Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 17 trang Gia Huy 2800
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_noi_tai_anh_huong_den_nang_luc_canh_tranh_cua_ca.pdf

Nội dung text: Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  1. CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ INTERNAL FACTORS AFFECTING COMPETITIVENESS OF VIETNAMESE SMALL AND MEDIUM-SIZED AUDIT FIRMS IN INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION TS. Đào Minh Hằng Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Hiện tại, có gần 160 doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, trong đó nhóm DNKT lớn (Big Four) nhiều năm qua vẫn chiếm ưu thế lớn trong ngành kiểm toán, với hơn 50% thị phần toàn ngành. Do đó, các DNKT còn lại (có quy mô vừa và nhỏ -VVN) cạnh tranh rất quyết liệt, nhất là khi hội nhập quốc tế và khu vực đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố bên trong có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh (NLCT) của các DNKT VVN, và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp kiểm toán, vừa và nhỏ, hội nhập kinh tế quốc tế Summary Currently, there are nearly 160 audit firms operating in Vietnam, in which big firms (Big Four) still prevail in audit industry, take more than 50% market share. Therefore, the remain audit firms (SMEs) are in intense competition, especially when international and regional are opening up many opportunities and challenges for independent audit in Vietnam. The purpose of this study is to determine the internal factors that affect the competitiveness of SMEs, and propose solutions to enhance competitiveness in the context of international economic integration. Keywords: competitiveness, small and medium-sized audit firm, international economic integration 1. Tổng quan nghiên cứu và khung lý thuyết 1.1. Các quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ có phạm vi rộng, có thể được đề cập ở góc độ quốc gia, ngành, doanh nghiệp (DN) hay một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Theo Freebairn (1986), NLCT xét trong phạm vị DN được hiểu là năng lực cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng trong và ngoài nước mong muốn với giá cả thấp hoặc bằng đối thủ cạnh tranh và giảm thiểu tối đa chi phí cơ hội về nguồn lực. Có nhiều khung lý thuyết về NLCT ở cấp độ DN, tiêu biểu là lý thuyết nguồn lực cạnh tranh được đề xuất và phát triển 557
  2. bởi Wernerfelt B (1984) hay Grant RM (1991). Theo Teece DJ, Pisano G và Shuen A (1997), nguồn lực của DN chính là yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của DN, dựa trên tiền đề là các DN trong cùng một ngành thường sử dụng những chiến lược kinh doanh khác nhau và không thể dễ dàng sao chép được vì chiến lược kinh doanh phụ thuộc vào chính nguồn lực của DN đó [6]. Lý thuyết về nguồn lực của DN tập trung vào phân tích cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong và phân loại các hình thức khác nhau của nguồn lực và các nguồn lực sở hữu liên kết với nhau để hình thành và tạo ra lợi thế cạnh tranh từ lợi thế so sánh. Cách tiếp cận dựa trên nguồn lực này chỉ thực sự phát triển từ thập kỷ 90, khi các nhà nghiên cứu chiến lược bắt đầu ưu tiên tìm hiểu nhân tố nội tại của một công ty (Freiling. J, Gersh. M, Goeke. C, Sanchez. R, 2008). Grant RM (1991) chia nguồn lực thành hai nhóm: (1) Nguồn lực hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính (vốn tự có, khả năng vay vốn) và vật chất hữu hình (tài sản sản xuất hữu hình của DN có thể đem lại lợi thế về chi phí sản xuất như qui mô, vị trí, kỹ thuật, tính linh hoạt của nhà máy, trang thiết bị, vật liệu đầu vào, ); (2) Nguồn lực vô hình bao gồm công nghệ (sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế, ), danh tiếng (sở hữu thương hiệu nổi tiếng về dịch vụ, chất lượng, độ tin cậy, thiết lập được mối quan hệ kinh doanh tốt), và nhân lực (kiến thức, kỹ năng của nhân viên, khả năng thích hợp của nhân viên với tính linh hoạt trong chiến lược, lòng trung thành, ) [4]. Còn Barney J (1991), phân nguồn lực của DN thành 3 loại: (1) nguồn lực vật chất (công nghệ, kỹ thuật, nhà máy và thiết bị, vị trí địa lý, quyền sử dụng nguyên liệu thô); (2) nguồn lực con người (đào tạo, kinh nghiệm, xét đoán, sự thông minh, mối quan hệ, cái nhìn sâu sắc của các nhà quản trị) và (3) các nguồn lực tổ chức (cấu trúc chính thức, hệ thống lập kế hoạch, kiểm soát, phối hợp, mối quan hệ giữa các nhóm trong công ty và giữa một công ty và các yếu tố môi trường của nó) [1]. Lý thuyết nguồn lực liên tục được phát triển và được mở rộng trong thị trường luôn biến động và hình thành nên lý thuyết năng lực động - được xem là khả năng tích hợp, xây dựng, và định dạng lại những tiềm năng của DN để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh [4]. Nguồn năng lực động là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại kết quả kinh doanh của DN [3], [10]. Vì vậy, các DN phải luôn nỗ lực xác định, phát triển, và sử dụng năng lực động một cách có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi của thị trường để đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình một cách bền vững. Đến nay có nhiều nghiên cứu về các yếu tố tạo nên nguồn năng lực động và ảnh hưởng đến NLCT của DN trong đó có nghiên cứu đề cập định hướng toàn cầu, hợp tác quốc tế, tri thức về thị trường quốc tế, khả năng phản ứng với thị trường quốc tế (Yeniyurt S, 2005). Đối với các DNKT, các nguồn lực vô hình như danh tiếng và nhân lực có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn năng lực động để nâng cao lợi thế cạnh tranh, việc áp dụng lý thuyết nguồn lực DN lại càng cần thiết. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng thì các DNKT thuộc nhóm Big Four (Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PwC) là những DNKT điển hình cho việc phát triển năng lực động để tạo nên lợi thế cạnh tranh, là bài học kinh nghiệm đối với các DNKT VVN đang hoạt động trong môi trường có tính đặc thù cao. 558
