Causality between taxes and foreign direct investment: Experimental research in developing countries

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2120
Bạn đang xem tài liệu "Causality between taxes and foreign direct investment: Experimental research in developing countries", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcausality_between_taxes_and_foreign_direct_investment_experi.pdf

Nội dung text: Causality between taxes and foreign direct investment: Experimental research in developing countries

  1. Journal of Finance – Marketing; Vol. 64, No. 4; 2021 ISSN: 1859-3690 DOI: ISSN: 1859-3690 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH - MARKETING Số 64 - Tháng 08 Năm 2021 Journal of Finance – Marketing JOURNAL OF FINANCE - MARKETING CAUSALITY BETWEEN TAXES AND FOREIGN DIRECT INVESTMENT: EXPERIMENTAL RESEARCH IN DEVELOPING COUNTRIES Nguyen Thi Kim Chi1*, Le Trung Dao1 1University of Finance – Marketing ARTICLE INFO ABSTRACT DOI: The paper analyzes the causal relationship between taxes and foreign direct 10.52932/jfm.vi64.184 investment (FDI) in 32 developing countries in the period from 2009 to 2019. Empirical analysis is based on panel data of countries to check the Received: causality between the variables that make up the table. The results show May 27, 2021 that there exists a long-run co-integration relationship between tax and Accepted: FDI. In addition, the probability of a causal relationship was analyzed July 05, 2021 between the variables using the causality test developed by Dumitrescu Published: and Hurlin (2012). The analysis results show that there is a two-way causal August 25, 2021 relationship between taxes and foreign direct investment. On that basis, the study makes some suggestions for tax policy for FDI in these countries. Keywords: FDI, tax, causality, developing country. *Corresponding author: Email: kimchiufm@gmail.com 15
  2. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 64 – Tháng 8 Năm 2021 ISSN: 1859-3690 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH - MARKETING Số 64 - Tháng 08 Năm 2021 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing JOURNAL OF FINANCE - MARKETING MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA THUẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Nguyễn Thị Kim Chi1*, Lê Trung Đạo1 1Trường Đại học Tài chính – Marketing THÔNG TIN TÓM TẮT DOI: Bài báo phân tích mối quan hệ nhân quả giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước 10.52932/jfm.vi64.184 ngoài (FDI) tại 32 quốc gia đang phát triển trong đoạn từ năm 2009 – 2019. Phân tích thực nghiệm dựa trên dữ liệu bảng của các quốc gia để kiểm tra Ngày nhận: tính chất nhân quả giữa các biến tạo thành bảng. Kết quả cho thấy, tồn tại 27/05/2021 một mối quan hệ đồng tích hợp trong dài hạn giữa thuế và FDI. Ngoài ra, khả năng có thể có của mối quan hệ nhân quả được phân tích giữa các biến Ngày nhận lại: bằng cách sử dụng kiểm định nhân quả được phát triển bởi Dumitrescu và 05/07/2021 Hurlin (2012). Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều Ngày đăng: giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra 25/08/2021 một số gợi ý cho chính sách thuế đối với FDI tại các quốc gia này. Từ khóa: FDI, thuế, quan hệ nhân quả, quốc gia đang phát triển. 1. Giới thiệu các nước, đòi hỏi Chính phủ mỗi quốc gia phải FDI là một dạng đầu tư cố định của hoạt đẩy mạnh xúc tiến và cải thiện môi trường động kinh doanh xuyên quốc gia được thực đầu tư. Trong đó, thuế là một trong những hiện bởi các doanh nghiệp đa quốc gia. Trong nguồn thu nhập chính của một quốc gia và tất quá trình toàn cầu hóa, FDI được xem là công cả các nhà nước đều thiết lập chính sách của cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế họ thông qua thuế để tăng thu nhập (Jhingan, của rất nhiều nước trên thế giới (Wang, 1995). 2004). Kể từ đầu những năm 1980, các quốc Tầm quan trọng đối với việc gia tăng lượng gia đang phát triển thực hiện nhiều chính sách vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế cạnh tranh nhằm thu hút FDI với sự tập trung và xã hội đã dẫn đến sự cạnh tranh lớn giữa đặc biệt vào tác động của các chính sách thuế, như cung cấp các khoản ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp để làm tăng vốn FDI cho *Tác giả liên hệ: các quốc gia (Devereux, 1995). Từ đó, các quốc Email: kimchiufm@gmail.com gia đang phát triển trong thời gian dài đã chạy 16
