutsche Bank (Đức) Mới đây, NH Pháp BNP Paribas đã đƣợc NHNN chấp thuận về nguyên tắc việc thành lập chi nhánh. Tính đến nay, thị trường Việt Nam đã có hơn 50 văn phòng đại diện của các NH nước ngoài, 50 chi nhánh NH nước ngoài, 5 NH có 100% vốn nước ngoài gồm Standard Chartered Bank, HSBC, Shinhan Bank, Hong Leong, ANZ và 4 NH liên doanh. Không chỉ thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Việt Nam, thời gian qua, một số ngân hàng trong khu vực còn muốn mua lại 100% vốn ngân hàng yếu để thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam. Việc Ngân hàng UOB (Singapore) và một ngân hàng của Malaysia từng ngỏ ý mua lại 100% vốn ngân hàng GPBank là ví dụ điển hình. Tuy nhiên, thƣơng vụ mua lại ngân hàng trên không thành. Song, điều này không có nghĩa là các ngân hàng trong khu vực không quan tâm đến thị trƣờng Việt Nam. Bởi với sự phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ sự hội nhập thƣơng mại tự do trong năm nay, thị trƣờng Việt Nam đang là ―mảnh đất‖ màu mỡ và hấp dẫn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, các nhà đầu tƣ trong khu vực ASEAN sẽ cân nhắc khi đầu tƣ vào NH yếu kém tại Việt Nam. Lý do là cuối năm 2015, AEC đƣợc hình thành và có thể đến năm 2020, các NH trong khu vực sẽ đƣợc phép thành lập tự do tại Việt Nam. Nhƣ vậy, các nhà đầu tƣ sẽ xem xét việc có nên mua một NH yếu kém rồi mất ít nhất 3 - 4 năm không có lãi, tốn nhiều công sức để xử lý hay là chờ đợi, bởi thời điểm 2020 không còn xa. Liên quan vấn đề này, nhiều chuyên gia cho biết, AEC đã hƣớng tới mục tiêu hội nhập ngành ngân hàng nội khối vào năm 2020, tạo ra một hệ thống ngân hàng mở cho phép các ngân hàng ASEAN đƣợc hoạt động một cách bình đẳng với ngân hàng sở tại của bất kỳ thành viên nào trong khối. Vì thế, không 388
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) chỉ các ngân hàng trong khu vực ASEAN, mà nhiều ngân hàng của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Âu cũng đang ―ném đá dò đƣờng‖ tìm hiểu thị trƣờng Việt Nam, sẵn sàng đón đầu cơ hội mới từ AEC, TPP Tuy nhiên, việc này cũng tạo áp lực cạnh tranh rất lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Có thể thấy, khối doanh nghiệp FDI nắm tới gần 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, nhƣng các khách hàng béo bở này gần nhƣ nằm trọn trong tay ngân hàng ngoại. Không chỉ có thế, khối ngân hàng ngoại còn nhắm tới cả khối doanh nghiệp trong nƣớc. Ông Tharabodee Serng - Adichaiwit, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bangkok chi nhánh Việt Nam tiết lộ, trong năm 2014, tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng này đã tăng hơn 10%, cao gấp hơn 2,5 lần mức tăng trƣởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cùng thời gian, trong đó các khoản tín dụng cấp cho nhà đầu tƣ FDI chiếm hơn 90% khoản cho vay mới của chi nhánh ngân hàng Bangkok tại Việt Nam‖. Đây thực sự là thách thức lớn đối với ngân hàng nội. Bởi tới đây, khi AEC đƣợc hình thành, cộng với hàng loạt hiệp định thƣơng mại tự do nhƣ Việt Nam - EU, TPP đƣợc ký kết sẽ khiến vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh hơn. Hiện tại, đã có nhiều tập đoàn nƣớc ngoài bắt đầu đem vốn đầu tƣ sang Việt Nam. Tuy nhiên, với các khách hàng tiềm năng này, các ngân hàng trong nƣớc cũng không có nhiều cơ hội, bởi thƣờng dòng vốn FDI chảy đến đâu, thì các ngân hàng của nƣớc đó sẽ đi theo tới đó. Vì thế, để có thể cạnh tranh, xứng tầm khu vực, giải pháp khả dĩ nhất hiện nay là