Kỷ yếu các Đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2011

pdf 142 trang Gia Huy 21/05/2022 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỷ yếu các Đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfky_yeu_cac_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_he_truyen_thong_gi.pdf

Nội dung text: Kỷ yếu các Đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2011

  1. BỘ Y TẾ TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRUNG ƯƠNG KỶ YẾU CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỆ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE NĂM 2011 HÀ NỘI - 2012 1
  2. BAN BIÊN SOẠN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TTƯT. BSCKI. Đặng Quốc Việt Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương CHỦ BIÊN TS. Nguyễn Thị Kim Liên Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương BIÊN TẬP ThS.BS. Trịnh Ngọc Quang – Trưởng phòng Khoa học & Đào tạo ThS.BS. Lý Thu Hiền – Phó trưởng phòng Khoa học & Đào tạo 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Sau Hội nghị khoa học lần thứ nhất vào năm 2010 của Hệ Truyền thông GDSK, công tác nghiên cứu khoa học đã được xác định là một nhiệm vụ cần được tăng cường tại cả cấp Trung ương và địa phương. Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương và các Trung tâm tuyến tỉnh đã thực hiện nhiều hơn các đề tài nghiên cứu với các nội dung khá đa dạng, phong phú góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả của các hoạt động truyền thông GDSK của toàn Hệ. Cuốn kỷ yếu “Các đề tài nghiên cứu khoa học về truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2000 – 2010” đã được phát hành lần đầu tiên vào dịp Hội nghị đó và đã được cán bộ và các Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh/thành phố trên cả nước đánh giá cao. Để tăng cường phổ biến các kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của các cá nhân, đơn vị thuộc hệ Truyền thông GDSK, Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương đã thu thập, biên soạn các đề tài nghiên cứu của cán bộ và đơn vị thuộc hệ truyền thông thực hiện và hoàn thành năm 2011 để xây dựng cuốn “Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của Hệ truyền thông Giáo dục sức khỏe năm 2011”. Cuốn kỷ yếu cũng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân, đơn vị khi làm nghiên cứu khoa học. Trong quá trình biên soạn cuốn kỷ yếu khó tránh khỏi những sai sót, Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để Trung tâm bổ sung, chỉnh lý để có những tài liệu với chất lượng tốt hơn cho các năm sau. Xin trân trọng cảm ơn! T/M BAN BIÊN SOẠN Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương BSCKI. Đặng Quốc Việt 3
  4. MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học của Trung tâm Truyền thông GDSK các tỉnh miền Bắc năm 2011 2 Đánh giá hiệu quả truyền thông thay đổi hành vi rửa tay bằng xà phòng trong phòng chống cúm A tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, Ninh Bình, năm 2010 3 Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, năm 2009-2010 4 Sự cần thiết của truyền thông GDSK trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân 5 Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông GDSK tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 6 Kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh về bệnh tay chân miệng. 7 Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tai biến mạch máu não cho người cao tuổi tại thị xã Bắc Kạn, năm 2011 8 Đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hoạt động phòng truyền thông GDSK các trạm y tế tỉnh Bắc Ninh năm 2011 9 Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 10 Tình hình nhiễm HIV và đặc điểm nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại tỉnh Khánh Hòa năm 2010 11 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống nhiễm HIV của nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại tỉnh Khánh Hòa năm 2010 12 Khảo sát hoạt động từ thiện của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2011 13 Hiện trạng trang thiết bị và phương tiện làm việc của hệ truyền thông GDSK thành phố Cần Thơ năm 2010 14 Đánh giá tính phù hợp của tài liệu truyền thông chăm sóc mắt tại tỉnh Quảng Nam 15 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật “Xây dựng chuyên mục Thầy thuốc gia đình trên truyền hình” 4
  5. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GDSK CÁC TỈNH MIỀN BẮC NĂM 2011 TS.Nguyễn Thị Kim Liên, ThS.Lý Thu Hiền, CN.Nguyễn Thị Lý, CN.Nguyễn Thanh Hồng, CN.Nguyễn Thị Hồng Lụa,CN.Nguyễn Thị Nhã Đan Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương Tóm tắt nghiên cứu: Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong các nhiệm vụ của trung tâm TTGDSK. Với mục tiêu mô tả thực trạng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hoạt động NCKH của các trung tâm TTGDSK (T4G) miền Bắc, nghiên cứu đã tiến hành từ tháng 6-11/2011, trên 274 đối tượng là lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của T4G 25 tỉnh/thành miền Bắc, đồng thời thu thập các đề tài nghiên cứu do các đơn vị này thực hiện trong 3 năm 2008-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 năm từ 2008 -2010, trung bình mỗi T4G thực hiện 1,44 đề tài. Các nghiên cứu tập trung vào đánh giá hoạt động truyền thông của địa phương, nghiên cứu KAP về các vấn đề sức khỏe đang được quan tâm. Bên cạnh các nghiên cứu có chất lượng, nhiều báo cáo nghiên cứu còn sơ sài; thiếu tóm tắt, tổng quan, bàn luận; trình bày tài liệu tham khảo chưa đúng; phương pháp nghiên cứu chưa chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết chỉ có 27,4% cán bộ đã từng được tập huấn về NCKH; 95,6% có nhu cầu đào tạo thêm. 19,3% đã từng đề xuất đề tài nghiên cứu và 31% đã từng tham gia NCKH. 96,4% gặp khó khăn khi làm NCKH, với các khó khăn chủ yếu là thiếu kinh phí (81%), năng lực cán bộ yếu (67,9%). Việc không được đào tạo và không tham gia NCKH đã khiến cán bộ không đánh giá cao khả năng làm NCKH của mình và đơn vị. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới, trình độ học vấn, chuyên ngành đào tạo và việc được tập huấn về NCKH với việc tham gia làm NCKH của cán bộ. 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một nhiệm vụ quan trọng trong cả lĩnh vực điều trị cũng như dự phòng. Trong lĩnh vực TTGDSK, NCKH giúp người làm truyền thông hiểu rõ những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân và các phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề đó. Đảng và Chính phủ ta nhận thức rõ vai trò của NCKH đối với sự phát triển của ngành Y tế nên trong Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, một trong những giải pháp được Đảng và Chính phủ ta xác định là “đẩy mạnh nghiên cứu khoa học”. Theo Quyết định 911/1999/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế, một trong những nhiệm vụ của các trung tâm TTGDSK tuyến tỉnh là tham gia và tổ chức công tác NCKH về TTGDSK trên địa bàn. NCKH là một trong các tiêu chí chấm điểm khi kiểm tra chéo công tác TTGDSK hàng năm của các tỉnh. Tuy nhiên hoạt động NCKH tại các T4G còn hạn chế. Theo báo cáo tổng kết của các T4G: năm 2009 có 99 đề 5
  6. tài, năm 2010 có 120 đề tài. Báo cáo đánh giá kết quả chương trình hành động TTGDSK đến năm 2010 cũng đã chỉ ra: “Các nghiên cứu về đối tượng được truyền thông còn ít được triển khai. Đối với hệ TTGDSK, công tác NCKH vẫn là một lĩnh vực còn nhiều hạn chế”. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng công tác NCKH của các Trung tâm TTGDSK các tỉnh miền Bắc từ đó có những khuyến nghị phù hợp nhằm thúc đẩy công tác NCKH, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác NCKH của Trung tâm TTGDSK các tỉnh miền Bắc năm 2011” 2. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng NCKH của T4G các tỉnh miền Bắc năm 2011. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến công tác NCKH của T4G các tỉnh miền Bắc. 3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động NCKH tại T4G các tỉnh miền Bắc. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, kết hợp thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng và định tính. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: - Cán bộ T4G các tỉnh miền Bắc (không bao gồm lái xe, bảo vệ, tạp vụ, văn thư) - Báo cáo nghiên cứu do T4G các tỉnh miền Bắc thực hiện từ 2008 đến 2010. 3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: - Thời gian: Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2011 - Địa điểm: T4G 25 tỉnh/thành miền Bắc (nghiên cứu định lượng). T4G Hà Nội, Lạng Sơn, Hưng Yên (nghiên cứu định tính) 3.4. Phương pháp chọn mẫu: - Phương pháp định lượng: Chọn mẫu toàn bộ: Tất cả các cán bộ công tác tại trung tâm TTGDSK các tỉnh miền Bắc đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu đều đưa vào để nghiên cứu. Lấy danh sách cán bộ của các trung tâm TTGDSK các tỉnh miền Bắc, chọn được 277 người tham gia nghiên cứu. - Phương pháp định tính: Chọn mẫu có chủ đích. Chọn 3 T4G đại diện cho thành phố, đồng bằng, miền núi là: Hà Nội, Hưng Yên, Lạng Sơn. Mỗi tỉnh phỏng vấn sâu 01 lãnh đạo đơn vị, 01 lãnh đạo Sở Y tế phụ trách công tác TTGDSK và thảo luận nhóm với 05 cán bộ. 3.5. Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu định lượng: Số liệu được thu thập bằng phiếu tự điền gửi đến các đối tượng nghiên cứu. - Số liệu định tính: Thực hiện thảo luận nhóm với cán bộ và phỏng vấn sâu lãnh đạo phụ trách NCKH của 03 T4G đã được chọn 6
  7. - Thu thập và đánh giá chất lượng các báo cáo nghiên cứu do các T4G miền Bắc hoặc cán bộ của đơn vị đó thực hiện trong vòng 3 năm gần đây (2008-2010). 3.6. Phân tích số liệu - Số liệu định lượng: Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. - Số liệu định tính: Gỡ băng và tóm tắt lại thông tin theo các mục tiêu của nghiên cứu 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên 274 cán bộ T4G 25 tỉnh/thành phố miền Bắc. Độ tuổi trung bình là 35,8; Cán bộ nữ chiếm 58,0%. Đa số được đào tạo từ các trường Y/dược (37,9%) và báo chí (27,2%). Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số, trong đó tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học là 57,3%, chuyên khoa I - 10,2%, thạc sĩ - 2,2%, chuyên khoa II - 1,8%. Số cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng vẫn chiếm gần 1/3. Số năm công tác trung bình tại trung tâm Truyền thông là 6,2 năm. Có 66,1% số cán bộ được hỏi tham gia lấy tin, viết bài, làm phóng sự; 38,0% tham gia xây dựng kế hoạch. Các nhiệm vụ khác như tổ chức hoạt động truyền thông, phát triển tài liệu, đào tạo giảng dạy chiếm tỷ lệ khá tương đương nhau (32,8%; 31,8%; 30,7%). Chỉ có 19% tham gia làm NCKH. 4.2. Thực trạng hoạt động NCKH của cán bộ và T4G các tỉnh miền Bắc Bảng 1. Hoạt động NCKH của các T4G miền Bắc trong 3 năm 2008-2010 Thành lập Số đề tài Thành lập Số đề tài Tỉnh Tỉnh HĐKH thực hiện HĐKH thực hiện Hải Dương Có (2003) 1 Cao Bằng Chưa 1 Hải Phòng Có (2000) 1 Hà Giang Chưa 1 Hà Nội Có (2010) 2 Vĩnh Phúc Có (2010) 0 Bắc Giang Có 1 Lai Châu Có (2008) 1 Nam Định Có (2005) 2 Hưng Yên Có (2006) 1 Quảng Ninh Chưa 1 Sơn La Có (2006) 1 Hòa Bình Có (2007) 2 Thái Bình Có (2001) 2 Yên Bái Có (2007) 3 Phú Thọ Chưa 0 Lào Cai Chưa 0 Bắc Ninh Có (2011) 1 Bắc Cạn Chưa 2 Hà Nam Có (2005) 2 Điện Biên Chưa 1 Ninh Bình Có (2008) 4 Tuyên quang Có (2007) 2 Lạng Sơn Có (2009) 1 Thái Nguyên Có 2 Giá trị trung bình: 1,44; min: 0; max: 4 7
  8. Trung bình trong 3 năm qua mỗi đơn vị thực hiện trung bình 1,44 đề tài, nhiều nhất là các tỉnh Ninh bình (4 đề tài/3 năm). Một số tỉnh như Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thú Thọ không có đề tài nào được thực hiện trong vòng 3 năm qua. Số đề tài được thực hiện từ nguồn kinh phí hàng năm của đơn vị chiếm 77,8%. 19/25 đơn vị đã thành lập Hội đồng khoa học (HĐKH). Thái Bình là tỉnh thành lập HĐKH sớm nhất (năm 2001) và gần đây nhất là Bắc Ninh (năm 2011). Có 18/19 HĐKH có hoạt động và 16/18 HĐKH được cho rằng hoạt động có hiệu quả. Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc không có HĐKH (Lào Cai, Bắc Cạn, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang). 31% 69% Có Không Biều đồ 1. Tỷ lệ cán bộ T4G tham gia NCKH 31% cán bộ các T4G đã từng tham gia làm NCKH. Hầu hết các cán bộ đã từng làm NCKH tham gia vào 1-2 đề tài (chiếm 79,8%). Các đề tài mà các đối tượng nghiên cứu tham gia là đề tài cấp cơ sở (74,1%); luận án/luận văn (18,8%), đề tài cấp ngành (16,5%), đề tài cấp tỉnh (10,6%). Viết báo cáo 43,5% Phân tích số liệu 44,7% Nhập liệu 38,8% Thu thập số liệu 76,5% Xây dựng bộ công cụ 36,5% Xây dựng đề cương 57,6% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Biều đồ 2. Hoạt động mà cán bộ T4G đã tham gia trong nghiên cứu Hoạt động thu thập số liệu cho các nghiên cứu được cán bộ tham gia nhiều nhất (76,5%), tiếp đến là việc xây dựng đề cương nghiên cứu (57,6%), phân tích số liệu (44,7%), viết báo cáo nghiên cứu (43,5%). Hoạt động viết bài báo khoa học được ít cán bộ tham gia nhất, chỉ có 21,2%. 8
