Chăm sóc trẻ sơ sinh đến 3 tuổi

pdf 89 trang Gia Huy 21/05/2022 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chăm sóc trẻ sơ sinh đến 3 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcham_soc_tre_so_sinh_den_3_tuoi.pdf

Nội dung text: Chăm sóc trẻ sơ sinh đến 3 tuổi

  1. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐẾN 3 TUỔI Tài liệu lưu hành nội bộ Y học Cộng đồng – 10/10/2016
  2. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI TRƢỞNG DỰ ÁN TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức Trƣờng Đại học Y dƣợc Huế, Khoa Nhi BV Trung Ƣơng Huế. P/K: Kids Care Clinic - 68 Hà Huy Giáp, TP.Huế. SĐT: 0949-90-21-21 HIỆU ĐÍNH Đính TS.BS. Nguyễn BS. Trần Công An Nghĩa Bảo Phụng Giảng viên Tim mạch Nhi Bộ môn Nhi Bệnh Viện Đại học Y Dƣợc Nhi Đồng 1 TP.HCM TP.HCM BS. Vƣơng Ngọc Thiên Thanh Bác sĩ Nhi khoa, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM
  3. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI BIÊN DỊCH Ths. Trần Ngọc TS. Nguyễn Thể Tú Hoàng Quân Ban Truyền thông, Nghiên cứu sau Tiến sĩ, Học khu Công lập Viện nghiên cứu Denver, Mỹ. RIKEN - Yokohama„ Nhật Bản. Ths. Trần Thị Hồ Thanh Bình Quang Thuận Giảng viên Sinh viên Đại học Tây Nguyên. Đại Học Y Dƣợc TP.HCM Lê Nguyên Phạm Trần Diệu Thuần Khánh Hƣơng Sinh viên Sinh viên Đại học Y dƣợc Đại học Y dƣợc Huế. Huế. Nguyễn Lê Mỹ Hƣơng Thùy Dung Sinh viên Công ty cổ phần Đại học Y dƣợc Khu công nghiệp Huế. Đình Vũ
  4. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI BIÊN TẬP - THIẾT KẾ Hoàng Thị Huỳnh Mỹ Hạnh Trƣờng Giang Y học Cộng đồng IT Y học Cộng đồng Thực phẩm Cộng đồng Dự án “Y học Cộng đồng” phổ biến những kiến thức y học và thƣờng thức về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng Việt Nam. Nhi khoa Y học Cộng đồng
  5. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI MỤC LỤC CHƢƠNG 1 - CHĂM SÓC TRẺ 1 1. Chăm sóc trẻ sơ sinh – 2 tuần tuổi 1 1.1. Những hành vi thông thƣờng của trẻ sơ sinh và cách chăm sóc trẻ 1 1.2. Tiêm chủng 5 1.3. Xét nghiệm và kiểm tra 5 1.4. Nuôi con bằng sữa mẹ 5 1.5. Nuôi con bằng sữa công thức (sữa bột) 6 1.6. Chăm sóc rốn 8 1.7. Quá trình bài tiết 8 1.8. Giấc ngủ 10 1.9. Lời khuyên dành cho cha mẹ 11 2. Chăm sóc trẻ giai đoạn 2 tuần tuổi – 1 tháng tuổi 12 2.1. Những hành vi thông thƣờng của trẻ 2 tuần tuổi 12 2.2. Chăm sóc da Cách tắm cho trẻ 12 2.3. Tiêm chủng 14 2.4. Xét nghiệm và kiểm tra 14 2.5. Dinh dƣỡng và sức khoẻ răng miệng 14 2.6. Phát triển 15 2.7. Giấc ngủ 15 2.8. Lời khuyên dành cho cha mẹ 16 3. Chăm sóc trẻ giai đoạn 1 tháng tuổi – 2 tháng tuổi 18 3.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ 18 3.2. Tiêm chủng 18 3.3. Xét nghiệm và kiểm tra 19 3.4. Dinh dƣỡng và chăm sóc răng miệng 19 3.5. Sự phát triển 20 3.6. Giấc ngủ 20 3.7. Lời khuyên dành cho cha mẹ 21
  6. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 4. Chăm sóc trẻ giai đoạn 2 tháng tuổi – 4 tháng tuổi 22 4.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ 22 4.2. Tiêm chủng và xét nghiệm 22 4.3. Dinh dƣỡng và chăm sóc răng miệng 23 4.4. Phát triển 23 4.5. Giấc ngủ 24 4.6. Lời khuyên dành cho cha mẹ 24 5. Chăm sóc trẻ giai đoạn 4 tháng tuổi – 6 tháng tuổi 25 5.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ 25 5.2. Tiêm chủng và xét nghiệm 25 5.3. Dinh dƣỡng và chăm sóc răng miệng 26 5.4. Phát triển 27 5.5. Giấc ngủ 27 5.6. Lời khuyên dành cho cha mẹ 28 6. Chăm sóc trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi – 9 tháng tuổi 29 6.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ 29 6.2. Tiêm chủng và xét nghiệm 30 6.3. Dinh dƣỡng và chăm sóc răng miệng 30 6.4. Phát triển 31 6.5. Giấc ngủ 32 6.6. Lời khuyên dành cho cha mẹ 32 7. Chăm sóc trẻ giai đoạn 9 tháng tuổi – 12 tháng tuổi 33 7.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ 33 7.2. Tiêm chủng và xét nghiệm 34 7.3. Dinh dƣỡng và chăm sóc răng miệng 34 7.4. Phát triển 35 7.5. Giấc ngủ 36 7.6. Lời khuyên dành cho cha mẹ 36 8. Chăm sóc trẻ giai đoạn 12 tháng tuổi – 15 tháng tuổi 37 8.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ 37 8.2. Tiêm chủng và xét nghiệm 38
  7. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 8.3. Dinh dƣỡng và chăm sóc răng miệng 38 8.4. Phát triển 39 8.5. Lời khuyên dành cho cha mẹ 40 9. Chăm sóc trẻ giai đoạn 15 tháng tuổi – 18 tháng tuổi 41 9.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ 41 9.2. Tiêm chủng và xét nghiệm 42 9.3. Dinh dƣỡng và chăm sóc răng miệng 42 9.4. Phát triển 43 9.5. Giấc ngủ 44 9.6. Lời khuyên dành cho cha mẹ 44 10. Chăm sóc trẻ giai đoạn 18 tháng tuổi – 24 tháng tuổi 45 10.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ 45 10.2. Tiêm chủng và xét nghiệm 46 10.3. Dinh dƣỡng và chăm sóc răng miệng 46 10.4. Phát triển 47 10.5. Tập cho trẻ đi vệ sinh 47 10.6. Giấc ngủ 47 10.7. Lời khuyên dành cho cha mẹ 47 11. Chăm sóc trẻ giai đoạn 2 tuổi – 3 tuổi 49 11.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ 49 11.2. Tiêm chủng và xét nghiệm 50 11.3. Dinh dƣỡng và chăm sóc răng miệng 50 11.4. Phát triển 51 11.5. Tập cho trẻ đi vệ sinh 51 11.6. Giấc ngủ 51 11.7. Lời khuyên dành cho cha mẹ 52 CHƢƠNG 2 - GIỮ AN TOÀN CHO TRẺ 53 1. Kiểm tra an toàn trong nhà 53 2. Vật dụng, đồ chơi trong nhà 58
  8. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 3. Phòng ngủ 61 4. Phòng tắm 64 5. Nhà bếp 65 6. Ngoài trời 67 7. Bạn cần phải biết 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 BỘ EBOOK NHI KHOA Y HỌC CỘNG ĐỒNG 77 LIÊN HỆ 80
  9. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Chƣơng 1 - CHĂM SÓC TRẺ 1. Chăm sóc trẻ sơ sinh – 2 tuần tuổi 1.1. Những hành vi thông thƣờng của trẻ sơ sinh và cách chăm sóc trẻ (i). Những hành vi thông thường của trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh thƣờng sử dụng cả tay và chân nhƣ nhau khi di chuyển và trẻ cần đƣợc sự trợ giúp đối với di chuyển đầu. Trẻ sẽ ngủ hầu hết thời gian trong ngày và chỉ thức dậy để ăn hoặc thay tã. Khóc có thể là cách trẻ thể hiện mình đang cần gì đó. Trẻ sơ sinh dễ bị giật mình khi có tiếng ồn lớn hoặc bị di chuyển đột ngột. Trẻ sơ sinh thƣờng xuyên hắt xì và nấc cụt. Hắt xì không có nghĩa là trẻ bị cảm lạnh. Nhiều trẻ có hiện tƣợng vàng da trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Không cần thiết phải điều trị nếu hiện tƣợng này chỉ ở mức độ nhẹ, tuy nhiên vẫn nên đƣợc kiểm tra bởi các bác sỹ. Da trẻ có thể bị khô, bong tróc hoặc giống nhƣ lột da. Các chấm nhỏ màu đỏ trên khuôn mặt và ngực trẻ là hiện tƣợng thông thƣờng với trẻ sơ sinh. Bé gái có thể có dịch màu trắng hoặc có ít máu từ âm đạo. Đối với bé trai không đƣợc cắt bao quy đầu, không cố gắng kéo bao quy đầu ra sau. Nếu cắt bao quy đầu cho trẻ, hãy lật phần da và làm sạch đầu dƣơng vật cho trẻ. Có thể bôi kem cho trẻ cho đến khi hết chảy máu. Dƣơng vật trẻ sau khi cắt bao quy đầu có thể sẽ đóng vảy màu vàng, hiện tƣợng này là bình thƣờng. 1
  10. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI (ii). Cách chăm sóc trẻ sơ sinh Luôn luôn rửa tay sạch hoặc sử dụng thuốc diệt trùng trƣớc khi chạm vào trẻ. Thay tã thƣờng xuyên cho trẻ khi bị ƣớt hoặc bẩn để trẻ không bị hăm. Có thể sử dụng kem và thuốc mỡ không cần kê toa nếu trẻ bị kích ứng nhẹ với tã. Không nên sử dụng các loại tã có chứa cồn hoặc các chất gây kích ứng. 2
  11. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Khi dây rốn chƣa rụng, chỉ nên tắm nhanh cho trẻ bằng gạc hoặc một miếng bọt biển. Sau khi dây rốn đã rụng đi và phần rốn đã hoàn toàn lành lặn, có thể đặt trẻ vào bồn tắm để tắm. Hãy cẩn thận vì trẻ rất trơn khi ƣớt. Trẻ không cần phải tắm hàng ngày, tuy nhiên nếu trẻ thích thú khi đƣợc tắm thì điều đó cũng không sao. Có thể bôi kem hoặc dung dịch dƣỡng ẩm cho trẻ sau khi tắm. Đừng bao giờ để trẻ một mình khi gần nƣớc. 3
  12. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Làm sạch phần ngoài tai trẻ bằng khăn lau hoặc tăm bông, nhƣng đừng bao giờ đƣa tăm bông vào bên trong ống tai của trẻ. Ráy tai của trẻ sẽ tự bong ra và thoát khỏi tai. Nếu bạn đƣa tăm bông vào, ráy tai có thể sẽ bị dính lại, khô và khó thoát ra ngoài. Làm sạch nƣớu của trẻ nhẹ nhàng với một miếng vải hoặc gạc mềm một hoặc hai lần một ngày. Làm sạch da đầu của trẻ với dầu gội đầu 1-2 ngày một lần. Nhẹ nhàng chà khắp da đầu trẻ bằng khăn mềm hoặc bàn chải lông mịn. Có thể dùng bàn chải lông mềm mới. Việc cọ rửa nhẹ nhàng nhƣ vậy có thể giúp phát triển da đầu cho trẻ. 4
  13. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 1.2. Tiêm chủng Cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trƣớc khi ra khỏi bệnh viện. Nếu mẹ của trẻ bị viêm gan B, cần tiêm cho trẻ 1 mũi vắc xin viêm gan B đầu tiên ở bệnh viện, và thêm một liều Globulin miễn dịch viêm gan B trƣớc 7 ngày đầu sau sinh. Hãy luôn thông báo với bác sỹ về vấn đề này. 1.3. Xét nghiệm và kiểm tra Cần thực hiện kiểm tra thính lực (khả năng nghe) cho trẻ tại bệnh viện. Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, cần sắp xếp để thực hiện một bài kiểm tra thính lực khác. Trƣớc khi ra viện, tất cả các em bé đều phải đƣợc lấy máu để kiểm tra chuyển hóa trẻ sơ sinh, hay còn đƣợc gọi là sàng lọc sơ sinh hay kiểm tra PKU (phenylketonuria). Thí nghiệm này đƣợc chính phủ quy định và kiểm tra nhiều di truyền và chuyển hóa của trẻ. Tùy theo độ tuổi của trẻ tại thời điểm xuất viện từ bệnh viện hoặc trung tâm bảo sinh và địa phƣơng nơi bạn sinh sống, có thể trẻ sẽ cần tiến hành thêm một sàng lọc chuyển hóa khác. Bạn có thể hỏi bác sỹ nơi bạn sinh trẻ để nắm đƣợc điều này. Bài kiểm tra này rất quan trọng để phát hiện các vấn đề về sức khoẻ của trẻ càng sớm càng tốt và trong vài trƣờng hợp, có thể cứu sống trẻ. 1.4. Nuôi con bằng sữa mẹ Bú sữa mẹ là phương pháp cho ăn được nhiều lựa chọn nhất đối với hầu hết các bé, phương pháp này giúp thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của trẻ và phòng ngừa bệnh tốt nhất. Các bác sỹ khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời (nghĩa là không cho trẻ ăn hay uống sữa công thức (sữa bột), nước hay các chất rắn khác). 5
