Các yếu tố nước chủ nhà tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào các nước đang phát triển và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2490
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố nước chủ nhà tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào các nước đang phát triển và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_nuoc_chu_nha_tac_dong_den_dau_tu_truc_tiep_nuoc_n.pdf

Nội dung text: Các yếu tố nước chủ nhà tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào các nước đang phát triển và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 CÁC YẾU TỐ NƯỚC CHỦ NHÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ EU VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM DETERMINANTS OF HOST COUNTRIES AFFECTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT FROM EU TO DEVELOPING COUNTRIES AND SOME IMPLICATIONS FOR VIETNAM Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Minh Trang, Đỗ Việt Phương Linh, Vũ Thị Thùy Dương Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phuongntm.ueb@vnu.edu.vn TÓM TẮT Bài viết tập trung phân tích các yếu tố nước chủ nhà ảnh hưởng tới quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU sang các nước đang phát triển, trong đó có yếu tố hai bên cùng tham gia Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Từ đó, đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhằm thu hút hiệu quả dòng vốn FDI từ các đối tác EU trong bối cảnh hai nước vừa ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Nghiên cứu phân tích hồi quy trên mẫu gồm 15 nước chủ nhà đang phát triển có ký kết FTA với EU trong giai đoạn 1990- 2017. Kết quả cho thấy việc ký kết FTA có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu hút FDI của các nước đang phát triển từ EU. Ngoài ra, giá trị FDI tích lũy, quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng và cơ sở hạ tầng là những yếu tố có tác động quan trọng; trong khi đó các yếu tố liên quan đến hội nhập khu vực và chi phí lao động của nước chủ nhà không có ảnh hưởng lớn tới quyết định của các nhà đầu tư EU khi đầu tư sang các nước đang phát triển. Từ kết quả mô hình, nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định việc ký kết EVFTA sẽ làm gia tăng dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam đồng thời cần chú trọng thúc đẩy mở rộng thị trường, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu hút dòng vốn FDI chất lượng từ các đối tác EU. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), yếu tố nước chủ nhà, Hiệp định thương mại tự do (FTA), EU, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), EU, Việt Nam. ABSTRACT The paper focuses on analyzing the determinants of host countries affecting foreign direct investment (FDI) from the EU to developing countries, including the factor of joining a free trade agreement (FTA); thereby giving some policy implications for Vietnam to effectively attract FDI inflows from EU partners in the context that EU – Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) have just been signed. Regression analysis study on a sample of 15 developing countries that signed FTAs with the EU during 1990-2017. The results show that FTA has a positive effect on developing countries’ attracting FDI from the EU. In addition, cumulative FDI, market size, economic growth rate and infrastructure are important influencing factors; meanwhile factors related to regional integration and labor cost of host coutnries do not significantly influence the decision of EU investors when investing in developing countries. From the research results, the signing of EVFTA is expected to increase FDI inflows from the EU to Vietnam in the future. Vietnam also needs to promote its economic growth, develop infrastructure, and improve the quality of human resources to attract quality FDI inflows from EU partners. Keywords: Foreign Direct Investment (FDI), host countries’ factors, Free Trade Agreement (FTA), EU – Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), EU, Vietnam. 1. Giới thiệu Sau gần 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức kể từ Hiệp định khung về hợp tác ký kết năm 1995, EU dần trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Tính đến hết năm 2018, EU là đối tác thương mại lớn thứ tư (sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam1. EU đồng thời là đối tác đầu tư nước ngoài lớn thứ tư của Việt Nam (sau ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản)2. Ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác kinh tế quan trọng thứ hai của EU trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore (Ủy ban châu Âu, 2018). Hiệp định thương mại tự 1 Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê. 2 Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1264