  9. Được chấp nhận 44,4% Không đề xuất Có đề xuất 80,7% 19,3% Bị từ chối 55,6% Biều đồ 3. Thực trạng đề xuất đề tài NCKH của cán bộ T4G Chỉ có 19,3% cán bộ đã từng đề xuất đề tài NCKH, trong đó 44,4% các đề xuất được lãnh đạo đơn vị chấp nhận. Lý do khiến cán bộ T4G các tỉnh phía Bắc không đề xuất đề tài: cán bộ chưa đủ tự tin để thực hiện đề tài (56,2%), kinh phí hạn chế (40,6%), không chọn được đề tài phù hợp (23,9%). Chỉ có 4,1% cho rằng việc NCKH là không cần thiết. Kinh phí hạn chế là một cản trở cán bộ làm NCKH. ”Phòng GDSK là phòng chuyên môn mà cũng chẳng đề xuất đề tài. Kinh phí sự nghiệp hàng năm còn không đủ để chi. Nếu có kinh phí độc lập với kinh phí của cơ quan thì được, anh em sẵn sàng làm.” (TLN cán bộ T4G). ”Lãnh đạo đơn vị cũng ủng hộ lắm nhưng tiền không có, chỉ ủng hộ về mặt tinh thần thôi, ví dụ như có đơn vị nào mời làm thì lãnh đạo hoàn toàn ủng hộ” (TLN cán bộ T4G). Ngoài ra nguyên nhân về nguồn nhân lực chưa đáp ứng với việc thực hiện đề tài cũng được các lãnh đạo T4G đề cập đến. ”Biết là NCKH quan trọng nhưng chúng tôi cũng ít làm đề tài vì cán bộ của hệ truyền thông mình còn rất mới, lại hay luân chuyển nên việc thực hiện NCKH cũng chưa được bài bản, chất lượng chưa cao”; ”Anh em cũng đăng ký đề tài hàng năm đấy nhưng do đơn vị mới thành lập, kinh nghiệm làm nghiên cứu chưa nhiều nên chúng tôi tập trung và ưu tiên vào 1 đề tài thôi để đảm bảo tiến độ, chất lượng và đạt hiệu quả” (PVS lãnh đạo T4G) 4.3. Nhận xét chất lượng các báo cáo NCKH đã thực hiện Hầu hết các nghiên cứu gửi về là đề tài cấp cơ sở, áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập số liệu bằng phương pháp định lượng kết hợp định tính. Về nội dung nghiên cứu: Nhiều nghiên cứu tập trung vào đánh giá các hoạt động truyền thông trên địa bàn như “Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của mạng lưới truyền thông GDSK tỉnh Thái Nguyên năm 2009”; “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác truyền thông GDSK tại cộng đồng”; “Nghiên cứu thực trạng kỹ năng thực 9
  10. hành của cộng tác viên truyền thông GDSK cơ sở”; “Đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng của cán bộ kiêm nhiệm truyền thông GDSK tại huyện Tiên lữ” Nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu kiến thức thức, thái độ, thực hành (KAP) của người dân trên địa bàn về những vấn đề sức khỏe đang được cộng đồng quan tâm như cúm A/H5N1, về sức khỏe sinh sản hay về an toàn giao thông, thừa cân béo phì Về mục tiêu nghiên cứu: Trong các nghiên cứu KAP, mục tiêu được viết khá rõ ràng; có mối liên hệ mật thiết với tên đề tài và phần trình bày vấn đề nghiên cứu. Khi viết mục tiêu nghiên cứu các tác giả cũng đã sử dụng các động từ hành động và có thể đo lường được, ví dụ “Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học năm 2009 tại thành phố Yên Bái”. Tuy nhiên vẫn có những nghiên cứu mà mục tiêu không rõ ràng; mục tiêu được viết như liệt kê các hoạt động của nghiên cứu “Sưu tầm, thống kê, khảo sát, phân tích những đặc điểm quan trọng ” hoặc có sự nhầm lẫn giữa mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của truyền thông GDSK “Mục tiêu cơ bản của GDSK là giúp cho mọi người xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ ”. Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng kết hợp định tính được áp dụng ở nhiều nghiên cứu. Trong các nghiên cứu đánh giá năng lực của hệ thống truyền thông phương pháp nghiên cứu dựa trên các báo cáo, số liệu, tài liệu sẵn có (nghiên cứu bàn giấy) được sử dụng nhiều. Trong các nghiên cứu Kiến thức – thái độ - thực hành (KAP), phương pháp nghiên cứu được mô tả khá tốt nhưng trong các nghiên cứu bàn giấy mô tả phương pháp rất chung chung. Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu: Mô tả đối tượng nghiên cứu chưa rõ ràng, cụ thể. Nhiều nghiên cứu còn nhầm lẫn giữa đối tượng truyền thông và đối tượng nghiên cứu: “Là những đối tượng có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến một vấn đề sức khỏe nào đó mà chúng ta cần tuyên truyền”; “Người truyền thông, đối tượng truyền thông và đối tượng quan trọng”. Trong các nghiên cứu KAP, cỡ mẫu nghiên cứu chủ yếu được áp dụng công thức tính cho việc ước đoán một tỷ lệ trong quần thể. Nhiều nghiên cứu loại này đã làm tốt khâu chọn mẫu như chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn trong nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu chưa được mô tả cụ thể. Việc trình bày kết quả nghiên cứu: Các test thống kê được sử dụng phổ biến là xác định tần số, tỷ lệ (%), một số nghiên cứu đã tìm hiểu mối liên quan giữa các biến (OR, p) hoặc so sánh sự các giá trị tỷ lệ (test χ 2). Bên cạnh các nghiên cứu trình bày kết quả mạch lạc, bám sát mục tiêu còn có nhiều nghiên cứu kết quả rất sơ sài, kết cấu không cân xứng với các cấu phần khác, trình bày thiếu khoa học. Có nghiên cứu phần kết quả chưa đầy 2 trang trong tổng số 20 trang báo cáo. Nhiều kết quả định lượng không trình bày trên bảng/biểu đồ mà trình bày dưới dạng liệt kê, câu kể để đưa ra các tỷ lệ làm người đọc khó theo dõi. Nhiều bảng kết quả nghiên cứu không có phần nhận xét sau mỗi bảng. Các cấu phần khác của một báo cáo nghiên cứu: Rất nhiều nghiên cứu không có phần tóm tắt nghiên cứu. Tổng quan tài liệu còn viết sơ sài (chỉ chiếm nửa trang) hoặc 10
  11. viết lan man. Một số nghiên cứu không có phần tổng quan hoặc không đưa tổng quan vào một chương/phần riêng mà lại lồng vào phần đặt vấn đề hoặc kết quả nghiên cứu. Cũng giống như tổng quan, nhiều nghiên cứu đã không có phần bàn luận hoặc viết sơ sài, ít có sự liên hệ hay so sánh với kết quả các nghiên cứu khác. Một điểm dễ nhận thấy ở các nghiên cứu được các T4G gửi về đó là việc sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo không theo quy định (như không sắp xếp theo thứ tự a,b,c; không theo quy định viết tài liệu tham khảo cho sách, tạp chí ) và không có chú thích xem tài liệu tham khảo được dùng để minh họa, bàn luận cho nội dung nào. Thậm chí có nghiên cứu không hề sử dụng bất cứ tài liệu tham khảo nào. 4.4. Các yếu tố liên quan đến hoạt động NCKH Có tới 96,4% các cán bộ đã từng làm NCKH của T4G các tỉnh phía Bắc cho rằng có gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Các khó khăn chủ yếu được đề cập đến là thiếu kinh phí (81%), tiếp đến là năng lực làm NCKH của cán bộ yếu (67,9%), thiếu trang thiết bị như phương tiện đi lại, máy ghi âm (56%). Chỉ có 7,1% cán bộ đã từng tham gia NCKH cho rằng lãnh đạo đơn vị không ủng hộ. 4.4.1. Năng lực thực hiện NCKH của các T4G Bảng 2. Tự đánh giá năng lực thực hiện NCKH của cán bộ T4G Mức độ đánh giá (n= 274) Nội dung Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt n % n % n % n % n % Lựa chọn chủ đề NC và 24 8,8 123 44,9 84 30,6 41 15,0 2 0,7 xây dựng mục tiêu Viết tổng quan tài liệu 30 11,0 122 44,5 92 33,6 28 10,2 2 0,7 Phương pháp nghiên cứu 28 10,2 121 44,2 91 33,2 32 11,7 2 0,7 Xây dựng bộ công cụ 28 10,2 122 44,6 89 32,5 33 12,0 2 0,7 Thu thập số liệu 22 12,0 104 38,0 87 31,7 55 20,1 6 2,2 Xử lý, phân tích số liệu 33 12,0 108 39,4 92 33,6 36 13,2 5 1,8 Viết báo cáo khoa học 26 9,5 119 43,4 92 33,6 31 11,3 6 2,2 Viết bài báo khoa học 35 12,8 136 49,6 66 24,1 32 11,7 5 1,8 Tỷ lệ các cán bộ tự đánh giá năng lực thực hiện NCKH của mình theo từng nội dung ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 38,0% đến 49,6%), tiếp đến là mức độ khá (từ 24,1% đến 33,2%). Chỉ có vài trường hợp tự thấy mình làm nghiên cứu rất tốt. Điểm trung bình đánh giá năng lực thực hiện NCKH của cán bộ là 20,1 điểm. 11
  12. Bảng 3. Đánh giá năng lực thực hiện NCKH của đơn vị Mức độ đánh giá (n =274) Nội dung Yếu T.bình Khá Tốt Rất tốt n % n % n % n % n % Lựa chọn chủ đề, xây 17 6,2 49 17,9 115 42,0 83 30,3 10 3,6 dựng mục tiêu nghiên cứu Viết tổng quan tài liệu 14 5,1 55 20,1 120 43,8 75 27,4 10 3,6 Phương pháp nghiên cứu 16 5,8 51 18,6 128 46,7 72 26,3 7 2,6 Xây dựng bộ công cụ 13 4,7 63 23,0 123 44,9 64 23,4 11 4,0 Thu thập số liệu 12 4,4 46 16,8 107 39,1 95 34,7 14 5,1 Xử lý, phân tích số liệu 19 6,9 49 17,9 111 40,5 81 29,6 14 5,1 Viết báo cáo khoa học 17 6,2 45 16,4 126 46,0 74 27,0 12 4,4 Viết bài báo khoa học 23 8,4 51 18,6 129 47,1 58 21,2 13 4,7 Kết quả bảng cho thấy tỷ lệ các cán bộ đánh giá năng lực thực hiện NCKH của đơn vị mình theo từng nội dung ở mức độ khá chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 39,1% đến 47,1%), tiếp đến là mức độ tốt (từ 21,2% đến 34,7%). Đánh giá việc thực hiện NCKH theo từng nội dung ở mức độ yếu và rất tốt có tỷ lệ thấp. Điểm trung bình đánh giá năng lực thực hiện NCKH của cán bộ là 20,1 điểm. 27,4% các cán bộ tại 25 T4G các tỉnh phía Bắc tham đã từng tham gia các khóa học về NCKH. Đa số được học về nội dung này trong các trường đại học (73,3%), số khóa học do Trung tâm TTGDSK Trung ương hoặc do chính các T4G tổ chức chỉ chiếm 10,7%. Gần 50% số cán bộ đã được đào tạo cách thời điểm phỏng vấn trên 2 năm. Hầu hết (98,7%) các cán bộ đã được đào tạo về NCKH cho rằng các khóa học này là cần thiết. Trong các nội dung đào tạo về NCKH, thiết kế đề cương nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (82,7%), phương pháp nghiên cứu (70,7%), chọn chủ đề và xây dựng mục tiêu (68%), xử lý và phân tích số liệu (58,7%), tổng quan tài liệu, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu (53,3%), lập kế hoạch và viết báo cáo nghiên cứu (49,3%). Chỉ có 30,7% số đối tượng được học về nội dung viết bài báo khoa học. Việc chưa được đào tạo và đào tạo lại, ít có cơ hội làm nghiên cứu đã làm hạn chế khả năng của cán bộ. “Cán bộ của mình chưa được bài bản lắm nên chất lượng công tác NCKH còn gặp nhiều khó khăn” (PVS lãnh đạo T4G). “Đa số anh em chưa được đào tạo, chủ yếu là tự mày mò học tập các form, mẫu nghiên cứu qua mạng nên chất lượng nghiên cứu chưa thực sự tốt ” (PVS lãnh đạo T4G). “Nhân lực của T4G từ năm 1999 đến nay cũng có sự thay đổi nhiều. Cán bộ không ổn định, một số anh em học xong lại xin chuyển đi chỗ khác. Tưởng có bộ máy có thể làm được thì lại chuyển đi chỗ khác nên lại tìm người khác, lại phải đào tạo lại, ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của đơn vị cũng như NCKH” (TLN cán bộ T4G). 12
  13. 4.4.2. Kinh phí dành cho NCKH của cán bộ T4G Có 16/25 trung tâm không dành kinh phí cố định từ hoạt động hàng năm của đơn vị cho hoạt động NCKH (chiếm 64,0%). 100% những trung tâm có dành kinh phí cho hoạt động NCKH đều sử dụng kinh phí đó đúng mục đích và 100% cho rằng kinh phí đó không đủ để thực hiện NCKH. Một số trung tâm đã cố gắng trích một phần kinh phí hoạt động hàng năm cho hoạt động này như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Ninh (khoảng 10.000.000 đồng/năm); Hải Dương (3.000.000 đồng/năm). Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy dù đơn vị có dành kinh phí cho hoạt động này đi chăng nữa thì kinh phí đó cũng không đủ đáp ứng nhu cầu. “Trong 2 năm vừa qua, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm có dành kinh phí cho NCKH. Tuy nhiên nguồn kinh phí theo quy định của tài chính khoảng 1% tổng kinh phí ngân sách hàng năm cho công tác nghiên cứu. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đề tài NCKH thì kinh phí này thì không đủ đáp ứng nhu cầu.” (TLN cán bộ T4G). Kinh phí hạn chế là một cản trở cán bộ làm NCKH. Trước hết kinh phí ít đồng nghĩa với việc sẽ không thể có đề tài để thực hiện mặc dù lãnh đạo rất ủng hộ. 4.4.3. Một số yếu tố liên quan đến việc tham gia NCKH của cán bộ T4G Bảng 4. Mối liên quan giữa một số yếu tố với việc tham gia NCKH Tham gia NCKH OR Yếu tố p Có Không (CI 95%) Nam 47 67 2,3 0,05 Vùng miền Trung du miền núi 55 99 (0,36 – 1,0) Kết quả cho thấy, nam giới tham gia NCKH cao gấp 2,3 lần nữ giới (p<0,01), cán bộ có trình độ đại học trở lên tham gia nghiên cứu cao gấp 5,6 lần các cán bộ khác (p<0,01). Cán bộ tốt nghiệp các trường Y dược tham gia nghiên cứu nhiều hơn các cán bộ tốt nghiệp các chuyên ngành khác (p<0,01). Những người đã từng được đào tạo/tập huấn về NCKH tham gia làm nghiên cứu nhiều gấp 7,5 lần những người chưa từng được đào tạo. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố vùng miền với việc tham gia NCKH của cán bộ các T4G. 13
