Cơ hội, thách thức và một số giải pháp đối với Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 1480
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội, thách thức và một số giải pháp đối với Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_thach_thuc_va_mot_so_giai_phap_doi_voi_viet_nam_khi_t.pdf

Nội dung text: Cơ hội, thách thức và một số giải pháp đối với Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới

  1. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THAM GIA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng GS, TS Đỗ Đức Bình Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm lược: Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt nam đã tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Theo đó, có nhiều vấn đề Việt nam đang và sẽ tiếp tục triển khai, trong số đó có các FTA. So với các FTA truyền thống mà Việt nam đã từng tham gia, CPTPP và FTA Việt Nam-EU (EVFTA), theo dự kiến sẽ có hiệu lưc từ tháng 7/2020. Đây là 02 FTA thế hệ mới, có nhiều điểm khác biệt so với các FTA truyền thống. Hôi nhập quốc tế không chỉ bó h p trong các liên kết thương mại, mà còn chuyển sang các vấn đề khác cũng như chuyển giao công nghệ, đấu thầu, lao động, mua sắm Chính phủ, v.v Điều đó đòi hỏi các quốc gia tham gia phải có cơ chế, chính sách mới, mang tính đột phá. Chỉ có như vậy, quốc gia mới có thể tham gia đúng cam kết, tận dụng tốt cơ hội và không mất uy tín trong cuộc chơi chung và Việt nam không phải là ngoại lệ. Từ khóa: Cơ hội, thách thức, cam kết, thực thi, FTA thế hệ mới 1.Khái quát những điểm mới trong các Hiệp đinh thƣơng mại tự do thế hệ mới so với các FTA truyền thống Cần phải nhận thức và quán triệt sâu s c rằng các FTA thế hệ mới khác nhiều so với các FTA truyền thống, mà Việt nam đã tham gia. T nh đến ngày 25/4/2019, Viêt Nam đã và đang đàm phán, tham gia c ng đàm phán và k kết, thực thi và sẽ k và thực thi 16 FTA. Trong đó: + Đã k kết và thực thi 12 FTA; Ngày 30/6/2019, đã k kết HĐ thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và dự kiến tháng 7/2020 sẽ có hiệu lực. Trong 12 FTA đã k và đã thực thi, có 07 FTA Việt Nam k kết với tư cách là một thành viên của ASEAN (AFTA, 06 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và NiuZilan, Hồng Kong); + 05 FTA k kết với tư cách là bên độc lập trong đàm phán và k kết, gồm các FTA với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-ÂU và CPTPP; + Còn 03 FTA còn lại: HĐ đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đã kết thúc đàm phán nhưng chưa k ; đang tiếp tục đàm phán FTA với Israel và FTA với khối thương mại tự do châu Âu (EFTA). Như vậy, trong số 16 FTA Việt Nam tham gia nêu trên có 02 FTA thế hệ mới. Có thể kể ra một vài đặc điểm ch nh (điểm mới) của FTA thế hệ mới như sau: - FTA thế hệ mới là Hiệp định tiêu chuẩn cao, lĩnh vực đàm phán rộng bao gồm cả những vấn đề phi thương mại, bên trong biên giới, có cả những nội dung đàm phán đụng chạm đến thể chế ch nh trị như lao động và công đoàn. 362
  2. - FTA thế hệ mới đặt ra yêu cầu rất cao, phải xoá b toàn bộ thuế nhập khẩu ngay lập tức khi Hiệp định có hiệu lực (tr nhóm mặt hàng có lộ trình 3-5 năm, một số t tối đa là 10 năm) - FTA thế hệ mới (CPTPP và FTA Việt Nam – EU) không phải là FTA đầu tiên mà Việt nam tham gia, mà đây là Hiệp định FTA thế hệ mới của “thế kỷ 21”, tự do hoá và mở c a rất cao, mạnh hơn, toàn diện so với WTO. Cụ thể là có nhiều lĩnh vực mới phải đưa vào đàm phán mở c a như mua s m Ch nh phủ; lao động và công đoàn; nguồn gốc xuất xứ (quy t c xuất xứ); phát triển bền vững - CPTPP và FTA Việt Nam-EU khác với FTA truyền thống còn ở chỗ khi đàm phán là phải hướng tới thuận lợi hoá và tự do hoá cao hơn. Theo đó, phải áp dụng nguyên t c thay cho phương thức “chọn-cho” bằng “chọn-b ” các biện pháp không tương th ch. Việc mở c a không còn là mở chỗ nào, bảo hộ cái gì, mà là mở cao, mở nhanh và thực thi luôn. Do đó, nếu không thực thi sẽ mất uy t n trong cuộc chơi. 2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới 2.1. Các cơ hội chủ yếu Tham gia các FTA thế