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 do Việt Nam – EU (EVFTA) ký kết ngày 30/06/2019 đánh dấu một sự kiện quan trọng, không chỉ đưa quan hệ hợp tác song phương lên một giai đoạn phát triển mới, toàn diện và sâu sắc hơn mà còn đưa Việt Nam trở thành tâm điểm thu hút của các dòng vốn đầu tư toàn cầu. Đáng lưu ý là cùng thời điểm EVFTA được ký kết, Chính phủ cũng đang xem xét phê duyệt “Chiến lược và Định hướng chiến lược thu hút thế hệ mới” hướng tới mục tiêu chủ động thu hút FDI có chọn lọc, phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát huy lợi ích và hạn chế những bất cập của FDI mang lại. Theo đó, Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu và có tác động lan tỏa, gắn kết chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng không chỉ làm gia tăng số lượng FDI mà còn giúp cải thiện chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam, đặc biệt là FDI từ các đối tác EU. Việc đánh giá các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU sang các nước đang phát triển như Việt Nam, trong đó có yếu tố cùng tham gia một FTA, do đó là hết sức cần thiết; giúp Việt Nam có những định hướng và giải pháp cụ thể hơn để thu hút hiệu quả dòng vốn FDI từ các đối tác EU. Bài viết này tập trung nghiên cứu các yếu tố nước chủ nhà ảnh hưởng tới quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU sang các nước đang phát triển, trong đó có yếu tố hai bên cùng tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA). Từ đó, đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhằm thu hút hiệu quả dòng vốn FDI từ các đối tác EU trong bối cảnh hai nước vừa ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Ngoài phần giới thiệu, bài viết bao gồm các nội dung sau: (i) Tổng quan tài liệu; (ii) Phương pháp nghiên cứu; (iii) Kết quả nghiên cứu; (iv) Một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các yếu tố nước chủ nhà tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Các yếu tố tác động đến FDI bao gồm các yếu tố của nước đầu tư (yếu tố đẩy), yếu tố của nước chủ nhà (yếu tố hút) và yếu tố môi trường quốc tế. Yếu tố đẩy liên quan đến các điều kiện thương mại và thị trường, chính sách, chi phí sản xuất và điều kiện kinh doanh của nước đầu tư (UNCTAD, 2010). Các yếu tố môi trường quốc tế bao gồm toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quan hệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, theo UNCTAD (2010), nhóm các yếu tố của nước chủ nhà là yếu tố quan trọng nhất tác động đến FDI. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung xem xét các yếu tố nước chủ nhà. Các yếu tố hút của nước chủ nhà được UNCTAD (2010) phân loại thành ba nhóm yếu tố: (i) Nhóm yếu tố chính sách; (ii) Nhóm yếu tố kinh tế và (iii) Nhóm yếu tố kinh doanh. Các yếu tố chính sách liên quan đến sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội; quản trị quốc gia tốt; các chính sách về chức năng và cấu trúc của thị trường; chính sách bảo vệ quyền tài sản; các chính sách ngành, khu vực, phát triển cụm; chính sách thương mại và tỷ giá hối đoái; và các thỏa thuận đầu tư quốc tế mà nước chủ nhà tham gia. Các yếu tố kinh tế được phân loại dựa vào mục đích của FDI. Với mục đích tìm kiếm thị trường, những yếu tố được quan tâm nhiều nhất bao gồm: quy mô thị trường; thu nhập bình quân đầu người; tốc độ gia tăng thị trường và khả năng tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu. Với mục đích tìm kiếm nguồn lực, nhà đầu tư quan tâm đến nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận. Đặc biệt, so với UNCTAD (1998), UNCTAD (2010), phân chia FDI tìm kiếm nguồn lực thành hai nhóm là nguồn lực thông thường bao gồm tài nguyên thiên nhiên và lao động không có kỹ năng và nguồn lực chiến lược bao gồm các lợi thế cạnh tranh mới, lao động có kỹ năng, trình độ công nghệ và cơ sở hạ tầng chiến lược. Với cách phân loại này, UNCTAD (2010) nhấn mạnh đến sự khác biệt trong các yếu tố kinh tế thúc đẩy FDI ở các trình độ và mục đích khác nhau. Với mục đích tìm kiếm hiệu quả thì lương, năng suất lao động, các chi phí khác như vận chuyển, liên lạc, sản phẩm trung gian và mạng lưới doanh nghiệp khu vực là các yếu tố quan trọng. Cuối cùng, các yếu tố kinh doanh như xúc tiến đầu tư, khuyến khích đầu tư, chi phí không chính thức, thuận lợi hóa đầu tư thông qua dịch vụ một cửa, cung cấp tiện ích xã hội và các dịch vụ sau đầu tư cũng là những yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài. 1265
