Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chính sách hỗ trợ phát triển: Đánh giá tại bốn địa phương Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 16 trang Gia Huy 18/05/2022 1630
Bạn đang xem tài liệu "Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chính sách hỗ trợ phát triển: Đánh giá tại bốn địa phương Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhe_sinh_thai_khoi_nghiep_doi_moi_sang_tao_va_chinh_sach_ho_t.pdf

Nội dung text: Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chính sách hỗ trợ phát triển: Đánh giá tại bốn địa phương Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

  1. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN: ĐÁNH GIÁ TẠI BỐN ĐỊA PHƯƠNG CẦN THƠ, ĐÀ NẴNG, HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH * Trần Thị Hồng Liên 1 - Châu Thị Khánh Vân 2- Nguyễn Thị Thu Trang 3- Ngô Thị Dung 4- Phạm Hồng Quất 5, Phạm Đức Chính 6 TÓM TẮT: Bằng phương pháp phân tích nội dung, nghiên cứu này khảo sát và đưa ra những đánh giá về mức độ phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, và hiện trạng các chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái này tại bốn thành phố lớn Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho các chính quyền thành phố. Mức độ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là không đồng đều giữa các địa phương (Cần Thơ: Hệ sinh thái mới hình thành, Đà Nẵng: Hệ sinh thái cơ bản, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Hệ sinh thái tăng tốc), mỗi địa phương cũng đã ban hành và thực thi những chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở cấp độ khác nhau, nhưng đang tồn tại những khoảng trống chính sách riêng bên cạnh những khoảng trống chung của các địa phương. Từ khóa: Hệ sinh thái, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, địa phương 1. TỔNG QUAN 1.1. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Khái niệm khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều người hiểu với một hàm nghĩa khá rộng, bao gồm cả khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù về mặt đặc tính và hướng phát triển, hai loại hình doanh nghiệp này là hoàn toàn khác nhau. Blank (2013) cho rằng, đặc điểm của bất kỳ khởi nghiệp sáng tạo nào cũng đều bao hàm hai nội dung: (1) Ý tưởng kinh doanh mang tính đột phá, tức là tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa từng thấy (như công nghệ in 3D). (2) Giá trị tăng trưởng vượt trội so với truyền thống, một công ty khởi nghiệp được gọi là sáng tạo sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường. Nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới. * Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Bộ Khoa học Công nghệ, Hà Nội, Việt Nam Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  2. 1066 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Theo Schumpeter (1947), chức năng chính yếu và cụ thể của một doanh nhân là xây dựng và thực hiện các kết hợp sáng tạo mới để đạt được mục đích lợi nhuận, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia. Hoạt động kinh doanh là việc tạo ra sự kết hợp mới của các công ty và cá nhân trong các mạng liên kết xã hội và đạt mục tiêu về kinh tế. Những kết hợp sáng tạo này trở thành yếu tố quyết định tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của các quốc gia, trong đó nhà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh của mình. Có bằng chứng thực nghiệm quan trọng cho thấy rằng, các doanh nghiệp khởi nghiệp mới có liên quan đến tác động tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Chẳng hạn như, các công ty mới cung cấp việc làm mới và do đó đẩy nhanh tính linh hoạt của xã hội, kích thích tính năng động kinh tế, cạnh tranh, thay đổi công nghệ và dẫn đến hiệu quả kinh tế cao hơn. Trước đó, Schumpeter (1934), đã phân loai đôi mơi sáng tao gôm 5 nhóm chính bao gôm: Cung cấp san phâm mơi hoạc cai tiên chât lưng san phâm hiẹn có; Thiết kế phưng thức san xuât mơi; Phát triên thi trưng mơi; Phát triên nguôn cung ưng mơi và Đôi mơi cấu trúc hoạt động của tô chưc. Các nghiên cưu kế thừa sau này đã chi ra có hai hưng chính là đôi mơi sáng tao vê san phâm, dich vu và đôi mơi sáng tao vê quy trình. Hướng thứ nhất, đôi mơi san phâm liên quan đên các thay đôi và điêu chinh chưc nang san phâm đưc thưng mai hóa đôi mơi vê quy trình liên quan đên cách thưc cung ưng dich vu, trong đó trong tâm là chât lưng và giá thành. Nhu vạy, đôi mơi vê san phâm liên quan đên viẹc bô sung các chưc nang mơi so vơi các san phâm có mạt trên thi trưng. Hướng thứ hai, đôi mơi vê quy trình liên quan đên quá trình công nghẹ tư thiêt kê đên phân phôi và thưng mai hóa. Khởi nghiệp sáng tạo sẽ đưa đến những giá trị mới tăng thêm cho cả người tiêu dùng và cung cấp những sản phẩm đó. Do việc giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ mới có nhiều rủi ro, sáng tạo thường được mua bán và hình thành dưới dạng các doanh nghiệp khởi nghiệp (Shabangu, 2014). Một khởi nghiệp sáng tạo được hiểu là một doanh nghiệp mới thành lập, mục đích của nó là để phát triển sản phẩm mới, có hàm lượng tri thức cao, gắn với sự sáng tạo trong hoàn cảnh không chắc chắn. Một trong những điểm nổi bật của những công ty khởi nghiệp sáng tạo là trước tiên chúng kiểm định các mô hình kinh doanh khác nhau nhằm tìm ra mô hình tốt nhất và do vậy chúng cần một hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp phù hợp (Shabangu, 2014). 1.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo “Hệ sinh thái khởi nghiệp đôi mơi sang tao bao gồm các cá nhân, nhom ca nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các chủ thể hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, trong đó có chính sách va luât phap của nhà nước (vê thanh lâp doanh nghiêp, thanh lâp tô chưc đâu tư mao hiêm, thuê, cơ chê thoai vôn, v.v.); cơ sơ ha tâng danh cho khơi nghiêp (cac khu không gian lam viêc chung, cơ sơ – vât chât phuc vu thi nghiêm, thư nghiêm đê xây dưng san phâm mâu, v.v.); vôn va tai chinh (cac quy đâu tư mao hiêm, nha đâu tư ca nhân, cac ngân hang, tô chưc đâu tư tai chinh, v.v.); văn hoa khơi nghiêp (văn hoa doanh nhân, văn hoa chấp nhận rui ro, mao hiêm, thât bai); các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khơi nghiêp, cac huân luyên viên khơi nghiêp va nha tư vân khơi nghiêp; cac trương đai hoc; cac khoa đao tao, tâp huân cho ca nhân, nhom ca nhân khơi nghiêp; nha đâu tư khơi nghiêp; nhân lưc cho doanh nghiêp khơi nghiêp; thi trương trong nươc va quôc tê” (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017) . Một số yếu tố cốt lõi trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của một quốc gia, hay một địa phương, vùng lãnh thổ bao gồm: Thứ nhất, một nhà nước mạnh để có thể hỗ trợ căn cơ, giải quyết triệt để những vấn đề vướng mắc cho môi trường kinh doanh sáng tạo. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để xây dựng thành công Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên qui mô toàn quốc. Cụ thể, Nhà nước ban hành cơ chế tạo lập và bảo hộ tài sản trí tuệ của mọi tổ chức, cá nhân,