hệ mới (CPTPP và các FTA Việt Nam-EU sẽ tạo cho Việt nam không t cơ hội để cải cách và phát triển. Cụ thể như: Thứ nhất, tham gia các FTA thế hệ mới là cơ hội tốt để thúc đẩy cải cách thể chế trong nước theo hướng kinh tế thị trường (KTTT) và hội nhập quốc tế (HNQT). Vì các FTA này điều ch nh không ch những vấn đề thương mại truyền thống mà còn cả các vấn đề phi kinh tế, nên việc tham gia FTA thế hệ mới c ng với các FTA truyền thống sẽ giúp Việt nam tiếp tục rà soát và cải cách thể chế trong nước với phạm vi rộng hơn và mức độ sâu hơn. (Hoàng Văn Châu, 2014, trang 133); Thứ hai, các FTA thế hệ mới yêu cầu phải thay đổi tư duy và nâng cao chất lượng hoạch định ch nh sách của Việt nam. Theo đó, đòi h i Nhà nước phải có cơ chế, ch nh sách thu hút sự tham gia rộng rãi của doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân (những đối tượng bị chi phối bởi ch nh sách) tham gia vào quá trình đàm phán, c ng như hoạch định và thực thi các ch nh sách ở Việt Nam; Thứ ba, các FTA thế hệ mới sẽ tạo điều kiện mới cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếu tận dụng tốt các lợi thế của các đối tác về công nghệ, về vốn, trình độ quản l và quản trị quốc gia, doanh nghiệp; Thứ tư, các FTA thế hệ mới v a tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, v a là sức ép buộc doanh nghiệp phải nâng cao cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới của trong và ngoài nước. 2.2. Một số thách thức Bên cạnh những cơ hội chủ yếu trên cần phải tận dụng cho hiệu quả, Việt nam c ng đang và sẽ đối mặt với những thách thức không nh khi tham gia các FTA thế hệ mới, đó là: i)Thách thức đối với quá trình phải tiếp tục đổi mới, cải cách thể chế và s a đổi luật pháp, ch nh sách và phải thực hiện mạnh mẽ, triệt để, mang t nh đột phá. bVis dụ, ch ứng với CPTPP, Việt Nam phải s a 07 luật và hàng chục Nghị định, Thông tư, . ii) Thách thức đối với năng lực thực thi luật pháp, ch nh sách của các cơ quan quản l Nhà nước các cấp, năng lực quản l và quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp; 363
  3. iii) Thách thức đối với tư duy nhận thức, quan điểm của cơ quan quản l Nhà nước các cấp, của các doanh nghiệp và người dân về sự “sẵn sàng” tham gia các FTA truyền thống và FTA thế hệ mới; và v.v (Hoàng Văn Châu, 2010, trang 136-138) Thực tiễn quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế trên thế giới đã giúp ta khẳng định rằng chưa có quốc gia nào hội nhập là chết, chưa có FTA nào ch đem lại lợi cho một bên và thiệt hại cho bên kia. Trái lại, “lợi”, “cái được” nhiều hơn “thiệt hại”, “mất mát”. Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực, nội lực của t ng quốc gia, doanh nghiệp. Trên thực tế, cơ hội và thách thức là hai mặt đối lập, nhưng luôn chuyển hoá cho nhau. Vì vậy, nếu quốc gia, doanh nghiệp nào t ch cực cải cách, đổi mới thì t sẽ tận dụng tốt cơ hội vượt qua các th thách, thậm ch biến thách thức thành cơ hội và sẽ thành công trong cuộc chơi và phát triển bền vững. 3. Bối cảnh mới về hội nhập, những hạn chế, bất cập chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế (trong đó có tham gia FTA truyền thống và thế hệ mới) của Việt nam 3.1. Một số vấn đề mới về hội nhập quốc tế, khu vực và trong nước tác động đến sự phát triển của Việt nam 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Thứ nhất, Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển nhanh như vũ bão đang và sẽ tác động đến tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam Ch nh sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trước đây và nay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) được dựa trên nền tảng internet và công nghệ số đã và đang tác động mạnh và tạo ra sức ép đối với t ng quốc gia trong quá trình phát triển. Thực tế đã minh chứng rằng quốc gia nào chủ động, t ch cực tận dụng tốt mặt t ch cực của các cuộc cách mạng này, thì quốc gia đó sẽ có sự thay đổi đột biến, đáng kinh ngạc về tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu và hiệu quả hơn. Điều này đặt ra vấn đề nếu quốc gia nào không thay đổi