  14. 4.5. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH 4.5.1. Dành kinh phí cho hoạt động NCKH Theo kết quả nghiên cứu định lượng, có tới hơn 90% đối tượng nghiên cứu chọn giải pháp ”dành kinh phí thường xuyên cho hoạt động NCKH”. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu định tính lại cho thấy để có được kinh phí cho hoạt động này không hề dễ, khi mà kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị còn hạn chế. ”Kinh phí sự nghiệp hàng năm còn không đủ để chi. Nếu có kinh phí độc lập với kinh phí của cơ quan thì được, anh em sẵn sàng làm.” (TLN cán bộ T4G). Để có kinh phí cho NCKH, một số đơn vị đã quyết định trích một phần từ kinh phí thường xuyên của đơn vị thông qua việc tiết kiệm chi. ”Chúng tôi cũng ấn định vài phần trăm/ năm kinh phí cho NCKH. Kinh phí này lấy từ kinh phí thường xuyên của đơn vị, tiết kiệm tiền xăng xe, ví dụ: phóng viên đi viết tin bài thì đi xe bus, khoán điện thoại, nước, internet ” (PVS lãnh đạo T4G). Hoặc giải pháp ”mèo nhỏ bắt chuột nhỏ” cũng được đưa ra. ”Với kinh phí cho NCKH hàng năm ít hơn 10 triệu đồng thì vẫn có thể thực hiện được các đề tài trong phạm vi nhỏ như đánh giá hoặc sáng kiến cải tiến” (PVS lãnh đạo T4G). 4.5.2. Nâng cao năng lực thực hiện NCKH cho cán bộ T4G . Tăng cường đào tạo về NCKH Có nhu cầu 49% 95,8% 4,2% 33% 15% 3% 3-5 ngày 6-10 ngày > 10 ngày Khác Biều đồ 4. Nguyện vọng được đào tạo về NCKH 95,6% số cán bộ cho rằng cần phải mở thêm các khóa tập huấn về NCKH. Thời gian mở lớp 3-5 ngày được 48,7% số người được hỏi cho là phù hợp; 33,3% cho rằng cần mở lớp từ 6-10 ngày. Chỉ có 14,6% cho rằng thời gian mở lớp nên trên 10 ngày. 14
  15. Bảng 5. Nội dung về NCKH cán bộ mong muốn được đào tạo thêm Tần số Chỉ số Tỷ lệ (%) (n=262) Xây dựng đề cương 208 79,4 Viết tổng quan tài liệu 125 47,7 Lựa chọn chủ đề và xây dựng mục tiêu 199 76,0 Phương pháp nghiên cứu 193 73,7 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 157 59,9 Xử lý và phân tích số liệu 173 66,0 Lập kế hoạch nghiên cứu 160 61,1 Viết báo cáo nghiên cứu 175 66,8 Viết bài báo khoa học 142 54,2 Hầu hết các nội dung được các cán bộ mong muốn học tập, tìm hiểu thêm, trong đó cao nhất là xây dựng đề cương (79,4% số người được hỏi muốn học nội dung này), tiếp đến là lựa chọn chủ để và xây dựng mục tiêu nghiên cứu (76%), phương pháp nghiên cứu (73,7%). Chỉ có 47,7% mong muốn được học về cách viết tổng quan tài liệu. . Một số giải pháp khác Ngoài việc tổ chức các khóa đào tạo về NCKH, cán bộ T4G cũng đề xuất một số giải pháp mà thông qua đó năng lực thực hiện NCKH của cán bộ có thể cải thiện; đó là có các hướng dẫn cụ thể về quy trình làm nghiên cứu, cách viết báo cáo nghiên cứu, tổ chức sinh hoạt khoa học định kỳ hàng năm hoặc phối kết hợp với các đơn vị có năng lực tốt để làm NCKH ”T5G cần có hướng dẫn cụ thể cách viết báo cáo cho các đơn vị Hoặc có thể tổ chức sinh hoạt khoa học giữa các đơn vị truyền thông với nhau” (PVS lãnh đạo T4G) ”Nếu không đủ năng lực làm nghiên cứu mình có thể kết hợp với các đơn vị khác. Như ở tỉnh tôi bệnh viện đa khoa năm nào cũng tổ chức hội nghị khoa học, nếu quan hệ tốt họ có thể giúp rất nhiệt tình” (TLN cán bộ T4G). 5. Kết luận - Hoạt động NCKH của T4G các tỉnh miền Bắc còn nhiều hạn chế: Số lượng nghiên cứu không nhiều (1,44 đề tài/trung tâm/3 năm). Chất lượng các nghiên cứu chưa tốt (phương pháp nghiên cứu chưa chặt chẽ; báo cáo nghiên cứu sơ sài; thiếu tóm tắt, tổng quan, bàn luận; trình bày tài liệu tham khảo chưa đúng). - Sự tham gia và năng lực thực hiện NCKH của cán bộ còn hạn chế: 19,3% đã từng đề xuất đề tài, 31% đã từng tham gia NCKH. Điểm trung bình đánh giá năng lực thực hiện NCKH thấp (20,1 và 24,4/40 điểm) - Thiếu kinh phí (81%) và năng lực thực hiện NCKH hạn chế (67,9%) là các yếu tố cản trở hoạt động NCKH. 15
  16. - Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, trình độ, chuyên ngành đào tạo và việc đã từng được tập huấn về NCKH với việc tham gia NCKH. - Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH: Dành kinh phí thường xuyên cho NCKH; Nâng cao năng lực của cán bộ thông qua việc tăng cường đào tạo, tổ chức sinh hoạt khoa học định kỳ hoặc phối hợp với các đơn vị khác để làm nghiên cứu. 6. Khuyến nghị: - Các đơn vị dành kinh phí thường xuyên cho hoạt động NCKH. - Nâng cao năng lực thực hiện NCKH cho cán bộ T4G thông qua mở các khóa đào tạo với thời gian mở lớp phù hợp 3-5 ngày. - Thực hiện các đề tài có quy mô nhỏ và vừa hoặc các sáng kiến cải tiến kỹ thuật phù hợp với nguồn kinh phí và năng lực của cán bộ. - Phối hợp các đơn vị khác thực hiện NCKH Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Y tế (2007), Tài liệu hội nghị tập huấn nghiệp vụ khoa học công nghệ. 2. Bộ Y tế (2006), Báo cáo y tế Việt Nam 2006: Công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới, nhà xuất bản Y học. 3. Bộ Y tế (1999), Quyết định về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số 911/1999/QĐ- BYT ngày 31 tháng 3 năm 1999. 4. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Nghiên cứu xã hội học (Thủ tục, hình thức, phương pháp), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 5. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định ban hành Chương trình hành động của Chính phủ Thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, số 243/2005/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2005. 6. Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe Trung ương (2011), Báo cáo đánh giá kết quả chương trình hành động truyền thông-giáo dục sức khỏe đến năm 2010. 7. Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe Trung ương (2011), Báo cáo tổng kết công tác truyền thông GDSK năm 2010 và triển khai công tác năm 2011. 8. Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe Trung ương (2011), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học về truyền thông-giáo dục sức khỏe giai đoạn 2001-2010, NXB Khoa học kỹ thuật, năm 2011. 9. Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe Trung ương (2011), Quyết định về việc ban hành “Quy trình xét duyệt đề cương và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở”, số 65/QĐ-GDSKTW ngày 28 tháng 3 năm 2011. 10. Trường Đại học Y Hà Nội, Dự án Việt Nam-Hà Lan, Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Y học, năm 2011. 16
  17. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG TRONG PHÒNG CHỐNG CÚM A TẠI XÃ MAI SƠN, HUYỆN YÊN MÔ, NINH BÌNH, NĂM 2010 Phạm Ngọc Cương, Lê Thị Thu Hoàn Trung tâm Truyền thông GDSK Ninh Bình Tóm tắt nghiên cứu: Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2010, Trung tâm TTGDSK Ninh Bình tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và thực hành của người dân trên địa bàn xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình về phòng chống bệnh cúm A. Một loạt các hoạt động truyền thông can thiệp đã được tiến hành như phát trên loa đài, phát tài liệu, tổ chức truyền thông lồng ghép, thăm hộ gia đình, phát xà phòng, chậu rửa Kết quả đánh giá trước và sau can thiệp trên 200 phụ nữ trên 18 tuổi tại địa bàn xã đã cho thấy có sự chuyển biến về nhận thức và hành vi của đối tượng. Nhận thức của người dân về nguyên nhân gây bệnh cúm (do vi rút) tăng từ 61,5% lên 97,5%. Tỷ lệ người dân biết được đường lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và các dịch tiết mũi họng, hô hấp của người bệnh đã tăng từ 53% lên 100%. Kiến thức về các biểu hiện của bệnh và các biện pháp phòng bệnh cũng tăng lên đáng kể. Sau khi can thiệp phần lớn phụ nữ xã Mai Sơn đó thực hiện đúng và thường xuyên việc rửa tay bằng xà phòng (trước can thiệp: 24%, sau can thiệp: 100%). 1. Đặt vấn đề Mai Sơn là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, có diện tích tự nhiên gần 5 km2, có 8 thôn với 890 hộ gia đình, trên 4.000 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 62,8%, dịch vụ và công nghiệp chiếm 37,2%, giao thông thuận tiện với đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và đường sông chạy qua xã - đây là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân trong xã. Mặt khác ở đây vẫn còn nhiều tập quán lạc hậu, nguồn nước sạch cho sinh hoạt còn thiếu, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh chưa cao, người dân vẫn chưa có thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, một số hộ vẫn còn sử dụng phân tươi để bón ruộng. Đây chính là mối nguy cơ tiềm ẩn phát sinh và phát triển các bệnh dịch bệnh nguy hiểm nhất là bệnh dịch cúm A và các bệnh đường tiêu hóa. Từ năm 2004 - 2008 trên địa bàn huyện Yên Mô đã có 11 xã có dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm, trong đó xã Mai Sơn có 2 đợt dịch (năm 2004 và năm 2005), tuy nhiên cho đến nay chưa phát hiện bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1. Năm 2009, trên địa bàn huyện Yên Mô và xã Mai Sơn cũng đã xảy ra dịch cúm A/H1N1 và các dịch bệnh nguy hiểm như tiêu chảy cấp nguy hiểm do tả, nhiễm liên cầu lợn ở người Mặt dù đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch nhưng với những điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội 17
  18. nêu trên, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh này là rất lớn đòi hỏi phải chủ động triển khai các biện pháp can thiệp nhằm làm giảm thiểu nguy cơ. Căn cứ nhu cầu thực tiễn và khả năng huy động các nguồn lực tại địa phương, chúng tôi lựa chọn hình thức can thiệp là rửa tay bằng xà phòng tại xã vì đây là hành vi quan trọng có thể phòng lây nhiễm cúm và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp bằng truyền thông tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô trong việc phòng chống dịch cúm A thông qua hành vi rửa tay bằng xà phòng, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả truyền thông thay đổi hành vi rửa tay bằng xà phòng trong phòng chống cúm A tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô năm 2010. 2. Mục tiêu can thiệp Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành của các tầng lớp nhân dân trong xã, đặc biệt là phụ nữ trong công tác phòng chống dịch cúm A. Mục tiêu cụ thể: Đến hết tháng 01/2011, tại xã Mai Sơn có: 90% phụ nữ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đúng cách. 80% người dân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đúng cách. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2010 Địa điểm: xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đánh giá trước - sau. 3.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ > 18 tuổi Chọn mẫu và cỡ mẫu cho nghiên cứu: + Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: 2 p.(1 p) n Z(1 / 2) 2 d Trong đó: n: Cỡ mẫu cần phỏng vấn trong nghiên cứu. Z(1- /2): Độ tin cậy của nghiên cứu, được xác định ở ngưỡng xác suất với là 0,05 nên giá trị Z(1- /2) là 1,96 p: Tỷ lệ người dân có nhận thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống cúm A/H1N1 (để có cỡ mẫu cao nhất p được tính là 0,5) d. Độ sai lệch mong muốn (d = 0,05) 18
  19. Áp dụng vào công thức trên, cỡ mẫu được tính là 196, làm tròn là 200. Như vậy cỡ mẫu điều tra là 200 (người). + Chọn đối tượng nghiên cứu: Sử dụng kĩ thuật quay cổ chai, hướng cổ chai quay về phía nào thì chọn hộ gần nhất của thôn gần nhất là điểm đầu tiên để tiến hành điều tra, sau đó áp dụng phương pháp cổng liền cổng (door to door) cho đến khi đủ cỡ mẫu. Nếu đối tượng nghiên cứu đi vắng thì chọn hộ gia đình tiếp theo cho đủ cỡ mẫu (Số lượng hộ thay đổi không quá 5%). Tại mỗi hộ gia đình thực hiện phỏng vấn một phụ nữ từ 18 tuổi trở lên. 3.4. Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi đã được chuẩn bị trước. 3.5. Các bước tiến hành nghiên cứu Đánh giá trước can thiệp nhận thức, thái độ, thực hành của người dân nhất là phụ nữ liên quan đến công tác phòng chống dịch cúm A và hành vi rửa tay bằng xà phòng. Can thiệp bằng các hoạt động truyền thông, gồm: + Tổ chức 08 lớp kĩ năng phòng chống dịch cúm A và biện pháp rửa tay bằng xà phòng cho hơn 400 phụ nữ tại 08 thôn. + Tổ chức 02 cuộc thi kiến thức giữa các gia đình. Nội dung thi gồm 2 phần:phần thi kiến thức về phòng chống cúm A và phần thi thực hành rửa tay bằng xà phòng. Có 120 thí sinh là hội viên phụ nữ đến từ 8 chi hội trong toàn xã đã tham gia. Kết quả hội thi là căn cứ để trao các giải thưởng đồng thời chọn ra 80 hộ gia đình để hỗ trợ xà phòng, chậu, giá inox. + Tuyên truyền phòng chống cúm tại cộng đồng: o Tuyên truyền trên đài truyền thanh xã: Đài Truyền thanh xã đã thường xuyên phát các bài tuyên truyền về bệnh cúm A, các biện pháp phòng chống, lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng, tin về các hoạt động của dự án. o Tổ chức các buổi truyền thông lồng ghép: Hội phụ nữ xã đã tổ chức được gần 30 buổi truyền thông lồng ghép, phối hợp với các tổ chức khác như cựu chiến binh, thanh niên, các nhà trường o Truyền thông tại hộ gia đình: cán bộ hội phụ nữ, nhân viên y tế thôn đã thường xuyên đến tận các hộ gia đình cấp phát tài liệu, tổ chức tuyên truyền, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện hành vi rửa tay bằng xà phòng tại mỗi hộ gia đình. Đánh giá nhận thức, thái độ, thực hành của người dân nhất là phụ nữ liên quan đến công tác phòng chống dịch cúm A và hành vi rửa tay bằng xà phòng sau can thiệp. 3.6. Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 16.0. Kết quả sau khi phân tích, được trình bày dưới dạng số lượng và tỷ lệ phần trăm. Sử dụng các 19
