Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình năm 2009- 2010

pdf 7 trang Gia Huy 21/05/2022 1610
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình năm 2009- 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_hoat_dong_truyen_thong_thay_doi_hanh_vi_tr.pdf

Nội dung text: Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình năm 2009- 2010

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI TRONG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TẠI XÃ GIA SINH, HUYỆN GIA VIỄN, NINH BÌNH NĂM 2009- 2010 Phạm Ngọc Cương, Phạm Thúy Hà Trung tâm Truyền thông GDSK Ninh Bình Tóm tắt nghiên cứu: Để nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm TTGDSK Ninh Bình tổ chức các hoạt động truyền thông tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Các hoạt động can thiệp bao gồm: thành lập ban điều hành của xã, các đội hành động của thôn, đào tạo về kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho mạng lưới truyền thông viên, cung cấp tài liệu truyền thông, bao cao su (BCS), bơm kim tiêm (BKT) sạch; phát tin bài và thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp. Sau 2 năm can thiệp, nhận thức, thái độ và thực hành của người dân trên địa bàn xã có sự thay đổi đáng kể. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có nhận thức đúng về đường lây nhiễm của HIV sau khi can thiệp đó tăng lên rõ rệt ở cả 3 đường lây chủ yếu (qua đường máu: từ 83,6% lên 98%, qua đường quan hệ tình dục (QHTD) từ: 80,6% lên 92%, từ mẹ sang con: từ 62,2% lên 91%.). Tỷ lệ đối tượng có nhận thức đúng về các biện pháp phòng lây nhiễm đã tăng lên: dùng riêng BKT từ 79,5 lên 100%, dùng BCS khi QHTD từ 85,7% lên 92% Các đối tượng nghiên cứu đã có thái độ tích cực hơn và thực hiện được các hành vi phòng lây nhiễm HIV như: dùng BCS khi QHTD với vợ (chồng) bị nhiễm HIV (95%), sử dụng riêng BKT khi cần tiêm chích (100% số người đó tiêm chích trong 12 tháng qua). Sau can thiệp người dân xã Gia Sinh đã quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ, không xa lánh, kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV (86% cho rằng đây không phải là tệ nạn xã hội cần lên án, 100% cho rằng cần quan tâm, giúp đỡ người nhiễm HIV). 1. Đặt vấn đề Gia Sinh là xã miền núi nằm ở phía Nam của huyện Gia Viễn, có diện tích tự nhiên 14,8 km2, dân số 7.019 người. Đây là xã mà đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, 75% lao động làm nông nghiệp. Trong thời gian nông nhàn, người dân nơi đây thường đi làm ăn xa. Ngoài việc mang lại lợi ích của cải vật chất cho gia đình và xã hội, một số người trong số đó cũng mang theo tệ nạn nghiện hút, tiêm chích về địa phương. Những năm gần đây, trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng Khu du lịch Tâm linh Chùa Bái Đính, lưu lượng khách tham quan du lịch đến đây ngày một đông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch và các ngành nghề có liên quan. Điều đó đã giúp cho hàng ngàn người dân trong và ngoài xã có thêm việc làm và thu nhập, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao, bộ mặt của xã được thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên lượng du khách đông cũng tiềm ẩn những nguy cơ làm phức tạp an ninh trật tự và phát sinh, phát triển các dịch bệnh nguy hiểm trong đó có HIV/AIDS. Hiện trên địa bàn 27
