Chuyển dịch cơ cấu lao động trong hoạt động bán lẻ tại Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 1830
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển dịch cơ cấu lao động trong hoạt động bán lẻ tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_dich_co_cau_lao_dong_trong_hoat_dong_ban_le_tai_viet.pdf

Nội dung text: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong hoạt động bán lẻ tại Việt Nam

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM Labor restructuring in Vietnam's retail operations Th.S. Vũ Thị Anh Thƣ 1, Th.S. Đỗ Thanh Tùng 2 1) Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng 2)Khoa Quản trị tài chính, Trường Đại học Hàng Hải TÓM TẮT Khi thế giới tiến vào nền công nghiệp 4.0, máy móc cùng với trí thông minh nhân tạo (AI) đã mạnh mẽ giúp đỡ con ngƣời trong nghiên cứu, sản xuất và thƣơng mại. Lƣợng hàng hóa sản xuất ra ngày càng tăng, hàm lƣợng công nghệ trong hàng hóa ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu mong muốn của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên cũng vì vậy mà xuất hiện những hình thức kinh doanh mới và đang ngày còng phát triển đó là thƣơng mại điện tử. Thƣơng mại điện tử ra đời từ những giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, nhƣng nó chỉ thực sự tăng trƣởng mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây, khi sự ra đời của các thiết bị di động trở thành một phần của mọi ngƣời. Thƣơng mại điện tử ra đời và phát triển đã ảnh hƣởng tới hình thức bán hàng truyền thống và lao động bán hàng truyền thống. Với sự phát triển của công nghệ tƣơng lai, đòi hỏi của con ngƣời hiện đại, đến một thời điểm nhất định, lao động bán hàng sẽ thay đổi cơ bản. 1047
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Từ khóa: Thƣơng mại điện tử, bán hàng truyền thống, lao động bán hàng truyền thống SUMMARY As the world advances into the 4.0 industry, machines along with artifi- cial intelligence (AI) have strongly helped people in research, produc- tion and commerce. The amount of goods produced is increasing, the content of technology in commodities is increasingly high, meeting the desired demands of consumers. But also so that the appearance of new business and are on shackle development that is e-commerce. E- commerce came from the mid-90 of the 20th century, but it only really grew strong in the past 10 years, when the advent of mobile devices be- came part of everyone. E-commerce was born and developed that influ- enced traditional sales and traditional sales labour. With the develop- ment of technological futures, the demands of modern man, to a certain time, sales labor will change fundamental. Keywords: E-commerce, traditional sales and traditional sales labour 1. MỞ ĐẦU Hai trăm năm trƣớc, Thomas Malthus (1766 – 1834) nhà kinh tế học ngƣời Anh đã viết: ―Nếu mọi ngƣời sinh sản với mức tối đa, sản xuất lƣơng thực và nông nghiệp sẽ không theo kịp, dẫn đến tình trạng chết đói hàng loạt. Nhƣng khi dân số tăng lên, các công nghệ hiện đại sẽ ra đời hỗ trợ phát triển sản xuất lƣơng thực thực phẩm và các nhu cầu cơ bản khác‖. Về cơ bản, lý thuyết của Thomas Malthus đã đƣợc chứng minh trong hơn 200 năm chiều dài lịch sử kinh tế thế giới đến nay, trƣớc khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra tại Anh, tăng trƣởng dân số trung bình ở Anh là khoảng 0,29% trong khi GDP bình quân đầu ngƣời tăng 1048