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1067 quy định phương thức chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, cho phép thành lập và tạo cơ chế vận hành các loại hình Quỹ đầu tư mạo hiểm, kể cả của Nhà nước (giai đoạn đầu) và tư nhân, các loại hình tổ chức dịch vụ trong thị trường công nghệ. Các Quỹ đầu tư sẽ là nơi cung cấp các vốn mồi cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Thứ hai, có nhiều nhóm, đội tham gia khởi nghiệp. Đây chính là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, được xây dựng từ chính những ý tưởng, phương thức kinh doanh đột phá của mình. Khi được quan tâm đầu tư, các nhóm này sẽ có nguồn lực biến những ý tưởng của mình thành hiện thực. Tất nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đều thành công, thậm chí tỷ lệ thành công rất thấp, nhưng một khi đã thành công họ sẽ tạo ra giá trị gia tăng vượt bậc cho nền kinh tế. Các công ty thành công ở Thung lũng Silicon như Microsoft, Google, Facebook, Apple đã chứng minh điều này, và họ là số ít thành công trong số hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp đã thất bại. Theo Marion (2016), những người sáng lập tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu, có uy tín sẽ hoạt động tốt hơn và cơ hội thành công chiếm tỷ lệ rất lớn. Một số doanh nhân nổi tiếng và các nhà đầu tư đều thừa nhận, có mối quan hệ cùng chiều giá trị của giáo dục đại học trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo. Môi trường đại học tác động mạnh đến hoạt động của công ty khởi nghiệp, các đội có ít nhất một người sáng lập đã theo học tại một trường ưu tú có xu hướng hoạt động tốt hơn những đội không có nhà sáng lập nào tốt nghiệp từ các trường uy tín. Từ đây, yếu tố đầu tư vào vốn con người có ý nghĩa trên bình diện quốc gia đối với khởi nghiệp thành công. Đằng sau khởi nghiệp thành đạt là những giá trị ưu tú của đại học, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo không thể thiếu vắng hệ thống giáo dục có chất lượng, được đặt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Như vậy, muốn có một Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia thì cần một hệ thống giáo dục tiên tiến, đặc biệt là giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp phát triển và liên thông toàn cầu. Thứ ba, các định chế đầu tư và sự tham gia cộng đồng những nhà đầu tư mạo hiểm. Các nhóm tham gia với những ý tưởng khởi nghiệp đột phá rất cần được đầu tư để những ý tưởng đó đi vào cuộc sống. Đầu tư tài chính có nhiều giai đoạn, được thể hiện dưới hai hình thức đầu tư, đầu tư vào hình thành ý tưởng khởi nghiệp và đầu tư vào giai đoạn triển khai ý tưởng. Đầu tư vào hình thành và nuôi dưỡng ý tưởng được gọi là đầu tư thiên thần, với những nhà đầu tư tự nguyện (có thể là nhà nước hoặc tư nhân), tự chấp nhận rủi ro. Nếu thành công thì cùng nhau chia sẻ lợi nhuận, còn nếu thất bại thì sẽ chấp nhận cùng chia sẻ những tổn thất ban đầu. Đầu tư vào quá trình triển khai dự án là quá trình đầu tư thông qua các quỹ mạo hiểm hay các định chế tài chính. Các quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư quản lý nguồn vốn, sử dụng đội ngũ tư vấn pháp lý và tư vấn kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và cùng chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong vòng đời dự án, đảm bảo cho các giá trị tăng thêm từ những ý tưởng điên rồ của nhóm khởi nghiệp được thực tế hóa. Để có những định chế đầu tư mạo hiểm thì nhà nước cần xây dựng một hệ thống thể chế gồm các cơ chế hoạt động và bộ máy vận hành cơ chế ấy. Đồng thời, thể chế ấy đảm bảo đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân đem vốn sẵn có của mình cho khởi nghiệp sáng tạo thay vì phải phân vân để lựa chọn đánh đổi tỷ lệ lợi nhuận giữa các hình thức đầu tư hay gửi tiền tiết kiệm ngân hàng có lợi hơn. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, trong quỹ đầu tư mạo hiểm dành cho khởi nghiệp, Nhà nước không thể đầu tư hoàn toàn nhưng có thể xây dựng cơ chế cấp vốn đối ứng. Khi mỗi dự án khởi nghiệp sáng tạo kêu gọi được bao nhiêu vốn từ các nhà đầu tư tư nhân, Nhà nước nên xem xét cấp một khoản vốn đối ứng để hỗ trợ. Tất nhiên phần vốn đối ứng của Nhà nước cũng phải theo cơ chế đặc biệt, chứ nếu quản lý theo các quy định chung về tiền của Nhà nước thì sẽ không phù hợp với tính chất đặc thù của các dự án khởi nghiệp, khi mà không phải dự án, ý tưởng nào cũng có thể thành công.
  4. 1068 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Thứ tư, các cơ sở vườn ươm ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo và các tổ chức tăng tốc. Đây được hiểu là nơi tạo ra các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong quá trình hoạt động. Các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp là nơi liên kết các nhà đầu tư với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Họ là một tổ chức trung gian độc lập nhằm tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp về ý tưởng kinh doanh, tìm kiếm các nhà đầu tư, các vấn đề liên quan đến pháp lý, sở hữu trí tuệ Về cơ bản, họ đều là những doanh nghiệp đứng ra tư vấn về cả pháp lý lẫn chuyên môn, cung cấp không gian làm việc để giúp cho các khởi nghiệp có thể trưởng thành nhanh chóng, sớm đưa được sản phẩm ra thị trường, sớm tìm được khách hàng hoặc nhà đầu tư. Tuy nhiên, vườn ươm doanh nghiệp hoạt động trong một không gian và thời gian khác với doanh nghiệp hỗ trợ khởi nghiệp tăng tốc. Không gian của vườn ươm thường rộng lớn hơn là môi trường nơi tập trung làm việc của hỗ trợ tăng tốc. Thời gian của vườn ươm dành cho khởi nghiệp thường kéo dài nhiều năm, có khi từ 3-5 năm. Trong khi thời gian của một khóa tăng tốc doanh nghiệp chỉ kéo dài đến khoảng 4 tháng. Cổ phần của vườn ươm doanh nghiệp trong các công ty khởi nghiệp lớn hơn, thường chiếm 20% hoặc hơn nữa, trong khi cổ phần tính cho tăng tốc doanh nghiệp ít hơn, chỉ chiếm khoảng từ 6-10%. Muốn trở thành quốc gia khởi nghiệp, việc tạo lập và vận hành Hệ sinh thái khởi nghiệp với các thành phần như trên là điều bắt buộc và không dễ dàng. Kinh nghiệm phát triển thần kỳ của quốc gia nhỏ bé Israel, của Hàn Quốc, Nhật Bản cho chúng ta thấy, cần có một Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo để phát triển đất nước. 1.3. Vai trò của yếu tố địa phương trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Yếu