  20. kiểm định thống kê (χ2) để so sánh về nhận thức, thái độ và thực hành của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp. 4. Kết quả nghiên cứu Bảng 1. Tỉ lệ phụ nữ đã nghe/biết về dịch cúm A trên người Tỷ lệ (%) Biết về bệnh cúm A trên người p Trước Sau Đã biết 100 100 Chưa biết 0 0 P>0,05 Tổng số 100 100 Nhận xét: Qua phỏng vấn 200 phụ nữ tại 2 thời điểm trước và sau can thiệp thì 100% đối tượng trả lời đều đã được nghe và biết về bệnh cúm A. Bảng 2. Nhận thức của phụ nữ về tác nhân gây dịch cúm A trên người Tỷ lệ (%) Tác nhân gây bệnh p Trước Sau Do virut cúm gây ra 61,5 97,5 Do vi khuẩn gây ra 21 2,5 <0,05 Không biết/không rõ 17,5 0 Nhận xét: Tỷ lệ phụ nữ sau khi can thiệp có nhận thức đúng tác nhân gây bệnh là do vi rút cúm cao hơn rất nhiều thời điểm trước can thiệp (61,5% và 97,5%), với p<0,05. Bảng 3. Nhận thức về đường lây truyền bệnh cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Đường lây p Trước Sau Hô hấp 48 94 <0,05 Tiêu hoá 23,5 0 Máu 01 0 Tình dục 0 0 Tiếp xúc thông thường 21,5 6 Khác (ghi rõ) 0 0 Không biết 6 0 Nhận xét: Về đường lây, trước can thiệp chỉ có 48% phụ nữ được hỏi trả lời là bệnh cúm A/H1N1 lây qua hô hấp, nhưng sau can thiệp tỷ lệ đó là 94% (p<0,05). 20
  21. Bảng 4. Nhận thức về nguồn lây nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Nguồn lây p Trước Sau Người 53,5 96 <0,05 Các loại gia cầm, thủy cầm, chim 17 4 <0,05 Lợn 0 0 Khác (ghi rõ) 0 0 Không biết 29,5 0 Nhận xét: Về nguồn lây nhiễm, trước can thiệp chỉ có 53,5% phụ nữ được hỏi trả lời là bệnh cúm A/H1N1 có nguồn lây duy nhất là người mắc bệnh, nhưng sau can thiệp tỷ lệ đó là 96% ( p<0,05). Bảng 5. Nhận thức về sự nguy hiểm của dịch cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Sự nguy hiểm của bệnh p Trước Sau Nguy hiểm 65,5 100 <0,05 Bình thường (như cúm mùa) 21 0 <0,05 Không biết 13,5 0 Nhận xét: Về sự nguy hiểm của dịch, trước can thiệp chỉ có 65,6% phụ nữ cho rằng bệnh nguy hiểm nhưng sau can thiệp tỷ lệ đó đã tăng lên 100% (p<0,05). Bảng 6. Nhận thức về đường lây nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Đường lây p Trước Sau Tiếp xúc với người nhiễm vi rút cúm 68,5 100 Qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi <0,05 họng của bệnh nhân 53 100 Tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm vi rut 38 94,5 Tiếp xúc với động vật bị bệnh 13,5 0 Khác (ghi rõ) 0 0 Không biết 8,0 0 Nhận xét: Nhận thức của đối tượng nghiên cứu về đường lây nhiễm cúm A/H1N1 tăng lên rõ rệt sau khi được cung cấp thông tin từ các hoạt động can thiệp, đặc biệt là đường lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và các dịch tiết mũi họng, hô hấp của người bệnh đã tăng từ 53% lên 100% (p<0,05). 21
  22. Bảng 7. Nhận thức về đối tượng dễ bị nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Đối tượng p Trước Sau Người già 53,5 89 Trẻ em 58 84,5 <0,05 Phụ nữ có thai 40,5 73 Người có sức khoẻ yếu hoặc đang mắc các bệnh khác 61,5 91 Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh 29 72,5 Nhận xét: Hầu hết các đối tượng được phỏng vấn đều trả lời đúng về những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cúm A/H1N1 và tỷ lệ người có nhận thức đúng tăng cao rõ rệt sau khi được truyền thông. Bảng 8. Nhận thức về việc phát hiện sớm các ca nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Nhận thức p Trước Sau Có thể 42 83,5 <0,05 Không thể 37,5 16,5 Không biết 20,5 0 Nhận xét: Sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp bằng TTGDSK, tỷ lệ người có nhận thức đúng về việc có thể phát hiện sớm các trường hợp bệnh ngay tại cộng đồng đã tăng lên từ 42% lên 83,5%. P<0,05 Bảng 9. Nhận thức về biểu hiện khi nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Biểu hiện p Trước Sau Sốt 45,5 100 Đau đầu 56,5 89 Đau mỏi cơ khớp 39,5 82 <0,05 Ho, chảy nước mũi 62,5 98,5 Tiêu chảy 7 5 Khác 11 09 Nhận xét: Sau khi được TTGDSK, tỷ lệ đối tượng biết và liệt kê được các biểu hiện của người mắc cúm A/H1N1 đã tăng rất cao. Đặc biệt là ở 2 triệu chứng sốt và đau đầu với 100% số người được hỏi trả lời đúng. 22
  23. Bảng 10. Thái độ khi tiếp xúc với những người nghi nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Thái độ p Trước Sau Tránh không tiếp xúc và cách li người bệnh 68 87 Báo ngay cho cán bộ y tế 44,5 100 Thực hiện vệ sinh ăn uống 32,5 96,5 1m khi tiếp xúc với bệnh nhân 9,5 79,5 Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng 24 100 <0,05 Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi 53,5 89 Uống thuốc phòng cúm 29 82 VS cá nhân, môi trường thường xuyên, khử trùng các bề mặt tiếp xúc 56,5 91,5 Nhận xét: Về các biện pháp phòng lây nhiễm, tỷ lệ đối tượng có thái độ tích cực sau khi được truyền thông khá cao nhưng không đồng đều như với hành vi đeo khẩu trang, tỷ lệ vẫn còn thấp (28%). Nguyên nhân là các đối tượng cho rằng việc đeo khẩu trang bất tiện, ảnh hưởng thẩm mỹ và gây trở ngại khi giao tiếp. Bảng 12. Rửa tay bằng xà phòng có phòng được nhiễm cúm A/H1N1 không Tỷ lệ (%) Biện pháp p Trước Sau Có 36,5 100 <0,05 Không 63,5 0 Không biết 0 0 Nhận xét: Phân tích bảng 12 chúng ta thấy sau khi được truyền thông, 100% đối tượng có nhận thức đúng và thái độ tích cực đối với việc rửa tay bằng xà phòng trong phòng chống cúm A so với 365,% trước khi truyền thông. 23
  24. Bảng 13. Thời điểm rửa tay bằng xà phòng Tỷ lệ (%) Thời điểm p Trước Sau Trước khi ăn 70,5 100 Trước khi chế biến thức ăn 43 87,5 <0,05 Sau khi đi làm đồng về 29 76 Sau khi đi vệ sinh 58,5 100 Khác 15 7 Nhận xét: Sau khi được truyền thông GDSK phần lớn đối tượng đều đã biết các thời điểm cần rửa tay bằng xà phòng. Điều này hết sức quan trọng trong việc phòng lây nhiễm của bệnh cúm A cũng như các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Bảng 14. Các bước rửa tay bằng xà phòng (kết hợp mô tả và quan sát thực hành) Tỷ lệ (%) Các bước p Trước Sau Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào 53,5 95,5 lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt 49 89 từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và 42,5 76 Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các <0,05 38,5 69,5 ngón của bàn tay kia và ngược lại Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia 13,5 85 bằng cách xoay đi, xoay lại. Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô 56 94 tay bằng khăn hoặc giấy sạch Nhận xét: Trước khi được hướng dẫn và tổ chức cuộc thi rửa tay bằng xà phòng, phần lớn đối tượng không mô tả được các bước rửa tay bằng xà phòng. Tuy nhiên sau khi được CBYT, CBPN hướng dẫn thực hành, được cung cấp xà phòng, chậu rửa phần lớn đối tượng nghiên cứu đã mô tả đúng và thực hành thành thục các bước rửa tay đúng bằng xà phòng. 24
  25. Bảng 15. Kênh thông tin về phòng lây nhiễm cúm A/H1N1 Tỷ lệ (%) Kênh thông tin p Trước Sau Sách, báo, tạp chí 23,5 24 Ti vi 81 82,5 Loa đài 71,5 100 <0,05 Cán bộ y tế 58,5 100 <0,05 Cán bộ phụ nữ 48 100 <0,05 Nhận xét: Trước khi can thiệp, nguồn cung cấp thông tin về cúm A chủ yếu là qua ti vi, vai trò của CBYT, CBPN khá mờ nhạt (khoảng 58% số người được hỏi). Tuy nhiên sau khi thực hiện các hoạt động truyền thông, tỷ lệ người trả lời có được các thông tin về cúm A và các biện pháp phòng chống từ CBYT, CBPN và hệ thông đài truyền thanh xã đã tăng lên rất cao (100%). Bảng 16. Kênh phù hợp và hiệu quả nhất trong tuyên truyền về cúm A/H1N1 Tỷ lệ % Kênh thông tin p Trước Sau Sách, báo, tạp chí 3,5 2 Ti vi 29 3 Loa đài 46 27,5 <0,05 Cán bộ y tế 18 32 <0,05 Khác (người thân, cán bộ chính quyền, phụ nữ ) 5,5 35,5 Nhận xét: Trước khi can thiệp, đối với các đối tượng kênh thông tin phổ biến, tin tưởng và hiệu quả nhất là hệ thống loa truyền thanh của xã, ti vi, sau khi can thiệp số đối tượng xác định kênh thông tin hiệu quả và phù hợp nhất đã thay đổi với sự tin tưởng nhiều hơn vào CBYT (32%) và CBPN, cán bộ chính quyền (35,5%). 5. Kết luận Về tổ chức thực hiện: Dự án đã thành công đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra là do đã lựa chọn đúng địa phương để triển khai thực hiện, mục tiêu được xây dựng phù hợp, kế hoạch hoạt động mang tính khả thi. Có sự phối hợp chặt chẽ, khoa học trong tổ chức, chỉ đạo và triển khai các hoạt động. Đặc biệt là nhận được sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong việc tổ chức và triển khai thực hiện các nội dung can thiệp. 25
  26. Nhận thức của phụ nữ xã Mai Sơn về các biện pháp phòng chống cúm A, nhất là rửa tay bằng xà phòng tăng lên đáng kể sau can thiệp (trước can thiệp: 36,5%, sau can thiệp: 100%). Sau khi can thiệp phần lớn phụ nữ xã Mai Sơn đó thực hiện đúng và thường xuyên việc rửa tay bằng xà phòng (trước can thiệp: 24%, sau can thiệp: 100%). 6. Kiến nghị Đề nghị Bộ Y tế, Sở Y tế Ninh Bình tiếp tục hỗ trợ để duy trì kết quả đó đạt được tại xã Mai Sơn và nhân rộng mô hình này tại các địa phương khác trong tỉnh. Tăng cường TTGDSK trong cộng đồng để nâng cao trình độ nhận thức, thái độ và thực hành của người dân về phòng chống dịch cúm A/H1N1. Bổ sung nhân lực, tổ chức tập huấn cho CBYT cơ sở, đầu tư kinh phí, trang thiết bị, cập nhật tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1. 26
  27. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI TRONG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TẠI XÃ GIA SINH, HUYỆN GIA VIỄN, NINH BÌNH NĂM 2009- 2010 Phạm Ngọc Cương, Phạm Thúy Hà Trung tâm Truyền thông GDSK Ninh Bình Tóm tắt nghiên cứu: Để nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm TTGDSK Ninh Bình tổ chức các hoạt động truyền thông tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Các hoạt động can thiệp bao gồm: thành lập ban điều hành của xã, các đội hành động của thôn, đào tạo về kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho mạng lưới truyền thông viên, cung cấp tài liệu truyền thông, bao cao su (BCS), bơm kim tiêm (BKT) sạch; phát tin bài và thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp. Sau 2 năm can thiệp, nhận thức, thái độ và thực hành của người dân trên địa bàn xã có sự thay đổi đáng kể. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có nhận thức đúng về đường lây nhiễm của HIV sau khi can thiệp đó tăng lên rõ rệt ở cả 3 đường lây chủ yếu (qua đường máu: từ 83,6% lên 98%, qua đường quan hệ tình dục (QHTD) từ: 80,6% lên 92%, từ mẹ sang con: từ 62,2% lên 91%.). Tỷ lệ đối tượng có nhận thức đúng về các biện pháp phòng lây nhiễm đã tăng lên: dùng riêng BKT từ 79,5 lên 100%, dùng BCS khi QHTD từ 85,7% lên 92% Các đối tượng nghiên cứu đã có thái độ tích cực hơn và thực hiện được các hành vi phòng lây nhiễm HIV như: dùng BCS khi QHTD với vợ (chồng) bị nhiễm HIV (95%), sử dụng riêng BKT khi cần tiêm chích (100% số người đó tiêm chích trong 12 tháng qua). Sau can thiệp người dân xã Gia Sinh đã quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ, không xa lánh, kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV (86% cho rằng đây không phải là tệ nạn xã hội cần lên án, 100% cho rằng cần quan tâm, giúp đỡ người nhiễm HIV). 1. Đặt vấn đề Gia Sinh là xã miền núi nằm ở phía Nam của huyện Gia Viễn, có diện tích tự nhiên 14,8 km2, dân số 7.019 người. Đây là xã mà đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, 75% lao động làm nông nghiệp. Trong thời gian nông nhàn, người dân nơi đây thường đi làm ăn xa. Ngoài việc mang lại lợi ích của cải vật chất cho gia đình và xã hội, một số người trong số đó cũng mang theo tệ nạn nghiện hút, tiêm chích về địa phương. Những năm gần đây, trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng Khu du lịch Tâm linh Chùa Bái Đính, lưu lượng khách tham quan du lịch đến đây ngày một đông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch và các ngành nghề có liên quan. Điều đó đã giúp cho hàng ngàn người dân trong và ngoài xã có thêm việc làm và thu nhập, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao, bộ mặt của xã được thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên lượng du khách đông cũng tiềm ẩn những nguy cơ làm phức tạp an ninh trật tự và phát sinh, phát triển các dịch bệnh nguy hiểm trong đó có HIV/AIDS. Hiện trên địa bàn 27
