Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: Nghiên cứu tình huống sinh viên ngành bất động sản, trường đại học kinh tế quốc dân

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 2460
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: Nghiên cứu tình huống sinh viên ngành bất động sản, trường đại học kinh tế quốc dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_y_dinh_khoi_nghiep_cua_sinh_vien_ngh.pdf

Nội dung text: Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: Nghiên cứu tình huống sinh viên ngành bất động sản, trường đại học kinh tế quốc dân

  1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG SINH VIÊN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Nguyễn Thanh Lân*1 TÓM TẮT: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đang theo học ngành Bất động sản, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Dữ liệu được thu thập từ 306 sinh viên đang theo học từ Khóa 56 đến Khóa 59. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến, kết quả cho thấy có 05 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, lần lượt là: (1) Sự tự tin về tính khả thi khởi nghiệp; (2) Sở thích kinh doanh; (3) Ý kiến người xung quanh; (4) Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và thị trường; (5) Phương thức học qua thực tế. Các hàm ý của nghiên cứu này đưa ra nhằm đóng góp vào việc cải tiến chương trình giáo dục đại học ngành Bất động sản và NEU và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên tại cơ sở giáo dục đại học. Từ khóa: Bất động sản; Giáo dục khởi nghiệp; Kinh doanh; Khởi nghiệp; Ý định khởi nghiệp. 1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp được chú trọng và coi như là yếu tố đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm ở nhiều quốc gia (Lee và cộng sự, 2006). Trong những năm qua, đã một số lượng lớn các công trình nghiên cứu đề cập đến chủ đề khởi nghiệp. Đáng chú ý, đã khá nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của một cá nhân. Các nghiên cứu tổng quan cho thấy, về cơ bản, có 03 hướng tiếp cận chủ yếu về các yếu tố cơ bản tác động đến ý định khởi nghiệp của các nhân, đó là: Hoạt động và chương trình đào tạo; yếu tố thuộc về môi trường tác động; yếu tố thuộc về bản thân các nhân (Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt, 2016). Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan đã có nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp cho các cá nhân. Trong đó, đối tượng cụ thể mà các nhiều Chương trình khởi nghiệp hướng đến các thanh niên, sinh viên, qua đó sẽ phát huy tinh thần sáng tạo, ý chí tự thân, lập nghiệp và vận dụng những kiến thức đã lĩnh hội trong quá trình học tập. Tuy nhiên, bằng chứng thực tiễn cho thấy, ý định khởi nghiệp của sinh viên còn khá thấp, phần lớn sinh viên ra trường có xu hướng đăng ký tuyển dụng vào các doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó, hoạt động khởi nghiệp ở nước ta thời gian qua, được đánh giá mang tính phong trào, thiếu thống nhất (Nguyễn Thị Thu Hà, 2018). Do đó, việc tìm hiểu thực trạng ý định khởi nghiệp và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên là vấn đề cấp bách, cần quan tâm xem xét. Về mặt lý luận, ở Việt Nam, đã một số ít các nghiên cứu thực nghiệm đề cập, phân tích và so sánh ý định khởi nghiệp của sinh viên, cụ thể như các nhóm đối tượng sinh viên theo học khối ngành kỹ thuật và kinh tế, quản trị kinh doanh (Nguyễn Thu Thủy, 2015; Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự, 2011), sinh viên theo học tại một cơ sở giáo dục đào tạo cụ thể (Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha, 2016) hoặc các sinh viên đã tốt nghiệp (Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn, 2015). Đáng chú ý, kết quả mà các nghiên * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 207 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1227 cứu rút ra khá thống nhất trong việc khẳng định vai trò tác động của các chương trình đào tạo đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, mức độ tác động của chương trình đào tạo đến nhận thức và ý định khởi nghiệp của sinh viên là khác nhau, do vậy cần có thêm những nghiên cứu (Collins và cộng sự, 2004; Wu, S., & Wu, L., 2008). Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá về ý định khởi nghiệp của sinh viên theo học lĩnh vực (ngành hoặc chuyên ngành) bất động sản (BĐS). Đây là khoảng trống về bối cảnh nghiên cứu tiềm năng để tiếp tục thực hiện tiếp các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Do bởi, BĐS là một lĩnh vực mới ra đời ở Việt Nam (chính thức từ năm 1993) và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Thanh Lân, 2015). Các chương trình đào bậc đại học về lĩnh vực này ở nước ta còn khá mới với sự ra đời chương trình đào tạo đầu tiên tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) vào năm 2002 (tên chương trình đào tạo là chuyên ngành Kinh doanh BĐS). Hiện tại, trên cả nước đã có một số các trường đại học mở ngành đào tạo BĐS. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh BĐS bên cạnh điểm chung về hoạt động kinh doanh nói chung, cũng có những đặc trưng riêng về lĩnh vực BĐS (Hoàng Văn Cường, 2017). Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của các sinh viên theo học ngành BĐS, tại địa bàn nghiên cứu là NEU. 2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Khởi nghiệp theo cách hiểu thông thường là việc bắt động công việc kinh doanh mới. Với nhiều cá nhân, khởi nghiệp đơn thuần là quá trình theo đổi những quyết định mạo hiểm trong tương lai. Ở cấp độ doanh nghiệp, khái niệm khởi nghiệp thường ám chỉ và mang hàm ý đối các công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh - bao gồm một loạt những hoạt động tác nghiệp liên quan đến quá trình thiết kế, tổ chức nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ dưới điều kiện không chắc chắn. Trong nghiên cứu học thuật, khởi nghiệp là một khái niệm đa chiều. Tuy vậy, về cơ bản, ở góc độ cá nhân, có thể cắt nghĩa, khởi nghiệp là việc một cá nhân [một mình hoặc cùng người khác (nhóm)] tận dụng những cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới (Kuckertz & Wagner, 2010; Nguyễn Thu Thủy, 2015). Trong khi đó, Souitaris và cộng sự (2007), cho rằng, ý định khởi nghiệp của cá nhân là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp. Đây là quá trình từ việc định hướng lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007). Theo đó, đối với sinh viên, ý định khởi nghiệp thường xuất phát từ ý tưởng của bản thân sinh viên, đồng thời được định hướng đúng đắn từ chương trình đào tạo và những người đào tạo (Schwarz và cộng sự, 2009). Trong nghiên cứu về ý định khởi nghiệp có nhiều quan điểm khác nhau.Ví dụ như, trường phái về nghiên cứu tính cách cá nhân (một cá nhân sẽ khởi nghiệp cao nếu họ sở hữu một số tính cách (theo các nghiên cứu về đặc tính cá nhân). Trong khi đó, trường phái về đặc điểm nhân khẩu học) lại cho rằng các doanh nhân có tiềm năng khởi nghiệp sẽ là những người có một số đặc điểm nhân khẩu học nhất định. Ngoài ra, trường phái dự định lại khẳng định, các cá nhân khởi nghiệp khi mà họ có nhận thức thái độ nhất định. Như vậy, theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, mặc dù, tồn tại quan điểm góc nhìn lý thuyết khác lý giải về ý định khởi nghiệp; tuy nhiên, có một trong những mô hình lý thuyết được đến nhiều nhất và hay được áp dụng đó là mô hình nhận thức xã hội (social cognitive theory), lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action-TRA) và sau này được phát triển thành Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajen, 1991). Theo đó, dưới góc nhìn của mô hình TRA, có hai yêu tô chinh ảnh hưởng đên y định la thai đô ca nhân va chuân chu quan. Vậy trong nghiên cứu này, thai đô ca nhân cảm giac vê sở thich cua ca nhân đên viêc khởi nghiệp. Chuân chu quan thê hiên sư liên quan đên nhân định cua ngươi khac (bố mẹ, ban bè, gia đình ) như thê nao khi ca nhân thưc hiên hanh vi đo, co thê được goi la y kiên cua nhưng ngươi xung quanh. Ngoài ra , khởi
  3. 1228 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA nghiệp được xem như là một hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991; Krueger và cộng sự, 2000). Luận điểm cơ bản mà lý thuyết đề cập đó là, ý định khởi nghiệp được định nghĩa là sự tự cam kết và thấu hiểu của một cá nhân khi cá nhân này dự định thành lập mới ngành nghề kinh doanh và chủ động thực hiện nó trong tương lai. Theo đó, có một nhân tố mới cần bổ sung đó là “yêu tô nhân thưc kiêm soat hanh vi”. Cảm nhân vê khả năng kiêm soat hanh vi đươc định nghia la quan niêm cua ca nhân vê đô kho hoăc dễ trong viêc hoan thanh cac hanh vi khởi nghiệp. Đây la khai niêm rât gân vơi khai niêm năng lưc ca nhân cảm nhân vê tinh khả thi (sư tư tin) trong mô hinh Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (The entrepreneurial event- SEE) do Shapero và Sokol đề xuất vào năm 1982, vi đêu đê câp tơi khả năng cua môt ca nhân trong viêc hoan thanh cac hanh vi khởi sự kinh doanh. Một điểm đáng chú ý được Shapero và Sokol (1982) đề cập đó là, những thay đổi trong môi trường xung quanh (thay đổi trong cuộc sống) có thể dẫn tới thay đổi các quyết định về lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh. Cụ thể, xét trong phạm vi trong môi trương giao dục đại học, ý định khởi nghiệp của sinh viên có thể phụ thuôc rât lơn vao hoat đông giảng day va hoat đông ngoai khoa hoặc các hoạt động khác liên quan đến sinh viên. Đây chính là các yếu tố tác động thuộc về môi trường xã hội và trải nghiệm cá nhân trong quá trình học đại học của sinh viên (Nguyễn Thu Thủy, 2015). 2.2. Mô hình nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan tài liệu, dựa vào lý thuyết Hanh vi có kế hoạch, Hanh đông hơp lý, Sư kiên khởi sự kinh doanh và tham khảo, có điều chỉnh từ các nghiên cứu thực nghiệm của một số tác giả (Nguyễn Thu Thủy, 2015; Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự, 2011; Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha, 2016) tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên theo học chuyên ngành BĐS tại NEU như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Ý kiến người xung quanh tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên; H2: Sở thích kinh doanh tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên;