  14. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Bú sữa mẹ vừa tiết kiệm, cung cấp dinh dƣỡng tốt nhất, luôn có sẵn ở nhiệt độ thích hợp và luôn sẵn sàng để cho trẻ bú. Cứ 2 - 3 tiếng thì nên cho trẻ bú một lần. Có thể cho bú theo nhu cầu của trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Nếu có vƣớng mắc trong việc cho trẻ bú, hoặc bạn bị đau núm vú hay đau khi cho trẻ bú, bạn nên hỏi bác sỹ của mình. Trẻ không cần đến sữa công thức (sữa bột) khi trẻ bú tốt. Sữa công thức có thể cản trở việc trẻ bú mẹ đúng cách và làm giảm khả năng cấp sữa của mẹ. Các bé thƣờng nuốt không khí trong khi ăn nên thƣờng dễ bị đầy hơi. Ợ hơi cho bé giữa hai cữ bú có thể giúp giảm tình trạng này. Để giúp trẻ ợ hơi, một tay mẹ đỡ phần thân trẻ áp sát vào ngực, tay kia đỡ phần ót và cổ trẻ. Khi trẻ đã ngả đầu vào vai mẹ, bỏ tay đỡ cổ ra, sau đó vỗ nhẹ vào lƣng trẻ khoảng 3-5 cái để giúp trẻ ợ hơi. Xong xuôi, mẹ dùng tay đỡ ót và cổ trẻ, xoay ngƣời trẻ nhẹ nhàng theo chiều ngang và bế bé ở tƣ thế bình thƣờng. Trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ hoặc sữa bột ít hơn 1000ml một ngày cần đƣợc bổ sung thêm vitamin D. Bạn có thể hỏi bác sỹ về việc bổ sung vitamin D cho trẻ và các rủi ro khi trẻ thiếu vitamin D. 1.5. Nuôi con bằng sữa công thức (sữa bột) Nếu trẻ không đƣợc bú sữa mẹ, có thể cho trẻ bú sữa công thức có bổ sung chất sắt. Sữa công thức dạng bột là lựa chọn rẻ nhất cho các bé, cách pha thƣờng là trộn lẫn 1 thìa sữa bột vào 60ml nƣớc. Ngoài ra bạn cũng có thể mua sữa dạng lỏng cô đặc, đã đƣợc pha sẵn theo tỷ lệ cân bằng giữa sữa đặc và nƣớc. Bạn cũng có thể chọn loại sữa uống liền, tuy nhiên giá thành loại này sẽ cao hơn. 6
  15. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Chai và núm bình cần phải đƣợc rửa sạch bằng nƣớc xà phòng nóng hoặc bằng máy rửa bát. Bạn cũng có thể dùng nƣớc máy sạch để pha sữa bột cho trẻ. Nƣớc lấy ở vòi phải luôn là nƣớc lạnh để tránh hàm lƣợng chì cao ngấm từ ống nƣớc nếu bạn dùng nƣớc nóng. Nếu gia đình bạn muốn sử dụng nƣớc đóng chai, bạn có thể tìm mua nƣớc cho trẻ em ở khu bán sữa bột và các thực phẩm bổ trợ tại các cửa hàng tạp hoá (loại nƣớc đƣợc bổ sung flo (fluoride) dành riêng cho trẻ nhỏ). Nếu dùng nƣớc giếng khoan, bạn cần đun sôi sau đó để nguội trƣớc khi dùng pha sữa. Nếu nguồn nƣớc sử dụng đảm bảo sạch, bạn không cần phải sử dụng loại sữa bột tiệt trùng hay khử trùng bình sữa. Sữa phải đƣợc giữ lạnh sau khi đã pha. Bạn không nên giữ lại phần sữa thừa trong bình sau khi trẻ đã ăn. Sữa trữ lạnh sau đó có thể đƣợc hâm nóng bằng cách ngâm bình sữa vào một bát nƣớc ấm. Đừng cho bình sữa vào lò vi sóng vì có thể làm bỏng miệng trẻ. Không nên cho trẻ sơ sinh uống thêm nƣớc, nƣớc trái cây hay đồ ăn rắn. Thỉnh thoảng vỗ nhẹ bé sau khi đút 30ml sữa cho bé. Lƣu ý: “Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức” sẽ hỗ trợ bạn đầy đủ hơn về các vấn đề liên quan đến việc cho trẻ bú mẹ hay sữa công thức. (Download eBook tại 7
  16. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 1.6. Chăm sóc rốn Cuống rốn của trẻ sẽ rụng và lành lại sau khoảng từ 2- 3 tuần tuổi. Trong khoảng thời gian đó, chỉ nên tắm cho trẻ bằng miếng bọt biển. Rốn và vùng xung quanh rốn của trẻ không cần đƣợc chăm sóc đặc biệt, tuy nhiên phải đƣợc giữ khô và sạch. Nếu cuống rốn của trẻ bẩn, bạn có thể làm sạch cho trẻ bằng nƣớc và thấm khô bằng vải sạch. Bạn cũng có thể gấp một cái tã của trẻ và dùng để lau khô cuống rốn cho trẻ. Làm nhƣ vậy cũng giúp trẻ nhanh rụng rốn hơn. Bạn có thể sẽ thấy có mùi hôi khi trẻ chƣa rụng rốn. Khi cuống rốn rụng và rốn của trẻ lành lại, bạn có thể tắm bé bằng bồn. Với các trƣờng hợp sau đây, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ: Vùng quanh rốn của trẻ bị đỏ. Vùng quanh rốn của trẻ bị sung nề Có dịch chảy ra từ rốn trẻ Trẻ có vẻ đau khi bạn chạm vào bụng trẻ. 1.7. Quá trình bài tiết Một vài ngày sau khi sinh, em bé của bạn sẽ có phân su. Phân su là phân có màu xanh-đen, có hình dạng và độ kết dính nhƣ hắc ín. Nó đƣợc tạo thành từ chất nhầy, nƣớc ối, và tất cả mọi thứ trẻ đã tiêu hóa khi đang ở trong tử cung của bạn. Bạn có thể gặp khó khăn để lau sạch phân su cho trẻ nhƣng sự xuất hiện của nó là một dấu hiệu tốt chứng tỏ ruột của trẻ đang làm việc bình thƣờng. 8
  17. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Sữa non hay còn gọi là sữa đầu của bạn hoạt động nhƣ một loại thuốc nhuận tràng giúp đẩy phân su ra khỏi cơ thể của trẻ. Sau khi bú sữa mẹ khoảng ba ngày, phân của trẻ sẽ dần dần thay đổi. Nó có đặc điểm nhƣ sau: Ít nhất có kích thƣớc của một đồng xu £ 2 (#3 cm). Màu sáng hơn, đổi từ màu xanh-nâu sang màu sáng hơn hoặc màu vàng mù tạt. Loại phân màu vàng này có thể có mùi hơi ngọt Phân hơi lỏng, thỉnh thoảng phân có thể lợn cợn có các hạt nhỏ hoặc vón cục. Trong những tuần đầu, trẻ có thể đại tiện trong khi ăn hoặc sau mỗi lần ăn. Trung bình, trẻ sẽ đại tiện bốn lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên. Tần suất sẽ giảm dần và đƣờng ruột của trẻ sẽ tự làm việc theo chu kỳ riêng. Sau đó bạn có thể thấy trẻ sẽ đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày. Sau một vài tuần đầu tiên, một số trẻ bú mẹ sẽ chỉ đại tiện vài ngày một lần hay một tuần một lần. Đây không phải là vấn đề, miễn là phân của bé mềm và ra dễ dàng. Chu kỳ của trẻ có thể thay đổi: Khi bạn cho bé ăn dặm Nếu bé cảm thấy không khỏe Khi bé bắt đầu bú ít hơn Nếu bạn cho trẻ bú sữa công thức, phân của trẻ có thể khác với phân của trẻ bú sữa mẹ. Có thể nhận thấy nhƣ sau: Kích thƣớc phân to hơn so với phân của trẻ bú sữa mẹ (hơi giống kem đánh răng). Lý do là sữa công thức không thể đƣợc tiêu hóa hoàn toàn nhƣ sữa mẹ. Có màu vàng nhạt hoặc nâu vàng 9
  18. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Nặng mùi, giống phân của ngƣời lớn hơn. Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn cảm thấy con mình có vấn đề về tiêu hóa. Trong những ngày đầu tiên trẻ đi tiểu 1-2 lần mỗi ngày. Từ ngày thứ 5 trở đi, hầu hết các bé sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần mỗi ngày với nƣớc tiểu màu vàng trong hay vàng nhạt. Trƣớc khi thay tã, bạn hãy chuẩn bị để tất cả những thứ cần dùng đều nằm trong tầm với của bạn. Đừng để bé nằm trên bàn thay tã mà không đƣợc giám sát. Khi lau rửa cho bé gái, phải lau từ phía trƣớc về sau để tránh viêm nhiễm đƣờng tiết niệu. 1.8. Giấc ngủ Luôn luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Điều này sẽ giúp giảm các nguy cơ đột tử hay còn gọi là SIDS. Đừng để gối, chăn, vật dựa khác hoặc đồ chơi nhồi bông trên giƣờng nơi bé ngủ. Cách an toàn nhất là bạn nên sắp xếp riêng cho trẻ một chỗ ngủ. Đặt nôi hoặc cũi của trẻ cạnh giƣờng bố mẹ cũng giúp dễ trông chừng trẻ hơn vào ban đêm. 10
  19. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Đừng để trẻ ngủ chung với ngƣời lớn hút thuốc lá, béo phì, đã uống rƣợu, sử dụng thuốc, hoặc trẻ nhỏ khác. Đừng để trẻ ngủ trên các loại giƣờng nƣớc, túi nhồi vỏ đậu vì có thể làm ảnh hƣởng đến khuôn mặt bé. 1.9. Lời khuyên dành cho cha mẹ Trẻ sơ sinh cần đƣợc ôm ấp, vỗ về và giao tiếp tƣơng tác thƣờng xuyên để phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội và gắn bó tình cảm với cha mẹ và ngƣời chăm sóc. Hãy thƣờng xuyên trò chuyện và tiếp xúc với trẻ. Trẻ sơ sinh rất thích khi đƣợc rung nhẹ dịu dàng. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tránh các sản phẩm có mùi và màu vì chúng có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm của trẻ. Giặt quần áo trẻ bằng chất giặt tẩy nhẹ và không dùng nƣớc xả vải. Nếu trẻ sốt (Trẻ 3 tháng tuổi hay nhỏ hơn có nhiệt độ đo ở hậu môn lớn hơn hoặc bằng 38 độ C) hoặc có triệu chứng ốm hãy gọi ngay cho bác sỹ. Nếu trẻ không có bất cứ dấu hiệu nào bị ốm, bạn không cần dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt trẻ. Đo thân nhiệt đƣờng hậu môn là chính xác nhất, cách đo bằng tai chỉ chính xác với trẻ từ 6 tháng trở lên. Đừng cho trẻ uống những loại thuốc không cần kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sỹ. Nếu trẻ có dấu hiệu ngừng thở, tái xanh, không phản ứng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu trẻ có dấu hiệu vàng da, hãy đƣa bé đến bác sỹ ngay. 11
  20. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 2. Chăm sóc trẻ giai đoạn 2 tuần tuổi – 1 tháng tuổi 2.1. Những hành vi thông thƣờng của trẻ 2 tuần tuổi Trẻ thƣờng ngủ tổng cộng khoảng 15-18 tiếng trong một ngày, chỉ thức dậy để ăn hoặc thay tã. Trẻ không nhận biết đƣợc sự khác biệt giữa ngày và đêm, có thể thức suốt đêm để đòi bú. Cơ cổ của trẻ yếu và luôn cần đƣợc hỗ trợ để giữ đầu của trẻ. Có thể nâng cằm trẻ trong vài giây khi trẻ nằm sấp. Trẻ có thể nắm vật đặt trong tay trẻ. Có thể nhìn theo những vật chuyển động. Trẻ nhìn tốt nhất trong khoảng 8 - 18 cm. Thích nhìn những gƣơng mặt tƣơi cƣời và các màu sắc sáng (đỏ, đen, trắng). Có thể hƣớng về giọng nói nhẹ nhàng, dỗ dành trẻ. Trẻ sơ sinh thích các động tác nhẹ nhàng dỗ dành trẻ. Trẻ sẽ nói cho bạn biết nhu cầu của mình bằng cách khóc và có thể khóc 2-3 tiếng trong một ngày. Trẻ thƣờng giật mình bởi những âm thanh lớn hoặc khi bị di chuyển đột ngột. Trẻ sơ sinh chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Không nên cho bé uống bất kì dạng nƣớc, nƣớc trái cây hay thức ăn rắn nào. Lƣợng sữa công thức dành cho trẻ vào khoảng 60 - 89 ml mỗi 2 - 3 giờ. Cho trẻ bú khi bé có nhu cầu, thời gian bú mỗi bên vú khoảng 10 phút, cứ khoảng 2 tiếng trẻ thƣờng bú một lần. Trẻ thƣờng nuốt không khí trong khi bú nên thƣờng dễ bị đầy hơi. Ợ hơi cho trẻ giữa hai cữ bú có thể giúp giảm tình trạng này. 2.2. Chăm sóc a Cách tắm cho trẻ Dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng sau khoảng 10 đến 14 ngày. Luôn giữ cho rốn khô và sạch. Bé gái có thể có dịch màu trắng hoặc có ít máu từ âm đạo. Đối với bé trai không đƣợc cắt bao quy đầu, không cố gắng kéo bao quy đầu ra sau. 12
