Cơ hội và thách thức của ngành giày dép Việt Nam trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu âu (EVFTA)

pdf 12 trang Gia Huy 2760
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức của ngành giày dép Việt Nam trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu âu (EVFTA)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_cua_nganh_giay_dep_viet_nam_trong_boi_c.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức của ngành giày dép Việt Nam trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu âu (EVFTA)

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH GIÀY DÉP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR FOOTWEAR EXPORT IN THE CONTEXT OF VIETNAM - EU FREE TRADE AGREEMENT TS. Phan Thanh Hoàn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Nghiên cứu này phân tích tình hình thương mại ngành giày dép của Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Bằng việc sử dụng các chỉ số thương mại và tính toán cơ cấu xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩm của ngành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: EU là thị trường chính của hàng giày dép Việt Nam, tuy nhiên mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên EU như Đức, Pháp, Bỉ, và Anh. Lợi thế cạnh tranh của ngành rất cao ở hầu hết các nhóm sản phẩm phân theo mã HS của ngành. Bên cạnh đó, mức độ tập trung thương mại của ngành mới chỉ thể hiện ở một số nhóm sản phẩm và thị trường nhất định. Như vậy, Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng giày dép trong khu vực EU. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ được tận dụng tối đa khi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật của đối tác. Do đó, Việt Nam cần phải tăng cường năng lực sản xuất đầu vào, thay đối cơ cấu nhập khẩu của ngành nhằm thúc đẩy xuất khẩu, và nâng cao giá trị gia tăng của ngành. Từ khóa: EVFTA, giày dép, xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh, Việt Nam, EU Abstract This study analyses the situation of Vietnam footwear industry in the context of Vietnam - EU Free Trade Agreement (EVFTA). By using the Trade Indicators and calculating/analysing the structure of footwear trade, the results indicate that: EU is the main market for Vietnam footwear, but the trade intensity is at high level only with some EU members such as the Germany, France, Belgium, and UK. Although the industry’s competitive advantage is very high for all groups of products classified under HS codes, it has been decreasing recently. Vietnam has the opportunity to increase exports of footwear into the EU region. However, Vietnam can only take full advantage of this opportunity when the country ensures the rules of origin of products as well as satisfies all the technical standards required by the agreement. Thus, Vietnam needs to improve the production capacity of footwear inputs, change the import structure of the industry in order to promote exports, and increase the added value of footwear industry. Keywords: EVFTA, footwear, export, RCA, Vietnam, EU 189
