Đánh giá hiệu quả truyền thông thay đổi hành vi rửa tay bằng xà phòng trong phòng chống cúm a tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, Ninh Bình năm 2010

pdf 10 trang Gia Huy 21/05/2022 2470
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả truyền thông thay đổi hành vi rửa tay bằng xà phòng trong phòng chống cúm a tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, Ninh Bình năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_truyen_thong_thay_doi_hanh_vi_rua_tay_bang.pdf

Nội dung text: Đánh giá hiệu quả truyền thông thay đổi hành vi rửa tay bằng xà phòng trong phòng chống cúm a tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, Ninh Bình năm 2010

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG TRONG PHÒNG CHỐNG CÚM A TẠI XÃ MAI SƠN, HUYỆN YÊN MÔ, NINH BÌNH, NĂM 2010 Phạm Ngọc Cương, Lê Thị Thu Hoàn Trung tâm Truyền thông GDSK Ninh Bình Tóm tắt nghiên cứu: Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2010, Trung tâm TTGDSK Ninh Bình tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và thực hành của người dân trên địa bàn xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình về phòng chống bệnh cúm A. Một loạt các hoạt động truyền thông can thiệp đã được tiến hành như phát trên loa đài, phát tài liệu, tổ chức truyền thông lồng ghép, thăm hộ gia đình, phát xà phòng, chậu rửa Kết quả đánh giá trước và sau can thiệp trên 200 phụ nữ trên 18 tuổi tại địa bàn xã đã cho thấy có sự chuyển biến về nhận thức và hành vi của đối tượng. Nhận thức của người dân về nguyên nhân gây bệnh cúm (do vi rút) tăng từ 61,5% lên 97,5%. Tỷ lệ người dân biết được đường lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và các dịch tiết mũi họng, hô hấp của người bệnh đã tăng từ 53% lên 100%. Kiến thức về các biểu hiện của bệnh và các biện pháp phòng bệnh cũng tăng lên đáng kể. Sau khi can thiệp phần lớn phụ nữ xã Mai Sơn đó thực hiện đúng và thường xuyên việc rửa tay bằng xà phòng (trước can thiệp: 24%, sau can thiệp: 100%). 1. Đặt vấn đề Mai Sơn là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, có diện tích tự nhiên gần 5 km2, có 8 thôn với 890 hộ gia đình, trên 4.000 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 62,8%, dịch vụ và công nghiệp chiếm 37,2%, giao thông thuận tiện với đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và đường sông chạy qua xã - đây là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân trong xã. Mặt khác ở đây vẫn còn nhiều tập quán lạc hậu, nguồn nước sạch cho sinh hoạt còn thiếu, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh chưa cao, người dân vẫn chưa có thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, một số hộ vẫn còn sử dụng phân tươi để bón ruộng. Đây chính là mối nguy cơ tiềm ẩn phát sinh và phát triển các bệnh dịch bệnh nguy hiểm nhất là bệnh dịch cúm A và các bệnh đường tiêu hóa. Từ năm 2004 - 2008 trên địa bàn huyện Yên Mô đã có 11 xã có dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm, trong đó xã Mai Sơn có 2 đợt dịch (năm 2004 và năm 2005), tuy nhiên cho đến nay chưa phát hiện bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1. Năm 2009, trên địa bàn huyện Yên Mô và xã Mai Sơn cũng đã xảy ra dịch cúm A/H1N1 và các dịch bệnh nguy hiểm như tiêu chảy cấp nguy hiểm do tả, nhiễm liên cầu lợn ở người Mặt dù đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch nhưng với những điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội 17