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 trƣởng 0,12%, GDP tăng 0,41%. Cần lƣu ý trong giai đoạn này yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào sức lao động thủ công của con ngƣời, chƣa có sự hỗ trợ của máy móc công nghệ. Khi cách mạng công nghiệp bùng nổ, cả GDP bình quân lẫn dân số tăng nhanh cùng với các nguồn cung cấp lƣơng thực. Tăng trƣởng sản lƣợng lƣơng thực toàn cầu tăng nhanh hơn tốc độ phát triển dân số của cả 2 thế kỷ trƣớc đó, GDP bình quân đầu ngƣời ở Anh tăng gấp 11 lần trƣớc cách mạng công nghiệp trong khi lƣợng lao động thực tế huy động vào sản xuất không tăng cho dù dân số tăng. Nhƣ vậy trong trƣờng hợp này, sự đổi mới công nghệ đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tốc độ tăng dân số. 2. NỘI DUNG Trong thế kỷ 20, tốc độ tăng dân số ở mức rất cao và tập trung chủ yếu ở những nƣớc có thu nhập thấp. Nhiều nhà nghiên cứu giai đoạn này cho rằng thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng thiếu và cần hạn chế lƣợng tăng dân số cũng nhƣ quy mô của các nền kinh tế cần thu hẹp lại. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà nghiên cứu khác lại cho rằng sự lo ngại về tăng dân số bị thổi phồng lên, việc tăng dân số sẽ kích thích sự phát triển công nghệ để đáp ứng nhu cầu của dân chúng, hoặc những quốc gia có dân số đông sẽ đóng góp nhiều hơn vào trí tuệ nhân loại tìm ra những nguồn tài nguyên mới thay thế tài nguyên tự nhiên cạn kiệt, phục vụ cho tăng trƣởng kinh tế xã hội. Điều này đã đúng khi vào nửa cuối của thế kỷ 20, hàng loạt những phát minh sáng chế ra đời đƣa tới những tài nguyên nhân tạo mới thay thế tài nguyên tự nhiên, ví dụ nhƣ xăng pha ethanol hay nhựa thay thế một phần lớn vật liệu tự nhiên Cũng vào nửa cuối thế kỷ 20, tốc độ tăng dân số cũng giảm dần, nỗi lo lắng về tài nguyên thiên nhiên hay lƣơng thực thực phẩm theo đó cũng giảm, tuy nhiên nhân loại lại đứng trƣớc mối lo lắng khác là ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu. Năm 1956, Robert Merton Solow nhà kinh tế học ngƣời Mỹ trong công trình nghiên cứu "The Economic Record" đã đƣa ra mô hình mối 1049
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 quan hệ giữa tăng trƣởng dân số và tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời (mô hình này còn đƣợc gọi là mô hình tăng trƣởng của ex exousous). Trong mô hình này, sự gia tăng dân số nhanh sẽ dẫn tới tồn đọng một số vốn nhỏ trong ngƣời lao động (cổ phiếu hoặc tiền tiết kiệm) làm chậm lại quá trình tăng trƣởng kinh tế. Thực chất mô hình của Robert Merton Solow không sử dụng biến ―tăng dân số‖ mà sử dụng biến ―tăng lao động‖, trong thực tế đặc điểm của nền kinh tế hiện đại dƣới ảnh hƣởng của khoa học công nghệ, lƣợng lao động ít ảnh hƣởng bởi gia tăng dân số hơn, khi đó ngƣời ta nhắc nhiều đến một khái niệm mới ―vốn nhân lực‖. Tức là năng lực lao động của ngƣời lao động sẽ quyết định phần lớn đến sự phát triển của GDP và GDP bình quân đầu ngƣời sẽ giảm khi dân số tăng trƣởng nhƣng ảnh hƣởng không nhiều đến sự thịnh vƣợng chung của xã hội hay ít nhất nghèo đói sẽ bị đẩy lùi. Nhƣ vậy, một trong những biến số rất lớn ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế ngày hôm nay là khoa học công nghệ, khi khoa học công nghệ phát triển nó đòi hỏi nguồn nhân lực có những phẩm chất khoa học kỹ thuật ngày càng cao. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trở nên vô cùng ý nghĩa khi nó đƣợc phân chia vào từng lĩnh vực khoa học – kỹ thuật cụ thể đƣợc gọi là chuyên môn hóa. Nhƣng tại sao trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử của loài ngƣời, khoa học kỹ thuật mới chỉ thực sự bùng nổ vào thế kỷ 19 trở lại đây? Trƣớc thế kỷ 19, lƣợng dân số thế giới ít hơn nhiều so với các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, chỉ khi tài nguyên này thiếu hụt dần thì con ngƣời mới nghĩ đến những giải pháp khác nhằm thay thế nó. Ví dụ khi con ngƣời mới xuất hiện trên trái đất vào khoảng 10.000 năm trƣớc công nguyên, con ngƣời chủ yếu sống nhờ săn bắt hái lƣợm, khi khí hậu trái đất biến đổi, tài nguyên này ít dần, con ngƣời tìm đến các hoạt động canh tác tự cung tự cấp. Khi số lƣợng ngƣời tăng, nhu cầu tự cung tự cấp giữa các nhóm ngƣời không đủ đáp ứng, con ngƣời nghĩ tới trao đổi hàng hóa, khi nguồn hàng hóa khan hiếm con ngƣời phát triển khoa học công nghệ hình thành cách mạng công nghiệp. 1050
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Hình 1.1 Dân số Việt Nam và thế giới qua các thời kỳ 1051
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Những nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trƣởng dân số và tăng trƣởng kinh tế đƣợc thực hiện gần đây cho thấy những kết quả trái ngƣợc nhau. Trong một số nghiên cứu năm 2015 về mối quan hệ này tại Ấn Độ, Đông và Nam Phi cho thấy tăng trƣởng kinh tế có tác động tích cực đến tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời tại ba khu vực này, tuy nhiên cũng có nghiên cứu vào năm 2013 lại chỉ ra tác động tiêu cực tăng dân số đến GDP bình quân tại Úc và Trung Quốc. Những nghiên cứu nhƣ vậy cho thấy tác động của tăng dân số đến tăng trƣởng kinh tế là không đồng nhất, mà thay đổi theo từng trƣờng hợp cụ thể, không gian và thời gian cụ thể. Rõ ràng tại những quốc gia ở mức cận nghèo trở xuống, tăng trƣởng dân số ảnh hƣởng tích cực đến tăng trƣởng kinh tế do sự hấp dẫn đầu tƣ sản xuất đến từ chính sách dễ dãi của chính phủ, giá trị lao động thấp Trong khi tại các quốc gia cận giầu trở lên, các chính sách của chính phủ trở nên chặt chẽ hơn, giá trị lao động cũng cao hơn, ít hấp dẫn đầu tƣ sản xuất hơn. Đồng thời chỉ số tăng trƣởng kinh tế nhỏ tại quốc gia nghèo sẽ có giá trị lớn hơn nhiều chỉ số tăng trƣởng kinh tế lớn tại quốc gia giầu và hiển nhiên tốc độ tăng trƣởng dân số cao tại quốc gia nghèo sẽ làm suy giảm kinh tế còn tốc độ tăng trƣởng dân số cao tại quốc gia giầu sẽ chỉ làm giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế mà thôi. Những phân tích ở trên cho thấy tăng trƣởng dân số có những ảnh hƣởng nhất định đến tăng trƣởng kinh tế, tuy nhiên chúng ta cần nhớ rằng trong yếu tố dân số, biến số thực sự tạo ra kinh tế lại là lực lƣợng lao động, trong khi bên trong yếu tố dân số lại bao gồm ít nhất hai lực lƣợng là lực lƣợng lao động và lực lƣợng phụ thuộc. Theo phân loại của Ngân hàng thế giới WB, lực lƣợng lao động là những ngƣời có độ tuổi từ 15 đến 65, ngoài độ tuổi này đƣợc xếp vào lực lƣợng phụ thuộc. Trong khi lực lƣợng lao động tạo ra tăng trƣởng kinh tế thì lực lƣợng phụ thuộc lại làm chậm hoặc suy giảm tăng trƣởng kinh tế thông qua các chi phí xã hội nhƣ y tế, học tập, sinh hoạt xã hội Ví dụ nhƣ tại Mỹ, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ tính sự bùng nổ trẻ em kéo 1052