  3. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 64 – Tháng 8 Năm 2021 theo cuộc đua “cạnh tranh về đáy” của thuế công, và có thể dẫn đến các cơ quan chức năng suất luật định, bên cạnh các chính sách ưu đãi, cung cấp mức độ dịch vụ công không hiệu quả. miễn giảm thuế thu nhập, dẫn đến việc giảm Hơn nữa, Oates (1972) lập luận rằng nếu doanh nguồn thu ngân sách của các quốc gia (Rendon- nghiệp được cung cấp một mức thuế suất thấp sẽ Garza, 2006). Bên cạnh đó, dòng FDI thường không đem lại lợi ích xã hội. Bởi vì các khoản ưu được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia, với đãi thuế lớn là do cạnh tranh thuế, gây hạn chế đặc điểm nổi bật là dịch chuyển lợi nhuận giữa về quỹ công sẽ dẫn đến mức lương công chức công ty mẹ và các công ty thành viên, từ các thấp và chất lượng việc làm thấp, Chính phủ quốc gia có thuế suất cao đến quốc gia có thuế cũng mất chi phí vào nhà cửa và trụ sở cho việc suất thấp nhằm tối thiểu chi phí thuế thu nhập thu thuế và cơ sở thuế giảm (Oates, 1972). Mô doanh nghiệp. Điều này là nguyên nhân chính hình này sau đó được White (1975) và Fischel dẫn đến hiện tượng xói mòn cơ sở thuế và (1975) áp dụng mở rộng cho việc khuyến khích dịch chuyển lợi nhuận (BEPS). Ba nhà nghiên vị trí của các công ty, với kết luận tương tự với cứu kinh tế lớn của IMF là Crivelli và cộng sự mô hình Tiebout (1956) ban đầu mà các công ty (2016) đã cho rằng các vấn đề xói mòn cơ sở ưu tiên đầu tư ở nơi có mức thuế suất thấp hơn. thuế là khá lớn ở các nước đang phát triển khi Do đó, nguồn gốc của hiện tượng các quốc thu hút FDI, cho thấy tổn thất doanh thu thuế gia thực hiện “đua xuống đáy” trong cạnh lớn do FDI gây ra. tranh thuế để thu hút FDI trong bối cảnh hiện Mục tiêu chính của nghiên cứu này là khám đại là cạnh tranh thuế làm giảm chi tiêu của phá mối quan hệ đồng liên kết giữa thuế và Chính phủ và các khoản thu thuế xuống mức FDI thể hiện qua xu hướng của FDI, doanh không hiệu quả Rendon-Garza (2006). thu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp ở các 2.2. Xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi quốc gia đang phát triển. Đồng thời phân tích nhuận (BEPS) của FDI mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và thuế ở các quốc gia đang phát Các doanh nghiệp FDI, thường dưới dạng triển. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý công ty đa quốc gia (MNCs), được hưởng lợi cho chính sách thuế đối với FDI tại các quốc từ việc quảng bá thương hiệu, tiếp thị và bán gia này. sản phẩm ra nước ngoài (Agosin & Machado, 2005). Nhằm tối đa hóa lợi nhuận của cả tập 2. Lý thuyết tổng quan về mối quan hệ giữa đoàn, các MNCs chuyển dịch lợi nhuận từ thuế và FDI những quốc gia có thuế suất cao sang những quốc gia có thuế suất thấp, các MNCs đã tiết 2.1. Lý thuyết cạnh tranh thuế kiệm được số thuế phải nộp đáng kể. Một Lý thuyết cạnh tranh thuế xuất phát từ lý nghiên cứu của Mạng lưới Công lý Thuế (Tax thuyết liên bang của Tiebout (1956) cho rằng Justice Network) ước tính rằng khoảng 660 hàng hóa công cộng được chính quyền địa tỉ USD lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu đã phương cung cấp cho người dân, dẫn đến sự được hoán chuyển trong năm 2015. Một ước cạnh tranh giữa các địa phương bởi vì các cá tính khác của OECD trong năm 2016 cho thấy, nhân có thể “bỏ phiếu bằng chân” (voting by thuế suất hiệu dụng mà các công ty đa quốc their feet) thông qua việc di chuyển đến địa gia phải chịu thấp hơn trung bình từ 4 đến phương khác mà không có cản trở nào. Oates 8,5 điểm phần trăm so với các công ty thông (1972) mở rộng mô hình Tiebout (1956) nhưng thường khác. Trong khối OECD và G20, tỷ lệ kết luận rằng việc sử dụng cạnh tranh thuế có này giao động từ 4-10% tổng doanh thu thuế, thể dẫn đến việc cung cấp hàng hóa công không tương đương từ 100-240 tỉ USD tổng thể. hiệu quả. Điều này xuất phát từ thực tế là trong Trong khi đó, khoảng 8% tài sản của thế giới, nỗ lực thu hút các nhà đầu tư, Chính phủ sẽ tương đương 7.600 tỉ USD, đã ẩn vào các thiên quy định mức thuế rất thấp, gây hạn chế về quỹ đường thuế (tax havens) thông qua các chương 17
