Ngành có lợi thế phát triển trong điều kiện hội nhập: Theo lý thuyết và quan điểm thực tiễn Việt Nam

pdf 5 trang Gia Huy 18/05/2022 2070
Bạn đang xem tài liệu "Ngành có lợi thế phát triển trong điều kiện hội nhập: Theo lý thuyết và quan điểm thực tiễn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnganh_co_loi_the_phat_trien_trong_dieu_kien_hoi_nhap_theo_ly.pdf

Nội dung text: Ngành có lợi thế phát triển trong điều kiện hội nhập: Theo lý thuyết và quan điểm thực tiễn Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NGÀNH CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP: THEO LÝ THUYẾT VÀ QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN VIỆT NAM PGS.TS. Bùi Quang Bình Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập, lợi thế cạnh tranh của các ngành kinh tế rất khác nhau tùy bối cảnh, điều kiện bên trong và bên ngoài. Nhưng muốn lựa chọn ngành có lợi thế phát triển thì cần phải làm rõ nội hàm về ngành có lợi thế phát triển. Nghiên cứu này trên cơ sở khái quát các lý thuyết kinh tế có liên quan và các chính sách phát triển của Việt Nam để rút ra nội hàm ngành có lợi thế phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: Lợi thế phát triển; ngành có lợi thế phát triển; Lợi thế cạnh tranh 1. Đặt vấn đề Trong kinh tế học đã khẳng định mọi nền kinh tế đều phải đối mặt với sự giới hạn các nguồn lực. Song cách thức sử dụng các nguồn lực thì có nhiều lực chọn khác nhau thông qua cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực với nhau. Việc thay đổi cách thức phân bổ nguồn lực chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và sự điều tiết của nhà nước và kết quả tạo ra một cấu trúc kinh tế mới có hiệu quả hơn. Ngành kinh tế có lợi thế phát triển được quan tâm rất nhiều, các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu Tuy nhiên một nghiên cứu trực tiếp cụ thể về chủ đề này dường như không nhiều, nhưng những góc độ khác nhau thì khá nhiều. Nhưng để các chính sách điều tiết của nhà nước thực sự hiệu quả, không làm méo mó thị trường thì chúng phải được hoạch định có cơ sở khoa học. Trong đó sẽ phải lựa chọn các ngành kinh tế có lợi thế. Nhưng điều quan trọng là phải làm rõ quan niệm về định các ngành kinh tế có lợi thế phát triển. Bài viết này sẽ góp phần để giải quyết các vấn đề trên, làm cơ sở cho quá trình hoạch định chính sách phát triển ở Việt Nam. 2. Quan niệm về ngành có lợi thế phát triển theo các lý thuyết kinh tế Lý thuyết liên quan trực tiếp tới chủ đề này rất khó xác định mà chỉ có thể bắt đầu tư những lý thuyết có liên quan. Trước hết hãy xem xét quan điểm của Lý thuyết cổ điển về chủ đề này. Theo Lý thuyết kinh tế trọng thương thì sự giàu có và thịnh vượng của một quốc gia do tích lũy cao nhờ thặng dư trong quá trình phát triển ngoại thương. Điều này hàm ý rằng chính phủ phải có các chính sách phát triển các ngành có khả năng thúc đẩy phát triển ngoại thương trên cơ sở tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. (Mai Ngọc Cường (2010). Do vậy, ngành có lợi thế phát triển sẽ là ngành liên quan tới hoạt động ngoại thương. Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối ngành có lợi thế phát triển sẽ là những ngành có thể tham gia vào thương mại quốc tế qua đó phát huy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên. Nhưng quan trọng phải là những ngành sản xuất hàng hóa dịch vụ để xuất khẩu. Theo lý thuyết lợi thế tương đối : Theo đó điểm cốt yếu nhất của lợi thế tương đối hay so sánh là những lợi ích do chuyên môn hoá sản xuất, thương mại quốc tế phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế so sánh là điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của thương mại quốc tế. Lý thuyết này cổ súy và ủng hộ tự do hoá thương mại, khuyến cáo các chính phủ tích cực thúc đẩy, khuyến khích tự do hoá thương mại quốc tế thông qua chiến lược phát triển quốc gia hướng ngoại và mở cửa. Trong chiến lược này, các ngành kinh tế có lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh cao, sẽ được ưu tiên phát triển. Nhóm lý thuyết kinh tế hiện đại có nhiều, có thể đưa ra một số lý thuyết sau. Lý thuyết H – O của Eli Hecksher và B.Ohlin (1993). Lý thuyết H-O là sự kế thừa và phát triển Lý thuyết lợi thế so sánh của 86
