Các vấn đề thương mại tài nguyên trong xu thế bảo hộ thương mại toàn cầu

pdf 8 trang Gia Huy 2640
Bạn đang xem tài liệu "Các vấn đề thương mại tài nguyên trong xu thế bảo hộ thương mại toàn cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_van_de_thuong_mai_tai_nguyen_trong_xu_the_bao_ho_thuong.pdf

Nội dung text: Các vấn đề thương mại tài nguyên trong xu thế bảo hộ thương mại toàn cầu

  1. CÁC VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI TÀI NGUYÊN TRONG XU THẾ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU RESOURCES TRADE ISSUES IN THE TREND OF GLOBAL TRADE PROTECTIONISM ThS, NCS. Đỗ Thị Ngọc Thúy Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Thương mại tài nguyên là một phần trong số nhiều loại hàng hóa được trao đổi giữa các quốc gia phát triển với quốc gia đang phát triển. Mục đích để sử dụng làm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho tất cả các quá trình sản xuất của nền kinh tế. Chính phủ can thiệp bằng việc sử dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm điều tiết lại lượng khai thác và điều chỉnh giá trị của tài nguyên. Trước bối cảnh biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và sự thay đổi trong phương thức trao đổi thương mại, bài phân tích những tác động của thương mại hàng hóa đến môi trường và các công cụ chính sách mà chính phủ sử dụng. Từ khóa: Thuế xuất khẩu, thương mại và môi trường, thuế quan, thương mại tài nguyên Abstract Trade in resources is part of many commodities exchanged between developed countries and developing countries. The purpose is to use as input material for all production processes of the economy. The government implements tariff and non-tariff measures to regulate the amount of extraction and push the value of resources. In the context of climate change, resource depletion and changes in the mode of trade, this text analysis the impacts of trade in resources on the environment, the policy instruments used by the government. Keywords: Export tax, trade and environment, tariff, trade in resources 1. Giới thiệu Tài nguyên thiên nhiên thực sự không thể thiếu trong việc vận hành nền kinh tế toàn cầu. Hơn 40% các hoạt động kinh tế của thế giới đều sử dụng từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo nhiều phương thức khác nhau. Nền kinh tế thế giới tiêu dùng khoảng 90 tỷ tấn tài nguyên mỗi năm, đã gấp 3 lần so với quy mô năm 1970. Dự báo đến năm 2050, dân số toàn thế giới đạt mức khoảng 10 tỷ người, và thu nhập bình quân sẽ tăng lên gấp 3 lần hiện nay, và dẫn đến mức tiêu thụ nguyên liệu toàn cầu sẽ tăng lên gấp đôi (WWF, 2020). Thương mại tài nguyên có sự khác biệt với các hàng hóa khác được trao đổi buôn bán trên thị trường. Những mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến loại hàng hóa môi trường này phức tạp và khác biệt hơn so với hàng hóa thông thường. Điều này cho thấy, cần thiết phải có các chính sách thương mại nhằm đảm bảo mối quan hệ cân bằng, hiệu quả về kinh tế- môi trường tự nhiên. Ngược lại, nếu điều này không diễn ra, chắc chắn hoạt động thương mại sẽ khiến cuộc sống con người ngày càng trở nên xấu hơn. 64