tư duy, mở rộng hợp tác quốc tế, không có những giải pháp hữu hiệu để n m b t và tận dụng tốt các thành tựu của cuộc cách mạng này nhằm đưa đất nước bứt lên, thì rất khó khăn trong phát triển và khó vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Trái lại, quốc gia nào có tư duy mới, đột phá sớm và đúng đối với nền kinh tế tri thức, quốc gia đó càng t phải trả giá trong quá trình phát triển(5; Lương Xuân Quỳ, 2015). Thứ hai, những vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu, bệnh dịch đối với người (dích SARS 2003 và CORONA 2020 và vật nuôi (H5N1, ). Hội nhập kinh tế quốc tế tức là chấp nhận cuộc chơi trong sân chơi chung của khu vực và toàn cầu (tức là phải tuân thủ luật chơi chung, kiểu chơi, chủ thể tham gia cuộc chơi, ). Hội nhập, v a tạo ra cơ hội, v a đặt mỗi quốc gia trước những thách thức không nh . Điều đó đang v a tạo điều kiện cho mỗi quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đang đối mặt gây không t khó khăn, đồng thời c ng đòi h i t ng quốc gia phải có nghĩa vụ, trách nhiệm và nhiệm vụ tham gia c ng các nước khác trong khu vực và quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu, c ng như ở mỗi quốc gia đang nổi lên. Ch nh sự biến đổi kh hậu toàn cầu, khủng bố ở một số quốc gia và dịch bệnh đối với 364
  4. người và vật nuôi trong những năm gần đây đã gây bất ổn và tổn thất quá lớn về người và kinh tế đối với một số quốc gia. V dụ như thảm hoạ kép ở Nhật Bản năm 2010; mưa thiện thạch ở LB Nga; kh bụi ở thành phố Thượng Hải, B c Kinh Trung Quốc; l lụt, hạn hán, xâm nhập mặn ở một số t nh, thành của Việt nam; n ng nóng ở Hoa kỳ và một số nước châu Âu những năm qua ; Và trong những ngày tháng 4/2019 , động đất ở Philippin, thiên tai ở Co- lombia; các cuộc khủng bố ở Pháp, Đức và đầu tháng 4/2019, ở Newzilan, Srilanca, và gần đây nhất là đầu tháng 1-2/2020 dịch CORONA xảy ra ở V Hán (Trung Quốc và lan truyền sang một số nước khác, v.v Điều này đang buộc các quốc gia phải có tư duy mới trong việc cùng tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, phải mở rộng hợp tác với nhau trong cuộc chơi về hội nhập để c ng chung sức phòng ng a, giảm thiểu và giải quyết các vấn đề toàn cầu, trong đó có vấn đề chống khủng bố, chống dịch bệnh, chống trốn thuế, buôn lậu và hàng cấm và tội phạm xuyên biên giới, biến đổi kh hậu gây ra. Thứ ba, sự phát triển kinh tế, chính trị của một số nước Sự trỗi dậy nổi bật của Trung Quốc trong những thập niên đầu của thế kỷ 21; Sự xoay trục chiến lược “hướng Đông” của các nước lớn, trong đó có M hướng vào Châu Á; Vai trò của Liên Bang Nga đối với một số nước trung Đông (Siri, Iran) và một số nước ở châu M như Venezuela, Cu Ba, và Việt Nam ngày càng tăng; Vai trò của Nhật Bản và quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước ASEAN ngày càng phát triển, và hiện nay cuộc chiến thương mại giữa M và Trung Quốc tiếp tục diễn ra chưa có dấu hiệu kết thúc; cuộc chiến tranh thương mại M -EU; Ch nh sự phát triển và điều ch nh chiến lược phát triển về kinh tế, ch nh trị của một số nước, nhóm nước trong khu vực và thế giới buộc một số nước lớn đang có nhiều động thái mới trong hợp tác và phát triển. Trong số các nước lớn trên thế giới, M , EU, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – là những cường quốc lớn đang có nhiều điều ch nh chiến lược và các hoạt động để mở rộng hợp tác và tăng cường liên kết, c ng như phát huy ảnh hưởng của mình đối với nền kinh tế thế giới và khu vực, trong đó có khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Điều này có tác động không nh đối với Việt Nam trong việc xây dựng và điều ch nh chiến lược phát triển và hợp tác của mình với các nước cho th ch ứng với điều kiện, bối cảnh mới (Lê Du Phong, 2018). 3.1.2 Bối cảnh trong nước Một là, Thực tiễn công cuộc đổi mới của Việt nam trong hơn 30 năm đổi mới Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới của Đại hội VI của Đảng CSVN và các Đại hội Đảng tiếp theo sau, nền kinh tế Việt nam đã có nhiều thành công, như nhất quán thực hiện mở rộng hợp tác quốc tế theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá các đối tác và các hình thức kinh tế đối ngoại. Theo đó, Việt nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán, đầu tư, . Với hầu hết các quốc gia, v ng, lãnh thổ trên thế giới; Thể chế kinh tế thị trường đang hình thành và t ng bước dần hoàn thiện; Kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội t ng bước được cải thiện; Đời sống của dân cư ngày càng được nâng cao ; Đặc biệt là Việt nam đã sớm cán đ ch so với mục tiêu đặt ra để được xếp vào tốp nhóm nước có mức thu nhập trung 365
