Câu hỏi ôn tập môn Thiết kế hệ thống BMS cho tòa nhà

pdf 8 trang haiha333 07/01/2022 3580
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Thiết kế hệ thống BMS cho tòa nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_mon_thiet_ke_he_thong_bms_cho_toa_nha.pdf

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Thiết kế hệ thống BMS cho tòa nhà

  1. Câu 1: DDC là gì? DDC là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh: Direct Digital Control, tạm dịch “bộ điều khiển kỹ thuật số trực tiếp” hay gọi là “bộ điều khiển DDC”. DDC là bộ điều khiển chuyên dụng trong các hệ thống BMS, HVAC, AHU, Chiller, dùng để điều khiển các hoạt động độc lập của các hệ thống trong tòa nhà, nhà máy, Bộ điều khiển DDC thực chất giống như là PLC (Programmable Logic Controller), là một bộ điều khiển trung tâm, bên trong có chip xử lý, có bộ nhớ để lưu trữ chương trình, có time clock để định thời, có các cổng vào ra I/O để nhận và xuất tín hiệu điều khiển. Câu 2: 2. Tại sao lại dùng DDC trong hệ thống BMS mà không phải là PLC?
  2. Câu 3: Ưu điểm của bộ điều khiển DDC so với điều khiển bằng khí nén trước đây? Cảm biến điện tử đo các thông số trong tiêu chuẩn chất lượng HVAC thông thường như: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất chính xác hơn so với các thiết bị vận hành bằng khí nén trước đây. DDC có khả năng kết nối các DDC thành một mạng lưới, từ đó dễ dàng định vị báo động và triển khai các hoạt động cảnh báo, báo động ra các điểm khác nhau. Câu 4: Cấu trúc của DDC trong hệ thống điều khiển? Ba thành phần chính của hệ thống Điều khiển là cảm biến, bộ điều khiển và thiết bị chấp hành. Ba thành phần hoặc chức năng này tương tác với nhau để điều khiển một phương tiện. Ví dụ, nhiệt độ không khí là một phương tiện được kiểm soát Cảm biến đo dữ liệu, bộ điều khiển xử lý dữ liệu và công cụ được kiểm soát thực hiện một hành động nào đó. Cảm biến đo các thông số được điều khiển hoặc đầu vào điều khiển khác, một cách chính xác và có thể lặp lại. Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí thông thường (Cảm biến HVAC), được sử dụng để đo nhiệt độ, áp suất, độ ẩm tương đối, và carbon dioxide. Các biến khác cũng có thể được đo lường và sẽ tác động đến logic bộ điều khiển. Ví dụ các thông số cần quan tâm bao gồm nhiệt độ các thiết bị, thời gian sử dụng trong ngày hoặc điều kiện nhu cầu về dòng điện. Thông tin đầu vào bổ sung sẽ ảnh hưởng đến logic điều khiển có thể bao gồm trạng thái của các tham số khác.