  2. xã đã có 56 người nghiện chích ma túy, 32 người nhiễm HIV/AIDS trong đó tử vong 26 người. Qua khảo sát được tiến hành trước khi triển khai dự án, nhận thức, thái độ và thực hành của người dân trong xã chưa cao, vẫn còn nhiều người chưa có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS, chưa biết cách phòng chống lây nhiễm cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Tình trạng kì thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn nặng nề. Người nhiễm HIV còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe và hòa nhập cộng đồng. Vấn đề nâng cao nhận thức cho các tâng lớp nhân dân trong xã về HIV/AIDS là hết sức cần thiết. Thực tế tại xã mới có 01 CBYT chuyên trách công tác phòng chống HIV/AIDS nhưng cũng chỉ là cán bộ kiêm nhiệm, năng lực thực hành, kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS còn hạn chế. Đây cũng chính là lí do nhóm nghiên cứu lựa chọn xã Gia sinh để triển khai mô hình điểm truyền thông vận động thay đổi hành vi dựa vào cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS và thực hiện đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS tại xã Gia Sinh năm 2009 - 2010, với mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ và thực hành của người dân xã Gia Sinh đối với việc phòng chống HIV/AIDS. 2. Triển khai các hoạt động truyền thông GDSK nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành của người dân xã Gia Sinh trong phòng chống HIV/AIDS. 3. Đánh giá hiệu quả các hoạt động can thiệp thông qua nhận thức, thái độ và thực hành của người dân xã Gia Sinh đối với việc phòng chống HIV/AIDS. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Các hoạt động can thiệp đã triển khai 1. Thành lập được hệ thống điều hành trong xã: Ngay sau khi thống nhất thực hiện dự án tại xã, Chủ tịch UBND xã đã ký Quyết định thành lập Ban điều hành gồm 12 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách Văn hoá xã hội làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng trạm Y tế xã làm Phó ban thường trực, các đồng chí trưởng các ban ngành đoàn thể, hiệu trưởng các trường học trong xã là uỷ viên. 2. Tại 11/11 thôn của xã đã thành lập đội hành động do đồng chí Trưởng thôn làm đội trưởng. Thành phần của đội gồm các đồng chí Bí thư chi bộ, cán bộ mặt trận, chi hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên, hội Nông dân, nhân viên Y tế thôn và trưởng các tộc họ. Quyết định thành lập do Chủ tịch UBND xã ký. 3. Mạng lưới cộng tác viên cộng đồng: Mỗi thôn đều có mạng lưới cộng tác viên gồm những vị chức sắc tôn giáo, trưởng các họ, dòng tộc, những người có uy tín trong thôn xóm, các chủ hộ gia đình. 4. Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Tổ chức 10 lớp tập huấn về kiến thức HIV/AIDS cho đội ngũ báo cáo viên bao gồm toàn thể Ban điều hành xã và đội trưởng các đội hoạt động thôn. 28
  3. Tổ chức 15 lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho các truyền thông viên là thành viên các đội hoạt động. 5. Cung cấp tài liệu truyền thông bao gồm hàng nghìn áp phích, tờ rơi, sách nhỏ để cho mạng lưới của xã, thôn hoạt động. 6. Phối hợp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn xây dựng xã Gia Sinh là một trong 3 xã của huyện triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại. Cụ thể là đã cung cấp trao đổi BKT sạch cho các đối tượng nghiện chích ma túy của xã và cung cấp bao cao su cho các nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu sẵn có, thuận tiện. 7. Thường xuyên phát các tin, bài có nội dung tuyên truyền PC HIV/AIDS trên hệ thống truyền thanh xã. 8. Phối hợp lồng ghép hoạt động truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS với các hoạt động của các chương trình khác như chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, phong trào xây dựng làng văn hóa, sức khỏe. Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại cộng đồng dân cư và trong các trường học của xã. 2.2. Nhận thức, thái độ và thực hành của người dân xã Gia Sinh trước và sau khi thực hiện dự án Bảng 1. Số người đã được nghe hay đọc được tài liệu về HIV/AIDS Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Có 98 100 Chưa 02 0 Nhận xét: Trong số 100 đối tượng được hỏi, trước khi triển khai nghiên cứu vẫn có 02 người (2%) trả lời là chưa nghe và chưa biết về HIV/AIDS. Sau 2 năm triển khai các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS, 100% số đối tượng đều đó biết về HIV/AIDS. Bảng 2. Nguồn cung cấp thông tin về HIV/AIDS Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Báo chí 57,1 48 Ti vi 88,7 91 Loa đài (truyền thanh xã ) 77,5 100 Cán bộ y tế 63,2 92 Bạn bè 69,3 73 Tài liệu (tờ rơi, áp phích, băng rôn ) 43,8 100 29