tố vùng lãnh thổ đóng một vai trò quan trọng trong sự ra đời và phát triển của một khởi nghiệp sáng tạo. Khi nói đến vùng lãnh thổ tức là nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguồn lực địa phương và các mối quan hệ mạng lưới trong việc hỗ trợ tiếp cận các quỹ và khả năng cạnh tranh của tổ chức khởi nghiệp. Thông thường, trong một khu vực địa lý nhất định, diễn ra các mối quan hệ rất quan trọng giữa các doanh nghiệp và các tổ chức chính quyền địa phương. Những điều này hỗ trợ việc tạo ra các doanh nghiệp mới và cung cấp những khoản tiền cần thiết ban đầu. Nếu sự khởi nghiệp có kết nối tốt với cả các tổ chức địa phương và thị trường địa phương, nó sẽ có cơ hội sống sót và phát triển thành công. Nếu không, ngược lại xác suất thất bại của một khởi nghiệp mới là rất cao. Đây là lý do tại sao, để thúc đẩy sự tăng trưởng và thành công của các công ty kinh doanh, các vườn ươm doanh nghiệp được đặt trong khu học đường và cung cấp một loạt tài nguyên và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, bao gồm không gian vật lý, dịch vụ thông thường và kết nối mạng. Các mạng lưới giữa các công ty có vai trò cơ bản trong việc đổi mới trong một ngành hoặc lãnh thổ. Mạng lưới này nhằm tạo ra các mối quan hệ giữa sản xuất với khách hàng, nhà cung cấp, cố vấn, các doanh nghiệp khác, kể cả đối thủ cạnh tranh, và hơn nữa, làm sâu sắc hơn các mối quan hệ với tất cả các bên trong lãnh thổ. Việc tham gia tích cực vào mạng lưới các công ty cho phép các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, khai thác các mối quan hệ đó để có thể tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn lực công nghệ và thị trường, mà sẽ không thể tận dụng nếu đứng ngoài một vùng lãnh thổ nào đó, do đó sẽ không cải thiện được lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là cơ sở cho việc ra đời những mô hình khởi nghiệp địa phương với những đặc thù khác biệt về chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm hướng tới xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đa dạng trong một nền kinh tế thống nhất. Bản chất của sự khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được đặc trưng bởi tám khía cạnh: Nhà khởi nghiệp, đổi mới, tạo lập tổ chức, sáng tạo giá trị, lợi nhuận hay phi lợi nhuận, tăng trưởng, tính duy nhất, và nhà sáng
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1069 lập kiêm quản lý (Gartner, 1990). Các hoạt động khởi nghiệp gồm hai nhóm chính là các hoạt động đem lại năng suất xã hội như đổi mới và các hoạt động phi năng suất như tội phạm có tổ chức. Các chính sách công có thể ảnh hưởng hiệu quả tới sự phân bổ hoạt động khởi nghiệp vào mỗi nhóm thông qua những kết quả mà xã hội dành cho mỗi nhóm (Baumol, 1996). Hỗ trợ khởi nghiệp là công cụ tối ưu cho đổi mới kinh tế, giảm đói nghèo địa phương Các chương trình, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp thường được các chính quyền đưa ra như là một phần của chương trình tái tạo động lực cho kinh tế địa phương (Birley, 1985), chống đói nghèo (Bruton, Ketchen Jr, & Ireland, 2013; Tobias, Mair, & Barbosa-Leiker, 2013), tăng năng suất lao động và thu nhập bình quân (Baumol, 1986) và vì những lợi ích kinh tế rõ ràng khác (O’Connor, 2013). Lý luận phía sau những chính sách này là sự biến đổi thành công một nền kinh tế phụ thuộc vào việc tạo ra các doanh nghiệp mới chứ không phải là tái cấu trúc các doanh nghiệp hiện có (Jackson, Klich, & Poznanska, 1999). Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình khởi nghiệp là việc hình thành và khai thác các mạng lưới. Hai nhóm mạng lưới chính yếu là các mạng lưới chính thức (ngân hàng, kế toán, luật sư) và các mạng lưới phi chính thức (gia đình, bạn bè, các mối liên hệ công việc), các mạng lưới này giúp cung cấp các nguồn lực như nguyên vật liệu thô, đầu vào khác, thiết bị, nhà xưởng- văn phòng, người lao động. Tuy nhiên các doanh nhân khởi nghiệp và mạng lưới xã hội xung quanh họ có thể không biết về sự tồn tại hỗ trợ của mạng lưới chính thức (Birley, 1985). Những cấu phần của của hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm những vườn ươm, trung tâm sáng tạo, các văn phòng chuyển giao công nghệ, các công viên khoa học, các cơ chế vốn đầu tư mạo hiểm, và giáo dục khởi nghiệp (McMullan & Long, 1987). Các chính phủ quốc gia đã thực thi nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và thực sự đem lại hiệu quả. Một chương trình hỗ trợ của khu vực công là Trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ (Small Business Development Center – SBDC) tại Hoa Kỳ, với hơn 50% hoạt động tư vấn của hầu hết các trung tâm dành cho khách hàng chuẩn bị khởi nghiệp, giúp những người này tạo dựng nhiều doanh nghiệp hơn, và duy trì tỷ lệ tồn tại cao hơn so với dự kiến (Chrisman, Hoy, & Robinson Jr, 1987). Tại Canada, có một thị trường cổ phiếu mạo hiểm niêm yết các công ty nhỏ ở giai đoạn chưa tạo ra doanh thu, và cạnh tranh với các quỹ đầu tư mạo hiểm chính thức và phi chính thức (Carpentier, L’Her, & Suret, 2010). Chương trình Quỹ đầu tư đổi mới (Innovation Investment Fund – IIF) của chính phủ Australia bắt đầu từ năm 1997, tập trung vào quan hệ đối tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân, đã thúc đẩy đầu tư vào khởi nghiệp ở giai đoạn sớm vào công ty công nghệ cao và cung cấp sự giám sát và tư vấn có giá trị cho công ty nhận đầu tư (Cumming, 2007). Mặc dù có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp được tài trợ vốn mạo hiểm nhà nước trải qua sự suy giảm năng suất so với công ty không nhận vốn mạo hiểm (Alperovych, Hübner, & Lobet, 2015), nhưng trên thực tế quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ làm tăng khả năng một công ty sẽ nhận được vốn đầu tư mạo hiểm tư nhân (nói cách khác, quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ có khả năng lựa chọn những công ty tiềm năng và chứng nhận các công ty đó cho các nhà đầu tư mạo hiểm tư nhân) (Guerini & Quas, 2016). Ngoài các chương trình hỗ trợ chính thức, việc sở hữu mối liên hệ chính trị với cơ quan công quyền có tác động trung và dài hạn tới thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp (Doutriaux, 1992), duy trì tỷ lệ tái đầu tư vào khởi nghiệp cao ngay cả trong môi trường thể chế yếu kém (Ge, Stanley, Eddleston, & Kellermanns, 2017; Zhou, 2013) nhờ mô hình công – tư hỗn hợp giúp kiểm soát được môi trường thể chế không thuận lợi (Zhou, 2017). Không chỉ những nhà sáng nghiệp thể chế mới có thể tạo ra thay đổi thể chế thúc đẩy lợi ích xã hội, những nhà sáng nghiệp vì lợi nhuận có những mối liên hệ hoặc kinh nghiệm thể chế trước đây có thể tạo ra cơ hội dựa vào việc hỗ trợ những quy định và tiêu chuẩn ngành (Alvarez, Young, & Woolley, 2015).