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1229 H3: Kinh nghiệm lãnh đạo tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên; H4: Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và thị trường tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên; H5:Đây là giả thuyết liên quan đến hoạt động đào tạo của cơ sở đại học tác động đến tới ý định khởi nghiệp của sinh viên. Trong đó, hoạt động đào tạo được chia là 02 nhân tố là: Chương trình đào tạo và phương thức học. Do đó, có 02 giả thuyết phụ cần kiểm định là: H5a: Chương trình đào tạo tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên; H5b: Phương thức học qua thực tế tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên; H6: Hoạt động truyền cảm hứng tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên; H7: Hoạt động ngoại khóa tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên; H8: Sự tự tin về tính khả thi khởi nghiệp ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Mẫu nghiên cứu Dữ liệu được thu thập bảng điều tra khảo sát online các sinh viên theo học ngành Bất động sản (gồm 02 chuyên ngành: Kinh doanh BĐS; Kinh tế BĐS và địa chính) đang theo học từ Khóa 56 đến 59 (04 khóa), tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Dữ liệu thu thập từ tháng 6 - 7 năm 2018. 2.3.2. Các biến và đo lường các biến Biến phụ thuộc là “Ý định khởi nghiệp” được thể hiện bằng 06 chỉ báo. Trong đó, “Ý định khởi nghiệp” được định nghĩa là ý định trở thành doanh nhân của một cá nhân đã lên kế hoạch từ trước và mong muốn đạt được ý định đó. Trong nghiên cứu này, lĩnh vực khởi nghiệp có thể hiểu trong kinh doanh BĐS hoặc lĩnh vực kinh doanh khác. Bảng 1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Tên Số chỉ Định nghĩa Thang đo Căn cứ tham chiếu biến báo YKX Ý kiến người xung quanh 3 Likert 5 mức độ Begley và Tan (2001) Krueger và Brazeal, (1994); Wang và cộng sự STK Sở thích kinh doanh 4 Likert 5 mức độ (2011); có điều chỉnh. KNL Kinh nghiệm lãnh đạo 4 Likert 5 mức độ Obschonka và cộng sự (2010) Kinh nghiệm trong hoạt động Obschonka và cộng sự (2010); Nguyễn Thu Thủy KNB 4 Likert 5 mức độ KD và thị trường (2015); có điều chỉnh và bổ sung TCH Hoạt động truyền cảm hứng 5 Likert 5 mức độ Souitaris và cộng sự (2007) Peterman và Kennedy (2003); Samwel Mwasalwiba CTR Chương trình đào tạo 5 Likert 5 mức độ (2010); Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016); có điều chỉnh PTH Phương thức học qua thực tế 5 Likert 5 mức độ Balan và Metcalfe (2012) Nguyễn Thu Thủy (2015); Nguyễn Thanh NGK Hoạt động ngoại khóa 6 Likert 5 mức độ Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016); có điều chỉnh và bổ sung Begley và Tan (2001); Nguyen, T. V và cộng sự, TTI Sự tự tin về khả thi KN 6 Likert 5 mức độ (2009); có điều chỉnh và bổ sung. YDK Ý định khởi nghiệp 6 Likert 5 mức độ Dinis và cộng sự (2013); và có điều chỉnh Nguồn: Tác giả tổng hợp.
  5. 1230 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Mô hình gồm 08 biến độc lập - đây là những nhân tố đã được tổng hợp qua quá trình tổng quan nghiên cứu. Thang đo các biến được tham khảo, kế thừa từ các nghiên cứu trước; ngoài ra tác giả cũng thực hiện các điều chỉnh và bổ sung nhỏ cho phù hợp với nghiên cứu (thông qua nghiên cứu định tính- phỏng vấn chuyên sâu). Như vậy, mô hình có 10 biến (48 chỉ báo) và thang đo các biến được thể hiện tại Bảng 1. Ngoài ra, có một số biến kiểm soát được đưa vào mô hình (giới tính, nghề nghiệp của bố mẹ, chuyên ngành học, môn học BĐS, năm SV đang học). 2.3.3. Phương pháp phân tích Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả thực hiện xử lý, làm sách, mã hóa và tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Cụ thể, các thang đo trong nghiên cứu được kiểm định qua đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Ngoài ra, kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến được áp dụng để kiểm định các giả thuyết. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân tích thống kê mô tả Tổng số có 306 quan sát được sử dụng phân tích sau khi thu thập và xử lý từ dữ liệu thu thập. Trong các đáp viên, có 110 nam (chiếm 35,9%) và 196 nữ (chiếm 64,1%). Chia theo chuyên ngành học, có 164 sinh viên (chiếm 53,5%) theo học chuyên ngành Kinh doanh BĐS và 142 sinh viên (chiếm 46,4%) theo học chuyên ngành Kinh tế BĐS và địa chính. Số lượng sinh viên theo học các khóa được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính, chuyên ngành học và khóa học Giới tính Chỉ tiêu Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Kinh doanh BĐS 57 34.8% 107 65.2% Chuyên ngành Kinh tế BĐS & địa chính 53 37.3% 89 62.7% Khóa 56 15 26.8% 41 73.2% Khóa sinh viên Khóa 57 36 38.3% 58 61.7% theo học Khóa 58 23 28.7% 57 71.3% Khóa 59 36 47.4% 40 52.6% Nguồn: Kết quả khảo sát. 3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 3.2.1. Kiểm định hệ số tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) Thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo qua Cronbach’s Alpha cho từng nhóm biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau. Kêt quả phân tich đô tin cây vê “Ý kiến người xung quanh” ban đâu cho thây hê sô cronbach anpha la 0,69. Tuy nhiên, biến YKX4 có hệ số tương quan biến tổng (là 0,245) là không đạt yêu cầu >0,3. Do đó, cần loai biên YKX4. Khi bỏ biên YKX4, kiểm tra thấy Cronbach’s Alpha là 0,766; đồng thời các hệ số tương quan biến tổng và tương quan bội bình phương đều cao. Thang đo đạt yêu cầu tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo. Tương tự, phân tích độ tin cậy thang đó các nhân tố đều có hệ số cronbach anpha lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (Kết quả tại Phụ lục). Như vậy, thang đo của các biến đáp ứng độ tin cậy cần thiết để thực hiện các phân tích tiếp theo (Hair và cộng sự, 2010).