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Ricardo và được được gọi là “lý thuyết lợi thế so sánh các nguồn lực sản xuất vốn có”. Lý thuyết H-O trong thực tiễn đã được nhiều quốc gia vận dụng trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế mở trong đó lựa chọn các ngành kinh tế có các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có của nền kinh tế để sản xuất các sản phẩm hàng hóa dịch vụ xuất khẩu. Đây là cơ sở để các nước Đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở những nước này. Lý thuyết phát triển không cân đối và tác động dây truyền của Hirschman, A.O (1958) mà theo đó Các ngành này là các ngành được xác định có mối liên hệ ngược và liên kết xuôi mạnh. Đó là những ngành tạo ra nhiều vòng nhu cầu gián tiếp cho các ngành khác, tạo càng nhiều vòng thì ngành đó có tác động như động lực phát triển. Lý thuyết này khẳng định Các ngành có lợi thế phát triển là (i) những ngành chủ đạo mà có tác động phía trước hay phía sau (thượng nguồn) với các ngành vệ tinh theo hiệu ứng dâu chuyển;(ii) những ngành có khả năng tạo ra nhiều vòng nhu cầu khác nhau cho các ngành khác; (iii) Các ngành lợi thế phát triển sẽ là cốt lõi trong “cụm ngành” để thúc đẩy tạo ra các cực tăng trưởng thúc đẩy phát triển chung. Lý thuyết mô hình bảng cân đối liên ngành của cûa W. Leontief (1973) có thể rút ra những luận điểm về ngành có lợi thế phát triển và các tiêu chí để xác định ngành này. Theo đó: Ngành có lợi thế phát triển là ngành có thể tác động mạnh nhất tới các ngành khác trong nền kinh tế hay ngành có các hệ số lan tỏa hay độ nhậy cao nhất có thể. Các hệ số lan tỏa hay độ nhậy sẽ là các tiêu chí để lựa chọng ngành có lợi thế phát triển. Nếu tiếp cận theo Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của M.E.Porter (2008) thì ngành có lợi thể phát triển là những ngành (i) Có khả năng và thiết lập được năng lực cạnh tranh cao qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; (ii) Có năng suất cao và có thể tận dụng các nhân tố thúc đẩy nâng cao năng suất của ngành; (iii) Gắn liền với phát triển các cụm ngành. Lý thuyết của Krugman (1979) đã chứng minh rằng “thương mại nội ngành” là kết quả của sự đa dạng chủng loại sản phẩm và đặc tính sản xuất (một số ngành công nghiệp có đặc tính mà kinh tế học gọi là “tính tiết kiệm do quy mô” (economies of scale)) mà theo đó việc sản xuất trên quy mô lớn đã làm cho chi phí sản xuất giảm. Do hai đặc tính này, mà lợi thế theo quy mô của các nhà sản xuất và sự ưa thích về tính đa dạng của người tiêu dùng tạo điều kiện cho người sản xuất trở thành các nhà sản xuất độc quyền đối với các nhãn hiệu sản phẩm của mình, kể cả khi phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nhãn hiệu hàng hoá khác. Như vậy Lý thuyết này ngành có lợi thế phát triển phải là những ngành cho phép khai thác các yếu tố truyền thống hiệu quả, đồng thời phải được chuyên môn hóa sản xuất sâu dựa trên tính tiết kiệm do quy mô. Hay nó cách khác những ngành này phải được tập trung sản xuất trên quy mô lớn, chuyên môn hóa sâu được định hướng thỏa mãn nhu cầu của thị trường thế giới. Tử đây có thể rút ra khái niệm về ngành kinh tế có lợi thế phát triển như sau: Ngành kinh tế có lợi thế phát triển là những ngành kinh tế đang và có tiềm năng phát phát triển với các đặc điểm: Có thể tham gia vào thương mại quốc tế qua đó phát huy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên; Có lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có của nền kinh tế để sản xuất các sản phẩm hàng hóa dịch vụ xuất khẩu; Có thể tác động mạnh nhất tới các ngành khác trong nền kinh tế hay ngành có các hệ số lan tỏa hay độ nhậy cao nhất có thể. Có khả năng tạo ra nhiều vòng nhu cầu khác nhau cho các ngành khác; Có khả năng và thiết lập được năng lực cạnh tranh cao qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Có năng suất cao và có thể tận dụng các nhân tố thúc đẩy nâng cao năng suất của ngành; Có năng lực và giữ vai trò chủ chốt trong hình thành và phát triển các cụm ngành từ đó tạo ra các cực phát triển của nền kinh tế; Có lợi thế phát triển phải là những ngành cho phép khai thác các yếu tố truyền thống hiệu quả, đồng thời phải được chuyên môn hóa sản xuất sâu dựa trên tính tiết kiệm do quy mô. 3. Ngành có lợi thế phát triển trong chính sách của Việt Nam Trong các chính sách phát triển ở Việt Nam, ngành có lợi thế phát triển đã được xác định gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam và vận dụng lý thuyết. 87
