Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập: Thực trạng, bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với Việt Nam

pdf 15 trang Gia Huy 18/05/2022 2460
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập: Thực trạng, bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchinh_sach_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_trong_dieu_ki.pdf

Nội dung text: Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập: Thực trạng, bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với Việt Nam

  1. CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP: THỰC TRẠNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM FDI POLICIES IN THE CONTEXT OF GLOBAL INTEGRATION: PRACTICES, EXPERIENCES AND RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM TS. Nguyễn Hoàng Quy Học Viện hành chính Quốc gia Tóm tắt Xác định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế nước nhà cho nên trong suốt thời gian qua chính phủ Việt Nam đã luôn cố gắng thực hiện việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực đầu tư để đảm bảo nguyên tắc không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi và có nhiều ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, thu hút đầu tư nước ngoài đòi hỏi những điều chỉnh chiến lược về chính sách nhằm không chỉ phát huy được tác động tích cực của nguồn vốn FDI mà còn tối ưu sự phát triển của nền kinh tế nước nhà theo hướng bến vững. Bài viết này phân tích thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong điều kiện hội nhập; trên cơ sở đó, kết hợp với các bài học kinh nghiệm, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với chính sách FDI Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, chính sách, hội nhập, bài học kinh nghiệp FDI, giải pháp chính sách, Việt Nam. Abstract Foreign Direct Investment (FDI) is considered as an important capital resource for developing the country’s economy. So, Vietnam has continuously improved its FDI policy and legislations in order to attract foreign investors and to improve the competitiveness of domestic economy. However, in the recent context of deeper integration, attracting and using FDI requires the strategic adjustments in terms of national policies, in order not only to promote the positive impacts of FDI but also to optimize the development of the domestic economy in a sustainable way. This article analyzes the current FDI policies of Vietnam; on this basis, by combining with the experiences of some countries, we suggest some relevant recommendations for Vietnam FDI policy in the near future. Key words: Foreign Direct Investment (FDI), FDI policies, integration, FDI experiences, policy solutions, Vietnam. 1. MỞ ĐẦU Là một nền kinh tế tiềm năng đang phát triển nhanh và ổn định, có thị trường tiêu dùng đang bùng nổ và thị trường nguồn nhân lực trẻ, rẻ và chất lượng ngày càng được nâng cao, Việt Nam hiện đang có những thời cơ thuận lợi để trở thành điểm đến đầu tư mang tính chiến lược cho các Tập đoàn đa quốc gia cũng như rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Đông thời, nước ta đang mở cửa, hội nhập sâu rộng với quốc tế, tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ký kết hiệp định Thương mại tự do (FTA). Vì vậy, Việt Nam được coi như là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhận thức được tầm quan 533
  2. trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và với mỗi doanh nghiệp nói riêng, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập: Thực trạng, bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với Việt Nam”. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài tập trung vào chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập nhất là các chính sách, bài học đối với Việt Nam hiện nay từ đó đưa ra giải pháp nào để cải thiện tình trạng này. Thông qua đề tài tác giả muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, thu hút vốn FDI và nâng cao vị thế Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đã có rất nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về FDI (Foreign Direct Investment) - đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng có thể nói khái niệm của Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) và của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là đầy đủ và rõ nghĩa nhất. Theo Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển, FDI là hoạt động đầu tư liên quan đến mối quan hệ lâu dài và phản ánh sự chú tâm kiểm soát của