  28. xã đã có 56 người nghiện chích ma túy, 32 người nhiễm HIV/AIDS trong đó tử vong 26 người. Qua khảo sát được tiến hành trước khi triển khai dự án, nhận thức, thái độ và thực hành của người dân trong xã chưa cao, vẫn còn nhiều người chưa có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS, chưa biết cách phòng chống lây nhiễm cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Tình trạng kì thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn nặng nề. Người nhiễm HIV còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe và hòa nhập cộng đồng. Vấn đề nâng cao nhận thức cho các tâng lớp nhân dân trong xã về HIV/AIDS là hết sức cần thiết. Thực tế tại xã mới có 01 CBYT chuyên trách công tác phòng chống HIV/AIDS nhưng cũng chỉ là cán bộ kiêm nhiệm, năng lực thực hành, kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS còn hạn chế. Đây cũng chính là lí do nhóm nghiên cứu lựa chọn xã Gia sinh để triển khai mô hình điểm truyền thông vận động thay đổi hành vi dựa vào cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS và thực hiện đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS tại xã Gia Sinh năm 2009 - 2010, với mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ và thực hành của người dân xã Gia Sinh đối với việc phòng chống HIV/AIDS. 2. Triển khai các hoạt động truyền thông GDSK nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành của người dân xã Gia Sinh trong phòng chống HIV/AIDS. 3. Đánh giá hiệu quả các hoạt động can thiệp thông qua nhận thức, thái độ và thực hành của người dân xã Gia Sinh đối với việc phòng chống HIV/AIDS. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Các hoạt động can thiệp đã triển khai 1. Thành lập được hệ thống điều hành trong xã: Ngay sau khi thống nhất thực hiện dự án tại xã, Chủ tịch UBND xã đã ký Quyết định thành lập Ban điều hành gồm 12 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách Văn hoá xã hội làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng trạm Y tế xã làm Phó ban thường trực, các đồng chí trưởng các ban ngành đoàn thể, hiệu trưởng các trường học trong xã là uỷ viên. 2. Tại 11/11 thôn của xã đã thành lập đội hành động do đồng chí Trưởng thôn làm đội trưởng. Thành phần của đội gồm các đồng chí Bí thư chi bộ, cán bộ mặt trận, chi hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên, hội Nông dân, nhân viên Y tế thôn và trưởng các tộc họ. Quyết định thành lập do Chủ tịch UBND xã ký. 3. Mạng lưới cộng tác viên cộng đồng: Mỗi thôn đều có mạng lưới cộng tác viên gồm những vị chức sắc tôn giáo, trưởng các họ, dòng tộc, những người có uy tín trong thôn xóm, các chủ hộ gia đình. 4. Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Tổ chức 10 lớp tập huấn về kiến thức HIV/AIDS cho đội ngũ báo cáo viên bao gồm toàn thể Ban điều hành xã và đội trưởng các đội hoạt động thôn. 28
  29. Tổ chức 15 lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho các truyền thông viên là thành viên các đội hoạt động. 5. Cung cấp tài liệu truyền thông bao gồm hàng nghìn áp phích, tờ rơi, sách nhỏ để cho mạng lưới của xã, thôn hoạt động. 6. Phối hợp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn xây dựng xã Gia Sinh là một trong 3 xã của huyện triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại. Cụ thể là đã cung cấp trao đổi BKT sạch cho các đối tượng nghiện chích ma túy của xã và cung cấp bao cao su cho các nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu sẵn có, thuận tiện. 7. Thường xuyên phát các tin, bài có nội dung tuyên truyền PC HIV/AIDS trên hệ thống truyền thanh xã. 8. Phối hợp lồng ghép hoạt động truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS với các hoạt động của các chương trình khác như chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, phong trào xây dựng làng văn hóa, sức khỏe. Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại cộng đồng dân cư và trong các trường học của xã. 2.2. Nhận thức, thái độ và thực hành của người dân xã Gia Sinh trước và sau khi thực hiện dự án Bảng 1. Số người đã được nghe hay đọc được tài liệu về HIV/AIDS Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Có 98 100 Chưa 02 0 Nhận xét: Trong số 100 đối tượng được hỏi, trước khi triển khai nghiên cứu vẫn có 02 người (2%) trả lời là chưa nghe và chưa biết về HIV/AIDS. Sau 2 năm triển khai các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS, 100% số đối tượng đều đó biết về HIV/AIDS. Bảng 2. Nguồn cung cấp thông tin về HIV/AIDS Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Báo chí 57,1 48 Ti vi 88,7 91 Loa đài (truyền thanh xã ) 77,5 100 Cán bộ y tế 63,2 92 Bạn bè 69,3 73 Tài liệu (tờ rơi, áp phích, băng rôn ) 43,8 100 29
  30. Nhận xét: Nguồn thông tin về HIV/AIDS mà đối tượng có được, trước khi triển khai các hoạt động truyền thông, chủ yếu là từ ti vi và đài truyền thanh xã, vai trò của CBYT không nhiều (63,2%). Tuy nhiên sau khi triển khai các hoạt động truyền thông, nhất là truyền thông trực tiếp, nguồn thông tin từ CBYT đã được tăng lên (92%) và đặc biệt là từ loa truyền thanh xã, từ tài liệu là 100%. Bảng 3. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về đường lây truyền của HIV Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Qua đường máu 83,6 98 Qua đường quan hệ tình dục 80,6 92 Từ mẹ sang con 62,2 91 Không biết 14,2 0 Khác (Đối tượng kể thêm các đường lây khác) 4,0 2 Nhận xét: Trong cuộc khảo sát trước can thiệp, tỷ lệ đối tượng có nhận thức đúng về đường lây truyền của HIV/AIDS cũng khá cao, tuy nhiên vẫn còn đến 14% số đối tượng được phỏng vấn không biết đường lây của HIV, sau can thiệp không còn đối tượng trả lời không biết và tỷ lệ trả lời đúng tăng cao (trên 90% ở cả 3 đường lây). Bảng 4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về đường không lây truyền HIV Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Ăn chung bát đũa với người nhiễm HIV 64,2 91 Uống chung cốc, chén với người nhiễm HIV 66,3 87 Ngủ chung giường với người nhiễm HIV 73,4 93 Tắm chung với người nhiễm HIV 69,3 85 Sử dụng chung nhà vệ sinh với người nhiễm 75,5 100 Lao động, học tập, làm việc chung với người nhiễm 87,5 96 HIV Muỗi đốt 77,5 100 Không biết 8,1 0 Khác (Đối tượng kể thêm các đường lây khác) 7,1 0 Nhận xét: Về các đường không lây nhiễm HIV, trước khi triển khai các hoạt động truyền thông tỷ lệ người được phỏng vấn có nhận thức đúng còn tương đối thấp (từ 64,2% - 87,5% với từng hành vi), tuy nhiên sau khi được truyền thông, tỷ lệ này đó được nâng lên rõ rệt, từ 85% đến 100%. 30
  31. Bảng 5. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Dùng riêng bơm, kim tiêm 79,5 100 Dùng riêng dao cạo, bấm móng tay, chân 62,2 98 Dùng riêng bàn chải răng 83,6 87 Dùng găng tay hay túi nilon, bao tay khi tiếp xúc với 68,3 81 các dịch tiết, máu của người khác Dùng BCS khi QHTD với người không biết họ có HIV 85,7 92 hay mắc bệnh lây nhiễm qua đường TD không Không biết/khác 13,2 0 Nhận xét: Về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, đối với hành vi sử dụng BKT, trước can thiệp tỷ lệ là 79,5%, sau can thiệp là 100%, tương tự các biện pháp khác cung tăng lên rõ rệt và có ý nghĩa thống kê. Bảng 6. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về biện pháp phòng lây nhiễm khi vợ (chồng) bị nhiễm HIV Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Ly hôn 17,3 0 Ly thân 54,0 47 Quan hệ tình dục bình thường 14,2 0 Dùng bao su khi quan hệ tình dục 53 95 Không biết/khác 6,1 0 Nhận xét: Bảng 6 về phòng lây nhiễm HIV trong trường hợp vợ (chồng) có HIV, trước can thiệp có tới 17,3% đối tượng phỏng vấn trả lời sẽ ly hôn, 54% ly thân, vẫn QHTD bình thường 14,2%, chỉ có 53% sử dụng BCS trong QHTD. Sau can thiệp nhận thức của người dân được nâng lên nên tỷ lệ này đó thay đổi: không có đối tượng nào trả lời sẽ li hôn, tỷ lệ li thân còn khá cao (47%), số người dùng BCS lên tới 95%. Bảng 7. Tỷ lệ dùng BCS khi quan hệ tình dục với bạn tình trong 12 tháng qua Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Không có quan hệ tình dục với ai 34,6 35 Không dùng bao cao su 36,7 23 Có dùng bao cao su 28,5 42 31
  32. Nhận xét: Trước can thiệp và sau can thiệp, tỷ lệ người trả lời không có QHTD là tương đương (34,6 và 35%). Số người này chủ yếu là đối tượng chưa có gia đình, cao tuổi , ở những đối tượng còn lại tỷ lệ không sử dụng BCS đó giảm rõ rệt từ 36,7% xuống 23%. Số người sử dụng BCS tăng từ 28,5% lên 42%. Bảng 8. Tỷ lệ dùng bơm kim tiêm trong 12 tháng qua, khi ốm đau hoặc tiêm truyền, có dùng bơm kim tiêm với người khác không (kể cả dùng chung bơm kim tiêm với người trong gia đình) Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Không tiêm chích lần nào 44,8 45 Có dùng chung bơm, kim tiêm 5,2 0 Không dùng chung bơm, kim tiêm 50 55 Nhận xét: Trong 12 tháng qua, số người không tiêm chích khi ốm đau khá cao và tương đương ở cả 2 thời điểm trước và sau can thiệp (44,8% và 45%). Ở số phải tiêm chích khi ốm đau, trước can thiệp vẫn có 5,2% trường hợp có sử dụng chung BKT, tuy nhiên sau can thiệp không có người sử dụng chung BKT. Bảng 9. Ý kiến nhận xét nhiễm HIV/AIDS là tệ nạn xã hội cần phản đối không Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Có 48,9 6 Không 43,8 86 Không biết 4,0 0 Không trả lời 3,0 8 Nhận xét: Trước can thiệp có tới 48,9% đối tượng được hỏi cho rằng nhiễm HIV là tệ nạn xã hội, sau can thiệp tỷ lệ này giảm xuống chi còn 6%. Số người cho rằng đây chỉ là một bệnh, người nhiễm HIV cần được quan tâm, thông cảm và chia sẻ chiếm tới 86%. Bảng 10. Ý kiến về cách ứng xử nếu trong gia đình có người nhiễm HIV/AIDS Tỷ lệ (%) Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp Để người nhiễm sống cách ly 24,4 2 Để người nhiễm sống chung với gia đình 59,1 94 Quan tâm chăm sóc người nhiễm 80,6 100 Gửi người nhiễm tới bệnh viện chăm sóc 12,2 4 Không biết 4,0 0 32
  33. Nhận xét: Về việc đối xử với người nhiễm HIV, trước can thiệp có tới 24,4% đối tượng cho rằng cần cách li, 12,2% số người muốn để người nhiễm HIV tại các CSYT. Tuy nhiên sau can thiệp, nhận thức và thực hành của người dân đó thay đổi. Số người cho rằng cần cách li người nhiễm HIV chỉ còn 2%, 94% đồng ý để người nhiễm HIV sống chung cùng gia đình, 100% số người trả lời sẽ quan tâm, chăm sóc người nhiễm HIV (trước can thiệp là 80,6%). 3. Kết luận 1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có nhận thức đúng về đường lây nhiễm của HIV sau khi can thiệp đã tăng lên rõ rệt ở cả 3 đường lây chủ yếu: - Qua đường máu: từ 83,6% lên 98%, - Qua đường quan hệ tình dục từ: 80,6% lên 92%, - Từ mẹ sang con: từ 62,2% lên 91%. 2. Tỷ lệ đối tượng có nhận thức đúng về các biện pháp phòng lây nhiễm đã tăng lên sau khi thực hiện các hoạt động truyền thông: dùng riêng BKT từ 79,5 lên 100%, dùng BCS khi QHTD từ 85,7% lên 92% 3. Các đối tượng nghiên cứu sau khi được TTGDSK về HIV/AIDS đã có thái độ tích cực hơn và thực hiện được các hành vi phòng lây nhiễm HIV như: dùng BCS khi QHTD với vợ (chồng) bị nhiễm HIV (95%), sử dụng riêng BKT khi cần tiêm chích (100% số người đó tiêm chích trong 12 tháng qua). 4. Sau can thiệp người dân xã Gia Sinh đã quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ, không xa lánh, kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV: 86% cho rằng đây không phải là tệ nạn xã hội cần lên án, 100% cho rằng cần quan tâm, giúp đỡ người nhiễm HIV. 4. Kiến nghị Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã thu được, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như sau: 1. Đề nghị ngành y tế, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm hỗ trợ để duy trì và củng cố kết quả và hiệu quả đã đạt được. 2. Xây dựng thêm một số mô hình này tại các địa phương khác nhằm từng bước nhân rộng mô hình truyền thông thay đổi hành vi dựa vào cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS. 33
  34. SỰ CẦN THIẾT CỦA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NHÂN DÂN BS. Đặng Thanh Hùng, CN. Ngô Gia Tường Trung tâm Truyền thông GDSK Trà Vinh Tóm tắt nghiên cứu: Truyền thông GDSK là công tác trong hệ thống y tế nhưng người dân chưa biết nhiều về lĩnh vực này, mặc dù nó có những đóng góp không nhỏ trong công tác phòng bệnh. Vì vậy, chúng ta cần khẳng định tầm quan trọng của truyền thông GDSK cũng như đưa nó đến với người dân, giúp cho người dân hiểu rõ hơn về công tác này. Mục tiêu nghiên cứu: Đưa công tác truyền thông tiếp cận với cộng đồng tốt hơn thông qua các kênh truyền thông, tìm và khắc phục những yếu kém tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả. Phương pháp: phương pháp mô tả và điều tra xã hội học để thu thập thông tin và phân tích đánh giá. Dự kiến kết quả: Xây dựng được mối liên hệ mật thiết giữa công tác TTGDSK và các ban ngành đoàn thể nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại cộng đồng. 1. Đặt vấn đề Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng các chính sách và chiến lược phát triển con người, chăm sóc sức khỏe (CSSK) để đảm bảo sự phát triển đầy đủ về thể chất, thoải mái về tinh thần, lối sống lành mạnh, không có bệnh tật Tại Nghị quyết Trung ương Đảng khóa IV của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng có nêu: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội. Phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe.” Trong những năm vừa qua, hệ truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) đã đóng góp một phần không nhỏ vào những thành tích của các mục tiêu chương trình, chiến lược CSSK nhân dân bằng việc nâng cao nhận thức, cung cấp kỹ năng và thực hành có lợi cho sức khỏe cá nhân và cho cộng đồng, phổ biến sâu rộng những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành Y tế tới người dân được kịp thời, góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, trật tự an ninh và quốc phòng. Công tác TTGDSK cũng đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế đã luôn coi trọng, nhấn mạnh công tác TTGDSK là một cấu phần không thể thiếu được trong sự nghiệp CSSK nhân dân. Trà Vinh có hơn 1 triệu dân, có ba dân tộc cùng chung sống (Kinh, Khmer, Hoa) trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số, là địa phương có tỉ lệ hộ nghèo cao so với các tỉnh khác trong cả nước và cũng là địa phương chậm phát triển hơn so với các tỉnh còn 34