  4. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 64 – Tháng 8 Năm 2021 trình thuế BEPS (Zucman, 2014). Thiên đường Devereux (1995) đã phân tích cho thấy gánh thuế được xem là nơi trú ẩn an toàn cho MNCs nặng thuế theo từng quốc gia cụ thể đối với trên thế giới, là nơi đặt các văn phòng hay trụ đầu tư xuyên quốc gia. Mẫu của nghiên cứu sở chính của MNCs, cũng là nơi chuyển tiền bao gồm 7 nước OECD trong giai đoạn 1985 – của tội phạm quốc tế nếu không được kiểm 1989. Nghiên cứu kết luận rằng sự lựa chọn vị soát chặt chẽ. Đây là các quốc gia hoặc các trí đầu tư FDI thực sự bị ảnh hưởng bởi thuế vùng lãnh thổ có thuế suất thấp hơn đáng kể so thu nhập. Cụ thể, việc cung cấp các khoản ưu với các nước khác hoặc không đánh thuế đối đãi về thuế thu nhập sẽ làm tăng vốn FDI cho với các công ty, cá nhân nước ngoài. Ngoài ra, do chính sách sàng lọc FDI chưa thật sự tốt tại các quốc gia. các quốc gia đang phát triển, đã làm gia tăng Wei (2000) đã nghiên cứu ảnh hưởng của dòng FDI ảo (OECD, 2015) bên cạnh dòng thuế suất thu nhập theo luật định, thuế suất FDI thực tại các quốc gia này. Theo nghiên cứu hiệu quả, và tham nhũng đến đầu tư trực tiếp của OECD, phần lớn FDI ảo tập trung ở các quốc tế từ 14 quốc gia nguồn tới 45 nước chủ thiên đường thuế (chiếm tới hơn 85% tổng vốn nhà (gồm châu Á và châu Mỹ). Kết quả cho đầu tư ảo) và hầu như tất cả các nền kinh tế, từ thấy, nếu mức độ tham nhũng gia tăng 1 điểm, các quốc gia phát triển cho đến các thị trường sẽ làm thuế suất hiệu quả tăng tương ứng 50 đang phát triển đều chịu ảnh hưởng của hiện điểm, và khi đó sẽ giảm đầu tư trực tiếp nước tượng này. ngoài đối với các quốc gia từ Singapore đến Xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận Mexico trong dữ liệu nghiên cứu. (BEPS) là 2 mặt thường xuyên đi kèm với nhau Azémar và Dharmapala (2019) phân tích của quá trình thu hút FDI. Theo nhận định của tác động của các điều khoản giảm thuế khi OECD (2015), BEPS có ý nghĩa đặc biệt quan nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu bảng trọng đối với các nước đang phát triển vì thuế về nguồn vốn FDI song phương từ 23 quốc gia là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, OECD tại 113 nền kinh tế đang phát triển và đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Để chuyển đổi trong giai đoạn 2002 – 2012. Kết cạnh tranh với các quốc gia có thuế suất thấp, quả cho thấy các hiệp định miễn giảm thuế có nhiều nước đã phải tìm cách cắt giảm thuế suất liên quan đến việc tăng vốn đầu tư trực tiếp xuống tương đương hoặc thậm chí thấp hơn. nước ngoài lên tới 97%. Mức thuế suất thấp hơn sau điều chỉnh không Ở phương diện khác, nghiên cứu về ảnh chỉ áp dụng riêng cho các MNCs mà còn cho hưởng của FDI đến thuế, đặc biệt hiện tượng bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế. BEPS làm xói mòn cơ sở thuế, cũng có những Tuy nhiên, nhìn ở phương diện thuế thì chính kết quả thực nghiệm tiêu biểu: sách cạnh tranh giảm thuế sẽ làm xói mòn cơ sở thuế của nhiều quốc gia. Hệ quả của sự xói Bond và Samuelson (1986) nhận định rằng mòn cơ sở thuế này là làm suy yếu nguồn thu các nước chủ nhà có thể mất một số nguồn ngân sách, ảnh hưởng đến các chính sách chi thu từ thuế trong thời gian ngắn nếu miễn thuế để thu hút FDI trong thời gian đầu. tiêu ngân sách, thâm hụt và nợ công của các Doanh thu từ thuế có thể tăng trong dài hạn nước sở tại. vì đầu tư nước ngoài sẽ không rút ra sau thời gian miễn thuế đó. 3. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Wilson (1999), Fuest và cộng sự (2005) tổng Tác động của thuế, đặc biệt là thuế thu hợp các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh nhập doanh nghiệp đối với đầu tư trực tiếp thuế, cho thấy có sự tăng mạnh về cạnh tranh nước ngoài đã được nhiều tác giả nghiên cứu thuế trong những năm gần đây, và tập trung với nhiều phương pháp, mô hình, cơ sở dữ liệu vào xem xét ảnh hưởng của thuế đối với dòng khác nhau. Nổi bật gồm các nghiên cứu như: vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả cho rằng: Ưu 18
  5. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 64 – Tháng 8 Năm 2021 đãi thuế chỉ cải thiện hiệu quả kinh tế nếu các Bayar và Ozturk (2018) phân tích mối quan Chính phủ có khả năng quyết định các loại hệ giữa dòng vốn FDI, tăng trưởng kinh tế và hình và phương tiện sản xuất tốt nhất cho một tổng thu thuế ở 33 quốc gia OECD trong giai nền kinh tế tốt hơn nhà đầu tư tư nhân, các ưu đoạn 1995 – 2014. Kết quả cho thấy mối quan đãi về thuế được coi là không hiệu quả và dễ bị hệ gắn kết giữa dòng vốn FDI, tăng trưởng kinh tham nhũng. tế và tổng thu thuế. Hơn nữa, có mối quan hệ Crivelli và cộng sự (2016) đã sử dụng dữ nhân quả một chiều từ dòng vốn FDI đến tổng liệu bảng cho 173 quốc