Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_viet_nam_khi_tham_gia_cac_hiep.pdf
Nội dung text: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI Opportunities and challenges for Vietnam when participating in new generation free trade agreements ThS. Bùi Thị Thanh Nhàn Khoa Kinh tế & QTKD – Trường Đại học Hải Phòng Email: nhanbtt89@dhhp.edu.vn TÓM TẮT Tham gia vào các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới là một xu hƣớng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các hiệp định này đang đặt Việt Nam trƣớc một sân chơi kinh tế mới với cơ hội phát triển kinh tế và thƣơng mại, song cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với không ít thách thức mang tính toàn cầu. Nhận diện rõ đƣợc các cơ hội và thách thức sẽ là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của việc thực thi các FTA thế hệ mới này. Từ khóa: Hiệp định thƣơng mại tự do, cơ hội, thách thức, hội nhập kinh tế quốc tế ABSTRACT Participating in new-generation free trade agreements (FTAs) is an in- dispensable trend in Vietnam's international economic integration pro- 251
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 cess. These agreements are putting Vietnam in a new economic playing field with economic and trade opportunities, but also bring many glob- al challenges to Vietnam. Identifying opportunities and challenges is one of the most important factors affecting the success of implementing these new generation FTAs Key words: free trade agreement, opportunity, challenge, international economic integration 1. GIỚI THIỆU Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, đến tháng 7/2019 Việt Nam đã ký kết thành công 13 Hiệp định Thƣơng mại tự do (FTA) và 4 hiệp định đang trong giai đoạn đàm phán. Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế đƣợc ký kết giữa ít nhất hai nƣớc, nhằm cắt giảm các hàng rào thƣơng mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu (và các hàng rào phi thuế quan khác), đồng thời thúc đẩy thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nƣớc này với nhau. Các FTA thế hệ mới có phạm vi toàn diện, vƣợt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thƣơng mại hàng hóa, có thể kể đến nhƣ: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP); Hiệp định Đối tác thƣơng mại và đầu tƣ xuyên Đại Tây Dƣơng (T-TIP);các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA); Các FTA thế hệ mới mang một số đặc điểm sau: Mức độ cam kết rộng nhất, bao gồm gần nhƣ toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mà không có loại trừ; mức độ cam kết sâu (cắt giảm thuế gần nhƣ về 0% hết mà không có loại trừ); cơ chế thực thi cực kỳ chặt chẽ, bao gồm cả những lĩnh vực đƣợc coi là ―phi truyền thống‖ nhƣ: lao động, môi trƣờng, bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thƣơng mại quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ, tự vệ thƣơng mại, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nƣớc tiếp nhận đầu tƣ và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, mua sắm công, khuyến khích sự phát triển 252
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nƣớc đang phát triển cũng nhƣ dành thời gian chuyển đổi hợp lý để nƣớc đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình Hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trƣớc tới nay gồm: Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lƣợng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). EVFTA đƣợc khởi động từ tháng 6/2012 tại Brussels (Bỉ), đã trải qua nhiều phiên và đến ngày 30/6/2019 EVFTA đã đƣợc ký tại Hà Nội. Nội dung chính của hiệp định liên quan đến: thƣơng mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trƣờng), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thƣơng mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT), thƣơng mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trƣờng), đầu tƣ, phòng vệ thƣơng mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nƣớc, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thƣơng mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế. CPTPP đƣợc ký kết ngày 08/3/2018 tại Chi-lê có hiệu lực từ ngày 14/ 01/ 2019 đối với Việt Nam. Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trƣờng nhƣng cho phép các nƣớc thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nƣớc thành viên. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này liên quan tới nội dung sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thƣơng mại, đầu tƣ, thƣơng mại dịch vụ xuyên biên giới, dịch vụ tài chính, viễn thông, môi trƣờng, minh bạch hóa và chống tham nhũng. 253