  2. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Đã có những nghiên cứu, báo cáo của WTO và chương trình môi trường của Liên hợp quốc về chủ đề thương mại và môi trường liên quan đến mối quan hệ, các tác động lẫn nhau và các chính sách kinh tế được thực hiện. Sự mở rộng thương mại toàn cầu và gia tăng sự tham gia của các quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đang là vấn đề đặt ra câu hỏi thương mại và môi trường có mối quan hệ tác động với nhau như thế nào? Liệu tự do hóa thương mại có tác động xấu hay tốt với môi trường? Phải có những chính sách nào để phù hợp khi vừa thúc đẩy trao đổi thương mại nhưng đảm bảo không gia tăng ô nhiễm toàn cầu, và giảm thiểu chi phí thiệt hại môi trường thấp nhất? Một số nghiên cứu, báo cáo của WTO vào năm 2010, 2018 đã trình bày các trường hợp điển hình áp dụng các công cụ kinh tế và một số giải pháp khác tại các quốc gia đạt được hiệu quả ra sao. Trong đó thể hiện các biện pháp chính sách và các hoạt động thương mại của nhiều quốc gia khi giải quyết tranh chấp thương mại và bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước. (WTO, 2018) Để có những đánh giá phù hợp với môi trường, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UN) cũng tham gia hợp tác trong lĩnh vức về thương mại hàng hóa tài nguyên. Bài viết “Trade in natural resources” của WTO (2010) có những phân tích lý giải từ các mô hình lý thuyết đến vận dụng thực tiễn tại các quốc gia và các tổ chức. Hiện nay, xu hướng bảo hộ thương mại đang dần lấn át và hiện hữu rõ hơn. Trên thế giới liên tục xảy ra các sự kiện về kinh tế- thương mại giữa các quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu vốn có của mỗi nước, nhưng thương mại đã phân bổ là thay đổi lại thứ tự nền kinh tế các nước. Các diễn biến tiếp theo trong tự do hóa thương mại luôn thay đổi và cần phân tích, nghiên cứu. Thương mại quốc tế với Việt Nam trong xu thế hiện nay bảo hộ thương mại khác với trước đây, cần xem xét các hành động của thế giới để lựa chọn áp dụng phù hợp cho Việt Nam. 2.2. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết tự do tiếp cận “open to access” đối với tài nguyên thiên nhiên như thủy sản, gỗ rừng có nghĩa là những nguồn nguyên liệu đầu vào sẵn có trong tự nhiên mà con người tự do khai thác và sử dụng không có kế hoạch và không quan tâm đến hậu quả về kinh tế, môi trường, xã hội sau này. Việc khai thác quá mức trong dài hạn với dạng tài nguyên này không đạt được bền vững về mặt sinh học và về hiệu quả kinh tế. Vì giá cả tài nguyên sẽ tăng lên khi khan hiếm, tài nguyên cạn kiệt và hết dần. Hơn nữa, tự do thương mại tài nguyên giữa hai quốc gia không phải lúc nào cũng đem lại lợi ích cho cả quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu bởi vấn đề tự do tiếp cận và giới hạn của tài nguyên Theo lý thuyết, việc tài nguyên phân bố không đồng đều dẫn đến các quốc gia có xu hướng xuất khẩu sang các quốc gia khan hiếm tài nguyên nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng dựa vào lợi thế cạnh tranh của mỗi nước. Trao đổi hàng hóa để tìm ra các giá trị lợi ích kinh tế lớn hơn. Lý thuyết của Adam Smith được coi là nhà kinh tế đầu tiên đưa ra một cách có hệ thống về vai trò quan trọng của thị trường tự do trong việc phân bổ nguồn lực, trong đó có cả nguồn lực đầu vào là tài nguyên thiên nhiên. Ông đã khẳng định được rằng sự phát triển 65
  3. thịnh vượng của một quốc gia là được tạo ra bởi năng suất lao động, nguồn lực lao động và trao đổi thương mại quốc tế. Ngày nay, khi hầu hết các dạng tài nguyên và năng lượng được sử dụng đang gây ra những hậu quả cho thế hệ tương lai. Một mô hình lý thuyết mà chính phủ thường hay sử dụng để xây dựng công cụ quản lý tài nguyên đó là thuế Pigou. Pigou đã đưa ra ý tưởng đánh thuế đối với người gây ô nhiễm vào năm 1920 trong tác phẩm “Kinh tế học phúc lợi”. Với cách tiếp cận ô nhiễm tối ưu, và mục đích muốn người sử dụng khai thác tài nguyên môi trường phải gánh chịu một khoản chi phí tương ứng gây ra cho xã hội. Tương tự, những cá nhân, tổ chức nhận được các giá trị lợi ích từ môi trường tự nhiên cũng phải chi trả một khoản tiền để khôi phục lại tài nguyên đó. Từ đây, cho thấy đối với tài nguyên môi trường, con người trước kia đã đánh giá thấp giá trị chức năng cung cấp tài nguyên phục vụ sản xuất, điều này làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai và chất lượng môi trường suy giảm (WTO, 2018). 