công ty mẹ tới các hoạt động của các cá thể kinh tế khác (công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trực tiếp hay công ty thành viên hoặc công ty nước thành viên) (UNCTAD, 2012). FDI thể hiện công ty mẹ, chủ đầu tư có quyền hạn tương đối lớn trong các quyết định, quản lý điều hành của các công ty được đầu tư. Hoạt động đầu tư này liên quan đến các khoản giao dịch ban đầu giữa hai công ty và tất cả các khoản giao dịch sau đó với các thành viên nước ngoài có liên quan (bao gồm cả thành viên sát nhập và thành viên không sát nhập)”. Như vậy theo khái niệm này FDI gồm ba phần: vốn đầu tư ban đầu, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay nội bộ giữa các công ty. TheoF IM (2004), FDI là khoản đầu tư và thu được lợi ích lâu dài của các tổ chức, doanh nghiệp (nhà đầu tư trực tiếp) trong một nền kinh tế khi họ đầu tư sang một tổ chức, doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp chính là có tầm ảnh hưởng lớn trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có một số đặc trưng sau (Moosa, 2002): Thứ nhất, FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của nhà đầu tư trực tiếp dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nguồn vốn đầu tư này còn bao gồm cả vốn vay của tổ chức, doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. Thứ hai, thông qua nguồn vốn FDI, nước nhận đầu tư còn có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, đây là mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Thứ ba, FDI là hình thức đầu tư bằng vốn của tổ chức, doanh nghiệp do các chủ đầu tư trực tiếp tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi trong kinh doanh trong nền kinh tế khác. Thứ tư, tùy theo tỷ lệ góp vốn mà nhà đầu tư có quyền hạn tham gia điều hành doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chủ đầu tư sẽ có quyền điều hành toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Thứ năm, kết quả hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của chủ đầu tư FDI. 2.2. Tổng quan về chính sách FDI 534
  3. Luật pháp quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI của mỗi quốc gia đều khác nhau. Các quốc gia điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan theo hướng khuyến khích, hạn chế vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài phụ thuộc vào tình hình cụ thể của quốc gia tại thời điểm đó. Với chức năng đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn vào kinh doanh, luật đầu tư, các quy định liên quan tới hoạt động đầu tư thường bao gồm các nội dung (Jensen và các cộng sự, 2012). Về lĩnh vực, địa bàn đầu tư: Luật và các quy định có liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI quy định rất rõ: các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư. Cùng với đó, mỗi quốc gia đều có những quy định riêng biệt về địa bàn đầu tư tùy theo cơ cấu lãnh thổ, chính sách phát triển của mình. Việc quy định lĩnh vực, địa bàn đầu tư của quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của luồng vốn FDI cũng như quyết định của nhà đầu tư vào quốc gia đó. Các chính sách, quy định này của chính phủ thể hiện thiện chí và định hướng của quốc gia trong thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, có ảnh hưởng tới cơ cấu FDI theo cả lĩnh vực và địa bàn đầu tư. Liên quan đến các hiệp định đầu tư quốc tế: Trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa hiện nay tính liên kết giữa các nền kinh tế ngày càng bền chặt và phát triển. Các chính sách, hiệp định quốc tế của quốc gia đều tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hết khả năng của mình và tạo không gian thuận lợi cho chính sách FDI quốc gia. Dù các hiệp định này ở cấp độ quốc tế, song phương hay đa phương thì đều có những tác động đáng kể tới khung chính sách pháp lý về FDI cho mỗi quốc gia. + Các hiệp định đầu tư song phương (BITs): Hiện nay các hiệp định song phương chủ yếu được ký kết giữa các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển với các nước có nền kinh tế chuyển đổi, điều này đã góp phần xây dựng và củng cố các tiêu chuẩn trong việc đối xử song phương với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và thiết lập cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh một cách nhanh chóng, chính xác và hợp lý hơn, đóng góp vào việc cải thiện môi trường đầu tư. + Khung hội nhập khu vực (RIFs): Giúp đảm bảo cam kết tuân thủ của các nước thành viên, nhà đầu tư, theo một khung chính sách tự do có sẵn và tự do hóa chính sách nếu các chính sách