Cơ hội từ hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

pdf 6 trang Gia Huy 18/05/2022 2620
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội từ hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_tu_hiep_dinh_doi_tac_toan_dien_va_tien_bo_xuyen_thai.pdf

Nội dung text: Cơ hội từ hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng CƠ HỘI TỪ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM PGS.TS. Trần Văn Quyết1, TS. Ngô Thị Mỹ2 1Phòng KHCN&HTQT, Trường Đại học Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh– Đại học Thái Nguyên 2Khoa Kinh tế trường, Trường Đại học Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh– Đại học Thái Nguyên quyettran@tueba.edu.vn,ngomy2008@gmail.com TÓM TẮT CPTPP có hiệu lực đã tạo ra một khu vực tự do thương mại thuộc hàng lớn nhất thế giới, quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu với gần 500 triệu dân. Những năm qua, tỷ trọng trọng xuất khẩu hàng của Việt Nam sang các nước CPTPP luôn chiếm khoảng 20% trong tổng xuất khẩu của cả nước. Mặc dù đã có nhiều hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước CPTPP nhưng chất lượng và tính cạnh tranh của các hàng hóa này chưa cao. Qua việc phân tích cho thấy, khi CPTPP chính thức có hiệu lực sẽ mang lại một số cơ hội rõ ràng cho Việt Nam như được tận hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% cho các nước thành viên, có điều kiện ứng dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất trong nước để mở rộng được thị trường xuất khẩu, tăng cường liên kết sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ khóa: Xuất khẩu hàng hóa, cơ hội, CPTPP, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị đang là một nội dung quan trọng trong các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Những năm qua, việc tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam gặt hái được nhiều thành công. Chiếm giữ khoảng 20% trong tổng tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, thị trường các nước CPTPP đang giữ một vị trí rất quan trọng xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Một số hàng hóa đã và đang được xuất khẩu sang các nước CPTPP bao gồm nông sản, thủy sản, giày dép, đồ gỗ, song tính cạnh tranh trong xuất khẩu các hàng hóa này trước với các đối thủ rất thấp. Là 1 nước thành viên của CPTPP, nhưng sự chênh lệch về GDP bình quân/người hay trình độ phát triển sản xuất của Việt Nam so với các nước thành viên như Canada, Nhật Bản, Australia, là khá lớn. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, việc CPTPP chính thức có hiệu lực sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam trong phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP, bài viết còn chỉ rõ những cơ hội lớn mà Việt Nam cần tận dụng khi CPTPP chính thức có hiệu lực để đưa xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng phát triển. 2. Phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu nghiên cứu Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tổ chức uy tín trên Thế giới và trong nước như Ngân hàng Thế giới (World bank), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp theo các chỉ tiêu mà bài viết sử dụng để phân tích. Phương pháp phân tích 174
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Để làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP trong giai đoạn 2010- 20161, ngoài việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối thì bài viết còn sử dụng chỉ số tập trung thương mại (TII) để phân tích. Trong đó, chỉ số TII của một ngành hàng được xác định bằng cách so sánh thị phần xuất khẩu của nước xuất khẩu tới nước nhập khẩu và thị phần xuất khẩu của thế giới tới nước nhập khẩu của ngành hàng đó. Tkij /Tkiw TII ij Tkjw /Tkww Trong đó: T kij là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa k của nước i đến nước j Tkiw là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa k của nước i Tkjw là tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa k của nước j Tkww là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa k của thế