Chương trình dạy nghề dưới 3 tháng nghề kỹ thuật làm nón

doc 21 trang Gia Huy 22/05/2022 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình dạy nghề dưới 3 tháng nghề kỹ thuật làm nón", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong_trinh_day_nghe_duoi_3_thang_nghe_ky_thuat_lam_non.doc

Nội dung text: Chương trình dạy nghề dưới 3 tháng nghề kỹ thuật làm nón

  1. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BÌNH VÀ XÃ HỘI CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ DƯỚI 3 THÁNG NGHỀ KỸ THUẬT LÀM NÓN (Ban hành kèm theo Quyết định số 11826/QĐ-SLĐTBXH ngày 31/12/2014 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) Quảng Bình - Năm 2014
  2. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc VÀ XÃ HỘI CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ DƯỚI 3 THÁNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 11826/QĐ-SLĐTBXH ngày 31/12/2014 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) Tên nghề: Kỹ thuật làm nón Trình độ đào tạo: Dạy nghề dưới 3 tháng Đối tượng tuyển sinh: Những người có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề. Số lượng mô đun đào tạo: 03 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ hoàn thành khóa học. I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO : 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: - Kiến thức: + Người học nhận thức được đây là một trong những nghề truyền thống và lâu đời, cần phải duy trì và phát triển, là một nghề kiếm sống bền vững. + Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kỹ thuật làm nón từ các khâu đơn giản đến phức tạp như: biết cách lựa chọn nguyên liệu để làm khuôn và vành nón; biết cách lựa chọn các loại lá. + Nắm được quy trình làm nón và hoàn thiện nón. + Người học biết cách trang trí và bảo quản nón tốt, không bị ẩm móc, hư hỏng. - Kỹ năng: + Lựa chọn được nguyên liệu tốt, phù hợp để làm nón được đẹp, bền. + Xử lý tốt nguyên liệu để không bị hư hỏng, giữ màu sắc sáng đẹp + Làm được sản phẩm nón đẹp, đảm bảo chất lượng, đảm bảo thị hiếu của khách hàng trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia + Biết cách bảo quản nón thành phẩm tốt, không bị ẩm móc, hư hỏng. + Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, tổ sản xuất, hợp tác xã, tiến tới nâng cao tay nghề, xây dựng thương hiệu. - Thái độ: 2
  3. + Có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong học nghề. + Có tính tỉ mĩ, cẩn thận trong công việc. + Có tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và ý thức cầu tiến. 2. Cơ hội việc làm: - Sau khi hoàn thành khóa học: Người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm nón tại hộ gia đình, các tổ hợp sản xuất hoặc hợp tác xã làm nón. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU: 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 1,5 tháng - Thời gian học tập: 06 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 229 giờ. - Thời gian kiểm tra, kiểm tra kết thúc khóa học: 11 giờ. Trong đó (kiểm tra kết thúc khóa học là 4 giờ). 2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 240giờ. - Thời gian học lý thuyết: 31giờ; Thời gian học thực hành: 198giờ. kiểm tra, kiểm tra kết thúc khóa học: 11giờ. III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN: Phân phối thời gian ( giờ ) MÃ Trong đó Tổng MH, TÊN MÔN HỌC, MÔ ĐUN Lý Thực Kiểm số MĐ thuyết hành tra* MĐ 1 Khuôn nón 8 4 4 MĐ2 Quy trình làm nón 218 24 188 6 Bảo quản nguyên vật liệu, nón MĐ 3 10 3 6 1 thành phẩm và Trang trí nón Kiểm tra kết thúc khóa học 4 4 Cộng 240 31 198 11 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ DƯỚI 3 THÁNG 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề. thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề: 3