2.3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp về tình hình thương mại tài nguyên tại Việt Nam được sử dụng từ các báo cáo chính thức về số liệu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2017-2020 cuả Bộ Công thương, tổng cục Thống kê. Ngoài ra, để cập nhập xu thế bảo hộ thương mại đối với hàng hóa là tài nguyên liên quan đến các chính sách, công cụ kinh tế hiện nay, tác giả tham khảo một số tài liệu báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ủy ban môi trường của Liên hợp quốc (UN) để từ đó các các gợi ý phù hợp cho Việt Nam trong việc xây dựng các công cụ hoặc tạo lập cơ chế, thị trường mới. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tình hình thương mại hàng hóa tài nguyên ở Việt Nam Các thị trường xuất khẩu hàng hóa là tài nguyên lớn nhất của Việt Nam lần lượt là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Với các sản phẩm là thủy sản, cao su, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ, dầu thô, quặng, khoáng kim loại. Về định hướng thương mại, Việt Nam đang dần đa dạng hóa và mở rộng các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu hơn. Tính đến tháng 5/2019, Việt Nam đã thực hiện trao đổi thương mại trên 230 thị trường, và có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác thương mại thông qua việc ký kết 13 FTA và đang đàm phán 02 FTA khác. Trong số đó, Hiệp định đối tác tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Việt Nam- 28 nước thành viên EU (EVFTA) được coi là FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực phi thương mại. Trong năm 2018, thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang 160 nước trên thế giới, trong đó 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Canada, Australia, Mexico, Liên bang Nga với kim ngạch xuất khẩu chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước (riêng Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc đều đạt mức kim ngạch 1,3 tỷ USD). Mức tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản tăng nhưng không cao như các năm trước do tôm xuất khẩu có xu hướng sụt giảm mặc dù về chủng lọai các mặt hàng có sự đa dạng và tăng trưởng như xuất khẩu được cá tra, cá ngừ, bạch tuộc, cua ghẹ và giáp xác. Tôm sụt giảm là do giá tôm nguyên liệu giảm là ảnh hưởng đến giá xuất khẩu và do rào cản thương mại và các biện pháp bảo hộ của một số thị trường ngày càng gia tăng, đồng USD tăng mạnh. 66
  4. Năm 2018, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với kim ngạch đạt gần 9 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2017, là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng chiếm 3,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tính riêng mặt hàng sản phẩm gỗ và đồ gỗ chế biến, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 6,3 tỷ USD, tăng 9,5%, chiếm tỷ trọng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước. Dự kiến năm 2020 Việt Nam sẽ xuất khẩu 40 triệu m3 gỗ. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2018 vẫn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU, chiếm tỷ trọng gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; trong đó, Hoa Kỳ chiếm khoảng 43,7%, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều chiếm tỷ trọng trung bình khoảng từ 10-13%, tiếp đến là các thị trường như EU, Australia, Canada (Bộ Công Thương, 2018) Than đá của VN xuất khẩu chủ yếu sang các nước châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia. Lượng than xuất khẩu của nước ta tăng trong những năm gần đây do Chính phủ cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu các loại than chất lượng cao mà hiện tại thị trường nội địa chưa có nhu cầu hoặc có nhu cầu rất thấp. Dầu thô: Ba thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan và Australia. Tính riêng 3 thị trường này đã chiếm khoảng 72% tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Các quặng, khoáng sản khác: có thị trường chủ yếu là Trung Quốc và Đài Loan, Nhật Bản, có xu hướng giảm về lượng nhưng tăng về giá trị tiền tệ. Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng tài nguyên của Việt Nam từ năm 2017 - 2019 (đv: triệu USD) STT Nhóm hàng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thủy sản 8305.4 8787.1 8572.4 2 Gỗ 7698.62 8907.3 10526.5 3 Khoáng sản, Quặng kim loại 4300 4736.5 4276.2 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018; Bộ Công thương, 2019 Về tình hình nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào là tài nguyên, Việt Nam nhập khẩu than do nguồn cung trong nước không đáp ứng đước yêu cầu về chất lượng than, đồng thời chi phí khai thác ngày càng cao. Việt Nam cũng nhập khẩu thủy sản để đáp ứng một phần các đơn hàng tái xuất do trong nước sản lượng thủy sản một số loại không đủ. 3.2. Tác động của thương mại tài nguyên đến môi trường Đã có ý kiến tranh luận giữa hai quan điểm, một là hoạt động xuất khẩu các nguồn tài nguyên như than đá, khí đốt, thủy sản, gỗ đem lại những đóng góp cho sự phát triển của một quốc gia, hay nếu một quốc gia phụ thuộc lớn vào tài nguyên sẵn có thì sẽ bị mắc vào bẫy kém phát triển, suy giảm môi trường. Hiện nay, nền kinh tế các quốc gia vẫn đang khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên sẵn có trong tự nhiên, và sau đó thải bỏ nhiều chất thải ô nhiễm ra môi trường, phát thải khí nhà kính, phá hủy môi trường sống tự nhiên. Việc phân bổ lại tài nguyên, nguyên liệu giữa các nước sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất, tiêu dùng hiệu quả hơn nhưng kéo theo nhiều hậu quả đe dọa cuộc sống con người. 67
  5. a. Các tác động tích cực Hoạt động thương mại gia tăng sẽ hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế, xã hội phát triển và gia tăng phúc lợi xã hội, góp phần tăng cường năng lực quản lý môi trường hiệu quả hơn. Vì khi thị trường mở có thể cải thiện khả năng tiếp cận các công nghệ mới giúp cho quy trình sản xuất tại địa phương hiệu quả hơn bằng cách giảm sử dụng các yếu tố đầu vào như năng lượng, nước và các chất có hại cho môi trường khác. Tương tự như vậy, tự do hóa thương mại và đầu tư có thể cung cấp cho các công ty những động lực để áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn. Khi một quốc gia trở nên hội nhập hơn trong nền kinh tế thế giới, lĩnh vực xuất khẩu phải quan tâm đến các yêu cầu về môi trường do các nhà nhập khẩu đặt ra. Bắt buốc phải có những thay đổi cần thiết để đáp ứng, kích thích các doanh nghiệp sử dụng các quy trình và công nghệ sản xuất sạch hơn, an toàn cho con người và bền vững cho môi trường. B. Các tác động tiêu cực Mở rộng thương mại cũng khiến cho môi trường bị ảnh hưởng bởi gia tăng ô nhiễm, suy giảm tài nguyên thiên nhiên nếu như các chính sách pháp luật không nghiêm ngặt và kiểm soát sự dịch chuyển hàng hóa thì đây được coi là con đường dẫn đến ô nhiễm. Khi quy mô nền kinh tế phát triển, đồng thời việc sử dụng năng lượng ngày càng tăng cao sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự phát thải khí nhà kính đạt mức cao. Phát thải từ hoạt động giao thông vận tải- hoạt động chính trong trao đổi thương mại quốc tế, trong năm 2015 