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2.1. Cơ hội - Thứ nhất, cơ hội về xuất khẩu Việc tham gia các FTA thế hệ mới giúp Việt Nam tăng trƣởng xuất khẩu, thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Các FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan về hàng hóa giữa Việt Nam với các nƣớc, mang lại cơ hội cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với một số đối thủ trên thị trƣờng thế giới. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tƣơng đƣơng 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tƣơng đƣơng 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các FTA đã đƣợc ký kết. Hay nhƣ trong CPTPP, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam nhƣ nông thủy sản, điện, điện tử đều đƣợc xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mức cam kết cắt giảm thuế quan sâu rộng nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập thị trƣờng nhiều nƣớc, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035, và một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tháng 3/2018 công bố rằng, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nƣớc CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lƣợng xuất khẩu. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đang thể hiện rõ sự chuyển biến theo định hƣớng đề ra tại Chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020 của Việt Nam. Năm 2018, nhóm hàng công nghiệp chiếm 82.8% trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đóng góp 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ một tỷ USD trở lên. Bên 254
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã thâm nhập đƣợc vào các thị trƣờng lớn với mức tăng trƣởng tốt nhƣ: Hàng dệt may vào thị trƣờng Nhật Bản tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2017, vào thị trƣờng Hàn Quốc tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2017 Các ngành dự kiến có mức tăng trƣởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trƣởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác có thể đạt mức tăng trƣởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%. - Thứ hai, cơ hội đối với người lao động Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của ngƣời lao động ngày càng đƣợc coi trọng trên cơ sở coi ngƣời lao động là ngƣời trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thƣơng mại quốc tế, nên trƣớc hết họ phải đƣợc bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Đây là cách tiếp cận của các FTA ―thế hệ mới‖ và đang trở thành một xu thế trong những năm gần đây trên thế giới. Việc đƣa nội dung về lao động vào các FTA còn nhằm bảo đảm môi trƣờng cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thƣơng mại. Nếu một nƣớc duy trì tiêu chuẩn lao động thấp, tiền lƣơng và các điều kiện lao động không đƣợc xác lập trên cơ sở thƣơng lƣợng, thì đƣợc cho là sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với nƣớc thực hiện những tiêu chuẩn lao động cao, dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng dựa trên ―quyền lao động rẻ‖. Việc ký kết thêm các thỏa thuận về lao động giúp cho ngƣời lao động Việt Nam trong nƣớc và ở nƣớc ngoài luôn đƣợc bảo vệ về quyền lợi lao động, nâng cao tiêu chuẩn và điều kiện hỗ trợ ƣu đãi trong môi trƣờng làm việc cho ngƣời lao động, đồng thời gia tăng tiền lƣơng thu nhập. Đối với Việt Nam, tham gia các FTA thế hệ mới sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. 255
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động, từ đó giúp giảm 0,6 triệu ngƣời nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày. - Thứ ba, cơ hội đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài Khi tham gia các FTA thế hệ mới, đồng nghĩa với các hàng rào bảo hộ bị dỡ bỏ, Việt Nam với vị trí thuận lợi về vị trí địa lý, tình hình chính trị ổn định, tài nguyên thiên nhiên, lực lƣợng lao động sẽ có lợi thế cao trong một số ngành nhƣ: dệt may, giày dép, điện tử, hàng tiêu dùng, IT, du lịch, logistic Việt Nam sẽ thu hút thêm đƣợc nhiều tập đoàn, nhà đầu tƣ lớn, thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc từ sản xuất xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu thô sơ và thủ công sẽ đƣợc nâng lên giai đoạn chế biến công nghệ cao, chế biến tinh với giá trị gia tăng cao hơn. Kết quả một khảo sát cho thấy việc tham gia CPTPP và EVFTA có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025; riêng đối với CPTPP, theo dự báo của Ngân hàng thế giới, đến năm 2030 sẽ làm tăng 1,1% GDP. Theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,2 tỷ USD. Trong đó, có 2.064 dự án đăng ký mới với tổng vốn gần 8,3 tỷ USD và 791 lƣợt dự án đăng ký tăng thêm vốn với 3,42 tỷ USD, còn lại là vốn góp, mua cổ phần tại 4.387 dự án đạt trị giá hơn 8,52 tỷ USD. Vốn đầu tƣ trực tiếp đã thực hiện từ đầu năm đến nay đạt hơn 10,5 tỷ USD. Nguồn vốn ngoại vẫn đăng ký nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, xếp thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và thứ ba là bán buôn bán lẻ. Một số dự án lớn đầu tƣ vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 có thể kể đến nhƣ: Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội, dự án chế tạo lốp 256