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2.1.2. Ảnh hưởng của FTA đến dòng vốn FDI của một nước Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra sôi động, việc các quốc gia cùng tham gia vào một FTA ngày càng có tác động mạnh mẽ đến dòng vốn FDI của các nước thành viên (bên cạnh các yếu tố chủ nhà khác đã trình bày ở phần 2.1.1). FTA có thể tác động đến FDI theo nhiều kênh với mức độ khác nhau; phụ thuộc vào phạm vi, nội dung và độ sâu của cam kết hội nhập mà quốc gia đó tham gia; cũng như tính chất của FDI và nước đầu tư là nước nội khối hay ngoại khối. Các FTA thế hệ mới với các nội dung cam kết rộng hơn, vượt ra ngoài các cam kết về mở cửa thương mại của các FTA truyền thống thì tác động đối với FDI lại càng đa chiều và phức tạp hơn (Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương 2016, López và Orlicki 2006). Trước hết, cam kết tự do hóa thương mại bao gồm xóa bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế làm giảm FDI theo chiều ngang3 giữa các nước nội khối khi động cơ đầu tư là để tránh thuế quan nhập khẩu của nước chủ nhà; nhưng lại làm gia tăng FDI theo chiều dọc4 giữa các nước cùng tham gia FTA với động cơ đầu tư để tìm kiếm nguồn lực và hiệu quả (Yeyati và các cộng sự 2003, Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương 2016). Tác động tổng thể của việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan thông qua FTA đối với FDI nội khối, do đó là chưa rõ ràng, phụ thuộc vào bản chất FDI giữa các quốc gia tham gia FTA là FDI theo chiều dọc hay FDI theo chiều ngang. Ngược lại, FTA có tác động tích cực đối với FDI ngoại khối dù đó là FDI theo chiều dọc hay chiều ngang vì các nước ngoại khối có xu hướng đầu tư nhiều hơn để tận dụng các ưu đãi trong tiếp cận thị trường đối tác mà FTA mang lại (Yeyati và các cộng sự, 2003, Moon, 2009, Thangavelu và Findlay, 2011, Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương, 2016). Ngoại trừ các cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa trong FTA có thể làm giảm FDI theo chiều ngang từ các nước nội khối thì các cam kết khác trong FTA như cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ, cam kết tự do hóa đầu tư, các cam kết khác liên quan đến cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, minh bạch, và với các tác động gián tiếp khác của FTA như hình thành mạng lưới doanh nghiệp khu vực hay đảm bảo hơn về chính sách và thể chế đối với các nước thành viên đều được kỳ vọng có tác động tích cực đối với FDI từ cả nội khối và ngoại khối vào các nước thành viên FTA (Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương, 2016). Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng lưu ý rằng FTA có thể dẫn tới việc tái phân phối dòng vốn FDI giữa các nước thành viên cùng tham gia FTA, do đó FDI gia tăng vào cả khu vực không đảm bảo tất cả các quốc gia tham gia FTA đều thu được lợi ích như nhau. Việc thành viên nào thu hút được nhiều FDI sẽ phụ thuộc vào các lợi thế của thành viên đó so với các thành viên khác cùng tham gia FTA (Yeyati và các cộng sự 2003, Jaumotte 2004). 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng mô hình kinh tế lượng để xác định các yếu tố nước chủ nhà có tác động nhiều nhất tới FDI mà trong đó nước chủ nhà là các nước đang phát triển. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu thường tập trung xem xét đến các yếu tố kinh tế của nước chủ nhà như GDP, GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, chi phí lao động, chi phí kinh doanh, sự ổn định của nền kinh tế, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và các yếu tố hội nhập kinh tế khu vực. Điều này có thể do sự sẵn có về số liệu của các biến đại diện cho các yếu tố kinh tế; đồng thời cũng thể hiện mức độ quan trọng của các yếu tố này. Demirhan và Masca (2008), sử dụng số liệu FDI của 38 nước đang phát triển trong khoảng thời gian 2000 - 2004. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố về 3 Diễn ra khi nhà đầu tư tiến hành sản xuất các loại hàng hóa ở nước nhận đầu tư tương tự với hàng hóa mà nhà đầu tư đã sản xuất ở nước mình nhằm mục đích tìm kiếm và mở rộng thị trường, nhất là khi nước chủ nhà áp dụng hàng rào cao đối với thương mại. 4 Diễn ra khi các sản phẩm mà nhà đầu tư tiến hành sản xuất tại nước đầu tư và nước nhận đầu tư nằm trong cùng một dây chuyền sản xuất và phân phối một sản phẩm cuối cùng; nhằm mục đích khai thác tài nguyên, nhiên vật liệu, lao động giá rẻ ở nước chủ nhà. 1266
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, mức thuế thấp và tình hình kinh tế ổn định có ảnh hưởng tích cực đến dòng vốn FDI. Mottableb và Kalirajan (2010), thu thập số liệu từ 68 quốc gia đang phát triển (bao gồm 31 nước có thu nhập thấp và 37 nước có thu nhập trung bình thấp) trong ba năm 2005 - 2007. Kết quả cho thấy, với hầu hết các nước thu nhập trung bình thấp, bên cạnh yếu tố quy mô thị trường nội địa lớn thì sự liên kết chặt chẽ giữa các nước này với thị trrường khu vực và toàn cầu, cùng với môi trường kinh doanh thân thiện cho các nhà đầu tư là các yếu tố quan trọng nhất đối với việc thu hút FDI của các nước này. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như mức độ lạm phát, cơ sở hạ tầng (thông qua biến số lượng điện thoại trung bình trên 100 người, số người dùng internet), thời gian bắt đầu hoạt động kinh doanh và lực lượng lao động cũng có tác động tương đối đến dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia này. Tocar (2018), tổng hợp nhiều bài nghiên cứu khác nhau về các yếu tố giúp thu hút FDI của nước chủ nhà và chia các nhóm yếu tố ảnh hưởng thành 11 nhóm, bao gồm cả các yếu tố kinh tế và phi kinh tế. Kết quả tổng hợp cho thấy mặc dù các nghiên cứu có thể sử dụng các biến đại diện khác nhau cho các yếu tố song kết quả hồi quy đều thể hiện các yếu tố về quy mô thị trường, sự ổn định của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, lao động, độ mở thương mại và hội nhập kinh tế khu vực có tác động nhiều nhất tới dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Trong các yếu tố tác động đến FDI, việc cùng tham gia FTA giữa nước đầu tư và nước chủ nhà cũng là một yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ khía cạnh lý thuyết, tác động của FTA đối với FDI giữa các nước thành viên là chưa rõ ràng, tùy thuộc vào tính chất của FDI và các cam kết trong FTA. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho các kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu như Yeyati và các cộng sự (2003), Lederman và các cộng sự (2005), Waldkirch (2003), Ismail và các cộng sự (2009), Plummer và Cheong (2008) chỉ ra tác động tích cực của FTA đối với FDI. Tuy nhiên, nghiên cứu của Moon (2009) cho thấy FTA làm tăng FDI theo chiều dọc nhưng làm FDI theo chiều nganng giữa các nước thành viên. Còn Reed và các cộng sự (2016), lại cho thấy việc đầu tư ra nước ngoài hoặc là không liên quan hoặc là không chịu tác động tiêu cực từ việc tham gia vào một FTA. Tác động của việc tham gia FTA đối với FDI giữa các nước thành viên do đó từ cả khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm đều chưa rõ ràng. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Xây dựng mô hình Nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế lượng xác định các yếu tố nước chủ nhà tác động đến FDI từ EU sang các nước đang phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết, đồng thời tham khảo có chọn lọc các nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến vấn đề này (đặc biệt là nghiên cứu của Jaumotte, 2004). Phương trình hồi quy của nhóm nghiên cứu cụ thể như sau: ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) Trong đó, các biến được mô tả trong bảng 1 như sau: Bảng 1: Bảng mô tả biến Tên biến Mô tả biến ( ) Logarit lượng vốn FDI tích lũy của EU sang nước chủ nhà ( ) Logarit độ trễ lượng vốn FDI tích lũy của EU sang nước chủ nhà ( ) Logarit GDP nước chủ nhà ( ) Logarit tổng GDP của nước chủ nhà và các nước đang phát triển cùng tham gia Hiệp định thương mại khu vực (RTA) 1267
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Tốc độ tăng trưởng GDP của nước chủ nhà Tốc độ tăng trưởng trung bình của nước chủ nhà và các nước đang phát triển cùng thuộc RTA ( ) Logarit chi phí lao động ( ) Logarit chênh lệch chi phí lao động giữa nước chủ nhà với quốc gia đang phát triển cùng thuộc RTA ( ) Logarit mức độ đăng ký thuê bao di động của nước chủ nhà ( ) Logarit chênh lệch mức độ đăng ký thuê bao di động của nước chủ nhà với các nước đang phát triển cùng thuộc RTA FTA Biến giả thể hiện việc ký kết FTA giữa EU và nước chủ nhà Biến phụ thuộc là lượng vốn FDI tích lũy (stock of FDI) của EU sang nước chủ nhà. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn sử dụng “lượng vốn FDI tích lũy”, vì trên thực tế “dòng vốn FDI vào” (inflow of FDI) theo từng năm có thể bị âm khi nước đầu tư rút vốn đầu tư khỏi nước chủ nhà trong năm đó. Vì vậy, lượng vốn FDI tích lũy cung cấp một chỉ số đo lường tốt hơn so với dòng vốn FDI vào theo từng năm. Các biến giải thích bao gồm các biến đại diện cho các yếu tố bao gồm: (i) Quy mô thị trường nước chủ nhà (GDP và mức độ gia tăng GDP của nước chủ nhà); (ii) Quy mô thị trường khu vực (GDP và mức độ tăng GDP trung bình của nước chủ nhà và các nước đang phát triển cùng thuộc RTA); (iii) Chi phí lao động,; (iv) Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng (số lượng đăng ký thuê bao di động); (v) Lợi thế của nước chủ nhà trong thị trường khu vực (mức độ chênh lệch về chi phí lao động và số lượng đăng ký thuê bao di động giữa nước chủ nhà và và nước đang phát triển cùng tham gia RTA), hiệu ứng tích tụ (độ trễ FDI tích lũy) và cùng tham gia FTA (biến giả FTA). Cụ thể như sau: Trước hết, theo Jaumotte (2004) và các nghiên cứu trước cho thấy, quyết định đầu tư ra nước ngoài của một quốc gia chịu ảnh hưởng bởi tác động tích lũy. Theo đó, động lực đầu tư mới có liên quan chặt chẽ đến tổng lượng vốn FDI có sẵn trước đó do các nhà đầu tư mới có thể tận dụng tính sẵn có và sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ - kết quả của quá trình đầu tư trước