  3. Bộ điều khiển xử lý là bộ xử lý dữ liệu được đầu vào từ cảm biến, áp dụng điều khiển logic và thực hiện một hành động đầu ra được tạo ra. Tín hiệu này có thể được gửi trực tiếp đến thiết bị được điều khiển hoặc đến các chức năng điều khiển logic khác và cuối cùng là đến thiết bị được điều khiển. Thiết bị điều khiển là thiết bị phản hồi tín hiệu từ bộ điều khiển, hoặc logic điều khiển, và thay đổi điều kiện của phương tiện được điều khiển hoặc trạng thái của thiết bị cuối. Các thiết bị này bao gồm, bộ điều khiển van, bộ điều khiển van điều tiết, rơ le điện, quạt, máy bơm, máy nén và bộ truyền động tốc độ thay đổi cho các ứng dụng quạt và bơm. • Ý 2: Bộ điều khiển dựa trên bộ vi xử lý với các điều khiển logic được thực hiện bởi phần mềm. • Bộ chuyển đổi Analog – to – Digital (A/D) chuyển đổi các giá trị tương tự thành tín hiệu kỹ thuật mà bộ vi xử lý sử dụng được. Câu 5. Cấu trúc của DDC trong hệ thống kết nối truyền thông Một điểm khác biệt rất lớn giữa DDC và PLC là giao thức truyền thông: do đặc thù về mặt không gian bố trí theo chiều dọc của các DDC. Để máy tính vận hành của hệ thống BMS tại phòng điều khiển trung tâm của toà nhà (tầng hầm) với ít dây dẫn tín hiệu nhất và dễ dàng nhất cho việc thi công, các DDC được thiết kế để cho phép truyền thông nối tiếp từ DDC nọ sang DDC kia và tới máy tính vận hành. Các giao thức phổ biển hiện nay là Bacnet MS/TP, Lonwork, N2 Open, TCP/IP, BMS và các thành phần hoàn toàn tương thích với mạng BACnet IP vì sử dụng giao thức truyền thông tích hợp với các hệ thống mở. Các máy chủ hệ thống có thể giao tiếp với các thiết bị BACnet của hãng thứ ba Hiện nay, giao thức là Bacnet MS/TP được sử dụng nhiều nhất, vì một số lợi ích sau: • Máy trạm điều hành đơn cho tất cả các hệ thống • Mở rộng hệ thống cạnh tranh. • Loại bỏ nỗi sợ trở thành chủ sở hữu bị khóa với một nhà cung cấp duy nhất. • Khả năng tích hợp tất cả các Chức năng BAC.
  4. • Khả năng tương tác • Chia sẻ dữ liệu • Báo thức và quản lý sự kiện • Xu hướng • Lập lịch trình • Quản lý mạng và thiết bị từ xa • Giá thành rẻ hơn so với các phương thức giao tiếp truyền thông khác Câu 6: DDC có thể nhận và xử lý dữ liệu với các loại tín hiểu nào? Input DDC: Tương tự hoặc số. Tương tự → số → xử lý dữ liệu Xử lý xong dữ liệu→ Đầu ra tương tự và số • Đầu vào Tương tự là để giám sát các giá trị của cảm biến trường. • Đầu vào kỹ thuật số để theo dõi trạng thái bật / tắt từ công tắc / công tắc tơ. • Đầu ra tương tự là để điều khiển các thiết bị truyền động hiện trường. Đầu ra kỹ thuật số là để điều khiển rơ le hoặc cung cấp điện áp thấp. • DDC phải có ROM / RAM bên trong để lưu trữ các giá trị logic điều khiển và cảm biến. • Nó phải có sẵn các giao thức mạng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị. • Bộ điều khiển DDC hiện đại phải có khả năng triển khai các giao thức BACnet cho giao tiếp. Câu 6: Bộ điều khiển DDC hoạt động như thế nào? Hoạt động theo điều khiển vòng kín Tín hiệu đặt→ bộ so sánh→ bộ điều khiển→thiết bị điều khiển > cảm biến điện tử (đo lường)→quay lại ban đầu Câu 7: PMS là gì?