  6. 1070 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Quá trình khởi nghiệp là một thành tựu tập thể đòi hỏi vai trò chủ chốt từ nhiều nhà khởi khởi nghiệp ở cả khu vực công và tư. Cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp bao gồm: những sắp xếp mang tính thể chế để hợp pháp hóa, điều chỉnh và tiêu chuẩn hóa công nghệ mới; sự phân bổ nguồn lực công cho tri thức khoa học cơ bản, các cơ chế tài trợ vốn, nguồn lao động có năng lực; nghiên cứu độc quyền, các chức năng sản xuất, marketing, phân phối do các công ty khởi nghiệp tư nhân thực hiện để thương mại hóa kết quả đổi mới nhằm thu lợi nhuận (Van De Ven, 1993). Sự nhận thức về môi trường (chứ không phải môi trường hiện hữu) của nhà khởi nghiệp có tác động đáng kể tới hoạt động khởi nghiệp (Zahra, 1993). Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cần tính tới các yếu tố văn hóa xã hội (Meek, Pacheco, & York, 2010). Cư dân tại những nước có lòng tin cao hơn, và có nhiều tư cách thành viên tổ chức chính thức có nhiều khả năng nhận diện cơ hội khởi nghiệp, và nhiều khả năng đầu tư cho một nhà khởi nghiệp mà họ không có mối quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn so với cư dân ở những nước có lòng tin thấp (Kwon & Arenius, 2010). Sự phân bổ vốn đầu tư mạo hiểm chịu ảnh hưởng bởi những khuyến khích từ những thể chế chính thức dưới tác động của bối cảnh văn hóa (Li & Zahra, 2012). Tốc độ đổi mới có liên hệ với giá trị văn hóa về chấp nhận sự bất trắc, khoảng cách quyền lực, tính cá nhân. Các quốc gia không thể tăng tốc độ sáng tạo chỉ bằng cách tăng lượng tiền dành cho nghiên cứu – phát triển hay cơ sở hạ tầng công nghiệp, họ cần thay đổi những giá trị của công dân theo hướng thúc đẩy đổi mới (Shane, 1993). Sự khác biệt trong môi trường thể chế có liên hệ với cả tốc độ và dạng thức hoạt động khởi nghiệp tại các quốc gia. Nhưng các vấn đề môi trường pháp lý lại có ít tác động tới những khởi nghiệp sáng tạo tăng trưởng cao. Đối với những khởi nghiệp có tác động lớn, môi trường thể chế có nhiều cơ hội được tạo nên bởi sự lan tỏa tri thức và vốn tài chính cần thiết cho khởi nghiệp là quan trọng nhất (Stenholm, Acs, & Wuebker, 2013). Di sản kinh tế xã hội của việc sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa ngăn cản việc khởi nghiệp, đặc biệt là những khởi nghiệp có tác động mạnh (Wyrwich, 2013). 1.4. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo luôn mang đặc thù địa phương Việc lựa chọn địa điểm đóng trụ sở là quyết định quan trọng với doanh nghiệp có hàm lượng tri thức cao, bởi vì khởi nghiệp và đổi mới có một quan hệ đặc thù với sự phát triển kinh tế khu vực, sự tạo ra của cải và tăng việc làm (Kolympiris, Kalaitzandonakes, & Miller, 2015). Doanh nhân khởi nghiệp ở hầu hết các ngành không thay đổi khu vực địa lý, và trong hầu hết các ngành kỹ thuật, họ thường khởi đầu doanh nghiệp có liên quan tới công việc họ làm trước đây. Chính sự gắn kết này khiến khả năng khởi nghiệp công nghệ cao là rất giới hạn ở nhiều khu vực địa lý. Doanh nhân khởi sự ở khu vực địa lý kém triển vọng, và thu nạp kinh nghiệm trong một ngành có ít cơ hội khởi nghiệp thì ít có khả năng khởi sự một công ty kỹ nghệ định hướng tăng trưởng, cho dù người đó có động lực cao đến đâu. Doanh nhân khởi nghiệp trong những công ty hàm lượng kỹ thuật thấp thì không bị ràng buộc bởi kinh nghiệm thu nhận từ tổ chức vườn ươm. Các chương trình khu vực nhằm thu hút thành lập chi nhánh của những công ty lớn nên chú trọng tới những cơ sở có khả năng hoạt động như là những vườn ươm, như các phòng thí nghiệm hay những bộ phận sẽ ươm mầm một khu vực với những con người học tập về những công nghệ hay ngành có triển vọng. Các doanh nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học/y học thường xuất phát từ các trường đại học và bệnh viện. Nhưng trong những ngành khác, chính các công ty mới là các vườn ươm (Cooper, 1985). Vì hầu hết các công ty này đều tập trung trong một khu vực địa lý, nên các chiến lược nhằm tạo nên những kế hoạch cụ thể được thiết kế đáp ứng yêu cầu địa phương và sử dụng con người tại địa phương là thích hợp nhất (Birley, 1987).
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1071 Mạng lưới liên hệ và thông tin tạo nên xu hướng hình thành theo cụm các nhà đầu tư mạo hiểm. Các trung tâm vốn đầu tư mạo hiểm tại Hoa Kỳ bao gồm California (San Francisco/Silicon Valley), Massachusetts (Boston), New York, Illinois (Chicago), Texas, Connecticut, and Minnesota (Minneapolis). Các trung tâm này khác nhau về ba khía cạnh: 1) Các trung tâm định hướng công nghệ nằm gần với sự tập trung các doanh nghiệp hàm lượng công nghệ cao, đầu tư hầu hết các quỹ của họ tại địa phương, và cơ chế thu hút vốn; 2) Các trung tâm định hướng tài chính nằm xung quanh các định chế tài chính và xuất khẩu vốn ra bên ngoài; và 3) Các trung tâm hỗn hợp có những đặc điểm hỗn hợp về cả đầu tư khởi nghiệp định hướng công nghệ và tài chính. Sự sẵn có vốn mạo hiểm thu hút các nhà khởi nghiệp và nhân sự chất lượng cao tới một khu vực, tạo nên chu trình tuần hoàn của tạo lập doanh nghiệp, đổi mới và phát triển kinh tế. Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, ngoài quan tâm tới khía cạnh vốn (vốn dĩ không thể tạo ra sự khởi nghiệp và phát triển kinh tế một cách thần kỳ), mà cần chú trọng khía cạnh phi tài chính của đầu tư mạo hiểm và thu hút nhân sự có kinh nghiệm. Việc tạo lập một quỹ đầu tư mạo hiểm công ở một khu vực thiếu vắng không khí khởi nghiệp thiết yếu hay hạ tầng công nghệ sẽ dẫn tới không hiệu quả khi các quỹ định hướng địa phương sẽ đầu tư vào những thương vụ yếu kém hay vốn mạo hiểm chỉ đơn thuần được xuất khẩu sang các vùng công nghệ cao (Florida & Kenney, 1988). Hình thức gắn kết điển hình của môi trường khởi nghiệp địa phương là các đô thị công nghệ. Một đô thị công nghệ là một đô thị thực tế trong đó có sự kết nối tương tác thương mại hóa công nghệ với các khu vực công và tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đa dạng hóa thông qua việc phát triển những công ty công nghệ cao. Các cấu phần của một đô thị công nghệ bao gồm: trường đại học, các công ty công nghệ lớn, các công ty công nghệ nhỏ, chính quyền trung ương, chính quyền bang và các nhóm hỗ trợ. Trong đó, sự liên tục trong các chính sách của chính quyền các cấp có vai trò trụ cột (Smilor, Gibson, & Kozmetsky, 1989). Các hình thức môi trường khởi nghiệp địa phương khác là công viên khoa học và vườn ươm. Các thành phần hoạt động trong một công viên khoa học bao gồm bản thân công viên và các vườn ươm, các doanh nghiệp đóng trụ sở trong công viên và vườn ươm, các nhà khởi nghiệp và nhóm khởi nghiệp (Phan, Siegel, & Wright, 2005). Các cơ chế tăng trưởng chính của công viên khoa học là cơ sở hạ tầng do chính phủ phát triển, hiệu ứng tích tụ, sự tự đổi mới liên tục thông qua việc tạo ra các doanh nghiệp mới (Koh, Koh, & Tschang, 2005). Vườn ươm mạng lưới là mô hình lai giữa vườn ươm doanh nghiệp nguyên mẫu, dựa vào sự đồng bộ lãnh thổ, sự cộng sinh mối quan hệ và lợi thế kinh tế của quy mô (Bøllingtoft & Ulhøi, 2005). Các doanh nghiệp khởi nghiệp đóng trụ sở trong một vườn ươm hoạt động trong một mối quan hệ hợp tác sản xuất phụ thuộc lẫn nhau với vườn ươm (Rice, 2002). Bối cảnh địa phương/ khu vực (dân số, doanh nghiệp hiện hữu, thái độ của cộng đồng với doanh nghiệp) tác động tới sự tạo lập doanh nghiệp (Bird & Wennberg, 2014). Mỗi khu vực địa lý sở hữu chất lượng hệ sinh thái khởi nghiệp khác nhau (Zacharakis, Shepherd, & Coombs, 2003). Địa điểm kinh doanh thường được lựa chọn để giảm chi phí hoặc vì những ưu tiên cá nhân (Bull & Winter, 1991). Nhìn chung, các công ty mới ở khu vực đô thị có cơ hội tồn tại lớn hơn công ty mới ở khu vực nông thôn (Stearns, Carter, Reynolds, & Williams, 1995). Các điều kiện để thúc đẩy khởi nghiệp công nghệ tại các địa phương bao gồm cơ sở hạ tầng hữu hình như hệ thống pháp lý tốt, các thị trường vốn minh bạch, công nghệ viễn thông tiến bộ và hệ thống giao thông tốt. Ngoài ra còn cần tới những yếu tố vô hình khác như: tiếp cận ý tưởng mới, các hình mẫu, các diễn đàn phi chính thức, các cơ hội đặc thù cho từng vùng, mạng lưới bảo trợ, tiếp cận đến các thị trường lớn và lãnh đạo điều hành (Venkataraman, 2004). Các công ty được lợi từ việc đặt trụ sở trong những cụm ngành trên địa bàn gồm các công ty tương tự. Các công ty trẻ và công ty có hàm lượng tri thức cao được hưởng lợi nhiều hơn từ sự tích tụ này (McCann & Folta, 2011) nhờ việc tạo ra và sử dụng mạng lưới để đổi mới và có thể định hình môi trường