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 dài từ ngày 1 tháng 7 năm 1946 đến ngày 1 tháng 7 năm 1964 (Colby & Ortman, 2014). Trong giai đoạn này, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm của Mỹ là 1,70%, cao hơn mức trung bình 1,29% trong thế kỷ 20 nói chung. Tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời trong những năm này là 1,82%, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm là 1,87% trong giai đoạn 1946 đến 2010 (Dự án Maddison, 2013). Tại Việt Nam, trong 30 năm qua, những cải cách kinh tế chính trị đƣợc Đảng và Chính phủ Việt Nam đƣa ra vào năm 1986 đã giúp Việt Nam đạt đƣợc những thành tựu to lớn, thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng thần tốc, đƣa một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ở mức đói nghèo vƣơn lên thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu ngƣời ở mức trung bình thấp. Sức mạnh cơ bản của nền kinh tế Việt Nam chính là thị trƣờng tiêu dùng trong nƣớc với hơn 4,4 triệu tỷ đồng và tăng trƣởng xuất khẩu mạnh mẽ ƣớc tính đạt 244 tỷ USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dƣới 3%, GDP đạt 7,1% trong năm 2018. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), tƣơng lai nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn là rất thuận lợi, với việc Việt Nam ký kết hàng loạt các hiệp định hợp tác thƣơng mại quốc tế song phƣơng, tham gia nhiều hội, hiệp hội kinh tế đa phƣơng sẽ giúp Việt Nam có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn do sự thay đổi của nhu cầu, thay đổi mô hình thƣơng mại hay các biến động tài chính Việt Nam hiện đƣợc xếp hạng 48/157 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số vốn nhân lực (HCI), đứng thứ 2 trong Asean sau Sigapore. Chỉ số HCI đƣợc ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa bao gồm kiến thức, kỹ năng và sức khỏe mà con ngƣời tích lũy trong suốt cuộc đời, giúp con ngƣời nhận ra tiềm năng của mình, giúp ích cho xã hội. Vốn nhân lực cần đƣợc các quốc gia, tổ chức và gia đình trú trọng đầu tƣ thông qua dinh dƣỡng, hoạt động 1053
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 chăm sóc sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, giáo dục kiến thức kỹ năng cần thiết cho một con ngƣời.Thông qua phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh của Việt Nam đã đƣợc nâng cao đáng kể, nếu năm 1993 chỉ có 14% dân số đƣợc sử dụng điện, đến năm 2018 đã có tới 99% dân số đƣợc sử dụng. Năm 1993 chỉ có 17% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch, đến năm 2018 đã là 72% trong đó 95% dân thành thị có nƣớc sạch sử dụng. Hình 1.2 GDP bình quân đầu ngƣời tính đến năm 2017 Khoảng cách giới tại Việt Nam cũng đang thu hẹp dần, một bộ phận không nhỏ nữ giới làm chủ kinh tế gia đình, tỷ lệ lao động nữ ngày càng tăng, nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy hành chính do nữ giới làm chủ. Tỷ lệ trẻ em đi học trong hơn 10 năm qua tăng nhanh, 98% trẻ em đƣợc đến trƣờng, 7,8% ngƣời trong độ tuổi học đại học, 91,7% giáo viên phổ thông đã qua đào tạo. 1054