  2. nêu trên, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh này là rất lớn đòi hỏi phải chủ động triển khai các biện pháp can thiệp nhằm làm giảm thiểu nguy cơ. Căn cứ nhu cầu thực tiễn và khả năng huy động các nguồn lực tại địa phương, chúng tôi lựa chọn hình thức can thiệp là rửa tay bằng xà phòng tại xã vì đây là hành vi quan trọng có thể phòng lây nhiễm cúm và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp bằng truyền thông tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô trong việc phòng chống dịch cúm A thông qua hành vi rửa tay bằng xà phòng, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả truyền thông thay đổi hành vi rửa tay bằng xà phòng trong phòng chống cúm A tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô năm 2010. 2. Mục tiêu can thiệp Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành của các tầng lớp nhân dân trong xã, đặc biệt là phụ nữ trong công tác phòng chống dịch cúm A. Mục tiêu cụ thể: Đến hết tháng 01/2011, tại xã Mai Sơn có: 90% phụ nữ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đúng cách. 80% người dân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đúng cách. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2010 Địa điểm: xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đánh giá trước - sau. 3.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ > 18 tuổi Chọn mẫu và cỡ mẫu cho nghiên cứu: + Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: 2 p.(1 p) n Z(1 / 2) 2 d Trong đó: n: Cỡ mẫu cần phỏng vấn trong nghiên cứu. Z(1- /2): Độ tin cậy của nghiên cứu, được xác định ở ngưỡng xác suất với là 0,05 nên giá trị Z(1- /2) là 1,96 p: Tỷ lệ người dân có nhận thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống cúm A/H1N1 (để có cỡ mẫu cao nhất p được tính là 0,5) d. Độ sai lệch mong muốn (d = 0,05) 18
  3. Áp dụng vào công thức trên, cỡ mẫu được tính là 196, làm tròn là 200. Như vậy cỡ mẫu điều tra là 200 (người). + Chọn đối tượng nghiên cứu: Sử dụng kĩ thuật quay cổ chai, hướng cổ chai quay về phía nào thì chọn hộ gần nhất của thôn gần nhất là điểm đầu tiên để tiến hành điều tra, sau đó áp dụng phương pháp cổng liền cổng (door to door) cho đến khi đủ cỡ mẫu. Nếu đối tượng nghiên cứu đi vắng thì chọn hộ gia đình tiếp theo cho đủ cỡ mẫu (Số lượng hộ thay đổi không quá 5%). Tại mỗi hộ gia đình thực hiện phỏng vấn một phụ nữ từ 18 tuổi trở lên. 3.4. Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi đã được chuẩn bị trước. 3.5. Các bước tiến hành nghiên cứu Đánh giá trước can thiệp nhận thức, thái độ, thực hành của người dân nhất là phụ nữ liên quan đến công tác phòng chống dịch cúm A và hành vi rửa tay bằng xà phòng. Can thiệp bằng các hoạt động truyền thông, gồm: + Tổ chức 08 lớp kĩ năng phòng chống dịch cúm A và biện pháp rửa tay bằng xà phòng cho hơn 400 phụ nữ tại 08 thôn. + Tổ chức 02 cuộc thi kiến thức giữa các gia đình. Nội dung thi gồm 2 phần:phần thi kiến thức về phòng chống cúm A và phần thi thực hành rửa tay bằng xà phòng. Có 120 thí sinh là hội viên phụ nữ đến từ 8 chi hội trong toàn xã đã tham gia. Kết quả hội thi là căn cứ để trao các giải thưởng đồng thời chọn ra 80 hộ gia đình để hỗ trợ xà phòng, chậu, giá inox. + Tuyên truyền phòng chống cúm tại cộng đồng: o Tuyên truyền trên đài truyền