  4. Nhận xét: Nguồn thông tin về HIV/AIDS mà đối tượng có được, trước khi triển khai các hoạt động truyền thông, chủ yếu là từ ti vi và đài truyền thanh xã, vai trò của CBYT không nhiều (63,2%). Tuy nhiên sau khi triển khai các hoạt động truyền thông, nhất là truyền thông trực tiếp, nguồn thông tin từ CBYT đã được tăng lên (92%) và đặc biệt là từ loa truyền thanh xã, từ tài liệu là 100%. Bảng 3. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về đường lây truyền của HIV Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Qua đường máu 83,6 98 Qua đường quan hệ tình dục 80,6 92 Từ mẹ sang con 62,2 91 Không biết 14,2 0 Khác (Đối tượng kể thêm các đường lây khác) 4,0 2 Nhận xét: Trong cuộc khảo sát trước can thiệp, tỷ lệ đối tượng có nhận thức đúng về đường lây truyền của HIV/AIDS cũng khá cao, tuy nhiên vẫn còn đến 14% số đối tượng được phỏng vấn không biết đường lây của HIV, sau can thiệp không còn đối tượng trả lời không biết và tỷ lệ trả lời đúng tăng cao (trên 90% ở cả 3 đường lây). Bảng 4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về đường không lây truyền HIV Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Ăn chung bát đũa với người nhiễm HIV 64,2 91 Uống chung cốc, chén với người nhiễm HIV 66,3 87 Ngủ chung giường với người nhiễm HIV 73,4 93 Tắm chung với người nhiễm HIV 69,3 85 Sử dụng chung nhà vệ sinh với người nhiễm 75,5 100 Lao động, học tập, làm việc chung với người nhiễm 87,5 96 HIV Muỗi đốt 77,5 100 Không biết 8,1 0 Khác (Đối tượng kể thêm các đường lây khác) 7,1 0 Nhận xét: Về các đường không lây nhiễm HIV, trước khi triển khai các hoạt động truyền thông tỷ lệ người được phỏng vấn có nhận thức đúng còn tương đối thấp (từ 64,2% - 87,5% với từng hành vi), tuy nhiên sau khi được truyền thông, tỷ lệ này đó được nâng lên rõ rệt, từ 85% đến 100%. 30
  5. Bảng 5. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Dùng riêng bơm, kim tiêm 79,5 100 Dùng riêng dao cạo, bấm móng tay, chân 62,2 98 Dùng riêng bàn chải răng 83,6 87 Dùng găng tay hay túi nilon, bao tay khi tiếp xúc với 68,3 81 các dịch tiết, máu của người khác Dùng BCS khi QHTD với người không biết họ có HIV 85,7 92 hay mắc bệnh lây nhiễm qua đường TD không Không biết/khác 13,2 0 Nhận xét: Về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, đối với hành vi sử dụng BKT, trước can thiệp tỷ lệ là 79,5%, sau can thiệp là 100%, tương tự các biện pháp khác cung tăng lên rõ rệt và có ý nghĩa thống kê. Bảng 6. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về biện pháp phòng lây nhiễm khi vợ (chồng) bị nhiễm HIV Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Ly hôn 17,3 0 Ly thân 54,0 47 Quan hệ tình dục bình thường 14,2 0 Dùng bao su khi quan hệ tình dục 53 95 Không biết/khác 6,1 0 Nhận xét: Bảng 6 về phòng lây nhiễm HIV trong trường hợp vợ (chồng) có HIV, trước can thiệp có tới 17,3% đối tượng phỏng vấn trả lời sẽ ly hôn, 54% ly thân, vẫn QHTD bình thường 14,2%, chỉ có 53% sử dụng BCS trong QHTD. Sau can thiệp nhận thức của người dân được nâng lên nên tỷ lệ này đó thay đổi: không có đối tượng nào trả lời sẽ li hôn, tỷ lệ li thân còn khá cao (47%), số người dùng BCS lên tới 95%. Bảng 7. Tỷ lệ dùng BCS khi quan hệ tình dục với bạn tình trong 12 tháng qua Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Không có quan hệ tình dục với ai 34,6 35 Không dùng bao cao su 36,7 23 Có dùng bao cao su 28,5 42 31