  3. 1.2. Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ Theo Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), thị trường kiểm toán độc lập Việt Nam hiện nay được phân chia thành 3 nhóm: (1) Các DNKT có quy mô lớn, Big Four (thực chất là các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc chi nhánh các công ty quốc tế) với doanh thu bình quân là 500 tỷ đồng/năm, số lượng khách hàng trên 1.100/năm, số lượng KTV từ 60-100; (2) các DNKT có quy mô vừa như A&C, DTL, AASC, AISC, AAC, VACO doanh thu bình quân xấp xỉ 40-100 tỷ đồng /năm, lượng khách hàng từ 400-1000 đơn vị/năm, số lượng KTV từ 20-50 và (3) các DNKT quy mô nhỏ: AVA, IFC, An Phát, DFK, đa số có doanh thu dưới mức 30 tỷ đồng, số lượng KTV từ 20 KTV trở xuống. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là với sự hình thành thị trường chung trong khu vực AEC, TPP, FTA thì các DNKT VVN đang đứng trước những rào cản thách thức làm hạn chế NLCT do các DN này đa phần chưa phải thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, mới chỉ cung cấp dịch vụ kiểm toán trong thị trường nội địa Việt Nam, chưa thể vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Nghiên cứu của Phan Văn Dũng (2015) đã đưa ra định nghĩa NLCT của các DNKT là khả năng DN sử dụng và kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả, nắm bắt và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng với hiệu quả và chất lượng cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNKT ở Việt Nam được nghiên cứu chỉ ra là: (1) Năng lực công nghệ thông tin; (2) Chất lượng dịch vụ; (3) Quy mô DN; (4) Văn hóa công ty; (5) Năng lực phát triển kinh doanh [2]. Nghiên cứu của Đoàn Xuân Tiên (2006) cũng đã xác định các yếu tố tác động đến NLCT của DNKT là: chiến lược kinh doanh; trình độ năng lực tổ chức quản lý điều hành kinh doanh, ban lãnh đạo; quy mô DN; khả năng nắm bắt thông tin; khả năng hợp tác với DN hữu quan; đảm bảo chữ tín trong kinh doanh; chất lượng đội ngũ lao động cán bộ quản lý; chi phí kinh doanh và văn hóa kinh doanh [8]. Như vậy, việc xác định và đánh giá NLCT của các DNKT được thể hiện qua nhiều nhân tố khác nhau tùy thuộc vào quan điểm nghiên cứu và đề xuất của các tác giả. Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố nội tại ảnh hưởng tới DNKT VVN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nhằm xác định được phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của nhóm các DN này. Dựa trên tổng quan nghiên cứu về lý thuyết nguồn lực, có thể xác định các nhân tố nội tại cụ thể có ảnh hưởng tới NLCT của DNKT VVN gồm: (1) quy mô và danh tiếng, (2) nguồn nhân lực kiểm toán, (3) chất lượng đội ngũ lãnh đạo và năng lực quản lý, (4) chất lượng dịch vụ kiểm toán, (5) khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin, (6) năng lực cạnh tranh về giá phí, (7) khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh, (8) chiến lược kinh doanh, (9), văn hóa kinh doanh. Thứ nhất, nhân tố thuộc về quy mô và danh tiếng DNKT VVN. Theo nhiều nghiên cứu thì quy mô và danh tiếng hãng kiểm toán có ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán, vì thường các công ty kiểm toán quy mô lớn với danh tiếng đã tạo được sẽ có một đội ngũ KTV chuyên nghiệp, có kinh nghiệm kiểm toán và có điều kiện kiểm toán tốt hơn, dẫn tới khả năng cạnh tranh trong ngành sẽ cao hơn. Qui mô và danh tiếng của DNKT thể hiện ở các tiêu chí cơ bản sau (1) Qui mô vốn, nhân viên và doanh thu của công ty kiểm toán; (2) Danh tiếng của công ty kiểm toán được khách hàng đánh giá cao và tin tưởng sử dụng dịch 559
  4. vụ kiểm toán của công ty; (3) Khách hàng đánh giá công ty có chất lượng dịch vụ kiểm toán tốt, phù hợp với giá phí kiểm toán. Thứ hai, nhân tố thuộc về nguồn nhân lực kiểm toán. Hoạt động kiểm toán đòi hỏi có nhân lực chuyên môn sâu, được đào tạo và phát triển các kỹ năng kiểm toán để đáp ứng công việc đặc thù. Nếu nguồn nhân lực ổn định, đầy đủ và có năng lực sẽ đảm bảo chất lượng công việc, từ đó tác động đến NLCT. Việc xem xét về nguồn nhân lực thể hiện ở chất lượng và trình độ của kiểm toán viên về kế toán, kiểm toán, tài chính, ; khả năng làm việc hiệu quả, thái độ và năng lực phục vụ khách hàng của kiểm toán viên; các chính sách đào tạo và phát triển nhân lực kiểm toán và sự trung thành của kiểm toán viên với DNKT. Thứ ba, nhân tố thuộc về chất lượng và năng lực quản lý của ban giám đốc DNKT VVN. DNKT có một đội ngũ lãnh đạo với trình độ, kinh nghiệm, uy tín cũng như khả năng hội nhập quốc tế trong quá trình tổ chức, quản lý DNKT tốt sẽ giúp DNKT thiết kế và vận hành cơ chế hoạt động phù hợp, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các yếu tố đo lường gồm: (1) trình độ, kinh nghiệm và uy tín của ban giám đốc DNKT trong việc tổ chức, quản lý DN; (2) cơ cấu tổ chức và vận hành DNKT trong cung cấp dịch vụ kiểm toán; (3) khả năng phân tích thị trường kiểm toán và hoạch định, thực hiện chiến lược kinh doanh; (4) khả năng dự báo và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán của ban giám đốc. Thứ tư, nhân tố thuộc về chất lượng dịch vụ kiểm toán. Các khía cạnh để đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán gồm (1) khả năng thực hiện các dịch vụ kiểm toán đúng đắn, kịp thời; (2) quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực, qui