  35. lại của miền Tây Nam Bộ. Với những hạn chế đó đã tạo không ít những khó khăn trong phát triển kinh tế của tỉnh mà đặc biệt công tác CSSK cho người dân. Người dân chưa được tiếp cận cũng như chưa được cung cấp những kỹ năng, kiến thức để biết cách tự bảo vệ bản thân và cộng đồng; mà nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này là chưa có được sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành đoàn thể, của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nắm lại tình hình, hiệu quả của hoạt động TTGDSK tại cộng đồng nhằm tìm và phát huy yếu tố tích cực, củng cố mạng lưới truyền thông tuyến cơ sở về công tác truyền thông trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn, yếu kém tồn tại để thực hiện tốt hơn trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu cụ thế: 1. Khẳng định được tính tích cực, vai trò nòng cốt của TTGDSK trong công tác tuyên truyền phòng chống bệnh tật tại cộng đồng. 2. Phát huy được hiệu quả tích cực của TTGDSK trong công tác phòng bệnh. 3. Kết hợp công tác truyền thông với hoạt động các ban ngành, đoàn thể tại địa phương trong công tác bảo vệ sức khỏe người dân. 4. Nâng cao sự tiếp cận của người dân với công tác TTGDSK trong cộng đồng thông qua các hình thức truyền thông và hiệu quả của việc phối hợp với các ban ngành trong công tác tuyên truyền. Nâng cao hiểu biết của người dân về ý thức phòng bệnh. 5. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa truyền thông và các ban ngành đoàn thể. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu: Dùng phương pháp mô tả cắt ngang và điều tra xã hội học (Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và thảo luận nhóm đối với cán bộ thực hiện công tác truyền thông tại địa điểm nghiên cứu) để thu thập thông tin cơ bản về phương pháp, công tác truyền thông của CBYT phụ trách mảng TTGDSK; hoạt động của cộng tác viên khóm, ấp và những thông tin về kiến thức phòng bệnh cũng như ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân. Tổng hợp đánh giá hiệu quả và tìm phương hướng, giải pháp để đề xuất khắc phục những khó khăn, yếu kém đang tồn tại. Phối hợp công tác TTGDSK cùng các ban ngành đoàn thể tạo nên sự thông suốt của công tác TTGDSK từ tỉnh đến cơ sở và công tác truyền thông với các ban ngành, đoàn thể các cấp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ truyền thông tuyến huyện (1); Cán bộ phụ trách truyền thông tuyến xã và cộng tác viên khóm/ấp (2); Người dân tại các xã được chọn để điều tra (3). 35
  36. Z P 1 P Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = K C 2 Z = 1.96 (khoảng tin cậy 95%), p = 60% là ước đoán tham số quần thể, C = 0,05 là sai số cho phép, K = 2 là hệ số thiết kế. 3.8416 0.24 Ta có: n = 2 738 làm tròn lấy n = 740 0,0025 Chọn mẫu ở 10 xã/thị trấn thuộc huyện Châu Thành: thị trấn Châu Thành, Đa Lộc, Thanh Mỹ, Mỹ Chánh, Nguyệt Hóa, Lương Hòa A, Hòa Thuận, Phước Hảo, Long Hòa, Hòa Minh. Tiêu chí xã chọn mẫu: thuộc vùng kinh tế phát triển, thuộc vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc. Mỗi xã chọn 74 người dân độ tuổi từ 20 – 50 tuổi và tất cả CBYT và cộng tác viên. 3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp người dân và thảo luận nhóm với CBYT và cộng tác viên khóm/ấp 3.4. Phương pháp xử lí số liệu: Theo phương pháp thống kê đơn giản. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thấy được tính cấp thiết của vấn đề, sự cần thiết, vai trò công tác truyền thông TTGDSK có liên quan mật thiết với tất cả các nội dung của các chương trình y tế. Chính TTGDSK đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các bước chuẩn bị, thực hiện và củng cố các kết quả của các mặt công tác CSSK ban đầu. Do đó TTGDSK cần phải được thực hiện trước, trong và sau khi triển khai mọi kế hoạch, chương trình y tế. Mặc dù không thể thay thế được các dịch vụ y tế khác nhưng TTGDSK bao giờ cũng góp phần thúc đẩy hoạt động của các dịch vụ y tế đó đạt kết quả vững bền hơn. So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, TTGDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá, nhưng nếu làm tốt thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, nơi cần được áp dụng các kỹ thuật thích hợp chứ không phải là các kỹ thuật hiện đại đắt tiền. Trước những diễn biến phức tạp của sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều bệnh dịch ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, chúng ta đang phải đối đầu với một số dịch bệnh nguy hiểm và có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn như dịch cúm A ở người; bệnh tay chân miệng, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, dịch sốt xuất huyết, viêm não Trước thực trạng đó, ngành Y tế cùng các ban ngành đoàn thể luôn nêu cao cảnh giác, quyết tâm phòng và ngăn chặn, khống chế dịch bệnh không để lan rộng ra cộng đồng, trong đó công tác TTGDSK giữ một vai trò quan trọng, tiên phong trong công tác phòng và ngăn ngừa dịch, nâng cao hiểu biết, nhận thức cho nhân dân. Công tác TTGDSK góp phần tích cực trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công đồng, góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa dịch bệnh. Các hoạt 36
  37. động truyền thông nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ngành, cộng đồng và các tổ chức xã hội. 4.2. Người dân sẽ có được những kiến thức cơ bản cũng như làm quen, tiếp cận với các hình thức truyền thông Bên cạnh các phương pháp truyền thông đại chúng thì truyền thông trực tiếp sẽ thuận lợi hơn và có hiệu quả hơn do chúng ta tận dụng được lợi thế theo đặc trưng của từng vùng, để xây dựng nội dung truyền thông bám sát với hoàn cảnh thực tế của địa phương. Đội ngũ cộng tác viên là người am hiểu sâu sắc về địa bàn mà mình hoạt động, nắm được những thiếu sót cũng như những vấn nạn đang tồn tại, từ đó họ có cách tiếp cận, tìm hướng khắc phục. Người dân tiếp cận được với các nguồn thông tin truyền thông về phòng chống bệnh tật, có được nhiều kiến thức về TTGDSK. Công tác TTGDSK trở nên đại chúng, gần gũi và là người bạn, là kênh thông tin đáng tin cậy trong công tác bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Người dân tiếp cận và nắm bắt được các hình thức và phương tiện truyền thông tại cộng đồng. 4.3. Cộng tác viên, cán bộ truyền thông phát huy được kỹ năng trong công tác TTGDSK Cộng tác viên và cán bộ làm công tác truyền thông nắm được và hiểu rõ phương thức truyền thông, nhiệm vụ mà mình đang đảm nhiệm. Đây là vấn đề then chốt nhằm tạo tiền đề, tranh thủ sự ủng hộ và tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và nhân dân trong quá trình thực hiện công tác tuyền thông, đồng thời bảo đảm tính bền vững. Các địa phương phối hợp và vận động toàn xã hội cùng tham gia các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; để các chương trình y tế đạt được mục tiêu đề ra mang tính thiết thực và bền vững . Phối hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án để phát huy hiệu quả về nguồn lực vật chất và kỹ thuật, thúc đẩy hệ thống TTGDSK phát triển và có điều kiện để thực hiện truyền thông cho cộng đồng. 4.4. Thiết lập được mối quan hệ giữa TTGDSK và các ban ngành đoàn thể Các hoạt động TTGDSK, vận động được đẩy mạnh với nhiều hình thức. TTGDSK chủ động kết hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Y tế, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương tuyên truyền các hoạt động y tế, các phong trào thi đua, các gương người tốt, việc tốt, các đơn vị điển hình tiên tiến trong ngành Y tế, phong trào xây dựng làng văn hóa sức khỏe, Chuẩn quốc gia về Y tế xã, những thông tin y học phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm được đăng tải thường xuyên. Tạo thành tiếng nói chung và sâu rộng trong toàn thể cộng đồng trong nhiệm vụ cao cả là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 37
  38. Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa ngành Y tế và các ban ngành đoàn thể. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với những thông tin cần thiết về tình hình dịch bệnh cũng như tiếp cận với những kiến thức về phòng bệnh. Tạo được niềm tin của người dân vào hoạt động TTGDSK, khẳng định được vị trí và tầm quan trong công tác truyền thông bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng trước diễn biến phức tạp của bệnh tật, chuyển đổi mô hình bệnh tật với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, nhiều bệnh dịch mới phát sinh. SƠ ĐỒ TRUYỀN THÔNG Hiệu quả công tác Cộng đồng; truyền thông người dân Phương Sức khỏe của nhân tiện dân được bảo vệ, thông tin đại hình thành kiến thức chúng tự bảo vệ sức khỏe Ban ngành đoàn thể; tổ chức, đơn vị tại địa phương. Phối Kiến thức về phòng hợp bệnh; tài liệu thực hiện truyền thông; các hình thức truyền thông . Cán bộ y tế; cộng tác viên khóm/ấp 4.5. Xây dựng mô hình truyền thông mẫu: Trong xã hội, với mức sống ngày càng cao, vật giá leo thang, thì tình hình sức khỏe của người dân sẽ rất dễ bị đe dọa, do chạy theo lợi nhuận, người ta sẽ không từ phương thức sản xuất nào dù biết là sẽ tổn hại đến sức khỏe của cộng đồng. 38
  39. Thông qua mô hình truyền thông chúng ta tiến hành xây dựng và thử nghiệm hoạt động công tác truyền thông tại một xã điểm, để từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu, khuyết điểm của công tác truyền thông. Hoàn thiện công tác truyền thông tuyến cơ sở, tạo ra hành lang thông suốt hệ thống truyền thông đến tận cơ sở, giúp công tác ngày một hiệu quả hơn trong nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Nếu một xã hội mà hầu hết mọi người đều có được những kiến thức, ý thức bảo vệ sức khỏe tính mạng bản thân, gia đình thì tất yếu xã hội sẽ tiến tới mục tiêu an toàn, lành mạnh. Tài liệu tham khảo: 1. Báo cáo tổng kết công tác TTGDSK năm 2010 và triển khai công tác năm 2011. 2. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức Trung ương (2010), Dự thảo báo kết quả đánh giá kết quả hoạt động TTGDSK đến năm 2010. 3. Tổ chức Y tế thế giới (2006), Giáo dục sức khỏe –Giơnevơ, Hà Nội 4. Giáo dục và nâng cao sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, 2007 39
  40. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ TUYẾN TỈNH, HUYỆN TẠI TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2011 BS. Bùi Quang Tâm, CN. Đỗ Thị Thu Hòa Trung tâm Truyền thông GDSK Hà Tĩnh Tóm tắt nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá tổ chức mạng lưới, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống truyền thông tuyến tỉnh, huyện tại Hà Tĩnh. Kết quả cho thấy hệ thống tổ chức, mạng lưới TTGDSK từ tỉnh đến huyện của tỉnh Hà Tĩnh đã được kiện toàn và tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ chế hoạt động. Trung tâm TTGDSK tỉnh chưa đủ nhân lực, cơ cấu cán bộ chưa phù hợp, thiếu bác sĩ, kinh phí hoạt động ít. 100% các Trung tâm, trạm, chi cục tuyến tỉnh có cán bộ phụ trách truyền thông; một số đơn vị có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động truyền thông tốt nhưng tài liệu truyền thông vẫn còn thiếu, kinh phí dành cho truyền thông ít. Ở các đơn vị tuyến huyện: 100% đã có phòng truyền thông nhưng cơ sở vật chất còn nghèo nàn. 1. Đặt vấn đề: Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác y tế nói riêng. Trong tuyên ngôn Alma- Ata năm (1978) Tổ chức Y tế thế giới xác định y tế thế giới có 8 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ thứ nhất là công tác GDSK. Trong 10 nội dung CSSK ban đầu của Y tế Việt Nam, công tác GDSK cũng được xếp hàng đầu. Nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác GDSK, ngay từ năm 1982 Bộ Y tế đã thành lập “Nhà tuyên truyền bảo vệ sức khỏe”, đến 1985 đổi tên thành “Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe”, Y tế địa phương thành lập phòng tuyên truyền sức khỏe nằm trong Ty Y tế. Năm 1998 liên bộ Bộ Y tế - Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành Thông tư 02 hướng dẫn thực hiện Nghị định 01 của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương trong đó có Trung tâm TTGDSK. Để hoàn thiện tổ chức y tế theo quy định ngày 03/11/1999 UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định 2325/QĐ-UBND thành lập Trung tâm TTGDSK Hà Tĩnh trực thuộc Sở Y tế. Từ khi thành lập đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế và Trung tâm TTGDSK Trung ương, Trung tâm TTGDSK Hà Tĩnh đã từng bước xây dựng và hoàn thiện mạng lưới truyền thông từ tỉnh đến cở sở. Hiện mạng lưới truyền thông của tỉnh được bao phủ từ tỉnh đến cơ sở bao gồm 11 đơn vị cấp tỉnh, 12 bệnh viện huyện, 12 trung tâm y tế dự phòng huyện, 262 trạm y tế xã và gần 3000 nhân viên y tế thôn bản. Những năm qua công tác TTGDSK đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của người dân 40