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Y tế cũng đƣợc cải thiện rõ rệt, chi phí của chính phủ đối với y tế cộng đồng chiếm tới 14,2% tổng chi tiêu của chính phủ trong năm 2018 và rõ ràng sẽ tiếp tục gia tăng về giá trị. Trong khi đó, chi tiêu cho sức khỏe của ngƣời Việt Nam cũng tăng đáng kể, năm 1995 chi tiêu bình quân trong lĩnh vực y tế, sức khỏe của ngƣời Việt Nam là 73,93 USD/ngƣời/năm thì đến năm 2005 đã là 163,24 USD/ngƣời/năm và đến năm 2014 là 390,5 USD/ngƣời/năm. Để xem xét kỹ hơn mối quan hệ giữa dân số và tăng trƣởng kinh tế, ta sử dụng số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2018. Bảng 1.1 Thống kê dân số và các chỉ số kinh tế cơ bản của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2018 Tỷ lệ tổng thu Tổng sản nhập quốc gia Tổng Dân Số Tổng thu nhập phẩm Năm so với tổng sản (triệu ngƣời) quốc gia (Tỷ đồng) trong nƣớc phẩm trong (Tỷ đồng) nƣớc (%) 1990 66.016.700,00 39.284,00 41.955,00 93,6 1995 71.995.500,00 228.677,00 228.892,00 99,9 1996 73.156.700,00 269.654,00 272.036,00 99,1 1997 74.306.900,00 308.600,00 313.623,00 98,4 1998 75.456.300,00 352.836,00 361.017,00 97,7 1999 76.596.700,00 392.693,00 399.942,00 98,2 2000 77.630.900,00 435.319,00 441.646,00 98,6 2001 78.620.500,00 474.855,00 481.295,00 98,7 2002 79.537.700,00 527.056,00 535.762,00 98,4 2003 80.467.400,00 603.688,00 613.443,00 98,4 1055
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 2004 81.436.400,00 701.906,00 715.307,00 98,1 2005 82.392.100,00 897.222,00 914.001,00 98,2 2006 83.311.200,00 1.038.755,00 1.061.565,00 97,8 2007 84.218.500,00 1.211.806,00 1.246.769,00 97,2 2008 85.118.700,00 1.567.964,00 1.616.047,00 97,0 2009 86.025.000,00 1.731.221,00 1.809.149,00 95,7 2010 86.947.400,00 2.075.578,00 2.157.828,00 96,2 2011 87.860.400,00 2.660.076,00 2.779.880,00 95,7 2012 88.809.300,00 3.115.227,00 3.245.419,00 96,0 2013 89.759.500,00 3.430.668,00 3.584.262,00 95,7 2014 90.728.900,00 3.745.515,00 3.937.856,00 95,3 2015 91.713.300,00 3.977.609,00 4.192.862,00 94,9 2016 92.695.100,00 4.314.321,00 4.502.732,99 95,8 2017 93.671.600,00 4.628.741,30 5.005.975,49 92,5 2018 94.666.000,00 5.154.552,30 5.542.331,87 93,0 Nguồn: Tổng cục thống kê Kết hợp số liệu thu thập đƣợc, ta đánh giá mối quan hệ này bằng phƣơng pháp hồi quy với sự giúp đỡ của phần mềm eview 10, ta nhận đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 1.2 Kết quả hồi quy của phƣơng trình dân số với GDP đƣợc thực hiện bằng phần mềm eview 10 Coefficient Std. Error t -Statistic Prob. C(1) 75536963 974461.5 77.51662 0.0000 C(2) 4.304115 0.426657 10.08801 0.0000 R-squared 0.784230 Mean dependent var 82213467 Adjusted R-squared 0.776524 S.D. dependent var 8286945. 1056
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 S.E. of regression 3917507. Akaike info criterion 33.26415 Sum squared resid 4.30E+14 Schwarz criterion 33.35756 Log likelihood -496.9622 Hannan-Quinn criter. 33.29403 F-statistic 101.7679 Durbin-Watson stat 0.054006 Prob(F-statistic) 0.000000 Từ kết quả ta dễ dàng nhận thấy dân số có quan hệ đồng thuận với GDP, nếu GDP tăng 1% thì dân số sẽ tăng 4,3%, tuy nhiên do R = 78,4% nên về cơ bản GDP chỉ lý giải đƣợc 78,4% cho dân số, cũng có nghĩa hai biến này ít tƣơng quan. Trong tính toán số học là nhƣ vậy, thực tế tại nhiều nƣớc phát triển trên thế giới, GDP có tăng nhƣng dân số vẫn giảm. Vì vậy, với nền kinh tế đang đi lên của Việt Nam, mặc dù dân số tăng cùng mức tăng GDP nhƣng tới một thời điểm nhất định trong tƣơng lai, GDP tăng chƣa chắc đã làm dân số tăng theo. Điều này rất có