  21. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Rửa sạch với nƣớc ấm và 1 lƣợng nhỏ xà phòng. Đối với bé trai đã đƣợc cắt bao quy đầu, rửa sạch đầu dƣơng vật với nƣớc ấm. Cho thêm một ít dầu vào đầu dƣơng vật cho đến khi không còn rỉ máu và dịch. Dƣơng vật trẻ sau khi cắt bao quy đầu có thể sẽ đóng vảy màu vàng trong tuần đầu tiên, hiện tƣợng này là bình thƣờng. Trẻ nên đƣợc tắm với miếng bọt biển cho đến khi dây rốn rụng đi. Khi dây rốn rụng, có thể đặt trẻ vào bồn để tắm. Trẻ không cần phải tắm hàng ngày, tuy nhiên nếu trẻ thích thú khi đƣợc tắm thì điều đó cũng không sao. Không thoa phấn để tránh khả năng bị sặc. Bạn có thể thoa một ít kem hoặc dung dịch dƣỡng ẩm sau khi tắm. Trẻ 2 tuần tuổi thƣờng đi tiểu 6 đến 8 lần và đại tiện ít nhất 1 lần trong một ngày, thƣờng bé sẽ đi ngoài sau mỗi lần cho ăn. Bé rặn, vặn ngƣời, đỏ mặt khi đại tiện là điều bình thƣờng. Thay tã thƣờng xuyên cho trẻ khi bị ƣớt hoặc bẩn để trẻ không bị hăm. Kem và dầu chống hăm tã không cần kê toa có thể đƣợc dùng nếu vùng mặc tã gây ngứa nhẹ. Tránh lau bằng các loại khăn giấy ƣớt có chứa cồn hoặc các chất kích ứng. Làm sạch phần ngoài tai trẻ bằng khăn lau hoặc tăm bông, nhƣng đừng bao giờ đƣa tăm bông vào bên trong ống tai của trẻ. Ráy tai của trẻ sẽ tự bong ra và thoát khỏi tai. Nếu bạn đƣa tăm bông vào, ráy tai có thể sẽ bị dính lại, khô và khó thoát ra ngoài. Làm sạch da đầu của trẻ với dầu gội đầu 1-2 ngày một lần. Nhẹ nhàng chà khắp da đầu trẻ bằng khăn mềm hoặc bàn chải lông mềm. Việc cọ rửa nhẹ nhàng nhƣ vậy có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của viêm da tiết bã (hay còn đƣợc gọi là “da đầu cứt trâu”). Viêm da tiết bã là lớp da dày, khô, có vảy trên da đầu. 13
  22. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 2.3. Tiêm chủng Cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trƣớc khi ra khỏi bệnh viện. Nếu mẹ của trẻ bị viêm gan B, trẻ nên đƣợc tiêm mũi globulin miễn dịch viêm gan B bên cạnh liều vắc xin viêm gan B. Trong trƣờng hợp này, trẻ sẽ cần một liều vắc xin khác khi đƣợc 1 tháng tuổi, và liều thứ 3 khi đƣợc 6 tháng tuổi. Hãy luôn ghi nhớ về điều quan trọng này. 2.4. Xét nghiệm và kiểm tra Cần thực hiện kiểm tra thính lực (khả năng nghe) cho trẻ tại bệnh viện. Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, cần sắp xếp để thực hiện một bài kiểm tra thính lực khác. Trƣớc khi ra viện, tất cả các em bé đều phải đƣợc lấy máu để kiểm tra chuyển hóa trẻ sơ sinh, hay còn đƣợc gọi là sàng lọc sơ sinh hay kiểm tra PKU (phenylketonuria). Thí nghiệm này đƣợc chính phủ quy định và kiểm tra nhiều di truyền và chuyển hóa của trẻ. Tùy theo độ tuổi của trẻ tại thời điểm xuất viện từ bệnh viện hoặc trung tâm bảo sinh và địa phƣơng nơi bạn sinh sống, có thể trẻ sẽ cần tiến hành thêm một sàng lọc chuyển hóa khác. Bạn có thể hỏi bác sỹ nơi bạn sinh trẻ để nắm đƣợc điều này. Bài kiểm tra này rất quan trọng để phát hiện các vấn đề về sức khoẻ của trẻ càng sớm càng tốt và trong vài trƣờng hợp, có thể cứu sống trẻ. 2.5. Dinh ƣỡng và sức khoẻ răng miệng (i). Dinh dưỡng Cho trẻ bú mẹ là phƣơng pháp cho ăn đƣợc khuyến cáo ở độ tuổi này và nên kéo dài ít nhất 12 tháng. Các bác sỹ khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời (nghĩa là không cho trẻ ăn hay uống sữa công thức, nƣớc hay các chất rắn khác). Trẻ có thể bú sữa công thức có bổ sung chất sắt nếu trẻ không thể bú mẹ hoàn toàn. 14
  23. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Cứ 2 đến 3 tiếng thì nên cho trẻ bú một lần. Trẻ bú ít hơn 473 ml sữa một ngày cần đƣợc bổ sung thêm vitamin D. Trẻ dƣới 6 tháng tuổi không nên uống nƣớc trái cây. Trẻ nhận đủ lƣợng nƣớc và dinh dƣỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, vì vậy không cần cho trẻ uống thêm nƣớc và không nên cho trẻ ăn thêm thức ăn rắn cho đến khi trẻ đƣợc 6 tháng tuổi. Trẻ ăn thức ăn rắn trƣớc 6 tháng tuổi thƣờng dễ bị dị ứng thức ăn. (ii). Chăm sóc răng miệng Lau sạch nƣớu của trẻ bằng miếng vải mềm hoặc miếng gạc, một hoặc hai lần một ngày. Kem đánh răng trong giai đoạn này là không cần thiết. Cung cấp đủ flo nếu nguồn nƣớc ở gia đình không chứa flo. 2.6. Phát triển Đọc sách hàng ngày cho trẻ. Cho trẻ sờ, chỉ và phát âm các từ của đồ vật. Chọn sách có hình ảnh, màu sắc và chất liệu thú vị. Đọc thơ và hát cho trẻ nghe. 2.7. Giấc ngủ Luôn luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Điều này sẽ giúp giảm các nguy cơ đột tử hay còn gọi là SIDS. Núm vú giả có thể đƣợc làm quen sau 1 tháng tuổi để hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. 15
  24. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Không đặt trẻ trong giƣờng có gối, ga giƣờng, chăn hoặc đồ chơi vì chúng có thể gây ngạt Hầu hết trẻ ngủ ít nhất 2 - 3 lần mỗi ngày, tổng cộng khoảng 18 tiếng một ngày. Cho trẻ vào giƣờng khi trẻ vừa buồn ngủ nhƣng chƣa ngủ h n để trẻ có thể học cách tự dỗ mình ngủ. Trẻ an toàn nhất khi ngủ trong không gian riêng, vì vậy nên khuyến khích trẻ ngủ trong không gian riêng. Nôi có mui hoặc cũi đặt bên cạnh giƣờng cha mẹ cho phép tiếp cận trẻ dễ dàng vào ban đêm. Không cho trẻ nằm chung giƣờng với ngƣời lớn hút thuốc lá, đã uống rƣợu hoặc sử dụng thuốc, béo phì hoặc trẻ nhỏ khác. Không bao giờ để trẻ ngủ trên các loại giƣờng nƣớc, túi nhồi vỏ đậu, vì có thể làm ảnh hƣởng đến khuôn mặt bé. Đừng dùng các loại nôi hoặc cũi đã lỗi thời. Cũi nên đƣợc đặt xa khỏi lò sƣởi hoặc lỗ thông khí. Cũi của bé phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, kích thƣớc khe cũi không quá 6 cm. 2.8. Lời khuyên dành cho cha mẹ Trẻ ở độ tuổi này còn quá nhỏ, chƣa thể hƣ đƣợc. Trẻ cần đƣợc thƣờng xuyên ôm ấp, vỗ về tƣơng tác để phát triển các nhận thức xã hội và cảm xúc giữa bé với cha mẹ hay ngƣời chăm sóc bé. Hãy thƣờng xuyên trò chuyện và tiếp xúc với trẻ. Chọn quần áo mặc cho trẻ tƣơng tự nhƣ bạn (áo len vào mùa lạnh, áo ngắn tay vào mùa nóng). Mặc quá nhiều có thể làm trẻ nóng và khó chịu. Nếu bạn không biết chắc trẻ quá nóng hay lạnh, hãy sờ vào cổ của trẻ chứ không phải tay hay chân. Dùng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ cho trẻ. Tránh các sản phẩm có mùi hay màu sắc vì chúng có thể làm làn da nhạy cảm của trẻ bị kích ứng. Dùng bột giặt dịu nhẹ khi giặt quần áo của trẻ và tránh các nƣớc làm mềm vải. 16
  25. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Luôn gọi cho bác sỹ nếu trẻ có dấu hiệu bị đau ốm hay sốt (nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 38 độ C đo ở hậu môn). Không cần thiết đo nhiệt độ trừ khi trẻ có dấu hiệu đau ốm. Đo thân nhiệt đƣờng hậu môn là chính xác nhất, cách đo bằng tai chỉ chính xác với trẻ từ 6 tháng trở lên. Đừng cho trẻ uống những loại thuốc không cần kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sỹ. 17
  26. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 3. Chăm sóc trẻ giai đoạn 1 tháng tuổi – 2 tháng tuổi 3.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ •Trẻ 1 tháng tuổi có thể giữ đƣợc đầu trong chốc lát khi đặt nằm sấp. Phát triển •Trẻ thƣờng giật mình với những thể chất âm thanh, và cử động cả tay chân cùng lúc. Ở độ tuổi này, bé sẽ có thể nắm chặt nắm tay. •Khi 1 tháng, trẻ ngủ hầu hết thời Phát triển gian, chỉ khóc khi cần gì đó, và cảm xúc không đáp lại với tiếng nói của cha mẹ. Phát triển •Trẻ thích nhìn vào khuôn mặt và xã hội theo dõi sự chuyển động bằng mắt. Phát triển •Vào lúc 1 tháng tuổi, trẻ đáp ứng trí tuệ với những âm thanh. 3.2. Tiêm chủng Ở lần khám lúc 1 tháng tuổi, trẻ có thể đƣợc tiêm ngừa liều thứ 2 của vắc xin viêm gan B nếu ngƣời mẹ bị viêm gan B trong khi mang thai. Các loại vắc xin khác không đƣợc tiêm sớm hơn khi trẻ đƣợc 6 tuần tuổi. Bao gồm: liều vắc xin đầu tiên của bệnh bạch hầu – uốn ván - ho gà (DTaP), liều vắc xin đầu tiên của viêm màng não (Hib - Haemophilus influenzae 18
  27. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI type b), của phế cầu khuẩn, và của vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV). Một số vắc xin này có thể kèm trong mũi vắc xin tổng hợp. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống liều đầu của vắc xin Rotavirus vào giữa 6 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi. Tất cả những vắc xin này thƣờng sẽ đƣợc chủng ngừa vào lần kiểm tra sức khỏe 2 tháng tuổi của trẻ. 3.3. Xét nghiệm và kiểm tra Trẻ có thể đƣợc khuyên nên kiểm tra bệnh lao (TB), dựa trên sự phơi nhiễm lao với các thành viên trong gia đình, hoặc lặp lại tầm soát bệnh chuyển hóa (sàng lọc trẻ sơ sinh của nhà nƣớc) nếu kết quả ban đầu là bất thƣờng. 3.4. Dinh ƣỡng và chăm sóc răng miệng Bú mẹ là biện pháp nuôi dƣỡng tốt nhất ở độ tuổi này. Khuyến cáo cho trẻ bú mẹ đến ít nhất 12 tháng và bú mẹ hoàn toàn trong khoảng 6 tháng (không bổ sung thêm sữa công thức, nƣớc, nƣớc trái cây hoặc ăn thức ăn rắn). Ngoài ra, sữa công thức tăng cƣờng chất sắt có thể bổ sung cho bé nếu bé không đƣợc bú mẹ hoàn toàn. Hầu hết trẻ 1 tháng tuổi bú mỗi 2 đến 3 tiếng suốt cả ngày lẫn đêm. Những trẻ bú ít hơn 480 ml sữa mỗi ngày cần bổ sung thêm vitamin D. Trẻ dƣới 6 tháng tuổi không nên cho uống nƣớc trái cây. Trẻ nhận đủ lƣợng nƣớc và dinh dƣỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, vì vậy không cần cho trẻ uống thêm nƣớc và không nên cho trẻ ăn thêm thức ăn rắn cho đến khi trẻ đƣợc 6 tháng tuổi. Trẻ ăn thức ăn rắn trƣớc 6 tháng tuổi thƣờng dễ bị dị ứng thức ăn. Làm sạch nƣớu của trẻ bằng vải mềm hoặc miếng gạc, một hoặc hai lần trong ngày. Kem đánh răng thì không cần thiết trong giai đoạn này. 19
  28. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 3.5. Sự phát triển Đọc sách mỗi ngày cho trẻ nghe. Cho trẻ sờ, chỉ và phát âm các từ của đồ vật Chọn sách có hình ảnh, màu sắc và bố cục thú vị. Đọc thơ và hát cho trẻ nghe. 3.6. Giấc ngủ Luôn luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Điều này sẽ giúp giảm các nguy cơ đột tử hay còn gọi là SIDS. Núm vú giả có thể giảm nguy cơ SIDS. Không cho trẻ vào giƣờng có gối hay chăn bị xổ lông, hoặc thú nhồi bông. Hầu hết các bé có ít nhất 2 đến 3 giấc ngủ ngày, khoảng 18 tiếng một ngày. Cho trẻ vào giƣờng khi trẻ vừa buồn ngủ nhƣng chƣa ngủ h n để trẻ có thể học cách tự dỗ mình ngủ. Đừng để trẻ ngủ chung giƣờng với những đứa trẻ khác hoặc với ngƣời lớn hút thuốc lá, đã uống rƣợu hoặc sử dụng thuốc, hoặc béo phì. Không bao giờ đặt trẻ trên giƣờng nƣớc, ghế bành hoặc túi nhồi vỏ đậu vì có thể làm trẻ ngạt thở. Nếu bạn đang dùng cũi cũ, hãy bảo đảm rằng nó không bị bong tróc sơn. Nan cũi không rộng quá 6 cm. Tất cả vật dụng và đồ trang trí nên gắn chặt với nôi và không có bất kỳ bộ phận nào có thể tháo rời. 20