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tƣ đăng ký 280 triệu USD đầu tƣ tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR; dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phƣơng tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phƣơng tiện, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hongkong) co., Limited đầu tƣ tại Bắc Ninh; dự án Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội tại Phú Yên, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 216,7 triệu USD, do nhà đầu tƣ Thái Lan đầu tƣ tại Phú Yên với mục tiêu sản xuất điện mặt trời. Hình 1. Lĩnh vực thu hút đầu tƣ FDI nhất nửa đầu năm 2019 15.9 Công nghiệp chế biến, 1.05 tỷ USD % 5.7% chế tạo 1.32 tỷ USD Kinh doanh bất động 7.2% 13 tỷ USD sản 71% Bán buôn, bán lẻ Nguồn: Tổng cục Thống kê EVFTA sẽ thúc đẩy luồng vốn đầu tƣ chất lƣợng cao của EU và các đối tác khác vào Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tính đến tháng 7/2019, các nhà đầu tƣ EU đã có 2.244 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24,67 tỷ USD, chƣa tính một số dự án lớn khác thông qua quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thứ ba. Hiện đầu tƣ nhiều nhất vào Việt Nam trong số các nƣớc thành viên EU là Hà Lan, Pháp, Lúc-xăm- bua, Đức , trong đó có những dự án đầu tƣ vào công nghệ cao từ các tập đoàn Ericsson, ABB, Bosch. Hầu hết các dự án của EU tập trung ở những địa phƣơng có cơ sở hạ tầng phát triển nhƣ Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. 257
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 2.2. Thách thức Thứ nhất, năng lực cạnh tranh còn hạn chế Việc xóa bỏ hàng rào thuế quan sẽ khiến áp lực cạnh tranh giữa các nƣớc thành viên gia tăng, buộc các nƣớc thành viên nói chung và doanh nghiệp nói riêng phải chuyển đổi, cơ cấu lại phù hợp với thông lệ quốc tế. Lúc này, thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc sẽ chào đón hàng hóa nhập khẩu chất lƣợng cao, có thƣơng hiệu và giá cả cạnh tranh hơn từ các nƣớc đối tác FTA và đây cũng chính là một thách thức đối với các nhà sản xuất trong nƣớc. Điều này đƣợc thấy rõ nhất trong ngành nông nghiệp, Việt Nam còn thiếu gắn kết giữa các ngành, địa phƣơng. Do đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản đã gặp phải tình trạng giảm sút lợi nhuận, nợ tăng cao, dẫn đến phá sản. Các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng khó đáp ứng. Thông thƣờng, hàng hóa muốn đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng đƣợc một tỷ lệ về hàm lƣợng nội khối nhất định. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu hầu hết đều nhập khẩu từ các nƣớc không thuộc FTA với Việt Nam nhƣ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan Có thể lấy ví dụ nhƣ ngành gỗ, Việt Nam đang nhập khẩu gỗ nguyên liệu nhiều từ Trung Quốc, Mỹ Lào và Campu- chia. Năm 2018, Trung Quốc đứng đầu về kim ngạch, chiếm 19,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ của cả nƣớc, trị giá 444,87 triệu USD. Đứng thứ hai là Mỹ với 13,69% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ của cả nƣớc, trị giá 317,06 triệu USD. Công đoạn cung ứng thƣợng nguồn của sản xuất trong nƣớc kém phát triển làm cho Việt Nam lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu sản xuất và Việt Nam trƣớc mắt sẽ không tận dụng đƣợc tối đa cơ hội do FTA mang lại. Bên cạnh đó, khả năng tài chính và quản lý tài chính của nhiều do- anh nghiệp trong nƣớc còn hạn chế, nhận thức cũng nhƣ mối quan tâm về FTA của các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa thực sự sâu sắc. Việc bị động khi hội nhập thị trƣờng quốc tế sẽ khiến các doanh nghiệp trong 258
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 nƣớc mất đi cơ hội kinh doanh trƣớc những chiến lƣợc kinh doanh bài bản của các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài. Ngoài ra, thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là việc vƣợt qua các hàng rào phi thuế quan. Nguồn lực đầu tƣ, đổi mới kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh kiểm dịch, đóng gói, bao bì, khả năng truy soát nguồn gốc, các tiêu chuẩn liên quan đến sức khỏe và đời sống con ngƣời của các nƣớc khối EU, Nhật, Mỹ khiến các doanh nghiệp Việt gặp rất nhiều khó khăn để thâm nhập thị trƣờng. Hàng nông sản Việt Nam Hàng có thể bị mắc ở rào cản về các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Những