  2. 1. Mở đầu Trong một loạt Hiệp định thương mại tự do - FTA mà Việt Nam tham gia đàm phán đã và đang được hoàn tất, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định FTA Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ hai mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, những ngành hàng chủ lực của Việt Nam như giày dép được kỳ vọng sẽ là những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Liên tục trong thời gian dài, EU là thị trường xuất khẩu chính, gắn với sự phát triển lâu dài, bền vững của ngành Da giầy Việt Nam. Theo thống kê của EU, từ năm 1996, Việt Nam đã đứng vị trí thứ 3 trong số các nước xuất khẩu giầy dép nhiều nhất vào EU. Gần đây, Việt Nam đã vươn lên vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Trong hơn 12 tỷ USD giầy dép xuất khẩu năm 2015 thì riêng xuất khẩu sang EU đạt 6 tỷ USD, tăng 27%, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam vào EU chủ yếu tập trung ở mặt hàng giầy da chất lượng cao và giầy thể thao cho các thương hiệu của Mỹ và EU. Từ năm 2014, giầy dép của Việt Nam vào EU chính thức được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với tất cả các mặt hàng. Tuy nhiên GSP là chương trình ưu đãi có thời hạn và kèm theo những điều kiện nhất định. Khi EVFTA có hiệu lực cũng là thời điểm Việt Nam kết thúc thời gian được hưởng ưu đãi theo Quy chế GSP. Theo cam kết, EVFTA hấp dẫn hơn với đa phần các dòng thuế giảm về 0% (trong vòng 7 năm), tạo đà tốt hơn cho xuất khẩu giầy dép vào EU, mức tăng trưởng có thể từ 20 - 30% [1]. Đối với mặt hàng giày dép, EVFTA sẽ giảm thuế nhập khẩu từ mức trên 12% về 0% theo lộ trình 7 năm. Với việc hưởng mức thuế suất thấp, giá cả sản phẩm sau khi nhập khẩu sẽ giảm đáng kể, tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ. Trong khi đó, đối thủ lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc vẫn chưa có FTA riêng với EU hay thuộc diện được hưởng GSP mới của EU. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về số lượng sản xuất giày dép sau Trung Quốc. Đây là lợi thế lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu giày dép sang thị trường EU suy giảm mạnh. Tình trạng này xuất phát từ những bất ổn chính trị trong khối đã tác động tới tâm lý tiêu dùng. Những thị trường khác ngoài EU tuy vẫn giữ mức tăng trưởng tốt nhưng không đủ bù cho sự suy giảm tại thị trường EU [1]. Vì vậy, việc phân tích cơ hội và thách thức của ngành giày dép trong bối cảnh thực thi EVFTA có ý nghĩa quan trọng trong trong việc khuyến nghị các chính sách nhằm khai thác tối ưu cơ hội và giảm thiểu rủi ro xuất khẩu sang thị trường EU, góp phần thúc đẩy ngành giày dép Việt Nam trong thời gian tới. 2. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích thực trạng và cơ hội của ngành giày dép Việt Nam trong EVFTA, nghiên cứu này tập trung phân tích xuất khẩu giày dép theo các nhóm mã ngành HS và đánh giá cơ hội xuất khẩu dựa vào các chỉ số thương mại (Trade Indicators) đó là: Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (Revealed Comparative Advantage - RCA) nhằm đánh giá lợi thế so sánh của các nhóm hàng giày dép; Chỉ số Hướng tăng trưởng thị trường (Growth 190
  3. Orientation of Markets-GOM) nhằm xác định tiềm năng thương mại của ngành giày dép giữa Việt Nam với các nước EU; và Chỉ số tập trung thương mại (Trade Intensity Index - TII) nhằm xác đinḥ mức độ tập trung xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường EU so với mức trung bình của thế giới[3][8]. Trên cơ sở những phân tích đó, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam nắm bắt các cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU tiềm năng. Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) của một sản phẩm được đo bằng tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm đó trong xuất khẩu của quốc gia so với tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm đó trong xuất khẩu của thế giới, và được tính toán như sau: RCAij = (xij / Xit) / (xwj / Xwt) Trong đó:xij và xwj là giá trị kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm j của quốc gia i và thế giới; xit và Xwtlà tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia ivà thế giới. Nếu RCA lớn hơn 1 thì quốc gia I được coi là có lợi thế so sánh về sản phẩm j so với thế giới. ngược lại, RCA nhỏ hơn 1 biểu thị bất lợi (không có lợi thế so sánh) của quốc gia I về sản phẩm j. Chỉ số Hướng tăng trưởng thị trường (Growth Orientation of Markets-GOM): Chỉ số này dùng để đo lường tiềm năng tăng trưởng của một ngành hàng xuất khẩu bằng việc so sánh tốc độ tăng trưởng của ngành hàng của một quốc gia so với thế giới. GOM được tính theo công thức sau: Trong đó: x là giá trị xuất khẩu của sản phẩm k từ quốc gia i sang quốc gia j; t1 và t2 là thời gian bắt đầu và kết thúc trong kỳ tính toán.GOM có giá trị từ -∞ đến ∞. GOM càng lớn biểu thị tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm k giữa hai quốc gia càng cao và ngược lại. Chỉ số tập trung thương mại (TII) được dùng để xác định mức độ tập trung thương mại của một quốc gia đối với một thị trường cụ thể. TII được đo bằng tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia tại một thị trường trong tương quan với tỷ trọng xuất khẩu của thế giới vào thị trường đó. TII được tính theo công thức sau: TII = (xij / Xit) / (xwj / Xwt) Trong đó: xij và xwj là giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới sang quốc gia j; Xitvà Xwt là tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới sang quốc gia j. TII lớn hơn (nhỏ hơn) 1 biểu thị quan hệ thương mại song phương giữa quốc gia ivà j tập trung (không tập trung), hay nói cách khác là quan trọng hơn (không quan trọng) so với quan hệ thương mại giữa quốc gia với thế giới. Bên cạnh sử dụng các chỉ số thương mại, nghiên cứu sử dụng danh mục phân loại hàng hóa theo mã HS để xác định nguồn gốc và cơ cấu đầu vào sản xuất của ngành giày dép. Theo đó, nhóm hàng giày dép được thống kê dựa trên mã hàng được quy định trong Danh mục hài hòa mô tả mã hóa hàng hóa, phiên bản năm 2012 (Danh mục HS 2012) bao gồm các danh mục hàng hóa trong chương 64[7]. Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng 191
  4. hóa” (HS - Harmonized Commodity Description and Coding System). Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa HS hiện đang phân loại trên 98% hàng hóa trong thương mại quốc tế và phiên bản mới nhất có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. Hiện tại có hơn 200 qụốc gia, vùng lãnh thổ cũng nhự các tổ chức quốc tế như Phòng Thống kê Liên hợp quốc và Tổ chức thương mại thế giới sử dụng Danh mục HS. Nguồn số liệu về thương mại ngành giày dép sử dụng trong nghiên cứu này được trích xuất từ cơ sở dữ liệu United Nations Comtrade Database [6]. 3. Kết quả nghiên cứu Thị trường hàng giày dép trong EU Hiện tại, khối các nước EU đang chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam và có xu hướng giảm dần qua 3 năm (bảng 1). Riêng năm 2015 đã có hơn 6 tỷ USD xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào các nước EU. Trong đó, Đức hiện chiếm 26,36%, Pháp chiếm 15,96%, Bỉ, Anh, Ý cũng chiếm khoảng 30%. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK qua 3 năm 2013-2015 vào các thị trường này đều trên 20%, nhiều thị trường có mức tăng đến 50%. Vì vậy, có thể nói EU là thị trường quan trọng nhất của ngành giày dép Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Bảng 1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu và tỷ trọng thị trường hàng giày dép của Việt Nam 2013-2015 2013 2014 2015 Tăng Country Triệu Triệu Triệu trưởng % % % USD USD USD (%) Đức 1.276,9 26,59 1.525,9 26,13 1.606,9 26,36 125,85 Pháp 645,3 13,44 822,0 14,08 973,2 15,96 150,81 Bỉ 602,6 12,55 809,3 13,86 822,6 13,49 