gia trong vòng 33 năm thu và mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa để đánh giá tác động của chính sách thuế trong tăng trưởng kinh tế và dòng vốn FDI. từng khu vực tài chính sang những quốc gia khác. Các tác giả sử dụng dữ liệu về doanh thu 4. Phương pháp nghiên cứu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất 4.1. Mô hình theo luật định, cơ sở thuế doanh nghiệp, và Dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu thực thuế suất doanh nghiệp của thiên đường thuế, nghiệm, mối quan hệ giữa thuế và FDI thể hiện để đánh giá mức độ của tác động của BEPS đến qua 2 mô hình sau: số thất thu thuế. Sử dụng cách tiếp cận này, Crivelli ước tính thiệt hại doanh thu toàn cầu Mô hình tác động của thuế đến FDI: vào khoảng 650 tỷ đô la Mỹ hàng năm, trong LGFDI = α + Σβ TAX + Σλ .X + ε (1) đó khoảng một phần ba liên quan đến các nước i,t i i,t i i,t i,t đang phát triển. Trong đó: Bolwijn và cộng sự (2018) nhấn mạnh sự LGFDIit: là dòng vốn FDI tiếp nhận hàng dịch chuyển nguồn vốn FDI thông qua các năm (dòng FDI vào), dưới dạng logarit. trung tâm đầu tư ra nước ngoài và trung tâm TAXit: là thuế thu nhập doanh nghiệp, được tài chính nước ngoài (OFC), đặc biệt là các tính theo tỷ lệ số thu thuế thu nhập doanh thiên đường thuế, đã gây ra tình trạng xói nghiệp trên GDP. mòn cơ sở thuế BEPS. Kết quả phân tích cho thấy vai trò chính của FDI thông qua Xit: tập hợp các biến kiểm soát trong mô các OFC trong mạng lưới FDI toàn cầu, từ hình, về các yếu tố kinh tế vĩ mô (tăng trưởng 30% tổng vốn FDI song phương lên đến gần kinh tế GDP, dân số, chỉ số lạm phát, chỉ số chi 50%. Phân tích định lượng cho thấy sự dịch tiêu Chính phủ, chỉ số đảm bảo quyền sở hữu). chuyển lợi nhuận có liên quan đến thiên Mô hình tác động của FDI đến thuế: đường thuế, dẫn đến thiệt hại doanh thu ước RINCOME = α + β RINCOME tính khoảng 100 tỷ đô la mỗi năm cho các i,t 1 i,t–1 (2) nước đang phát triển. + β2RHAVEi,t + ∑Xi,t + εi,t Aslam (2015) đã khám phá mối quan hệ Trong đó: đồng liên kết giữa thu thuế và đầu tư trực tiếp RINCOMEi,t: là cơ sở tính thuế thu nhập nước ngoài tại Sri Lanka từ năm 1990 đến năm doanh nghiệp của FDI (thu nhập chịu thuế thu 2013. Theo kết quả hồi quy, FDI đang đóng nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI). góp 77% vào doanh thu thuế. Ngoài ra, cả hai RHAVE : dòng FDI từ các thiên đường biến thuế và FDI đều bao hàm mối quan hệ i,t lâu dài giữa chúng. Nghiên cứu này gợi ý cho thuế vào các quốc gia đang phát triển. các nhà hoạch định chính sách của Chính phủ Dựa vào mục tiêu của bài báo, tác giả tiến Sri Lanka rằng, họ phải có những hành động hành một nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra tất yếu để tăng vốn FDI, vì FDI là một trong mối quan hệ đồng liên kết và nhân quả giữa những yếu tố tạo ra thu nhập của nền kinh tế dòng vốn FDI vào 32 quốc gia đang phát triển Sri Lanka. trong giai đoạn 2009 – 2019, bằng cách sử 19
  6. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 64 – Tháng 8 Năm 2021 dụng kiểm định đồng liên kết của Westerlund tiến của phép thử phi nhân quả của Granger (2007) và kiểm định nhân quả của Dumitrescu (1969) liên quan đến tính không đồng nhất. và Hurlin (2012). Các kiêm định được thực 4.2. Dữ liệu nghiên cứu hiện thông qua áp dụng các kiêm định đồng nhất về sự phụ thuộc giữa các quốc gia, tính Các biến đại diện và dữ liệu nghiên cứu dừng, đồng liên kết, và kiêm định mối quan hệ được thu thập tại 32 quốc gia đang phát triển nhân quả. Cụ thể: từ năm 2009 đến 2019 (Bảng 1), trong đó: Kiêm định giả thuyết về sự phụ thuộc giữa LFDI: Biến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cac quan sat cheo trong dữ liệu bảng (Cross- vào các quốc gia đang phát triển (inflow). Theo Sectional Dependence – CD Test) được thực gợi ý của Chakrabarti (2001), với các biến kinh hiện trước tiên đê xac định việc tồn tai mối tế vĩ mô trong mô hình giải thích FDI cần lấy quan hệ giữa cac quốc gia trong khu vực logarit theo giá trị tuyệt đối để đảm bảo chất (Urbain & Westerlund, 2006). Bên canh đó, vi lượng mô hình tuyến tính. dữ liệu bảng trong nghiên cứu có số quan sat RINCOME: đại diện cho thu nhập của dòng cheo lớn hơn số quan sat về thơi gian (N = 32 FDI vào các quốc gia đang phát triển. Bolwijn và T = 11), thống kê nhân tử Lagarane thông và cộng sự (2018) cho rằng RINCOME đại diện qua cac thống kê Pesaran (2004), Friedman (1937) và Frees (1995) được sử dụng do sự