  5. bình thấp (1000-3000USD/người). Các thành t ch này thể hiện sự cố g ng của Việt Nam năm sau cải thiện hơn năm trước. Tuy nhiên, nếu so sánh với một số nước trong khu vực, thì có nhiều vấn đề đặt ra phải suy nghĩ và phải có những thay đổi mạnh mẽ. V dụ, ch xét thu nhập quốc dân trên đầu người thì năm 2014 ta đạt gần 2.000 USD/người; năm 2018 đạt trên 2.580 USD/người và năm 2019: 2786USD/người. Trong khi đó, năm 2012, Thái Lan gần 5.000USD/người, Malaysia gần 10.000USD/người. Theo chiến lược phát triển đến năm 2020, Việt nam sẽ đạt mức 3.500USD/người, tức không bằng mức của Thái Lan năm 2012. Điều này phản ánh rằng sự phát triển kinh tế xã hội của Việt nam vẫn rất chậm, còn nhiều rào cản gây ách t c sự phát triển cần sớm được kh c phuc. Thêm vào đó, trong một số năm gần đây, lòng tin của người dân đối với một số nhà lãnh đạo, công chức trong bộ máy Nhà nước bị suy giảm mạnh so với những năm đầu của đổi mới. Điều này đòi h i chúng ta phải có tư duy mới, thực hiện quyết liệt cải cách để tạo đà, động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội. Ch khi đó, lòng tin của dân đối với các nhà lãnh đạo, quản l mới trở lại và gần đây đang có xu hướng tăng lên – Đây là một t n hiệu khả quan và là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của mọi chủ trương quyết sách. Hai là, Tiến trình, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam (từ sau 11/1/2007 và 31 tháng 12 năm 2015 và các năm tiếp theo) + Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và hiện nay số thành viên của WTO là 168 thành viên. + 31/12/2015, Việt nam ch nh thức tham gia vào cộng đồng ASEAN, trong đó có cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, b t đầu t 1/1/2015, Việt nam hoàn toàn mở c a thị trường bán lẻ theo cam kết WTO. + Với quyết tâm của 11 nước thành viên, Việt Nam đã k Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương và có hiệu lực t ngày 14/01/2019.Hiệp định này sẽ tác động không nh đến Việt nam. Ngày 30/6/2019 Việt Nam và EU đã k HĐTMTD EVFTA, dự kiến tháng 7/2020 sẽ có hiệu lực và đi vào thực thi. Điều này đòi h i Ch nh phủ; các Bộ; Ngành; các địa phương; các doanh nghiệp và người dân Việt nam phải có tư duy mới, đột phá trong việc xây dựng các ch nh sách, trong lãnh đạo, điều hành và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra đối với phát triển nền kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và nhiều vấn đề khác. + Theo cam kết Việt nam sẽ phải thực hiện nền kinh tế thị trường đầy đủ (không phải là phi thị trường như hiện nay để giảm thiểu thua thiệt trong cuộc chơi khi phải đối mặt với các vụ kiện thương mại. Tuy nhiên, t nh đến đầu năm 2019, mới ch có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận quy chế KTTT cho Việt Nam.Hiện nay, Bộ công thương đang tiếp tục thúc đẩy thảo luận về KTTT đối với M và EU trước sự thay đổi pháp luật của EU và những diễn biến phức tạp trong thương mại quốc tế, đồng thời xây dựng phương hướng tiếp cận trong bối cảnh mới. (Báo cáo XNK Việt Nam năm 2018- Bộ công thương). + Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện cách mạng 4.0 để sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. + Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc có hiệu lực t ngày 20/12/2015. 366