đã chiếm 18% lượng phát thải CO2 do con người tạo ra. Nếu các quốc gia tập trung khai thác và xuất khẩu tài nguyên để thu lợi nhuận cho nền kinh tế, và không quan tâm tới những hậu quả trong dài hạn: suy giảm số lượng, cạn kiệt, phá hủy nơi cư trú loài, hệ sinh thái thì thiệt hại sẽ vô cùng lớn. Chắc chắn, cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng, vận chuyển và phân phối sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn do sự gián đoạn do biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Vận tải hàng hải, chiếm khoảng 80% thương mại toàn cầu theo khối lượng, có thể gặp hậu quả tiêu cực, ví dụ từ việc đóng cửa thường xuyên hơn do các sự kiện cực đoan. Quan trọng hơn, biến đổi khí hậu dự kiến sẽ làm giảm năng suất của tất cả các yếu tố sản xuất (bao gồm lao động, vốn và đất đai). Điều này sẽ dẫn đến tổn thất đầu ra và giảm khối lượng thương mại toàn cầu. Các thảm họa thiên tai do môi trường tự nhiên gây ra sẽ là những mối đe dọa lớn của toàn cầu trong 10 năm tới đây. (WTO, 2010). 3.3. Một số vấn đề và giải pháp trong thương mại tài nguyên ở Việt Nam 3.3.1 Bối cảnh bảo hộ thương mại đối với Việt Nam Xu hướng hiện nay cạnh tranh hàng hóa trên thế giới ngày càng khốc liệt, các quốc gia muốn bảo vệ sản xuất trong nước nên thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại nhiều hơn. Số lượng thị trường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) với hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng gia tăng nhanh chóng. Mục đích của bảo hộ thương mại là bảo vệ hoặc hỗ trợ ngành sản xuất trong nước tránh bị thiệt hại từ hàng hóa nhập khẩu. Khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), các ngành sản xuất trong nước cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại vẫn cần phải được đảm bảo là sẽ được bảo vệ. Bảo hộ thương mại khiến các quốc gia xây dựng các tiêu chuẩn về hàng hóa xuất, nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt và chú ý tới các yếu tố làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên như 68
  6. phát thải cabon, sử dụng nguyên liệu động thực vật quý hiếm, nguy cấp/ các quy định về thuế nhiên liệu, các loài cá đều sẽ được điều chỉnh. Hiện nay, hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng của nước ta như EU, Hoa Kỳ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đều đã tiến hành điều tra PVTM. Các thị trường mới như Liên minh kinh tế Á - Âu cũng đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với các sảnphẩm thép nhập khẩu. Ngay cả các nước trong khu vực ASEAN cũng tích cực điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Các quốc gia châu Âu đang có xu hướng bảo hộ cho phát triển nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi, bằng các chính sách hạn chế nhập khẩu nông sản và trợ cấp cho sản xuất trong nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Họ giữ hàng rào tiêu chuẩn nhập khẩu và mức thuế rất cao, họ trợ giá cho sản xuất trong nước bằng các hình thức tinh vi hơn như đầu tư ra nước ngoài và tái nhập/xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sang nước thứ 3, giữ tỷ giá cao có lợi cho doanh nghiệp trong nước khi đầu tư ra nước ngoài Các đối tác FTA của Việt Nam nằm trong số những nước sử dụng công cụ PVTM nhiều nhất trên thế giới (Ví dụ như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan ). Trong bối cảnh này, Việt Nam vừa xuất khẩu và nhập khẩu các hàng hóa là tài nguyên môi trường cần có những hành động kịp thời để phản ứng trước những vụ kiện thương mại. Thống kê cho thấy, tính đến năm 2018, các nước đối tác FTA đã tiến hành 33 vụ điều tra chống bán phá giá, 4 vụ việc chống trợ cấp và 16 vụ điều tra tự vệ toàn cầu đối với Việt Nam/có ảnh hưởng đến Việt Nam, cụ thể: Ấn Độ (17 vụ); Hàn Quốc (2 vụ); Indonesia (6 vụ); Úc (9 vụ); Thái Lan (7 vụ); Malaysia (5 vụ); Philippines (06 vụ); Trung Quốc (01 vụ). Nhật Bản chưa có vụ việc nào khởi kiện đối với Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm bị thành viên FTA khởi kiện và áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm: Các sản phẩm thép (17 vụ), sợi (2 vụ), giấy BOPP (2 vụ), còn lại là các sản phẩm khác [2,4]. Nhìn chung với nhóm hàng là tài nguyên Việt Nam còn gặp ít rủi ro thiệt hại về kinh tế và thường tập trung vào nhóm hàng xuất khẩu thủy sản, gỗ. Trong thời gian tới, nếu không chú ý tới nhóm hàng này, Việt Nam sẽ còn gặp khó khăn về tài nguyên nguyên liệu đầu vào cung ứng cho thế giới về số lượng và chất lượng, mà còn cả vấn đề giá trị kinh tế, các vấn đề về môi trường, sinh kế người dân 3.3.2 Giải pháp cho hoạt động thương mại tài nguyên Bộ công cụ chính sách thương mại thường được áp dụng cho lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên bao gồm thuế xuất khẩu, quota hạn ngạch, thuế nhập khẩu, biện pháp phi thuế quan và trợ cấp. Dường như, mức thuế quan trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên vẫn thấp hơn so với thương mại hàng hóa nói chung, ngoại trừ thủy sản. Có một số bằng chứng về sự leo thang thuế quan trong một số tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là lâm nghiệp và khai thác mỏ. Trợ cấp cho thủy sản thì được áp dụng phổ biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Đối với thuế xăng dầu được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia, về lý thuyết đây là thuế môi trường phản ánh chi phí ngoại ứng mà môi trường tự nhiên bị thiệt hại do hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên. Cụ thể, thuế cacbon đã được xây dựng và áp dụng trên thế giới. Trên thực tế, nhận thấy mức thuế này có xu hướng tăng lên liên tục theo thời gian. 69
  7. Đối với các nước xuất khẩu tài nguyên, công cụ thuế xuất khẩu hoặc quota có thể được sử dụng nhằm đạt một số mục đích. Họ có thể tăng tiền thuế thông qua việc cải thiện các điều khoản thương mại của mình, hạn chế việc khai thác quá mức giới hạn của tự nhiên. Thuế có thể hỗ trợ các quốc gia khi phải đối mặt với thị trường hàng hóa biến động để ổn định doanh thu của nhà sản xuất. Đối với các quốc gia lo ngại về sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu một số tài nguyên thiên nhiên, thuế xuất khẩu hoặc quota hạn ngạch có thể giúp đa dạng hóa xuất khẩu bằng cách khuyến khích các hoạt động chế biến tại nguồn. Ngoài ra, thuế có thể tạo một phản ứng của các nhà xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên đối với việc leo thang thuế quan trong các quan hệ thương mại. Công cụ này đôi khi có một vài nhược điểm khi người áp dụng muốn gia tăng lợi ích nhóm (mục đích chính trị, tham nhũng, khan hiếm tài nguyên ) Thứ hai, áp dụng thuế nhập khẩu đối với tài nguyên thủy sản, gỗ lâm nghiệp để hạn chế việc khai thác quá mức ở nước xuất khẩu, và giảm việc sử dụng tài nguyên này ở nước nhập khẩu. Khi đánh thuế vào nhóm hàng này, trong ngắn hạn, nguồn lực lao động sẽ di chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp, dẫn đến quy mô và chất lượng môi trường được cải thiện. Điều này khiến giá nông lâm thủy sản giảm, cầu về hàng hóa tăng. Còn trong dài hạn khi mà trữ lượng tài nguyên có xu hướng giảm thì chi phí khai thác sẽ lớn hơn, nguồn lực lao động đổ dồn vào ngành để khai thác, chế biến. Riêng với ngóm ngành thủy sản Việt Nam cũng đang dần thực hiện cam kết IUU (chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, và không theo quy