định; (3) đánh giá đúng đắn về tình hình họa động, tài chính của khách hàng; (4) sự hài lòng của các khách hàng về độ tin cậy của kết quả kiểm toán. Thứ năm, nhân tố thuộc về khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nếu DNKT có năng lực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật công nghệ nhằm hỗ trợ kiểm toán cũng như quản lý, điều hành thì quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ kiểm toán sẽ đảm bảo chất lượng, có thể nâng cao uy tín của DNKT, từ đó thu hút được khách hàng. Các tiêu chí đo lường là (1) sử dụng công nghệ cao, các phần mềm trong kiểm toán; (2) ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành DNKT; (3) trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm toán, quản lý; (4) trình độ nhân lực sử dụng các công nghệ tiên tiến Thứ sáu, nhân tố thuộc về năng lực cạnh tranh về giá phí. Các DNKT cung cấp chủ yếu là dịch vụ kiểm toán, kế toán và tài chính, về cơ bản đây là các sản phẩm đặc thù, khó có tính sáng tạo, do đó việc cạnh tranh không phụ thuộc nhiều vào đặc điểm, tính đa dạng của sản phẩm mà chủ yếu là về giá phí. Các DNKT VVN ở Việt Nam hiện nay đang đưa ra nhiều chính sách về giá phí cho từng nhóm đối tượng khách hàng, thậm chí có những DNKT chấp nhận mức giá phí rất thấp để thu hút khách hàng. Do đó đây cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng tới NLCT của DNKT VVN. Tuy nhiên, để đảm bảo cạnh tranh công bằng, mức giá phí kiểm toán phải: (1) tương xứng với kết quả kiểm toán; (2) phù hợp với thời gian, khối lượng và mức độ phức tạp của dịch vụ kiểm toán cung cấp; (3) đảm bảo tính cạnh tranh với các DNKT khác; (4) phù hợp với nhu cầu và sự chấp nhận lâu dài của khách hàng. 560
  5. Thứ bảy, nhân tố thuộc về khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh. Đối với các DNKT VVN, việc tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng mới, tham gia các hiệp hội Kế toán, kiểm toán để liên kết với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực được kiểm toán và các cơ quan quản lý của Nhà nước là rất cần thiết để tạo ra khả năng cạnh tranh. Thứ tám, nhân tố thuộc về chiến lược kinh doanh của DNKT VVN. Các DNKT VVN cần xác định được chiến lược phát triển thị trường mục tiêu của mình phụ thuộc vào khả năng, cũng như điều kiện hạn hẹp về quy mô (DNKT nhỏ khó có thể thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các khách hàng lớn do hạn chế về nhân lực, công nghệ ) đồng thời có chiến lược nhằm tiếp cận thị trường mới hay giữ vững và phát triển thị trường hiện tại. Thứ chín, văn hóa kinh doanh của DNKT VVN, thể hiện phong cách giao tiếp, gắn kết các thành viên và xây dựng hình ảnh của công ty. Các yếu tố đo lường thể hiện ở (1) sự gắn kết giữa các thành viên; (2) hình ảnh và thương hiệu của DNKT được xây dựng, giữ gìn và phát triển; (3) phong cách làm việc của các kiểm toán viên dưới tác động của chế độ đãi ngộ. Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT của DNKT VVN trên góc độ là các nguồn lực nội tại của DN nếu được làm rõ có thể giúp bản thân các DN này xác định những hạn chế trong quá trình hoạt động, từ đó có phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh, trước hết là với các DNKT thuộc nhóm Big Four cũng như những DNKT lớn có yếu tố nước ngoài khi mà Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. 2. Xây dựng giả thuyết và phương pháp nghiên cứu sử dụng 2.1. Xác định biến phụ thuộc và biến độc lập cho mô hình nghiên cứu Theo khảo sát của Phan Văn Dũng, các tiêu chí đo lường NLCT của các DNKT Việt Nam gồm: (1) Thị phần; (2) Quy mô của DNKT về vốn, doanh thu, khách hàng; (3) Năng suất và chất lượng của KTV hành nghề; (4) Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu của DNKT; (5) Chất lượng dịch vụ kiểm toán [2]. Do yếu tố chất lượng dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam hiện nay rất khó đo lường một cách chính xác, khách quan, bởi ngay cả những DNKT lớn cũng từng rơi vào tình trạng báo cáo kiểm toán công bố không đảm bảo độ tin cậy, khách quan cũng như mới chỉ có một vài báo cáo của VACPA đánh giá được chất lượng dịch vụ kiểm toán của số ít các DNKT VVN (dưới 10 DNKT VVN trên tổng số khoảng 160 DNKT). Vì vậy, biến phụ thuộc của nghiên cứu là NLCT của DNKT VVN sẽ được đánh giá dựa trên (1) Thị phần; (2) Quy mô của DNKT về vốn, doanh thu, khách hàng; (3) Số lượng và chất lượng của KTV hành nghề; (4) Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu của DNKT VVN. Tác giả xác định biến NLCT của DNKT VVN được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ từ mức 1- hoàn toàn không đồng ý đến mức 5 – hoàn toàn đồng ý với các tiêu chí như trên. Đối với biến độc lập là các nhân tố nội tại ảnh hưởng tới NLCT của DNKT VVN. Theo nghiên cứu tổng quan, tác giả đã xác định nhân tố chính ảnh hưởng tới NLCT của DNKT VVN: (1) Quy mô và danh tiếng DNKT VVN; (2) Nguồn nhân lực kiểm toán của DNKT 561