  41. trong công tác phòng chống dịch bệnh và CSSK ban đầu. Trong khuôn khổ của đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng về tổ chức mạng lưới, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị của mạng lưới truyền thông tuyến tỉnh, huyện liên quan đến hiệu quả của hoạt động truyền thông tới công tác CSSK của người dân. Từ những kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để tham mưu cho cơ quan chủ quản, từ đó xây dựng các kế hoạch triển khai hoạt động TTGDSK giai đoạn 2011-2015. Góp phần thực hiện thắng lợi công tác CSSK nhân dân theo tinh thần Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 08 của Bộ Y tế về tăng cường công tác truyền thông. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Đánh giá thực trạng nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ hoạt động TTGDSK tuyến tỉnh, huyện của tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2011. 2. Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả công tác TTGDSK tại tuyến tỉnh, huyện. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Địa diểm: Tỉnh Hà Tĩnh Thời gian: tháng 9-12/2011 3.2. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. Đối tượng nghiên cứu: + Trung tâm TTGDSK tỉnh + 8 Trung tâm, trạm chuyên khoa có triển khai các chương trình truyền thông: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm mắt, Trung tâm Phòng chống sốt rét kí sinh trùng côn trùng, Trạm Tâm thần, Trung tâm Phòng chống da liễu, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản. + 12 Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị, thành phố. 3.3. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng kỹ thuật toán thống kê cơ bản. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động TTGDSK tuyến tỉnh. 4.1.1.Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh: Nhân lực: Đội ngũ cán bộ của Trung tâm TTGDSK còn thiếu về số lượng. Cơ cấu cán bộ chưa phù hợp, cán bộ chuyên ngành Y còn quá ít, đặc biệt là bác sỹ. Hiện mới chỉ có 1 bác sỹ /11 cán bộ, nhân viên (chiếm 9,09%). Số cán bộ của Trung tâm TTGDSK được đào tạo về giảng viên TTGDSK chỉ ở mức trung bình, đạt 58,33%. Tuy nhiên hầu hết cán bộ còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên năng lực về giảng dạy TTGDSK còn hạn chế. 41
  42. Về cơ sở vật chất: So với một số tỉnh bạn Trung tâm TTGDSK có cơ sở vật chất, điều kiện làm việc khá tốt. Có nhà làm việc khang trang 3 tầng, với 9 phòng chức năng, có ô tô và trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác truyền thông. Kinh phí hoạt động: Kinh phí dành cho công tác TTGDSK còn quá thấp, mới ở định mức 35 triệu đồng/ người/ năm. Với mức kinh phí này Trung tâm chỉ đủ để chi cho các hoạt động thiết yếu của đơn vị và trả lương cho cán bộ nhân viên, nên việc triển khai các hoạt động truyền thông rất khó khăn. Chủ yếu phải phối hợp với các đơn vị có kinh phí từ các nguồn khác như các Chương trình y tế quốc gia, các dự án của nước ngoài 4.1.2. Các Trung tâm,Trạm, Chi cục. Nhân lực: 100% các đơn vị đều có cán bộ phụ trách truyền thông. Trình độ của đội ngũ này tương đối cao trong đó trình độ đại học trở lên là 88,23%, y sỹ và điều dưỡng trung học là 11,77%. Riêng tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Chi cục ATVSTP đã thành lập phòng Truyền thông với từ 3-5 cán bộ phụ trách Cán bộ làm công tác truyền thông được đào tạo các kỹ năng truyền thông chỉ đạt 50%. Cơ sở vật chất: Mới chỉ có 3/8 đơn vị tuyến tỉnh có phòng tư vấn riêng còn lại là lồng ghép với các phòng chức năng khác. Trang thiết bị phục vụ cho công tác truyền thông tại các đơn vị khá đầy đủ 8/8 đơn vị có máy Projector, 6/8 đơn vị có máy ảnh, riêng loa truyền thông lưu động chỉ có 4/8 đơn vị có. Tài liệu truyền thông ít và không đa dạng, chủ yếu tài liệu cũ do Trung ương cấp. Có một số đơn vị tự sản xuất được tài liệu truyền thông như: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm YTDP tỉnh, Trung tâm Mắt. Tuy nhiên trong điều kiện cơ cấu dịch bệnh đang ngày càng đa dạng như hiện nay tài liệu truyền thông vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu . Kinh phí dành cho công tác truyền thông thiếu. Chỉ các đơn vị có chương trình, dự án nước ngoài tài trợ, kinh phí truyền thông nhiều hơn nhưng không thường xuyên liên tục. 4.2. Thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động TTGDSK tuyến huyện. Nhân lực: 100% các đơn vị tuyến huyện đã thành lập phòng truyền thông. 8/12 đơn vị bố trí từ 3-5 cán bộ kiêm nhiệm công tác truyền thông. Có 4 đơn vị chỉ bố trí 1-2 cán bộ phụ trách công tác truyền thông trong đó Trung tâm y tế Cẩm Xuyên, Trung tâm YTDP Hồng Lĩnh có 1 cán bộ chuyên trách công tác truyền thông. Đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông tuyến huyện có trình độ bác sỹ là 29,42%, y sỹ và điều dưỡng trung học, điều dưỡng sơ cấp là 70,59%. Số cán bộ được tập huấn kỹ năng truyền thông đạt 82,35%, chủ yếu do Trung ương phối hợp với Trung tâm TTGDSK tỉnh tổ chức, 61,76% có tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm YTDP tỉnh tổ chức, trong số này chỉ có 01 người cùng tham gia 03 42
  43. lớp tập huấn. Có một số cán bộ của Trung tâm YTDP Thạch Hà và Vũ Quang được tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tổ chức. Cơ sở vật chất: Chỉ có 1/12 huyện có phòng tư vấn riêng (huyện Kỳ Anh), còn lại chưa có hoặc lồng ghép với các phòng khác. Trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông còn thiếu thốn và nghèo nàn. Có 5/12 đơn vị không có các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác truyền thông như: projector, máy ảnh, loa truyền thông lưu động. Chỉ có 2 trung tâm có máy projector phục vụ công tác giảng dạy và tập huấn là Kỳ Anh, Nghi Xuân, 5/12 đơn vị có máy ảnh. Tài liệu truyền thông chủ yếu do trung ương và tỉnh cấp nhưng ít. Chỉ có 2/12 trung tâm tự sản xuất tài liệu truyền thông. Tài liệu chủ yếu là đĩa CD, tờ rơi, sách mỏng do các chương trình mục tiêu y tế quốc gia cấp hoặc các chương trình dự án như sốt xuất huyết, an toàn vệ sinh thực phẩm, tay chân miệng, tăng huyết áp, phòng chống HIV/AIDS. Kinh phí dành riêng cho công tác truyền thông không có. 12/12 trung tâm trả lời kinh phí hoạt động truyền thông hiện nay chủ yếu lấy từ các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. 5. Bàn luận Hệ thống tổ chức, mạng lưới TTGDSK từ tỉnh đến huyện của tỉnh Hà Tĩnh đã được kiện toàn và tương đối đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ chế hoạt động. Trung tâm TTGDSK tỉnh: Về nhân lực, chưa đủ định biên theo Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV, cơ cấu cán bộ chưa phù hợp, thiếu cán bộ là bác sỹ, một số trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông đã quá cũ và hư hỏng. Do thiếu cán bộ là bác sỹ nên trong hoạt động chuyên môn phần GDSK, tư vấn hầu như còn bỏ ngỏ. Kinh phí cấp hàng năm thấp, chỉ đủ chi các hoạt động truyền thông cơ bản như tuyên truyền trên báo, đài tỉnh và trả lương cho cán bộ. Thiếu kinh phí cho việc đào tạo, phát triển tài liệu truyền thông hướng về cộng đồng phục vụ cho việc TTGDSK đến đối tượng đích. Công tác truyền thông tại các Chi cục, Trung tâm, Trạm chuyên khoa tuyến tỉnh chưa thường xuyên, liên tục, chỉ chú trọng một vài đợt cao điểm trong năm. Trừ các đơn vị có phòng Truyền thông đã bố trí cán bộ chuyên trách còn hầu hết ở các đơn vị, cán bộ truyền thông chỉ làm kiêm nhiệm. Kinh phí dành cho truyền thông quá ít, nội dung truyền thông chủ yếu tập trung vào các hình thức: cấp phát tờ rơi, áp phích, làm các phóng sự, bài viết trên báo đài tỉnh. Thực tế cho thấy những đơn vị nào có kinh phí của các chương trình, dự án thì công tác truyền thông được đẩy mạnh và triển khai có bài bản hơn như: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm YTDP tỉnh. Trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông tại các đơn vị tuyến tỉnh được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng tốt công tác truyền thông tại cơ sở. Tại tuyến huyện, nguồn nhân lực truyền thông đã được kiện toàn theo Công văn số 01/CV-BCĐ về việc kiện toàn mạng lưới truyền thông, tuy nhiên đội ngũ này không 43
  44. ổn định, thường xuyên thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hầu hết cán bộ truyền thông làm kiêm nhiệm nên chất lượng công tác truyền thông không cao. Trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông của các đơn vị tuyến huyện chưa được quan tâm đầu tư đúng mực, còn thiếu nhiều phương tiện truyền thông cần thiết để phục vụ việc TTGDSK tại cộng đồng. Tình trạng thiếu bác sỹ, dược sỹ trong toàn ngành dẫn đến nhiều cán bộ có trình độ y sỹ, điều dưỡng trung học, sơ cấp phải đảm nhiệm công tác truyền thông và giảng dạy cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông. Số cán bộ làm công tác truyền thông được trang bị các kỹ năng truyền thông hiện nay đạt ở mức trung bình. Tuy nhiên, tại một số đơn vị thường xuyên có sự thay đổi cán bộ làm công tác truyền thông nên nhiều cán mới đào tạo song lại phải chuyển đi làm công tác khác, gây ra một sự lãng phí và làm ảnh hưởng nhiều tới việc giảng dạy và tập huấn tuyến cơ sở. Các tài liệu truyền thông tại tuyến huyện chủ yếu lấy từ các Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia. Có một số huyện tự sản xuất nhưng rất ít, chủ yếu khi có dịch bệnh xảy ra. Việc thiết kế in ấn tài liệu còn rất hạn chế và vấn đề kinh phí dành cho mục này hầu như không có vì vậy khi in ấn tài liệu chủ yếu lấy mẫu từ trung ương và sửa đổi cho phù hợp với phong tục tập quán và đặc điểm từng vùng, miền. 6. Đề xuất, kiến nghị. 6.1. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả công tác truyền thông tuyến tỉnh, huyện. - Tiếp tục củng cố tổ chức, bộ máy và nhân lực cho trung tâm TTGDSK tỉnh. Bố trí cán bộ là bác sỹ để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn và đào tạo. Thực hiện đào tạo và nâng cao trình độ lí luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ TTGDSK cho đội ngũ cán bộ của Trung tâm. - Tiếp tục củng cố và kiện toàn mạng lưới truyền thông tuyến huyện, đảm bảo phòng TTGDSK có ít nhất từ 2-3 cán bộ chuyên trách về TTGDSK. Xây dựng và ban hành biểu điểm thi đua hàng năm để đánh giá hoạt động truyền thông tại các đơn vị. - Đầu tư kinh phí cho hoạt động TTGDSK tại các tuyến theo định mức từ 1,5-2% tổng kinh phí được cấp. Huy động nguồn lực cho hoạt động TTGDSK từ các chương trình mục tiêu y tế, dự án trong và ngoài ngành y tế. - Đầu tư đủ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho từng tuyến theo Quyết định số 2420/QĐ-BYT ngày 07/7/2010 của Bộ y tế. - Triển khai thực hiện Chỉ thị số 08CT-BYT về tăng cường công tác truyền thông, có sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn. Triển khai thực hiện Chương trình hành động TTGDSK đến 2015 và tầm nhìn 2020. 44
  45. - Phối hợp với các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia để triển khai các chương trình truyền thông đúng trọng điểm và đạt hiệu quả cao, đặc biệt chú trọng việc sản xuất tài liệu truyền thông để tránh chồng chéo, lãng phí. - Trung tâm TTGDSK hoàn thiện đề án xây dựng trang web của Trung tâm TTGDSK, đồng thời tiếp tục phối hợp với các cơ quan Báo, đài tỉnh mở các chuyên, trang, chuyên mục về TTGDSK cho người dân. 6.2. Kiến nghị - Các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác TTGDSK, thường xuyên kiện toàn và bổ sung cán bộ có chuyên môn và năng lực để làm công tác truyền thông. - Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành tiếp tục thực hiện công tác TTGDSK; sớm triển khai và thực hiện Chương trình hành động TTGDSK đến năm 2015 và tầm nhìn 2020; chỉ đạo các đơn vị dành kinh phí chi cho công tác TTGDSK. - Trung tâm TTGDSK Trung ương: Tiếp tục hỗ trợ về chuyên môn, đào tạo kỹ năng cho cán bộ truyền thông của đơn vị. Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông cho đơn vị. Quan tâm đầu tư các dự án về TTGDSK cho các tỉnh nghèo trong đó có Hà Tĩnh. 45