thể xảy ra bởi vì: Nền kinh tế càng lớn, giá trị tăng lớn nhƣng tốc độ tăng lại chậm Dân số càng đông, phân bổ thu nhập bình quân càng giảm Dân số đông quyết định đến sức mua, nhƣng chƣa chắc đã quyết định sức lao động Công việc tác động đến dân số về mặt tâm lý xã hội 3. KẾT LUẬN Đánh giá việc tăng trƣởng dân số sẽ tác động nhƣ thế nào tới tăng trƣởng kinh tế luôn là việc các quốc gia quan tâm từ trƣớc tới nay. Không một Chính phủ nào phủ nhận vai trò của nguồn nhân lực nội tại, ngày nay khi một số các quốc gia coi nhân lực nội tại là thế mạnh để phát triển kinh tế thì cũng có những quốc gia đang đối mặt với vấn đề già hóa dân số. Khi nguồn nhân lực tại các quốc gia đó không đƣợc tái tạo kế tiếp, chính phủ sẽ phải lo lắng khi thiếu lực lƣợng lao động; thiếu thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa; sản lƣợng tiêu dùng sụt giảm ảnh 1057
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 hƣởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia Việt Nam với thế mạnh là lực lƣợng dân số đông đảo, nhiều độ tuổi; nhu cầu tiêu dùng đa dạng là những căn cứ thúc đẩy phát triển nền kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần có chiến lƣợc đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao (lao động chất lƣợng cao) để tham gia vào quá trình sản xuất phát triển kinh tế tạo ra thu nhập cao cho ngƣời lao động từ đó họ sẽ tái tiêu dùng mạnh mẽ hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong dài hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Acemoglu, Daron, Simon Johnson và James Robinson. 2001. "Nguồn gốc thực dân của sự phát triển so sánh." Tạp chí kinh tế Mỹ số 91 Ahlburg, Dennis A. 1987a. "Tác động của tăng trƣởng dân số đến tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc đang phát triển: Bằng chứng từ các mô hình nhân khẩu học vĩ mô." Trong tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế: Các vấn đề và bằng chứng, ed. D. Gale Johnson và Ronald D. Lee. Madison: Nhà in Đại học Wisconsin . Giáo dục 1987b. "Mô hình hóa các mối liên kết kinh tế-nhân khẩu học: Một nghiên cứu về các mô hình quốc gia và khu vực." Trong Dự báo trong Khoa học Xã hội và Tự nhiên, ed. Kenneth C. Land và Stephen H. Schneider. Pa-ri, Hà Lan: D. Reidel. Barro, Robert J. 1997. Các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Cambridge, MA: Báo chí MIT. Bloom, David và Jeffrey G. Williamson. 1998. "Chuyển đổi nhân khẩu học và phép lạ kinh tế ở châu Á mới nổi." Tạp chí kinh tế thế giới số 12‖ Coale, Ansley J. và Edgar M. Hoover. 1958. Tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế ở các nước thu nhập thấp. Princeton, NJ: Nhà xuất bản Đại học Princeton . 1058
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Kelley, Allen C. và Robert M. Schmidt. 2001. "Thay đổi kinh tế và nhân khẩu học: Tổng hợp các mô hình, kết quả và quan điểm." Trong vấn đề dân số: Thay đổi nhân khẩu học, tăng trưởng kinh tế và nghèo đói ở các nước đang phát triển, ed. Nancy Birdsall, Allen C. Kelley và Steven W. Sinding. Oxford: Nhà xuất bản Đại học Oxford . Lee, Ronald D., Andrew Mason và Tim Miller. 2001. "Tiết kiệm, giàu có và dân số." Trong vấn đề dân số: Thay đổi nhân khẩu học, tăng trưởng kinh tế và nghèo đói ở các nước đang phát triển, ed. Nancy Birdsall, Allen C. Kelley và Steven W. Sinding. Oxford: Nhà xuất bản Đại học Oxford . 1059