này còn hạn chế tăng động cơ của tự do hóa, củng cố các tiêu chuẩn đối xử và bảo hộ. RIF là nhân tố trung tâm và quan trọng nhất tác động tới FDI định hướng thị trường tự do hóa các rào cản thương mại và mở cửa cho các quốc gia. Không chỉ có vậy RIF còn có thể ảnh hưởng tới tốc độ tự do hóa chính sách FDI và thương mại. Khi các quốc gia nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, hoàn chỉnh chính sách FDI đối với khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, quốc gia đó sẽ có những đãi ngộ ưu tiên, tạo ra nhiều chính sách thuận tiện và thông thoáng hơn, số lượng và chất lượng các chính sách cũng vì thế trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng trong thu hút FDI giữa các quốc gia. Những chính sách FDI cũng góp phần thực hiện các mục tiêu khác như tăng, giảm lượng FDI thu được, ảnh hưởng tới việc phân bổ FDI theo lĩnh vực hoặc địa bàn kinh tế. Như chính sách thương mại của quốc gia nhận đầu tư luôn có tác động lớn lên dòng chảy FDI. Ví như quốc gia có mức độ bảo hộ cao, hàng rào thuế quan được thực hiện đối với một ngành nào đó sẽ dễ dàng gây ra sự dịch chuyển của vốn FDI vào trong ngành này. Cùng với đó chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng không ít tới FDI. Mức lãi suất tác động trực tiếp tới tính ổn 535
  4. định của nền kinh tế như lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán. Vì chính sách này xác định mức lãi suất và chi phí sử dụng vốn tại quốc gia tiếp nhận đầu tư nên điều này có tác động đến các quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng. Trong khi đó chính sách thuế thì quyết định đến mức thuế chung. Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi giữa các quốc gia thì quốc gia nào có mức thuế thấp hơn thì chắc chắn quốc gia đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Liên quan đến tính ổn định và mức độ tăng trưởng của nền kinh tế của một quốc gia chính là chính sách tỷ giá hối đoái. Chính sách này ảnh hưởng tới giá trị của các tài sản mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vào quốc gia tiếp nhận đầu tư và tác động tới giá trị lợi nhận khi chuyển ra nước ngoài cũng như khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Bên cạnh những chính sách trên ta nhận thấy tính ổn định về chính trị cũng là nhân tố vô cùng quan trọng. Chính sự ổn định về chính trị này là nền tảng quan trọng cho sự ổn định về kinh tế và sự phát triển của văn hóa xã hội. Các chính sách của FDI còn tập trung vào các nguồn lực tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh. Tạo ra một hành lang pháp lý hoàn thiện, thông thoáng, phát huy thế mạnh của các nhân tố của nền kinh tế quốc gia, tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư. Ngoài ra các quốc gia còn thành lập các cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng FDI vào trong nước và hỗ trợ các chi nhánh FDI nước ngoài đã thành lập từ trước thông qua việc cấp hàng loạt các dịch vụ hậu đầu tư. Bên cạnh đó các biện pháp hỗ trợ đầu tư cũng giúp quốc gia chủ động cơ cấu lại nền kinh tế thông qua việc ban hành và áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư thu hút nhiều vốn FDI hơn. Các biện pháp ưu đãi đầu tư ở các ngành, lĩnh vực khác nhau trong quốc gia là khác nhau, do vậy thông qua các biện pháp ưu đãi đầu tư, chính phủ có thể định hướng phát triển những ngành mà quốc gia muốn phát triển. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm mục đích tìm hiểu về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập hiện nay, thực trạng về việc thu hút vốn FDI của Việt Nam và mong muốn tìm được giải pháp tối ưu giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển, đề tài đã áp dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu. Và để đảm bảo tính chính xác của đề tài, các tài liệu, số liệu thu thập đều được lấy từ các nguồn thông tin uy tín. Phương pháp đầu tiên, nghiên cứu tập trung vào phân tích và tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu, các thông tin, báo cáo dữ liệu có liên quan đến đề tài tại các công ty; chuyên đề nghiên cứu đánh giá của các tổ chức, chuyên gia Việt Nam. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng tìm hiểu thêm thông tin trên sách báo, tạp chí, internet không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các trang của nước ngoài về quá trình hội nhập và cập nhật tình hình, khả năng thu hút FDI của nước ta hiện nay. Các số liệu, sự kiện sau khi được thu thập được tác giả sắp xếp theo thứ tự, trình bày một cách khoa học để đảm bảo có được cái nhìn toàn diện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta từ trước đến năm 2015. Từ đó tổng hợp, phân tích để đưa vào phục vụ cho nghiên cứu. Ngoài ra để thu thập thêm dữ liệu tác giả còn áp dụng phương pháp nghiên cứu thứ hai đó là tập trung vào khảo sát điều tra phỏng vấn một số chủ doanh nghiệp có nguồn vốn FDI. 536