đó. Ngoài ra, sự hiện diện của những doanh nghiệp FDI tại nước chủ nhà cùng là bằng chứng cho thấy quốc gia đó hội tụ những điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI. Chính vì vậy, biến độ trễ của lượng vốn FDI được đưa vào làm biến giải thích cho mô hình. Ngoài ra, chất lượng cơ sở hạ tầng của nước chủ nhà là biến số có liên quan tới tác động tích lũy. Trong bài nghiên cứu này, nhóm sử dụng số lượng đăng ký thuê bao di động trên 100 người làm đại diện cho trình độ phát triển của yếu tố cơ sở hạ tầng của quốc gia. Biến này được sử dụng thay thế cho biến số lượng tivi trên đầu người (trong Jaumotte, 2004) hay biến số lượng đường dây điện thoại cố định (trong Demirhan và Masca, 2008) mà chính các tác giả cũng thừa nhận là hạn chế trong mô hình của họ. Như vậy, và được kỳ vọng có dấu dương Thứ hai, đối với các nước đi đầu tư với mục đích tìm kiếm thị trường thì độ lớn của thị trường nước chủ nhà và khả năng tiếp cận thị trường khu vực là yếu tố quan trọng khi ra quyết định đầu tư. Đa số các nghiên cứu đều cho thấy tác động tích cực của độ lớn thị trường và tốc độ tăng trưởng của nước chủ nhà đến lượng vốn FDI vào các nước đó. Mô hình nghiên cứu của nhóm lấy GDP là biến đại diện cho độ lớn thị trường và tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm đại biểu cho tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, tương tự như nghiên cứu của Jaumotte (2004), các tác giả cũng nghiên cứu tác động của thị trường khu vực tới việc thu hút FDI. Trong đó, độ lớn thị trường khu vực là tổng GDP của nước chủ nhà và các nước cùng thuộc khu vực kinh tế hoặc có ký FTA với nước chủ nhà. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào thị trường khu vực giữa nước chủ nhà với những quốc gia đang phát triển khác. Việc xem xét yếu tố này giúp xác định xem liệu EU có nhắm tới việc tiếp cận thị trường khu vực rộng lớn hơn có cùng tính chất với nước chủ nhà khi quyết định đầu tư vào nước chủ nhà hay không. , , , , do đó được kỳ vọng là có dấu dương. 1268
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Thứ ba, chi phí lao động có thể có tác động thuận chiều hoặc ngược chiều với FDI lũy kế từ nước phát triển sang nước đang phát triển. Đối với FDI nhằm cắt giảm chi phí sản xuất nhờ giá nhân công rẻ tại các nước đang phát triển thì chi phí lao động thấp sẽ làm gia tăng FDI. Tuy nhiên, với FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực chiến lược mà ở đó chất lượng lao động mới là yếu tố quan trọng thì chi phí lao động thấp lại có thể làm sụt giảm FDI. Vì vậy, có thể mang dấu dương hoặc dấu âm tùy thuộc vào mục đích của nước phát triển khi đầu tư sang các nước đang phát triển. Thứ tư, các nghiên cứu trước đây cũng lưu ý rằng FTA có thể dẫn tới việc tái phân phối dòng vốn FDI giữa các nước thành viên cùng tham gia FTA, do đó FDI gia tăng vào cả khu vực không đảm bảo tất cả các quốc gia tham gia FTA đều thu được lợi ích như nhau. Việc thành viên nào thu hút được nhiều FDI sẽ phụ thuộc vào các lợi thế của thành viên đó so với các thành viên khác cùng tham gia FTA. Vì vậy, nhóm tác giả cũng xem xét tác động của lợi thế cạnh tranh của nước chủ nhà trong thu hút FDI từ EU thông qua các biến có tiền tố GAP thể hiện sự chênh lệch về chi phí lao động và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng giữa nước chủ nhà với các nước đang phát triển khác cùng tham gia RTA. Cuối cùng, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động của việc ký kết FTA đến lượng vốn FDI của EU vào các nước đang phát triển, cũng như tham khảo từ các nghiên cứu trước, nhóm tác giả đưa thêm vào mô hình biến giả FTA với giá trị FTA = 1 khi giữa EU và nước đối tác có ký kết FTA và FTA = 0 khi giữa EU và nước đối tác không có ký kết FTA. 3.2. Số liệu và kỹ thuật sử dụng Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp của 15 quốc gia đang phát triển đã ký kết FTA song phương/đa phương với EU trong giai đoạn 1990 - 2017. Tuy nhiên, số liệu một số biến của một số quốc gia thuộc mẫu nghiên cứu trong suốt thời gian nghiên cứu là không đầy đủ. Do đó, tổng số quan sát trong mẫu nghiên cứu là 222 quan sát. Số liệu về các chỉ tiêu kinh tế như GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, chi phí lao động, số lượng thuê bao di động trên 100 người đều được thu thập và tổng hợp từ Báo cáo các chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicator) của Ngân hàng thế giới (World Bank). Trong khi đó, số liệu về lượng vốn FDI tích lũy được thu thập từ “Dữ liệu thống kê FDI song phương 2014” của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat). Cuối cùng, thông tin về việc ký kết FTA được tổng hợp từ trang web chính thức của EU europa.eu. Số liệu của các biến số đều được thu thập trong giai đoạn từ năm 1990 - 2017. Nghiên cứu trước hết được tiến hành bằng việc lựa chọn mô hình phù hợp dựa trên