136,51 Anh 563,6 11,74 596,3 10,21 714,4 11,72 126,75 Ý 299,6 6,24 372,2 6,37 408,8 6,71 136,48 Tây Ban Nha 356,6 7,43 455,4 7,80 355,3 5,83 99,63 Hà Lan 265,1 5,52 261,6 4,48 278,1 4,56 104,90 CH Slovakia 197,5 4,11 261,6 4,48 214,0 3,51 108,34 Ba Lan 134,4 2,80 193,8 3,32 190,2 3,12 141,50 Áo 148,8 3,10 164,3 2,81 147,2 2,42 98,91 CH Séc 87,3 1,82 127,1 2,18 117,4 1,93 134,52 Đan Mạch 46,7 0,97 48,4 0,83 61,5 1,01 131,66 Thụy Điển 42,9 0,89 41,2 0,71 49,6 0,81 115,66 Phần Lan 49,8 1,04 50,6 0,87 44,8 0,73 89,92 Ai-len 26,2 0,55 27,7 0,47 29,5 0,48 112,69 Slovenia 16,5 0,34 24,6 0,42 24,8 0,41 150,61 Hy Lạp 16,1 0,33 23,4 0,40 23,6 0,39 146,99 EU khác 25,6 0,53 33,9 0,58 34,0 0,56 132,99 192
  5. Tổng EU 4.801,5 100,00 5.839,1 100,00 6.096,0 100,00 126,96 Thế giới 8.721,9 55,05 10.690,5 54,62 12.438,8 49,01 142,62 (tỷ lệ % EU/Thế giới) Nguồn: tính toán từ UN comtrade Về phân loại sản phẩm theo mã HS [2], số liệu ở bảng 2 cho thấy: giày dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc (mã HS 6403) chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên 40% tổng kim ngạch XK giày dép của Việt Nam vào các nước EU. Điều này phản ánh đúng thực tế là Việt Nam đang chủ yếu thực hiện công đoạn cuối của sản phẩm giày dép (may hoặc gia công). Đối với nhóm giày dép khác, đáng chú ý là nhóm giày dép làm bằng da tổng hợp và vật liệu dệt (HS 6404) chiếm 36% kim ngạch XK giày dép năm 2015; các bộ phận của giày (HS 6406) chiếm 2,1%; giày dép khác (HS 6405) chiếm khoảng 1% Tốc độ tăng trưởng của các nhóm hàng trong 3 năm gần đây này khá cao, trên 20%, tuy nhiên mức độ tăng của các nhóm sản phẩm chênh lệch nhau khá lớn. Bảng 2. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩugiày dép phân theo nhóm hàng của Việt Nam trong EU 2013 2014 2015 Tăng Mã Nhóm sản phẩm trưởng HS triệu $ % triệu $ % triệu $ % (%) Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ 6401 4,7 0,10 4,3 0,07 4,5 0,07 95,38 bằng cao su hoặc plastic, Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng 6402 1.042,3 21,71 1.264,9 21,66 1.268,7 20,81 121,72 cao su hoặc plastic. Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp 6403 2.240,2 46,66 2.579,3 44,17 2.431,0 39,88 108,52 và mũ giày bằng da thuộc. Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp 6404 1.350,6 28,13 1.804,8 30,91 2.209,1 36,24 163,56 và mũ giày bằng vật liệu dệt. Giày, dép khác. 6405 42,6 0,89 41,8 0,72 54,6 0,90 128,29 Các bộ phận của giày, dép (kể cả mũi giày đã 6406 121,1 2,52 144,0 2,47 128,1 2,10 105,81 hoặc chưa gắn đế trừ đế ngoài); Tổng cộng 4.801,5 100,00 5.839,1 100,00 6.096,0 100,00 126,96 Nguồn: tính toán từ UN comtrade 193
  6. Lợi thế cạnh tranh hàng giày dép - RCA RCA của ngành giày dép được tính cho từng nhóm sản phẩm phân theo mã HS (4 chữ số) được trình bày ở Biểu đồ 1. Số liệu ở biểu đồ cho thấy, tất cả các nhóm sản phẩm của ngành giày dép đều có RCA lớn hơn 1 rất nhiều, nghĩa là Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường EU vềngành hàng này. Trong đó các nhóm sản phẩm như Các loại giày, dép có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic, mã HS từ 6402-6405, có RCA > 10. Đây cũng là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chính trong xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Đối với nhóm sản phẩm là các bộ phận dùng để sản xuất giày dép (mã HS 6406), lợi thế cạnh tranh cũng lớn hơn 1. Điều này đúng với thực tế là hiện nay Việt Nam đã nội địa hóa được trên 50% sản phẩm giày dép, do vậy, nhóm phụ kiện giày dép đang có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Đây là dấu hiệu tích