quy định này nằm trong tay các nƣớc nhập khẩu và sẽ trở thành rào cản đối với hàng hóa của Việt Nam. Thông thƣờng khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nữa, doanh nghiệp ở thị trƣờng nhập khẩu có xu hƣớng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Thứ hai, vấn đề hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế Vấn đề cốt lõi trong việc khai thác các FTA thế hệ mới là ở khâu thực hiện, các chính sách thƣơng mại đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để thực hiện đầy đủ, trong đó bao gồm các cam kết phía sau đƣờng biên. Vấn đề thực hiện các cam kết của hiệp định này đặt ra một sức ép rất lớn đối với Việt Nam trong việc kiện toàn khung khổ pháp luật và chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể hiệp định EVFTA đặt ra thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong việc triển khai cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tƣ của Hiệp định, một cơ chế chƣa từng có trong lịch sử. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại của Việt Nam thì giữa cam kết quốc tế và luật pháp trong nƣớc vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn và đây chính là một thách thức đặc biệt. Thực tế cho thấy, hệ thống pháp luật và năng lực quản lý nhà nƣớc trên một số lĩnh vực trực tiếp liên quan đến hội nhập quốc tế nói chung và tham gia FTA nói riêng còn nhiều bất cập. Các quy định pháp luật cạnh tranh, quá trình thực thi pháp luật 259
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 về cạnh tranh, mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan cạnh tranh còn hạn chế. Hoạt động cải cách tƣ pháp còn thiếu đồng bộ. Hệ thống pháp luật dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, tố tụng tƣ pháp, tổ chức hoạt động của các cơ quan tƣ pháp chậm hoàn thiện Chất lƣợng công tác tƣ pháp chƣa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn tồn tại tình trạng chồng chéo, không phân định rõ trách nhiệm trong các vấn đề có tính liên ngành, liên lĩnh vực. Các văn bản luật quy định chế tài xử phạt đối với các vi phạm về luật sở hữu trí tuệ, môi trƣờng chƣa đƣợc điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo thực thi cam kết của Việt Nam đối với các bên tham gia, thiếu biện pháp sử dụng hàng rào phi thuế quan để bảo vệ hàng hóa trong nƣớc Để đảm bảo cho cam kết trong các FTA đƣợc thực thi, Việt Nam cần tập trung nhiều công sức đánh giá, sửa đổi, điều chỉnh văn bản luật, thủ tục quản lý nhà nƣớc và khung thể chế xuyên suốt nhiều ngành kinh tế khác nhau. Thứ ba, thách thức về thu ngân sách Ký kết các hiệp định đồng nghĩa với số thu ngân sách của ngành hải quan giảm do nhiều mặt hàng có kim ngạch lớn, thuế suất cao theo lộ trình phải cắt giảm sâu thuế suất thuế nhập khẩu, điều này trực tiếp tác động lên nguồn thu ngân sách nhà nƣớc. Có thể thấy rõ điều này khi khi nhìn lại tốc độ tăng thu ngân sách nhà nƣớc hằng năm của ngành hải quan, từ năm 2007 đến năm 2014 tốc độ thu trung bình tăng trên 10%/năm, nhƣng đến năm 2016 chỉ còn tăng 3,8%. Hai FTA thế hệ mới là Hiệp định TPP và FTA với EU dự kiến gây tác động giảm thu cho ngân sách từ hai hƣớng. Hƣớng thứ nhất, các FTA này đặt ra yêu cầu tƣơng đối cao, cao hơn các FTA khác về xóa bỏ thuế nhập khẩu có thể gần 100% và FTA với EU có tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu dự kiến trên 90%. Hƣớng thứ hai, các hiệp định này yêu cầu xóa bỏ thuế xuất khẩu vì coi đây là hình thức trợ cấp gián tiếp cho sản xuất trong nƣớc vì thuế xuất khẩu giúp sản xuất trong nƣớc mua đƣợc nguyên liệu với giá rẻ hơn giá thị trƣờng thế giới. Theo tính toán của 260
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Tổng cục Hải quan, giảm thu do các FTA trong năm 2018 ƣớc khoảng 30.150 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến giảm thu của mặt hàng ô tô dƣới 9 chỗ ngồi khoảng 2.500 tỷ đồng; thuế linh kiện phụ tùng ô tô giảm thu khoảng 1.100 tỷ đồng; giảm thu khi doanh nghiệp đáp ứng đƣợc các điều kiện quy định tại Nghị định 125/2017 (về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan) khoảng 3.500 tỷ đồng. Bộ Tài chính ƣớc tính, với lộ trình cắt giảm thuế quan, việc giảm thu do thực hiện các cam kết FTA trong các năm tới cụ thể là: năm 2018 giảm 30.150 tỷ đồng; năm 2019 giảm 36.340 tỷ đồng và năm 2020 giảm 43.965 tỷ đồng. Thứ tư, thách thức về vấn đề môi trường Một trong những điểm mới của các FTA thế hệ mới đó là việc đƣa nội dung môi trƣờng hay phát triển bền vững vào thành một chƣơng trong các hiệp định, đây đƣợc xem là thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập. Nếu không tuân thủ các yêu cầu đặt ra từ FTA, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vi phạm sẽ bị kiện và đƣa