  29. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 3.7. Lời khuyên dành cho cha mẹ Trẻ sơ sinh phụ thuộc vào độ ôm ấp thƣờng xuyên, vuốt ve, và sự tƣơng tác để phát triển các kỹ năng xã hội và gắn bó tình cảm với cha mẹ và những ngƣời chăm sóc trẻ. Đặt trẻ nằm sấp từng đợt có giám sát trong ngày để tránh phát triển hội chứng đầu ph ng do nằm ngửa. Điều này cũng giúp cơ bắp phát triển. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ cho trẻ. Tránh sử dụng các sản phẩm có hƣơng thơm hoặc màu sắc vì chúng có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ. Luôn gọi bác sỹ nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tật hoặc khi bị sốt (nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 38°C đo ở hậu môn). Không cần thiết phải đo nhiệt độ trừ khi trẻ bị bệnh. Đừng điều trị cho trẻ với thuốc không kê đơn mà không tham khảo ý kiến của bác sỹ. Nếu trẻ ngừng thở, da chuyển sang màu xanh, hoặc là không đáp ứng, hãy gọi cấp cứu. Nói chuyện với bác sỹ nếu bạn trở lại làm việc và cần sự hƣớng dẫn liên quan đến lấy và lƣu trữ sữa mẹ hoặc cách chăm sóc trẻ phù hợp. 21
  30. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 4. Chăm sóc trẻ giai đoạn 2 tháng tuổi – 4 tháng tuổi 4.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ •Trẻ 2 tháng tuổi đã điều khiển đƣợc cử động của đầu, Phát triển và có thể nhấc đầu và cổ lên ngang bụng. thể chất •Trẻ có thể dễ dàng tƣơng tác với cha mẹ hoặc ngƣời Phát triển trông trẻ. cảm xúc •Trẻ ở độ tuổi này có thể nhận thức đƣợc sự vật, sự việc Phát triển xung quanh. nhận thức •Vào giai đoạn 2 tháng, trẻ có thể nói thì thầm và bập Phát triển bẹ. trí tuệ 4.2. Tiêm chủng và xét nghiệm (i). Tiêm chủng Ở lần khám lúc 2 tháng tuổi, trẻ sẽ đƣợc tiêm ngừa liều vắc xin phối hợp: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não ((Hib - Haemophilus influenzae type b), viêm gan siêu vi B và uống liều đầu vắc xin ngừa bại liệt. Ngoài ra, có thể trẻ sẽ đƣợc cho uống liều đầu tiên của vắc xin Rotavirus. 22
  31. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI (ii). Xét nghiệm Các trung tâm y tế sẽ đƣa ra lời khuyên làm những xét nghiệm kiểm tra dựa trên các yếu tố nguy cơ của trẻ. 4.3. Dinh ƣỡng và chăm sóc răng miệng Sữa mẹ vẫn là loại thức ăn phù hợp cho trẻ ở lứa tuổi này. Ngoài ra, sữa bột cũng làm tăng cƣờng chất sắt, có thể đƣợc cung cấp nếu trẻ không đƣợc bú sữa mẹ. Hầu hết trẻ 2 tháng tuổi bú mỗi 3 đến 4 tiếng trong ngày. Nếu trẻ uống ít hơn 500ml sữa mỗi ngày có thể cần bổ sung thêm vitamin D. Trẻ dƣới 6 tháng tuổi không nên cho uống nƣớc trái cây. Các bé đƣợc cung cấp đủ nƣớc từ sữa mẹ hoặc sữa công thức nên không cần thiết bổ sung thêm nƣớc. Nói chung, trẻ sơ sinh nhận đƣợc đầy đủ dinh dƣỡng từ sữa mẹ hoặc sữa bột và không đòi hỏi nguồn thực phẩm rắn cho đến khoảng 6 tháng. Những trẻ đƣợc cho ăn nguồn thực phẩm rắn khi dƣới 6 tháng tuổi dễ làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm. Làm sạch nƣớu của trẻ bằng một miếng vải mềm hoặc miếng gạc một lần hoặc hai lần một ngày. Kem đánh răng vẫn chƣa cần thiết cho trẻ ở giai đoạn này. Cung cấp bổ sung flo nếu nguồn nƣớc gia đình không chứa flo. 4.4. Phát triển Đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày. Cho phép trẻ chạm vào, đọc, và chỉ trỏ trên trang sách. Chọn sách với hình ảnh thú vị, màu sắc, và kết cấu phù hợp. Đọc thuộc lòng giai điệu và hát những bài hát với trẻ. 23
  32. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 4.5. Giấc ngủ Cho trẻ nằm ngủ ở tƣ thế ngửa để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Không nên đặt trẻ trong một chiếc giƣờng có gối, chăn mềm, hoặc đồ chơi nhồi bông. Hầu hết các trẻ có vài giấc ngủ ngắn mỗi ngày. Hình thành thói quen ngủ và giấc ngủ ngắn cho trẻ. Đặt trẻ xuống giƣờng khi trẻ buồn ngủ nhƣng chƣa thật sự ngủ thiếp đi, để trẻ có thể học cách tự dỗ mình ngủ. Khuyến khích trẻ ngủ riêng. Không nên để trẻ chia sẻ một chiếc giƣờng với các trẻ khác hoặc ngƣời lớn hút thuốc, có sử dụng rƣợu hoặc ma túy, hoặc bị béo phì. 4.6. Lời khuyên dành cho cha mẹ Trẻ ở độ tuổi này còn quá nhỏ, chƣa thể hƣ đƣợc. Trẻ sẽ phụ thuộc vào việc bồng bế, ôm ấp, và giao tiếp tƣơng tác thƣờng xuyên để phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội và gắn bó tình cảm với cha mẹ cũng nhƣ những ngƣời chăm sóc trẻ. Đặt trẻ nằm sấp từng đợt có giám sát trong ngày để tránh phát triển hội chứng đầu ph ng do nằm ngửa. Điều này cũng giúp cơ bắp phát triển. Luôn gọi cho bác sỹ nếu trẻ sốt (nhiệt độ cao hơn 38°C ở hậu môn) hoặc có bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào. Không cần thiết phải đo nhiệt độ trừ khi trẻ có biểu hiện bệnh. Nhiệt độ cần đƣợc đo ở hậu môn, cách đo bằng tai chỉ chính xác với trẻ từ 6 tháng trở lên. Nói chuyện với bác sỹ nếu bạn trở lại làm việc và cần đƣợc hƣớng dẫn cách vắt sữa và lƣu trữ sữa hoặc nơi chăm sóc trẻ phù hợp. 24
  33. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 5. Chăm sóc trẻ giai đoạn 4 tháng tuổi – 6 tháng tuổi 5.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ •Trẻ 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu lật. Khi nằm sấp, bé có thể giữ đầu th ng, ngẩng cao và nhấc ngực khỏi sàn Phát triển hoặc nệm. Trẻ cũng có thể cầm đồ thể chất chơi và với tay để lấy đồ. •Trẻ có thể bắt đầu mọc răng, và sẽ chảy nƣớc dãi, gặm đồ vật vài tháng trƣớc khi chiếc răng đầu tiên nhú lên. Phát triển •Trẻ có thể nhận ra cha mẹ và học cách cảm xúc tự dỗ mình. Phát triển •Trẻ có thể mỉm cƣời để giao tiếp, và xã hội đôi lúc bất chợt cƣời thành tiếng. Phát triển •Trẻ bắt đầu ê a bập bẹ. trí tuệ 5.2. Tiêm chủng và xét nghiệm (i). Tiêm chủng Trong đợt khám định kỳ cho trẻ 4 tháng tuổi, bác sỹ có thể tiêm cho trẻ liều DTaP thứ 2 (bạch hầu, uốn ván và ho gà); liều thứ 2 của vắc xin viêm màng não (Hib - Haemophilus influenzae type b), liều thứ 2 của vắc xin ngừa phế cầu khuẩn; liều thứ 2 của vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV) 25
  34. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI và liều thứ 2 của vắc xin viêm gan B. Một số loại mũi tiêm có thể đƣợc cho dƣới dạng vắc xin tổng hợp. Ngoài ra, có thể bé sẽ đƣợc cho uống liều 2 của vắc xin Rotavirus. (ii). Xét nghiệm Trẻ có thể đƣợc xét nghiệm xem có bị bệnh thiếu máu hay không, nếu có các yếu tố nguy cơ. 5.3. Dinh ƣỡng và chăm sóc răng miệng (i). Dinh dưỡng Trẻ 4 tháng tuổi nên tiếp tục đƣợc cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức có thêm chất sắt dành cho trẻ nhỏ nhƣ là nguồn dinh dƣỡng chính. Hầu hết trẻ 4 tháng tuổi bú mỗi 4 - 5 giờ mỗi ngày. Nếu trẻ uống ít hơn 480ml sữa công thức mỗi ngày đều cần đƣợc bổ sung thêm vitamin D. Không nên cho trẻ dƣới 6 tháng tuổi uống nƣớc trái cây. Trẻ có đủ nƣớc từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức, đo đó không cần cho trẻ uống thêm nƣớc. Nói chung, trẻ thƣờng có đủ dinh dƣỡng từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức và không cần ăn dặm thêm thức ăn rắn cho đến khi 6 tháng tuổi. Khi đã sẵn sàng ăn dặm, trẻ phải có thể tự ngồi mà ít cần giúp đỡ, có thể điều khiển đầu tốt, biết quay mặt đi khi đã no, và có thể tự lừa một lƣợng nhỏ thức ăn xay từ trƣớc ra sau vòm miệng mà không nhổ ra. Nếu bác sỹ khuyên nên cho trẻ tập thử thức ăn trƣớc đợt kiểm tra 6 tháng, bạn có thể mua các loại thức ăn dành cho trẻ em hoặc tự xay các loại thịt, rau quả và trái cây. Có thể cho trẻ ăn các loại cereal (bột ngũ cốc) có bổ sung chất sắt một hoặc hai lần mỗi ngày. Lƣợng thức ăn rắn cho các bé là khoảng ½ đến 1 muỗng canh. Khi cho trẻ tập ăn lần đầu, có thể bé chỉ ăn đƣợc một hoặc hai muỗng đầy. 26
  35. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Cho trẻ làm quen với chỉ một loại thức ăn mới mỗi lần. Dùng các loại thức ăn chỉ có một thành phần để có thể xác định trẻ có phản ứng dị ứng với loại thức ăn nào không. (ii). Chăm sóc răng miệng Nên đánh răng cho trẻ sau bữa ăn và trƣớc giờ đi ngủ. Nếu sử dụng kem đánh răng, không nên sử dụng loại có chất flo. Có thể tiếp tục dùng bổ sung flo nếu bác sỹ khuyên dùng. 5.4. Phát triển Đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày. Cho phép trẻ sờ, nói theo và chỉ đồ vật. Chọn sách có nhiều hình vẽ, màu sắc và chất liệu thú vị. Đọc các bài thơ theo vần điệu và hát cùng với bé. Tránh không nên nói chuyện “kiểu em bé”. 5.5. Giấc ngủ Cho trẻ ngủ nằm ngửa để giảm nguy cơ của hội chứng SIDS, hay còn gọi là đột tử trong nôi. Không cho trẻ nằm trong giƣờng có gối, mền lùng nhùng hoặc thú nhồi bông. Cho trẻ ngủ trƣa và ngủ tối theo giờ nhất định. Đặt trẻ nằm ngủ khi trẻ buồn ngủ, nhƣng vẫn chƣa hoàn toàn ngủ. Khuyến khích trẻ ngủ trong nôi hoặc chỗ ngủ riêng. 27
  36. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 5.6. Lời khuyên dành cho cha mẹ Trẻ ở độ tuổi này còn quá nhỏ, chƣa thể hƣ đƣợc. Trẻ sẽ phụ thuộc vào việc bồng bế, ôm ấp, và giao tiếp tƣơng tác thƣờng xuyên để phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội và gắn bó tình cảm với cha mẹ và ngƣời chăm sóc. Cho trẻ nằm sấp vài lần trong ngày để tránh cho bé bị các phần móp sau đầu do nằm ngửa, và phải để mắt theo dõi. Việc này cũng giúp phát triển cơ cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc không kê toa khi bị đau, khó chịu hoặc sốt chỉ khi có hƣớng dẫn của bác sỹ. Gọi cho bác sỹ nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bị ốm hoặc sốt (nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 38.3° C đo qua đƣờng hậu môn). Kiểm tra nhiệt độ qua đƣờng hậu môn nếu trẻ bệnh hoặc nóng. Không dùng nhiệt kế đo qua tai cho đến khi trẻ đƣợc 6 tháng tuổi. 28
  37. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 6. Chăm sóc trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi – 9 tháng tuổi 6.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ •Trẻ 6 tháng có thể ngồi mà không cần phải đỡ nhiều. Khi nằm ngửa, trẻ có thể bỏ chân vào miệng. •Trẻ có thể lăn từ tƣ thế nằm ngửa sang nằm sấp, và sấp sang ngửa, và có thể trƣờn về phía trƣớc khi nằm sấp. Khi đƣợc bồng đứng, trẻ có thể tự đỡ sức Phát triển nặng cơ thể mình. thể chất •Trẻ cũng có thể cầm nắm đồ vật, và chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia, hoặc với tay lấy đồ vật. •Trẻ có thể có một hoặc hai chiếc răng. •Trẻ có thể nhận ra ai là ngƣời lạ. Phát triển cảm xúc •Trẻ có thể mỉm cƣời và cƣời thành tiếng. Phát triển xã hội •Trẻ có thể bập bẹ (phát âm các phụ âm) và kêu ré lên. Phát triển trí tuệ 29
