Cải thiện, nâng cao chỉ số chi phí không chính thức nhằm thu hút vốn FDI cho các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 4630
Bạn đang xem tài liệu "Cải thiện, nâng cao chỉ số chi phí không chính thức nhằm thu hút vốn FDI cho các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcai_thien_nang_cao_chi_so_chi_phi_khong_chinh_thuc_nham_thu.pdf

Nội dung text: Cải thiện, nâng cao chỉ số chi phí không chính thức nhằm thu hút vốn FDI cho các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

  1. CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM THU HÚT VỐN FDI CHO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM. TS. Trần Thị Thanh Xuân Trường Đại học Công nghệ GTVT - Cơ sở Đào tạo Thái Nguyên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của chính quyền địa phương 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trên 10 chỉ số có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về PCI, trong bài viết này tác giả sự dụng cách tiếp cận của kết quả chỉ số PCI hàng năm của phòng Công nghiệp Việt Nam và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tỉnh Miền núi phía Bắc Việt Nam. Kinh tế của 14 tỉnh Miền núi phía Bắc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh thông qua các chỉ số xếp hạng hàng năm của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Bài viết này góp phần phân tích, đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ở các tỉnh Miền núi phía Bắc. I. THỰC TRẠNG CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ngày 14/3/2017, Phòng Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USADI) công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2016. Chỉ số PCI do VCCI và USAID hợp tác xây dựng từ năm 2005 nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Được thực hiện đến nay 12 năm liên tiếp, tuy nhiên năm đầu chỉ có 42 tỉnh tham gia 14 tỉnh miền núi phía Bắc chưa tham gia và đến năm 2006 chính thức 63 tỉnh thành trong cả nước tham gia. “Năng lực cạnh tranh Quốc gia Việt Nam phần lớn được quyết định bởi chất lượng điều hành và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cấp tỉnh. Do vậy, sự năng động, tiên phong của lãnh đạo địa phương, sự chuyên nghiệp mẫn cán của bộ máy công chức các tỉnh, thành phố đang quyết định tốc độ và đường hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Chỉ số PCI chính là sự cổ vữ mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp cho sự chuyển đổi mạnh mẽ từ cấp địa phương tại Việt Nam” TS. Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Phòng Công nghiệp Việt Nam, 2015. Nhìn chung các 10 chỉ số thành phần qua các năm có sự cải thiện rõ rệt song chỉ số Chi phí không chính thức luôn là một trong những chỉ số có điểm số thấp nhất đặc biệt trương 63 tỉnh thành của Việt Nam thì 14 tỉnh Miền núi phía Bắc luôn có chỉ số thấp điểm nhất. Các điểm yếu nhất trong các nhân tố đánh giá trong chỉ số Chi phí không chính thức là: 166
  2. Các khoản chi phí không chính thức còn diễn ra rất phổ biến và các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng cao cụ thể khi làm các thủ tục hành chính hoặc khi giải quyết các tranh chấp tại tòa án. Trung bình các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức của cả nước là 69% dến năm 2017 rút xuống còn 59% nhưng thực tế cho thấy có một số tỉnh còn cao năm 2006 tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu 75%; Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng là 70%. Tỷ lệ Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi trả chi phí không chính thức được các doanh nghiệp đánh giá thấp mức trung vị của cả nước là 61% thực tế tỉnh Lạng Sơn 50,82%; Hòa Bình 51,02%; Bắc Giang 57,69% và tỉnh Cao Bằng 58,93%. Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp là còn phổ biến. Cán bộ tại bộ phận một cửa có được tập huấn, đào tạo giáo dục song vẫn bị đánh giá thấp hơn mức trung vị của cả nước. Thủ tục hành chính tiếp tục là rào cản lớn đối với nhà đầu tư khi thâm nhập vào các thị trường Miền núi các tỉnh phía Bắc. Cụ thể như sau: Bảng 1: Bản đồ PCI năm 2017 Theo báo cáo niêm gián thống kê công bố dân số của các tỉnh Miền núi phía Bắc Việt Nam tính đến cuối năm 2015 đạt khoảng 11.803,7 nghìn người, mật độ chiếm 124, người/km2 và GDP bình quân hằng năm thời kỳ 2011-2015 là 7,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt sấp xỉ 1.300 USD/năm. Con số này được xem là một bước tiến lớn trong những năm gần đây khi giúp Việt Nam đạt được ngưỡng cửa của thu nhập trung bình. Như vậy có thể thấy Năng lực cạnh tranh nói chung và chỉ số Chi phí không chính thức nói riêng trong giai đoạn 2013-2017 hầu như không được cải thiện nhiều lắm, thậm chí một số tỉnh thuộc khu vực Miền núi phía Bắc còn bị tụt hạng như tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang và tỉnh Lai Châu trong các năm 2010, 2011,2012, 2014 thậm chí xếp hạng 63/63 tỉnh trong nhiều năm. Trong khu vực chỉ có duy nhất 2 tỉnh có chỉ số này được cải thiện đó là tỉnh Lào Cai và Thái Nguyên đã cải thiện được vị trí cạnh nhanh của 167
  3. mình trong bảng xếp hạng theo cùng phương thức đánh giá. Về các chỉ tiêu đánh giá chỉ số chi phí không chính thức được thể hiện thông qua bảng 2: Bảng 2: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số Chi phí không chính thức của các tỉnh Miền núi phía Bắc. 1 80.00% 14 2 CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC Các DN cùng 60.00% ngành thường phải trả thêm các khoản CKKCT (% 13 3 Đồng ý) CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC Công việc đạt được 40.00% kết quả mong đợi sau khi trả CPKCT (%luôn luôn/hầu hết) 12 20.00% 4 CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết TTHC cho DN là phổ biến (% Đồng {) 0.00% CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC Tỉ lệ DN có chi trả CPKCT 11 5 cho cán bộ thanh, kiểm tra(%) CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC Tỉ lệ DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại CPKCT (%) 10 6 CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC Tỉ lệ DN có chi trả CPKCT trong thực hiện TTHC đất đai(%) 9 7 8 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ PCI giai đoạn 2007-2017 Các tỉnh Miền núi phía Bắc có đặc điểm hầu hết các ngành công nghiệp thành công quốc tế đều có lợi thế dựa trên các yếu tố sản xuất cơ bản như tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện thuận lợi cho trồng trọt nông, lâm nghiệp của một số cây trồng như lúa, chè, cây ăn quả nguồn lao động dồi dào có mức độ giáo dục cơ bản song trình độ dân trí chưa cao. Các doanh nghiệp trong khu vực cạnh tranh chỉ dựa vào giá cả trong những ngành đòi hỏi ít công nghệ ( dệt may, chế biến gỗ, ) hoặc những ngành công nghiệp lắp ráp có tỷ lệ nội địa hoá thấp (điện tử). Công nghệ được nhập khẩu chủ yếu từ bên ngoài và không thể chế tạo. Nền kinh tế nhạy cảm với các chu kỳ kinh tế khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế khu vực các tỉnh Miền núi phía Bắc đang trong giai đoạn rất dễ bị tổn thương với sự mất mát các lợi thế yếu tố sản xuất trước các khu vực (Đồng bằng sông hồng, Duyên hải miền trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long). 168
  4. Bảng 3: Chỉ số Chi phí không chính thức của các tỉnh Miền núi phía Bắc Việt Nam CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỉnh Điểm số /xếp hạng PCI Bắc 6,92/15 6,60/55 4,84/50 6,43/37 4,43/32 5,65/23 5,65/31 5,9/49 4,51/41 4,51/40 5,16/55 1 Giang 2 Bắc Kạn 5,72/45 5,70/46 4,84/63 4,86/61 4,28/58 4,97/60 5,27/60 3,76/57 4,93/59 4,60/60 4,28/60 Cao 3 Bằng 6,10/51 6,52/40 5,38/60 5,83/63 5,53/63 4,52/63 5,06/61 3,24/61 4,23/61 3,34/58 4,10/63 Điện 4 Biên 7,27/60 6,12/42 5,66/64 5,65/27 3,43/47 6,20/29 9,96/63 2,81/43 3,88/63 4,17/53 4,47/53 Hà 5 Giang 6,60/46 6,43/55 5,37/45 5,19/34 4,04/49 5,80/41 5,68//53 4,03/48 3,53/60 5,06/62 4,49/59 Hoà 6 Bình 6,35/41 6,63/50 4,97/44 4,57/60 5,33/60 5,68/47 5,08//41 4,10/62 4,66/44 5,02/46 4,14/52 7 Lào Cai 6,36/6 6,59/63 6,80/8 7,16/57 6,71/2 6,49/1 6,67/3 5,20/17 4,51/3 5,35/5 5,57/5 Lạng 8 Sơn 6,71/43 6,81/43 6,08/54 5,99/57 5,22/59 6,20/53 4,85/34 3,95/59 