cực của ngành giày dép, thể hiện Việt Nam đang dần dần chủ động được trong việc sản xuất hai nhóm sản phẩm này nhằm đáp ứng nhu cầu đầu vào của ngành. Biểu đồ 1. Lợi thế cạnh tranh biểu hiện (RCA) của các nhóm sản phẩm giày dép 2013-2015 Đi sâu vào từng mã sản phẩm cụ thể, số liệu ở bảng 3 cho biết RCA của từng sản phẩm và xu hướng biến động qua 3 năm gần đây. Nhìn chung, mặc dù có lợi thế cạnh tranh cao nhưng hầu hết các mã sản phẩm đều có RCA giảm dần qua thời gian, đặc biệt là ở những mã sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu của ngành như: 640411, 640399, 640419, 640299. Điều này chứng tỏ hàng giày dép của Việt Nam đang mất dần tính cạnh tranh do chi phí sản xuất tăng cao và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thế giới về ngành này. 194
  7. Bảng 3. Chỉ số Lợi thế cạnh tranh biểu hiện (RCA) của ngành giày dép Việt Nam 2013-2015 Tỷ Nhóm sản phẩm Mã HS 2013 2014 2015 trọng* Giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày 640411 23.17 38.41 38.2 32.62 thể dục, giày luyện tập và các loại tương tự Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng 640219 2.60 28.15 24.85 18.02 cao su hoặc plastic - Loại khác Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc - 640399 27.65 22.61 22.03 18.02 Loại khác Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu 640419 13.05 19.3 19.58 17.41 dệt - Loại khác Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng 640299 13.64 20.95 20.61 16.62 cao su hoặc plastic - Loại khác Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng 640291 4.26 16.78 15.56 13.62 cao su hoặc plastic - Giàycổ cao quá mắt cá chân Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc - 640391 11.09 15.88 16.94 13.38 Giày cổ cao quá mắt cá chân Mũ giày và các bộ phận của chúng, trừ miếng lót 640610 1.64 11.7 11.25 8.61 bằng vật liệu cứng trong mũ giày Giầy, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ 640590 0.50 4.49 7.18 8.14 phận của các sản phẩm trên - Loại khác Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc - 640319 0.94 13.22 11 7.28 Loại khác Giày ống trượt tuyết, giày ống trượt tuyết việt dã 640312 0.01 1.9 1.96 5.16 và giày ống gắn ván trượt Giày, dép có đai hoặc dây gắn mũ giày với đế bằng 640220 0.21 9.03 5.71 4.79 chốt cài Loại khác 640690 0.36 1.68 2.41 2.99 Có mũ giày bằng vật liệu dệt 640520 0.28 7.44 4.22 2.96 Giày ống trượt tuyết, giày ống trượt tuyết việt dã 640212 0.11 3.31 2.65 2.12 và giày ống gắn ván trượt Đế ngoài và gót giày, bằng cao su hoặc plastic 640620 0.10 0.92 1.36 1.56 Có mũ giày bằng da thuộc hoặc da tổng hợp 640510 0.11 0.33 0.63 1.41 Giày cổ cao quá mắt cá chân nhưng không qua đầu 640192 0.06 1.87 1.53 1.24 gối Ghi chú : *Tỷ trọng của nhóm sản phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2015 Nguồn: tính toán từ UN comtrade 195
  8. Hướng tăng trưởng thị trường ngành hàng giày dép - GOM Để thấy rõ hơn hướng tăng trưởng ngành giày dép của Việt Nam trong thị trường EU, chỉ số GOM được tính toán cho cho cả ngành trên thị trường EU. Kết quả GOM của ngành năm 2015 được thể hiện ở Biểu đồ 2. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày dép vào thị trường EU là cao hơn so với chỉ tiêu này của thế giới. Điều này phù hợp với thực tế là Việt Nam một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu của thế giới ngành hàng này. Đối với từng thị trường cụ thể, những thị trường trong EU nằm ở góc trên bên phải và trái biểu đồ biểu thị Việt Nam đã và đang xuất khẩu nhiều hơn thế giới vào thị trường EU. Đó cũng chính là những thị trường chính trong xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Như vậy tiềm năng tăng trưởng của ngành vào những thị trường này sẽ khó có thể cao hơn nữa, cho dù thuế quan cắt giảm sau khi EVFTA có hiệu lực.