  38. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 6.2. Tiêm chủng và xét nghiệm (i). Tiêm chủng Vào đợt khám sức khỏe lúc 6 tháng, bác sỹ có thể tiêm liều vắc xin DTaP thứ 3 (bạch hầu, uốn ván và ho gà). Và liều thứ 3 của vắc xin ngừa viêm màng não do Haemophilus influenzae loại b (Hib) (lƣu ý: không bắt buộc phải dùng liều này, tùy vào sản phẩm của hãng vắc xin mà bé đang dùng); liều thứ ba của vắc xin ngừa phế cầu khuẩn, liều 3 của vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV) và liều 3 cuối cùng của vắc xin viêm gan B. Ngoài ra, có thể trẻ sẽ đƣợc cho uống liều 3 của vắc xin Rotavirus. Có thể cho trẻ tiêm mũi ngừa cúm trong mùa có dịch cúm, kể từ sau 6 tháng tuổi. (ii). Xét nghiệm Có thể làm xét nghiệm chì và lao, tùy vào các yếu tố nguy cơ của từng trẻ. 6.3. Dinh ƣỡng và chăm sóc răng miệng Trẻ 6 tháng tuổi nên tiếp tục đƣợc cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức có bổ sung chất sắt dành cho trẻ nhỏ nhƣ là nguồn dinh dƣỡng chính. Hầu hết trẻ 6 tháng uống khoảng 720-960 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Nếu trẻ dùng ít hơn 480 ml sữa công thức mỗi ngày, cần đƣợc bổ sung thêm Vitamin D. Nƣớc trái cây thì không cần thiết, nhƣng nếu cho trẻ uống, không nên cho quá 120-180 ml mỗi ngày. Có thể pha thêm nƣớc để làm loãng. Trẻ có đủ nƣớc từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức, tuy nhiên khi ở ngoài trời nóng, cho trẻ nhấp nƣớc với lƣợng vừa phải nếu trẻ đƣợc 6 tháng trở đi. Khi đã sẵn sàng ăn dặm, trẻ phải có thể tự ngồi mà ít cần giúp đỡ, có thể điều khiển đầu tốt, biết quay mặt đi khi đã no, và có thể tự lừa một lƣợng nhỏ thức ăn xay từ trƣớc ra sau vòm miệng mà không nhổ ra. 30
  39. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Có thể cho trẻ ăn thức ăn đóng lọ cho trẻ hoặc các loại thịt, rau quả và trái cây xay tự làm ở nhà. Có thể cho trẻ ăn các loại ngũ cốc (cereal) có bổ sung chất sắt một hoặc hai lần mỗi ngày. Lƣợng thức ăn rắn cho trẻ là khoảng ½ đến 1 muỗng canh. Khi tập ăn lần đầu, có thể trẻ chỉ ăn đƣợc một hoặc hai muỗng đầy. Cho trẻ làm quen với chỉ một loại thức ăn mới mỗi lần. Dùng các loại thức ăn chỉ có một thành phần để có thể xác định trẻ có phản ứng dị ứng với loại thức ăn nào không. Không nên cho trẻ dùng sữa béo nguyên chất cho đến khi trẻ đƣợc một tuổi. Chờ đến sau khi trẻ đƣợc một tuổi mới nên bắt đầu cho bé thử mật ong, bơ đậu phộng và trái cây chua. Thức ăn cho trẻ không cần bỏ thêm gia vị đƣờng, muối hoặc chất béo. Các loại đậu, trái cây hoặc rau củ cắt miếng to, hoặc các loại thức ăn cắt lát tròn rất dễ gây nghẹn. Không ép trẻ nuốt hết mỗi miếng. Tôn trọng quyết định của trẻ khi trẻ từ chối không muốn ăn và quay mặt đi chỗ khác. Nên đánh răng cho trẻ sau bữa ăn và trƣớc giờ đi ngủ. Nếu sử dụng kem đánh răng, không nên sử dụng loại có chất flo. Có thể tiếp tục dùng bổ sung flo nếu bác sỹ khuyên dùng. 6.4. Phát triển Đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày. Cho phép trẻ sờ, nói theo và chỉ đồ vật. Chọn sách có nhiều hình vẽ, màu sắc và chất liệu thú vị. Đọc các bài thơ theo vần điệu và hát cùng với trẻ. Tránh không nên nói chuyện “kiểu em bé”. 31
  40. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 6.5. Giấc ngủ Cho trẻ ngủ nằm ngửa để giảm nguy cơ của SIDS, hay còn gọi là hội chứng đột tử trong nôi. Không cho trẻ nằm trong giƣờng có gối, mền lùng nhùng hoặc với thú nhồi bông. Hầu hết mọi trẻ 6 tháng đều ngủ 2 giấc ngắn giữa ngày và rất quấy chƣớng khi bị mất giấc ngủ. Cho trẻ ngủ trƣa và ngủ tối theo giờ nhất định. Khuyến khích trẻ ngủ trong nôi hoặc chỗ ngủ riêng. 6.6. Lời khuyên dành cho cha mẹ Trẻ ở độ tuổi này còn quá nhỏ, chƣa thể hƣ đƣợc. Việc bồng bế, ôm ấp, và giao tiếp tƣơng tác thƣờng xuyên sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội và gắn bó tình cảm với cha mẹ và ngƣời chăm sóc. 32
  41. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 7. Chăm sóc trẻ giai đoạn 9 tháng tuổi – 12 tháng tuổi 7.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ •Trẻ 9 tháng tuổi có thể bò, cằng, trƣờn, có thể tự kéo mình đứng lên và đi lần quanh bàn ghế. •Trẻ có thể lắc, đánh mạnh và quăng Phát triển ném đồ vật; cho các ngón tay vào thể chất miệng, nắm chặt tay và có thể uống bằng cốc. •Trẻ có thể chỉ tay vào đồ vật, và thông thƣờng trẻ ở độ tuổi này đã nhú vài chiếc răng. •Trẻ tỏ ra căng th ng, lo lắng hoặc khóc khi cha mẹ rời đi chỗ khác, biểu hiện này thƣờng đƣợc gọi là chứng lo sợ ngƣời lạ. Phát triển •Thông thƣờng, trẻ ở độ tuổi này đã cảm xúc có thể ngủ qua đêm, nhƣng cũng có thể thức dậy và khóc nhè. •Trẻ thích thú với mọi thứ xung quanh. Phát triển •Trẻ có thể vẫy tay tạm biệt, và chơi xã hội trò ú òa. •Trẻ có thể nhận biết tên mình, hiểu một vài từ, và có thể bập bẹ bắt chƣớc Phát triển các âm thanh. Bé nói "mama" và trí tuệ "dada" nhƣng không phải chỉ để gọi ba mẹ mình. 33
  42. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 7.2. Tiêm chủng và xét nghiệm (i). Tiêm chủng Trẻ 9 tháng tuổi đã đƣợc tiêm ngừa đầy đủ có thể không cần thêm liều nào trong đợt khám kiểm tra này, nhƣng có thể đƣợc tiêm bổ sung nếu trễ các đợt tiêm chủng trƣớc đó. Bác sỹ có thể khuyên cho trẻ tiêm ngừa cúm trong mùa dịch cúm. (ii). Xét nghiệm Bác sỹ nên hoàn tất kiểm tra tầm soát các vấn đề về phát triển cho trẻ. Có thể làm xét nghiệm chì và lao, tùy vào các yếu tố nguy cơ của từng bé. 7.3. Dinh ƣỡng và chăm sóc răng miệng Trẻ 9 tháng tuổi nên tiếp tục đƣợc cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức bổ sung chất sắt dành cho trẻ nhỏ nhƣ là nguồn dinh dƣỡng chính. Không nên cho trẻ dùng sữa béo nguyên chất cho đến khi bé đƣợc một tuổi. Hầu hết trẻ 9 tháng uống khoảng 720-960 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Nếu trẻ dùng ít hơn 480 ml sữa công thức mỗi ngày, trẻ cần đƣợc bổ sung thêm vitamin D. Cho trẻ bắt đầu dùng ly (cốc). Không nên cho trẻ dùng bình sau 12 tháng do dễ gây sâu răng. Nƣớc trái cây không cần thiết, nhƣng nếu cho trẻ uống, không nên cho quá 120-180 ml mỗi ngày. Có thể pha thêm nƣớc để làm loãng. Trẻ có đủ nƣớc từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên với trẻ ngoài 6 tháng tuổi, có thể cho trẻ nhấp nƣớc với lƣợng vừa phải khi bé ở ngoài trời nắng nóng. 34
  43. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Có thể cho trẻ ăn thức ăn đóng lọ cho trẻ hoặc các loại thịt, rau quả và trái cây xay tự làm ở nhà. Có thể cho trẻ ăn các loại cereal (bột ngũ cốc) có bổ sung chất sắt một hoặc hai lần mỗi ngày. Lƣợng thức ăn rắn cho trẻ là khoảng ½ đến 1 muỗng canh. Có thể cho trẻ bắt đầu thử các loại thức ăn với các độ mềm cứng, độ nhuyễn khác nhau. Bắt đầu cho trẻ thử ăn bánh mì nƣớng, bánh qui, bánh mì tròn, các mẩu ngũ cốc (cereal) nhỏ, mì ống và các thức ăn mềm. Chờ đến sau khi trẻ đƣợc một tuổi mới nên bắt đầu cho bé thử mật ong, bơ đậu phộng và trái cây chua. Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn nhiều chất béo, muối hoặc đƣờng. Thức ăn cho trẻ không cần thêm gia vị. Các loại đậu, trái cây hoặc rau củ cắt miếng to, hoặc các loại thức ăn cắt lát tròn rất dễ gây nghẹn. Sử dụng ghế cao ngang tầm bàn ăn và khuyến khích trẻ giao tiếp trong lúc dùng bữa. Không ép trẻ nuốt hết mỗi miếng. Tôn trọng quyết định của trẻ khi trẻ từ chối không muốn ăn và quay mặt đi chỗ khác. Cho trẻ tự xoay xở với muỗng ăn. Có thể thức ăn sẽ rơi vãi xuống sàn, xuống ngƣời trẻ nhiều hơn là vào miệng. Nên đánh răng cho trẻ sau bữa ăn và trƣớc giờ đi ngủ. Nếu sử dụng kem đánh răng, không nên sử dụng loại có chất flo. Có thể tiếp tục dùng bổ sung flo nếu bác sỹ khuyên dùng. 7.4. Phát triển Đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày. Cho phép trẻ sờ, nói theo và chỉ đồ vật. Chọn sách có nhiều hình vẽ, màu sắc và chất liệu thú vị. 35
  44. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Đọc các bài thơ theo vần điệu và hát cùng với trẻ. Tránh không nên nói chuyện “kiểu em bé”. Gọi tên đồ vật một cách nhất quán và mô tả cho trẻ nghe những việc bạn đang làm trong khi tắm, ăn, mặc quần áo và vui chơi. Cho trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai nếu có sử dụng ngôn ngữ đó trong gia đình. 7.5. Giấc ngủ Cho trẻ ngủ trƣa và ngủ tối theo đúng giờ nhất định và khuyến khích trẻ ngủ trong nôi của mình. Giảm tối đa thời gian xem tivi! Trẻ ở độ tuổi này cần vui chơi năng động và cần tƣơng tác, giao tiếp xã hội. 7.6. Lời khuyên dành cho cha mẹ Trẻ ở độ tuổi này còn quá nhỏ, chƣa thể hƣ đƣợc. Việc bồng bế, ôm ấp, và giao tiếp tƣơng tác thƣờng xuyên sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội và gắn bó tình cảm với cha mẹ và ngƣời chăm sóc. 36
  45. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 8. Chăm sóc trẻ giai đoạn 12 tháng tuổi – 15 tháng tuổi 8.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ •Ở độ tuổi 12 tháng, trẻ có thể: tự ngồi, tự bám để đứng dậy, bò bằng tay và đầu gối, bò hoặc bám vịn để đi quanh các đồ vật, và có thể tự đi một vài bƣớc. •Trẻ có thể cầm và gõ hai khối đồ chơi vào nhau, có Phát triển thể bốc ăn và uống bằng cốc. Trẻ có khả năng cặp một thể chất đồ vật nhỏ bằng ngón tay và ngón trỏ một cách chính xác. •Trẻ có thể diễn đạt đƣợc nhu cầu của mình cho ngƣời khác thấy thông qua điệu bộ và cử chỉ. Trẻ có thể tỏ ra căng th ng, hoặc khóc khi bố mẹ đi ra chỗ khác, hoặc Phát triển khi bé bị vây bởi những ngƣời lạ. Ở giai đoạn này, trẻ cảm xúc thích bố mẹ hơn tất cả những ngƣời chăm sóc khác. •Trẻ có thể bắt chƣớc ngƣời khác, có thể vẫy tay chào tạm biệt và có thể chơi "ú òa". •Trẻ có thể bắt đầu thử phản ứng của bố mẹ với các trò nghịch ngợm của mình (ví dụ, ném thức ăn đi khi bé đang ăn). Bạn có thể dùng kỷ luật với những trò Phát triển chơi nghịch ngợm này bằng cách áp dụng luật "hết xã hội giờ" (ví dụ bạn nói với trẻ hết giờ ăn, và cất đồ ăn đi) và ngƣợc lại bạn nên khen trẻ khi trẻ có hành động tốt. •Trẻ có thể bắt chƣớc âm thanh và nói "mẹ má", "ba cha bố" và một vài từ khác nữa. Trẻ có thể chơi trò Phát triển tìm một đồ vật đƣợc giấu đi, và có thể phản ứng khi trí tuệ bố mẹ nói không. 37