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1231 3.2.2. Kết quả phân tích EFA Đối với biến độc lập: Để đánh giá giá trị thang đo, tác giả tiến hành phân tích EFA cho từng thang đo để kiểm tra tính đơn hướng của từng thang đo, sau đoa tiến hành kiểm tra đồng thời EFA cho toàn bộ các tiêu chí đo lường. Kết quả phân tích EFA của các biến được tổng hợp trong bảng tại phụ lục. Kêt quả phân tich EFA lân cuối (lần 4) còn lai 34 biên quan sat cho thây cac nhân tô đêu co hê sô 0 < KMO < 1, Sig. <0,05, cac biên tương quan vơi nhau va dư liêu phù hơp đê EFA (Hair và cộng sự, 2010). Tông phương sai trich (là 73,135%) noi lên mưc đô giải thich sư biên thiên cua dư liêu đêu lơn hơn 50%, điêu nay cho thây cac thang đo đat yêu câu và khả năng sử dụng 09 nhân tố giải thích 34 biến quan sát là 73,135%. Kết quả cũng cho thấy, các biến quan sát đều tải về đúng nhân tố gốc với hệ số tải thấp nhất là 0.515 và cao nhất là 0,855 đảm bảo yêu cầu trong phân tích nhân tố. Bảng 3. Kết quả ma trận sau khi xoay nhân tố lần cuối Nhân tố Ký hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 PTH1 .697 PTH2 .808 PTH3 .817 PTH4 .853 PTH5 .733 TCH1 .779 TCH2 .829 TCH3 .800 TCH4 .572 TCH5 .584 KNL1 .823 KNL2 .855 KNL3 .818 KNL4 .678 CTR1 .677 CTR2 .821 CTR3 .767 CTR4 .762 STK2 .790 STK3 .831 STK4 .719 KNB1 .801 KNB2 .694 KNB3 .731 KNB4 .595 TTI2 .868 TTI3 .755 TTI4 .515 TTI5 .614 YKX1 .804 YKX2 .759 YKX3 .673 NGK1 .730 NGK4 .530 Eigenvalue: 9.394 3.221 2.886 2.301 1.790 1.479 1.373 1.249 1.174 Phương sai trích (%): 27.631 37.103 45.591 52.358 57.622 61.970 66.009 69.683 73.135 Sig. = 0,000; KMO = 0,797 Nguồn: Kết quả khảo sát.
  7. 1232 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Đối với biến phụ thuộc: Phân tich nhân tô EFA đôi vơi thang đo Ý định khởi nghiêp, kêt quả 06 biên quan sat cua thang đo nay đươc nhom thanh môt nhân tô, không co biên quan sat bị loai, hê sô KMO la 0,844; hê sô tải nhân tô cua 06 biên quan sat > 0,5; hê sô Eigenvalues đat 4,158; tông phương sai trich cac nhân tô đêu > 50%. Theo đó, tất cả biên quan sat nhom thanh môt nhân tô va cac hê sô đat yêu câu thang đo. 3.3. Kiểm định giả thuyết Sau khi thực hiện việc tạo biến đại diện từ kết quả xoay lần cuối. Kết quả kiểm định giả định về tính phân phối chuẩn của dữ liệu các thang đo trong nghiên cứu đều đảm bảo. Ngoài ra, kết quả phân tích tương quan, bằng hệ số tương quan Pearson, cho thấy mối quan hệ các biến là khá hợp lý cả về chiều hướng (thuận chiều như lý thuyết) và mức độ (độ lớn của các hệ số tương quan đảm bảo không có hiện tượng đa cộng tuyến < 0,7). Tác giả thực hiện chạy các mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết, trong đó: (1) Mô hình 1: Mô hình đầy đủ các biến; (2) Mô hình 2: Mô hình kiểm định các giả thuyết đối với những sinh viên đã được và chưa học “Môn học Kinh doanh BĐS”; (3) Mô hình 3: Mô hình kiểm định các giả thuyết đối với những sinh viên đang học từ năm thứ 3 (học vào chuyên ngành). Cụ thể, kết quả tóm tắt mô hình, hệ số hồi quy và kiểm định ANOVA được trình bày tại Bảng 4. Bảng 4. Kết quả hồi quy nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên STT Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Giới tính -.032 -.029 .048 Nghề bố mẹ -.009 -.031 -.014 Chuyên ngành học .052 -.012 .002 Được học môn học về KD BĐS -.079 Năm mà sinh viên đang học -.032 -.105* 1 Ý kiến người xung quanh .258 .267 .157* 2 Sở thích kinh doanh .305 .337 .533 3 Sự tự tin về tính khả thi khởi nghiệp .380 .349 .383 4 Kinh nghiệm lãnh đạo -.159 -.224 -.132* 5 Chương trình đào tạo .013 .084 .044 Kinh nghiệm trong hoạt động KD và thị .150* .167* .255 6 trường 7 Hoạt động truyền cảm hứng -.090 -.073 -.169* 8 Phương thức học qua thực tế .109* .053 -.037 9 Tham gia hoạt động ngoại khóa .022 -.006 .100 R2 điều chỉnh .567 .580 .780 Durbin-Watson 2.155 2.256 2.099 F của mô hình 29.470 28.949 45.102 N (cỡ mẫu) 306 264 150 (* p<.05, p<.01, p<.001; beta chuẩn hóa) Nguồn: Kết quả khảo sát. Từ kết quả của Mô hình 1, cho thấy, mô hình hồi quy đa biến có ý nghĩa thống kê, sự thay đổi cũng có ý nghĩa thống kê và các biến đã giải thích được 56,7% sự thay đổi của biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp (R2= .567, p <.001; F của mô hình = 29.470, p<.001). Chỉ có 5 biến độc lập có quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa thống kê. Mức độ tác động của 5 yếu tố được xếp theo thứ tự giảm dần lần lượt là: (1) Sự tự tin về tính khả thi khởi nghiệp (β chuẩn hóa =.380); (2) Sở thích kinh doanh (β chuẩn hóa =.305); (3) Ý kiến người xung quanh (β chuẩn hóa =.258); (4) Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và thị trường (β chuẩn hóa