  6. VVN; (3) Chất lượng đội ngũ lãnh đạo DNKT VVN và năng lực quản lý; (4) Chất lượng dịch vụ kiểm toán của DNKT VVN; (5) Khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin cuả DNKT VVN; (6) Năng lực cạnh tranh về giá phí của DNKT VVN; (7) Khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh của DNKT VVN; (8) Chiến lược kinh doanh của DNKT VVN; (9) Văn hóa kinh doanh trong DNKT VVN. 2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính và giả thuyết xây dựng Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm (1) thu thập các thông tin cơ bản để thiết kế mô hình; (2) xác định các biến và tác động giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để làm cơ sở xây dựng các giả thuyết nghiên cứu; (3) xây dựng bộ thang đo cho nghiên cứu định lượng phù hợp với nghiên cứu và thực tiễn. Tác giả tìm hiểu và hệ thống hóa thông tin từ nhiều công trình trong và ngoài nước có liên quan; phỏng vấn trực tiếp dạng phi cấu trúc với thành viên ban giám đốc công ty kiểm toán, KTV chính, các chuyên gia trong hiệp hội. Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Quy mô và danh tiếng DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H2: Nguồn nhân lực kiểm toán của DNKT VVN ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H3: Chất lượng đội ngũ lãnh đạo DNKT VVN và năng lực quản lý có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H4: Chất lượng dịch vụ kiểm toán của DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H5: Khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin cuả DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H6: Năng lực cạnh tranh về giá phí của DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H7: Khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh của DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H8: Chiến lược kinh doanh của DNKT VVN ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H9: Văn hóa kinh doanh trong DNKT VVN ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN 2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu lựa chọn và xác định đối tượng khảo sát là các KTV, ban giám đốc của các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam và các chuyên gia kiểm toán. Đối tượng khảo sát là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động kiểm toán, có thực hiện, hiểu biết rõ nhất về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán, chất lượng công việc do chính họ thực hiện và khả năng thu hút khách hàng nên sẽ đảm bảo độ tin cậy của kết quả khảo sát. Để thu thập số liệu và thông tin phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố tới NLCT của DNKT VVN, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra 562
  7. phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi thư điện tử bảng câu hỏi khảo sát (các câu hỏi đóng) dành cho đối tượng khảo sát ở nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước nhằm thu thập thông tin để mô tả thực trạng cạnh tranh trong hoạt động kiểm toán và khảo sát những đánh giá của người trả lời về các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới NLCT của DNKT VVN. Các câu hỏi định lượng được tác giả sử dụng theo thang đo Likert 5 bậc với các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ mức 1- ảnh hưởng rất thấp đến mức 5- ảnh hưởng rất cao. Phương pháp phân tích và kiểm định các giả thuyết Tác giả kiểm tra chất lượng thang đo bằng phép kiểm định thống kê sử dụng hệ số Alpha của giúp loại bỏ biến rác trước khi phân tích nhân tố. Phương pháp nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) được sử dụng để xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới NLCT cùa DNKT VVN. Phương pháp trích nhân tố là Principal compoment với phép xoay Varimax để có ma trận nhân tố sau khi xoay, đồng thời loại bỏ biến có hệ số tải nhân tố thấp. Các nhân tố được tạo thành sau đó sẽ tiếp tục được kiểm tra độ tin cậy của bộ thang đo. Giả thuyết được thực hiện kiểm định theo trình tự như sau: Sử dụng kiểm định bằng hệ số tương quan đơn Pearson nhằm xem xét việc có tồn tại hay không mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố được xác định với biến phụ thuộc. Sau khi xác định được sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến nhằm xác định mức độ tác động của các yếu tố đến NLCT cùa DNKT VVN. Biến phụ thuộc là “NLCT cùa DNKT VVN” và biến độc lập là các yếu tố được rút ra từ quá trình phân tích EFA và có ý nghĩa trong phân tích tương quan Pearson. Mô hình hồi qui có thể là: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + β3X3i + + βkXki + i e Trong đó: Yi: biến phụ thuộc; Xk: các biến độc lập; β0: hằng số; βk: các hệ số hồi quy; i e : thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu. Đồng thời với việc thực hiện phân tích hồi qui, tác giả thực hiện ba kiểm định: (1) đa cộng tuyến; (2) phương sai của sai số không đổi bằng kiểm định tương quan hạng Spearman và (3) phân phối chuẩn của phần dư (kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực hiện kiểm định chất lượng của thang đo Theo Nunnally (1978), Peterson (1994), thang đo được đánh giá chấp nhận và tốt đòi hỏi đồng thời 2 điều kiện: hệ số Cronbach’s Alpha (CA) tổng thể > 0,6 và hệ số tương quan biến -tổng (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3. Căn cứ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng thành phần nhân tố, kết luận về độ tin cậy thang đo và dữ liệu như sau: 563
  8. Bảng 1: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến độc lập trong mô hình CA Biến thỏa độ tin cậy Cronbach's Alpha Biến bị loại Thang đo tổng Số Số Tên biến Tên biến thể biến biến Biến độc lập QMDT1- Qui mô của công ty kiểm toán Quy mô và QMDT2- Danh tiếng của công ty kiểm toán 0,810 danh tiếng 3 QMDT3- Khách hàng đánh giá chất lượng - QMDT dịch vụ kiểm toán tốt, phù hợp với giá phí kiểm toán. NLKT1- Chất lượng và trình độ của kiểm Nguồn toán viên NLKT4- Kiểm toán nhân lực NLKT2- Chính sách đào tạo, phát triển nhân 0,787 3 1 viên gắn bó lâu dài kiểm toán lực kiểm toán với DN - NLKT NLKT3- Khả năng làm việc hiệu quả, thái độ và năng lực phục vụ khách hàng CLQL1- Trình độ, kinh nghiệm và uy tín của ban giám đốc DNKT trong việc tổ chức, quản lý DN Chất lượng CLQL2- Cơ cấu tổ chức và vận hành DNKT đội ngũ trong cung cấp dịch vụ kiểm toán lãnh đạo 0,835 4 CLQL3- Khả năng phân tích thị trường kiểm và năng toán và hoạch định, thực hiện chiến lược kinh lực quản lý doanh; - CLQL CLQL4- Khả năng dự báo và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán của ban giám đốc. CLDV 1- Khả năng thực hiện dịch vụ kiểm toán đúng đắn, kịp thời; Chất lượng CLDV2- Quá trình cung cấp dịch vụ kiểm dịch vụ 0,723 toán tuân thủ các chuẩn mực, qui định 4 kiểm toán CLDV3- Đánh giá đúng đắn về tình hình họa - CLDV động, tài chính của khách hàng CLDV4- Sự hài lòng của khách hàng về độ tin cậy kết quả kiểm toán NCPT1- Sử dụng công nghệ cao, các phần Khả năng mềm trong kiểm toán nghiên NCPT2- Ứng dụng công nghệ trong quản lý, cứu, ứng 0,719 điều hành DNKT dụng kỹ 4 NCPT3- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt thuật, công động kiểm toán, quản lý nghệ - NCPT NCPT4- Trình độ nhân lực sử dụng các công nghệ 564