thanh xã: Đài Truyền thanh xã đã thường xuyên phát các bài tuyên truyền về bệnh cúm A, các biện pháp phòng chống, lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng, tin về các hoạt động của dự án. o Tổ chức các buổi truyền thông lồng ghép: Hội phụ nữ xã đã tổ chức được gần 30 buổi truyền thông lồng ghép, phối hợp với các tổ chức khác như cựu chiến binh, thanh niên, các nhà trường o Truyền thông tại hộ gia đình: cán bộ hội phụ nữ, nhân viên y tế thôn đã thường xuyên đến tận các hộ gia đình cấp phát tài liệu, tổ chức tuyên truyền, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện hành vi rửa tay bằng xà phòng tại mỗi hộ gia đình. Đánh giá nhận thức, thái độ, thực hành của người dân nhất là phụ nữ liên quan đến công tác phòng chống dịch cúm A và hành vi rửa tay bằng xà phòng sau can thiệp. 3.6. Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 16.0. Kết quả sau khi phân tích, được trình bày dưới dạng số lượng và tỷ lệ phần trăm. Sử dụng các 19
  4. kiểm định thống kê (χ2) để so sánh về nhận thức, thái độ và thực hành của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp. 4. Kết quả nghiên cứu Bảng 1. Tỉ lệ phụ nữ đã nghe/biết về dịch cúm A trên người Tỷ lệ (%) Biết về bệnh cúm A trên người p Trước Sau Đã biết 100 100 Chưa biết 0 0 P>0,05 Tổng số 100 100 Nhận xét: Qua phỏng vấn 200 phụ nữ tại 2 thời điểm trước và sau can thiệp thì 100% đối tượng trả lời đều đã được nghe và biết về bệnh cúm A. Bảng 2. Nhận thức của phụ nữ về tác nhân gây dịch cúm A trên người Tỷ lệ (%) Tác nhân gây bệnh p Trước Sau Do virut cúm gây ra 61,5 97,5 Do vi khuẩn gây ra 21 2,5 <0,05 Không biết/không rõ 17,5 0 Nhận xét: Tỷ lệ phụ nữ sau khi can thiệp có nhận thức đúng tác nhân gây bệnh là do vi rút cúm cao hơn rất nhiều thời điểm trước can thiệp (61,5% và 97,5%), với p<0,05. Bảng 3. Nhận thức về đường lây truyền bệnh cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Đường lây p Trước Sau Hô hấp 48 94 <0,05 Tiêu hoá 23,5 0 Máu 01 0 Tình dục 0 0 Tiếp xúc thông thường 21,5 6 Khác (ghi rõ) 0 0 Không biết 6 0 Nhận xét: Về đường lây, trước can thiệp chỉ có 48% phụ nữ được hỏi trả lời là bệnh cúm A/H1N1 lây qua hô hấp, nhưng sau can thiệp tỷ lệ đó là 94% (p<0,05). 20
  5. Bảng 4. Nhận thức về nguồn lây nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Nguồn lây p Trước Sau Người 53,5 96 <0,05 Các loại gia cầm, thủy cầm, chim 17 4 <0,05 Lợn 0 0 Khác (ghi rõ) 0 0 Không biết 29,5 0 Nhận xét: Về nguồn lây nhiễm, trước can thiệp chỉ có 53,5% phụ nữ được hỏi trả lời là bệnh cúm A/H1N1 có nguồn lây duy nhất là người mắc bệnh, nhưng sau can thiệp tỷ lệ đó là 96% ( p<0,05). Bảng 5. Nhận thức về sự nguy hiểm của dịch cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Sự nguy hiểm của bệnh p Trước Sau Nguy hiểm 65,5 100 <0,05 Bình thường (như cúm mùa) 21 0 <0,05 Không biết 13,5 0 Nhận xét: Về sự nguy hiểm của dịch, trước can thiệp chỉ có 65,6% phụ nữ cho rằng bệnh nguy hiểm nhưng sau can thiệp tỷ lệ đó đã tăng lên 100% (p<0,05). Bảng 6. Nhận thức về đường lây nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Đường lây p Trước Sau Tiếp xúc với người nhiễm vi rút cúm 68,5 100 Qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi <0,05 họng của bệnh nhân 53 100 Tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm vi rut 38 94,5 Tiếp xúc với động vật bị bệnh 13,5 0 Khác (ghi rõ) 0 0 Không biết 8,0 0 Nhận xét: Nhận thức của đối tượng nghiên cứu về đường lây nhiễm cúm A/H1N1 tăng lên rõ rệt sau khi được cung cấp thông tin từ các hoạt động can thiệp, đặc biệt là đường lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và các dịch tiết mũi họng, hô hấp của người bệnh đã tăng từ 53% lên 100% (p<0,05). 21