  4. - Phạm vi áp dụng: Chương trình dạy nghề Kỹ thuật làm nón, được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học - Chương trình đào tạo nghề kỹ thuật làm nón gồm 3 modun, theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập modun 1, modun 2 hoặc modun 3 và người học được cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.Vì người học sau khi học xong có thể làm nón theo từng công đoạn như làm khuôn nón xuất bán thị trường hoặc chỉ thực hiện công đoạn may nón; làm thợ sơn nón cho các cơ sở sản xuất - Phương pháp học tập các mô đun này: Các bài học theo lối tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Dạy lý thuyết ở trên lớp, kết hợp với hướng dẫn thực hành cho nhóm học viên thực hiện tại lớp theo các nội dung của bài học. - Phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy mô đun/môn học này, các giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun; giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề tốt; kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường của người học. Giáo viên có thể phân nhóm để tiện theo dõi và làm cơ sở đánh giá kết quả học tập khách quan và chính xác. - Khi giảng dạy cần giúp cho người học thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng bài. - Để giúp cho người học nắm vững những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải có sự đánh giá khách quan, nêu những ưu điểm, tồn tại trên sản phẩm điển hình của học viên. - Kết thúc modun 2 và modun 4 người học được cơ sơ đào tạo tổ chức kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp: 2.1. Hướng dẫn kiểm tra. MÃ MH, Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian MĐ Không quá 4 MĐ 02 - Thực hành Thực hành giờ Không quá 60 MĐ 03 - Kiến thức Thực hành phút Điều kiện kiểm tra kết thúc mô đun thực hiện theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng hoàn thiện 2 bài kiểm tra với 2 sản phẩm nón (1 nón lá xanh và 1 nón lá dừa). 4
  5. 2.2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học Điều kiện kiểm tra kết thúc khóa học theo Quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp. Kiểm tra kết thúc khoá học thực hiện theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm. Số Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian TT 1 Thực hành nghề Thực hành Không quá 4 giờ 3. Chú ý khác. - Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang học, các cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan các mô hình sản xuất nón, liên minh hợp tác xã, tổ hợp sản xuất. - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa. 5
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Khuôn nón Mã số mô đun: MĐ 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 11826 /QĐ-SLĐTBXH ngày 31/12/ 2014 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) 6
  7. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN KHUÔN NÓN Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 8 giờ (Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành: 4 giờ ) |I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: + Là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình môn học, mô đun khuôn nón được bố trí dạy ngay sau khi học viên bắt đầu nhập học. Mô đun được dạy trước khi dạy các mô đun Quy trình làm nón, bảo quản nguyên vật liệu, nón thành phẩm và trang trí nón. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề, được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Hiểu được ứng dụng của chiếc nón trong hoạt động đời sống con người. - Biết được tầm quan trọng của việc học nghề và sự phát triển của nghề làm nón trong thời đại hiện nay. - Biết cách chọn vật liệu tốt để làm khuôn nón. - Biết được cấu tạo của khuôn nón, ý nghĩa của các thành phần cấu tạo trên khuôn nón. - Nắm được các quy trình để làm khuôn nón, từ đó có cơ sở để làm khuôn nón. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra * 1 Bài 1: Tầm quan trọng của nghề làm nón lá 1 1 2 Bài 2: Nguyên vật liệu, cấu tạo khuôn nón 1 1 3 Bài 3: Quy trình làm khuôn nón 6 2 4 Cộng 8 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Tầm quan trọng của nghề làm nón Thời gian: 1giờ Mục tiêu: - Hiểu hết được ứng dụng của chiếc nón trong hoạt động đời sống con người. - Biết được tầm quan trọng của việc học nghề và sự phát triển của nghề làm nón trong thời đại hiện nay. 7