kiểm định Hausman trên phần mềm Stata 14. Kiểm định Hausman được sử dụng để đánh giá sự phù hợp giữa hai mô hình FEM và REM. Kết quả kiểm định cuối cùng cho biết mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất đối với các ước lượng của bài nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm thực hiện kiểm định các khuyết tật khác như phương sai sai số thay đổi và tự tương quan trong mô hình dạng bảng, từ đó tìm cách khắc phục nhằm tăng khả năng dự báo chính xác cho mô hình. Đối với hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nhóm sử dụng công cụ kiểm định Modified Wald Test và thu đuợc kết quả cho thấy mô hình ước lượng đã gặp phải khuyết tật này. Kiểm định Woolridge Test đuợc sử dụng để kiểm tra khuyết tật tự tương quan trong mô hình. Trích xuất kết quả kiểm định cũng cho biết mô hình FEM tồn tại hiện tượng tự tương quan. Để khắc phục đồng thời hai khuyết tật này, nhóm lựa chọn sử dụng mô hình hồi quy FGLS nhằm đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả kiểm định của mô hình hồi quy. 4. Kết quả nghiên cứu Kết quả hồi quy từng bước được thể hiện lần lượt trong Bảng 2 với biến phụ thuộc là log(FDIt+1). Trong đó, cột kết quả FEM là mô hình hồi quy ban đầu chưa khắc phục khuyết tật. Cột FGLS là mô hình đã khắc phục những khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tự tương quan. Đây là kết quả cuối cùng được để phân tích ước lượng hồi quy của mô hình đề xuất. 1269
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 2: Kết quả ước lượng phương trình hồi quy Biến phụ thuộc: ( ) Biến FEM FGLS log(FDI) 0.576680 0.825298 log(Y) 0.275102 0.129703 log(REGY) 0.104167* - 0.002078 0.000309 0.010317 REG - 0.006956 0.001272 log(laborcost) - 0.122468 - 0. 013707 log(GAPlaborcost) 0.167030 0.010203 log(infras) 43.550468* 39.306613 log(GAPinfras) - 43.421563* - 39.210073 FTA - 0.04520974 0.08812983* Số quan sát 222 222 Số nước nghiên cứu 15 15 Ghi chú: * Mức ý nghĩa 10%, là 5%, l % Nguồn: Kết quả phân tích từ Stata 14 Kết quả hồi quy từ bảng 2 cho thấy, lượng vốn tích lũy FDI sẵn có tác động rõ rệt tới lượng vốn FDI vào năm kế tiếp. Cụ thể, kết quả cho thấy, khi lượng FDI tích lũy sẵn có tăng lên 1% sẽ làm cho lượng FDI tích lũy trong năm tới tăng lên 0.825%. Kết quả này là minh chứng cho thấy tác động tích lũy thực sự có ảnh hưởng lớn tới khả năng thu vốn đầu tư của EU vào các quốc gia đang phát triển. Bên cạnh đó, độ lớn nền kinh tế của nước chủ nhà cũng được coi là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quyết định đầu tư của EU sang các quốc gia đang phát triển, khi 1% tăng lên trong tổng GDP của nước chủ nhà khiến cho lượng vốn đầu tư FDI từ EU tăng 0.13%. Kết quả cho thấy sự tương đồng với hầu hết các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến FDI. Tốc độ tăng trưởng của thị trường nước chủ nhà cũng cho thấy kết quả đồng biến tương tự như về độ lớn nền kinh tế với 1% tăng lên về tốc độ tăng trưởng có liên quan chặt chẽ đến 0.0103% tăng lên khi thu hút vốn FDI từ EU. Tuy nhiên, độ lớn và tốc độ tăng trưởng trong thị trường khu vực lại không thực sự có ý nghĩa khi EU xem xét các quyết định đầu tư của mình. Điều này trái ngược với lập luận cho rằng khả năng tiếp cận thị trường khu vực của nước chủ nhà tác động tích cực tới FDI từ các nước phát triển. Theo Jaumotte, biến số này chỉ thực sự có ý nghĩa khi tất cả các quốc gia trong khu vực kinh tế đều có động lực kinh tế lớn cũng như có môi trường chính sách, kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc thu hút FDI. Trong khi đó, các khu vực kinh tế mà các quốc gia thuộc mẫu nghiên cứu tham gia bao gồm các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho các nhà đầu tư EU. Vì vậy, trong trường hợp này, khi các nhà đầu tư EU thâm nhập vào thị trường các nước đang phát triển, họ thường không chú trọng đến việc tận dụng những tiềm năng từ những ưu đãi của thị trường khu vực kinh tế chung của các quốc gia này. Đối với trường hợp của EU khi đầu tư ra nước ngoài, yếu tố về chi phí lao động cũng không có ảnh hưởng lớn. Điều này chứng tỏ, các nhà đầu tư EU khi đầu tư sang các quốc gia đang phát triển không hẳn là để tận dụng lợi thế về giá nhân công rẻ ở những nước này. Kết quả này hàm ý các nhà đầu tư EU có thể hướng đến những yếu tố khác ngoài giá nhân công như chất lượng hay kỹ năng lao động. 1270