  46. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 8.2. Tiêm chủng và xét nghiệm (i). Tiêm chủng Ở lần khám lúc 12 tháng tuổi, trẻ có thể đƣợc chủng ngừa liều thứ 4 của vắc xin DTaP chứa biến độc tố bạch hầu„ uốn ván„ và ho gà vô bào„ liều thứ 3 hoặc thứ 4 vắc xin viêm màng não Hib (Haemophilus influenzae type b)„ và liều thứ 4 vắc xin phế khuẩn cầu (dạng vắc xin phế cầu khuẩn có thể dùng cho bé dƣới 2 tuổi, dự kiến có mặt tại Việt Nam vào quý 1 năm 2015)„ vắc xin sởi„ vắc xin sởi Đức (thƣờng đƣợc gọi là rubella)„ vắc xin quai bị„ vắc xin thủy đậu MMRV„ và vắc xin viêm gan A. Nếu lần tiêm trƣớc trẻ chƣa tiêm thì lần này bác sỹ cũng có thể tiêm nốt liều cuối vắc xin viêm gan B. Trong mùa cúm„ bạn cũng nên cho trẻ tiêm một liều phòng bệnh cúm. (ii). Xét nghiệm Trẻ nên đƣợc tầm soát tình trạng thiếu máu với xét nghiệm kiểm tra lƣợng huyết sắc tố (hemoglobin) hay tỉ lệ hồng cầu. Tùy vào sự hiện diện các yếu tố nguy cơ ở từng trƣờng hợp cụ thể mà trẻ có thể cần đƣợc kiểm tra lƣợng chì trong máu hay xét nghiệm bệnh lao. 8.3. Dinh ƣỡng và chăm sóc răng miệng Những trẻ đang bú mẹ nên tiếp tục đƣợc cho bú. Bé từ 12 tháng tuổi có thể dừng uống sữa bột và chuyển sang uống sữa tƣơi nguyên kem. Một ngày bé nên uống 2 - 3 ly (0.47 lít tới 0.70 lít). Nên tập cho trẻ uống tất cả các loại sữa nƣớc hoa quả/thức ăn bằng ly (cốc) thay vì bằng bình sữa để chống sâu răng. 38
  47. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Hạn chế uống các loại nƣớc hoa quả chứa vitamin C quá nhiều, không nên vƣợt quá 0.11 lít - 0.17 lít/ ngày, và khuyến khích bé uống nƣớc lọc. Dùng thực đơn cân bằng cho bé và khuyến khích bé ăn rau quả. Cho bé ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ trong một ngày. Cắt đồ ăn thành miếng nhỏ để bé không bị nghẹn. Đảm bảo cho bé tránh thức ăn có hàm lƣợng mỡ„ muối„ và đƣờng cao. Dần dần giúp bé chuyển thực đơn sang bữa ăn bình thƣờng của gia đình thay vì thức ăn đặc biệt cho trẻ nhỏ. Cho bé ngồi ở ghế ăn cao ngang bàn để tăng giao tiếp của bé trong bữa ăn. Đừng ép bé ăn hết các đồ ăn trong đĩa. Tránh cho bé ăn các loại hạt cứng„ kẹo cứng„ ngô bung„ và kẹo cao su để tránh bị dị vật đƣờng thở do hít sặc khi nuốt. Khuyến khích bé tự ăn bằng thìa và có chén (bát) đĩa riêng. Bé cần đánh răng sau bữa ăn và trƣớc khi đi ngủ. Đƣa bé đi khám răng và nói chuyện với nha sĩ về sức khỏe răng miệng của bé. 8.4. Phát triển Đọc sách cho bé hàng ngày và khuyến khích bé chỉ vào một vật khi bạn đọc tới vật đó. Chọn sách có nhiều hình vẽ„ màu sắc và cấu trúc hoa văn thú vị. Hát lại các điệu nhạc và bài hát cho bé nghe hoặc khuyến khích bé bắt chƣớc theo. Gọi tên các đồ vật chính xác và nhất quán để bé học theo. Giải thích bạn đang làm gì cho bé nghe khi bé tắm„ ăn„ mặc và chơi. 39
  48. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Chơi các trò chơi tƣởng tƣợng với búp bê„ các khối đồ„ hoặc các đồ vật thông dụng trong nhà. Thƣờng thì bé chƣa sẵn sàng để tập dùng bồn cầu cho đến khi bé đƣợc 18 tới 24 tháng. Hầu hết các bé vẫn còn 2 giấc ngủ ngắn mỗi ngày. Nên tập cho bé có các giấc ngủ dài và ngắn đúng giờ. Khuyến khích bé ngủ ở giƣờng riêng. 8.5. Lời khuyên dành cho cha mẹ Mỗi ngày nên có khoảng thời gian riêng chỉ có bạn và bé với nhau. Ở giai đoạn này„ bạn cần biết là con bạn ít có khả năng để hiểu về thứ tự sự vật/sự việc/thời gian. Giảm thời gian xem ti vi của bé xuống chỉ còn một tiếng mỗi ngày. Trẻ ở giai đoạn này cần chơi các trò chơi hoạt động nhiều và cần tƣơng tác với ngƣời khác. 40
  49. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 9. Chăm sóc trẻ giai đoạn 15 tháng tuổi – 18 tháng tuổi 9.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ •Ở độ tuổi 15 tháng, trẻ có thể: tự đi, cúi ngƣời, đi giật lùi, và trƣờn lên bậc cầu thang. Phát triển •Trẻ có thể ghép hai khối đồ chồng lên thể chất thành tháp, có thể tự bốc ăn và uống bằng ly. Trẻ có khả năng bắt chƣớc, vẽ các nét chữ hoặc hình vẽ. •Trẻ có thể diễn đạt đƣợc nhu cầu của mình cho ngƣời khác thấy thông qua Phát triển điệu bộ và cử chỉ. Trẻ có thể tỏ ra khó cảm xúc chịu khi không đƣợc cho những thứ trẻ đòi. Trẻ có thể bắt đầu biết thể hiện thái độ giận dữ. Phát triển •Trẻ thích bắt chƣớc ngƣời khác và xã hội ngày càng trở nên tự lập hơn. •Trẻ hiểu đƣợc các mệnh lệnh đơn giản. Mỗi trẻ thƣờng biết đƣợc 4-6 từ, Phát triển và có thể nói đƣợc các câu ngắn có trí tuệ hai từ. Trẻ biết lắng nghe các câu chuyện, và có thể chỉ đƣợc một vài bộ phận trên cơ thể. 41
  50. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 9.2. Tiêm chủng và xét nghiệm (i). Tiêm chủng Ở lần khám này, nhân viên y tế có thể chỉ định cho trẻ chủng ngừa liều thứ nhất của vắc xin ngừa viêm gan A; liều thứ 4 của vắc xin DTaP (bao gồm biến độc tố bạch hầu„ uốn ván„ và ho gà vô bào); liều thứ 3 vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV); hoặc liều thứ nhất vắc xin tổng hợp MMR-V (quai bị„ sởi„ rubella, và thủy đậu).Lƣu ý là tất cả những liều chủng ngừa trên đều có thể chỉ định cho bé ở lần khám 12 tháng tuổi. Trong mùa cúm„ bạn cũng nên cho trẻ tiêm một liều phòng bệnh cúm. (ii). Xét nghiệm Tùy vào sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ mà bác sỹ có thể đề nghị các xét nghiệm phù hợp cho từng trẻ. 9.3. Dinh ƣỡng và chăm sóc răng miệng Những trẻ đang bú mẹ nên tiếp tục đƣợc cho bú. Hằng ngày trẻ nên đƣợc uống 2 đến 3 cốc sữa tƣơi nguyên kem (tƣơng đƣơng với 470-710 ml). Nên uống tất cả các loại sữa nƣớc hoa quả/thức ăn bằng cốc chứ không bằng bình để chống sâu răng. Hạn chế uống các loại nƣớc hoa quả chứa vitamin C quá nhiều, không nên vƣợt quá 116-177 ml, và khuyến khích trẻ uống nƣớc lọc. Dùng thực đơn cân bằng cho trẻ và khuyến khích trẻ ăn rau quả. Cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ trong một ngày. Cắt đồ ăn thành miếng nhỏ để trẻ không bị nghẹn. Cho trẻ ngồi ở ghế ăn cao ngang bàn để tăng giao tiếp của trẻ trong bữa ăn. Đừng ép trẻ phải ăn hết tất cả thức ăn trong đĩa. 42
  51. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Tránh cho trẻ ăn các loại hạt cứng„ kẹo cứng„ ngô bung„ và kẹo cao su để tránh bị dị vật đƣờng thở do hít sặc khi nuốt. Khuyến khích trẻ tự ăn bằng thìa và có bát đĩa riêng. Trẻ cần đánh răng sau bữa ăn và trƣớc khi đi ngủ. Nếu dùng kem đánh răng cho trẻ thì nên dùng loại không chứa flo (Fluoride). Trong một số trƣờng hợp bác sỹ có thể khuyên bổ sung flo (Fluoride) cho trẻ. 9.4. Phát triển Đọc sách cho trẻ hàng ngày và khuyến khích trẻ chỉ vào một vật khi bạn đọc tới vật đó. Chọn sách có nhiều hình vẽ thú vị. Hát lại các điệu nhạc và bài hát cho trẻ nghe hoặc khuyến khích trẻ bắt chƣớc theo. Gọi tên các đồ vật chính xác và nhất quán để trẻ học theo. Giải thích bạn đang làm gì cho trẻ nghe khi trẻ tắm„ ăn„ mặc và chơi. Tránh sử dụng những từ ngữ không có nghĩa (từ mới do tự trẻ hoặc cha mẹ nghĩ ra) Chơi các trò chơi tƣởng tƣợng với búp bê„ các khối đồ„ hoặc các đồ vật thông dụng trong nhà. Có thể bắt đầu giới thiệu một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ nếu bố mẹ sử dụng nhiều ngôn ngữ. Có thể bắt đầu cho trẻ tập dùng bồn cầu. Nhƣng thƣờng trẻ chỉ sẵn sàng dùng bồn cầu khi đƣợc khoảng 24 tháng tuổi. 43
  52. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 9.5. Giấc ngủ Hầu hết các trẻ vẫn còn 2 giấc ngủ ngắn mỗi ngày. Nên tập cho trẻ có các giấc ngủ dài và ngắn đúng giờ. Khuyến khích trẻ ngủ ở giƣờng riêng. 9.6. Lời khuyên dành cho cha mẹ Mỗi ngày nên có khoảng thời gian riêng chỉ có bạn và trẻ với nhau. Ở giai đoạn này„ bạn cần biết là con bạn ít có khả năng để hiểu về hậu quả từ các hành động của trẻ. Do đó ngƣời lớn cần giúp trẻ biết kỷ luật và giới hạn. Có thể dùng biện pháp "hết giờ" để luyện cho trẻ có tính kỷ luật. Giảm thời gian xem ti vi của trẻ xuống. Trẻ ở giai đoạn này cần chơi các trò chơi hoạt động và cần tƣơng tác với ngƣời khác. Khi trẻ xem ti vi thì bố mẹ nên xem cùng và chỉ nên xem ít hơn một tiếng mỗi ngày. 44
  53. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 10. Chăm sóc trẻ giai đoạn 18 tháng tuổi – 24 tháng tuổi 10.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ •Trẻ 18 tháng có thể đi nhanh, bắt đầu chạy và có thể bƣớc nhiều bƣớc. Trẻ có thể vẽ nguệch ngoạc với bút chì, xây dựng một tòa tháp với hai hoặc ba Phát triển khối hình, ném đồ vật, và có thể sử dụng muỗng thể chất và cốc. Các trẻ có thể đổ một vật ra khỏi một chai hoặc hộp chứa. •Trẻ phát triển tính tự lập, và có vẻ trở nên tiêu cực hơn. Trẻ có thể trải nghiệm cảm giác vô cùng lo âu Phát triển khi chia ly. cảm xúc •Trẻ thể hiện tình cảm, có thể hôn, và thích chơi với đồ chơi quen thuộc. Khi có sự hiện diện của những bé khác, trẻ vẫn chơi, nhƣng không thực sự chơi Phát triển với các bạn này. xã hội •18 tháng tuổi, trẻ có thể làm theo những hƣớng dẫn đơn giản. Các trẻ có vốn từ khoảng 15 - 20 từ, và có thể làm các câu ngắn với 2 từ. Trẻ cũng có thể Phát triển lắng nghe một câu chuyện, gọi tên một số đồ vật, trí tuệ và chỉ vào một vài bộ phận trên cơ thể. 45
  54. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 10.2. Tiêm chủng và xét nghiệm (i). Tiêm chủng Tại giai đoạn này, các nhân viên y tế có thể tiêm cho trẻ liều thứ nhất hoặc thứ hai vắc xin viêm gan A; liều thứ 4 của DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà); Nên tiêm chủng vắc xin ngừa cúm hàng năm trong mùa cúm. (ii). Xét nghiệm Các nhân viên y tế nên tầm soát cho trẻ 18 tháng tuổi các vấn đề về phát triển và bệnh tự kỷ cũng nhƣ có thể sàng lọc các bệnh thiếu máu, nhiễm độc chì, hay bệnh lao, tùy thuộc vào sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ. 10.3. Dinh ƣỡng và chăm sóc răng miệng Nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Nên cho trẻ uống khoảng 2-3 ly (450 ml tới 700ml) sữa nguyên kem mỗi ngày. Nên cho trẻ uống tất cả các loại thức uống bằng ly chứ không bằng bình. Hạn chế uống các loại nƣớc hoa quả chứa vitamin C quá nhiều, không nên vƣợt quá 120 ml – 180 ml/ngày, và khuyến khích bé uống nƣớc lọc. Cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều các loại rau và trái cây. Cung cấp 3 bữa ăn nhỏ và 2-3 bữa ăn nhẹ bổ dƣỡng mỗi ngày. Thức ăn cần đƣợc cắt nhỏ để giảm thiểu nguy cơ bị mắc nghẹn. Cho trẻ ngồi trên ghế ăn cao ngang bàn và khuyến khích trẻ giao tiếp trong bữa ăn. Đừng ép trẻ ăn hết mọi thứ trên đĩa. Tránh cho trẻ ăn các loại hạt, kẹo cứng, bỏng ngô, và kẹo cao su. Cho phép trẻ tự ăn với ly và thìa. 46