  8. 1. Ứng dụng của nón lá trong đời sống và văn hóa Việt Nam 2. Nghề nón với sự phát triển kinh tế xã hội. Bài 2: Nguyên vật liệu, cấu tạo khuôn nón Thời gian: 1giờ Mục tiêu: - Biết cách chọn vật liệu tốt để làm khuôn nón. - Biết được cấu tạo của khuôn nón, ý nghĩa của các thành phần cấu tạo nên khuôn nón. - Nắm kỹ các thành phần tạo nên khuôn nón. Từ đó có cơ sở để làm khuôn nón 1. Vật liệu 2. Cấu tạo khuôn Bài 3: Quy trình làm khuôn nón Thời gian: 6 giờ Mục tiêu: - Nắm được các quy trình để làm khuôn nón; - Áp dụng thực hành tốt; - Thái độ làm việc cẩn thận, tỉ mỹ, an toàn trong lao động. 1. Dụng cụ, vật liệu để làm khuôn nón 2. Quy trình làm khuôn nón 1.1. Vót kèo, cấn khấc kèo 2.2. Kèo đã khấc 3.3. Vót và cườm vành chành 4.4. Dàn kèo khuôn 5.5. Kiểm tra sự cân đối khuôn. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Dụng cụ và trang thiết bị: - Cưa nhỏ; - Mác; - Bát; - Kìm nhỏ, chiu hoặc mũi khoan nhỏ 2. Nguyên vật liệu - Thân tre có lóng dài, đủ độ tuổi. - Dây cước; dây giang; 3. Học liệu: - Giáo trình môn học; giáo án, máy chiếu, máy vi tính, - Hình ảnh, mô hình, đĩa hình giới thiệu trực quan. 8
  9. 4. Các nguồn lực khác: - Phòng học lý thuyết và phòng học thực hành đủ điều kiện thực hiện môn học. - Cơ sở sản xuất khuôn nón. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá: Đánh giá kiểm tra vấn đáp kết hợp kỹ năng thực hành trong quá trình thực hiện các bài trong mô đun. Yêu cầu đạt các mục tiêu của từng bài trong mô đun 2. Nội dung đánh giá: - Kiến thức: + Nhận biết các tầm quan trọng của nghề học; + Nhận biết tầm quan trọng nón lá trong đời sống của con người Việt Nam; Được đánh giá kỹ năng thực hành, vấn đáp đạt được nghững yêu cấu sau: + Biết cách chọn vật liệu tốt để làm khuôn nón. + Biết được cấu tạo của khuôn nón, ý nghĩa của các thành phần cấu tạo nên khuôn nón + Nắm kỹ các thành phần tạo nên khuôn nón. Từ đó có cơ sở để làm khuôn nón. + Nắm được các quy trình để làm khuôn nón; - Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của Học viên: + Xác định được tầm quan trọng của việc học nghề, gắn bó với nghề. + Lựa chọn tre đúng độ tuổi và có chất lượng tốt. + Thực hiện được các quy trình để làm khuôn nón. - Thái độ: + Ý thức tự giác, nghiêm túc, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc; + Hợp tác, thảo luận, giúp đỡ, lẫn nhau. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy nghề dưới 3 tháng nghề Kỹ thuật làm nón. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Trong quá trình giảng dạy giáo viên sử dụng phim, máy chiếu, để giới thiệu về các loại nón lá, ứng dụng của từng sản phẩm. Giới thiệu hình ảnh, mô hình sản xuất, hiệu quả kinh tế của việc làm nghề và học nghề. - Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. - Sử dụng phương pháp trực quan, trình chiếu bằng clip hoặc hình ảnh để giới quy trình làm khuôn nón. Sau đó giáo viên làm mẫu theo các công đoạn, yêu cầu học viên quan sát. 9
  10. - Phân nhóm học viên trong quá trình thực hành để trao đổi và nâng cao kỹ năng nghề. - Yêu cầu nhóm học viên hoàn thành sản phẩm khuôn nón. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Giáo viên trước khi giảng dạy phải thành thạo kỹ năng chọn lựa nguyên vật liệu và làm khuôn nón. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 4. Ghi chú và giải thích: Mô đun có tính chất tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kế thừa từ bài dễ sang bài khó do đó bài giảng cần loại bỏ những kiến thức trùng lặp phát triển nâng cao kiến thức. 5. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình làm nón và thêu trên nón (Lưu hành nội bộ) - Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh Quảng Bình. 10
  11. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Quy trình làm nón Mã số mô đun: MĐ 02 (Ban hành kèm theo Quyết định số 11826/QĐ-SLĐTBXH ngày 31/12/2014 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) 11