  46. KIẾN THỨC - THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG, NĂM 2011 Hồ Thị Thiên Ngân 1, Trần Ngọc Hữu 1 , Nguyễn Vân Anh 2, Bùi Thu Hương 2, Lê Văn Tuân3 (1)Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, (2) Unilever Việt Nam, (3) Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Tóm tắt nghiên cứu: Kiến thức và Thực hành (KT) của người chăm sóc trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn bùng phát dịch bệnh Tay Chân Miệng (TCM). Để công tác truyền thông mang lại hiệu quả, việc khảo sát KT của người chăm sóc trẻ về TCM được tiến hành nhằm xây dựng chiến lược và thông điệp truyền thông phù hợp và thiết thực. Mục tiêu: Tìm hiểu tỷ lệ người dân có kiến thức và thực hành đúng trong phòng và tránh lây lan bệnh TCM. Phương pháp: Khảo sát cắt ngang mô tả KT của nhóm người chăm sóc trẻ khỏe mạnh và nhóm có con đã mắc bệnh TCM, với tổng số có 60 người được phỏng vấn và khảo sát. Kết quả: Có 54,4% biết bệnh TCM có thể gây tử vong, bệnh lây truyền do bàn tay nhiễm bẩn 24.6%, lây qua ăn uống 87%, lây do tiếp xúc trẻ bệnh 54,2% Biết đường lây qua hô hấp và tiêu hóa lần lượt là 33,3% và 35,1%. 100% biết dấu hiệu nặng cần chuyển viện (sốt cao, run giật tay/chân ). Kênh thu nhận thông tin về bệnh: Tivi 68,4%, y tế 57,9%, đài 36,8% Tài liệu mong được nhận: Tờ rơi, áp phích, phim, internet Thực hành: người chăm sóc trẻ có rửa tay 66,7%; lau sàn nhà/nơi trẻ chơi 68,9%; rửa đồ chơi 45,1% Trẻ có thói quen mút tay 36,8%, có rửa tay trẻ 50,8%, sử dụng vật dụng riêng cho trẻ 54,4%. Kết luận: Kết quả khảo sát là cơ sở để xây dựng các tài liệu truyền thông và chiến lược truyền thông hiệu quả phù hợp tình hình dịch tại địa phương. 1. Đặt vấn đề: Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh đặc trưng bằng các dấu hiệu: sốt, đau họng, có vết loét ở niêm mạc miệng và các bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, chán ăn, li bì Tác nhân chủ yếu gây bệnh là nhóm virus đường ruột gồm virút Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Trong khi bệnh do virút Coxsackie A16 thường ở thể nhẹ và tự hết trong vòng một tuần. EV 71 thường gây bệnh cảnh nặng có những ca biến chứng thần kinh trung ương như: viêm màng não vô khuẩn, viêm não có triệu chứng giống như bệnh liệt mềm cấp và phù phổi cấp có thể dẫn đến tử vong. Nhiều vụ dịch TCM lớn nhỏ đã được ghi nhận trên khắp thế giới từ đầu những năm 1970. Trong những năm vừa qua, dịch tay chân miệng đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Hungary, Pháp, Thuỵ Điển. Đặt biệt trong khu vực châu Á Thái Bình Dương những vụ dịch lây lan rộng đã được báo cáo ở Úc, Brunây, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Mã Lai, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam 46
  47. Ở nước ta, đặc biệt khu vực phía Nam, bệnh được phát hiện đầu tiên năm 2003 tại Tp. Hồ Chí Minh. Trong năm 2005 hội chứng TCM xuất hiện ở hầu hết các tỉnh từ Lâm Đồng đến Cà Mau. Theo số liệu giám sát của viện Pasteur TPHCM tại khu vực phía nam từ 2005 đến nay, trong năm dịch thường xuất hiện thành 2 đợt. Đợt 1 kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 với số ca nhiều nhất là vào tháng 5. Đợt 2 kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 với số ca xuất hiện nhiều nhất là vào tháng 11. Từ năm 2005 trở lại đây, theo ghi nhận của Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM thì số bệnh nhân nhập viện hàng năm không ngừng gia tăng. Bảng 1. Tình hình mắc tay chân miệng tại khu vực phía nam Việt Nam 2005 - 2010 Năm Số ca mắc Số ca chết % C/M 2005 441 13 2,9 2006 2,284 13 0,6 2007 2,988 14 0,5 2008 10,958 25 0,2 2009 10,640 23 0,2 2010 9,770 6 0,06 600 500 TB 2008 400 2009 300 2010 200 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB 109.25 88.5 156.5 227 250 235.5 266 307.75 412 484.75 310.5 197.25 2008 267 206 242 293 407 378 372 355 287 317 210 160 2009 92 115 217 316 346 278 352 365 466 453 316 260 2010 188 153 326 302 328 341 321 272 352 478 290 270 Biểu đồ 1. Đường cong dịch của TP HCM theo tháng (từ 2008 - 2010) Tại Tp Hồ Chí Minh, tính đến tuần 30/2011 (24/7/2011) có 6.314 ca mắc (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2010), trong đó có 21 ca tử vong (tăng hơn 20 lần so với cùng kỳ năm 2010). 47
  48. Biểu đồ 2. Tình hình bệnh tay chân miệng Tp. Hồ Chí Minh năm 2011 Nhiều biện pháp đã được triển khai tại các tỉnh phía Nam cũng như là tại TPHCM nhằm giảm số ca mắc/chết gồm: Tập huấn cho cán bộ y tế các quận huyện; Tổ chức kiểm tra hoạt động phòng chống dịch tại các trường học; Tuyên truyền hướng dẫn sử dụng các chất khử khuẩn khác thay thế cloramin B; Truyền thông trên báo đài; Phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội để phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên bệnh vẫn không giảm dịch vẫn bùng phát và kéo dài. Điều này có thể là do công tác truyền thông chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức như là một biện pháp chính, truyền thộng chưa tập trung đúng đối tượng đích, chiến lược truyền thông chưa phù hợp Do vậy, việc khảo sát KT của người chăm sóc trẻ nhằm tạo cơ sở để xây dựng các tài liệu truyền thông và chiến lược truyền thông hiệu quả phù hợp tình hình dịch tại địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Xác định tỉ lệ người trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi ở TP.HCM có kiến thức, thực hành đúng về phòng chống bệnh tay chân miệng và các yếu tố liên quan đến thực hành. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỉ lệ người trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi có kiến thức đúng về phòng chống bệnh tay chân miệng 2. Xác định tỉ lệ người trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi có thực hành đúng về phòng chống bệnh tay chân miệng 3. Xác định tỉ lệ nguồn thông tin về phòng chống bệnh tay chân miệng mà người trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi nhận được. 4. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của người trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi với tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nguồn thông tin . 5. Xác định mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi. 48
  49. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: 57 người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi nghe hiểu và trả lời được câu hỏi. 3.3. Địa điểm nghiên cứu: 27 phiếu tại BV Nhi Đồng I - Thành phố Hồ Chí Minh. 30 phiếu tại Phòng khám tiêm ngừa, Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh. 3.4. Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, tại thời điểm dịch bùng phát mạnh tại Tp.Hồ Chí Minh. 3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu: Phỏng vấn đối tượng trực tiếp 60 người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi trong đó có 30 NCST có con dưới 5 tuổi đến tiêm ngừa tại phòng khám Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh (có 27 phiếu hợp lệ) và 30 người chăm sóc trẻ có con bệnh tay chân miệng được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng I - Tp. Hồ Chí Minh. 3.6. Xử lý và phân tích số liệu: Mỗi bộ câu hỏi được kiểm tra ngay sau khi phỏng vấn về tính hoàn tất và tính phù hợp. Số liệu sau khi thu thập sẽ được giám sát viên kiểm tra bởi tính phù hợp và đầy đủ. Sau đó dữ liệu được nhập liệu vào máy tính và xử lý số liệu bằng phần mềm Epi – 2000. 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 2. Giới tính của người chăm sóc trẻ và giới tính của trẻ Giới tính Đối tượng Nam Nữ Cha/mẹ/Người chăm sóc trẻ (n=57) 11 (19,3%) 46 (80,70%) Trẻ (n=57) 31 (54,38%) 26 (45,62%) Trẻ dưới 3 tuổi (n=32) 17 (53,1%) 15 (46,9%) Trẻ 3 đến 5 tuổi (n=25) 13 (52%) 12 (48%) Trẻ đi học (n=38) 21 (55,26%) 17 (44,73%) 80,7% người chăm sóc trẻ tham gia vào nghiên cứu là nữ. Trẻ nam chiếm 54,38%. Trong nhóm trẻ dưới 3 tuổi, trẻ nam chiếm 53,1%, nữ chiếm 46,9%. Trong nhóm trẻ từ 3-5 tuổi, trẻ nam chiếm 52%, nữ chiếm 48%. Có 38/57 trẻ đi học chiếm 66,7%. 49
  50. Bảng 3. Phân bố ca bệnh theo tuổi Giới Tháng Tháng Tháng Tỷ lệ Nhóm tuổi Số ca tuổi thấp tuổi cao tuổi trung (%) Nam Nữ nhất nhất bình < 3 tuổi 19 70,37 13 5 11 58 25,56 3 – 5 tuổi 08 29,62 6 3 Tổng cộng 27 100 19 8 Trong số 27 ca bệnh TCM được điều tra chủ yếu nhóm dưới 3 tuổi chiếm 70,37%, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 11 tháng tuổi, trung bình tháng tuổi mắc bệnh là 25,56 %. 70% số trẻ bệnh là trẻ nam. Tỷ số giữa trẻ nam/nữ mắc bệnh là 2,33/1. Tỷ lệ này mắc cao hơn so với nghiên cứu 175 ca bệnh tại Singapore năm 2000 (tỷ số mắc giữa nam/ nữ là 1,7 lần). 4.2. Kết quả khảo sát về kiến thức phòng chống bệnh Tay Chân Miệng Bảng 4. Kết quả khảo sát kiến thức về bệnh Mẹ có con bị TCM Biến số Chung (n = 57) (n=27) Tính nguy hiểm của bệnh - Bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe 26 (45,61%) 16 (59,26%) - Bệnh có thể nặng và gây tử vong 31 (54,39%) 17 (62,96%) Tác nhân gây bệnh - Vi khuẩn 18 (32,57%) 11 (40,74 %) - Vi rút 21 (36,84%) 15 (55,55 %) - Khác 8 (14,04 %) 8 (29.63 %) - Không biết 10 (17,54 %) 0% Nguyên nhân gây bệnh - Qua bàn tay 14 (24,56%) 2 (7,41 %) - Ăn uống không hợp vệ sinh 51 (87,71%) 18 (66,66 %) - Tiếp xúc trẻ bệnh 31 (54,22%) 15 (55,55 %) - Không rửa tay 32 (56,14%) 16 (59,26 %) Đường lây truyền bệnh - Hô hấp 29 (50,87%) 18 (66,66 %) - Tiêu hóa 51 (89,95%) 24 (88,89%) 50
  51. Kết quả khảo sát cho thấy người chăm sóc trẻ biết bệnh TCM nguy hiểm chiếm 54,39%, riêng ở nhóm có trẻ đã mắc bệnh TCM tỷ lệ này là 62,96%. Người chăm sóc trẻ biết tác nhân gây bệnh là do vi rút chiếm 36,84%, ở nhóm có trẻ bệnh tỷ lệ này 55,55%. Biết nguyên nhân gây bệnh do không rửa tay thường xuyên khá tương đương nhau ở cả hai nhóm (56,14 và 59,26%). Hiểu biết người chăm sóc trẻ về đường lây truyền của bệnh (đường tiêu hóa) tương đương nhau ở cả hai nhóm (xấp xỉ 90%) Như vậy qua kết quả khảo sát cho thấy người chăm sóc trẻ biết được đường lây của bệnh, nhưng chưa biết nhiều tính nguy hiểm của bệnh. Đây là cơ sở để xây dựng các phương tiện truyền thông, nội dung truyền thông phù hợp Tăng cường tư vấn sức khỏe đối với người chăm sóc trẻ, để họ biết ngăn ngừa bệnh cho cộng đồng Đây là đội ngũ truyền thông thiết thực hiệu quả cho các bà mẹ, cho người chăm sóc trẻ khi trẻ chưa mắc bệnh. Bảng 5. Kết quả khảo sát nhận biết dấu hiệu bệnh của người chăm sóc trẻ Số lượng Mẹ có con bị TCM Biến số (n = 57) (n=27) Dấu hiệu đầu tiên bệnh Sốt 41 (71,93%) 27 (100%) Nổi bóng nước: 38 (63,67%) 27 (100%) Khác (Chảy nước miếng) 17 (29,82%) 09 (33,33%) Khi nào gia đình đến khám tại cơ sở y tế Khi có dấu hiệu nặng 57 (100%) 27 (100%) Co giật 57 (100%) 27 (100%) Bóng nước 33 (57,89%) 27 (100%) Dấu hiệu thần kinh (khi có biến chứng) Sốt cao (uống thuốc ko hết) 57 (100%) 27 (100%) Rối loạn tri giác: Hôn mê 57 (100%) 27 (100%) Lơ mơ 57 (100%) 27 (100%) Đi loạng choạng 45 (79%) 27 (100%) Nôn 43 (75,44%) 20 (74,07%) Đa số khảo sát người chăm sóc trẻ khi có trẻ nặng gia đình mới cho trẻ đến CSYT, nếu ở giai đoạn nặng mới đưa vào bệnh viện, bệnh của trẻ sẽ diễn biến nặng, khó lường tai biến của bệnh dễ tử vong, không chủ động biện pháp phòng bệnh cho cộng đồng, khó triển khai các hoạt động can thiệp phòng chống chủ động. Nhóm người chăm sóc trẻ có trẻ bị bệnh có kiến thức về các biểu hiện bệnh dường như tốt hơn (đạt 100% ở hầu hết các nội dung). 51
  52. Bảng 6. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh Thực hành Số lượng (n = 57) Tỷ lệ (%) Thực hành của người chăm sóc trẻ - Rửa tay 38 66,67 - Giữ vệ sinh : nhà cửa 55 96,49 - Ăn uống đầy đủ chất: 44 77,19 - Vệ sinh cá nhân: VS răng miệng 18 31,58 - Khác 22 38.60 Vệ sinh nhà cửa 57 100 - 1 lần/ngày 39 68,42 - 2 lần/ngày 8 14,04 - 3 lần/ngày 10 17,54 Chất tẩy rửa hay dùng: - Xà bông: 15 26,31 - VIM, sản phẩm trên thị trường 19 33,33 - Javel 3 5,26 - Cloramine B 2% 26 45,61 - Nước 11 19,30 Rửa đồ chơi cho trẻ: 38 66,67 Dùng vật dụng riêng: chén bát 31 54,38 Cho trẻ nghỉ học khi bị bệnh (n=38) 38 100 Thực hành của trẻ Không cho tay vào miệng 36 40,35 Rửa tay + Thường xuyên 34 60,71 + Thỉnh thoảng 23 40,35 Rửa tay bằng xà phòng: 29 50,87 Rửa khi nào: + Tay dơ: 57 100 + Sau khi đi tiêu 48 84,21 + Trước khi ăn 39 68,42 Khảo sát cho thấy người chăm sóc trẻ đã có thực hành đúng trong phòng chống bệnh TCM, trong đó: Rửa tay 66,67%, giữ vệ sinh nhà cửa 96,49 %, ăn uống đầy đủ chất 77, 19%, vệ sinh cá nhân (VS răng miệng) 31,58 %. 100% người chăm sóc trẻ thực hiện 52
  53. vệ sinh nhà cửa hàng ngày, trong đó chủ yếu là thực hiện 1 lần/ngày (chiếm 68,42%). Tuy nhiên tỷ lệ rửa đồ chơi cho trẻ chỉ đạt 66,67%, cho trẻ sử dụng vật dụng cá nhân riêng (chén, bát ) chiếm 54,38% , rửa tay rất quan trọng nhưng chỉ có 66,67% người chăm sóc trẻ thực hiện. Các tỷ lệ này vẫn còn thấp, đây là những nguyên nhân làm trẻ dễ mắc bệnh TCM, lây lan số ca mắc trong cộng đồng khó kiểm soát. Thực hành của trẻ: hơn 40% trẻ không cho tay vào miệng. 100% trẻ thực hiện rửa tay nhưng chỉ có 60,7% làm việc này thường xuyên và cũng chỉ có khoảng 50% trẻ rửa tay bằng xà phòng. KHẢO SÁT KÊNH TT ĐƯỢC CỘNG ĐỒNG QUAN TÂM 45 39 40 33 33 33 35 30 25 21 20 16 NHẬN 15 11 10 5 SỐ TRƯỜNG SỐHỢP GHI TRƯỜNG 0 Tivi Y Tế Đài hàng xóm bạn bè tờ rơi áp phích LOẠI TT ĐƯỢC CHỌN Biểu đồ 3. Kênh truyền thông được cộng đồng quan tâm Kênh truyền thông được cộng đồng quan tâm nhất là ti vi, tiếp đến là cán bộ y tế, áp phích, tờ rơi. Với kết quả này các hoạt động truyền thông nên tập trung vào TV spot, áp phích, tờ rơi và truyền thông trực tiếp qua cán bộ y tế. 5. Kết luận và kiến nghị: Qua khảo sát chúng tôi rút ra được các kết luận sau: - Truyền thông cần tập trung vào người chăm sóc trẻ <5 tuổi và trẻ < 5 tuổi. - Tài liệu truyền thông và các thông điệp cần tập trung: + Thông điệp: . Bệnh TCM là gì: tác nhân, cách lây bệnh, các triệu chứng khởi phát, các triệu chứng chuyển nặng cần đem trẻ đến bệnh viện, không tự ý điều trị tại nhà, cách chăm sóc trẻ bệnh tại nhà (bệnh nhẹ, hoặc sau khi xuất viện) . . Phòng bệnh: Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên cho trẻ và người chăm sóc trẻ, lau rửa sàn nhà, vật dụng tiếp xúc, đồ chơi của trẻ thường xuyên bằng dung dịch sát trùng thông thường có chứa chlor (javel ) + Tài liệu chính ( bà mẹ mong muốn có): 53