  8. 1072 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA thể chế (Tan, Shao, & Li, 2013). Các cơ hội kinh doanh được nhận diện thông qua thông tin từ người hướng dẫn, các mạng lưới ngành phi chính thức, và sự tham gia các diễn đàn nghề nghiệp (Ozgen & Baron, 2007). Tuy nhiên, tính phi kinh tế của tích tụ tăng lên cũng sự tiến hóa của các cụm ngành (Folta, Cooper, & Baik, 2006). Các công ty mới thiếu một sản phẩm đã định hình, những công nghệ đã được biết đến, mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, đủ vốn, và danh tiếng mạnh. Tiếp cận các mạng lưới sẽ giúp nhà khởi nghiệp có được các nguồn lực này. Quản lý các công ty tăng trưởng cao nhận thức rõ hơn ý nghĩa của mạng lưới so với quản lý các công ty tăng trưởng thấp. Mối liên hệ giữa các hoạt động kết nối mạng lưới và tăng trưởng ổn định trong các giai đoạn phát triển công ty (Zhao & Aram, 1995). Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ (để tạo việc làm và của cải) không nên tạo ra những chính sách khuyến khích giống nhau áp dụng trên diện rộng, mà nên đưa ra chính sách cụ thể cho từng địa phương (Dubini, 1989). Hệ sinh thái là môi trường thiết yếu cho sự phát triển các khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, và các hệ sinh thái này thường có tính đặc thù cho mỗi địa phương trong khuôn khổ tổng thể một quốc gia. Điều này đặt ra câu hỏi, các hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các địa phương của Việt Nam có khác nhau không? Và các chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái của chính quyền địa phương có khác biệt tương ứng hay không? Nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời các câu hỏi đó thông qua việc đánh giá mức độ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các chính sách hỗ trợ tại bốn thành phố lớn bao gồm Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dựa trên một bộ tiêu chuẩn thống nhất. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích nội dung (Content Analysis) tìm kiếm những tri thức xác thực hoặc những bằng chứng thực thế ủng hộ cho một hành động hay một ý kiến phê bình. Phương pháp này nghiên cứu dữ liệu dưới dạng in ấn, hình ảnh hoặc âm thanh để khám phá xem chúng có ý nghĩa gì với con người, chúng thúc đẩy hay ngăn cản điều gì, và thông tin gì đang được chúng truyền tải (Krippendorff, 2013, tr. xviii). Hình thức dữ liệu cụ thể rất đa dạng bao gồm các bài báo, các cuộc khảo sát ý kiến công chúng, báo cáo của các công ty, văn bản của các cơ quan chính phủ, thông tin tín dụng hay giao dịch ngân hàng (Krippendorff, 2013, tr. xx). Phân tích nội dung đã trải qua các giai đoạn khác nhau như nghiên cứu định tính về báo chí, phân tích nội dung tuyên truyền trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, nghiên cứu các biểu tượng chính trị, các văn bản lịch sử, các dữ liệu nhân chủng học hay sự trao đổi liệu pháp tâm lý (Krippendorff, 2013, tr. 3). Phân tích nội dung là một kỹ thuật nghiên cứu thỏa mãn yêu cầu tạo ra những kết luận có căn cứ và tái hiện được (Krippendorff, 2013, tr. 18). Phương pháp này được áp dụng nhằm tìm ra ý định và trọng tâm chú ý của các chính sách của chính quyền địa phương và hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Cụ thể là chỉ ra các yếu tố nào trong hệ sinh thái, các hoạt động phát triển hệ sinh thái nào đang tồn tại, tồn tại ở mức độ nào trên thang kỳ vọng. Bộ tiêu chuẩn đánh giá được phát triển dựa trên nội dung kế hoạch trong Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” Kèm theo Công văn số 1919/BKHCN-PTTTDN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2017 (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017), bao gồm 2 cấu phần – đánh giá sự tồn tại của các hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái của chính quyền địa phương (gồm 11 tiêu chí như trong Bảng 1.1, mục 3. Kết quả và Thảo luận) và đánh giá mức độ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện thời tại địa phương (bao gồm năm khía cạnh nhân lực, chính phủ và môi trường pháp lý, mật độ, văn hóa và vốn đầu tư).
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1073 Các chính sách hỗ trợ được ghi trong các văn bản pháp quy và văn bản hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, và thường được phản ánh thông qua hệ thống truyền thông. Điều này quyết định cách thức chọn mẫu nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu dựa trên tính liên quan (relevant sampling) kết hợp phương pháp quả bóng tuyết (snowball sampling) (Krippendorff, 2013, tr. 117-119). Tổng cộng có 110 bài báo, bản tin, và 54 văn bản pháp quy và văn bản hành chính được công bố trên các trang thông tin điện tử chính thức của chính quyền bốn thành phố Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, và các trang thông tin điện tử khác được sử dụng trong nghiên cứu. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu thực hiện tìm kiếm từ khóa “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” trên các trang thông tin để tìm ra các văn bản và bài có liên quan, sau đó, dựa vào đường liên kết tới các bài liên quan phía dưới mỗi kết quả để mở rộng tìm kiếm. Nội dung các văn bản được đọc và phân tích để tìm ra sự xuất hiện của các hoạt động, các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá. Nếu các hoạt động riêng biệt thuộc một tiêu chí xuất hiện càng nhiều, thì tiêu chí đó sẽ nhận được điểm cao hơn (nhiều dấu ü hơn). 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. Các chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái KN ĐMST Cần Thơ đã thực hiện được một số chính sách hỗ trợ như: Ban hành kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sang tạo (KN ĐMST); bắt đầu có hoạt động đào tạo cơ bản về kiến thức KN ĐMST; bắt đầu xây dựng khu vực hỗ trợ tập trung; là địa điểm cho các tổ chức khác (Dự án Sáng kiến Hỗ trợ Khu vực Tư nhân vùng Mê Kông MBI, Mekong Destination, Ngân hàng phát triển châu Á ADB, Chính phủ Australia, VCCI Cần Thơ) thực hiện chương trình liên kết toàn vùng Mekong về khởi nghiệp (ngành du lịch, thủy sản, thực phẩm) và giới truyền thông địa phương đã bước đầu truyền thông kiến thức, thông tin về KN ĐMST tới các đối tượng hữu quan. Ngoài ban hành kế hoạch chính thức về phát triển HST KNĐMST, Đà Nẵng còn thành lập một cơ quan liên ngành chuyên trách về khởi nghiệp (Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng). Các hoạt động đào tạo được thực hiện ở tần suất cao trong các trường, viện, đào tạo kỹ năng KN ĐMST, và đào tạo trong các tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Thành phố đã có những khu vực hỗ trợ KN ĐMST (không gian làm việc chung, các vườn ươm); đã tổ chức ngày nội KN ĐMST cấp thành phố, khu vực miền trung và quốc tế; truyền thông liên tục trên các trang thông tin chính thức và báo chí địa phương về KNĐMST; đã có kết nối với mạng lưới đầu tư mạo hiểm và mạng lưới hỗ trợ trong và ngoài nước; khuyến khích sử dụng quỹ khoa học công nghệ cho KN ĐMST và nghiên cứu đề xuất và ban hành chính sách hỗ trợ KN ĐMST. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hai thành phố lớn nhất và có cộng đồng doanh nghiệp năng động nhất tại Việt Nam đã thể hiện rất rõ thế mạnh nổi trội này thông qua việc hai thành phố đã thực hiện hầu hết trong số 11 nội dung chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái KN ĐMST. Hoạt động đào tạo (đặc biệt là đào tạo huấn luyện viên khởi nghiệp) và xây dựng các khu dịch vụ tập trung và khu vực cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ KN ĐMST đặc biệt mạnh mẽ, do cả khu vực công và tư thực hiện. Hai thành phố này đã thực hiện đề án thương mại hóa công nghệ với mô hình thung lũng Silicon, đã xây dựng cổng thông tin KN ĐMST của thành phố. Tương tự như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh đã khuyến khích sử dụng quỹ khoa học công nghệ và nghiên cứu đề xuất và ban hành chính sách mới cho KN ĐMST. Bảng 1 dưới đây tổng hợp các nội dung chính sách mà bốn thành phố đã thực hiện được.