  12. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN QUY TRÌNH LÀM NÓN Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 218 giờ (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 188 giờ; kiểm tra: 6 giờ) |I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: + Mô đun quy trình làm nón là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình môn học, mô đun đào tạo trình độ dạy nghề dưới 3 tháng làm nón lá rừng và nón lá dừa; + Mô đun quy trình làm nón được bố trí dạy sau mô đun khuôn nón, trước khi giảng dạy mô đun Bảo quản nguyên vật liệu và nón thành phẩm. - Tính chất: Mô đun quy trình làm nón là mô đun chuyên môn nghề được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, mô đun này có thể dạy độc lập. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng: - Kiến Thức: + Biết cách chọn nguyên vật liệu tre, nứa để làm vành nón. + Biết cách lựa chọn nguyên liệu lá để làm nón lá xanh và nón lá dừa. + Nắm kỹ quy trình sơ chế đọt lá xanh và lá dừa. + Nắm kỹ quy trình xếp lá lên khuôn. + Biết cách chọn nguyên liệu phù hợp để may từng loại nón. + Nắm được các thao tác lột nón ra khỏi khuôn. + Nắm được các kỹ thuật khác trên nón: Kỹ thuật cặp nón, cắt múi, kết ốc, đính nắm. - Kỹ năng: + Chọn lựa nguyên liệu tốt để làm vành nón, vót và cườm được vành đúng theo yêu cầu. + Phân loại và lựa chọn được lá nón đẹp để làm nón tốt. + Sơ chế được lá nón theo yêu cầu: Luộc lá, xông lá, bắt lá, ủi lá, bảo quản lá. + Thực hiện được các kỹ thuật may nón lá xanh và nón lá dừa. + Thực hiện được các thao tác lột nón ra khỏi khuôn. + Thực hiện được kỹ thuật cặp nón, kỹ thuật cắt múi, kết ốc, đính nắm - Thái độ: + Nghiêm túc, chịu khó, cẩn thận, tỷ mỉ, có ý thức chung trong công việc. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: 12
  13. Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Bài 1: Kỹ thuật làm vành nón 10 2 8 2 Bài 2: Kỹ thuật xử lý lá nón 20 4 16 3 Bài 3: Kỹ thuật xếp lá lên khuôn, xây nón 68 7 61 4 Bài 4: Kỹ thuật may nón lá xanh (lá rừng) 58 5 50 3 5 Bài 5: Kỹ thuật may nón lá dừa 49 3 43 3 6 Bài 6: Kỹ thuật lột nón ra khuôn 5 1 4 7 Bài 7: Một số kỹ thuật khác trên nón 8 2 6 Cộng 218 24 188 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. phân phối chương trình mô đun trên áp dụng cho cả nón lá xanh (lá rừng) và nón lá dừa. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Quy trình làm vành nón Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Biết cách chọn nguyên vật liệu để làm vành nón; - Nắm kỹ các quy trình làm vành nón, áp dụng thực hành tốt, có hiệu quả, đảm bảo an toàn trong lao động; 1 Làm bằng phương pháp thủ công 1.1 Nguyên vật liệu làm vành nón 1.2 Kích thước của các loại vành 1.3 Chẻ thành thanh vành 1.4 Ra vành (chẻ vành) 1.5 Vót vành 1.6 Cách cườm vành 2 Làm bằng máy tự chế, máy công nghiệp 2.1. Làm bằng máy tự chế 2.2. Làm bằng máy công nghiệp Bài 2: Kỹ thuật xử lý lá nón Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Biết cách lựa chọn nguyên liệu để làm nón lá xanh và nón lá dừa - Nắm kỹ các quy trình, kỹ thuật sơ chế và bảo quản lá, áp dụng thực hành tốt - Đảm bảo an toàn trong lao động 1. Đặc điểm 1.1 Lá nón xanh 1.2. Lá nón dừa 13
  14. 2. Kỹ thuật sơ chế, bảo quản 2.1. Sơ chế , bảo quản đọt lá xanh 2.2. Sơ chế, bảo quản lá dừa Bài 3: Kỹ thuật xếp lá lên khuôn Thời gian: 68 giờ Mục tiêu: - Nắm chắc quy trình xếp lá lên khuôn: Lắp vành vào khuôn, roọc lá, xâu lá, dàn lá - Áp dụng thực hành tốt - Đảm bảo an toàn trong lao động 1. Kỹ thuật xếp lá xanh lên khuôn 1.1 Lắp vành vào khuôn 1.2. Roọc lá 1.3. Xâu lá 1.4. Dàn lá 2. Kỹ thuật xếp lá dừa lên khuôn 2.1 Lắp vành vào khuôn 2.2. Roọc lá 2.3. Xâu lá 2.4. Dàn lá Bài 4: Kỹ thuật may nón lá xanh Thời gian: 58 giờ Mục tiêu: - Biết chọn nguyên vật liệu phù hợp để may nón lá xanh - Nắm và thực hành tốt các kỹ thuật may nón lá xanh - Đảm bảo an toàn trong lao động 1. Chọn kim may 2. Chọn cước may 3. Kỹ thuật may nón lá xanh 3.1 May vành ốc 3.2 May vành 2, 3, 4 3.3 May vành 5 - 16 Bài 5: Kỹ thuật may nón lá dừa Thời gian: 49 giờ Mục tiêu: - Biết chọn nguyên vật liệu phù hợp để may nón lá dừa - Nắm và thực hành tốt các kỹ thuật may nón lá dừa - Đảm bảo an toàn trong lao động 1. Chọn kim may 2. Chọn cước may 3. Kỹ thuật may nón lá dừa 14