Đối với những thị trường nằm ở góc dưới bên phải biểu đồ như : Anh, Tây Ban Nha, Croatia, Lithuania thì xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang còn ở mức thấp, thậm chí là âm, trong tương quan với tăng trưởng dương của thế giới trong xuất khẩu vào những thị trường này. Điều này có thể được xem là những thị trường tiềm năng đối với giày dép của Việt Nam trong thời gian tới. Đối với những thị trường như Ai-len và Malta, tăng trưởng xuất khẩu của ngành đều âm đối với cả Việt Nam và thế giới. Kết quả này phản ánh hai trạng thái: một là nhu cầu nhập khẩu hạn chế, và hai là đang có cản trở đối với giày dép nhập khẩu từ bên ngoài. Vì vậy, cần xem xét kỹ lưỡng những chính sách thương mại đối với ngành tại các quốc gia này để có chiến lược xâm nhập thị trường hiệu quả. Nguồn: tính toán từ UN comtrade Biểu đồ 2. Hướng tăng trưởng thị trường (GOM) của XK giày dép tại thị trường EU giai đoạn 2013-2015 196
  9. Tập trung thương mại hàng giày dép - TII Chỉ số tập trung thương mại dùng để đo lường mức độ tập trung của luồng thương mại hàng hóa của một nước tại một thị trường nào đó. TII cho biết liệu xuất khẩu của quốc gia sang một thị trường có nhiều hơn xuất khẩu của thế giới vào thị trường đó hay không. Kết quả tính toán TII của các nhóm sản phẩm ngành giày dép Việt Nam đối với các thị trường EU được trình bày ở bảng 4. Số liệu TII cho thấy hàng giày dép Việt Nam tập trung chủ yếu ở thị trường Bỉ, Pháp, Đức, Slovenia, và Slovakia. Điều này có nghĩa là xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang những thị trường nói trên cao hơn mức độ xuất khẩu giày dép của thế giới vào chính những thị trường đó. Như vậy, những thị trường còn lại trong EU vẫn còn cơ hội lớn cho giày dép Việt Nam bởi TII đang còn thấp. Có đến 13 thành viên của EU có TII nhỏ hơn 1 và thậm chí gần bằng 0. Kết quả này cho thấy tiềm năng lớn cho xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU khi EVFTA có hiệu lực. Phân theo nhóm sản phẩm, phần lớn các thị trường có mức độ tập trung xuất khẩu cao các nhóm sản phẩm ngành giày dép như Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp (HS 6402-6405). Trong đó, Đức có TII cao ở mã HS 6401, Bỉ HS 6405, Phần Lan HS 6406, Hà Lan HS 6405 Bảng 4. Chỉ số Tập trung thương mại (TII) năm 2015 của ngành giày dép Việt Nam trong EU Mã HS Áo Bỉ Bulgaria Croatia CH Síp CH Séc Đan Mạch Estonia Phần Lan Pháp 6401 1.20 0.79 - - - 0.60 0.08 0.34 0.60 0.06 6402 0.68 1.61 0.07 0.06 0.01 0.98 0.36 0.81 0.58 1.14 6403 0.58 1.62 0.10 0.08 0.34 1.06 0.20 0.54 0.87 0.74 6404 0.83 1.52 0.11 0.07 0.07 0.76 0.79 0.89 1.07 1.23 6405 0.61 1.89 0.02 0.00 - 1.15 0.57 1.01 0.52 0.23 6406 1.32 0.38 - - - 0.03 0.39 0.02 3.03 0.21 Mã HS Đức Hy Lạp Hungary Ai-len Ý Lát-via Lithuania Luxembourg Malta 6401 1.96 0.19 - 0.01 - - - 0.07 - 6402 1.41 0.02 0.01 0.44 0.60 0.02 0.00 0.51 0.04 6403 1.10 0.23 0.05 0.72 0.49 0.01 0.00 0.21 0.00 6404 1.16 0.54 0.03 0.29 0.64 0.01 0.00 1.65 0.02 6405 0.35 0.85 1.19 0.41 0.11 - - 0.04 0.00 6406 0.32 0.10 0.03 0.03 0.33 - - 0.01 - Mã HSHà LanBa Lan Thổ Nhĩ Kỳ Romania CH Slovakia Slovenia Tây Ban Nha Thụy Điển Anh 6401 0.70 0.24 - - 0.33 2.11 0.25 0.10 0.00 6402 0.36 0.90 0.00 0.03 1.32 1.07 0.91 0.22 0.53 6403 0.58 1.16 0.05 0.09 2.33 0.79 0.92 0.65 0.87 6404 0.49 0.75 0.05 0.14 0.77 1.09 0.65 0.22 0.57 6405 2.45 0.81 0.00 0.00 0.08 1.43 2.43 1.72 2.12 6406 0.38 0.20 0.00 0.03 5.97 0.02 0.23 0.43 0.78 Ghi chú: TII > 1, biểu thị mức độ tập trung thương mại cao Nguồn: tính toán từ UN comtrade 197