cho cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp, phu hợp của nó với bối cảnh T < N (Hoyos cũng như Crivelli và cộng sự (2016) và OECD & Sarafidis, 2006; Blackburne & Frank, 2007) (2015) đã tính toán tỷ suất lợi nhuận (tỷ lệ thu trong qua trinh kiêm tra sự phụ thuộc giữa các nhập của FDI trên dòng FDI vào) của các nước quốc gia. để đo lường tác động của thiên đường thuế đến việc dịch chuyển lợi nhuận FDI. Bolwijn và Bước hai là kiểm định tính dừng của các cộng sự (2018) cho rằng RINCOME đại diện biến. Do kiểm định nhân quả Granger yêu cầu cho cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp. các chuỗi dừng, nên các biến tham gia sẽ được kiểm định tính dừng cho dữ liệu bảng. Tác RHAVE: đại diện cho dòng FDI từ các giả kiểm tra tính dừng của các biến theo các thiên đường thuế vào các quốc gia đang phát kiểm định Augmented Dickey Fuller (ADF), triển. Bolwijn và cộng sự (2018) nhấn mạnh Phillips-Perron (PP) và Im-Pesaran-Shin các thiên đường thuế có vai trò là “động cơ” và chuyển dịch lợi nhuận của các chương trình (IPS). Giả thuyết H0 của kiểm định này là tồn tại nghiệm đơn vị, có nghĩa là các biến không tránh thuế MNE. Kế thừa nghiên cứu này, biến dừng. Tiếp theo, dựa trên kiểm định đồng liên RHAVE được tác giả đưa vào mô hình là dòng kết của Westerlund (2007), bài báo kiểm tra FDI từ 32 thiên đường thuế vào các quốc gia các mối quan hệ dài hạn giữa các biến vì sự đang phát triển theo OECD công bố năm 2013 phụ thuộc cắt ngang xuất hiện trong phân tích và tính theo tỷ trọng trên dòng FDI vào, theo kinh tế lượng của tập dữ liệu. Quá trình kiểm nguồn dữ liệu của IMF (chi tiết dữ liệu CDIS). định đồng liên kết sẽ giúp xác định luôn cả độ TAXINCOME: đại diện cho số thu thuế thu trễ thích hợp mà qua đó hai biến có tính đồng nhập doanh nghiệp của các quốc gia đang phát liên kết tốt nhất. triển. Theo các nghiên cứu thực nghiệm của Cuối cùng, mối quan hệ tương tác nhân Aslam (2015) và Wei (2000), số thu thuế thu quả giữa thuế và dòng vốn FDI được nghiên nhập doanh nghiệp được thu thập từ dữ liệu tỷ cứu bằng cách sử dụng phép thử nhân quả của trọng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên Dumitrescu và Hurlin (2012), một dạng cải GDP của các quốc gia theo IMF. 20
  7. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 64 – Tháng 8 Năm 2021 Bảng 1. Đo lường các biến và nguồn dữ liệu Biến Diễn giải Nguồn Tác giả LFDI Dòng FDI vào. Tính Logarit theo giá IMF, CDIS Chakrabarti (2001); trị tuyệt đối. Crivelli và cộng sự (2016) RINCOME Tỷ suất lợi nhuận của dòng FDI vào IMF, CDIS Crivelli và cộng sự (2016); (tỷ lệ %). Đại diện cho cơ sở tính thuế Bolwijn và cộng sự (2018) thu nhập doanh nghiệp. RHAVE FDI từ các thiên đường thuế, tính theo IMF, CDIS Bolwijn và cộng sự (2018) tỷ trọng trên dòng FDI vào (tỷ lệ %). TAXINCOME Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp/ IMF Aslam (2015); Wei (2000) GDP (tỷ lệ %). Bảng 2. Thống kê mô tả các biến Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa LGFDI 352 10,073 0,664 8,580 11,250 RINCOME 352 0,160 0,145 -0,248 1,285 RHAVEN 352 0,183 0,148 0,00 0,825 TAXINCOME 352 3,204 1,611 0,381 8,652 5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận các quốc gia ở mức y nghĩa 1% ở cả ba kiêm 5.1. Kiểm định sự phụ thuộc giữa các quốc gia định được đề xuất (Bảng 3). Phát hiện này đòi hỏi các kiêm định nghiệm đơn vị đối với dữ Kết quả kiêm định cho thấy có đủ bằng liệu dừng phải tính đến sự phụ thuộc giữa các chứng đê bác bỏ giả thuyết về sự độc lập giữa quốc gia trong dữ liệu bảng. Bảng 3. Kết quả kiêm định sự phụ thuộc giữa các quốc gia Mô hình PPƯL Pesaran (2004) Friedman (1937) Frees (1995) FEM 34,625 145,210 8,087 1) FDI = f (TAX) REM 35,393 147,881 8,322 FEM 9,319 48,278 3,956 2) TAX = f (FDI) REM 5,526 31,142 3,391 Ghi chú: FEM – Mô hình at c động cố định, REM – Mô hình tac động ngẫu nhiên; Ký hiệu *, , lần lượt tương ứng với các mức y nghĩa thông kê 10%, 5%, 1%. 5.2. Kiểm tra tính dừng đối với dữ liệu bảng Kết quả kiểm định tính dừng được thể hiện tất cả các biến đều dừng ở bậc gốc cho tất cả trong Bảng 4. Các kiểm định về tính dừng của các kiểm định không xu thế và có xu thế. 21