  15. Bài 6: Kỹ thuật lột nón ra khuôn Thời gian: 5 giờ Mục tiêu: - Nắm được các thao tác lột nón ra khỏi khuôn - Áp dụng vào thực hành tốt - Đảm bảo an toàn trong lao động 1. Tư thế ngồi 2. Thao tác khi lột Bài 7: Một số kỹ thuật khác trên nón Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm các kỹ thuật trên nón như: kỹ thuật cặp nón, kỹ thuật cắt múi, kết ốc, đính nắm - Áp dụng vào thực hành tốt - Đảm bảo an toàn trong lao động 1. Kỹ thuật cặp nón 2. Kỹ thuật cắt múi, kết ốc, đính nắm 2.1. Kỹ thuật cắt múi 2.2. Kỹ thuật kết ốc 2.2.1 Cách kết ốc 2.2.2. Cách mạng chóp 2.3. Kỹ thuật đính nắm IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Nguyên vật liệu: - Thân tre có lóng dài, đủ độ tuổi, - Lá rừng, lá dừa, - cước may, - Dầu quét nón, - Nguyên liệu xông lá dừa: Lưu huỳnh 2. Dụng cụ và trang thiết bị: - Dao, kéo, - Kim, Khuôn, - Cặp khuôn, - Nồi ủi, nồi luộc lá, dụng cụ xông lá 3. Học liệu: - Giáo trình môn học; - Ảnh, mô hình, đĩa hình hướng dẫn các thao tác; - Bảng nội quy an toàn lao động. 4. Nguyền lực khác - Phòng học đủ điều kiện để thực hiện mô đun - Tham quan các mô hình, HTX, tổ hợp sản xuất vành, lá, nón. 15
  16. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá: Đánh giá kiểm tra vấn đáp yêu cầu đạt các mục tiêu của từng bài trong mô đun. Bài kiểm tra được đánh giá kỹ năng thực hành trên 2 sản phẩm hoàn thiện nón lá xanh và nón lá dừa. 2. Nội dung đánh giá: - Kiến thức + Làm hoàn thiện nón lá xanh và nón lá dừa - Kỹ năng Được đánh giá bằng quan sát, có bảng thang điểm đạt mức độ thực hiện công việc sau: + Chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị; + Kỹ năng may khéo léo, đẹp, cẩn thận trong lúc làm; + Hoàn thiện sản phẩm đẹp. - Thái độ + Ý thức tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc; + Cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác, tiết kiệm nguyên vật liệu; + Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy nghề dưới 3 tháng nghề kỹ thuật làm nón. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy; - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng phim, máy chiếu hoặc bản vẽ để giới thiệu làm sinh động bài giảng; - phân nhóm học viên để có điều kiện trao đổi về kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập; - Liên hệ với chủ các mô hình, HTX, tổ hợp sản xuất cho học viên tham quan. 3. Ghi chú và giải thích Mô đun có tính chất tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kế thừa từ bài dễ sang bài khó do đó bài giảng cần loại bỏ những kiến thức trùng lặp, phát triển nâng cao kiến thức. 16
  17. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo quản nguyên vật liệu, nón thành phẩm và trang trí nón Mã số mô đun: MĐ 03 (Ban hành kèm theo Quyết định số 11826 /QĐ-SLĐTBXH ngày 31/12/2014 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) 17
  18. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN NGUYÊN VẬT LIỆU, NÓN THÀNH PHẨM VÀ TRANG TRÍ NÓN Mã số của mô đun: MĐ 03 Thời gian của mô đun: 10 giờ (Lý thuyết: 3 giờ; Thực hành: 6 giờ; kiểm tra: 1 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí : + Mô đun bảo quản nguyên vật liệu, nón thành phẩm và trang trí nón là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình môn học, mô đun dạy nghề dưới 3 tháng nghề kỹ thuật làm nón. + Mô đun bảo quản nguyên vật liệu, nón thành phẩm và trang trí nón được bố trí dạy sau mô đun quy trình làm nón. - Tính chất : Mô đun bảo quản nguyên vật liệu, nón thành phẩm và trang trí nón là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng: - Kiến thức: + Biết cách bảo quản vành, lá và bảo quản nón thành phẩm đúng cách. + Biết cách xử lý được nguyên liệu và nón thành phẩm không may bị ẩm mốc, hư hỏng. + Biết cách kết hợp màu sắc để trang trí lên nón + Nắm được cách pha chế sơn dầu và cách quét sơn - Kỹ năng: + Bảo quản tốt nguyên liệu và nón thành phẩm. + Xử lý được nguyên liệu và nón thành phẩm khi bị hư hỏng, ẩm mốc. + Kết hợp được các màu sắc để trang trí nón. + Pha chế được sơn dầu và quét sơn dầu cho sản phẩm. - Thái độ: + Nghiêm túc, chịu khó, cẩn thận, tỷ mỉ, có ý thức chung trong công việc. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Trong đó STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Bài 1: Bảo quản nguyên vật liệu và 1 3 1 2 nón thành phẩm 18
  19. 2 Bài 2: Trang trí nón 7 2 4 1 Cộng 10 3 6 1 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Bảo quản nguyên vật liệu và nón thành phẩm Thời gian: 3 giờ Mục tiêu: + Nắm bắt được tính chất, nguyên lý hoá học và cách bảo quản nguyên vật liệu và nón thành phẩm; + Biết cách bảo quản vành, lá và bảo quản nón thành phẩm đúng cách. + Biết cách xử lý được nguyên liệu và nón thành phẩm không may bị ẩm mốc, hư 1. Bảo quản vành 2. Bảo quản lá 3. Bảo quản nón Bài 2: Trang trí nón Thời gian: 7 giờ Mục tiêu: Nắm bắt được sự kết hợp hài hoà màu sắc trên nón Nắm bắt được cách pha chế sơn dầu và cách quét sơn dầu len nón 1. Vấn vành bằng chỉ màu 2. Sơn nón (kéo dầu) 2.1 Vật liệu pha sơn 2.2 Cách pha dầu 2.3 Cách sơn (kéo dầu) 3 . Làm nôi buộc quai nón 4 . Trang trí nón IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Nguyên liệu:Dụng cụ và trang thiết bị, - Vành, lá, nón - Túi ni lông, lưu huỳnh - Chỉ len - Ca đựng, cây cọ - Sơn dầu - Kéo, kim làm nôi buộc quai nón. 2. Học liệu: - Giáo trình môn học; 19
  20. - Ảnh, mô hình hướng dẫn các kỹ thuật bảo quản nguyên vật liệu và nón thành phẩm. 3. Nguồn lực khác: - Phòng học đủ điều kiện để thực hiện mô đun. - Tham quan các mô hình, HTX, tổ hợp sản xuất vành, lá, nón. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá: Đánh giá kiểm tra kỹ năng thực hành trong quá trình thực hiện mô đun, yêu cầu đạt các mục tiêu của bài trong mô đun. 2. Nội dung đánh giá: - Kiến thức: Được đánh giá bằng kỹ năng thực hành và vấn đáp: + Nắm bắt nguyên nguyên lý hoá học; + Nắm bắt cách bảo quản; + Nắm bắt được các cách pha màu và cách trang trí nón + Nắm được cách pha dầu bóng và cáh quét sơn dầu lên nón; - Thái độ: + Ý thức tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc; + Cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác trong thao tác công nghệ; + Ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu; + Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy nghề dưới 3 tháng nghề kỹ thuật làm nón. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy; - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng phim, máy chiếu hoặc bản vẽ để giới thiệu làm sinh động bài giảng; - phân nhóm học viên để có điều kiện trao đổi về kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập; - Liên hệ với chủ các mô hình, HTX, tổ hợp sản xuất cho học viên tham quan. 20
  21. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ DƯỚI 3 THÁNG NGHỀ KỸ THUẬT LÀM NÓN (Ban hành kèm theo Quyết định số:8355 /QĐ-SLĐTBXH ngày 28 tháng11 năm 2014 của Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Bình) 1. Trần Thị Thu Hiền Chủ nhiệm 2. Nguyễn Thị Vân Ủy viên 3. Đinh Thị Ngọc Lan Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH DẠY DƯỚI 3 THÁNG NGHỀ LÀM NÓN (Theo Quyết định số 10576 /QĐ-SLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) CHỨC DANH TRONG CHỨC VỤ, ĐƠN VỊ CÔNG TT HỌ VÀ TÊN HỘI ĐỒNG NGHIỆM TÁC THU Giám đốc Sở Lao động – 1 Phạm Xuân Bình Chủ tịch Hội đồng Thương binh và Xã hội Phó Giám đốc Sở Lao động 2 Phạm Thành Đồng Phó Chủ tịch Hội đồng – Thương binh và Xã hội Trưởng phòng Quản lý Đào 3 Đoàn Công Tấn tạo nghề Thư ký Giám đốc Trung tâm dạy 4 Nguyễn Khoa Văn nghề hội LHPN tỉnh Ủy viên Thợ làm nón lành nghề - giáo viên thỉnh giảng - 5 Cao Thị Cảnh Ủy viên Trung tâm dạy nghề hội LHPN tỉnh 21