Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thu hút vốn fdi khi tham gia các FTA thế hệ mới
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thu hút vốn fdi khi tham gia các FTA thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_viet_nam_trong_thu_hut_von_fdi.pdf
Nội dung text: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thu hút vốn fdi khi tham gia các FTA thế hệ mới
- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THU HÚT VỐN FDI KHI THAM GIA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI ThS. Đặng Thị Mai Chang1 Tóm tắt: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội quan trọng của đất nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi nền kinh tế của Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới thông qua việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo ra rất nhiều cơ hội để Việt Nam có thể thu hút thêm nhiều các nguồn vốn FDI. Tuy nhiên việc gia nhập các FTA thế hệ mới cũng đặt nền kinh tế của Việt Nam trước rất nhiều thách thức mà chỉ khi vượt qua được chúng ta mới có thể hội nhập và phát triển bền vững. Trong pham vi bài nghiên cứu của mình, tác giả đã nêu thực trạng vốn FDI trong 5 năm gần nhất và đánh giá những cơ hội để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn này khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới như TPCPP, EVFTA Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức mà các cơ quan quản lý nhà nước cùng với các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt và vượt qua trong năm 2021. Từ đó đưa ra một số các giải pháp giúp tăng cường thu hút vốn FDI hiệu quả. Từ khóa: Cơ hội , Thách thức, Việt Nam, Vốn FDI OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIET NAM IN ATTRACTING FDI CAPITAL WHEN VIET NAM PARTICIPATES IN NEW GENERATION FTAS Abstract: Attracting foreign direct investment (FDI) is a great and right policy of the Party and State, contributing to the realization of many important socio-economic goals of the country. Especially in recent years, when Vietnam’s economy is increasingly integrated with the world through the signing of a series of free trade agreements (FTAs), it has created many opportunities for Vietnam. South can attract more FDI sources. But besides that, joining the new generation FTAs also puts Vietnam’s economy in front of many challenges that only after we can overcome it, we can integrate and develop sustainably. In the scope of my research paper, the author has stated the current situation of FDI in the last 5 years and evaluated opportunities to attract more capital when Vietnam joins new generation FTAs such as Government bonds, EVFTA Besides, the author also pointed out the difficulties and challenges that state management agencies together with domestic enterprises have to face and overcome in 2021. Since then, some solutions to increase effective FDI attraction. Keywords: Opportunities, challenges, Vietnam, FDI 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đã và đang thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn từ nhiều thành phần kinh tế quốc tế. Đầu tư nước ngoài đang trở thành tâm điểm chú ý của thị trường 1 Trường Đại học Hải Phòng; Email: dangmaichang@gmail.com 331
- 332 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI khi Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương với nhiều quốc gia và khu vực. Việc chính phủ nỗ lực tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là việc tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, kỳ vọng sẽ là lực đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội phát triển kinh tế, việc tham gia vào các FTA cũng đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước, đặt ra những yêu cầu khắt khe trong cải cách thể chế Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả phân tích những cơ hội và thách thức đặt ra khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới và tác động của việc tham gia vào các FTA đến dòng vốn FDI vào Việt Nam, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2015-2020 Qua hơn 30 năm đẩy mạnh thực hiện các chính sách thu hút FDI vào Việt Nam, dòng vốn FDI vào Việt Nam trải qua nhiều biến động theo tình hình kinh tế - xã hội của thế giới cũng như của khu vực. Tuy nhiên, tổng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng theo thời gian cả về lượng vốn và số dự án cùng với sự mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam. Tỷ USD Bảng 1: Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2015-2020 Nguồn: Tổng cục thống kê Trong giai đoạn từ 2011-2015, FDI tăng không đáng kể chủ yếu do sự suy giảm của kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, đối với Việt Nam, lạm phát và chi phí đầu vào tăng, việc giải phóng mặt bằng nhiều dự án gặp nhiều khó khăn cũng là nguyên nhân tác động tiêu cực đến việc thu hút FDI trong giai đoạn này. Từ năm 2015 đến nay, một loạt các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì ổn định an ninh, chính trị và phát triển kinh tế, kết quả thu hút vốn FDI khả quan hơn, trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là năm 2019, tổng vốn FDI đổ bộ vào Việt Nam cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), giải
- INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 333 ngân vốn FDI năm 2019 đạt con số cao kỷ lục từ trước tới nay với 20, 38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến ngày 20/12/2019, lượng vôn đăng ky mơi đạt gần 17 ty USD, vôn điêu chinh va tăng thêm đạt 5,8 ty USD, va lượng vôn gop mua cô phân đạt 15,47 ty USD. Trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ. Điểm nổi bật trong năm 2019, là đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn FDI. Cụ thể, nếu như năm 2017 đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký, năm 2018 chiếm 27,9% tổng vốn đăng ký, đến năm 2019 đã chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 45,8% tổng giá trị và kinh doanh bất động sản với 17,8% tổng giá trị. [6] Sang năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019. Tuy nhiên vốn giải ngân vẫn đạt 19,98 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ky; tiếp theo là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18%; sau đó lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký tương ứng gần 4,2 tỷ USD và trên 1,6 tỷ USD [6] . Đây cũng là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh đại dịch. 2.2. Cơ hội từ các FTA thế hệ mới đối với việc thu hút dòng vốn FDI Các FTA thế hệ mới với những cam kết sâu rộng và toàn diện, ngoài việc bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống” thì còn có thêm các cam kết sâu rộng khác như cắt giảm thuế quan gần như về 0% (theo lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ, cả những lĩnh vực “phi truyền thống” như: Lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư Tính đến thời điểm cuối tháng 12/2020, Việt Nam đã ký kết và đàm phán 17 FTA. Trong số đó, đã ký kết 2 FTA thế hệ mới quan trọng là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Việc ký kết và tham gia vào các FTA này tạo nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. 2.1.1. Nâng cao chất lượng dòng vốn FDI Nếu như trước đây trên 80% công nghệ sử dụng trong các dự án FDI đều chỉ mức trung bình so với trên thế giới, chỉ có khoảng 5-6% sử dụng công nghệ cao, số còn lại thậm chí sử dụng công nghệ lạc hậu. Việc chuyển giao công nghệ tuy có diễn ra nhưng chất lượng và số lượng còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, việc tham gia ký kết các FTA thế hệ mới như EVFTA có các điều khoản chặt chẽ liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố tác động tích cực đến niềm tin của các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án FDI có trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Khi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cũng được bảo vệ cao như tại EU sẽ thúc đẩy không chỉ các nhà đầu tư EU mà các nhà đầu tư từ các quốc gia khác cũng sẵn sàng và yên tâm khi đầu tư tại Việt Nam.
- 334 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Như vậy, với việc tham gia vào các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với các phương thức quản lý doanh nghiệp hiệu quả, trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới Cơ cấu lĩnh vực đầu tư cũng có thể thay đổi khi Việt Nam thu hút được các đối tác đầu tư mới và các lĩnh vực thu hút đầu tư được mở rộng. Với EVFTA, cơ cấu dòng vốn FDI vào những lĩnh vực đầu tư còn dư địa lớn tại Việt Nam và EU cũng có thể mạnh như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. 2.1.2. Gia tăng quy mô vốn FDI Trong suốt hơn 30 năm từ khi Việt Nam triển khai Luật Đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 đến nay, khu vực FDI ngày càng thể hiện vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dữ liệu của Bộ KHĐT tỷ trọng GDP của khu vực FDI đã tăng từ mức 15,4% năm 2011 lên khoảng 20% GDP năm 2020 và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển với tỉ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Bộ Kế hoạch đầu tư, 2020). Trong khi tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm dần (từ mức 29% xuống gần 27% trong cùng giai đoạn) và của khu vực kinh tế ngoài nhà nước gần như không đổi, dao động trong khoảng 43% GDP. [8] Như vậy có thể thấy khu vực FDI đóng vai trò là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Việc tham gia vào các FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều các dòng vốn nước ngoài tương đối thuận lợi do bối cảnh thế giới như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển vốn FDI rời khỏi Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á. Mặt khác, trong năm 2020 Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19 cũng đang tạo ấn tượng tốt đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Dự báo một làn sóng FDI sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam trong thời gian tới. 2.1.3. Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Hiệp định EVFTA sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế - pháp luật theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động kinh doanh khác, bao gồm các giao dịch xuyên quốc gia, các loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới Bên cạnh đó, những điều chỉnh, sửa đổi quy định pháp luật để phù hợp với Hiệp định EVFTA trong một số lĩnh vực như sở hữu trí tuệ cũng sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp được hưởng sự bảo hộ cao hơn đối với thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo. Đây là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào hoạt động sáng tạo nhằm đổi mới công nghệ và tạo môi trường tốt cho việc thu hút chuyển giao công nghệ của nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam. 2.1.4. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực Với việc ký kết các FTA, không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng công nghjee cao tăng lên mà các FTA cũng sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI, đặc biệt từ các nước thành viên EU vào những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao mà nền kinh tế Việt Nam đang rất cần như dịch vụ tài chính - ngân hàng – bảo hiểm, năng lượng viễn thông, cảng biển và vận tải biển nhờ giảm bớt các điều kiện đối với các nhà cung cấp dịch vụ của EU.
- INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 335 Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của EU, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU tại khu vực ASEAN. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực của Việt Nam. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia kinh tế, tỷ trọng xuất khẩu và chất lượng cao của ngành dịch vụ Châu Âu sẽ rất phù hợp với ngành dịch vụ kém phát triển và hầu như còn khép kín ở Việt Nam. Đặc biệt hiện nay Việt Nam xuất hiện tầng lớp trẻ có thu nhập và sức mua cao sẽ là điều kiện thị trường tiềm năng cho đầu tư FDI vào dịch vụ. 2.1.5. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước Theo số liệu của Bộ Công Thương tính đến cuối năm 2020, khu vực FDI vẫn đang chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Con số này cho thấy một thực tế, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn rất hạn chế, sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn chưa bền chặt. Theo một khảo sát cuối năm 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ 15% doanh nghiệp trong nước được khảo sát là có quan hệ đối tác với doanh nghiệp FDI và chỉ 37% sản phẩm đầu vào của doanh nghiệp FDI được cung cấp từ thị trường trong nước (bao gồm cả từ các doanh nghiệp FDI khác). Hiện nay, các cam kết của hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết yêu cầu phải có tỷ lệ đóng góp cao của nguồn lực địa phương, việc sản xuất sản phẩm ở địa phương phải có mức độ tham gia sâu hơn vào dây chuyền chứ không chỉ ở mức lắp ráp đơn thuần. Vì vậy, đây được coi là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước nước cần phải tự vươn lên, chủ động nâng cao năng lực sản xuất, tiếp thu công nghệ và tăng cường liên kết thâm nhập sâu và chuỗi cũng ứng toàn cầu của các doanh nghiệp FDI. 2.3. Thách thức 2.3.1. Sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm Do phải thực hiện những cam kết sâu rộng, tiêu chuẩn cao với thời gian chuyển đổi ngắn hơn so với khi gia nhập WTO. Nguy cơ nhiều ngành, doanh nghiệp và sản phẩm nước ta sẽ gặp khó khăn là hiện hữu không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay tại thị trường nội địa do nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ quản lý, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh thấp. Sức ép cạnh tranh trở nên gay gắt nhất trong những ngành mà FDI có thể gia tăng nhiều nhất từ EU như dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm và một số ngành dịch vụ kinh doanh, dịch vụ phân phối, dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải, dịch vụ thông tin, dịch vụ môi trường 2.3.2. Các tiêu chuẩn cao về minh bạch, công bằng trong các thủ tục hành chính, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, đặt ra thách thức trong vấn đề điều chỉnh hệ thống pháp lý của Việt Nam. Hiệp định EVFTA cũng bao gồm những quy định, quy tắc chặt chẽ về thủ tục đầu tư, hải quan, thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, phát triển bền vững, Tuy nhiên thực tế hiện nay, pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng chưa tương thích với nhiều cam kết trong các FTA đặc biệt là lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lao động công đoàn, cơ chế giải quyết tranh chấp về
- 336 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI đầu tư, mở cửa lĩnh vực dịch vụ Vì vậy, để đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết trong các hiệp định thương mại đòi hỏi Việt Nam phải cải cách hệ thống pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hiệu quả của mua sắm công, đổi mới mô hình tăng trưởng Trong những năm gần đây, các công việc này cũng đã và đang được Chính phủ triển khai hết sức chủ động và khẩn trương. Ngay từ trước khi ký Hiệp định EVFTA, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương rà soát các quy định hiện hành trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách để từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung hoặc hình thức áp dụng phù hợp nhằm đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Hiệp định EVFTA. 2.3.3 Các doanh nghiệp trong nước đối mặt với nhiều rào cản phi thuế quan - Hiệp định TPP: Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu xuất xứ nghiêm ngặt. Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP mới được hưởng ưu đãi. Đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các nước bên ngoài TPP như Trung Quốc, Hàn Quốc để gia công hàng xuất khẩu, nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế. Ngoài ra các quy định kỹ thuật như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam, hàng nông sản của Việt Nam vào TPP có thể bị mắc ở rào cản về các biện pháp vệ sinh dịch tễ. - EVFTA: Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu là các sản phẩm thô, hàng hóa thực phẩm như rau quả, thủy sản Chúng ta sẽ gặp khó khăn theo hướng liên hoàn, nếu một vài sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng dây chuyền tới hàng loạt sản phẩm khác. Do EU có thu nhập đầu người 36.000 USD/năm, cao hơn 3 lần thu nhập đầu người của Trung Quốc là 10.000 USD, nên thị trường này hết sức khó tính, đòi hỏi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn của các quốc gia EU mới tận dụng được thời cơ của EVFTA. Thông thường các mặt hàng muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước trong ASEAN. Hơn nữa, EU đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh ưa ra các yêu cầu kỹ thuật vệ sinh và chất lượng sản phẩm rất cao không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng điều này dẫn đến chi phí sản xuất đối với hàng hóa Việt Nam xuất vào EU tăng lên đáng kể, làm giảm tính cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào EU không hiểu biết thì không thể tranh thủ được ưu đãi thuế quan, thậm chí còn có thể bị cấm nhập khẩu hoặc bị áp thuế chống bán phá giá rất cao ở EU, bởi xu hướng các nước đều sử dụng triệt để các hàng rào bảo hộ. 2.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI Thu hút FDI chất lượng cao trong các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới. Đây là nội dung tinh thần Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chể, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
- INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 337 Theo đó, việc thu hút FDI vào Việt Nam sẽ được chọn lọc hơn, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường, gắn chặt với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh là tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Cả nước phấn đấu thu hút FDI giai đoạn 2021 – 2025 với tổng vốn đăng ký khoảng 150 - 200 tỷ USD (30 - 40 tỷ USD/năm) và vốn thực hiện khoảng 100 - 150 tỷ USD (20 - 30 tỷ USD/năm); giai đoạn 2026 – 2030, tương ứng khoảng 200 - 300 tỷ USD (40 - 50 tỷ USD/năm) và khoảng 150 - 200 tỷ USD (30 - 40 tỷ USD/năm). Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018. Tỷ lệ nội địa hóa tăng từ 20 - 25% hiện nay, lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030. Tỷ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động từ 56% năm 2017 lên 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030. Với tinh thần và mục tiêu đó, Việt Nam cần chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp, với các trọng tâm nổi bật sau: Thứ nhất, nâng cao chất lượng môi trường thể chế, quy hoạch, quảng bá và xúc tiến đầu tư FDI. Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp từ EU rất coi trọng pháp quyền và có yêu cầu về chất lượng thể chế rất mạnh mẽ. Vì vậy, theo tinh thần Nghị quyết số 50-NQ/TW, Nhà nước không chỉ tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp, mà còn cần thúc đẩy quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao. Môi trường pháp lý chặt chẽ, công bằng sẽ tạo niềm tin cho các doanh nghiệp cam kết đầu tư lâu dài. Đây cũng là yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh về thể chế và môi trường kinh doanh của Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam cần khẩn trương rà soát và hoàn thiện quy hoạch quốc gia về thu hút FDI. Với định hướng ưu tiên thu hút các dự án FDI có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu và có tác động lan tỏa; gắn kết hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Đây là nội dung trọng tâm, cần được phổ biến và quảng bá rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp không chỉ của Việt Nam, mà còn của cả EU. Cơ quan xúc tiến đầu tư FDI cần được chuyên trách hóa và đưa ra được danh mục dự án thu hút đầu tư phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp EU, nhất là trong các lĩnh vực sở trường của họ là công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng và viễn thông, vận tải, phân phối Hạn chế những dòng vốn FDI hướng nhiều vào bất động sản gây nên những cơn sốt ảo, tình trạng đầu cơ trên thị trường Thứ ba, cải thiện các điều kiện hạ tầng, chất lượng nhân lực và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư khác.