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1233 =.150); (5) Phương thức học qua thực tế (β chuẩn hóa =.109). Theo đó, có 5 trong 9 giả thuyết được ủng hộ. Đáng chú ý, yếu tố “Kinh nghiệm lãnh đạo” mặc dù có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng lại cho kết quả tương quan âm đối với “Ý định khởi nghiệp “(ngược chiều so với kỳ vọng ban đầu). Cụ thể, kết quả kiểm định giả thuyết được trình bày trong Bảng 5. Bảng 5. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết Giả thuyết Nội dung Kết quả H1 Ý kiến người xung quanh tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Được ủng hộ H2 Sở thích kinh doanh tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Được ủng hộ Không được H3 Kinh nghiệm lãnh đạo tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ủng hộ Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và thị trường tác động thuận chiều tới ý định H4 Được ủng hộ khởi nghiệp của sinh viên Không được H5a Chương trình đào tạo tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ủng hộ H5b Phương thức học qua thực tế tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Được ủng hộ Không được H6 Hoạt động truyền cảm hứng tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ủng hộ Không được H7 Hoạt động ngoại khóa tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ủng hộ Sự tự tin về tính khả thi khởi nghiệp ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của H8 Được ủng hộ sinh viên Nguồn: Kết quả khảo sát. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy khi so sánh Mô hình 2, 3 với Mô hình 1 sẽ cho một số đánh giá đáng quan tâm. Thứ nhất, mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp 2 trong Mô hình 2, 3 là tốt hơn Mô hình 1 (do có R điều chỉnh lớn hơn). Thứ hai, mức độ tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc ở các mô hình cho thấy sự khác nhau. Cụ thể trong Mô hình 2, các hệ số chuẩn hóa β của các biến độc lập (Ý kiến người xung quanh; Sở thích kinh doanh; Sự tự tin về tính khả thi khởi nghiệp; Kinh nghiệm trong hoạt động KD và thị trường) tăng cho thấy, Ý định khởi nghiệp của các sinh viên được học môn Kinh doanh BĐS sẽ khác so với các sinh viên chưa được học môn học này. Trong khi đó, ở Mô hình 3, thứ tự về mức độ tác động của các biến độc lập có sự khác biệt so với Mô hình 1 và 2, bên cạnh mức độ tác động cũng cho thấy sự gia tăng. Theo đó, mức độ tác động của các yếu tố được xếp theo thứ tự giảm dần lần lượt là: (1) Sở thích kinh doanh (β chuẩn hóa =.533); (2) Sự tự tin về tính khả thi khởi nghiệp (β chuẩn hóa =.383); (3) Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và thị trường (β chuẩn hóa =.255); (4) Ý kiến người xung quanh (β chuẩn hóa =.157). 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đang theo học ngành Bất động sản, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc bao gồm: Sự tự tin về tính khả thi khởi nghiệp; Sở thích kinh doanh; Ý kiến người xung quanh; Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và thị trường; Phương thức học qua thực tế. Hàm ý của nghiên cứu này cho thấy, để khơi dậy và thúc đẩy y định khởi nghiệp cua sinh viên trong thơi gian hoc đai hoc, cần thiết quan tâm đến một số khía cạnh như sau:
  9. 1234 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Một là: Trường đại học, các Khoa chuyên ngành cần nhận thức được vai trò quan trọng trong quá trình tạo lập môi trường và định hướng khởi nghiệp cho sinh viên. Đây là bước quan trọng đầu tiên giúp tăng cường sự tự tin của sinh viên về ý định khởi nghiệp. Bên cạnh việc trang bị các kiến thức chuyên môn và kỹ năng, các cơ sở đào tạo cân nhắc lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên. Thông qua các trung tâm này, các sinh viên sẽ nhận được sự góp ý, hỗ trợ của các đội ngũ chuyên gia, doanh nhân v.v. Qua đó, tạo các điều kiện cơ bản để giúp các sinh viên có thể định hình, nuôi duỡng, phát triển ý tưởng kinh doanh, từ đó sẽ tự tin hơn vào quá trình khởi nghiệp của mình; Hai là: Các nhà hoạch định chính sách và cơ sở đào tạo cần có những chính sách và biện pháp cụ thể trong việc truyền thông nhằm khơi dậy sở thích kinh doanh của sinh viên. Bên cạnh quá trình đào tạo chính khóa, các Trường đại học, Khoa chuyên ngành có thể tổ chức các cuộc thi liên quan đến khởi nghiệp cho sinh viên. Qua đây, sinh viên có nhiều cơ hội để thể hiện ý tưởng khởi nghiệp, thúc đẩy sự ham muốn