  10. 1074 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Bảng 1: Các chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được các địa phương ban hành và thực thi Cần Đà Tp STT Nội dung chính sách hỗ trợ Hà Nội Thơ Nẵng HCM Kế hoạch hỗ trợ/hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST  ü ü Thành lập cơ quan liên ngành chuyên trạch về khởi nghiệp ĐMST ü 1 Xây dựng và vận hành Cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST địa phương ü ü 2 Nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST a) Đào tạo cho cá nhân, tổ chức khởi nghiệp ĐMST: - Đào tạo cơ bản về nhận thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại viện ü üü üüü üüü nghiên cứu, trường đại học. - Đào tạo nâng cao và đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp ĐMST (ví dụ: ü üü üü marketing, sale, quản trị doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ). - Đào tạo khởi nghiệp ĐMST trong các tổ chức thúc đẩy kinh doanh. ü ü ü b) Nâng cao năng lực cho huấn luyện viên khởi nghiệp. ü ü c) Nâng cao năng lực cho các nhà đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tại các địa 3 ü üü üüüü üüüü phương có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp ĐMST 4 Tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp công nghệ với quy mô quốc tế - Tổ chức các sư kiên liên vung, liên trương vê khơi nghiêp ĐMST. ü ü ü ü Triển khai Đề án Thương mại hóa công nghệ với quy mô dự án khoa học 5 ü ü và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2020 6 Phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST ü ü üü üü Xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ 7 khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam - Thông tin kiến thức về hệ sinh thái ĐMST và các thành phần liên quan ü ü ü ü đến các cấp lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương; - Thông tin thường xuyên đến được với các lãnh đạo/thư ký lãnh đạo üü ü ü trung ương các cấp tỉnh về các hoạt động khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam; - Thông tin kiến thức về hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST và các thành phần liên quan, cơ chế chính sách, các cộng đồng khởi nghiệp ĐMST, ü üü üü üü cách thức truyền thông về khởi nghiệp ĐMST đến các nhà báo, phóng viên, biên tập viên; - Thông tin theo sự kiện liên quan đến khởi nghiệp ĐMST; ü üü üü üü - Truyền thông thông qua các mạng xã hội để thu hút được sự quan tâm ü ü üü của các đối tượng hữu quan Kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới; kết nối và hỗ trợ một phần kinh phí 8 ü ü ü để doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn tại một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh uy tín ở nước ngoài Giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, 9 đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài Khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của doanh nghiệp để tài trợ, hỗ trợ 10 một phần kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị ü ü trường, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST Nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật 11 ü ü cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp ĐMST
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1075 2.2. Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của bốn địa phương Hệ sinh thái KN ĐMST của một địa phương được xếp vào một trong bảy cấp độ nếu thỏa mãn tất cả những tiêu chí điều kiện của cấp độ đó, nếu không đạt đầy đủ thì sẽ được xếp ở cấp độ thấp hơn. Bảng 2 là kết quả xếp hạng tổng hợp của bốn thành phố. Cần Thơ: Mặc dù môi trường khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có quá trình hình thành từ lâu, nhưng KN ĐMST lại chưa phải là khái niệm phổ biến tại Cần Thơ. Các cá nhân, đội nhóm mới bắt đầu tiếp cận KN ĐMST, chưa có nhiều nhóm chuyên môn có hợp tác hiệu quả và nguồn lực chưa đa dạng, hoạt động kinh tế tập trung vào doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động cộng đồng và những nhân vật có ảnh hưởng về KN ĐMST chưa nhiều, không gian làm việc chung mới bắt đầu xuất hiện. Các startups đã có vốn nhưng khó xác định và vốn chủ yếu được hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Đà Nẵng: Nguồn nhân lực tự do cho KN ĐMST phát triển đa dạng, bắt đầu có các chương trình đào tạo uy tín cho doanh nhân và sự tham gia chặt chẽ của các trường đại học. Chính quyền thành phố thể hiện mức độ nhận thức và ủng hộ cao dành cho KN ĐMST, bằng chứng là sự tham gia tích cực của nhóm lãnh đạo cao nhất của thành phố. Thành phố có nỗ lực kết nối hoạt động trong khu vực và quốc tế, có các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp và lao động từ nơi khác đến. Các vườn ươm trong thành phố đang hoạt động có hiệu quả và thành phố nằm trong phạm vi hoạt động của một số chương trình tăng tốc quy mô quốc gia. Mạng lưới người hướng dẫn đã xuất hiện dù chưa nhiều. Các hoạt động cộng đồng về KN ĐMST thường xuyên và đa dạng. Đã xuất hiện hoạt động đầu tư thiên thần cơ bản và nỗ lực kết nối với các nhà đầu tư bên ngoài. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Hai thành phố này đã hình thành những không gian làm việc chung và những khu vực cơ sở vật chất kỹ thuật có uy tín và mạng lưới kết nối khu vực, có sự tham gia chủ động của cộng đồng doanh nhân và mở rộng hoạt động tới các nhóm thiểu số và tăng tính đa dạng (như phụ nữ, thanh niên là học sinh, sinh viên). Hai trung tâm là nơi diễn ra các sự kiện KN ĐMST có quy mô lớn, thu hút nhiều nhà sáng lập và diễn giả uy tín, thông qua đó cổ vũ các khởi nghiệp địa phương thông qua những câu chuyện. Dân số đô thị trẻ tuổi ngày càng thể hiện ý thức về cá nhân và ý thức vì cộng đồng, trân trọng sức mạnh và tài sản của cộng đồng. Chính quyền địa phương, thông qua hội nghị cấp cao giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng và những người có liên quan đã thể hiện sự tham gia nhiệt tình với những khẩu hiệu mạnh mẽ. Các tổ chức và chương trình tăng tốc tại hai thành phố đã có hoạt động kêu gọi vốn tích cực, và đây cũng là hai địa điểm tập trung nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế và nội địa có uy tín. Bảng 2: Xác định thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của bốn địa phương Mức độ Tên gọi Thành phố 1 Hệ sinh thái mới hình thành Cần Thơ 2 Hệ sinh thái cơ bản Đà Nẵng 3 Hệ sinh thái tăng tốc Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh 4 Hệ sinh thái đã hình thành 5 Hệ sinh thái hoạt động hiệu quả 6 Hệ sinh thái phát triển 7 Hệ sinh thái triển vọng Trên cơ sở Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, với mục tiêu “đ) Nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao”, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Bộ Khoa học – Công nghệ đã hướng dẫn các địa phương xây dựng đề án cụ thể cho địa bàn. Tính đến tháng 5 năm 2018, đã có ba địa phương ban hành kế hoạch hỗ trợ/hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, bao gồm Cần Thơ, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh (xem Bảng 1). Đặc biệt, thành phố