  9. CTGP1- Phí kiểm toán phù hợp với thời gian, khối lượng và mức độ phức tạp của dịch vụ Năng lực kiểm toán cung cấp CTGP2- Phí kiểm cạnh tranh 0,908 3 CTGP3- Giá phí cạnh tranh với các DNKT 1 toán tương xứng với về giá phí khác; kết quả kiểm toán -CTGP CTGP4- Giá phí phù hợp với nhu cầu và sự chấp nhận lâu dài của khách hàng. Khả năng MQH1- Tìm kiếm và xây dựng các mối quan xây dựng hệ với khách hàng mới và phát MQH2- Tham gia hiệp hội Kế toán, kiểm toán 0,836 triển mối 3 để liên kết với chuyên gia trong lĩnh vực kiểm quan hệ toán kinh doanh MQH3- Có mối liên kết với các cơ quan quản -MQH lý của Nhà nước CLKD1- Xác định chiến lược tiếp cận, thâm Chiến lược nhập phát triển thị trường mục tiêu kinh doanh 0,784 3 CLKD2- Giữ vững và phát triển thị trường -CLKD hiện tại CLKD3- Năng lực marketting VHKD1- Các thành viên gắn kết trong DNKT Văn hóa VHKD2- Hình ảnh, thương hiệu được xây kinh doanh 0,913 3 dựng, giữ gìn, phát triển -VHKD VHKD3- Phong cách làm việc của kiểm toán viên dưới tác động của chế độ đãi ngộ Biến phụ thuộc Năng lực NLCT1 - Thị phần cạnh tranh NLCT2- Quy mô của DNKT về vốn, doanh của DNKT 0,798 4 thu, khách hàng VVN - NLCT3- Số lượng và chất lượng của KTV NLCT NLCT4 Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 22.0 Sau khi thực hiện kiểm định Cronbanh’s Alpha cho 9 thang đo độc lập, hai biến không đủ độ tin cậy nên bị loại ra khỏi nghiên cứu. Vì thế, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh có 9 thang đo độc lập gồm 28 biến ảnh hưởng tới NLCT của DNKT VVN. 3.2. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá Mục đích phân tích này nhằm khám phá nhân tố ảnh hưởng NLCT của DNKT VVN và kiểm định sự hội tụ của biến quan sát với nhân tố tạo thành này để giải thích cho khái niệm nhân tố được đặt. Theo Hair (1998), phân tích nhân tố là phù hợp khi Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) đạt giá trị 0,5 đến 1; kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể; hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA ≥ 0,55 khi cỡ 565
  10. mẫu khoảng 100 -350; tổng phương sai trích (Total Varicance Explained) từ 50% trở lên; Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) > 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tác giả phân tích nhân tố lần lượt cho các biến độc lập gồm 9 thang đo đã xác định và 1 biến phụ thuộc. Khi phân tích, nếu biến có hệ số Factor loading > 0,55 nhưng không đảm bảo hội tụ về 1 nhân tố mà đo lường cho 2 nhân tố trở lên và nếu nội dung biến không quan trọng thì loại biến [7]. Khi loại biến nếu có nhiều biến không thỏa mãn điều kiện phải loại từng biến một (loại biến có hệ số thấp nhất) và đảm bảo số lượng biến loại là ít nhất để cho mô hình tạo ra có kết quả phù hợp. Do đó, khi loại các biến quan sát này lần lượt và tiến hành phân tích nhân tố EFA cho các biến còn lại, kết quả thu được mô hình có khả năng giải thích, phân tích tốt nhất: Bảng 2: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA Tổng Bartlett's Số Nhân tố tạo thành KMO Tên biến phương sai Test: Sig. biến trích Biến độc lập CLQL1; NLKT1; Nhân lực quản lý và kiểm toán 0,688 0,000 5 NLKT2; NLKT3; 69,506% -NLKT NCPT4 Chất lượng dịch vụ kiểm toán - CLDV1; CLDV2; 0,796 0,000 4 75,138% CLDV CLDV3; CLDV4 CLQL2; CLQL3; Năng lực quản lý –NLQL 0,807 0,000 3 77,179% CLQL4 NCPT1; NCPT2; Ứng dụng công nghệ -UDCN 0,592 0,000 4 66,103% NCPT3 Xây dựng, phát triển mối quan MQH1; MQH2; 0,629 0,000 59,820% hệ -MQH MQH3 CLKD1; CLKD2; Chiến lược kinh doanh- CLKD 0,841 0,000 3 67,175% CLKD3 VHKD1; VHKD2; Văn hóa kinh doanh -VHKD 0,597 0,000 3 68,536% VHKD3; Biến phụ thuộc Năng lực cạnh tranh của các NLCT1; NLCT2; 0.759 0,000 4 73,580% DNKT VVN - NLCT NLCT3; NLCT4 Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 22.0 Theo kết quả phân tích EFA, các thang đo Quy mô và Danh tiếng, Năng lực cạnh tranh về giá phí bị loại khỏi mô hình hay một số biến của các thang đo ban đầu như CLQL, NCPT được sắp xếp lại vào các thang đo phù hợp. Kết quả này có thể là phù hợp với các DNKT VVN ở Việt Nam, về cơ bản, sự khác biệt về quy mô, danh tiếng cũng như các mức giá phí áp dụng là không cao. Đồng thời, theo khảo sát thực tế thì đa số các DNKT VVN không phải là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế do chưa đủ các tiêu chí cơ bản để 566