kinh doanh, làm chủ. Đồng thời, đây là cũng là cơ hội giúp cho sinh viên có những trải nghiệm tốt, giúp họ tự tin hơn vào quá trình khởi nghiệp sau này; Ba là: Vai trò tác động của người xung quanh đối với sinh viên về ý định khởi nghiệp cũng rất quan trọng. Do đó, đối với gia đình, cần có sự phát hiện, quan tâm, khuyến khích động viên và ủng hộ con em trong khởi nghiệp. Đáng chú ý, đối với những gia đình có truyền thống kinh doanh, cần tạo điều kiện cho con em có thể tiếp công việc, khơi dậy tinh thần doanh nhân, định hướng kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp. Bên cạnh đó, tác động của người xung quanh như bạn bè đến ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng cần chú ý phát huy. Cụ thể, trong môi trường đại học, thông qua các tổ chức Đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên hoặc các câu lạc bộ) cần có những định hướng hoạt động, tác động nhằm khơi dậy và thúc đẩy ý định khởi nghiệp cho các bạn đoàn viên, sinh viên. Bốn là: Các cơ sở đào tạo, chương trình học cần có thay đổi và cải tiến nhằm tăng cường tính ứng dụng thực tiễn trong giảng dạy đại học. Để tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo có thể chú ý mấy điểm quan trọng: (i) Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp giữa các nội dung lý thuyết và thực hành, phương pháp giảng dạy tích cực, chú trọng các kỹ năng kinh doanh; (ii) Tạo lập và phát triển mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp; (iii) Phát triển một số chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp (POHE), bên cạnh phương thức đào tạo đại học truyền thống. Ngoài ra, cần chú ý vào việc cập nhật, bổ sung kinh nghiệm kinh doanh và thị trường cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa; Cuối cùng, Về góc độ cá nhân, các sinh viên cũng cần chủ động, tích cực phát huy năng lực, sở trường của bản thân; luôn theo dõi, tìm hiểu thị trường; nắm bắt cơ hội kinh doanh, phát huy tinh thần khởi nghiệp; mạnh dạn theo đuổi ước mơ khởi nghiệp. Tóm lại, với những kết quả như trên, nghiên cứu này cơ bản đã đạt mục tiêu. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên nghiên cứu chỉ nghiên cứu được 306 sinh viên học tại ngành BĐS nên khả năng suy rộng tổng thể là hạn chế. Thứ hai, nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu vào đối tượng là sinh viên đang theo học cho nên có thể chưa bao quát được mọi đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu này trong tương lai có thể cân nhắc thực hiện bằng việc mở rộng đối tượng đa dạng khác như các sinh viên đã tốt nghiệp. Thứ ba, nghiên cứu chỉ xem xét về ý định khởi nghiệp của sinh viên chứ không phải hành động khởi nghiệp thực tế. Do đó, cần có thêm những nghiên cứu tiếp theo để chứng minh rằng ý định khởi nghiệp có thể dẫn tới hành động khởi nghiệp trong tương lai. Thứ bốn, nghiên cứu này còn 1 số mối quan hệ tác động ngược chiều của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp nhưng chưa được luận giải thỏa đáng và cần phải có thêm bằng chứng để xem xét, phân tích và đánh giá. Thứ năm, trong thực tế có nhiều nhân tố khác có thể tác động tới ý định khởi nghiệp nhưng chưa được đề cập trong nghiên cứu này như là: đặc tính cá nhân, vốn xã hội, hình mẫu chủ doanh nghiệp, ảnh hưởng môi trường kinh doanh.
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1235 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ajzen, I., 1991. The theory of planned behaviour. Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol. 50, pp. 179-211. Balan, P., & Metcalfe, M. (2012). Identifying teaching methods that engage entrepreneurship students. Education+ Training, 54(5), 368-384. Begley, T. M., & Tan, W. L. (2001). The socio-cultural environment for entrepreneurship: A comparison between East Asian and Anglo-Saxon countries. Journal of international business studies, 32(3), 537-553. Bùi Huỳnh Tuấn Duy, Lê Thị Lin, Đào Thị Xuân Duyên, Nguyễn Thu Hiền (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, Tạp chí Phát triển KH&CN, taapj14, số Q3- 2011, trang 68-82. Collins, L., Hannon, P. D., & Smith, A. (2004). Enacting entrepreneurial intent: the gaps between student needs and higher education capability. Education+ training, 46(8/9), 454-463. Dinis, A., do Paco, A., Ferreira, J., Raposo, M., & Gouveia Rodrigues, R. (2013). Psychological characteristics and entrepreneurial intentions among secondary students. Education+ Training, 55(8/9), 763-780. Gupta, V. K., & Bhawe, N. M. (2007). The influence of proactive personality