  5. Qua phỏng vấn đã giúp tác giả không ít trong việc lấy được những thông tin vô cùng thực tế và nắm bắt được tình hình hiện tại của chính sách FDI của nước ta. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài, hiện nay, có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Dẫn đầu là Hàn Quốc, đứng thứ hai là Malaysia, Nhật Bản luôn nằm trong top khi đứng vị trí thứ ba và đứng ở vị trí thứ tư là Đài Loan. Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tập trung đầu tư vào 51 tỉnh thành ở Việt Nam trong đó tỉnh Bắc Ninh luôn được đầu tư ưu tiên hàng đầu, sau đó là thành phố Hồ Chí Minh, đứng thứ ba là Bình Dương và đứng vị trí thứ tư và năm lần lượt là Trà Vinh và Đồng Nai. Trong năm 2015, cả nước có hơn 2000 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 17 tỷ USD,bằng 99% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra, còn có hơn 900 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 8 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2015, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam hơn 24 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ 2014 và tăng 9,6% so với kế hoạch năm 2015. Tất cả các dự án đầu tư FDI này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cả chất và lượng của dòng vốn FDI vào Việt Nam. 537
  6. Hình 1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tính đến hết năm 2015 Nguồn: Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài 538
  7. Bảng 1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 Tổng vốn đăng ký(*) Tổng số vốn thực hiện Năm Số dự án (Triệu USD) (Triệu USD) 2000 391 2762,8 2398,7 2001 555 3265,7 2225,6 2002 808 2993,4 2884,7 2003 791 3172,7 2723,3 2004 811 4534,3 2708,4 2005 970 6840,0 3300,5 2006 987 12004,5 4100,4 2007 1544 21348,8 8034,1 2008 1171 71726,8 11500,2 2009 1208 23107,5 10000,5 2010 1237 19886,8 11000,3 2011 1191 15618,7 11000,1 2012 1287 16348,0 10046,6 2013 1530 22352,2 11500,0 2014 2182 12350 12,350 2015 2827 22757,29 14500 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Nguồn: Tổng cục thống kê 4.2. Thực trạng chính sách FDI của Việt Nam trong thời gian qua Theo kết quả phân tích tài liệu, thực trạng chính sách FDI của Việt Nam trong thời gian qua được thể hiện qua bốn nội dung chính sau: về chính sách tiếp cận thị trường, về chính sách xúc tiến đầu tư, về chính sách ưu đãi thuế và về chính sách đảm bảo đầu tư.  Về chính sách tiếp cận thị trường Chính sách tiếp cận thị trường ngày càng được hợp nhất và hoàn thiện nhằm thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1987, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua, sau đó được sửa đổi nhiều lần vào các năm 1990, 1992, 1993, 1996, 2000. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư. Luật này thay thế Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Gần đây nhất Luật đầu tư năm 2005 được thay thế bằng Luật đầu tư 2014 được được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014. Luật này quy định nhiều hình thức bảo đảm đầu tư cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, được hưởng nhiều ưu đãi về thuế suất thu nhập, thuế nhập khẩu, thuế đất với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, luật còn ưu đãi ở nhiều ngành lĩnh vực và hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư khi vào Việt Nam. Theo như tìm liệu tài liệu và phỏng vấn một số chủ doanh nghiệp, sau 24 năm kể từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế cho phép các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường Việt Nam, để hoàn thiện hơn các chính sách FDI và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế tại Việt Nam và trên thế giới, nước ta đã trải qua 4 lần sửa đổi luật FDI. Mỗi giai đoạn đều đánh dấu bước chuyển mình trong nền kinh tế của nước nhà. Theo các doanh nghiệp đánh giá, thủ tục đầu tư FDI của nhà nước được thiết kế càng ngày càng đơn giản và thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Dự án được chia thành hai loại: đăng ký đầu tư và thẩm tra đầu tư. Anh 539