giới. Chỉ số này sẽ cho biết kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa giữa hai nước đã tương xứng với tiềm năng thương mại của hai nước không. Vì thế: TII > 1: xuất khẩu hàng hóa k của nước i tới nước j lớn hơn mức xuất khẩu trung bình của toàn thế giới TII ≤ 1: xuất khẩu hàng hóa k của nước i tới nước j nhỏ hơn mức xuất khẩu trung bình của toàn thế giới 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khái quát về CPTPP và chính sách thương mại của CPTPP Sau khi Mỹ tuyên bố rời khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã có nhiều dự đoán cho rằng TPP sẽ sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên, với nỗ lực của Nhật Bản, Mexico và các nước thành viên còn lại trong đó có Việt Nam, các bên đã hoàn tất quá trình đàm phán và đạt được thoả thuận chung về việc ký kết Hiệp định CPTPP. Sau khi kí kết các thành viên CPTPP đã thống nhất sẽ giữ nguyên các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa của Hiệp định TPP trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP. Theo đó, xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ Biểu thuế quan nhập khẩu của nước mình. Các cam kết mở cửa thị trường được thể hiện chi tiết theo từng dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu của mỗi nước CPTPP. Theo đó, về cơ bản, các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP được chia làm ba nhóm chính là: (i) Thứ nhất, nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực; (ii) Thứ hai, nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình trong đó, Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, có trường hợp trên 10 năm hoặc cá biệt có thể trên 20 năm; (iii) Thứ ba, nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ). Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định (gọi là xóa bỏ/giảm thuế trong hạn ngạch). Với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi. Như vậy, CPTPP đã có những chính sách thương mại đặc biệt ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia là thành viên. Trong tương lai, những ưu đãi này sẽ vừa là cơ hội nhưng cũng sẽ là thách thức lớn đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào CPTPP. 3.2. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP Thị phần xuất khẩu của các nước CPTPP so với Thế giới 1 Do độ trễ của dữ liệu được cung cấp bởi các quốc gia nên đến thời điểm hiện tại số liệu từ Worldbank của một số quốc gia mới cập nhật đến năm 2016. 175
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 01. Thị phần xuất khẩu hàng hóa của các nước CPTPP so với Thế giới giai đoạn 2000-2017 Nguồn: Tính toán của tác giả từ Worldbank, Asian và Tổng cục Thống kê, 2019 Hiện nay CPTPP có 11 thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam . Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào khu vực này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trên thế giới. Theo kết quả tại hình 01 cho thấy, thị phần xuất khẩu hàng hóa vào khu vực này giảm dần trong giai đoạn 2000-2009 và có xu hướng tăng trở lại trong nhưng năm gần đây. Việc Mỹ rút khỏi TPP có thể coi là tổn thất lớn với sự phát triên của khối như thị trường rộng lớn của TPP sẽ giảm xuống 60%, tăng trưởng khu vực TPP chậm lại dẫn đến ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, với sự thống nhất cao của của các thành viên còn lại thì hiệp định CPTPP vẫn đươc ký kết và hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều cơ hội để các nước thành viên hợp tác và phát triển. Trong tương lai, thị phần hàng hóa xuất khẩu của các nước CPTPP sẽ ngày một tăng trên thị trường Thế giới. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP Để phân tích biến động về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với các nước CPTPP, bài viết sử dụng cách phân loại hàng hóa của SITC (phiên bản 3). Như vậy, toàn bộ hàng hóa sẽ được chia thành 10 nhóm, như sau: SITC 0: Lương thực, thực phẩm và động vật sống. SITC 1: Đồ uống và thuốc lá. SITC 2: Nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu. SITC 3: Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và nguyên vật liệu liên quan. SITC 4: Dầu, mỡ, sáp động, thực vật. SITC 5: Hóa chất và sản phẩm liên quan. SITC 6: Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu. SITC 7: Máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng. SITC 8: Hàng chế biến khác. SITC 9: Nhóm hàng không thuộc các nhóm trên 176