các ngân hàng phải có kế hoạch mua bán, sáp nhập để mở rộng quy mô hoạt động. 3. Làn sóng M&A NHTM Việt Nam đang lên cao Khu vực ASEAN đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. Giai đoạn 2014 - 2018, thị trƣờng M&A Việt Nam bắt đầu bƣớc vào một làn sóng mới, đƣợc kỳ vọng là làn sóng thứ 2 với tổng giá trị M&A đƣợc dự báo lên đến 20 tỷ USD. Theo khảo sát và thống kê của nhóm nghiên cứu MAF, giá trị các thƣơng vụ M&A tại Việt Nam năm 2014 tăng khoảng 20% so với năm 2013, đạt gần 4 tỷ USD. Năm 2015, dự báo con số này có thể lên tới 5 tỷ USD. Năm 2015 là năm triệt để xử lý các ngân hàng yếu kém, gom các ngân hàng lại để tạo thành những ngân hàng có quy mô lớn, đạt chuẩn quốc tế. Có thể thấy các hoạt động M&A chỉ bắt đầu nóng lên kể từ năm 2007, thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ thức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Giá trị các thƣơng vụ M&A tăng dần cho đến năm 2012, năm kỷ lục với hơn 4,1 tỉ USD tổng giá trị. Nhƣng kể từ đó, tăng trƣởng của Việt Nam chậm lại cùng với việc các chƣơng trình cải tổ nền kinh tế diễn ra không nhƣ mong đợi đã khiến niềm tin của giới đầu tƣ suy giảm. Bƣớc sang năm 2014, với động thái mạnh mẽ hơn của Chính phủ về quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, cải cách một số luật lệ liên quan đến doanh nghiệp và đầu tƣ, cải thiện thủ tục hành chính và đặc biệt là giữ môi trƣờng vĩ mô ổn định, cùng với mức tăng trƣởng khả quan hơn đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc mạnh dạn hơn trong việc mua bán. Năm qua chính là thời điểm đánh dấu sự phục hồi của các giao dịch M&A ở Việt Nam, sau khi hoạt động này sụt giảm hơn 50% giá trị trong năm ngoái. Thống kê đến ngày 23.12 vừa qua của Viện hợp nhất sáp nhập và liên minh (IMAA), một tổ chức theo dõi các thƣơng vụ M&A trên toàn cầu, cho thấy Việt Nam đã chứng kiến 313 thƣơng vụ M&A trong năm 2014, tăng nhẹ so với năm trƣớc đó. Con số này bao gồm thƣơng vụ giữa công ty Việt Nam với nhau, doanh nghiệp nƣớc ngoài mua doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp Việt Nam đi mua tài sản ở nƣớc ngoài. 389
  5. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Có một điều đáng tiếc trong năm 2014, đó là thị trƣờng tài chính - nơi mà đáng lý ra nên có những thƣơng vụ M&A lớn giữa các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thuộc diện phải tái cơ cấu - đã không có một thƣơng vụ đình đám nào xảy ra. Ngoại trừ một vài giao dịch mua lại công ty tài chính từ một số ngân hàng hay M&A giữa các công ty chứng khoán với nhau. Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã lên tiếng về việc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) có thể xử lý 6-7 ngân hàng thông qua hợp nhất và sáp nhập. Theo đó, có 2 lý do để Ngân hàng Nhà nƣớc đồng ý chủ trƣơng cho các ngân hàng lớn trong những thƣơng vụ sáp nhập, đó là ―kèm cặp‖ các ngân hàng yếu kém, hoặc để tăng quy mô của ngân hàng trong hệ thống. Sức ép Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/2 sắp tới buộc các nhà băng thoái vốn về mức quy định 5% sẽ càng tạo áp lực thúc đẩy làn sóng M&A trong ngành ngân hàng. Cũng theo NHNN, trong năm 2015, sẽ có khoảng 6 thƣơng vụ sáp nhập, hợp nhất ngân hàng đƣợc thông qua. Vì vậy, không chỉ có nhà băng lớn mà ngân hàng nhỏ cũng đang chủ động tìm kiếm đối tác M&A để tồn tại. Mới đây nhất, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Nguyễn Phƣớc Thanh đã tiết lộ, trƣờng hợp M&A đầu tiên sẽ là thƣơng vụ sáp nhập