  8. Nguyễn Hùng Sinh giám đốc công ty TNHH Hưng Vượng cho biết công ty ông có dự án đầu tư dưới 15 tỷ Việt Nam đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện nên nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư và cũng không cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Đây cũng là một điểm hay trong luật đầu tư mới, khiến giải quyết và rút gọn thủ tục rườm rà. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư. Ông Sinh đánh giá rất cao điều này. Đồng quan điểm với ông Sinh, ôngNguyễn Phú Cường chủ doanh nghiệp công ty cổ phần xây dựng Mai Trang có dự án đầu tư 200 tỷ Việt Nam đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nên nhà đầu tư vào công ty ông chỉ cần đăng ký đầu tư theo mẫu trước khi thực hiện dự án mà không cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư. Điều này đã khiến các nhà đầu tư vào công ty Mai Trang rất hài lòng và nhờ đó mà công ty thu hút được thêm không ít nhà đầu tư mới. Không chỉ có vậy theo 2 chủ doanh nghiệp trên khi công ty họ có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn dưới 300 tỷ Việt Nam đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, các nhà đầu tư vào công ty chỉ cần đăng ký đầu tư theo mẫu để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ. Vi ệt Nam đang dần cố gắng thực hiện cải cách hành chính đối với hoạt động đầu tư. Điều này thể hiện qua việc quy định nếu dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thủ tục đầu tư phải được làm đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng phải gửi tới cơ quan quản lý kinh doanh để quản lý chung về đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, so với Luật Đầu tư FDI và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trước đây thì Luật Đầu tư 67/2014/QH13 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định rõ hơn về những hình thức đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư được đầu tư để thành lập tổ chức kinh tế bằng 100% vốn của mình, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và hoặc với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới. Nhà đầu tư cũng có thể đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, để đảm bảo tính linh hoạt của hoạt động đầu tư, pháp luật đầu tư còn quy định về chuyển đổi hình thức đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. V ề ưu đãi đất đai, thông qua một số văn bản như Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư; Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ quy định miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2013). Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyển khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài được: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động trong vòng 3 năm, 7 năm, 11 năm, 15 năm tùy theo danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Đặc biệt đối với dự án nông nghiệp: Đặc biệt ưu đãi đầu tư miễn tiền sử dụng đất. Ưu đãi đầu tư: giảm 70% tiền sử dụng đất .Khuyến khích đầu tư: Giảm 50% tiền sử dụng đất.  Về chính sách xúc tiến đầu tư Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã có những thay đổi về cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để thu hút dòng vốn FDI hỗ trợ cho mục tiêu 540
  9. phát triển kinh tế - xã hội đất nước đề ra trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, năm 2014 Quốc hội Việt Nam đã quyết định thông qua Luật Đầu tư mới, cho phép doanh nghiệp có vốn FDI từng bước được hưởng những ưu đãi như các doanh nghiệp trong nước. Luật đã quy đinh nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp này được hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế thu đất đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài sử dụng lao động địa phương và đạt tỷ lệ nhất định về sản phẩm xuất khẩu Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành từ trung ương tới địa phương các cấp cũng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc đào tạo công nhân địa phương, nhằm khuyến khích doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động địa phương. Các cơ quan ban ngành liên quan thì định kỳ tổ chức triển lãm và hội thảo chuyên đề, mở rộng sự liên hệ của doanh nghiệp địa phương với thị trường bên ngoài, giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thương mại. Việt nam cũng hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức thành lập các văn phòng xúc tiến thương mại tại Việt nam. Trong đó có một số văn bản hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như: Nghị định số 100/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Thông tư số 06/2012/TT-BCT ngày 27 tháng 3 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nƣớc ngoài tại Việt Nam Ngày 29 tháng 8 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Với định hướng nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; tăng cường thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt các quan điểm, định hướng và tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư: tăng cường xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn lớn, đa quốc gia; đồng thời, chú trọng xúc tiến đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.  