- 338 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Đầu tư cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng trong việc thu hút FDI từ quốc tế nói chung và EU nói riêng. Nguồn nhân lực trẻ có kỹ năng sử dụng internet lớn, phân tích dữ liệu, giỏi công nghệ thông tin và nắm bắt nhanh các xu hướng công nghệ mới là những lợi thế cần tiếp tục phát huy để thu hút hơn nữa nguồn vốn từ nước ngoài. Cơ quan quản lý cần kịp thời ban hành các quy định điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới, các mô hình, phương thức kinh doanh mới tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư và hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước; Tăng cường cơ chế đối thoại, đổi mới, mở rộng phương thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đang thực hiện. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tư đồng bộ, liên thông với các lĩnh vực lao động, đất đai, thuế, hải quan, tín dụng, ngoại hối và các địa phương; Nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế; Phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bình chọn, vinh danh các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; định kỳ bình chọn, vinh danh các nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu Thứ tư, Chính phủ kiên định với những giải pháp thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo chống dịch Covid 19 vừa phát triển kinh tế. Tác động của đại dịch Covid 19 ảnh hưởng không nhỏ đến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong năm 2020. Thực tế cho thấy cả vốn đăng ký và vốn giải ngân năm 2020 đều giảm mạnh so với giai đoạn năm 2017-2019. Vì vậy để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ và các bộ ngành, địa phương cần kiên định với những giải pháp thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo chống dịch vừa phát triển kinh tế. Đã có những lo ngại khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến quá trình thu hút dòng vốn FDI. Đặc biệt khi đợt dịch lần thứ 4 diễn ra khá phức tạp tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, nơi có nhiều khu công nghiệp và cũng là điểm đến quen thuộc của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền vào cuộc quyết liệt, bên cạnh nhiệm vụ khống chế dịch đã rất nỗ lực để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất an toàn. Đồng thời, các bộ, ngành đã khẩn trương xây dựng quy trình sản xuất an toàn trong các khu công nghiệp, điều này giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi chọn Việt Nam là điểm đến. So với các nước trên thế giới, Việt Nam được đánh giá khống chế dịch tốt, đây là lợi thế của chúng ta trước các nhà đầu tư. 3. KẾT LUẬN Việt Nam đã và đang thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất lớn từ nhiều thành phần kinh tế quốc tế. Đầu tư nước ngoài đang trở thành tâm điểm chú ý của thị trường khi Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương với nhiều quốc gia và khu vực. Vì vậy bài viết đã tập trung vào phân tích thực tế nguồn vốn FDI của Việt Nam trong những năm gần đây, những tác động của các FTA thế hệ mới đến thu hút vốn FDI. Các FTA thế hệ mới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia thành viên, thể hiện ở quan hệ bình đẳng, thu hút vốn đầu tư, khoa học công nghệ, cải thiện thể chế hành chính, môi trường kinh doanh Tuy nhiên các FTA cùng lúc cũng đưa lại những khó khăn, thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách phải nỗ lực vươn lên nhằm thực thi và đảm bảo các cam kết theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển quốc gia mình trong việc thu hút các nguồn vốn FDI. Trong phạm vi và khả năng nghiên cứu của
- INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 339 mình, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng lợi thế từ việc tham gia các FTA, tiếp tục định hướng thu hút vốn FDI hiệu quả để phát triển kinh tế xã hội đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Tuấn Anh, Vũ Kim Dũng (2020), Cơ hội và thách thức với thị trường dịch vụ tài chính khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới; 2. Vũ Nhữ Thăng, Trần Thị Thu Huyền (2020), Thực thi các FTA thế hệ mới trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế; 3. Lê Quang Thuận (2019), Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt Nam, Tạp chí Tài chính; 4. Nguyễn Thị Huyền Trang, Ngô Thị Hường (2020), Cơ hội và thách thức từ EVFTA đối với doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí tài chính. 5. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết sô 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 cua Bộ Chính trị về định hương hoàn thiện thể chế, chính sach, nâng cao chất lương, hiệu quả hơp tac đầu tư nươc ngoài đến năm 2030; 6. 7. 8.