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 01 sẽ cho thấy sự biến động về cơ cấu xuất khẩu của từng nhóm hàng hóa trong giai đoạn 2000- 2016 sang các nước CPTPP Bảng 01. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng (%) Năm SITC 0 SITC 1 SITC 2 SITC 3 SITC 4 SITC 5 SITC 6 SITC 7 SITC 8 SITC 9 Tổng 2000 24,72 41,82 22,87 65,12 7,78 25,16 24,97 35,44 26,06 24,76 36,61 2001 21,42 22,89 23,04 63,16 11,70 24,18 27,09 38,87 25,32 20,94 34,03 2002 21,70 15,91 25,01 64,51 32,10 21,99 24,22 43,23 19,35 10,55 31,77 2003 25,34 11,06 18,20 59,27 27,94 24,65 23,09 47,03 16,06 7,39 30,25 2004 27,03 15,71 14,76 54,63 13,35 26,51 20,94 44,01 15,57 1,76 30,24 2005 24,48 14,54 12,65 62,08 44,38 30,82 23,80 41,59 16,72 1,06 32,80 2006 23,13 19,75 10,11 60,32 29,62 27,11 24,67 44,70 16,15 1,37 31,76 2007 18,66 20,99 13,48 67,61 21,64 24,10 23,36 39,94 15,30 1,34 30,29 2008 17,89 14,81 14,22 68,51 27,36 27,69 19,95 38,63 15,36 17,53 30,06 2009 18,20 14,76 15,30 51,52 16,93 25,17 20,06 35,40 14,89 3,40 24,14 2010 17,94 15,30 13,75 48,72 19,54 23,78 21,47 30,88 14,43 0,71 22,44 2011 16,77 18,29 12,73 44,62 11,19 21,59 18,93 24,87 15,56 0,93 21,21 2012 17,03 18,47 20,65 51,57 20,96 19,45 20,46 21,64 17,05 0,41 22,22 2013 17,72 22,88 20,70 53,89 27,40 21,02 19,99 19,11 17,07 0,56 21,04 2014 16,76 25,66 19,97 54,92 25,65 21,56 20,71 16,78 16,85 0,54 19,78 2015 15,90 27,82 21,58 54,48 20,99 20,10 20,66 15,87 16,23 0,75 17,92 2016 14,70 30,24 16,40 22,32 24,21 20,42 19,61 16,17 16,17 2,15 16,59 Nguồn: Tính toán của tác giả từ Worldbank và Asian, 2019 Trong giai đoạn 2000-2010, Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của đất nước là tài nguyên thiên nhiên và lao động. Điều này có thể thấy được qua cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang các nước CPTPP nói riêng. Theo đó, cơ cấu được tập trung vào 2 nhóm SITC 3 và SITC 7; ngoại trừ SITC 9 thì các nhóm hàng khác đều có tỷ trọng dao động ở mức ±20%. Giai đoạn 2011-2016, Việt Nam đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khó khăn đặt ra là sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ mạnh không chỉ là các nước thành viên của CPTPP mà còn từ các quốc gia khác trên thế giới. Cùng với quan điểm của Đảng là đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu trên cơ sở khai thác các lợi thế sẵn có của đất nước nên cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng có sự thay đổi. Bên cạnh nhóm hàng có ưu thế và nền tảng từ giai đoạn trước là SITC 3, SITC 4 và SITC 5 thì nhóm hàng SITC 1 đang từng bước khẳng định vị trí của mình tại các nước CPTPP. Với những chính sách miễn giảm thuế của khối, trong tương lai Việt Nam còn có nhiều cơ hội hơn nữa trong xuất khẩu một số mặt hàng như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá, rượu bia Mức độ tập trung thương mại trong xuất khẩu một số ngành hàng của Việt Nam sang các nước nước CPTPP Mức độ tập trung thương mại trong xuất khẩu một số ngành hàng cho biết mức xuất khẩu của Việt Nam so với mức trung bình của thế giới tại các nước CPTPP là lớn hơn hay nhỏ hơn. Đã có khá nhiều mặt hàng khác nhau được xuất khẩu sang các nước CPTPP trong những năm qua. Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ đi sâu đánh giá với 2 nhóm hàng được coi là có lợi thế lớn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đó là nhóm hàng nông sản và nhóm hàng may mặc. 177