Về chính sách ưu đãi thuế Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Sau nhiều năm Chính phủ thực hiện cải cách chính sách ưu đãi thuế TNDN, đã giúp môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quá trình giảm thuế TNDN từ 32% năm 1997 xuống còn 28% năm 2003 và tiếp tục giảm còn 25% từ năm 2009 đã chứng minh điều đó. 541
  10. Từ 1987 đến năm 2004, với khu vực có vốn ĐTNN, tuỳ theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư, doanh nghiệp được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%, 15% và 20% và miễn, giảm thuế tương ứng, trong đó mức miễn thuế tối đa là 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay, Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003, đây là văn bản mà ưu đãi các nhà ĐTNN được hưởng mức giá dịch vụ đầu vào bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước. Luật này đã tạo ra một môi trường đầu tư bình đẳng và hấp dẫn hơn. Tạo điều kiện cho việc gia nhập các tổ chức cũng như ký các hiệp định song phương sau này. Tiếp đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, ngày 13/6/2008 Quốc hội ban hành Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 thay thế cho Luật Thuế TNDN số 09/2003/QH11. Mới đây Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Thông tư 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng được ban hành với nhiều ưu đãi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật này đã làm chuyển biến tích cực trong phân bổ nguồn lực, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực để khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và tập trung vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước Với các cải cách thuế có tính bước ngoặt nêu trên, vốn ĐTNN thực hiện hàng năm từ năm 2008 đến này ngày càng tăng và đều đạt từ 10 tỷ USD trở lên. Về thuế Xuất, nhập khẩu: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài, và các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể là yếu tố góp phần vào việc gia tăng liên tục đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Cụ thể các văn bản này quy định một số ưu đãi như: Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hay việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư và lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Đặc biệt với ngành nông nghiệp sẽ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp FDI đầu tư trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản ở vùng đặc biệt khó khăn theo hướng miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo cho các dự án đặc biệt ưu đãi. Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có lỗ còn được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ 542
  11. vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ. “Cũng như tại nhiều quốc gia đang phát triển khác, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những công cụ chủ chốt của chính sách thuế tại Việt Nam”, Ông Bùi Tuấn Minh, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam nhận xét. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đã góp phần giúp Việt Nam thu hút được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích phát triển phù hợp với từng giai đoạn nhất định của nền kinh tế. Đến năm 2015, cơ chế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đầu tư mở rộng và đầu tư vào khu công nghiệp đã được khôi phục tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Các giải pháp mới về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được đưa ra theo hướng mở rộng diện ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua nhiều khó khăn hiện nay trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu vốn để tái đầu tư. Bổ sung ý kiến của ông Bùi Tuấn Minh, ông David Nguyen tổng giám đốc công ty cổ phần Pioneer Packaging còn cho biết không chỉ tạo điều kiện ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp có vốn FDI còn được nhà nước ta tạo điều kiện trong việc