  6. Nhận xét: Trước can thiệp và sau can thiệp, tỷ lệ người trả lời không có QHTD là tương đương (34,6 và 35%). Số người này chủ yếu là đối tượng chưa có gia đình, cao tuổi , ở những đối tượng còn lại tỷ lệ không sử dụng BCS đó giảm rõ rệt từ 36,7% xuống 23%. Số người sử dụng BCS tăng từ 28,5% lên 42%. Bảng 8. Tỷ lệ dùng bơm kim tiêm trong 12 tháng qua, khi ốm đau hoặc tiêm truyền, có dùng bơm kim tiêm với người khác không (kể cả dùng chung bơm kim tiêm với người trong gia đình) Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Không tiêm chích lần nào 44,8 45 Có dùng chung bơm, kim tiêm 5,2 0 Không dùng chung bơm, kim tiêm 50 55 Nhận xét: Trong 12 tháng qua, số người không tiêm chích khi ốm đau khá cao và tương đương ở cả 2 thời điểm trước và sau can thiệp (44,8% và 45%). Ở số phải tiêm chích khi ốm đau, trước can thiệp vẫn có 5,2% trường hợp có sử dụng chung BKT, tuy nhiên sau can thiệp không có người sử dụng chung BKT. Bảng 9. Ý kiến nhận xét nhiễm HIV/AIDS là tệ nạn xã hội cần phản đối không Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Có 48,9 6 Không 43,8 86 Không biết 4,0 0 Không trả lời 3,0 8 Nhận xét: Trước can thiệp có tới 48,9% đối tượng được hỏi cho rằng nhiễm HIV là tệ nạn xã hội, sau can thiệp tỷ lệ này giảm xuống chi còn 6%. Số người cho rằng đây chỉ là một bệnh, người nhiễm HIV cần được quan tâm, thông cảm và chia sẻ chiếm tới 86%. Bảng 10. Ý kiến về cách ứng xử nếu trong gia đình có người nhiễm HIV/AIDS Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Để người nhiễm sống cách ly 24,4 2 Để người nhiễm sống chung với gia đình 59,1 94 Quan tâm chăm sóc người nhiễm 80,6 100 Gửi người nhiễm tới bệnh viện chăm sóc 12,2 4 Không biết 4,0 0 32
  7. Nhận xét: Về việc đối xử với người nhiễm HIV, trước can thiệp có tới 24,4% đối tượng cho rằng cần cách li, 12,2% số người muốn để người nhiễm HIV tại các CSYT. Tuy nhiên sau can thiệp, nhận thức và thực hành của người dân đó thay đổi. Số người cho rằng cần cách li người nhiễm HIV chỉ còn 2%, 94% đồng ý để người nhiễm HIV sống chung cùng gia đình, 100% số người trả lời sẽ quan tâm, chăm sóc người nhiễm HIV (trước can thiệp là 80,6%). 3. Kết luận 1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có nhận thức đúng về đường lây nhiễm của HIV sau khi can thiệp đã tăng lên rõ rệt ở cả 3 đường lây chủ yếu: - Qua đường máu: từ 83,6% lên 98%, - Qua đường quan hệ tình dục từ: 80,6% lên 92%, - Từ mẹ sang con: từ 62,2% lên 91%. 2. Tỷ lệ đối tượng có nhận thức đúng về các biện pháp phòng lây nhiễm đã tăng lên sau khi thực hiện các hoạt động truyền thông: dùng riêng BKT từ 79,5 lên 100%, dùng BCS khi QHTD từ 85,7% lên 92% 3. Các đối tượng nghiên cứu sau khi được TTGDSK về HIV/AIDS đã có thái độ tích cực hơn và thực hiện được các hành vi phòng lây nhiễm HIV như: dùng BCS khi QHTD với vợ (chồng) bị nhiễm HIV (95%), sử dụng riêng BKT khi cần tiêm chích (100% số người đó tiêm chích trong 12 tháng qua). 4. Sau can thiệp người dân xã Gia Sinh đã quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ, không xa lánh, kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV: 86% cho rằng đây không phải là tệ nạn xã hội cần lên án, 100% cho rằng cần quan tâm, giúp đỡ người nhiễm HIV. 4. Kiến nghị Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã thu được, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như sau: 1. Đề nghị ngành y tế, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm hỗ trợ để duy trì và củng cố kết quả và hiệu quả đã đạt được. 2. Xây dựng thêm một số mô hình này tại các địa phương khác nhằm từng bước nhân rộng mô hình truyền thông thay đổi hành vi dựa vào cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS. 33