  11. được kết nạp thành viên nên những lợi ích như sử dụng chung thương hiệu, logo, dịch vụ, thông tin khách hàng trong hệ thống, biểu giá phí kiểm toán, không được tận dụng [9]. Do đó, trên cơ sở kết quả mô hình phân tích nhân tố khám phá, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh và các giả thuyết được phát biểu lại như sau: H1’: Nguồn nhân lực quản lý và kiểm toán của DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H2’: Chất lượng dịch vụ kiểm toán của DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H3’: Năng lực quản lý có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H4’: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin cuả DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H5’: Khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh của DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H6’: Chiến lược kinh doanh của DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN H7’: Văn hóa kinh doanh trong DNKT VVN có ảnh hưởng dương (+) đến NLCT của DNKT VVN 3.3. Kiểm định tương quan tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình 3.3.1. Kiểm định hệ số tương quan đơn Pearson Correlations Coefficient Mục đích chính khi kiểm định tương quan Pearson là để kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập (bởi điều kiện để thực hiện hồi qui là trước hết là các biến độc lập – phụ thuộc phải có quan hệ tương quan). Kết quả kiểm định trên bảng sau: Bảng 3: Ma trận tương quan giữa biến độc lập –biến phụ thuộc Correlations NLKT CLDV NLQL UDCN MQH CLKD VHKD NLCT NLK Pearson Correlation 1 T Sig. (2-tailed) NLQ Pearson Correlation .469 1 L Sig. (2-tailed) .000 UDC Pearson Correlation .208* .094 1 N Sig. (2-tailed) .035 .342 CLK Pearson Correlation .448 .407 .146 1 D Sig. (2-tailed) .000 .000 .141 CLD Pearson Correlation .591 .536 .125 .640 1 V Sig. (2-tailed) .000 .000 .209 .000 VHKD Pearson Correlation .664 .597 .387 .666 .763 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 MQH Pearson Correlation .528 .338 .284 .532 .583 .724 1 567
  12. Sig. (2-tailed) .000 .000 .004 .000 .000 .000 NLC Pearson Correlation .658 .526 .345 .488 .651 .843 .402 1 T Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 111 111 111 111 111 111 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). . Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 22.0 Ma trận cho biết tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Kết quả kiểm định cho thấy giữa biến 7 độc lập và biến phụ thuộc có tương quan với nhau với mức ý nghĩa < 0,01. Như vậy các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc. 3.3.2. Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính đa biến xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến phụ thuộc Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Coefficients Coefficients Statistics Model t Sig. Toleran B Std. Error Beta VIF ce 1 (Consta -1.332 .247 -5.387 .000 nt) NLKT .227 .070 .170 3.242 .002 .559 1.788 NLQL .146 .047 .151 3.080 .003 .644 1.552 UDCN .246 .053 .190 4.608 .000 .904 1.106 CLKD .112 .047 .128 2.388 .019 .536 1.867 CLDV .299 .079 .235 3.770 .000 .398 2.512 VHKD .136 .045 .173 3.052 .003 .482 2.076 MQH .221 .044 .263 5.028 .000 .565 1.771 Model Std. Error of the Durbin-Watson R R Square Adjusted R Square Estimate 1 .876a ,767 ,755 ,31702 1,652 F 63.998 Sig. .000 Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 22.0 Giá trị Sig kiểm định t của các biến độc lập có giá trị Sig < 0.05 cho thấy các biến này có tương quan với biến phụ thuộc. R2 điều chỉnh = 0,755 (kiểm định F, Sig 0.05) có nghĩa 75,5% thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi 7 biến độc lập. Trị thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ, giá trị sig. rất nhỏ (sig <0,01) do đó bác bỏ giả thuyết Ho là tất cả hệ số hồi quy β =0 (ngoại trừ hằng số), chứng tỏ mô hình lý thuyết phù hợp với thực tế. 568
  13. Giá trị Variance inflation Factor (độ phóng đại phương sai) VIF 0,05 nên có thể kết luận: không có hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi, mô hình có ý nghĩa thống kê. Bảng 5: Kiểm định hệ số tương quan hạng Spearman NLQ UDC CLK CLD VHK Correlations NLKT MQH SR L N D V D Spearma NLKT Correlation 1.000 n's rho Coefficient Sig. (2-tailed) . NLQL Correlation .427 1.000 Coefficient Sig. (2-tailed) .000 . UDCN Correlation .240* .147 1.000 Coefficient Sig. (2-tailed) .014 .138 . CLKD Correlation .461 .446 .155 1.000 Coefficient Sig. (2-tailed) .000 .000 .117 . CLDV Correlation .612 .527 .122 .629 1.000 Coefficient Sig. (2-tailed) .000 .000 .218 .000 . VHKD Correlation .014 -.002 -.069 .294 .154 1.000 Coefficient Sig. (2-tailed) .886 .981 .488 .003 .121 . MQH Correlation .297 .361 .243* .705 .435 .503 1.000 Coefficient Sig. (2-tailed) .002 .000 .013 .000 .000 .000 . Standardiz Correlation .010 .051 -.041 .044 .006 .151 .054 1.000 ed Coefficient Residual Sig. (2-tailed) .916 .612 .681 .658 .952 .128 .590 . N 111 111 111 111 111 111 111 111 . Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 22.0 569
  14. Sau khi kiểm định các giả thuyết, mô hình hồi qui về các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT của DNKT VVN được xây dựng: NLCT = -1.332+ 0,227NLKT + 0,146NLQL + 0,246UDCN+ 0,112CLKD + 0,299CLDV + 0,136VHKD + 0,221MQH Với β của từng nhân tố trong mô hình: Dấu (+): Quan hệ cùng chiều. Khi đánh giá về nhân tố nội tại tăng 1 điểm, NLCT của DNKT VVN sẽ tăng thêm số điểm tương ứng với giá trị β. Các biến độc lập được đưa vào mô hình đã giải thích được sự thay đổi của NLCT của DNKT VVN ở Việt Nam. Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hóa Standardized coefficient để xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập, tầm quan trọng của các nhân tố nội tại tác động đến NLCT của DNKT VVN theo thứ tự: Chất lượng dịch vụ kiểm toán của DNKT VVN (21,5%); Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin cuả DNKT VVN (17,8%); Nguồn nhân lực quản lý và kiểm toán của DNKT VVN (16,4%); Khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh của DNKT VVN (15,9%); Năng lực quản lý (10,5%); Văn hóa kinh doanh trong DNKT VVN (9,8%) và Chiến lược kinh doanh của DNKT VVN (8,1%). Như vậy, sử dụng mô hình kinh tế lượng bằng phương pháp phân tích nhân tố và hồi qui đa biến để ước lượng, kết quả cho thấy trong các nhân tố ảnh hưởng, có thể thấy, các nhân tố có tác động lớn là nhân tố thuộc về chất lượng dịch vụ, ứng dụng kỹ thuật, và nguồn nhân lực. Điều này cho thấy ở các DNKT VVN của Việt Nam hiện nay, để cạnh tranh được với các DNKT quy mô lớn hay có yếu tố nước ngoài thì việc tăng cường áp dụng các phần mềm kiểm toán, nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp cũng như nguồn nhân lực kiểm toán là rất quan trọng. Thực tế cho thấy với các DNKT có áp dụng các phần mềm, ứng dụng kế toán, kiểm toán với một đội ngũ kiểm toán viên có trình độ, giàu kinh nghiệm sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng độ tin cậy của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ của các DNKT này. Theo khảo sát, quy mô nhân lực của các DNKT VVN chưa thực sự tốt về chất lượng như tuổi nghề còn thấp; số KTV có chứng chỉ CPA quốc tế rất ít (chỉ vài chục người); nhân viên và KTV biết và sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ thấp [9]. Việc các DNKT VVN bị Bộ Tài chính cảnh báo hoặc đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán do không đủ số lượng KTV hành nghề thường xảy ra hàng năm. Chính điều này cũng tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp của các DNKT VVN khi thời gian vừa qua có khá nhiều vấn đề về báo cáo kiểm toán của một số DNKT VVN như DFK, không phản ánh được các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính, khiến cho khách hàng và những người quan tâm nghi ngại về DNKT. Kết quả kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán do VACPA thực hiện với các DNKT VVN vài năm gần đây đều cho thấy đa phần chưa thực sự đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, nếu DNKT VVN có ban giám đốc, ban điều hành đảm bảo năng lực tổ chức quản lý, có khả năng dự báo và hội nhập quốc tế cũng như xây dựng và phát triển được các mối quan hệ kinh doanh trong ngành kiểm toán, từ đó xây dựng được các chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc thù của DNKT cũng sẽ tác động đến NLCT của DN. Ngoài ra, khi DNKT VVN xây dựng được một môi trường văn hóa kinh doanh phù hợp, có sự gắn kết giữa các thành viên trong quá trình cung cấp dịch vụ 570
  15. kiểm toán cũng là một yếu tố góp phần giúp DNKT có khả năng tồn tại, phát triển trong quá trình cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay của lĩnh vực kiểm toán. 4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNKT VVN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán. DNKT là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình hội nhập AEC, TPP, FTA. Để nâng cao NLCT, các DNKT cần chú trọng hơn nữa việc tự hoàn thiện và nâng cao các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến NLCT, mà trước hết là cần không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, hướng đến mở rộng sang thi ̣ trường kiểm toán khu vực (trước hết là khu vực ASEAN) va ̀ quốc tế. Để làm được điều này thì các DNKT VVN cần nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán cung cấp, nhất là giai đoạn hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Từ đó DNKT VVN có kế hoạch xây dựng, thực hiện đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán đã được thiết lập. DNKT VVN cần xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng cho DN mình bên cạnh việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài của VACPA đối với dịch vụ cung cấp của DNKT và KTV. Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực kiểm toán Nguồn nhân lực của DNKT bao gồm cả lao động quản lý và các kiểm toán viên, các nhân viên trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán của DNKT. DNKT VVN cần chú trọng chọn và giữ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có tư cách đạo đức tốt, đặc biệt cần thu hút nguồn nhân lực trình độ cao người nước ngoài để hạn chế chi phí đào tạo, có chính sách thích hợp để giúp KTV cập nhật thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Thêm vào đó, ban lãnh đạo các công ty kiểm toán cần quan tâm nhiều hơn nữa tới đời sống của nhân viên, các điều kiện vật chất và tinh thần cho nhân viên, có quy định thưởng phạt rõ ràng. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán rất cần sự hợp tác từ các cơ sở đào tạo kế toán - kiểm toán theo định hướng nghề nghiệp cũng như sự hỗ trợ của VACPA trong việc tổ chức các lớp cập nhật kiến thức hàng năm. Chương trình đào tạo Kiểm toán viên tại các cơ sở đào tạo cần có sự góp ý, đánh giá từ hiệp hội nghề nghiệp, từ chính các DNKT nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động cũng như hướng tới sự công nhận của các nước trong khu vực và quốc tế. Nhà nước cần đâù tư và hỗ trợ các cơ sở đào tạo và khuyến khích liên kết đào tạo với các Hiệp hội nghề nghiệp uy tiń trên thế giới như ACCA, ICAEW, CPA Australia, đồng thời ban hanh̀ các quy định ưu đaĩ về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú và cấp phép đối với các chuyên gia kế toán, kiểm toán cung cấp các dịch vụ kiểm toán xuyên quốc gia. Thứ ba, nâng cao năng lực ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin trong kiểm toán. Trong tiến trình hội nhập quốc tế về kiểm toán hiện nay, việc gia nhập làm thành viên hay trở thành hãng đại diện liên lạc của các Hãng kiểm toán quốc tế là một xu thế tất yếu để các DNKT VVN có thể tiếp cận, học hỏi và được chuyển giao các công nghệ cao của các hãng kiểm toán lớn của thế giới như Big Four, Điều này sẽ giúp các DNKT VVN có thể nắm bắt được hệ phương pháp luận tiên tiến, sử dụng các phần mềm kiểm 571