4,63/54 5,08/57 4,48/55 Lai 9 Châu 6,30/63 6,06/38 5,67/58 6,47/45 4,88/57 5,62/26 7,57/55 3,55/47 3,65/62 4,54/61 4,12/62 10 Phú Thọ 6,87/24 7.00/56 5,75/34 6,64/53 5,54/53 5,93/27 6,58/40 5,15/54 5,33/39 5,21/35 5,22/29 Thái 11 Nguyên 6,43/28 6,15/52 5,99/53 6,65/31 5,98/42 7,24/57 6,13/17 5,54/25 5,33/8 5,76/7 5,66/7 Tuyên 12 Quang 7,11/50 6,67/52 5,61/37 6,04/35 4,22/34 5,38/56 4,33/62 4,54/63 5,40/50 5,26/48 4,58/45 13 Sơn La 6,90/55 6,85/50 5,98/51 5,71/52 4,67/62 6,58/52 5,71/22 5,01/55 5,00/49 4,92/44 5,40/58 14 Yên Bái 6,65/12 7,68/60 6,75/19 6,53/23 5,47/21 6,13/14 5,89/42 4,53/60 4,41/55 5,22/51 4,31/47 Nguồn: Tác giả tổng hợp báo cáo PCI giai đoạn 2007-2017 Bảng số liệu cho thấy xếp hạng các tỉnh Miền núi phía Bắc có 14 tỉnh thì chỉ có 2 tỉnh đó là Thái Nguyên và Lào Cai trong 3 năm liên tiếp gần đây vươn lên vị trí tốp 10 tốt của PCI còn lại hầu hết các tỉnh còn lại nằm trong nhóm 10 tỉnh có chỉ số cạnh tranh thấp nhất xếp hạng vị trí 50 thậm trí có tỉnh đứng cuối bảng xếp hạng như tỉnh Điện Biên đứng tứ 63 năm 2014 và Tỉnh Cao Bằng năm 2016, tỉnh Lai Châu xếp thứ 62. Điểm số chi phí không chính thức luôn đứng dưới mức trung vị. 169
  5. Bảng 4: Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí không chính thức Các chỉ tiêu Các chỉ báo đánh giá và xếp hạng “Là đo lường các khoản chi phí không chính thức mà DN phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của DN, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không”. Đây là vấn đề rất nhạy cảm trong quá trình nghiên cứu. Một tỉnh làm tốt chỉ số này sẽ đem lại hiệu quả không gì có thể so sánh được. Trong cùng khu vực các tỉnh Miền núi phía Bắc có một số tỉnh chỉ số này rất cao như Lào Cai, Thái Nguyên, tỉnh giáp ranh với khu vực nghiên cứu là Quảng Ninh, Bắc Ninh. Trong quá trình hoạt động xây mới và giải quyết rất nhiều vấn đề DN không phải trả thêm những khoản chi phí bất hợp lý sẽ tăng hiệu quả đầu tư tạo được niềm tin đối với các DN. Đặc biệt là triệt tiêu được các hiện tượng sách nhiễu trong giải quyết công việc. Kết quả của năm 2017/2016 chỉ số Chi phí không chính thức Các DN cùng ngành giảm 0,5 điểm, năm 2016/2015 tăng 0,52 điểm và so năm 2016 với thường phải trả thêm 2 năm 2013, 2012 là giảm điểm 0,44 điểm chỉ đạt điểm là 5,16. các khoản CKKCT Điểm sáng là năm 2017 chỉ số này tăng 0,35 điểm. Cụ thể các chỉ (% Đồng ý) tiêu cấu thành nên chỉ số Chi phí không chính thức đều được đánh giá tốt hơn, chỉ có một chỉ tiêu bị đánh giá kém hơn đó là: Nhiều DN phải chi hơn 9,8% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức. Tuy nhiên, so sánh Chi phí không chính thức của Bắc Giang năm 2017 và so với đánh giá chung về Chi phí không chính thức trên cả nước, một số chỉ tiêu của tỉnh Bắc Giang vẫn bị đánh giá khá thấp, cụ thể năm 2017 có đến: Công việc đạt được kết quả mong đợi sau - 8% DN đồng ý phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí khi trả CPKCT không chính thức. (%luôn luôn/hầu hết) - 69% DN đồng ý phải chi trả loại chi phí không chính thức là điều bắt buộc để đảm bảo trúng thầu. Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết - 57% DN đồng ý cho rằng hiện tượng nhũng nhiễu khi giải TTHC cho DN là phổ quyết thủ tục là phổ biến [VCCI, 2017]. biến (% Đồng ý) Các khoản CPKCT ở mức chấp nhận được (% Đồng ý) 170
  6. II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC Như vậy, nền tảng của nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các tỉnh Miền núi phía Bắc đó là cần trọng tâm nâng cao chỉ số Chi phí không chính thức mặc dù vị trí địa lý nhiều đồi núi, phong tục tập quán, tỷ lệ dân tộc chiếm tỷ lệ cao song các tỉnh Miền núi phía bắc cũng cần chú trọng đến các vấn đề như sau: Thứ nhất: Môi trường cạnh tranh thiếu minh bạch sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho việc nhũng nhiễu, tham nhũng. Theo kết quả diều tra PCI nhiều năm qua đã khẳng định điều này. Cũng trùng với kết quả đánh giá của các DN tại các tỉnh Miền núi phía Bắc bất kể là một hoạt động gì đều chi trả các khoản chi phí không