  10. Cơ cấu nhập khẩu sản phẩm trung gian hàng giày dép Trong các nhóm sản phẩm của ngành giày dép phân theo mã HS, các sản phẩm thuộc mã HS 6406 được xem là sản phẩm đầu vào, hoặc trung gian của ngành. Để xác định được mức độ nội địa hóa của ngành, cơ cấu các thị trường nhập khẩu sản phẩm trung gian cho giày dép được trình bày ở bảng 5. Số liệu ở bảng 5 cho thấy hầu hết các nhóm sản phẩm đầu vào như mũi, đế, gót giày có tỷ trọng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc. Trong những sản phẩm này chỉ có các bộ phận khác của giày dép có tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc ít nhất nhưng cũng chiếm hơn 40%. Thực tế cho thấy, theo Hiệp hội Giày dép Việt Nam, giày dép Việt Nam đang yếu ở khâu sản xuất nguyên phụ liệu, trong khi Hiệp định EVFTA quy định sản phẩm xuất khẩu phải có tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên mới được hưởng thuế suất ưu đãi. Trường hợp, phải nhập đầu vào thì chỉ nhập từ Hàn Quốc mới được hưởng ưu đãi. Trong khi các nước đang cung cấp đầu vào chủ yếu cho giày dép Việt Nam lại là Trung Quốc, Indonesia, Hồng Kông, và các nước châu Á khác. Bảng 5. Tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm trung gian hàng giày dép của Việt Nam năm 2015 Top 5 thị trường nhập khẩu (% trong tổng kim ngạch nhập khẩu) Nhóm sản phẩm 1 2 3 4 5 Mũ giày và các bộ phận của Châu Á Trung Quốc Sri Lanka Hàn Quốc Hồng Kông chúng, trừ miếng lót bằng vật (khác) liệu cứng trong mũ giày 53,04 26,59 11,48 6,90 0,77 Đế ngoài và gót giày, bằng cao Châu Á Trung Quốc Hồng Kông Hàn Quốc Indonesia su hoặc plastic (khác) 80,97 10,10 3,24 2,78 1,33 Các bộ phận của giày, dép - Châu Á Trung Quốc Mỹ Hàn Quốc Hồng Kông Loại khác (khác) 46,59 25,74 14,65 6,42 4,27 Thị trường đầu vào được hưởng ưu đãi trong EVFTA Nguồn: tính toán từ UN comtrade Như vậy, bất cập lớn nhất của giày dép Việt Nam trong chuỗi cung ứng chính là khâu cung ứng nguyên, phụ liệu đầu vào. Ngoài vấn đề về nguyên phụ liệu đầu vào, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang EU còn phải đối diện một số vấn đề sau: (i) hàng rào phi thuế quan và những tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Sẽ có những yêu cầu rất quan trọng từ phía châu Âu đối với các DN Việt Nam, đó là các yêu cầu về tuân thủ môi trường, trách nhiệm xã hội của DN, những nỗ lực về phòng chống tham nhũng; (ii) Thị trường trong nước trên 90 triệu dân với sức mua ngày càng tăng chưa được tập trung khai thác; (iii) Hình thức gia công ngày càng tăng mạnh, áp lực giảm giá sẽ đè nặng lên các DN trong nước không đủ năng lực sản xuất ; và (iv) Năng suất lao động thấp và phải tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động do Tổ chức Lao động quốc tế quy định và được cam kết trong EVFTA [5]. 198
  11. Đánh giá chung Kết quả phân tích ở trên cho thấy, trong số các ngành được hưởng lợi từ EVFTA thì ngành giày dép Việt Nam là một trong những ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Một khi EVFTA có hiệu lực, hàng giày dép sẽ được hưởng mức thuế xuất khẩu sang các nước EU, thị trường chính của hàng giày dép Việt Nam, giảm xuống trong thời gian tới. Kết quả tính toán các chỉ số thương mại như: Lợi thế so sánh hiển thị, tiềm năng tăng trưởng, và tập trung thương mại đều chỉ ra tiềm năng của ngành giày dép trong thị trường EU. Tuy nhiên, thách thức chính của ngành giày dép chính là yêu cầu về xuất xứ, chất lượng sản phẩm, và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Như vậy, bên cạnh các cơ hội có được, ngành dệt may của Việt Nam còn gặp không ít thách thức từ Hiệp định EVFTA. Để có thể tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua được những thách thức này, các DN trong nước phải có chiến lược kinh doanh lâu dài và biện pháp thực hiện cụ thể gắn với lộ trình thực hiện của Hiệp định. Ngoài ra, các bộ ngành và Hiệp hội Da giày cần hỗ trợ đắc lực cho DN thông qua công cụ chính sách, thông tin thị trường để thâm nhập tốt thị trường EU. 4. Kết luận và khuyến nghị Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU cam kết sẽ giúp giảm các loại thuế nhập khẩu một số mặt hàng giày dép Việt Nam xuống bằng 0% hoặc gần bằng 0%, tùy thuộc vào mỗi mặt hàng. Theo đó, hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường EU thời gian tới có thể sẽ tăng mạnh. Để có thể đón nhận những cơ hội trên, cũng như hạn chế những thách thức từ các EVFTA mang lại, vươn lên phát triển nhanh và bền vững, trở thành một trong những trung tâm sản xuất giày dép của thế giới trong thời gian tới, Việt Nam cần phải định hướng phát triển ngành giày dép phù hợp đối với từng giai đoạn, cụ thể như sau: Thứ nhất, cần sớm điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Giày dép Việt Nam sao cho phù hợp với tình hình và bối cảnh mới. Cụ thể: quy hoạch lại các khu vực sản xuất giày dép lớn để kêu gọi và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất đầu vào ; Có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để phát triển giày dép phù hợp với quy hoạch phát triển mới của ngành. Thứ hai, cần có chính sách và lộ trình thay đổi cơ cấu nhập khẩu các nhóm sản phẩm của ngành giày dép, tập trung vào nhóm sản phẩm nguyên, phụ liệu, sản phẩm trung gian từ các thị trường được EU ưu đãi. Thứ ba, đối với các địa phương cần nghiên cứu quy hoạch, bố trí các khu công nghiệp giày dép tại địa phương phù hợp với chiến lược phát triển chung của cả nước, tránh chồng chéo. Hỗ trợ các điều kiện liên quan đến cuộc sống của nhân công giày dép để đảm bảo cuộc sống, nâng cao năng suất lao động. Cuối cùng, ngoài những giải pháp từng bước khắc phục những bất cập trong chuỗi cung ứng, cần tăng cường chủ động trong khâu thiết kế, thay đổi dần hình thức xuất khẩu từ gia công là chủ yếu sang những phương thức cao. Cụ thể như: có chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ thành lập các cơ sở thiết kế, phối hợp giữa DN với nhau để tăng cường sức cạnh tranh để tăng hiệu quả trong chuỗi cung ứng của ngành. 199
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo Công thương, 2016, EVFTA giúp ngành Da giầy Việt Nam vững chân tại thị trường EU, truy xuất tại địa chỉ: nam-vung-chan-tai-thi-truong-eu.html Bộ Công thương (2011), Thông tư về việc ban hành danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Số: 156/2011/TT-BTC. Mikic, M. Gilbert, J. (2009), Trade Statistics in Policymaking - A Handbook Of Commonly Used Trade Indices And Indicators, United Nations publication, ST/ESCAP/ 2559. Nguyễn Tiến Hoàng, Phạm Thị Phương Thảo, 2016, Hiệp định EVFTA với da giày xuất khẩu Việt Nam, Vietnam Logistics Review, truy xuất tại địa chỉ : giay-xuat-khau-viet-nam.vlr Nguyễn Thị Lan (2016), Triển vọng của giày dép Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, Tạp chí Tài chính, 2(3), 75-76. United Nations Statistics Division (UNSD) (2016), United Nations Commodity Trade Statistics Database, truy xuất tại địa chỉ: World Customs Organization (2016), HS Nomenclature 2012 Edition, truy xuất tại địa chỉ: World Trade Organisation, (2012), A Practical Guide to Trade Policy Analysis, WTO Publications. ISBN 978-92-870-3812-8. 200