and stereotype threat on women’s entrepreneurial intentions. Journal of Leadership & Organizational Studies, 13(4), 73-85. Hair.J, Black.W, Babin.B, Anderson.R (2010), Multivariate Data Analysis, 7th, Prentice-Hall. Hoàng Văn Cường (2017), Giáo trình Thị trường Bất động sản, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Kuckertz, A., & Wagner, M. (2010). The influence of sustainability orientation on entrepreneurial intentions— Investigating the role of business experience. Journal of Business Venturing, 25(5), 524-539. Krueger Jr, N. F., Reilly, M. D., & Carsrud, A. L. (2000). Competing models of entrepreneurial intentions. Journal of business venturing, 15(5-6), 411-432. Krueger Jr, N. F., & Brazeal, D. V. (1994). Entrepreneurial potential and potential entrepreneurs. Entrepreneurship theory and practice, 18(3), 91-104. Lee, S. M., Lim, S. B., Pathak, R. D., Chang, D., & Li, W. (2006). Influences on students attitudes toward entrepreneurship: a multi-country study. The International Entrepreneurship and Management Journal, 2(3), 351-366. Nguyễn Thị Thu Hà (2018), Bàn về hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính số tháng 05/2018, trang 15 -18. Nguyen, T. V., Bryant, S. E., Rose, J., Tseng, C. H., & Kapasuwan, S. (2009). Cultural values, market institutions, and entrepreneurship potential: A comparative study of the United States, Taiwan, and Vietnam. Journal of Developmental entrepreneurship, 14(01), 21-37. Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt (2016), Tổng quan lý thuyết và ý định khởi nghiệp của sinh viên, Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP.HCM, số 50 (5) 2016, trang 56-65. Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016), Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Trà Vinh, Tạp chí Khoa học, Đại học Trà Vinh, số 23, tháng 9/2016, trang 1-9. Nguyễn Thu Thủy (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Thanh Lân (2015), Kinh nghiệm một số nước về chính sách phát triển thị trường bất động sản và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số 2/2015, ISSN 1859-4921, trang 34-40. Obschonka, M., Silbereisen, R. K., & Schmitt-Rodermund, E. (2010). Entrepreneurial intention as developmental outcome. Journal of Vocational Behavior, 77(1), 63-72. Samwel Mwasalwiba, E. (2010). Entrepreneurship education: a review of its objectives, teaching methods, and impact indicators. Education+ Training, 52(1), 20-47. Shapero, A., & Sokol, L. (1982). The social dimensions of entrepreneurship.
  11. 1236 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Schwarz, E. J., Wdowiak, M. A., Almer-Jarz, D. A., & Breitenecker, R. J. (2009). The effects of attitudes and perceived environment conditions on students’ entrepreneurial intent: An Austrian perspective. Education+ Training, 51(4), 272-291. Souitaris, V., Zerbinati, S., & Al-Laham, A. (2007). Do entrepreneurship programmes raise entrepreneurial intention of science and engineering students? The effect of learning, inspiration and resources. Journal of Business venturing, 22(4), 566-591. Peterman, N. E., & Kennedy, J. (2003). Enterprise education: Influencing students’ perceptions of entrepreneurship. Entrepreneurship theory and practice, 28(2), 129-144 Wang, W., Lu, W., & Millington, J. K. (2011). Determinants of entrepreneurial intention among college students in China and USA. Journal of Global Entrepreneurship Research, 1(1), 35-44. Wu, S., & Wu, L. (2008). The impact of higher education on entrepreneurial intentions of university students in China. Journal of Small Business and Enterprise Development, 15(4), 752-774.
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1237 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. CRONBACH’S ALPHA CỦA CÁC THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU Trung bình Phương sai Hệ số tương Tương quan Cronbach’s Biến quan sát thước đo nếu thước đo nếu quan biến bội bình Alpha nếu loại loại biến loại biến tổng phương biến Cronbach’s Alpha YKX = .766 YKX1 6.92 2.607 .556 .316 .732 YKX2 7.02 2.049 .661 .438 .615 YKX3 7.12 2.542 .590 .363 .696 Cronbach’s Alpha STK = .792 STK1 10.99 5.738 .490 .245 .792 STK2 11.30 5.097 .701 .549 .694 STK3 11.53 4.401 .710 .568 .681 STK4 11.63 5.525 .525 .285 .777 Cronbach’s Alpha TTI = .853 TTI1 15.73 11.148 .643 .446 .827 TTI2 15.89 11.021 .701 .560 .817 TTI3 16.02 11.321 .610 .451 .833 TTI4 15.47 10.978 .576 .427 .841 TTI5 16.28 11.067 .663 .611 .824 TTI6 16.16 10.624 .650 .594 .826 Cronbach’s