chính thức này. Tỷ lệ chi phí không chính thức các loại trên doanh thu, các khoản chi phí không chính thức DN bỏ ra khi tranh chấp trong tổng tài sản mà DN phải trả chiếm từ 10% đến 20% (trung bình chiếm khoảng 15,9%). Các DN cũng chỉ ra rằng cán bộ nhà nước ở cả 3 cấp đều “không thân thiện, nhũng nhiễu”. Đặc biệt là đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài nhờ những thay đổi, các quy định Gia nhập thị trường không còn là áp lực lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả này có được là nhờ sự thay đổi của Luật Đầu tư 2014, là một bước tiến mới trong cải cách thủ tục hành chính để hợp nhất hai loại giấy phép này và nhờ đó tạo thuận lợi cho các DN ra nhập thị trường bằng việc thực hiện cơ chế một cửa. Thứ hai: Đơn giản hoá thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian Thời gian đăng ký doanh nghiệp và thời gian thay đổi nôi dung đăng ký Trong NQ35/2016/NQ-CP, “Đánh giá vấn đề tham nhũng mà các DN nước ngoài đang gặp phải, cụ thể trong quá trình khảo sát các DN phải đối mặt với tham nhũng bao gồm các câu hỏi về trả tiền bôi trơn khi xin giấy phép đầu tư, khi tham gia ký kết hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các cơ quan nhà nước, hoặc khi làm thủ tục hải quan, khi thực hiện các thủ tục hành chính và khi giải quyết tranh chấp tại toà”. Các DN ngoài nhà nước cũng cho rằng: “Trong khi tình trạng tham nhũng có xu hướng giảm thì kết quả giải quyết công việc cũng trở nên khó đoán biết hơn. Chưa tới một nửa số DN chi trả chi phí bôi trơn tin rằng công việc được giải quyết theo như mong muốn. Cũng trong quá trình khảo sát tác giả tìm hiểu sâu hơn về tình trạng “chủ động đưa quà” hay chi phí không chính thức này cho các cán bộ, các thanh tra, kiểm tra. Tuy rằng đối với một số lượng nhỏ các doanh nghiệp, các cuộc thanh, kiểm tra có thể tạo ra những phiền hà, nhũng nhiễu từ cơ quan quản lý. DN đôi khi thấy được việc đưa “phong bì” là một cách để giảm bớt gánh nặng của thanh tra cũng như giảm xác suất bị phạt. Các DN cũng cho rằng hiếm khi cán bộ thanh kiểm tra đòi hỏi các khoản này song “Luật bất thành văn” chủ động đưa quà dù không bị đòi quà (chiếm 59%) Sự phổ biến của hoạt động này chỉ ra mức độ nghiêm trọng của tham nhũng ở nước ta”. Nếu không có các biện pháp cấp bách cũng như lâu dai có thể chúng ta rất dẽ bị các đối tác nước ngoài chọn nước khác để đầu tư mà bỏ qua Việt Nam bởi những rào cản không đáng có này. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này cải thiện chỉ số thiết chế pháp lý nhằm nâng cao NLCT cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang. 171
  7. Thứ ba: Đối với Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố cần hạn chế các cuộc kiểm tra đối với DN. Nhà đầu tƣ, các cuộc kiểm tra, thanh tra cần phải xây dựng đăng ký từ đầu năm với Chủ tịch UBND tỉnh (thông qua Thanh tra tỉnh). Chỉ kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, nếu sau khi kiểm tra không phát hiện các vi phạm thì các đơn vị kiểm tra phải trình rõ nguyên nhân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Chỉ đạo các địa phương tuyệt đối không được yêu cầu các Nhà đầu tư hỗ trợ kinh phí hoặc đầu tư các hạng mục công trình ngoài các nội dung đăng ký đầu tư, phương án bồi thường GPMB và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Các Tỉnh Miền núi phía Bắc tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc duy trì kênh đối ngoại với các nhà đầu tư để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư. Để tạo điều kiện thuận lợi như vậy các tỉnh cũng chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư: thông tin quy hoạch của các Ban quả lý trong tỉnh, các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh, chính sách kêu gọi đầu tư, các quy định pháp luật về đầu tư, các phương thức xúc tiến đầu tư của các nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. 2. Niên gián thống kê, năm 2015. 3. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh các tỉnh Miền núi phía bắc nhiệm kỳ 2016-2021, 4. Website http:// PCI.org.vn. 172