  6. Bảng 7. Nhận thức về đối tượng dễ bị nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Đối tượng p Trước Sau Người già 53,5 89 Trẻ em 58 84,5 <0,05 Phụ nữ có thai 40,5 73 Người có sức khoẻ yếu hoặc đang mắc các bệnh khác 61,5 91 Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh 29 72,5 Nhận xét: Hầu hết các đối tượng được phỏng vấn đều trả lời đúng về những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cúm A/H1N1 và tỷ lệ người có nhận thức đúng tăng cao rõ rệt sau khi được truyền thông. Bảng 8. Nhận thức về việc phát hiện sớm các ca nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Nhận thức p Trước Sau Có thể 42 83,5 <0,05 Không thể 37,5 16,5 Không biết 20,5 0 Nhận xét: Sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp bằng TTGDSK, tỷ lệ người có nhận thức đúng về việc có thể phát hiện sớm các trường hợp bệnh ngay tại cộng đồng đã tăng lên từ 42% lên 83,5%. P<0,05 Bảng 9. Nhận thức về biểu hiện khi nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Biểu hiện p Trước Sau Sốt 45,5 100 Đau đầu 56,5 89 Đau mỏi cơ khớp 39,5 82 <0,05 Ho, chảy nước mũi 62,5 98,5 Tiêu chảy 7 5 Khác 11 09 Nhận xét: Sau khi được TTGDSK, tỷ lệ đối tượng biết và liệt kê được các biểu hiện của người mắc cúm A/H1N1 đã tăng rất cao. Đặc biệt là ở 2 triệu chứng sốt và đau đầu với 100% số người được hỏi trả lời đúng. 22
  7. Bảng 10. Thái độ khi tiếp xúc với những người nghi nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Thái độ p Trước Sau Tránh không tiếp xúc và cách li người bệnh 68 87 Báo ngay cho cán bộ y tế 44,5 100 Thực hiện vệ sinh ăn uống 32,5 96,5 1m khi tiếp xúc với bệnh nhân 9,5 79,5 Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng 24 100 <0,05 Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi 53,5 89 Uống thuốc phòng cúm 29 82 VS cá nhân, môi trường thường xuyên, khử trùng các bề mặt tiếp xúc 56,5 91,5 Nhận xét: Về các biện pháp phòng lây nhiễm, tỷ lệ đối tượng có thái độ tích cực sau khi được truyền thông khá cao nhưng không đồng đều như với hành vi đeo khẩu trang, tỷ lệ vẫn còn thấp (28%). Nguyên nhân là các đối tượng cho rằng việc đeo khẩu trang bất tiện, ảnh hưởng thẩm mỹ và gây trở ngại khi giao tiếp. Bảng 12. Rửa tay bằng xà phòng có phòng được nhiễm cúm A/H1N1 không Tỷ lệ (%) Biện pháp p Trước Sau Có 36,5 100 <0,05 Không 63,5 0 Không biết 0 0 Nhận xét: Phân tích bảng 12 chúng ta thấy sau khi được truyền thông, 100% đối tượng có nhận thức đúng và thái độ tích cực đối với việc rửa tay bằng xà phòng trong phòng chống cúm A so với 365,% trước khi truyền thông. 23