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Ngành có lợi thế phát triển đã được xác định: Thứ nhất, Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho nước công nghiệp. Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hoá chất, công nghiệp quốc phòng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển theo hình thức cụm nhóm sản phẩm, hoàn thiện việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011)). Thứ hai, Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hiệu quả và bền vững. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, tăng nhanh giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị canh tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển lâm nghiệp bền vững. Khai thác bền vững và có hiệu quả nguồn lợi thủy sản (Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011)). Thứ ba, Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Phát triển mạnh dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thể thao, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011)). Trong bối cảnh thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, trước những thay đổi của thực tế, sự phát triển các ngành kinh tế cần có sự thay đổi nên Chính phủ đã chủ trương có những điều chỉnh. Thứ nhất, Về tổng thể: Tập trung phát triển các ngành trong nội bộ từng ngành thực hiện chuyển dần từ tiểu ngành, sản phẩm hoặc công đoạn sản xuất sử dụng công nghệ thấp, năng suất thấp và giá trị gia tăng thấp sang tiểu ngành, sản phẩm hoặc công đoạn sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, có năng suất và giá trị gia tăng cao Chính phủ (2013). Thứ hai, Thực hiện tái cơ cấu sản xuất công nghiệp cả theo ngành kinh tế kỹ thuật, vùng và giá trị mới, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; chuyển mạnh từ gia công, lắp ráp là chủ yếu sang chế tạo và chế tác, kết nối với mạng sản xuất và chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu đối với các ngành, sản phẩm hiện có lợi thế cạnh tranh như chế biến lương thực, thực phẩm, thủy và hải sản, nước giải khát, may mặc, giày da và các sản phẩm da, Tập trung phát triển một số ngành ưu tiên và công nghiệp hỗ trợ như hóa dầu, điện tử và công nghiệp công nghệ thông tin, luyện kim, cơ khí chế tạo, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo, phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp, để cải thiện và nâng cấp trình độ phát triển của nền kinh tế Chính phủ (2013). Thứ ba, Đa dạng hóa loại hình dịch vụ và nâng cao trình độ phát triển của các ngành dịch vụ; tập trung phát triển các ngành, sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh như: dịch vụ thương mại, dịch vụ xây dựng, khách sạn, nhà hàng, du lịch, viễn thông, tài chính - ngân hàng, dịch vụ logistics, giáo dục và đào tạo, chăm sóc y tế, các loại dịch vụ sản xuất nông nghiệp; đồng thời, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực và quốc tế Chính phủ (2013). Thứ tư, Phát triển nông nghiệp tập trung Khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm; kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị 88