  5. PMS (Power Management System) là hệ thống giám sát điện năng giúp người dùng theo dõi các thông số điện năng của tòa nhà, văn phòng cho thuê, nhà xưởng, khu cao ốc hoặc căn hộ. Thông qua giao diện máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet, người dùng có thể dễ dàng xem các thông số dòng điện, điện áp, sóng hài của toàn bộ hệ thống điện đồng thời tác động điều khiển nếu cần. Câu 8: Cấu trúc hệ PMS 1. Hệ thống điện nặng Là hệ thống cấp nguồn chính cho tòa nhà, là hệ thống “xương sống” để vận hành toàn bộ hệ thống cơ điện còn lại. Nó cung cấp điện để thang máy hoạt động, để bơm nước sinh hoạt, để giám sát hoạt động tòa nhà thông qua BMS Hệ thống điện nặng là hệ thống điện chính của tòa nhà bao gồm hệ thống điện động lực (trạm biến áp điện lực và tủ bù và hệ thống điện điều khiển). Hệ thống điện động lực đảm nhiệm việc cấp nguồn điện từ lưới điện địa phương vào từng căn hộ được mô tả như sau: nguồn điện từ lưới điện trung thế của địa phương thông qua trạm chuyển đổi đóng cắt mạch vòng. Từ trạm trung thế, nguồn điện được cấp về các máy biến áp thô đưa nguồn điện từ trạm hạ thế phân bổ về các tòa nhà tại dự án và về các trục căn hộ. Từ các trục căn hộ sẽ cấp điện về các căn hộ trong tòa nhà. Hệ thống điện động lực bao gồm các thành phần như sau: • Các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 22kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính MSB (Main Switch Board).Tủ được thiết kế sử dụng để phân phối cho các phụ tải công suất lớn với ưu điểm là thiết kế theo kiểu modular. Mỗi khoang tủ có một chức năng riêng và các modular được đặt cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối bao gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn và ngăn phân phối
  6. • Các trạm biến áp, tủ đo lường, đồng hồ điện, cáp trung thế, cáp hạ thế. • Các hệ thống các tủ điện phân phối (Submain Power Supply) cấp điện cho động lực, sản xuất, sinh hoạt, có thể có thêm hệ thống tự động điều chỉnh điện áp AVR (Automatic Voltage Regulator system). • Hệ thống công tắc ổ cắm điện (Socket outlet system). Yêu cầu cơ bản của hệ thống điện • Đảo bảo tính kinh tế cao • Đảm bảo cung cấp điện liên tục • Đảm bảo chất lượng điện • Tính linh hoạt và đáp ứng đồ thị phụ tải. Độ ưu tiên của 4 yêu cầu trên tùy thuộc vào tình hình thực tế và các yếu tố này không thể đạt được tuyệt đối bởi sự tối ưu bất kỳ yếu tố nào đều làm ảnh hưởngtới các yếu tố còn lại do vậy thiết lập mối quan hệ hài hòa sẽ trở thành mục tiêu tối đa. Để đảm bảo được điều đó, hệ thống điện luôn cần được quản lý và giám sát chặt chẽ nhất 2. Hệ thống điện nhẹ Hệ thống điện nhẹ tòa nhà thường được gọi là ELV(Extra Low Votage System) thường chỉ chiếm 10-20% giá trị tòa nhà nhưng quyết định đến tính hiện đại, tiện nghi và sang trọng của cả dự án. Đó là do đặc thù của hệ thống điện nhẹ là hệ thống điện công nghệ cao, mang tính trải nghiệm tiện ích đồng thời liên tục được nâng cấp để tối ưu trải nghiệm của cư dân Câu 9: Hệ thống điện nặng và điện nhẹ khác nhau cơ bản như thế nào?
  7. Hệ thống điện nặng: coi “xương sống” của tòa nhà, đóng vai trò cung cấp điện cho toàn bộ hoạt động của tòa nhà Hệ thế điện nhẹ: đánh giá mức độ hiện đại và tiện nghi của tòa nhà Câu 10: Phạm vi chức năng của hệ PMS -giảm chi phí -tăng hiệu quả sử dụng -tăng độ tin cậy Câu 11: Hệ PMS hoạt động theo những tiêu chí nào của khách hang -An toàn thiết bị -Tính sẵn sàng hoạt động trong mọi tình huống - Đảm tính tối ưu - Có thể bảo trì và nâng cấp trong tương lai Câu 12: Các thông số cần giám sát của hệ PMS là gì Các giá trị đo U, I, F Công suất, điện năng, hệ số công suất THD (tổng độ méo sóng hài) Nhu cầu công suất Ảnh dạng sóng Phân tích sóng hài theo bậc Câu 13: Khi lựa chọn thiết bị đo lường trong hệ PMS cần lưu ý những yếu tố nào? Thiết bị đo lường: Dòng, áp, thang đo, tính kinh tế, khả năng lắp đặt Thiết bị vận hành:
  8. Các yếu tố lựa chọn thiết bị hành: giao thức truyền thông phù hợp (bổ sung thêm sau)