định). Cam kết này thể hiện sự hội nhập thị trường thủy sản quốc tế, cải thiện hệ thống quản lý nhà nước chặt chẽ hơn với tài nguyên, và bảo vệ môi trường hệ sinh thái hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực. IUU được các quốc gia thuộc khối EU lựa chọn nhằm ngăn chặn việc khai thác đánh bắt cá hủy diệt, và yêu cầu các nước tham gia vào thị trường thủy sản EU cần tuân thủ theo để giải quyết chung vấn đề môi trường thế giới. Một công cụ khả thi hơn là sử dụng nhãn sinh thái và tiêu chuẩn môi trường. Công cụ này cũng phù hợp với nhóm hàng thủy hải sản, thực phẩm chế biến, gỗ. Đã có rất nhiều kinh nghiệm hiệu quả khi áp dụng công cụ này. Vì người tiêu dùng các nước khi mua hàng hóa nhập khẩu, họ đã chấp nhận chi phí vận chuyển với khoảng cách xa, và dường như không chắc chắn về chất lượng sản phẩm có tương đồng với hàng hóa nội địa hay không. Nhờ có nhãn sinh thái chứng nhận các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, và an toàn thân thiện với môi trường, mà người mua dễ dàng được thuyết phục hơn. Từ đây, cho thấy nếu Việt Nam thực hiện tốt việc xây dựng và áp dụng được các tiêu chuẩn môi trường trong nước và quốc tế, thì thương mại hàng hóa sẽ dễ dàng hơn. 4. Kết luận và khuyến nghị Chính sách thương mại và môi trường mạch lạc có thể hỗ trợ cho các nền kinh tế kém phát triển tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu một cách cạnh tranh và hiệu quả hơn. Nhằm cung cấp các sản phẩm tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường cho tất cả mọi người, chúng ta cần có các điều kiện đi kèm với các hoạt động thương mại. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với việc xuất nhập khẩu tài nguyên được coi là các điều kiện ràng buộc khiến các nước phải tuân thủ và cạnh tranh với nhau. Các chính sách thương mại cần kết nối với sản xuất bền vững, tiêu dùng bền vững, thúc đẩy sự thay đổi thói quen cho người tiêu dùng. 70
  8. Trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại với các nước khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự hỗ trợ và được góp ý xây dựng các biện pháp bảo vệ hàng hóa trong nước với các cơ quan chuyên trách của nhà nước. Chắc chắc khi tài nguyên càng ngày trở nên khan hiếm thì sự can thiệp của chính phủ sẽ càng lớn hơn vào các thị trường nguyên liệu nhằm đẩy giá bán, tăng thuế suất và hạn chế xuất khẩu. Tiến hành thực hiện các sáng kiến mới để đối phó với những rủi ro mà môi trường gây ra, như thực hiện các hợp đồng dài hạn, tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, đóng vai trò là một bộ phận, một mắt xích trong quá trình sản xuất, sau đó phân phối và vận chuyển đến các quốc gia có lợi thế khác hơn. Đây là cách chia sẻ rủi ro và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu khi có những tác động xấu từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ công thương, (2018), ‘Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018’, Nhà xuất bản Công thương. 2. David Begg, (2007), ‘Kinh tế học’, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Tổng cục thống kê, (2019), ‘Giá trị xuất khẩu năm 2019’, (www.gso.vn) 4. Toby Roxburgh, WWF, (2020), ‘Global futures: Assessing the global economic impacts of environmental change to support policy-making’. 5. Trung tâm WTO và hội nhập, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, (2020), ‘Thích ứng xu hướng bảo hộ thương mại’, ( mai) 6. World Trade Organization, (2010), ‘World Trade report 2010, Trade in natural resources’, World Trade Organization. 7. World Trade Organization, (2018), ‘Making trade work for the environment, prosperity and resilience’ (pg 55, 63), World Trade Organization. 71