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trường thế giới Duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng khả năng cạnh tranh trung bình như các sản phẩm chăn nuôi, đường, Chính phủ (2013). Từ đó có thể thấy quan niệm ngành kinh tế có lợi thế phát triển ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, Các ngành kinh tế có lợi thế phát triển như định hướng chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của cả nước và từng vùng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; Thứ hai, Các ngành kinh tế có lợi thế phát triển như nhân tố cốt lõi để tái cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; Thứ ba, Các ngành kinh tế có lợi thế phát triển như nhân tố cốt lõi và quan trọng nhất thúc đẩy đổi mới và sáng tạo với các ngành khác và nền kinh tế; Thứ tư, Các ngành kinh tế có lợi thế phát triển tạo động lực thúc đẩy nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong và trên thị trường quốc tế; Thứ năm, Các ngành này cũng sẽ lao lực lượng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng. 4. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu ở các phần trên, có thể rút ra: Ngành kinh tế có lợi thế phát triển là những ngành kinh tế đang và có tiềm năng phát phát triển theo lý thuyết kinh tế là những ngành có thể tham gia vào thương mại quốc tế qua đó phát huy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên; Có lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh cao; Có lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có của nền kinh tế để sản xuất các sản phẩm hàng hóa dịch vụ xuất khẩu; Có thể tác động mạnh nhất tới các ngành khác trong nền kinh tế hay ngành có các hệ số lan tỏa hay độ nhậy cao nhất có thể. Có khả năng tạo ra nhiều vòng nhu cầu khác nhau cho các ngành khác. Có khả năng và thiết lập được năng lực cạnh tranh cao qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Có năng suất cao và có thể tận dụng các nhân tố thúc đẩy nâng cao năng suất của ngành; Có năng lực và giữ vai trò chủ chốt trong hình thành và phát triển các cụm ngành từ đó tạo ra các cực phát triển của nền kinh tế; Có lợi thế phát triển phải là những ngành cho phép khai thác các yếu tố truyền thống hiệu quả, đồng thời phải được chuyên môn hóa sản xuất sâu dựa trên tính tiết kiệm do quy mô. Quan niệm về các ngành kinh tế có lợi thế phát triển ở Việt Nam khẳng định Các ngành kinh tế có lợi thế phát triển như định hướng chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của cả nước và từng vùng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; Các ngành kinh tế có lợi thế phát triển như nhân tố cốt lõi để tái cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; Các ngành kinh tế có lợi thế phát triển như nhân tố cốt lõi và quan trọng nhất thúc đẩy đổi mới và sáng tạo với các ngành khác và nền kinh tế; Các ngành kinh tế có lợi thế phát triển tạo động lực thúc đẩy nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong và trên thị trường quốc tế; Các ngành này cũng sẽ lao lực lượng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng. Ngành kinh tế có lợi thế phát triển vai trò thúc đẩy: tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho phát triển bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo ra các động lực mới của nền kinh tế; tăng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy đổi mới sáng tạo và mở cửa và hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Albert O. Hirshman, The Strategy of Economic Development, Yale University Press, C.T., 1958. [2] Chenery, H. B. & Watanabe, T., “International Comparisons of the Structure of Production”, Econometrica, 26 (1958) 4. [3] Chính phủ (2013), Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020. tong-the-tai-co-cau-kinh-te-172932.aspx 89
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng [4] Eli Hecksher và B.Ohlin (1993), Thương mại liên khu vực và quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2012. [5] Mai Ngọc Cường (2010), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế -Phân viện Hà Nội – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2010. [6] Paul Krugman, (1979) 'Increasing returns, monopolistic competition, and international trade [159]'. Journal of International Economics 9, pp. 469–79. [7] Porter M.E. (1990): The Competitive Advantage of the Nations. The Free Press, New York [8] Porter M.E. (1998): Clusters and New Economics of Competition, Harvard Business Review [9] Porter, M.E. (2008). On Competition. Updated and Expanded Edition. Boston: Harvard Business School Press [10] Wassily Leontief, Input - Output Economics, New York Offord University Press, 1986. 90