  55. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Khuyến khích trẻ đánh răng sau khi ăn và trƣớc khi đi ngủ. Nếu có dùng kem đánh răng thì nên chọn loại không chứa flo. Tiếp tục bổ sung flo nếu bác sỹ yêu cầu. 10.4. Phát triển Đọc sách cho trẻ hàng ngày và khuyến khích trẻ chỉ vào một vật khi bạn đọc tới vật đó. Hãy đọc đồng dao và hát với trẻ. Gọi tên các đồ vật một cách nhất quán. Giải thích bạn đang làm gì cho trẻ nghe khi trẻ tắm„ ăn„ mặc và chơi. Sử dụng trí tƣởng tƣợng chơi với búp bê, các hình khối, hoặc các vật dụng thông thƣờng. Một số lời nói của trẻ có thể khó hiểu. Tránh sử dụng cách nói chuyện “kiểu em bé” (ví dụ, nói chuyện thủ thỉ, âm sắc cao, với âm điệu khác cách nói chuyện thông thƣờng ở ngƣời lớn,<). Giới thiệu cho con bạn ngôn ngữ thứ hai nếu có sử dụng trong gia đình. 10.5. Tập cho trẻ đi vệ sinh Vì trẻ có thể giữ cho tã khô trong những khoảng thời gian lâu hơn, trẻ vẫn thƣờng chƣa sẵn sàng để tập đi vệ sinh cho đến khoảng 24 tháng. 10.6. Giấc ngủ Hầu hết trẻ em vẫn còn 2 hai giấc ngủ ngắn mỗi ngày. Nên tập cho bé có các giấc ngủ dài và ngắn đúng giờ. Khuyến khích trẻ ngủ giƣờng riêng. 10.7. Lời khuyên dành cho cha mẹ Mỗi ngày nên có khoảng thời gian riêng chỉ có bạn và trẻ với nhau. Tránh các tình huống có thể làm trẻ "nổi giận", ch ng hạn nhƣ các chuyến đi mua sắm. 47
  56. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Cần hiểu rằng trẻ chƣa đủ khả năng để hiểu hậu quả ở tuổi này. Tất cả ngƣời lớn phải nhất quán về việc thiết lập các giới hạn. Có thể xem thời gian kết thúc một hoạt động nhƣ là một phƣơng pháp kỷ luật. Đƣa ra các lựa chọn đã đƣợc giới hạn khi có thể. Giảm thiểu thời gian xem truyền hình! Trẻ ở độ tuổi này cần chơi các trò chơi hoạt động và tƣơng tác xã hội. Bất kỳ chƣơng trình truyền hình nào cũng nên đƣợc xem cùng với cha mẹ và nên ít hơn một giờ mỗi ngày. 48
  57. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 11. Chăm sóc trẻ giai đoạn 2 tuổi – 3 tuổi 11.1. Sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ •Trẻ 24 tháng tuổi có thể đi bộ, chạy, và có thể giữ hoặc kéo đồ chơi trong khi đi bộ. Trẻ có thể trèo lên xuống bàn ghế, và có thể đi bộ lên xuống Phát triển cầu thang. thể chất •Trẻ có thể viết nguệch ngoạc, xây dựng một tòa tháp với năm hoặc nhiều khối hình, và lật các trang sách. Trẻ có thể bắt đầu thích dùng một tay hơn tay còn lại. •Các trẻ chứng tỏ ngày càng độc lập, và có thể tiếp tục thể hiện sự lo lắng khi bị chia cách. Trẻ Phát triển thƣờng xuyên biểu hiện sở thích bằng cách sử cảm xúc dụng từ "không". Cảm giác tức giận khá thƣờng gặp. •Trẻ thích bắt chƣớc hành vi của ngƣời lớn và trẻ lớn hơn, cũng nhƣ có thể bắt đầu chơi cùng với Phát triển những bạn khác. Trẻ thích tham gia vào các hoạt xã hội động thông thƣờng trong gia đình. Trẻ cho thấy sự chiếm hữu đối với đồ chơi, và hiểu khái niệm "của tôi". Hiếm khi chịu chia sẻ. •Trẻ có thể chỉ các đồ vật hoặc hình ảnh đƣợc gọi tên, và nhận ra tên của những ngƣời quen thuộc, vật nuôi, các bộ phận trên cơ thể. •Trẻ có vốn từ khoảng 50 từ, và có thể làm các Phát triển câu ngắn với ít nhất 2 từ. Các trẻ có thể thực trí tuệ hiện những yêu cầu đơn giản bao gồm hai bƣớc nhỏ, và sẽ lặp lại lời nói. •Trẻ có thể sắp xếp các đồ vật theo hình dạng và màu sắc, có thể tìm thấy đồ vật, ngay cả khi đồ vật này ẩn khỏi tầm mắt. 49
  58. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 11.2. Tiêm chủng và xét nghiệm (i). Tiêm chủng Mặc dù không phải thƣờng quy, nhân viên y tế có thể đề nghị tiêm phòng cho trẻ một số mũi còn thiếu chƣa đƣợc tiêm trong những lần khám trƣớc (nếu có). Nên tiêm phòng vắc xin ngừa cúm hàng năm trong mùa cúm. (ii). Xét nghiệm Các nhân viên y tế có thể tầm soát cho trẻ 24 tháng tuổi các vấn đề về thiếu máu, nhiễm độc chì, bệnh lao, cholesterol cao, và bệnh tự kỷ, tùy thuộc vào sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ. 11.3. Dinh ƣỡng và chăm sóc răng miệng Thay đổi từ sữa nguyên kem thành sữa ít béo 2%, 1%, hoặc sữa gầy (không chất béo). Lƣợng sữa hàng ngày nên vào khoảng 2-3 ly (450 ml tới 700 ml). Nên cho trẻ uống tất cả các loại thức uống bằng ly chứ không bằng bình. Hạn chế uống các loại nƣớc hoa quả chứa vitamin C quá nhiều, không nên vƣợt quá 120 ml – 180 ml một ngày, và khuyến khích bé uống nƣớc lọc. Cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng, với các bữa ăn và đồ ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe. Khuyến khích trẻ ăn các loại rau và trái cây. Đừng ép trẻ ăn hết tất cả mọi thứ trên đĩa. Tránh cho trẻ ăn các loại hạt, kẹo cứng, bỏng ngô, và kẹo cao su. Cho phép trẻ tự ăn với các vật dụng thích hợp (ly, thìa, chén,<) . Khuyến khích trẻ đánh răng sau khi ăn và trƣớc khi đi ngủ. Sử dụng một lƣợng bằng hạt đậu kem đánh răng trên bàn chải đánh răng. Tiếp tục bổ sung flo nếu bác sỹ yêu cầu. 50
  59. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Trẻ cần đƣợc khám răng lần đầu tiên trƣớc lần sinh nhật thứ ba, nếu không đƣợc yêu cầu trƣớc đó. 11.4. Phát triển Đọc sách cho trẻ hàng ngày và khuyến khích trẻ chỉ vào một vật khi bạn đọc tới vật đó. Hãy đọc đồng dao và hát những bài hát với trẻ. Gọi tên các đồ vật một cách nhất quán. Giải thích bạn đang làm gì cho trẻ nghe khi trẻ tắm„ ăn„ mặc và chơi. Sử dụng trí tƣởng tƣợng chơi với búp bê, các hình khối, hoặc các vật dụng thông thƣờng. Một số lời nói của trẻ có thể khó hiểu. Nói lắp cũng khá phổ biến. Tránh sử dụng cách nói chuyện “kiểu em bé” (Ví dụ, nói chuyện thủ thỉ, âm sắc cao, với âm điệu khác cách nói chuyện thông thƣờng ở ngƣời lớn,<). Giới thiệu cho con bạn ngôn ngữ thứ hai nếu có sử dụng trong gia đình. Cân nhắc việc cho trẻ đến trƣờng mầm non ở thời điểm này. Hãy chắc chắn rằng những ngƣời chăm sóc trẻ phù hợp với những quy tắc thƣờng ngày của bạn. 11.5. Tập cho trẻ đi vệ sinh Khi trẻ nhận thức đƣợc tã ƣớt hoặc bẩn, trẻ đã sẵn sàng cho việc tập đi vệ sinh. Hãy để cho trẻ thấy ngƣời lớn sử dụng nhà vệ sinh. Giới thiệu cái bô với trẻ, và cố gắng khen ngợi trẻ thật nhiều cho những nỗ lực thành công. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn cần sự giúp đỡ. Bé trai thƣờng đào tạo trễ hơn bé gái. 11.6. Giấc ngủ Nên tập cho trẻ có các giấc ngủ dài và ngắn đúng giờ. Khuyến khích trẻ ngủ giƣờng riêng. 51
  60. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 11.7. Lời khuyên dành cho cha mẹ Bạn nên có khoảng thời gian dành riêng cho trẻ mỗi ngày và luôn nhất quán trong việc thiết lập các giới hạn. Hãy dành cho trẻ thật nhiều lời khen. Đƣa ra các lựa chọn đã đƣợc giới hạn khi có thể. Tránh các tình huống có thể làm trẻ "nổi giận", ch ng hạn nhƣ các chuyến đi đến cửa hàng bánh kẹo. Nội quy cần phải phù hợp và công bằng. Cần hiểu rằng trẻ chƣa đủ khả năng để hiểu hậu quả ở tuổi này. Ngƣời lớn cần phải nhất quán khi thiết lập các giới hạn. Có thể xem thời gian kết thúc một hoạt động nhƣ là một phƣơng pháp kỷ luật. Giảm thiểu thời gian xem truyền hình! Trẻ ở độ tuổi này cần chơi các trò chơi hoạt động và tƣơng tác xã hội. Bất kỳ chƣơng trình truyền hình nào cũng nên đƣợc xem cùng với cha mẹ và nên ít hơn một giờ mỗi ngày. 52
  61. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Chƣơng 2 - GIỮ AN TOÀN CHO TRẺ Đảm bảo nhà là môi trƣờng an toàn cho trẻ. Hãy kiểm tra lại tất cả các phòng, đặc biệt là phòng ngủ, nhà tắm, nhà bếp của bạn. 1. Kiểm tra an toàn trong nhà 1) Các vấn đề an toàn trong nhà, nhƣ: cửa, các ổ cắm điện, bọc cho các tay nắm cửa, đảm bảo chắc chắn các vật dụng không thể bị rơi đổ. 53
  62. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 2) Không để dây điện, dây kéo cửa chớp hoặc dây điện thoại treo lủng l ng. Thử bò quanh nhà và tìm các đồ vật nguy hiểu trong tầm mắt của bé. 3) Lắp thiết phát hiện khói trong nhà và kiểm tra pin thƣờng xuyên. 54
  63. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI o Xem thêm “Phòng tránh bỏng, điện giật và hỏa hoạn” Link: va-hoa-hoan/ 4) Bảo đảm luôn khóa cửa sổ để tránh bé bị ngã ra khỏi cửa sổ. Thu gọn dây kéo rèm cửa. 55
  64. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 5) Cố định bàn ghế, đồ gỗ, giá sách và ti vi không thể rơi vào trẻ. 6) Dùng chắn cầu thang để tránh té ngã. Nếu nhà bạn có hồ bơi, hãy dùng rào chắn có chốt cửa quanh hồ bơi. o Xem thêm “Phòng tránh chấn thƣơng do vấp ngã leo trèo” Link: vap-nga-leo-treo-va-cam-nam/ 56
  65. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 7) Tạo môi trƣờng không có thuốc lá hoặc không có chất gây nghiện cho trẻ. 57
  66. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 2. Vật dụng, đồ chơi trong nhà 8) Giữ các đồ vật nhỏ, đồ chơi với các vòng, chuỗi và các dây tránh xa bé. Kiểm tra tất cả các đồ có cạnh sắc nhọn và các bộ phận rời mà trẻ có thể nuốt hoặc bị nghẹn. o Xem thêm “Phòng ngừa hóc nghẹn” Link: 9) Không dùng các loại xe tập đi ,vì không an toàn cho trẻ, có thể té ngã. Xe tập đi không giúp bé biết đi sớm hơn, và có thể ảnh hƣởng đến kỹ năng đi đứng của trẻ. o Xem thêm “Xe tập đi có an toàn cho trẻ không?” 58
  67. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 10) Có thể sử dụng ghế nằm/ghế rung cho bé nằm chơi trong các khoảng thời gian ngắn. 11) Để giảm nguy cơ bị ngạt, chắc chắn rằng tất cả các đồ chơi của trẻ đều lớn hơn miệng bé. 59
  68. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 12) Hãy chắc chắn rằng tất cả các đồ chơi đều đƣợc dán nhãn không độc hại (Non-toxic). o Xem thêm “Cách chọn đồ chơi an toàn” Link: 13) Không dùng núm vú của bình sữa cho trẻ nhƣ là núm vú giả vì bé có thể bị nghẹt thở. Không bao giờ buộc núm vú giả vào vòng tay hoặc cổ của bé. Các vành vú (các mảnh nhựa giữa vòng và núm vú) nên rộng khoảng 3,8 cm để tránh bị nghẹn. o Xem thêm “Ngậm núm vú giả: Lợi ích và rủi ro” Link: va-rui-ro/ 60