thuê đất, địa bàn để sản xuất kinh doanh. Công ty của ông được giảm 80% tiền thuê đất và mỗi lần công ty nộp tiền thuê đất 5 năm lại được giảm tiếp 5% tổng số tiền thuê đất 5 năm đó. Không chỉ đánh giá cao về chính sách thuê đất của Việt Nam, ông David Nguyen còn đánh giá rất cao chính sách ngoại hối của nước ta. Doanh nghiệp FDI được hỗ trợ cân đối ngoại tệ, được phép kinh doanh ngoại tệ, mua ngoại tệ tại ngân hàng, trả lương người lao động bằng tiền nước ngoài. Việt Nam tiến tới đổi mới hoàn thiện chính sách tiền tệ trong hoạt động FDI theo hướng giảm dần và xóa bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách ngoại hối của Việt Nam, tránh những ảnh hưởng xấu đến nhu cầu về ngoại tệ phục vụ cho quá trình đầu tư. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó từ khi Việt Nam gia nhập WTO và ký các hiệp định thương mại tự do ASEAN như ATIGA; ASEAN - Trung quốc; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN- Ấn Độ đã thu hút thêm được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, khi tham gia WTO và AEC cũng được cắt giảm thuế theo các giai đoạn giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí khi đầu tư vào Việt Nam.  Về chính sách đảm bảo đầu tư Để đảm bảo môi trường và tạo động lực cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài kinh hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Chính sách đảm bảo đầu tư của Việt Nam luôn được coi trọng bắt đầu từ luật đầu tư năm 2000 đến hiện này ngày càng được đổi mới đề phù hợp với tình hình hội nhập. Năm 2014 Quốc hội đã ban hành Luật số 67/2014/QH13 Luật đầu tư 2014 và các quy định về việc đảm bảo đầu tư được quy cụ thể tại các điều 9, 10, 11, 13 và 14. • Về việc bảo đảm quyền sở hữu tài sản trong đầu tư kinh doanh, điều 9 quy định: - Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. - Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh 543
  12. toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. • Về Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh: được quy định tại điều 10 của Luật Đầu tư. Theo đó Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây: - Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước; - Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; - Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước; - Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; - Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; - Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. VBề việc ảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ra nước ngoài được quy định tại điều 11, như sau: Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây: Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư. • Về Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, dự trù các trường hợp thay đổi được quy định tại điều 13 nêu rõ: - Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. - Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. - Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau: Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư; Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại. 5. GIẢI PHÁP Trên cơ sở phân tích tình hình FDI, thực trạng chính sách FDI của Việt nam trong thời gian qua và kế thừa các bài học kinh nghiệm của một số nước tương đồng, tác giả đề xuất một số giải pháp chính sách FDI nhằm tối ưu hóa dòng vốn này tại Việt Nam trong thời gian tới. Thức nhất, Việt Nam cần đầu tư tăng tiềm lực nội lực cho kinh tế. Để tăng cường thu hút các dự án FDI, nhà nước nên có các chính sách ưu đãi nhất là về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế 544
  13. nhập khẩu, chi phí thuê đất cho các dự án và doanh nghiệp có vốn FDI. Việt Nam nên phát triển theo hướng chuyển giao công nghệ nguồn, sản xuất ở chuỗi giá trị cao hơn, nâng cao công tác quản lý, tăng tiềm lực nội lực cho nền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, cần vận động, tuyền truyền để các doanh nghiệp FDI chất lượng cao đầu tư vào Việt Nam từ đó phát triển kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ dân số trẻ trong nước. Từng bước phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam để kết nối với các doanh nghiệp FDI hướng đến chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra giá trị sản phẩm cao. Ngày càng khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường quốc tế, hấp dẫn các nhà đầu tư. Thứ ba, nên mở rộng phạm vi, tính chất và mức độ linh hoạt của các hình thức đầu tư vốn FDI tạo điều