ra trọng tài quốc tế. Nhiều chuyên gia phân tích, việc thực thi các nghĩa vụ đã cam kết trong các thỏa thuận quốc tế và pháp luật quy định trong nƣớc về môi trƣờng không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, trong khuôn khổ các FTA, các nghĩa vụ này nghiêm khắc hơn. Cho đến nay, Việt Nam chƣa có, thậm chí không có kinh nghiệm trong vấn đề này. Là một quốc gia đang phát triển với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn lực dành cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế, việc thực thi một cách nghiêm túc nghĩa vụ liên quan đến môi trƣờng cam kết trong các FTA đặt ra những thách thức và khó khăn không nhỏ cho Việt Nam. Nhƣ trong CPTPP, các chủ đề liên quan đến môi trƣờng của hiệp định đƣợc đƣa vào thành những cam kết cụ thể, bao gồm đa dạng sinh học và sinh vật ngoại lai; lâm nghiệp và các sản phẩm lâm nghiệp; tài nguyên biển và sản phẩm nuôi trồng thủy sản; biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ozone; bảo vệ, ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng biển từ 261
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 tàu biển; đánh bắt hải sản; trách nhiệm xã hội của DN và cơ chế tự nguyện bảo vệ môi trƣờng . Trong khi đó, quá trình phát triển, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt hiên nay quá phụ thuộc vào tài nguyên hóa thạch; chƣa đầu tƣ nguồn lực xứng đáng và lúng túng trong bảo vệ môi trƣờng; chƣa chọn lựa đƣợc mô hình tăng trƣởng có tính bền vững và thân thiện môi trƣờng. Ví dụ đối với ngành dệt may, đây là một trong những ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 15% tổng giá trị xuất khẩu và có tốc độ tăng trƣởng cao. Song đây cũng là một ngành có thể gây ra nhiều tác động tới môi trƣờng. Quá trình sản xuất của ngành sẽ phải khai thác, sử dụng và xả thải một lƣợng nƣớc lớn; đồng thời sử dụng nhiều năng lƣợng cho việc đun nóng và tạo ra hơi nƣớc. Đây chính là những yếu tố tác động lên nguồn nƣớc và góp phần gia tăng khí phát thải nhà kính. Hệ thống chính sách và pháp luật về môi trƣờng của Việt Nam vẫn đang trong quá trình tiếp tục đƣợc hoàn thiện. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách, pháp luật về môi trƣờng đƣợc ban hành, song khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực môi trƣờng còn chƣa đầy đủ và thậm chí còn chồng chéo trong một số lĩnh vực cụ thể, gây khó khăn cho việc thực thi các cam kết quốc tế. Hơn thế, việc thực thi pháp luật về môi trƣờng chƣa thực sự hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là nhận thức và ý thức bảo vệ môi trƣờng của các cán bộ quản lý, doanh nghiệp và ngƣời dân còn chƣa cao; kinh tế còn nhiều khó khăn; năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc xử lý các vấn đề thƣơng mại quốc tế có liên quan đến môi trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; nguồn lực về tài chính dành cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc đáp ứng, tuân thủ các nghĩa vụ và tiêu chuẩn đã cam kết trong các FTA. 3. KẾT LUẬN Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới là xu hƣớng chung trên toàn thế giới, có tác động đáng kể đến các nƣớc, trong đó có Việt Nam. Xu 262
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 hƣớng này một mặt mang lại những cơ hội, mặt khác lại tạo ra những thách thức đối với mỗi quốc gia. Những cơ hội và thách thức này ở cả góc độ kinh tế và pháp luật đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ nhiều chủ thể khác nhau, từ sự phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành Trung ƣơng và địa phƣơng với doanh nghiệp; đồng thời, đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các quốc gia trên thế giới, tận dụng hiệu quả các cơ hội, cùng với các nƣớc thành viên chủ động ứng phó với các tình huống khó khăn mới phát sinh để tìm ra các giải pháp phù hợp, thúc đẩy phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thƣơng (2018), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018, Hà Nội. 2. VCCI, Tổng quan về các Hiệp định thƣơng mại mà Việt Nam đã tham gia và khả năng tận dụng của doanh nghiệp, Trung tâm WTO 3. Tổng cục thống kê, Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2019 4. Hà Công Anh Bảo (2019), Kinh nghiệm quốc tế về tham gia các FTA thế hệ mới đối với Việt Nam, Tạp chí tài chính. 5. Nguyễn Thành Công, Đặng Hồng Nhung (2016), Tác động của hiệp định thƣơng mại tự do liên minh Châu Âu – Việt Nam đối với nền kinh tế Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội. 6. Nguyễn Ngọc Hà (2019), Một số thách thức khi thực thi các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới của Việt Nam từ việc chuyển hóa điều ƣớc vào pháp luật trong nƣớc, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam. 263