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Mặt khác, các nhà đầu tư từ EU lại chú trọng đến chất lượng cơ sở hạ tầng khi họ xem xét các thương vụ đầu tư của mình vào những nước đang phát triển. Cụ thể, cứ 1% tăng lên về mức độ đăng ký thuê bao điện thoại tương ứng với 39.31% tăng lên trong số vốn FDI tích lũy từ EU sang các nền kinh tế đang phát triển. Hơn nữa, cơ sở vật chất cũng là yếu tố mang tính cạnh tranh lớn giữa các quốc gia đang phát triển có ký kết các RTA với nhau trong việc tiếp nhận FDI từ EU. Mức độ cạnh tranh về cơ sở hạ tầng - kỹ thuật là tương đối lớn khi khoảng cách về cơ sở hạ tầng tăng lên 1% sẽ khiến cho lượng vốn FDI các quốc gia này nhận được từ EU giảm đi 39.21%. Chính vì vậy, để thu hút dòng vốn FDI tiềm năng từ các nhà đầu tư EU, chính phủ các nước đang phát triển thực sự cần chú trọng đến việc phát triển cơ sở hạ tầng trong nước. Bên cạnh những yếu tố về trình độ kinh tế, kỹ thuật và xã hội, kết quả hồi quy còn cho thấy tiềm năng đẩy mạnh xúc tiến đầu tư của các nền kinh tế đang phát triển với các nhà đầu tư khi các quốc gia này thực hiện ký kết các FTA song phương hoặc đa phương với EU. Kết quả phân tích từ bảng 2 đã cho thấy việc ký kết FTA giữa EU với nước chủ nhà thực sự đã tạo cơ hội cho tiềm năng thu hút FDI từ EU sang những quốc gia này, khi lượng vốn FDI tích lũy chịu tác động tích cực khi có FTA. Đây là một kết luận rất quan trọng cho thấy những cam kết về thương mại và liên quan đến thương mại cũng trở thành cơ hội cho nhóm nước đang phát triển tiếp cận nguồn vốn đầy tiềm năng từ EU. 5. Một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam Từ kết quả mô hình hồi quy có thể thấy rằng các yếu tố về kinh tế như độ lớn thị trường và tốc độ tăng trưởng, yếu tố về cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động và việc tham gia vào những cam kết ưu đãi về thương mại giữa EU và các nước đang phát triển cần được các chính phủ quan tâm khi muốn đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI từ EU. Đặc biệt, kết quả mô hình giúp củng cố nhận định của nhiều nghiên cứu trước đây như Philip và các cộng sự (2011), Baker và các cộng sự (2014), Mutrap (2017), Euro Cham (2018) khi cho rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ có tác động tích cực đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả cho thấy yếu tố cùng tham gia FTA sẽ có tác động thuận chiều với giá trị FDI lũy kế từ EU sang các nước đối tác đang phát triển. Như vậy, EVFTA có thể giúp làm tăng giá trị FDI lũy kế từ EU sang Việt Nam trong thời gian tới. Không chỉ như vậy, EVFTA không chỉ giúp gia tăng số lượng mà còn giúp cải thiện chất lượng dòng vốn FDI phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Giá trị FDI lũy kế từ EU tỷ lệ nghịch với chi phí lao động tại các nước chủ nhà đang phát triển, hàm ý rằng các nhà đầu tư EU khi đầu tư sang các nước đang phát triển có xu hướng tìm kiếm các địa điểm đầu tư có chất lượng lao động tốt hơn là địa điểm đầu tư có nhân công giá rẻ. Do đó, các dự án FDI từ EU thường là các dự án tạo ra giá trị gia tăng cao, có trình độ công nghệ cao và có thể tạo ra tác động lan tỏa tốt hơn cho khu vực kinh tế trong nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, lợi thế về việc ký kết FTA sớm với EU (đến nay trong khu vực ASEAN mới chỉ có Singapore và Việt Nam ký kết FTA với EU) chỉ tồn tại trong ngắn hạn do mục tiêu cuối cùng của EU là ký kết một FTA với toàn bộ khu vực ASEAN và hiện nay EU đang tiếp tục tiến hành đàm phán với FTA song phương với Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia. Vì vậy, bên cạnh việc nhanh chóng tận dụng các cơ hội thu hút FDI từ EVFTA, Việt Nam cũng cần phải chú trọng: (i) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tạo ra cơ hội thị trường rộng lớn đầy tiềm năng để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư EU; (ii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng, tay nghề đáp ứng trình độ công nghệ từ các nhà đầu tư đến từ EU; (iii) Phát triển cơ sở hạ tầng tiên tiến, giảm bớt khoảng cách với các nước trong khu vực - một yếu tố quan trọng trong thu hút FDI từ các đối tác EU; (iv) Duy trì và gia tăng FDI từ các nhà đầu tư EU đã hoạt động tại Việt Nam, vì đầu tư sẵn có từ các nhà đầu tư EU đi trước có tác động đáng kể đến quyết định của các nhà đầu tư EU mới. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bài nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Mô hình tập trung đánh giá các yếu tố kinh tế mà chưa đề cập đến các yếu tố khác như yếu tố chính sách và yếu tố kinh doanh. Cũng như nhiều nghiên cứu trước đây, các biến đại diện cho các yếu tố này và việc thu thập 1271