  12. 1076 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Đà Nẵng đã thành lập một cơ quan liên ngành chuyên trách về khởi nghiệp - Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng. Tổng hợp đánh giá hiện trạng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST dựa theo 11 nội dung hướng dẫn của Đề án 844 được trình bày trong Bảng 2. Theo đó, hai khoảng trống chung của cả bốn địa phương là: 2.c) Nâng cao năng lực cho các nhà đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 9. Giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, mỗi địa phương có những khoảng trống chính sách hỗ trợ riêng: 1. Hà Nội: Khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của doanh nghiệp để tài trợ, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. 2. Đà Nẵng: Xây dựng và vận hành Cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST. Nâng cao năng lực cho huấn luyện viên khởi nghiệp. Triển khai Đề án Thương mại hóa công nghệ. 3. Cần Thơ: Các hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở Cần Thơ mới dừng lại ở mức phổ biến kiến thức tới học sinh, sinh viên, thanh niên và có một trung tâm ươm tạo hợp tác với Hàn Quốc và mạng lưới cơ sở vật chất phục phụ nghiên cứu phát triển tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trên địa bàn. Phần lớn các yếu tố của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST còn chưa hình thành rõ nét. 4. HÀM Ý Đánh giá một cách tổng thể trên thang 7 cấp độ về Hệ sinh thái khởi nghiệp do Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang ở cấp độ 3 (Hệ sinh thái tăng tốc), Đà Nẵng ở cấp độ 2 (Hệ sinh thái cơ bản) và Cần Thơ ở cấp độ 1 (Hệ sinh thái đang hình thành) (xem Bảng 2). Với mục tiêu lâu dài là tiến lên các cấp độ cao hơn trên thang đánh giá này, mỗi địa phương còn dư địa rất lớn cho các chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền, bên cạnh những điểm đã được chỉ ra trong Bảng 1 và phân tích phía trên. Những hàm ý chính sách dưới đây nằm trong khung khổ hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công Nghệ (2017), nhưng được đề xuất cụ thể cho từng địa phương dựa trên kết quả đánh giá. Đối với Cần Thơ, chính quyền thành phố nên: Tập trung đẩy mạnh đào tạo cơ bản về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hướng tới đối tượng sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng; các cựu sinh viên đã ra trường công tác, các cán bộ tại các Viện nghiên cứu. Cần có cơ chế và bố trí nhân lực tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, hành chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, đặc biệt trong các vấn đề về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp. Cần đầu tư một hoặc một số cơ sở là nơi để những thành phần của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gặp gỡ, kết nối, tổ chức sự kiện. Nếu có điều kiện có thể xây dựng không gian làm việc chung (co- working space) hoặc khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp. Đối với Đà Nẵng, chính quyền thành phố nên:
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1077 Xây dựng và tiến hành các chương trình đào tạo nhà đầu tư cá nhân từ các chủ doanh nghiệp, các cá nhân có vốn nhàn rỗi có nhu cầu đầu tư. Nhân rộng và phát triển mô hình không gian làm việc chung; các dịch vụ, tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: pháp lý, đầu tư, tài chính, thuế, kế toán, thành lập và giải thể doanh nghiệp và các dịch vụ theo nhu cầu. Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố nên: Đẩy mạnh hoạt động và liên kết chặt chẽ với hệ thống đào tạo là các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu, Trung tâm dạy nghề, v.v để xây dựng nguồn nhân lực một cách hiệu quả và bền vững; Cần kêu gọi, có các chính sách, cơ chế ưu đãi để có được lực lượng nhà đầu tư thiên thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tại địa phương; Cần tổ chức các chương trình tăng tốc cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với quy mô quốc gia và quốc tế để hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng kêu gọi vốn đầu tư; Nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh giữa các đơn vị/tổ chức cung cấp các dịch vụ hướng tới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: các chương trình tăng tốc, các vườn ươm, các không gian làm việc chung; Cần có sự vào cuộc nhiệt tình của Chính quyền địa phương bằng cách tham gia vào các hoạt động tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Cần mở rộng mạng lưới quan hệ trong nước, trong khu vực và trên toàn cầu. 5. KẾT LUẬN Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã hình thành ở các cấp độ khác nhau tại bốn thành phố lớn tại Việt Nam, nhưng mức độ phát triển cao nhất mới chỉ đạt mức 3 trên thang 7 cấp độ. Các thành tố trong hệ sinh thái còn rất nhiều dư địa cho phát triển, đặc biệt là việc ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái của chính quyền các thành phố. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các chính sách hỗ trợ thông qua phân tích nội dung dữ liệu văn bản. Một nghiên cứu toàn diện hơn có dữ liệu từ các đối tượng hữu quan trong hệ sinh thái nếu được tiến hành sẽ có khả năng đem đến những đánh giá được kiểm chứng tốt hơn. Mối liên hệ giữa chính sách và mức độ hoàn thiện của hệ sinh thái cũng là một khoảng trống cho nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Khoa học và Công nghệ. (2017). Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” Kèm theo Công văn số 1919/BKHCN-PTTTDN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2017. Hà Nội: Bộ Khoa học và Công nghệ. Alperovych, Y., Hübner, G., & Lobet, F. (2015). How does governmental versus private venture capital backing affect a firm’s efficiency? Evidence from Belgium. Journal of Business Venturing, 30(4), 508-525. doi: org/10.1016/j.jbusvent.2014.11.001 Alvarez, S. A., Young, S. L., & Woolley, J. L. (2015). Opportunities and institutions: A co-creation story of the king crab industry. Journal of Business Venturing, 30(1), 95-112. doi: Baumol, W. J. (1986). Entrepreneurship and a century of growth. Journal of Business Venturing, 1(2), 141-145. doi: Baumol, W. J. (1996). Entrepreneurship: Productive, unproductive, and destructive. Journal of Business Venturing, 11(1), 3-22. doi:
  14. 1078 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Bird, M., & Wennberg, K. (2014). Regional influences on the prevalence of family versus non-family startups.Journal of Business Venturing, 29(3), 421-436. doi: Birley, S. (1985). The role of networks in the entrepreneurial process. Journal of Business Venturing, 1(1), 107-117. doi: Birley, S. (1987). New ventures and employment growth. Journal of Business Venturing, 2(2), 155-165. doi:https:// doi.org/10.1016/0883-9026(87)90005-X Blank, S. (2013). Why the Lean Startup Changes Everything. Harvard Business Review, 91(5), 63-72. Bøllingtoft, A., & Ulhøi, J. P. (2005). The networked business incubator—leveraging entrepreneurial agency? Journal of Business Venturing, 20(2), 265-290. doi: Bruton, G. D., Ketchen Jr, D. J., & Ireland, R. D. (2013). Entrepreneurship as a solution to poverty. Journal of Business Venturing, 28(6), 683-689. doi: Bull, I., & Winter, F. (1991). Community differences in business births and business growths. Journal of Business Venturing, 6(1), 29-43. doi: Carpentier, C., L’Her, J.-F., & Suret, J.