  8. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 64 – Tháng 8 Năm 2021 Bảng 4. Kiểm tra tính dừng của các biến Biến ADF PP IPS Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số và xu thế và xu thế và xu thế LFDI -9,1036 -9,4612 -4,2668 -4,9628 -2,9385 -5,7917 RHAVE -11,0629 -12,0262 -4,1376 -4,8113 -2,6931 -4,7218 RINCOME –10,7535 -11,4966 -6,4094 -7,7119 -3,3547 -6,0525 TAXINCOME -7,9631 -8,0701 -2,8114 -3,6143 -2,8837 -5,5314 Ghi chú: ký hiệu *, , lần lượt tương ứng với các mức y nghĩa thông kê 10%, 5%, 1%. 5.3. Kết quả kiểm định đồng liên kết của (2007) sử dụng các tiêu chuẩn AIC (Akaike’s Wasterlund đối với dữ liệu bảng information Criterion) và SIC (Schwaz Để lựa chọn độ trễ tối ưu cho kiểm định Information Criterion). Theo các tiêu chuẩn Granger, tác giả dựa theo đề xuất của Atukeren này, mô hình (1) và (2) đều có độ trễ tối ưu là 1. Bảng 5. Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mô hình 1 Biến phụ thuộc: LFDI (Độ trễ = 1) Biến độc lập Gt Ga Pt Pa RINCOME -4,395 -19,796 -15,576 -16,874 TAXINCOME -4,324 -24,577 -20,970 -25,065 Ghi chú: ký hiệu *, , lần lượt tương ứng với các mức y nghĩa thông kê 10%, 5%, 1%. Kết quả cho thấy giả thuyết không có đồng cũng bị bác bỏ ở mức y nghĩa 1%. Như vậy, có liên kết đối với biến phụ thuộc: LFDI và biến mối quan hệ trong dài han giữa FDI với hai RINCOME bị bác bỏ ở mức y nghĩa 1%, đồng biến cơ sở thuế thu nhập và biến số thu thuế thời giả thuyết không có đồng liên kết đối với thu nhập nói trên trong mẫu nghiên cứu 32 biến phụ thuộc: LFDI và biến TAXINCOME quốc gia đang phát triển. Bảng 6. Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mô hình 2 Biến phụ thuộc: RINCOME (Độ trễ =1) Biến độc lập Gt Ga Pt Pa LFDI -5.339 -18.266 -17.488 -16.125 RHAVE -7.599 -18.601 -21.276 -19.195 Ghi chú: ký hiệu *, , lần lượt tương ứng với các mức y nghĩa thông kê 10%, 5%, 1%. Bảng 6 cho thấy: Giả thuyết không có đồng có mối quan hệ trong dài han giữa FDI với hai liên kết đối với biến phụ thuộc RINCOME và biến cơ sở thuế thu nhập (là thu nhập của FDI), biến LFDI bị bác bỏ ở mức y nghĩa 1%, đồng và biến FDI từ thiên đường thuế vào các quốc thời giả thuyết không có đồng liên kết đối với gia đang phát triển trong mẫu nghiên cứu. biến phụ thuộc RINCOME và biến RHAVE cũng bị bác bỏ ở mức y nghĩa 1%. Như vậy, 5.4. Kiểm định mối quan hệ nhân quả 22
  9. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 64 – Tháng 8 Năm 2021 Bảng 7. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Giả thuyết W-Stat, Zbar-Stat RINCOME → FDI 3,1737 8,6949 (p-value = 0,0000) FDI → RINCOME 4,5508 14,2032 (p-value = 0,0000) TAXINCOME → FDI 1,6257 2,5029 (p-value = 0,0123) FDI → TAXINCOME 4,2783 13,1131 (p-value = 0,0000) RHAVE → RINCOME 2,2602 5,0408 (p-value = 0,0000) RINCOME → RHAVE 3,1914 8,7656 (p-value = 0,0000) Ghi chú: ký hiệu *, , lần lượt tương ứng với các mức y nghĩa thông kê 10%, 5%, 1%. Kết quả kiêm định mối quan hệ nhân quả có liên quan đến việc tăng vốn đầu tư trực tiếp của Dumitrescu và Hurlin (2012) được trình nước ngoài (Azémar & Dharmapala, 2019). bày ở Bảng 7 với tất cả kết quả nghiên cứu cho Ngược lại, trong các kế hoạch tránh thuế, các thấy mối quan hệ hai chiều giữa thuế và FDI, MNCs đã tìm cách giảm thu nhập FDI tại các cụ thể: quốc gia đang phát triển, trực tiếp gây xói mòn Đối với số thu thuế thu nhập doanh nghiệp cơ sở thuế thu nhập (BEPS). Do đó, mối quan (TAXINCOME): Tồn tại mối quan hệ hai hệ giữa cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp và chiều giữa số thu thuế thu nhập doanh nghiệp dòng FDI có tương quan ngược chiều nhau, và FDI. Kết quả này ủng hộ các nghiên cứu điều này cũng giải thích vì sao tại một số quốc của Aslam (2015); Bayar và Ozturk (2018) cho gia đang phát triển dòng FDI ngày càng tăng rằng có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa dù thu nhập chịu thuế giảm thậm chí thua lỗ. dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, khi tại mối quan hệ hai chiều FDI từ thiên đường sử dụng cùng biến phụ thuộc là tỷ lệ số thu thuế (RHAVE) và cơ sở thuế thu nhập doanh thuế thu nhập doanh nghiệp/GDP, kết quả nghiệp (RINCOME). Cụ thể, dòng FDI từ này tương đồng với nghiên cứu của Bond và thiên đường thuế vào các nước đang phát Samuelson (1986) cho rằng doanh thu từ thuế triển ngày càng tăng, sẽ làm giảm thu nhập có thể tăng trong dài hạn vì đầu tư nước ngoài chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của FDI, sẽ không rút về nước sau thời gian miễn thuế. từ đó gây xói mòn cơ sở thuế thu nhập doanh Tương tự, Clausing (2009) giải thích trong nghiệp. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với trường hợp các quốc gia có vốn FDI cao, doanh Crivelli và cộng sự (2016), Bolwijn và cộng sự thu thuế tăng nhiều hơn khi thuế suất thuế thu (2018) nhấn mạnh sự dịch chuyển nguồn vốn nhập doanh nghiệp giảm. Như vậy, số thu thuế FDI thông qua trung tâm tài chính nước ngoài thu nhập doanh nghiệp và FDI có mối quan (OFC), đặc biệt là các thiên đường thuế, đã gây hệ nhân quả và tác động tích cực lẫn nhau tại ra tình trạng xói mòn cơ sở thuế (BEPS). Nhận các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn định này giúp các quốc gia đang phát triển nên chú ý chính sách thu hút FDI khi dòng FDI từ nghiên cứu. thiên đường thuế vào các quốc gia này tăng Đối với cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp mạnh mẽ những năm gần đây. (RINCOME): Cơ sở thuế tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính là thu nhập chịu thuế của 6. Kết luận và kiến nghị doanh nghiệp FDI, kết quả cho thấy mối quan Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa dòng vốn FDI và thu nhập hệ nhân quả hai chiều giữa dòng vốn FDI và của FDI. Điều này đúng với các lý thuyết về tổng thu thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng FDI và thực tiễn các hiệp định miễn giảm thuế như cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp. Do dó, 23
  10. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 64 – Tháng 8 Năm 2021 để thu hút nguồn vốn FDI thì năng lực cạnh tránh thuế của MNCs. Do đó, hiện nay tiêu chí tranh thuế, chính sách thuế có ý nghĩa hết sức sàng lọc dòng vốn FDI nên được áp dụng đầu quan trọng đối với mỗi quốc gia. tiên trong quá trình thu hút FDI của các quốc Trước hết, các quốc gia không nên tiếp tục gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. cạnh tranh xuống đáy thuế suất thuế thu nhập Cần tìm những nhà đầu tư có uy tín, có trách doanh nghiệp, vì điều này gây tổn thất nguồn nhiệm xã hội, và sàng lọc những nhà đầu tư thu ngân sách. Kết quả nghiên cứu của bài báo tới từ ‘thiên đường thuế’, khi các doanh nghiệp đã cho thấy mối quan hệ tích cực hai chiều giữa FDI có ý định thành lập các công ty con ở các dòng vốn FDI và tổng thu thuế thu nhập doanh thiên đường thuế với mục đích để né tránh nghiệp. Do đó, Chính phủ các nước vẫn có thể thuế hoặc trốn thuế. tăng tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp trên Sau cùng, việc ngăn chặn BEPS bằng các GDP bằng cách mở rộng cơ sở thuế, ổn định biện pháp đơn phương của mỗi nước không thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài thực sự khả thi trong khi các biện pháp song ra, các quốc gia thật sự cần nhiều thay đổi để phương như hiện nay cũng đang mất dần thúc đẩy sự hấp dẫn đối với dòng vốn FDI, từ ổn định luật pháp, minh bạch trong thực thi tính hiệu lực, hiệu quả do số lượng các doanh chính sách đến việc loại bỏ các chi phí không nghiệp hoạt động đa quốc gia ngày càng tăng, chính thức, quy mô lớn, giao dịch phức tạp. Các kế hoạch BEPS đang ngày càng trở nên phổ biến và được Bên cạnh đó, thu nhập của FDI là cơ sở để thiết lập thông qua hành vi chuyển giá, thương tính thuế thu nhập doanh nghiệp, việc giảm mại điện tử, vốn mỏng, hiệp định thuế, cơ sở lợi nhuận FDI tại các quốc gia đang phát triển đã trực tiếp gây xói mòn cơ sở thuế thu nhập thường trú hay thiên đường thuế. Do đó, để doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân ngăn chặn BEPS đòi hỏi các giải pháp mang của hiện tượng này là vai trò ngày càng rõ rệt tính tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương, và của dòng FDI từ thiên đường thuế tiếp tục đổ hợp tác quốc tế là chìa khoá để giải quyết vấn vào các nước đang phát triển nhằm mục đích đề chính sách thuế trong môi trường toàn cầu dịch chuyển lợi nhuận trong các kế hoạch hoá ngày nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Agosin, M. R., & Machado, R. (2005). Foreign investment in developing countries: does it crowd in domestic investment? Oxford Development Studies, 33(2), 149-162. Aslam, A. M. (2015). A case study of cointegration relationship between tax revenue and foreign direct investment: evidence from Sri Lanka. In 2nd International Symposium, FIA, South Eastern University of Sri Lanka, 241, 251. Atukeren, E. (2007). A Causal Analysis of the R&D Interactions between the EU and the US. Global Economy Journal, 7(4), 1-29. doi: 10.2202/1524-5861.1301 Azémar, C., & Dharmapala, D. (2019). Tax sparing agreements, territorial tax reforms, and foreign direct investment. Journal of public economics, 169, 89-108. Bayar, Y., & Ozturk, O. F. (2018). Impact of foreign direct investment inflows on tax revenues in OECD countries: A panel cointegration and causality analysis. Theoretical and Applied Economics, 25(1 (614), Spring), 31-40. Blackburne III, E. F., & Frank, M. W. (2007). Estimation of nonstationary heterogeneous panels. The Stata Journal, 7(2), 197-208. Bolwijn, R., Casella, B., & Rigo, D. (2018). An FDI-driven approach to measuring the scale and economic impact of BEPS. Transnational Corporations, 25(2), 107-144. 24