Alpha YDK = .911 YDK1 18.56 17.001 .702 .590 .901 YDK2 18.44 16.070 .817 .677 .885 YDK3 18.29 16.364 .751 .643 .895 YDK4 18.26 16.566 .764 .670 .893 YDK5 18.40 16.313 .741 .702 .896 YDK6 18.49 16.087 .736 .691 .897 Cronbach’s Alpha KNL = .867 KNL1 7.91 10.051 .732 .577 .824 KNL2 8.43 10.154 .757 .614 .814 KNL3 8.24 10.274 .707 .526 .834 KNL4 7.48 10.585 .673 .470 .847 Cronbach’s Alpha KNB = .788 KNB1 8.85 7.059 .763 .603 .655 KNB2 8.12 8.094 .552 .343 .757 KNB3 8.77 7.462 .612 .468 .727 KNB4 8.96 7.110 .499 .285 .799 Cronbach’s Alpha TCH = .834 TCH1 12.12 8.804 .744 .573 .768 TCH2 12.03 9.320 .708 .554 .780 TCH3 12.28 9.529 .670 .516 .791 TCH4 11.58 9.857 .569 .433 .818 TCH5 12.23 10.262 .491 .310 .840 Cronbach’s Alpha NGK = .864 NGK1 12.54 19.738 .597 .379 .852 NGK2 13.18 18.675 .617 .447 .849 NGK3 13.43 19.197 .612 .406 .849 NGK4 12.72 17.860 .749 .599 .825 NGK5 12.64 18.357 .592 .422 .855
  13. 1238 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA NGK6 12.85 17.149 .798 .663 .815 Cronbach’s Alpha CTR = .881 CTR1 14.23 7.667 .669 .467 .866 CTR2 14.02 7.944 .706 .618 .859 CTR3 14.03 7.229 .788 .657 .837 CTR4 13.97 7.205 .796 .665 .836 CTR5 14.20 7.347 .636 .544 .877 Cronbach’s Alpha PTH = .888 PTH1 13.52 9.372 .654 .465 .880 PTH2 13.41 8.780 .744 .616 .861 PTH3 13.44 8.083 .783 .633 .850 PTH4 13.27 7.687 .820 .698 .840 PTH5 13.03 8.406 .658 .492 .881 PHỤ LỤC 2. BẢNG TÓM TẮT CÁC CHỈ BÁO SAU KHI PHÂN TÍCH EFA Ký hiệu Nhân tố Nội dung các chỉ báo Quá trình học tập trong trường đã giúp bạn có được các kiến thức và kỹ năng làm PTH1 việc thực tế Trong quá trình học tại trường, bạn được khám phá cách thức áp dụng các những PTH2 gì đã học vào công việc thực tế Phương thức học Trong quá trình học tại trường, bạn đã được kết hợp học kiến thức lý thuyết với PTH3 qua thực tế kiến thức thực tiễn Trong quá trình học tại trường, bạn tích lũy được kiến thức tăng khả năng được PTH4 tuyển dụng PTH5 Bạn đã hoặc có kế hoạch đi làm trước khi tốt nghiệp TCH1 Quan điểm khuyến khích khởi nghiệp kinh doanh của giáo viên TCH2 Quan điểm của khách mời nói chuyện Hoạt động truyền TCH3 Quan điểm của bạn cùng lớp cảm hứng TCH4 Câu chuyện kể về chủ doanh nghiệp và quá trình xây dựng doanh nghiệp của họ TCH5 Ý kiến thảo luận trong quá trình học trên lớp KNL1 Được giao đảm nhiệm vị trí lãnh đạo và giữ trách nhiệm quan trọng ở lớp KNL2 Được giao đảm nhiệm vị trí lãnh đạo và giữ trách nhiệm quan trọng ở trường Được giao đảm nhiệm vị trí lãnh đạo và giữ trách nhiệm quan trọng ở câu lạc KNL3 Kỹ năng lãnh đạo bộ, tổ đội Được giao đảm nhiệm vị trí lãnh đạo và giữ trách nhiệm quan trọng ở nhóm tổ KNL4 ( trưởng nhóm thảo luận, trưởng nhóm trong các hoạt động ) CTR1 Đươc trang bị nhưng kiên thưc va ky năng liên quan thưc tiễn về kinh doanh BĐS Đươc nghe cac câu chuyên kê vê hoat đông kinh doanh tư nhưng ngươi co kinh CTR2 Chương trình học nghiêm về BĐS CTR3 Co thảo luân/trao đôi vê hoat đông kinh doanh về BĐS trong qua trinh hoc tâp CTR4 Đươc hoc nhưng kiên thưc chuyên sâu vê kinh tê đất đai, kinh doanh BĐS STK2 Trở thành chủ doanh nghiệp sẽ làm cho tôi rất hài lòng Sở thích kinh STK3 Mục tiêu của đời tôi là trở thành chủ doanh nghiệp doanh STK4 Đối với tôi, làm chủ doanh nghiệp có nhiều ưu hơn nhược điểm KNB1 Bạn đã từng tổ chức bán gì đó KNB2 Kinh nghiệm trong Bạn đã từng suy nghĩ, trăn trở về một thứ có thể kinh doanh hoạt động KD và thị KNB3 trường Bạn đã từng buôn bán hàng hóa với bạn bè KNB4 Bạn đã từng tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1239 TTI2 Đủ hiểu biết về thị trường tiềm năng để khởi nghiệp TTI3 Sự tự tin về tính Có đủ kỹ năng, kiến thức để bắt đầu khởi nghiệp khả thi khởi TTI4 nghiệp Tin răng hoan toan co thê tư kinh doanh trong tương lai TTI5 Viêc phat triên môt y tưởng kinh doanh BĐS đối với tôi là dễ dàng YKX1 Bạn bè tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi Ý kiến người YKX2 Gia đình tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi xung quanh YKX3 Những người quan trọng sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi NGK1 Hoạt động ngoại Tham dư cac buôi hôi thảo, sinh hoat chuyên đê NGK4 khóa Tham dư cac buôi noi chuyên vơi nhưng ngươi thanh đat YDK1 Quyêt định se khởi nghiêp trong tương lai YDK2 Quyêt tâm tao ra môt doanh nghiêp trong tương lai YDK3 Ý định khởi Cô gắng hêt sưc đê bắt đâu công viêc kinh doanh YDK4 nghiệp Suy nghi nghiêm tuc vê viêc khởi nghiêp YDK5 Mục tiêu nghê nghiêp la trở thanh doanh nhân trong lĩnh vực BĐS YDK6 Muôn đươc tư lam chu công ty BĐS