  8. Bảng 13. Thời điểm rửa tay bằng xà phòng Tỷ lệ (%) Thời điểm p Trước Sau Trước khi ăn 70,5 100 Trước khi chế biến thức ăn 43 87,5 <0,05 Sau khi đi làm đồng về 29 76 Sau khi đi vệ sinh 58,5 100 Khác 15 7 Nhận xét: Sau khi được truyền thông GDSK phần lớn đối tượng đều đã biết các thời điểm cần rửa tay bằng xà phòng. Điều này hết sức quan trọng trong việc phòng lây nhiễm của bệnh cúm A cũng như các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Bảng 14. Các bước rửa tay bằng xà phòng (kết hợp mô tả và quan sát thực hành) Tỷ lệ (%) Các bước p Trước Sau Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào 53,5 95,5 lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt 49 89 từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và 42,5 76 Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các <0,05 38,5 69,5 ngón của bàn tay kia và ngược lại Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia 13,5 85 bằng cách xoay đi, xoay lại. Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô 56 94 tay bằng khăn hoặc giấy sạch Nhận xét: Trước khi được hướng dẫn và tổ chức cuộc thi rửa tay bằng xà phòng, phần lớn đối tượng không mô tả được các bước rửa tay bằng xà phòng. Tuy nhiên sau khi được CBYT, CBPN hướng dẫn thực hành, được cung cấp xà phòng, chậu rửa phần lớn đối tượng nghiên cứu đã mô tả đúng và thực hành thành thục các bước rửa tay đúng bằng xà phòng. 24
  9. Bảng 15. Kênh thông tin về phòng lây nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Kênh thông tin p Trước Sau Sách, báo, tạp chí 23,5 24 Ti vi 81 82,5 Loa đài 71,5 100 <0,05 Cán bộ y tế 58,5 100 <0,05 Cán bộ phụ nữ 48 100 <0,05 Nhận xét: Trước khi can thiệp, nguồn cung cấp thông tin về cúm A chủ yếu là qua ti vi, vai trò của CBYT, CBPN khá mờ nhạt (khoảng 58% số người được hỏi). Tuy nhiên sau khi thực hiện các hoạt động truyền thông, tỷ lệ người trả lời có được các thông tin về cúm A và các biện pháp phòng chống từ CBYT, CBPN và hệ thông đài truyền thanh xã đã tăng lên rất cao (100%). Bảng 16. Kênh phù hợp và hiệu quả nhất trong tuyên truyền về cúm A/H1N1 Tỷ lệ % Kênh thông tin p Trước Sau Sách, báo, tạp chí 3,5 2 Ti vi 29 3 Loa đài 46 27,5 <0,05 Cán bộ y tế 18 32 <0,05 Khác (người thân, cán bộ chính quyền, phụ nữ ) 5,5 35,5 Nhận xét: Trước khi can thiệp, đối với các đối tượng kênh thông tin phổ biến, tin tưởng và hiệu quả nhất là hệ thống loa truyền thanh của xã, ti vi, sau khi can thiệp số đối tượng xác định kênh thông tin hiệu quả và phù hợp nhất đã thay đổi với sự tin tưởng nhiều hơn vào CBYT (32%) và CBPN, cán bộ chính quyền (35,5%). 5. Kết luận Về tổ chức thực hiện: Dự án đã thành công đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra là do đã lựa chọn đúng địa phương để triển khai thực hiện, mục tiêu được xây dựng phù hợp, kế hoạch hoạt động mang tính khả thi. Có sự phối hợp chặt chẽ, khoa học trong tổ chức, chỉ đạo và triển khai các hoạt động. Đặc biệt là nhận được sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong việc tổ chức và triển khai thực hiện các nội dung can thiệp. 25
  10. Nhận thức của phụ nữ xã Mai Sơn về các biện pháp phòng chống cúm A, nhất là rửa tay bằng xà phòng tăng lên đáng kể sau can thiệp (trước can thiệp: 36,5%, sau can thiệp: 100%). Sau khi can thiệp phần lớn phụ nữ xã Mai Sơn đó thực hiện đúng và thường xuyên việc rửa tay bằng xà phòng (trước can thiệp: 24%, sau can thiệp: 100%). 6. Kiến nghị Đề nghị Bộ Y tế, Sở Y tế Ninh Bình tiếp tục hỗ trợ để duy trì kết quả đó đạt được tại xã Mai Sơn và nhân rộng mô hình này tại các địa phương khác trong tỉnh. Tăng cường TTGDSK trong cộng đồng để nâng cao trình độ nhận thức, thái độ và thực hành của người dân về phòng chống dịch cúm A/H1N1. Bổ sung nhân lực, tổ chức tập huấn cho CBYT cơ sở, đầu tư kinh phí, trang thiết bị, cập nhật tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1. 26