  6. Tất cả các hoạt động này đang tiếp tục tác động nhiều mặt đến Việt nam và nếu Việt Nam không thay đổi tư duy, không t ch cực cải cách mạnh mẽ và hành động hiệu quả hơn thì khó, thậm ch không tận dụng tốt các cơ hội do hội nhập mang lại và do đó sẽ bị thua thiệt lớn trong các cuộc chơi khu vực và toàn cầu và như vậy sẽ không ch mất cơ hội, mà thách thức đối mặt ngày càng lớn hơn. 4. Hạn chế, bất cập chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế (trong đó có tham gia các FTA thế hệ mới thời gian qua. Thứ nhất, hội nhập với bên ngoài được đẩy mạnh, tham gia t ch cực trong đàm phán k kết các FTA nhưng hội nhập bên trong diễn ra chậm, thậm ch rất yếu (6; Đỗ Đức Bình, 2016). Cho đến nay, Việt Nam đã hội nhập khá sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, tham gia vào hầu hết các đinh chế kinh tế quốc tế và khu vực; trực tiếp k , sẽ k và tham gia c ng ASEAN đã k và thực thi 16 FTA, theo đó nền kinh tế đã thực hiện mở c a thị trường mạnh mẽ, xây dựng được nhiều bộ luật, luật, nghị định, thông tư, cho th ch ứng với cam kết quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, so với cam kết và chuẩn mực quốc tế thì thể chế, luật pháp của Việt nam vẫn còn nhiều bất cập. V dụ, chưa tuân thủ nghiêm ngặt nguyên t c tự do cạnh tranh trong nền KTTT, Nhà nước vẫn can thiệp sâu vào nhiều lĩnh vực trong nền KTTT, vào các hoạt động của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống Ngân hàng, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách DNNN diễn ra quá chậm, vẫn còn nhiều rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế- xã hội , nhiều rào cản về điều kiện kinh doanh chậm dỡ b và do đó dẫn đến sự méo mó trong nền KTTT và các nhà kinh doanh khó dự đoán được các biến động, thay đổi do Nhà nước gây ra. Với những tồn tại này, mà cho đến nay nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ, EU chưa công nhận Việt nam có một nền KTTT đầy đủ. Thứ hai, mặc d hệ thống luật pháp, ch nh sách của Việt nam đã được rà soát, xây dựng mới và t ng bước hoàn thiện nhưng nhìn chung luật pháp, ch nh sách của Việt nam vẫn tồn tại ở những điểm (9 không) sau đây: Không đầy đủ, không đồng bộ, không nhất quán, không ổn định, không minh bạch, không khả thi, không tiên liệu trước được, không hiệu lực và không hiệu quả (Đỗ Đức Bình, 2016). Thêm vào đó, hiện còn tồn tại không t điều kiện kinh doanh bất hợp l , gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cần sớm được dỡ b . Đây ch nh là một trong những nguyên nhân gây bất lợi cho Việt nam khi va chạm và giải quyết các vụ tranh chấp và kiện quốc tế.; Thứ ba, nhận thức về hội nhập KTQT, về sự tham gia các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và toàn cầu và các FTA, chưa thật đầy đủ và vẫn còn có sự gò bó về “tư duy, quan điểm”. Đổi mới tư duy vẫn chưa thực sự mang t nh hệ thống, còn mang t nh ch p vá. Vẫn còn một bộ phận không nh cán bộ, doanh nghiệp và người dân còn “thờ ơ”, “chậm trễ”, thiếu “sẵn sàng” chủ động trong đổi mới và hội nhập. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do công tác phổ biến thông tin của Nhà nước yếu; do doanh nghiệp không được tham gia tham vấn vào các nội dung đàm phán; do doanh nghiệp không t ch cực đổi mới, chưa chủ động tìm kiếm thông tin và v.v 367
  7. Thứ tư, hạn chế, bất cập trong tư duy, nhận thức về nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và hàng hoá của Việt nam. Mặc d trong vài năm gần đây, năng lực cạnh tranh đã được cải thiện, nhưng vẫn ở trình độ thấp so với nhiều nước trong ASEAN nói riêng. Điều quan trọng là năng lực thể chế và năng lực công nghệ chậm được cải thiện, chưa tạo ra môi trường thực sự thuận lợi cho các tưởng sáng tạo công nghệ phát triển và chưa hấp dẫn trong thu hút công nghệ hiện đại. Thể chế chưa đủ tầm để ngăn chặn và x l triệt để tình trạng tham nh ng, hối lộ, sách nhiễu và nhiều tiêu cực khác gây ra không t bức xúc, nhức nhối trong xã hội và dân chúng. Không t chủ trương, ch nh sách đúng nhưng không được các cơ quan công quyền thực thi hoặc thực thi méo mó do lợi ch nhóm, lợi ch cá nhân chi phối. Thứ năm, chưa xây dựng được ngành kinh tế m i nhọn, chưa phát triển tốt ngành công nghiệp phụ trợ, chưa có nhiều tập đoàn kinh tế, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế tư nhân thực sự h ng mạnh, có khả năng cạnh tranh cao so với nhiều tập đoàn trong khu vực và toàn cầu để tận dụng tốt và hiệu quả các cơ hội của hội nhập, trong đó có các FTA đã, đang và sẽ thực thi. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập trên một phần là do việcvận dụng các kinh nghiệm quốc tế thành công chưa thực sự khách quan, khoa học, còn thiếu những điều kiện đảm bảo để vận dụng các kinh nghiệm này, còn có biểu hiện áp đặt chủ quan không tuân thủ quy luật, nguyên t c của thị trường và hội nhập. Mặt khác, do công tác tuyên truyền, phổ biến các thông tin về đàm phán, mở c a hội nhập và nâng cao năng lực, k năng trong hội nhập quốc tế không kịp thời, không đầy đủ, kém hiệu quả; Việt nam chưa t ch cực cải cách ch nh mình về các mặt; Việc đánh giá kết quả cải cách, đổi mới và phát triển, không nên ch so năm sau với các năm trước đó để thấy thành t ch, mà phải so với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới để thấy mức độ phát triển, tụt hậu của mình; Nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa cụ thể hóa hoặc triển khai chưa hiệu quả chiến lược tổng thể về hội nhập KTQT của quốc gia; Đội ng nguồn nhân lực nước ta đang thiếu những người “có tầm”, “có tâm”, “có tr tuệ” l ng nghe nghiêm túc và tiếp thu có hiệu quả các kiến phản biện của các chuyên gia, doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, lòng tin của người dân và các nhà đầu tư đối với một số nhà lãnh đạo và cơ quan công quyền bị suy giảm so với trước, phải thẳng th n nhìn thẳng vào sự thật để th a nhận rằng các lỗi trên thuộc về tư duy và lỗi mang t nh hệ thống, chứ không phải lỗi cục bộ. 5. Một số giải pháp để Việt nam hội nhập, tham gia và tận dụng có hiệu quả các FTA thế hệ mới Tham gia các FTA thế hệ mới và các FTA truyền thống, nếu không t ch cực đổi mới và t ch cực cải cách nhanh, toàn diện về các mặt thì không thể tận dụng được cơ hội và rủi ro, tổn thất sẽ khó tránh kh i trước sức ép cạnh tranh của các đối tác. Vì vậy, để có thể tham gia tốt, hiệu quả, Việt nam cần thực hiện các giải pháp sau: Một là, đổi mới mạnh mẽ hơn trong hợp tác và phát triển. L luận và thực tiễn đã ch ra rằng không có cái gì là cố định, đứng yên mà luôn luôn vận động, trong đó có hợp tác quốc tế không phải là ngoại lệ. Vì vậy, Việt nam cần t nh toán, cân nh c và vận dụng tốt quy luật này. Trên thực tế, nền kinh tế Việt nam trong những năm qua quá phụ thuộc vào một số t, 368
  8. thậm ch một thị trường nên rủi ro không nh và khó lường. Vì vậy, một khi Việt nam đã tham gia 16 FTA, trong đó có 02 FTA thế hệ mới , cần phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn trong hợp tác, tận dụng các cơ hội về thương mai, đầu tư t các đối tác chiến lược, c ng như các đối tác là thành viên trong các FTA (đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường); cần mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nạm với các nước lớn, nước phát triển (nước công nghiệp) ở trong và ngoài khu vực như: M , Canada, Úc, Niu zi land, EU, LB Nga, Ấn Độ , Trung Quốc, .Để th ch ứng với bối cảnh mới của phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, về hợp tác và phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng Việt nam cần phát triển quan hệ đối tác chiến lược theo hướng vẫn giữ nguyên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung quốc, nhưng Việt Nam sẽ giữ vị tr trung lập về an ninh với Trung quốc. Đồng thời, Việt nam phát triển quan hệ đối tác toàn diện với M , về thực chất phải ngang bằng quan hệ với Trung quốc. Tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như Nga, Anh, Pháp ở mức ngang với quan hệ với Trung quốc và M . Bên cạnh đó, các nước lớn như Nhật Bản, Ấn độ, Đức c ng phải phát triển và tận dụng tốt quan hệ đối tác chiến lược (3; Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay”, ĐH. KTQD. HN.2014). Hai là, phải thực sự coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao kỹ năng trong hội nhập KTQT gắn với yêu cầu phát triển bền vững, phát triển xanh. Hội nhập, trong đó có tham gia 16 FTA là sự nghiệp của toàn dân, của toàn dân tộc. Vì vậy, việc phổ biến, cập nhật các kiến thức này phải được tiến hành đối với cả cấp lãnh đạo, quản l và những người tham gia trực tiếp vào quá trình này như các nhà hoạch định ch nh sách, các nhà quản l doanh nghiệp, người lao động và người dân, phải làm cho mọi người hiểu rõ hội nhập có nhiều cơ hội thách thức nếu chúng ta cải cách nâng nội lực lên. Tuy nhiên, không được quá lạc quan với cơ hội, mà phải đổi mới để tận dụng tốt cơ hội, tìm cách tạo ra cơ hội để phát triển nhưng c ng không được phép quá “sợ” thách thức mà chần ch , do dự trong các hoạt động đổi mới, cải cách. Ch có như vậy, mới có những ch nh sách, biện pháp th ch hợp để tận dụng nhằm tạo đà, động lực mới cho phát triển. Ba là, tạo cơ chế, chính sách mới phát huy tối ưu các lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Muốn vậy, cần tận dụng tốt các cơ hội do hợp tác với các đối tác trong các FTA thế hệ mới và các FTA truyền thống để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sang chú trọng theo chiều sâu (hiệu quả, chất lượng tăng trưởng). Chú trọng tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo, chế biến và thu hút đầu tư nước ngoài có lựa chọn, có điều kiện, đồng thời c ng phải chú trọng mô hình tiêu d ng hiệu quả. Thực hiện có hiệu quả và kịp thời trong việc tháo gỡ ba nút th t cho doanh nghiệp, đó là thủ tục thuế, hải quan, sự điều hành của các cơ quan công quyền và cạnh tranh bình đẳng. Muốn vậy, bên cạnh việc xây dựng mới luật pháp, ch nh sách, phải tiếp tục rà soát một cách triệt để hệ thống pháp luật hiện hành, s a đổi bổ sung những 369
  9. điều còn bất cập, cần tạo cơ chế thuận lợi để tăng cường sự tham vấn, tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp và người dân ngay t khâu soạn thảo các văn bản pháp luật, xây dựng các nội dung, phương án đàm phán quốc tế Bốn là, tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI theo hướng không quá nhấn mạnh số lượng mà là chất lượng, thu hút có điều kiện về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Chú trọng thu hút FDI của các đối tác chiến lược, các TNC của các quốc gia có nền kinh tế phát triển (nước công nghiệp) trong CPTPP, trong EVFTA (đặc biệt là các nước phát triển thuộc EU) và cần có cơ chế, ch nh sách khuyến kh ch họ vào phát triển công nghiệp hỗ trợ công nghiệp chế tạo, chế biến nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao cho Việt nam và chuyển giao công nghệ có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước. Điều ch nh và quy định chi tiết, cụ thể những lĩnh vực khuyến kh ch thu hút FDI và các ưu đãi đầu tư. Theo đó, cần thực hiện ch nh sách ưu đãi đặc biệt dành cho các đối tác đầu tư chiến lược (các TNC của các quốc gia có trình độ phát triển cao-top 500 TNC mẹ để có công nghệ nguồn) với sự cam kết thực sự của Nhà nước. Không ưu đãi đối vơi tất cả các nhà đầu tư mà phải tập trung nhiều hơn vào những đối tác có công nghệ hiện đại, công nghệ “xanh”, có trình độ quản l tiên tiến (Đỗ Đức Bình; 2019). Đón b t tốt các FDI thế hệ mới và các cơ hội do các Hiệp định mà Việt nam tham gia và có hiệu lực để thu hút đầu tư và công nghệ t các quốc gia có nền kinh tế phát triển, nhằm hướng vào thực hiện mục tiêu, Việt nam sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, không tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Ban hành chiến lược, ch nh sách thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến và mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Bên cạnh thu hút FDI, cần có cơ chế ch nh sách hấp dẫn khuyến kh ch, thúc đẩy các DN Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài.Muốn vậy, phải có chiến lược, ch nh sách th ch hợp và có hiệu quả nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến và mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chiến lược , ch nh sách này, cần hướng vào thực hiên tốt các vấn đề sau đây: xác định đúng các lĩnh vực m i nhọn, các doanh nghiệp chủ đạo để hỗ trợ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Có ch nh sách hỗ trợ các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế tư nhân; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến , mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Thực hiện quyết liệt và hiệu quả việc rà soát để sớm kh c phục các rào cản đối với các lĩnh vực ưu tiên và các doanh nghiệp này. Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong nền KTTT và hội nhập quốc tế. Cơ chế, ch nh sách d có tốt, có hay đến đâu nhưng nếu không có người đứng đầu “có tầm”, “có tâm”, biết l ng nghe kiến phản biện khoa học của các chuyên gia, doanh nghiệp và người dân để điều ch nh kịp thời thì ch nh sách đó c ng không thể thực thi tốt và không thể đi vào cuộc sống. Vì vậy, trong bối cảnh mới, đặc biệt là Việt nam tham gia các FTA thế hệ mới và thực thi các FTA truyền thống, cần phải xây dựng cho được một Nhà nước thực sự là Nhà nước pháp quyền. Tức là Nhà nước thực hiện việc quản l , điều hành đất nước và nền KTTT chủ yếu bằng luật pháp và các ch nh sách vĩ mô. Sự can thiệp của Nhà nước phải tuân thủ 370
  10. nguyên t c thị trường và cam kết hội nhập, tức là sự can thiệp và quản l phải theo yêu cầu phát triển, tạo điều kiện cho phát triển chứ không phải tuỳ theo năng lực của mình để quản l . Theo đó, mọi sự quản l , kiểm tra, giám sát không gây ảnh hưởng, cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo thuận lợi hoá cho doanh nghiệp phát triển và sáng tạo. Nhà nước sớm tạo ra cơ chế, ch nh sách để phối kết hợp tốt các nhà đầu tư với các nhà khoa học và các nhà có tưởng sáng tạo và sáng chế. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy của Nhà nước hướng tới mục tiêu tối thượng thực sự là “Nhà nước kiến tạo”, nâng cao và phát triển năng lực của Nhà nước. Với yêu cầu đó, Nhà nước ta phải tiến tới gồm những người có “cái đầu”, có tầm, có tâm, có tr tuệ, có t nh quyết đoán (dựa trên các căn cứ khoa học, khách quan), dám chịu trách nhiệm, có trách nhiệm giải trình, luôn sẵn sàng l ng nghe, tiếp thu có chọn lọc các kiến của các tham vấn, chuyên gia phản biện khoa học để đưa ra các quyết định khách quan, đúng và trúng về các ch nh sách và quản l . Đáp ứng yêu cầu này, cần phải có ch nh sách tuyển dụng và trọng dụng nhân tài một cách minh bạch, khoa học. Tiếp thu sau tuyển dụng, các nhà quản l phải có những cơ chế, ch nh sách cụ thể, rõ ràng, bình đẳng để các nhân tài phát huy được khả năng và tr tuệ của mình vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đề cao t nh giám sát hai chiều của các cơ quan quản l Nhà nước đối với các doanh nghiệp, các tổ chức và người dân và ngược lại. Đây là thể thế, cơ chế hết sức quan trọng để sớm đảm bảo có được một Nhà nước mạnh, trong sạch, tránh những hành động độc đoán chuyên quyền, lạm dụng để tham nh ng, gây sách nhiễu và tạo ra hàng loạt tiêu cực khác. Ch có như vậy, Việt nam mới tạo dựng lại và tăng lòng tin của các đối tác, các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước vào môi trường kinh doanh và do đó các nhà đầu tư sẽ có những hành động mới để tạo đà và lực mới cho sự phát triển của Việt nam những năm tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo XNK Việt Nam năm 2018- Bộ công thương. NXB công thương, Hà nội- 2018; trang 142. 2. Đỗ Đức Bình (2016), Quan điểm và giải pháp đột phả về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới; tạp ch kinh tế và phát triển số tháng 10. 3. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thị Thúy Hồng (2019), Quan điểm và giải pháp đột phá để Việt Nam tham gia có hiệu quả CPTPP, FTA thế hệ mới và các FTA truyền thống; Tạp ch Kinh tế và phát triển; số 266. 4. Hoàng Văn Châu (2014). Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP và vấn đề tham gia của Việt nam. 5. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Định hướng và giải pháp phát triển bền vững của Việt nam trong bối cảnh mới của hội nhập quốc tế và biến đổi kh hậu đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Bài: Một số vấn đề mới về hội nhập quốc tế, khu vực và giải pháp đối với Việt nam hướng tới phát triển bền vững. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2014. 371