-M. (2010). Stock exchange markets for new ventures. Journal of Business Venturing, 25(4), 403-422. doi: Chrisman, J. J., Hoy, F., & Robinson Jr, R. B. (1987). New venture development: The costs and benefits of public sector assistance. Journal of Business Venturing, 2(4), 315-328. doi: Cooper, A. C. (1985). The role of incubator organizations in the founding of growth-oriented firms.Journal of Business Venturing, 1(1), 75-86. doi: Cumming, D. (2007). Government policy towards entrepreneurial finance: Innovation investment funds. Journal of Business Venturing, 22(2), 193-235. doi: Doutriaux, J. (1992). Emerging high-tech firms: How durable are their comparative startup advantages? Journal of Business Venturing, 7(4), 303-322. doi: Dubini, P. (1989). The influence of motivations and environment on business startups: Some hints for public policies. Journal of Business Venturing, 4(1), 11-26. doi: Florida, R., & Kenney, M. (1988). Venture capital and high technology entrepreneurship. Journal of Business Venturing, 3(4), 301-319. doi: Folta, T. B., Cooper, A. C., & Baik, Y.-s. (2006). Geographic cluster size and firm performance. Journal of Business Venturing, 21(2), 217-242. doi: Gartner, W. B. (1990). What are we talking about when we talk about entrepreneurship? Journal of Business Venturing, 5(1), 15-28. doi: Ge, J., Stanley, L. J., Eddleston, K., & Kellermanns, F. W. (2017). Institutional deterioration and entrepreneurial investment: The role of political connections. Journal of Business Venturing, 32(4), 405-419. doi: org/10.1016/j.jbusvent.2017.04.002 Guerini, M., & Quas, A. (2016). Governmental venture capital in Europe: Screening and certification. Journal of Business Venturing, 31(2), 175-195. doi: Jackson, J. E., Klich, J., & Poznanska, K. (1999). Firm creation and economic transitions. Journal of Business Venturing, 14(5–6), 427-450. doi: Koh, F. C. C., Koh, W. T. H., & Tschang, F. T. (2005). An analytical framework for science parks and technology districts with an application to Singapore. Journal of Business Venturing, 20(2), 217-239. doi: org/10.1016/j.jbusvent.2003.12.002 Kolympiris, C., Kalaitzandonakes, N., & Miller, D. (2015). Location choice of academic entrepreneurs: Evidence from the US biotechnology industry. Journal of Business Venturing, 30(2), 227-254. doi: jbusvent.2014.02.002
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1079 Krippendorff, K. a. (2013). Content analysis: an introduction to its methodology (Third ed.). London;Los Angeles;: SAGE. Kwon, S.-W., & Arenius, P. (2010). Nations of entrepreneurs: A social capital perspective. Journal of Business Venturing, 25(3), 315-330. doi: Li, Y., & Zahra, S. A. (2012). Formal institutions, culture, and venture capital activity: A cross-country analysis. Journal of Business Venturing, 27(1), 95-111. doi: Marion, T. J. (2016). 4 Factors That Predict Startup Success, and One That Doesn’t. Harvard Business Review Digital Articles, 2-5. McCann, B. T., & Folta, T. B. (2011). Performance differentials within geographic clusters. Journal of Business Venturing, 26(1), 104-123. doi: McMullan, W. E., & Long, W. A. (1987). Entrepreneurship education in the nineties. Journal of Business Venturing, 2(3), 261-275. doi: Meek, W. R., Pacheco, D. F., & York, J. G. (2010). The impact of social norms on entrepreneurial action: Evidence from the environmental entrepreneurship context. Journal of Business Venturing, 25(5), 493-509. doi: org/10.1016/j.jbusvent.2009.09.007 O’Connor, A. (2013). A conceptual framework for entrepreneurship education policy: Meeting government and economic purposes. Journal of Business Venturing, 28(4), 546-563. doi: jbusvent.2012.07.003 Ozgen, E., & Baron, R. A. (2007). Social sources of information in opportunity recognition: Effects of mentors, industry networks, and professional forums. Journal of Business Venturing, 22(2), 174-192. doi: org/10.1016/j.jbusvent.2005.12.001 Phan, P. H., Siegel, D. S., & Wright, M. (2005). Science parks and incubators: observations, synthesis and future research. Journal of Business Venturing, 20(2), 165-182. doi: Rice, M. P. (2002). Co-production of business assistance in business incubators: an exploratory study. Journal of Business Venturing, 17(2), 163-187. doi: Schumpeter, J. A. (1934). The theory of economic development: an inquiry into profits, capital, credit, interest, and the business cycle (Vol. 46.). Cambridge, MA U6 - ctx_ver=Z39.88-2004&ctx_enc=info%3Aofi%2Fenc%3AUTF- 8&rfr_id=info%3Asid%2Fsummon.serialssolutions.com&rft_val_fmt=info%3Aofi%2Ffmt%3Akev%3Amtx %3Abook&rft.genre=book&rft.title=The+theory+of+economic+development&rft.au=Schumpeter%2C+Josep h+A.%2C+1883-1950&rft.series=Harvard+economic+studies&rft.date=1934-01-01&rft.pub=Harvard+Univer sity+Press&rft.volume=46.&rft.externalDocID=b10773551¶mdict=en-US U7 - Book: Harvard University Press. Schumpeter, J. A. (1947). The Creative Response in Economic History. The Journal of Economic History, 7(2), 149- 159. doi:10.1017/S0022050700054279 Shabangu, S. (2014). The importance of startup companies for economic development. Retrieved from https:// www.linkedin.com/pulse/20141122084428-77551011-the-importance-of-startup-companies-for-economic- development Shane, S. (1993). Cultural influences on national rates of innovation. Journal of Business Venturing, 8(1), 59-73. doi: Smilor, R. W., Gibson, D. V., & Kozmetsky, G. (1989). Creating the technopolis: High-technology development in Austin, Texas. Journal of Business Venturing, 4(1), 49-67. doi: Stearns, T. M., Carter, N. M., Reynolds, P. D., & Williams, M. L. (1995). New firm survival: Industry, strategy, and location. Journal of Business Venturing, 10(1), 23-42. doi: Stenholm, P., Acs, Z. J., & Wuebker, R. (2013). Exploring country-level institutional arrangements on the rate and
  16. 1080 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA type of entrepreneurial activity. Journal of Business Venturing, 28(1), 176-193. doi: jbusvent.2011.11.002 Tan, J., Shao, Y., & Li, W. (2013). To be different, or to be the same? An exploratory study of isomorphism in the cluster. Journal of Business Venturing, 28(1), 83-97. doi: Tobias, J. M., Mair, J., & Barbosa-Leiker, C. (2013). Toward a theory of transformative entrepreneuring: Poverty reduction and conflict resolution in Rwanda’s entrepreneurial coffee sector. Journal of Business Venturing, 28(6), 728-742. doi: Van De Ven, H. (1993). The development of an infrastructure for entrepreneurship. Journal of Business Venturing, 8(3), 211-230. doi: Venkataraman, S. (2004). Regional transformation through technological entrepreneurship. Journal of Business Venturing, 19(1), 153-167. doi: Wyrwich, M. (2013). Can socioeconomic heritage produce a lost generation with regard to entrepreneurship? Journal of Business Venturing, 28(5), 667-682. doi: Zacharakis, A. L., Shepherd, D. A., & Coombs, J. E. (2003). The development of venture-capital-backed internet companies: An ecosystem perspective. Journal of Business Venturing, 18(2), 217-231. doi: org/10.1016/S0883-9026(02)00084-8 Zahra, S. A. (1993). Environment, corporate entrepreneurship, and financial performance: A taxonomic approach. Journal of Business Venturing, 8(4), 319-340. doi: Zhao, L., & Aram, J. D. (1995). Networking and growth of young technology-intensive ventures in China. Journal of Business Venturing, 10(5), 349-370. doi: Zhou, W. (2013). Political connections and entrepreneurial investment: Evidence from China’s transition economy. Journal of Business Venturing, 28(2), 299-315. doi: Zhou, W. (2017). Institutional environment, public-private hybrid forms, and entrepreneurial reinvestment in a transition economy. Journal of Business Venturing, 32(2), 197-214. doi: