Chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chinh_sach_dieu_chinh_tai_co_cau_nen_kinh_te_trong_dieu_kien.pdf
Nội dung text: Chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế
- CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ ADJUSTMENT POLICY OF RESTRUCTURING THE ECONOMY IN THE CONTEXT OF ECONOMIC INTEGRATION TS. Nguyễn Hoàng Quy Học viện Tài chính Tóm tắt Bài viết nghiên cứu giải pháp chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. Tác giả tập trung nghiên cứu lý thuyết kinh tế trọng cung và một số vấn đề cần lưu ý của kinh tế trọng cung khi áp dụng trong bối cảnh hiện nay. Thông qua kết quả phỏng vấn 16 chuyên gia về tái cấu trúc kinh tế, bài viết chỉ ra thực trạng tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, những thành công và hạn chế của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Từ đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị về chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Từ khóa: Tái cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế, lý thuyết kinh tế trọng cung, Việt Nam. Abstract This paper studies the policy solutions to adjust the economic restructuring of Vietnam in the context of economic integration. The author focuses on supply-side economic theory, and several problems when applying supply-side economics in current situation. Through the interviews with 16 experts on economic restructuring, the article points out the current reality of Vietnam's economic restructuring in recent years, the achievements and the limitations of economic restructuring process. On that basis, the paper suggests some policy recommendations for adjusting Vietnam’s economic restructuring in the context of economic integration. Keywords: Economic restructuring, economic development, economic integration, supply- side Economics, Vietnam. 1. Mở đầu Tái cơ cấu nền kinh tế đang là chủ đề trọng tâm của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh và bền vững. Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia trong nền kinh tế thị trường hiện đại (Nadia, 2004). Tái cơ cấu kinh tế giúp đáp ứng xu thế toàn cầu hóa, duy trì lợi thế trong thị trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, đồng thời góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia. Nhận rõ được điều này, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế là định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, ngay tại Hội nghị Trung ương 3 khoá XI tháng 10 năm 2011, Đảng và Nhà nước đã quyết định tái cơ cấu kinh tế trong đó tập trung ưu tiên tái cơ cấu 3 lĩnh vực quan trọng, 830
- cụ thể (i) tái cơ cấu đầu tư, (ii) tái cơ cấu DNNN và (iii) tái cơ cấu thị trường tài chính. Gần đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020”. Cho đến nay, Việt Nam đã đạt những thành công ban đầu trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Cụ thể, theo báo cáo số 460/BC-CP về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tại Kỳ họp Thứ 2, Quốc hội khóa XIV ngày 20/10/2016, Việt Nam đã duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định trong thời gian dài, tái cơ cấu đầu tư công ngày càng hoàn thiện, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước luôn được chú trọng, và thị trường tài chính được điều chỉnh khá ổn định. Các ngành kinh tế thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng cạnh tranh. Tuy nhiên, công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế đến nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn khá thấp so với các quốc gia trong khu vực. Tái cơ cấu ngành còn chậm, trong khi tái cơ cấu vùng kinh tế đang vẫn chưa đạt được kết quả cao. Để giải quyết những hạn chế trên, trước tiên, Việt Nam cần chú trọng vào các chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Giải pháp chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế”. Bài viết tập trung nghiên cứu lý thuyết kinh tế trọng cung và một số vấn đề cần lưu ý của kinh tế trọng cung khi áp dụng trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Trên cơ sở đó, bài viết sơ lược lịch sử tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam và phân tích thực trạng tái cơ cấu của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Từ đó, tác giả đề xuất một vài kiến nghị với nhà nước về các chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. 2. Cơ sở lý luận Bối cảnh lịch sử Khái niệm “tái cơ cấu” bắt đầu được sử dụng từ cuối thập niên 1970. Lý thuyết kinh tế và chính sách tại thời điểm đó bị chi phối bởi lý thuyết Keynes. Thuyết này cho rằng thu nhập quốc gia và việc làm phụ thuộc vào tổng cầu, đồng thời cho rằng việc đảm bảo tín dụng và hạn chế thâm hụt ngân sách thông qua kích cầu có thể gia tăng thu nhập và việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ phát triển, một cuộc suy thoái trầm trọng đã xảy ra từ năm 1973 đến năm 1975 (Nadia, 2004). Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods làm mất kiểm soát tỷ giá ngoại tệ. Cùng với đó, cú sốc chấn động dầu của OPEC năm 1974 và năm 1975 đã đánh trúng một đòn vào kinh tế Mỹ nói riêng và cho nền kinh tế quốc tế nói chung. Trong thời gian này, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Sự suy thoái này làm cho hoạt động kinh doanh ngưng trệ, các nhà máy sản xuất đóng cửa và sa thải phần lớn lực lượng lao động của mình. Tác động của của suy thoái ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Nhiều nhà kinh tế cho rằng chủ nghĩa tư bản đang trải qua một cuộc khủng hoảng cơ cấu (Nadia, 2004). Vì vậy, mặc dù các khuyến nghị chính sách đưa ra bởi Keynes có thể thích hợp trong những năm khủng hoảng của những năm 1930 khi Keynes phát triển lý thuyết của ông. 831
- Tuy nhiên, vào những năm 1960 và 1970, hầu hết các nhà kinh tế học cho rằng chính sách này không còn phù hợp vì chỉ tập trung vào tổng cầu và bỏ qua các yếu tố gia tăng nguồn cung như nguồn vốn tích lũy, tiến bộ kỹ thuật, và cải thiện chất lượng lao động (Feldstein, 2011). Đây là tiền đề cho sự ra đời ý tưởng về lý thuyết kinh tế trọng cung. Lý thuyết kinh tế trọng cung Thatcher Margaret và Reagan Ronald là 2 nhà lãnh tụ đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội phương Tây trong thập kỷ 1980 bằng việc thực hiện hàng loạt chính sách kinh tế trọng cung (Supply-side Economics). Tư tưởng kinh tế chủ đạo của Thatcher và Reagan là giảm thuế thu nhập bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, cắt giảm chi tiêu công để giảm thiểu vai trò của nhà nước và để thị trường tự do điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế. Kinh tế trọng cung cũng được đề cập trong Say’s Law of Markets - một cột mốc quan trọng của trường phái kinh tế trọng cung do nhà kinh tế người Pháp đưa ra đầu thế kỷ 19. Say’s Law cho rằng nền kinh tế chỉ bị chi phối bởi cung, trên thực tế cầu chỉ đơn giản là hệ quả của cung. Vì vậy, đối với một nền kinh tế, điều quan trọng là tăng cung tăng và không cần quan tâm đến cầu. Say’s Law cũng khẳng định chính phủ các quốc gia cần kích thích sản xuất và không nên khuyến khích tiêu dùng (Steven, 1998). Về cơ bản, kinh tế trọng cung nhấn mạnh đến các quyết định kinh tế của các cá nhân và chính phủ. Bên cạnh đó, kinh tế trọng cung không cho rằng nhà nước có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nghĩa là kinh tế trọng cung hướng tới một nền kinh tế thị trường tự do tuyệt đối. Trong thực tế, kinh tế trọng cung là biện pháp duy nhất để tăng thu nhập tiềm năng của quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế và vai trò của chính phủ là tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, lành mạnh. Kinh tế trọng cung được xây dựng dựa trên hai nguyên lý. Thứ nhất, bản chất tự nhiên của các cá nhân là phản ứng với các kích thích, chẳng hạn như giá cả, chi phí, tiêu dùng, đầu tư, rủi ro, hay sự ảnh hưởng về hành vi của các cá nhân, gia đình và doanh nghiệp. Thứ hai, thị trường tự do cung cấp khuyến khích các tổ chức và cá nhân thông qua tín hiệu giá cả và lợi nhuận. Kinh tế trọng cung nhấn mạnh tầm quan trọng của sản xuất trong bối cảnh thi trường tự do. Để nâng cao giá trị, sản xuất phải đáp ứng hoặc tạo ra nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Điểm kết thúc của toàn bộ quá trình kinh tế là tiêu thụ (Nadia, 2004). Kinh tế trọng cung hướng đến hai chính sách đòn bẩy. Thứ nhất là đòn bẩy tài chính - thuế, pháp lý, và chính sách chi tiêu hướng tới việc thiết lập một môi trường phát triển kinh tế chuyên nghiệp. Thứ hai là đòn bẩy tiền tệ, chính sách tiền tệ hướng tới việc thiết lập mức giá cả ổn định giúp nền kinh tế hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Các chính sách tài chính trong kinh tế trọng cung liên quan tới thuế, vai trò của chính phủ trong nền kinh tế và thương mại tự do (Nadia, 2004). Tóm lại, lý thuyết kinh tế trọng cung chủ yếu được coi trọng trong thập niên 1970- 1980 sau cuộc đại suy thoái 1973-1974. Kinh tế trọng cung khuyến khích doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn, khi đó cầu về sản phẩm sẽ tự xuất hiện. Thông qua các chính sách miễn giảm thuế, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật, cổ phần hoá DNNN, cải thiện môi trường kinh doanh để kích thích khu vực tư nhân sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất 832