  16. toán ưu việt, rút ngắn thời gian kiểm toán từ đó nâng cao chất lượng kiểm toán, tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng. Thứ tư, chủ động xây dựng và phát triển các mối quan hệ kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán một cách bền vững. Các DNKT VVN cần chu ̉ động trong việc tim̀ kiếm khách hàng, xây dựng lộ trình để đạt tiêu chuẩn tham gia vaò các hiệp hội; liên kết với các hãng kiểm toán quốc tế danh tiếng nhằm tích lũy kinh nghiệm kinh doanh và xây dựng chiến lược, định hướng phát triển DN. Bên cạnh đó, DNKT cũng cần xây dựng mối quan hệ tốt các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán, giúp DN nhanh chóng nắm bắt được sự thay đổi của quy định pháp lý, cũng như có nhiều cơ hội tiếp cận những thông tin về các chính sách hỗ trợ của chính phủ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. DNKT cũng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc nghiên cứu ban hành các văn bản dưới luật quy định về việc thực hiện các cam kết dịch vụ kiểm toán trong cać tổ chức quốc tế, khu vực. Bên cạnh đó, VACPA cần tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các hiệp hội nghề nghiệp khu vực và thế giới; trước hết là thực hiện thỏa thuận thừa nhận nghề kế toán, kiểm toán trong khu vực AEC. Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý của ban giám đốc/ ban quản trị DNKT VVN. Ban giám đốc DNKT cần thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về kế toán, kiểm toán cũng như các kỹ năng cần thiết của một người lãnh đạo, nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh; thông lệ và luật pháp quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán. Nhà nước và VACPA cũng cần tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo nhằm giúp nhà quản lý của các DNKT VVN có điều kiện tham gia, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao NLCT của DN mình. Thứ sáu, xây dựng thương hiệu và văn hóa kinh doanh của DNKT VVN. DN VVN cần chú trọng đến việc tạo uy tín trên thị trường kiểm toán, cạnh tranh lành mạnh không dựa trên việc hạ quá thấp giá phí kiểm toán, có trách nhiệm với xã hội, với người sử dụng báo cáo kiểm toán, tạo môi trường làm việc hợp tác thân thiện, cởi mở trong công việc Thứ bảy, xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp. DNKT VVN cần đầu tư, xây dựng và không ngừng hoàn thiện chiến lược kinh doanh dài hạn của DN thông qua việc nghiên cứu thị trường cung cấp dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung cấp trên nền tảng duy trì ổn định và phát triển mạnh mẽ về chất lượng của đội ngũ KTV, nhà quản lý với đặc thù của DN. DN VVN cần chú trọng xác định các thị phần kiểm toán phù hợp như kiểm toán BCTC của các DN mà công ty đang hướng tới (kiểm toán DN thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thương mại, dịch vụ, ) hay kiểm toán báo cáo quyết toán, tư vấn để có kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ KTV chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNKT VVN ở Việt Nam thì rất cần sự tham gia, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau không chỉ từ bản thân các DN mà của cả Nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở Việt Nam. 572
  17. Kết luận Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình hồi qui về sự ảnh hưởng của các nhân tố nội tại đến NLCT của các DNKT VVN thông qua khảo sát ý kiến của các KTV, ban giám đốc tại các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam và các chuyên gia kiểm toán. Các thành phần của thang đo và mô hình hồi qui sẽ đóng góp thông tin, cơ sở cho hoạt động đánh giá NLCT và là cơ sở cho giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNKT VVN ở Việt Nam. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, DN cạnh tranh không chỉ bằng sự khác biệt về nguồn lực mà tập trung vào khả năng phối hợp và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhằm đạt mục tiêu chiến lược của mình (Sanchez. R, 1996). Do đó trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả không chỉ mạnh đến yếu tố nội tại của các DNKT VVN mà còn xem xét đến các yếu tố môi trường kinh doanh, những áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán trong xu thế hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barney J (1991), :Firm Resources and Sustained Competitive Advantage”, Journal of Management, Vol 17, No 1, p.99-120. 2. Phan Văn Dũng (2015), “Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 3. Eisenhardt KM & Martin JA (2000), “Dynamic capabilities: what are they?”, Strategic Management Journal, No 21. 4. Grant RM (1991), “A resource based theory of competitive advantage: implications for strategy formulation”. California Management Review, Vol 33(3), p.114-35l. 5. Nguyen, T.M.T, Barrett NJ & Nguyen, D.T (2004), “Cultural sensitivity, information exchange, and relationship quality”, Journal of Customer Behaviour, Vol 3(3), p.281- 303 6. Teece, D.J., Pisano, Gary, Shuen, Amy (1997), “Dynamic Capabilityes and Strategic Management”, Strategic Management Journal (John Wiley & Sons) Vol 18 (7), p. 509–533. 7. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao đông̣ – Xã hôi,̣ Hà Nội 8. Đoàn Xuân Tiên (2006). “Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty kiểm toán Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện, Học viện Tài chính Hà Nội. 9. VACPA (2010-2016), Báo cáo tổng kết hoạt động và phương hướng hoạt động các năm 2010-2016 của kiểm toán độc lập, Hà Nội. 10. Wernerfelt (1984), “A Resource-based View of the Firm”, Strategic Management Journal , Vol 5, no. 2, April–June, p 171– 180. 573