kiện, nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra cũng Việt Nam cũng nên mở rộng danh mục doanh nghiệp có thể lập chi nhánh tại Việt Nam. Chính phủ cũng nên xem xét hạn chế và dần đi tới xóa bỏ quy định về hình thức đầu tư mang tính chất bắt buộc trong một số lĩnh vực. Thứ tư, cần cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá, xác định ưu đãi cho các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI. Cần phải quy định rõ ràng minh bạch các tiêu chí đánh giá, hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cụ thể bằng văn bản pháp lý nhằm giúp các nhà đầu tư không bị phụ thuộc vào những nhận định cá nhân. Sự mơ hồ không rõ ràng hiện này đem lại cho quan chức và các cơ quan có thêm nhiều quyền hạn và có những quyết định tùy tiện với các dự án đầu tư tạo điều kiện phát sinh cho tệ nạn hối lộ, tham nhũng. Thứ năm, Việt Nam nên triển khai hình thức đầu tư mua lại và sát nhập để mở rộng kênh thu hút FDI, vì hiện nay trên thế giới đây là phương thức FDI chủ yếu và được ưa chuộng nhất. Bên cạnh đó Việt Nam cũng cần nghiên cứu áp dụng rộng rãi hơn nữa một số hình thức đầu tư khác như mô hình công ty mẹ - con, nhượng quyền kinh doanh ( franchise), công ty hợp danh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế hiện tại của nước ta để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Thứ sáu, thực tế là dù ở bất kỳ quốc gia nào thì nguồn nhân lực vẫn luôn là nhân tố quan trọng nhất, Việt Nam nên tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn lao động chất lượng cao, đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục và dạy nghề. Việc học tập luôn phải đi đôi với thực hành. Tiếp thu những tri thức mới trên thế giới, học hỏi và dần dần áp dụng tại Việt Nam. Có những khóa học hướng nghiệp hiệu quả, đào tạo bài bản, từ đó tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân. 545
  14. 6. KẾT LUẬN Việt Nam đã xác định FDI là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cùng nguồn lực trong nước tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tái cơ cấu nền kinh tế. Và để nguồn lực này phát huy hiệu quả, chính phủ đã đưa ra định hướng trong thời gian tới của Việt Nam là tạo bước chuyển mạnh mẽ về thu hút FDI theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Khuyến khích các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia. nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên luồng vốn FDI trong thời gian qua của Việt Nam vẫn thấp hơn so với kế hoạch nguyên nhân là do mặc dù môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện nhưng vẫn tồn tại nhiều bất lợi, điều này rõ ràng làm giảm mức độ hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ việc phân tích thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập và bài học đối với Việt Nam đề tài đã chỉ ra được những mặt tích cực cũng như hạn chế trong việc xây dựng chính sách thu hút FDI tại Việt Nam, từ đó đưa một số giải pháp nhằm cải thiện các chính sách FDI dưới góc độ về pháp lý minh bạch, khuyến khích đầu tư nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn FDI vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 546
  15. Tài Liệu Tham Khảo Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài (2015), “Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Trang thông tin điện tử Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đinh Thành Trung (2016), “Thu hút vốn FDI trước thềm hội nhập: đã đến ưu tiên chất lượng”, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre, hoat-dong-dau-tu-kinh-doanh/Thu-hut-von-FDI-truoc-them-hoi-nhap-da-den-uu-tien-chat- luong-421/ IMF (2004), Definition of foreign direct investment (FDI) terms, IMF. Jensen Nathan, Biglaiser Glen, Li Quan, Malesky Edmund, Pinto Pablo, Pinto Santiago (2012), Politics and Foreign Direct Investment (Michigan Studies in International Political Economy), The University of Michigan Press. Moosa Imad A. (2002), Foreign Direct Investment: Theory, Evidence and Practice, AIAA. Thanh Hà (2015), “Những cơ hội và thách thức thu hút FDI của Việt Nam khi TPP có hiệu lực”, Kinh tế và Dự báo, thuc-thu-hut-fdi-cua-viet-nam-khi-tpp-co-hieu-luc.html 4913-nhung-co-hoi-va-thach-thuc-thu-hut-fdi-cua-viet-nam-khi-tpp-co-hieu-luc.html UNCTAD (2012), World Investment Report 2012: Towards a New Generation of Investment Policies, UNCTAD. Vũ Quốc Huy (2016), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Trang thông tin điện tử Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài, nghiem-cho-Viet-Nam 547