  11. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 64 – Tháng 8 Năm 2021 Bond, E. W., & Samuelson, L. (1986). Tax holidays as signals. The American Economic Review, 76(4), 820-826. Chakrabarti, A. (2001). The determinants of foreign direct investments: Sensitivity analyses of cross‐country regressions. Kyklos, 54(1), 89-114. Clausing, K. A. (2009). Multinational firm tax avoidance and tax policy. National Tax Journal, 62(4), 703-725. Crivelli, E., de Mooij, R., & Keen, M. (2016). Base Erosion, Profit Shifting and Developing Countries. Finanz Archiv: Public Finance Analysis, 72(3), 268-301. Devereux, M. P., & Freeman, H. (1995). The impact of tax on foreign direct investment: empirical evidence and the implications for tax integration schemes. International tax and public finance, 2(1), 85-106. Dickey, D. A. and Fuller W. A. (1979). Distribution of the estimators for autoregressive time series with a unit root. Journal of the American Statistical Association, 74, 427-431. Dumitrescu, E. I., & Hurlin, C. (2012). Testing for Granger non-causality in heterogeneous panels. Economic modelling, 29(4), 1450-1460. Fischel, W. A. (1975). Fiscal and environmental considerations in the location of firms in suburban communities, in “Fiscal Zoning and Land Use Controls” (ES Mills and WE Oates, Eds.). Heath-Lexington, Lexington, Mass. Frees, EW. (1995). Assessing Cross-sectional Correlations in Panel Data. Journal of Econometrics, 69, 393-414. Friedman, M. (1937). The Use of Ranks to Avoid the Assumption of Normality Implicit in the Analysis of Variance. Journal of the American Statistical Association, 32, 675-701. Fuest, C., Huber, B., & Mintz, J. (2005). Capital Mobility and Tax Competition. Foundations and Trends® in Microeconomics, 1(1), 1-62. Granger, C. W. J. (1969). Investigating Causal Relations by Econometric Models and Cross-spectral Methods. Econometrica, 37(3), 424-438. Hartwig, J. (2009). A panel Granger-causality test of endogenous vs. exogenous growth (No. 09-231). KOF Swiss Economic Institute, ETH Zurich. Hoyos, R. E., & Sarafidis, V. (2006). Testing for cross-sectional dependence in panel-data models. The stata journal, 6(4), 482-496. Jhingan, M. L. (2004). Money, Banking, International Trade and Public Finance (7th edition). Vrinda Publication (P) Ltd, New Delhi. Oates, W. E. (1972). Fiscal federalism. Edward Elgar Publishing, number 14708, June. Organisation for Economic Co-operation and Development (2015). OECD/G20 Base Erosion and Profit Shifting Project. OECD Publishing. Pesaran, M. H. (2004). General Diagnostic Tests for Cross Section Dependence in Panels. Available at SSRN 572504. Rendon-Garza, J. R. (2006). Global corporate tax competition for export-oriented foreign direct investment. ProQuest Dissertations Publishing, 2006. 3232639. Tiebout, C. M. (1956). A pure theory of local expenditures. Journal of political economy, 64(5), 416-424. Urbain, J. P., & Westerlund, J. (2006). Spurious regression in nonstationary panels with cross-unit cointegration. METEOR, Maastricht research school of Economics of TEchnology and ORganizations. Wang, Z. Q. a. N. J. S. (1995). The determinants of foreign direct investment in transforming economies: Empirical evidence from Hungary and China. Review of World Economics, 131(2), 359-382. Wei, S. J. (2000). How taxing is corruption on international investors?. Review of economics and statistics, 82(1), 1-11. Westerlund, J. (2007). Testing for error correction in panel data. Oxford Bulletin of Economics and Statistics 69, 709-748 White, M. J. (1975). Firm location in a zoned metropolitan area. Fiscal zoning and land use controls, 175-202. Wilson, J. D. (1999). Theories of tax competition. National tax journal, 52(2), 269-304. Zucman, G. (2014). Taxing across borders: Tracking personal wealth and corporate profits. Journal of economic perspectives, 28(4), 121-48. 25