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 số liệu của các biến như vậy là không khả thi trong điều kiện số liệu hiện nay. Nghiên cứu cũng mới tập trung vào các yếu tố kinh tế mà theo nhóm là quan trọng nhất từ quá trình tổng quan tài liệu và chưa đề cập tới một số yếu tố có thể tác động đến FDI như rủi ro tài chính, tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất Nghiên cứu cũng chưa xem xét được ảnh hưởng đối với từng ngành và tác động với từng quốc gia thuốc khối EU. Đây đều có thể là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Baker, P., Vanzetti, D., Phạm Thị Lan Hương (2014), “Đánh giá tác động dài hạn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU”. Báo cáo nghiên cứu thuộc Dự án MUTRAP. [2] Demirhan, E., Masca, M. (2008). Determinants of Foreign Direct Investment Flows to Developing Countries: A Cross-sectional Analysis. Prague Economic Papers Vol.17 No 4. [3] EuroCham (2018), EVFTA Report 2018 - The EU – Vietnam Free Trade Agreement: Perspectives from Vietnam, 0update/The%20EVFTA%202018%20Report.pdf, truy cập ngày 30/09/2019. [4] Ismail, N., Smith, P., Kugler, M. (2009), The Effect of ASEAN Economic Integration on Foreign Direct Investment, Journal of Economic Integration, 24(3), 385. [5] Jaumotte, F. (2004). Foreign Direct Investment and Regional Trade Agreements: The Market Size Effect Revisited. IMF Working Paper No. 04/206. [6] Lederman, D., Maloney, W, Serven, L. (2005), Lessons from NAFTA for Latin America and Caribbean Countries: A Summary of Research Findings, Stanford University Press. [7] Lopez, A., Orlicki, O. (2006). Regional Integration and Foreign Direct Investment: The Potential impact of the FTAA and the EU-MERCOSUR Agreement on FDI flows into MERCOSUR countries. [8] Moon, J. (2009). The Influence of Free Trade Agreement on Foreign Direct Investment: Comparison with non-FTA countries. [9] Mottaleb, K. A., Kalirajan, K. (2010). Determinants of Foreign Direct Investment in Developing Countries: A Comparative Analysis. [10] MUTRAP (2017), “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đối với nền kinh tế Việt Nam”. Báo cáo nghiên cứu thuộc Dự án MUTRAP. [11] Philip, M. J., Laurenza, E., Pasini, F. L, Đinh Van An, Nguyen Hoai Son, Pham Anh Tuan, Minh, N. L. (2011). The Free Trade Agreement between Vietnam and the European Union: Quantitative and Qualitative impact analysis. Hanoi: MUTRAP. [12] Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Thị Minh Phương (2016). Dự báo tác động của Hiệp định xuyên Thái Bình Dương đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016), 1-10. [13] Plummer, M. G., Cheong, D., Hamanaka, S. (2010), Methodology for Impact Assessment of Free Trade Agreement, Asian Development Bank. [14] Reed, R., Lira, C., Byung-Ki, L., Lee, J. (2016), Free Trade Agreements and Foreign Direct Investment: The Role of Endogeneity and Dynamics, Southern Economic Journal 83(1). [15] Thangavelu, S. M., Findlay, C. (2011), ‘The Impact of Free Trade Agreements on Foreign Direct Investment in the Asia-Pasific Region’, in Findlay, C. (ed.), ASEAN+1 FTAs and Global Value Chains in East Asia. ERIA Research Project Report 2010-29, Jakarta: ERIA. pp.112-131. [16] Tocar, S. (2018). Determinants of foreign direct investment: A review. Review of Economic and Business Studies, Vol. 11, Issue 1, 165-196. 1272
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [17] Ủy ban châu Âu (2018). The economic impact of the EU – Vietnam Free Trade Agreement. Luxemburg: Publications Office of the European Union. [18] UNCTAD (1998). World Investment Report 1998: Trends and Determinants. New York and Gevena: United Nations. [19] UNCTAD (2010). World Investment Report 2010: Investing in a Low – Carbon Economy. New York and Geneva: United Nations. [20] Waldkirch, A. (2003), The New Regionalism and Foreign Direct Investment: the Case of Mexico, The Journal of International Trade and Economic Development, 12(2), 151-184. [21] Yeyati, E. L., Stein, E., Daude, C. (2003). Regional Integration and the Location of FDI. Inter- American Development Bank Working Paper No.492. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các nhóm thuộc mẫu nghiên cứu Stt Tên quốc gia Stt Tên quốc gia 1 Albania 9 Nigeria 2 Argentina 10 Peru 3 Bosnia & Herzegovia 11 Serbia 4 Colombia 12 South Africa 5 Mauritius 13 Turkey 6 Mexico 14 Ukraine 7 Montenegro 15 Venezuela 8 Morocco Phụ lục 2: Thống kê mô tả các biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa FDI (triệu USD) 249 28120.84 36080.33 225 180139.5 Y (tỷ USD) 250 229.5421 278.8761 3.922 1315 REGY (tỷ USD) 216 3615.152 9327.013 3.922 66327.48 g (%) 258 3.278491 4.510674 -17 18.28661 REGg (%) 248 3.804898 2.710993 -4.982564 15.32916 laborcost (USD/lao 405 29131.56 12860.51 3902.077 71388.77 động) GAPlaborcost 246 51059.21 60826.77 462.8657 313729.1 (USD/lao động) infras (trên 100 người) 392 54.21419 52.66511 0 207.7518 GAPinfras (trên 100 254 141949.6 102763.5 0 376709 người FTA 420 0.4071429 0.4918878 0 1 1273
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Phụ lục 3: Kết quả kiểm định Hausman Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(9) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 29.82 Prob>chi2 = 0.0005 Phụ lục 4: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (15) = 6493.51 Prob>chi2 = 0.0000 Phụ lục 5: Kết quả kiểm định tự tương quan Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first-order autocorrelation F( 1, 14) = 67.484 Prob > F = 0.0000 1274