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Với nhóm hàng nông sản, chỉ số TII của Việt Nam lớn hơn 1 cho thấy mức độ tập trung thương mại cao ở các quốc gia như Singapore, Malaysia, Australia và Nhật Bản. Tuy nhiên chỉ số này cũng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây do sự cạnh tranh gay gắt từ không chỉ từ các quốc gia thành viên mà còn từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong các quốc gia có chỉ số TII nhỏ hơn 1 là Canada, Chile, Mexico, New Zealand, Peru và Brunei thì chỉ có Bunei là có sự cải thiện về chỉ số TII trong thời gian gần đây (Hình 02). Hình 02. Mức độ tập trung thương mại trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam tại các nước CPTPP Nguồn: Tính toán của tác giả từ Worldbank và Asian, 2019 Với nhóm hàng may mặc, Việt Nam có mức độ tập trung thương mại cao ở 2 quốc gia là Nhật Bản và Malaysia với chỉ số TII lớn hơn 1 và các quốc gia còn lại đều có chỉ số TII thấp hơn 1. Đây là nhóm hàng Việt Nam có lợi thế so sánh cao, song tại các nước CPTPP nói chung nhóm hàng này đã chưa phát huy vị trí như mong muốn (Hình 03). Hình 03. Mức độ tập trung thương mại trong xuất khẩu nhóm hàng may mặc của Việt Nam tại các nước CPTPP Nguồn: Tính toán của tác giả từ Worldbank và Asian, 2019 3.3. Những cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ CPTPP Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, việc CPTPP được ký kết sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn cho phát triển kinh tế của các nước thành viên nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm tới. Trong xuất khẩu hàng hóa, cơ hội rõ nhất là một loạt các cam kết mở về việc cắt giảm thuế quan khi Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia là thành viên của CPTPP. Theo thống kê của Vụ Chính sách thương mại đa biên, rất nhiều mặt hàng của Việt Nam như giày dép, thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều và đồ gỗ sẽ được hưởng mức thuế suất 0% kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ngoài việc được hưởng mức thuế quan ưu đãi, CPTPP còn mang lại nhiều cơ hội khác cho Việt Nam như: (i) Môi trường kinh doanh được cải 178
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thiện; (ii) Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được mở rộng; (iii) Các doanh nghiệp trong nước có điều kiện để lĩnh hội, áp dụng những khoa học kỹ thuật tiến tiến tại các nước nước phát triển như Nhật Bản, Canada, Australia, vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trước các đối thủ; (iv) Tăng mạnh liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm, một số ngành hàng chính của Việt Nam sẽ được tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; Như vậy, cơ hội mà CPTPP mang lại cho Việt Nam là rất rõ ràng. Tuy nhiên, để tận dụng được tối đa những cơ hội đó cần có sự cải cách mạnh mẽ về thể chế, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh; tập trung nghiên cứu và đầu tư khoa học kỹ thuật hiện đại vào những mặt hàng mà Việt Nam vừa có lợi thế lại vừa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các nước thành viên, hay nghiên cứu để có các biện pháp để vượt qua hàng rào phi thuế quan của các nước thành viên phát triển như Nhật Bản, Canada, Australia, 4. Kết luận Xuất khẩu hàng hóa sang các nước CPTPP đã và đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các nước thành viên CPTPP vẫn đang gặp nhiều khó khăn từ các hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan mang lại. Chính vì thế, khi CPTPP có hiệu lực sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó góp phần tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu để từng bước đưa hàng hóa của Việt Nam tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Dương (2018), Việt Nam làm gì để tận dụng cơ hội từ CPTPP?, website: truy cập ngày 3/3/2019. [2] Kim S. J. (2012), “South Korea’s trade intensity with ASEAN countries and its changes over time”, International review of Business 8(4), pp. 63-79. [3] Hà Vân (2019), Hàng hóa xuất, nhập khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP gần như xóa bỏ thuế, website: vao-cac-nuoc-cptpp-gan-nhu-xoa-bo-thue, truy cập ngày 3/3/2019. [4] VCCI (2018), Văn kiện Hiệp định CPTPP và các Tóm tắt, website: truy cập ngày 10/3/2019. [5] World Bank, (2019), World Bank Integrated Trade Solution (WITS), website: WITS/, ngày truy cập: 24/2/2019. 179