  69. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 3. Phòng ngủ 14) Trẻ an toàn nhất khi ngủ trong không gian riêng. Nôi có mui hoặc cũi đặt bên cạnh giƣờng cha mẹ cho phép tiếp cận trẻ dễ dàng vào ban đêm. 15) Đừng dùng các loại nôi hoặc cũi đã lỗi thời. Nôi của trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, kích thƣớc khe cũi không quá 6cm. Cũi (hoặc nôi) nên đƣợc đặt xa khỏi lò sƣởi hoặc lỗ thông khí. o Xem thêm “Chọn cũi nôi an toàn” Link: 16) Không đặt trẻ ngủ trên giƣờng nƣớc, ghế mềm hoặc túi nhồi vỏ đậu. Cũng không đặt gối, ga, chăn, các tấm nilon, thú bông hoặc đồ chơi trong cũi. Vì những thứ có thể che mặt trẻ khiến trẻ không thở đƣợc. 61
  70. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 17) Luôn đặt trẻ sơ sinh ngủ ngửa. Ngủ ngửa giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, hay chết trong cũi. o Xem thêm “Hội chứng đột tử ở trẻ em” Link: 62
  71. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 18) Khi trẻ 9 tháng tuổi: Hạ thấp nệm trong nôi do trẻ đã có thể níu để đứng dậy. 19) Sử dụng dây đeo an toàn nếu đặt trên bàn thay tã và đừng bỏ mặc bé một mình bất cứ lúc nào, kể cả khi bé đã đƣợc đeo dây an toàn. 20) Không để đèn ngủ, đèn cầy (nến) gần rèm cửa, chăn gối để giảm nguy cơ hỏa hoạn. 63
  72. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 4. Phòng tắm 21) Vòi nƣớc, vòi sen, máy nƣớc nóng nhiệt độ ở mức 49 độ C. 22) Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ nƣớc, trƣớc khi tắm cho trẻ. 23) Trẻ có thể bị ngộp thở chỉ với một vũng nƣớc nhỏ„ do đó không để bé chơi một mình với nƣớc. Hãy cẩn thận khi tắm cho trẻ. Trẻ thƣờng trơn trƣợt khi bị ƣớt. 64
  73. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 5. Nhà bếp 24) Cẩn thận với các chất lỏng nóng. Đảm bảo bé không kéo đƣợc nồi, chảo đang nấu ra (tay cầm nên hƣớng vào phía trong). 25) Phải cất giữ dao, các đồ vật nặng và các đồ chùi dọn ở nơi bé không lấy đƣợc o Xem thêm “Đề phòng trẻ bị thƣơng do vật nhọn” Link: vat-nhon/ 65
  74. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 26) Giữ tất cả các loại thuốc, chất độc, hóa chất và các sản phẩm làm sạch ra khỏi tầm với của trẻ em. 66
  75. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 6. Ngoài trời 27) Trẻ sơ sinh không nên phơi nắng trực tiếp, nên che cho bé bằng quần áo, mũ, chăn hoặc ô. 28) Tránh để trẻ ở ngoài trời trong giờ nắng cao điểm. Nếu bạn phải ra ngoài, đảm bảo rằng trẻ luôn luôn có kem chống nắng để bảo vệ chống lại tia cực tím. Lƣu ý chọn loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng (spf) ít nhất là 15 để tránh bị cháy nắng. Nếu trẻ bị cháy nắng có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về da sau này. o Xem thêm “Ngăn ngừa và điều trị sự thiếu hụt vitamin D cho trẻ sơ sinh” Link: thieu-hut-vitamin-d-cho-tre-so-sinh-va-tre-nho-o-ec-va-newzealand-y- kien-thong-nhat/ 67
  76. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 29) Luôn đặt trẻ ở chỗ dành riêng cho trẻ nhỏ khi đi xe, là chỗ giữa của ghế sau. Quay mặt về phía sau, ít nhất là đến khi bé đƣợc 1 tuổi hoặc nặng hơn 9 kg. Không bao giờ cho ăn hoặc để trẻ ra khỏi ghế an toàn khi xe đang chạy. Nếu trẻ cần nghỉ hoặc cần ăn, dừng xe và cho trẻ ăn hoặc giúp trẻ bình tĩnh. Không bao giờ để trẻ trong xe một mình. Dùng tấm chắn xe để giúp bảo vệ da và mắt trẻ. 68
  77. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 7. Bạn cần phải biết 30) Không rung (lắc), không tung hứng trẻ. Ngay cả khi chơi đùa, bạn cũng không nên lắc bé, làm bé sợ. o Xem thêm “Hội chứng rung lắc ở trẻ” Link: 69
  78. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 31) Không để trẻ một mình với vật nuôi (chó, mèo ) o Xem thêm “Chọn loại thú nuôi an toàn” Link: 32) Không để trẻ cho một trẻ nhỏ khác trông nom. 70
  79. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 33) Học cách cấp cứu để bạn biết những gì cần làm nếu trẻ bị nghẹn hoặc ngừng thở. Gọi cho dịch vụ cấp cứu địa phƣơng (số không khẩn cấp) để tìm hiểu về các bài học cấp cứu. o Xem thêm “Hồi sức tim phổi ở trẻ em (CPR)” Link: cpr/ 34) Nếu trẻ ngừng thở, bị tái, hoặc không phản ứng, gọi cấp cứu ngay. 71
  80. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 35) Tìm hiểu các dấu hiệu tiềm ẩn của lạm dụng trẻ em. 36) Cho bé mang giày để bảo vệ bàn chân khi ra ngoài. Giày phải có đế mềm mại, đàn hồi và có mũi giày rộng, đủ dài để không bó chặt chân bé 72
  81. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care Newborn. [online] Available at: (Accessed 29 January 2008). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ sơ sinh 2. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 3- to 5-Day-Old. [online] Available at: (Accessed 29 January 2008). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 3-5 ngày tuổi 3. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 2 Weeks. [online] Available at: (Accessed 06 May 2010). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 2 tuần tuổi 4. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 1 Month. [online] Available at: (Accessed 11 May 2011). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi 73
  82. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 5. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 2 Months. [online] Available at: (Accessed 29 January 2008). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi 6. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 4 Months. [online] Available at: (Accessed 29 January 2008). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi 7. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 6 Months. [online] Available at: (Accessed 29 January 2008). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi 8. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 9 Months. [online] Available at: (Accessed 29 January 2008). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi 74
  83. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 9. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 12 Months. [online] Available at: (Accessed 29 January 2008). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi 10. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 15 Months. [online] Available at: (Accessed 29 January 2008). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 15 tháng tuổi 11. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 18 Months. [online] Available at: (Accessed 29 January 2008). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 18 tháng tuổi 12. Rockwall Pediatrics, 2016. Well Child Care, 24 Months. [online] Available at: (Accessed 29 January 2008). Translated Vietnamese: Chăm sóc trẻ 24 tháng tuổi 75
  84. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI 13. Y học Cộng đồng, 2016. Chuyên ngành Nhi khoa – Triệu chứng bệnh Nhi khoa: Bài viết “Sốt ở trẻ em” – Ngày 16/04/2013 14. BabyCenter, L.L.C. 2016. Your baby's poo: what's normal and what's not. [online] Available at: (Accessed July 2014). Translated Vietnamese: Phân của trẻ: Bình thƣờng hay bất thƣờng 76
  85. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI BỘ EBOOK NHI KHOA Y HỌC CỘNG ĐỒNG Sổ tay theo dõi: Sức khỏe bà mẹ và trẻ em Quyển sổ tay ghi chép dành cho các bà mẹ mang thai hoặc có con nhỏ. Chia sẻ kiến thức chăm sóc thai nghén, trong đẻ, sau đẻ. Theo dõi và chăm sóc trẻ từ lúc sơ sinh đến 6 tuổi. Đặc biệt là cách xử trí khi trẻ bị sốt, tiêu chảy, bỏng Cẩm nang dạy trẻ - Phần 1: Sự phát triển toàn diện của trẻ em Cung cấp kiến thức dạy trẻ để phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, giao tiếp xã hội, cảm xúc, ngôn ngữ Cách để giao tiếp với trẻ sơ sinh; cách kiểm tra và thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Cẩm nang dạy trẻ - Phần 2: Nuôi dạy tính cách và cảm xúc của trẻ Cung cấp kiến thức giúp cha mẹ nuôi dƣỡng trẻ, rèn luyện những tính cách, cảm xúc và thói quen tốt, giúp trẻ tự tin hơn. 77
  86. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức Chia sẻ các vấn đề thƣờng gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cung cấp kiến thức vắt và lƣu sữa mẹ. Đặc biệt là những bí quyết để có một khởi đầu tốt khi nuôi con bằng sữa. Chăm sóc trẻ em theo giai đoạn: Sơ sinh đến 3 tuổi Chia sẻ về hành vi thông thƣờng của trẻ sơ sinh; sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ của trẻ dƣới 3 tuổi; những lời khuyên của bác sĩ dành cho cha mẹ. Đặc biệt là kiến thức giữ an toàn cho trẻ khi ở nhà hoặc trẻ ra ngoài. Chăm sóc trẻ em theo giai đoạn: 3 tuổi đến 10 tuổi Chia sẻ về sự phát triển thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ của trẻ trên 3 tuổi; cách kiểm tra sức khỏe cho trẻ; kiến thức về dinh dƣỡng và cách chăm sóc răng miệng; những lời khuyên của bác sĩ dành cho cha mẹ. 78
  87. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI Ăn ặm kiểu nhật Chia sẻ những nguyên tắc cơ bản của việc ăn dặm của các trẻ ở Nhật. Cách chế biến cơ bản và 18 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé. Nội dung đã đƣợc nhóm Y học Cộng đồng chỉnh sửa cho phù hợp với Việt Nam. Bệnh truyền nhiễm theo mùa và cách phòng tránh nhờn thuốc kháng sinh Cung cấp kiến thức và cách phòng chống một số bệnh truyền nhiễm theo mùa, nhƣ: Sốt vi-rút, sốt rét, sốt xuất huyết, cúm, thƣơng hàn, nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy, sởi, bệnh dại, viêm não Nhật Bản, viêm màng não, viêm gan siêu vi Chăm sóc răng trẻ em Cách chăm sóc răng cho trẻ em. Trẻ mọc răng, sâu răng. Trẻ nên ăn gì và cần có thói quen gì để có hàm răng tốt? Bú tay hoặc dùng núm vú giả có ảnh hƣởng đến răng trẻ không? Phòng ngừa thói quen nghiến răng ở trẻ nhỏ. Xem thêm tại “Tủ sách Y học Cộng đồng” 79
  88. EBOOK – CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH – 3 TUỔI LIÊN HỆ Y học Cộng đồng cảm ơn các bạn đã quan tâm đến eBook. Rất mong nhận đƣợc những góp ý – phản hồi về eBook từ các bạn. Mọi ý kiến của các bạn sẽ đƣợc chúng tôi ghi nhận và lấy thêm thông tin để cập nhật cho các eBook tiếp theo. Mọi ý kiến, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Địa chỉ email: yhoccongdong@gmail.com hoặc Dự án “Y học Cộng đồng” phổ biến những kiến thức y học và thường thức về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng Việt Nam. 80