SouthernBank vào Sacombank, sau đó yêu cầu nhiều ngân hàng yếu kém khác nhập vào ngân hàng lớn. Với mục tiêu trong năm 2015, ngành ngân hàng sẽ có cuộc tái cấu trúc lần 2, gom các ngân hàng lại để tạo thành những ngân hàng có quy mô lớn, đạt chuẩn quốc tế. NHNN đã chấp thuận chủ trƣơng Southern Bank sáp nhập Sacombank, Mekong Bank sáp nhập Maritime Bank. Tuy tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu giữa Southern Bank sang cổ phiếu Sacombank hay Mekong Bank sang Maritime Bank vẫn là một ẩn số, nhƣng giữa 2 ngân hàng này có sự chênh lệch khá lớn về cả quy mô, cũng nhƣ kết quả sinh lời trong kinh doanh, nhất là trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Southern Bank - Sacombank; Mekong Bank - Maritime Bank chung dáng dấp của một chủ sở hữu, nên việc sáp nhập sẽ là cơ hội để xóa tình trạng tỷ lệ cổ phần sở hữu vƣợt trần mà NHNN đang quyết liệt xử lý trong thời gian này. Các trƣờng hợp M&A ngân hàng khác là Vietcombank sẽ sáp nhập thêm Saigonbank. Hiện Vietcombank là cổ đông lớn của Saigonbank với lƣợng cổ phần nắm giữ hơn 8,2%. Thƣơng vụ sáp nhập này cũng đã đƣợc thông qua về mặt chủ trƣơng. Sau khi cổ đông thông qua chủ trƣơng sáp nhập, 2 ngân hàng sẽ trình đề án sáp nhập và chỉ khi NHNN thông qua đề án sáp nhập, thƣơng vụ mới bắt đầu đƣợc xúc tiến. Ngoài ra, BIDV cũng sẽ sáp nhập thêm một nhà băng khác và thông tin đang lan truyền đối tƣợng sáp nhập là MHB. VietinBank sáp nhập một ngân hàng nhỏ, từng đƣợc xác định là PGBank. Hiện dƣ luận đang khá quan tâm và chờ đợi về các thƣơng vụ khác cũng đƣợc thị trƣờng đồn đoán suốt trong nửa đầu năm 2015 nhƣng đến nay vẫn chƣa thành hiện thực nhƣ: Vietcombank – SaigonBank; Eximbank – Nam A Bank; DongA Bank – ABBank; SouthernBank – Sacombank; Maritime Bank – MDB. Chủ trƣơng của NHNN định hƣớng trong việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành là hết sức quan trọng, kể cả việc M&A giữa các ngân hàng lớn với nhau, nên xu hƣớng trong thời gian tới, M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đƣợc đánh giá sẽ rất sôi động. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi lớn đang đƣợc đặt ra thu hút sự quan tâm của cả các nhà đầu tƣ lẫn các cơ quan hoạch định chính sách. Thị trƣờng M&A Việt Nam sẽ nhƣ thế nào trong một không gian phát triển mới trên nền tảng thực thi các chính sách mới và mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm tới, mà cụ thể gần nhất là việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay – năm 390
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) 2015; có hay không một dòng vốn mới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, châu Âu chảy vào Việt Nam thông qua các hoạt động M&A trong thời gian tới ? 4. Định hƣớng M&A trong thời gian tới Việt Nam là một trong những thị trƣờng NH hấp dẫn nhất khu vực ASEAN, đứng thứ 3 hoặc thứ 2 sau Indonesia, vì sức hút lợi nhuận từ các mảng kinh doanh mà NH nội chƣa khai thác đƣợc. Nếu đặt ra để so sánh, ngành NH Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém so với NH ngoại. Vì vậy, cần phải sớm chuyển đổi và cải tiến để ít nhất phải có đƣợc 1 NH nội có quy mô lớn mang tầm khu vực để cạnh tranh với các NH ngoại, tạo ra tên tuổi cho NH Việt Nam chứ không nên mải quẩn quanh với các hoạt động kinh doanh truyền thống, quy mô nhỏ nhƣ hiện nay. Và M&A là giải pháp rất hữu hiệu cho hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Thông điệp của ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý là NHNN khuyến khích những NH tầm trung dù hoạt động lành mạnh vẫn có thể sáp nhập để tạo ra cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhƣng điều đó không có nghĩa đây là lựa chọn cho tất cả các NH. Thực tế cho thấy, nếu không tìm đƣợc đối tác cùng quan điểm, mà vẫn cố tình ―gán ghép‖ thì vấn đề lớn nhất mà các NH phải đối mặt là thống nhất đƣợc với các cổ đông lớn, cổ đông chủ chốt về con đƣờng phát triển sau M&A. Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng ngoại và ngân hàng nội, và giữa các ngân hàng nội với nhau về huy động vốn, tín dụng, dịch vụ ngân hàng đã và vẫn đang tạo ra làn sóng khiến các ngân hàng ráo riết tìm kiếm đối tác M&A nhằm củng cố thị phần và gia tăng quyền lực trên thị trƣờng. Tuy hiện nay, các NHTM ở Việt Nam vẫn chƣa mặn mà với hoạt động sáp nhập và muốn tự chủ kinh doanh song đây là một xu thế không thể đảo ngƣợc trong quá trình tái cấu trúc . Vì thế, vấn đề là các NHTM sẽ làm gì, làm thế nào để tận dụng cơ hội, giảm bớt những rào cản, cùng hợp tác để phát triển. Ngƣợc lại với xu thế sáp nhập để cải cách, thời gian tới, xu thế tìm kiếm các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài vẫn là hƣớng đi quan trọng của các NHTM Việt Nam bởi họ đều đã nhìn thấy những lợi ích vƣợt trội từ hoạt động này. Đó là, các ngân hàng nƣớc ngoài không chỉ có kinh nghiệm cũng nhƣ trình độ quản lý mà còn có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ ngân hàng hiện đại có thể bổ khuyết cho những hạn chế hiện nay của các ngân hàng trong nƣớc. Hơn nữa, đây cũng là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập nói chung, và gần đây nhất là sự hình thành Cộng đồng kinh tế AEC. Có thể nói, là một phƣơng thức quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, M&A mang lại những lợi ích không nhỏ nhƣng cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh hình thành Cộng đồng kinh tế AEC vào cuối năm nay – năm 2015. Ở thời điểm hiện tại, chƣa thể có câu trả lời chính xác về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sau M&A, song thực tế sẽ trả lời. Hy vọng rằng với những tác động từ phía NHNN cùng với nỗ lực của chính của mình, các ngân hàng sẽ tìm ra hƣớng phát triển tốt nhất cho mình để có thể đƣơng đầu với làn sóng ―ngoại nhập‖ trong bối cảnh hội nhập và hình thành Cộng đồng kinh tế AEC, bên cạnh đó cũng đóng góp cho sự phát triển ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Thƣ ký ASEAN (2012), Cộng đồng kinh tế ASEAN: Sổ tay thông tin cho doanh nghiệp. [2] Bộ Công Thƣơng (2014), Báo cáo kết quả Hội nghị Bộ trƣởng Kinh tế ASEAN lần thứ 46. [3] Ngạc Thị Phƣơng Mai, Trƣờng ĐH Thƣơng Mại, Mua lại, sáp nhập ngân hàng: Hƣớng tới lành mạnh, hiệu quả, bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 6 – 2013 [4] Huỳnh Lƣu Đức Toàn & ThS. Nguyễn Thị Minh Tú, Trƣờng ĐH Ngân hàng TP. HCM, Mở rộng 391
  7. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đầu tƣ của các NHTM Việt Nam trƣớc bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) [5] Hà Văn Hội (2013), Tham gia cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác động đến thƣơng mại quốc tế của VN, Tạp chí khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Kinh tế và kinh Doanh, Tập 29, Số 4, 2013. [6] [7] Trang thông tin điện tử đầu tƣ nƣớc ngoài [8] Thông tin báo chí số 25/2015: BIDV tổ chức Hội thảo quốc tế Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam (10/06/2015) 244;ng-tin-b 225;o-ch 237;-so-25-2015 BIDV-.aspx 392