- và hạ giá thành sản phẩm, từ đó tạo ra sức mua lớn của khu vực tư nhân và góp phần tăng trưởng kinh tế. Một số vấn đề cần lưu ý của kinh tế trọng cung khi áp dụng trong bối cảnh hội nhập kinh tế Bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay: Hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng nhờ việc tăng cường các mối quan hệ song phương, đa phương ở mọi cấp độ giữa các quốc gia trên thế giới. Điều này khiến cục diện thế giới chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc. Thêm vào đó, tình hình khu vực và quốc tế diễn biến rất phức tạp, khó lường do những bất ổn của kinh tế thế giới, cùng với quá trình tái cấu trúc kinh tế thế giới, biến động của hệ thống tài chính tiền tệ thế giới Vì vậy, nhiều quốc gia có xu hướng hội nhập, liên kết kinh tế nhằm tập hợp các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế. Cụ thể, xu thế chính của liên kết kinh tế quốc tế hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ của các hiệp định thương mại tự do (FTA). Liên kết kinh tế - thương mại ngày càng sâu rộng, đặc biệt là các quốc gia dẫn dắt các xu hướng liên kết kinh tế quốc tế như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Bên cạnh đó, cạnh tranh về kinh tế thương mại giữa các nước diễn ra gay gắt và phức tạp hơn. Tình trạng suy thoái, khủng hoảng luôn có nguy cơ xảy ra với bất cứ một nền kinh tế nào trên thế giới. Vì vậy, hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ kéo theo tái cấu trúc kinh tế toàn cầu. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia phải tích cực tái cơ cấu, tái cơ cấu theo hướng hội nhập, bảo đảm tuân thủ các cam kết hội nhập kinh tế toàn cầu (Kathaleeya và Komon, 2015). Các vấn đề cần lưu ý của kinh tế trọng cung khi áp dụng trong bối cảnh hội nhập kinh tế: Trước tình hình hội nhập kinh tế sâu rộng, các quốc gia cần có những chính sách kinh tế hợp lý khi thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. Việc lựa chọn áp dụng chính sách trọng cung tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ nền kinh tế ở mỗi thời điểm nhất định. Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách kinh tế trọng cung cần chú ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, các quốc gia không nên áp dụng chính sách trọng cung trong khoảng thời gian quá dài để đảm bảo cân bằng ngân sách và điều chỉnh nền kinh tế. Những tác động ngay lập tức của việc cắt giảm thuế khi áp dụng chính sách trọng cung là làm giảm ngân sách chính phủ và tăng thâm hụt ngân sách. Nếu chính phủ cố gắng vay mượn cho những khoản thâm hụt đó từ khu vực tư nhân đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ tăng lên. Mặt khác, nếu chính phủ quyết định in thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách sẽ khiến lạm phát tăng cao. Trong thời gian dài, tình trạng này sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế (Hoagland và các cộng sự, 2013). Thứ hai, chính sách kinh tế trọng cung làm giảm các chương trình phúc lợi xã hội do chính sách này giảm vai trò của nhà nước trong việc cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ công như giáo dục, y tế Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công bằng xã hội. Ngoài ra, theo Hoagland và các cộng sự (2013), khi áp dụng chính sách kinh tế trọng cung, nghĩa là ưu tiên cho thương mại tự do, dẫn đến tranh chấp thương mại gia tăng và đa dạng hơn. Đồng thời, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, các biện pháp phòng vệ thương mại trở nên phổ biến trong khi cơ chế pháp lý của các quốc gia cần có thời gian để thay đổi. Vì vậy, chính phủ cần thận trọng khi áp dụng chính sách này đối với từng ngành, từng lĩnh vực phục vụ tái cơ cấu kinh tế hiệu quả. 833
- 3. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ đề tài nghiên cứu, tác giả tìm kiếm và thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các báo cáo, nghiên cứu, bài báo trong và ngoài nước liên quan tới chủ đề tái cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Tác giả cũng tìm hiểu, nghiên cứu các lý thuyết kinh tế về chính sách kinh tế trọng cung và trọng cầu qua từng thời kỳ, cũng như những thành tựu và hạn chế của chính sách trọng cung, trọng cầu. Từ đó phát hiện và xây dựng hướng nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh những thông tin thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành phỏng vấn 16 chuyên gia về tái cấu trúc kinh tế. Để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập được, tác giả quyết định lựa chọn phương pháp phỏng vấn chuyên sâu. Đây là phương pháp nghiên cứu mang tính định tính, giúp tác giả thu thập được những đánh giá của người tham gia về vấn đề tái cấu trúc kinh tế trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp người tham gia phỏng vấn có thời gian để suy ngẫm và đưa ra những câu trả lời khách quan. Để đảm bảo hiệu quả thu thập thông tin, đề tài sử dụng kết hợp hai kỹ thuật phỏng vấn sâu, đó là phỏng vấn không cấu trúc và bán cấu trúc; bao gồm các loại câu hỏi về mô tả, quan điểm/ giá trị, cảm nhận, kiến thức để thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn tập trung vào bốn vấn đề chính, cụ thể: (i) thực trạng tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam, (ii) những thuận lợi và khó khăn của tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, (iii) kinh tế trọng cung và (iv) các giải pháp chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế tại Việt Nam hiện nay. Trong quá trình phỏng vấn chuyên gia, các thông tin được ghi ấm và ghi chép lại để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thu thập. Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, tác giả tiến hành xử lý thông tin thứ cấp bằng cách tổng hợp, chọn lọc thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, các thông tin phỏng vấn chuyên gia tái cấu trúc kinh tế cũng được tác giả tổng hợp, so sánh và chọn lọc để làm nổi bật thực trạng tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất các kiến nghị về chính sách điều chỉnh tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. 4. Kết quả nghiên cứu Sơ lược lịch sử tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam Công cuộc đổi mới nền kinh tế của Việt Nam bắt đầu từ năm 1986 khi chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cuộc đổi mới này đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế liên tục cho Việt Nam. Từ năm 1986 đến năm 1996, mức tăng trưởng bình quân của nền kinh tế đạt 6,6%/năm; lạm phát từ 12,7% năm 1995 xuống còn 4,5% năm 1996. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng đáng kể, đặc biệt nông nghiệp Việt Nam từ một nước chỉ đủ tiêu dùng đã chuyển sang xuất khẩu. Đạt được những thành tựu này là do Việt Nam đã xóa bỏ hình thức sản xuất tập thể, tự do hóa sản xuất, mở cửa nền kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích xuất khẩu. Về cơ bản, các chính sách trong giai đoạn này tập trung vào việc kích cung, tập 834
- trung nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn lực. Nói cách khác, trong giai đoạn này, Việt Nam đã theo đuổi chính sách kinh tế trọng cung. Bước sang giai đoạn 1997- 2006, kinh tế Việt Nam mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1999. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân vẫn đạt 7,1%. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì, tình trạng lạm phát vẫn giữ ở mức 4,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chủ đạo trong giai đoạn này là sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục triển khai các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế. Một trong những chính sách đó là thực hiện cổ phần hóa DNNN. Trong chính sách tài chính, Việt Nam tăng cường huy động vốn, thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển qua việc thành lập Sàn giao dịch chứng khoán (Nguyễn Quang Thái, 2015). Mặc dù đạt được những thành công nhất định trong ổn định kinh tế nhưng từ khi đổi mới đến năm 1998,Việt Nam bắt đầu rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách. Cụ thể, theo số liệu của Bộ Tài chính, mức bội chi từ năm 1998 là 2,49% đến năm 2000 tăng lên 18,5% (Lê Quốc Lý, 2008). Vậy. Để tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định và phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính, Việt Nam đã áp dụng chính sách kinh tế trọng cầu, có nghĩa là tăng chi tiêu của chính phủ. Trong giai đoạn 2007- 2016, tăng trưởng GDP của Việt Nam bắt đầu giảm do tiếp tục chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ/châu Âu trong những năm 2007- 2009 cùng với cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2011 đến nay (Duy Cường và Thái Hà, 2016). Việt Nam tiếp tục thực hiện các gói kích thích tổng cầu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể, Việt Nam đã thực hiện chính sách kích cầu trị giá 9 tỷ USD chống lại suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2009. Thông qua thực hiện các chính sách kích cầu, Việt Nam vẫn giữ vững được mức tăng trưởng khá ổn định. Tăng trưởng GDP lên gần 4,2 triệu tỷ đồng năm 2015, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng cao, kim ngạch xuất khẩu từ 70 tỷ năm 2006 tăng lên 330 tỷ USD năm 2015. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam liêu tục giảm từ 14% năm 2006 xuống 5% năm 2015. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời và chỉ hiệu quả trong ngắn hạn. Bội chi ngân sách tiếp tục tăng cao, năm 2015 lần đầu chi tiêu ngân sách vượt 1,2 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ công tăng ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2016, dư nợ công của Việt Nam khoảng 64,73% GDP và dư nợ Chính Phủ khoảng 53,62%. Vì vậy, trong giai đoạn mới, để tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam cần có chính sách tái cơ cấu kinh tế hướng tới nền kinh tế trọng cung. Thực trạng tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Các lĩnh vực kinh tế đối ngoại như thu hút FDI, xuất khẩu, du lịch được chú trọng phát triển và có đóng góp to lớn vào tăng trưởng GDP quốc gia. Hội nghị Trung ương 3 khoá XI tập trung ưu tiên tái cơ cấu 3 lĩnh vực quan trọng là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu DNNN và tái cơ cấu thị trường tài chính. Kết quả phỏng vấn đã chỉ ra một số thành công của Việt Nam trong tái cơ cấu kinh tế, cụ thể: 835