Đánh giá kiến thức thái độ thực hành của người dân tỉnh Thái Bình về bệnh không lây nhiễm năm 2013

pdf 9 trang Gia Huy 2190
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kiến thức thái độ thực hành của người dân tỉnh Thái Bình về bệnh không lây nhiễm năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_cua_nguoi_dan_tinh_thai.pdf

Nội dung text: Đánh giá kiến thức thái độ thực hành của người dân tỉnh Thái Bình về bệnh không lây nhiễm năm 2013

  1. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH THÁI BÌNH VỀ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM NĂM 2013 Giang Văn Hào, Nhâm Thúy Liễu Trung tâm truyền thông GDSK Thái Bình Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2013 trên 210 người dân tuổi 35-65 tại Thái Bình nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống các bệnh không lây nhiễm của người dân. Kết quả nghiên cứu cho kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các nội dung của bệnh đái tháo đường ở mức kém luôn chiếm tỷ lệ cao từ 81,4% đến 92,8%. Có 42,7 % đồng ý với ý kiến đái tháo đường là bệnh nguy hiểm; 59,2% đồng ý với ý kiến thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, chế độ ăn uống có tác dụng điều trị đái tháo đường. Tỷ lệ có kiến thức kém về các nội dung của tăng huyết áp chiếm tỷ lệ rất cao từ 61,7% đến 75,2%; 52,5% đồng ý với ý kiến tăng huyết áp nguy hiểm đối với sức khỏe. Tỷ lệ kiến thức về các nội dung của bệnh ung thư ở mức kém rất cao, từ 95,3% đến 96,7%; 98,8 % đồng ý với ý kiến ung thư là bệnh nguy hiểm, 95,6 % đồng ý với ý kiến phòng chống bệnh ung thư là trách nhiệm của toàn cộng đồng. Trên 91% đối tượng có kiến thức kém về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; 5,4% đồng ý với nhận định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe. Có tới 71,8% đối tượng không tập thể dục. 1. Đặt vấn đề Những thói quen xấu như: Hút thuốc lá, uống rượu, ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực, áp lực công việc, đang gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Đây là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm (tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh phổi mạn tính, tâm thần, ) gia tăng. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam có hơn 350.000 ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó tử vong do các bệnh tim mạch là 70.000 ca, ung thư 66.000 ca, đái tháo đường 13.000 ca Tại Thái Bình, mặc dù chưa có số liệu thống kê nhưng theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, trung bình mỗi tháng, đơn vị tư vấn cho gần 200 người tiền đái tháo đường (có nguy cơ cao chuyển sang đái tháo đường). Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang quản lý, điều trị ngoại trú hơn 600 trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng, số bệnh nhân mắc bệnh ung thư xuất hiện ngày càng nhiều. Bệnh viện Đa khoa tỉnh, có khoảng 160 bệnh nhân ung thư nằm điều trị. Các bệnh không lây nhiễm đứng vị trí hàng đầu trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới. Nhiều người phát hiện ra bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng nên khó điều trị và rất tốn kém. Nguyên nhân của tình trạng trên là do người dân chưa có kiến thức đầy đủ về nguyên nhân, nguy cơ mắc bệnh cũng như cách phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Để đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống các bệnh 158
  2. không lây nhiễm của cộng đồng và đề xuất các chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành phòng chống bệnh không lây nhiễm một cách có hiệu quả cho người dân tỉnh Thái Bình, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kiến thức thái độ thực hành của người dân tỉnh Thái Bình về các bệnh không lây nhiễm năm 2013”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống các bệnh không lây nhiễm của người dân tỉnh Thái Bình. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang 3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu. - Thời gian: Từ tháng 4 – 12/2013 - Địa điểm: tỉnh Thái Bình 3.3. Đối tượng nghiên cứu Người dân trong độ tuổi từ 35 - 65 tuổi hiện đang sinh sống tại Thái Bình 3.4. Chọn mẫu - Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: P(1- P) 2 n = Z (1 - α/2) d2 Trong đó: n: Cỡ mẫu điều tra Z2(1- α /2): Độ tin cậy 95%, Z2(1- α /2) = 1,96 P: Tỷ lệ người dân có về kiến thức về phòng chống BKLN xác định của nghiên cứu Chúng tôi tăng số mẫu lên 7%. Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 210 người. - Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp ngẫu nhiên đơn + Chọn hộ đầu tiên: lập danh sách, đánh số thứ tự toàn bộ các hộ có đối tượng trong độ tuổi nghiên cứu, chọn hộ đầu tiên theo bảng số ngẫu nhiên. + Chọn đối tượng phỏng vấn: Đối tượng là người dân trong độ tuổi từ 35- 65 trong hộ. + Sử dụng phương pháp “cổng liền cổng” để chọn đối tượng phỏng vấn tiếp theo. 3.5. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi phỏng vấn 159
  3. 3.6. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 14.0. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thông tin chung Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 210 đối tượng, trong đó tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 47,6% và 52,4%. Số người có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 35,3%, có 42,4% ở trình độ trung học cơ sở và 22,3% có trình độ tiểu học. Bảng 1: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%) Nông dân 92 43,8 Công nhân 22 10,5 Buôn bán, lao động tự do 75 35,7 Cán bộ văn phòng 2 0,95 Nội trợ 4 1,9 Nghỉ hưu 15 7,15 Đối tượng là cán bộ văn phòng và nội trợ chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0,95% và 1,9%. Đa số người trong nghiên cứu là nông dân và buôn bán, lao động tự do, với tỷ lệ lần lượt là 43,8% và 35,7%. 4.2. Kiến thức, thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh không lây nhiễm - Kiến thức về bệnh đái tháo đường Bảng 2: Kiến thức về phòng bệnh đái tháo đường Kém Trung bình Khá Tốt Kiến thức Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ số (%) số (%) số (%) số (%) Khái niệm 173 82,3 22 10,5 11 5,3 4 1,9 Triệu chứng 171 81,4 22 10,4 12 6,3 4 1,9 Các biến chứng 181 86,2 16 7,7 9 4,2 4 1,9 Yếu tố nguy cơ 188 89,5 9 4,2 9 4,4 4 1,9 Các biện pháp 193 91,9 8 3,8 5 2,4 4 1,9 phòng chống Bảng trên cho thấy, kiến thức của đối tượng nghiên cứu về khái niệm, triệu chứng, các biến chứng, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường ở mức kém chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 82,3%, 81,4%, 86,2%, 89,5%, 91,9%; kiến thức về các nội dung trên đạt ở mức tốt chiếm tỷ lệ rất thấp, đều là 1,9 %. 160
  4. Bảng 3: Kiến thức về các biện pháp điều trị bệnh đái tháo đường Kém Trung bình Khá Tốt Kiến thức Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ số (%) số (%) số (%) số (%) Điều trị bằng thuốc 195 92,8 6 3,0 5 2,3 4 1,9 Điều trị bằng dinh 167 79,7 24 11,3 15 7,1 4 1,9 dưỡng hợp lý Điều trị bằng luyện 190 90,5 9 4,2 7 3,4 4 1,9 tập thể lực Số đối tượng có kiến thức kém về điều trị bệnh đái tháo đường bằng thuốc chiếm 92,8%, bằng dinh dưỡng hợp lý chiếm 79,7%, bằng luyện tập thể lực thường xuyên chiếm 90,5%. Tỷ lệ có kiến thức trung bình, khá, tốt về đều trị bệnh đái tháo đường rất thấp. - Thái độ về bệnh đái tháo đường Bảng 4: Các nội dung liên quan đến bệnh đái tháo đường Không Không Đồng ý đồng ý ý kiến Nội dung Tỷ lệ (%) Là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe 42,7 0,9 56,4 Lo sợ nếu bị chẩn đoán mắc bệnh 41,9 2,4 55,7 Phòng chống bệnh là trách nhiệm của toàn cộng 43,3 1,1 55,6 đồng Việc điều trị là không cần thiết 9,5 58,7 31,8 Phòng bệnh quan trọng nhất là dùng thuốc 11,2 55,3 33,3 Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, chế độ ăn 28,6 59,2 12,2 không có tác dụng điều trị bệnh Có 42,7 % đồng ý khi cho rằng đái tháo đường là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe và cuộc sống. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước là 91,6%. Tỷ lệ đồng ý với ý kiến cảm thấy lo sợ nếu bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường là 41,9%, thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước (80,8%). Có 43,3% đồng ý phòng chống đái tháo đường là trách nhiệm của toàn cộng đồng, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước là 85%. 55,3% người được hỏi không đồng ý về việc phòng bệnh đái tháo đường quan trọng là dùng thuốc. 59,2% đối tượng đồng ý rằng thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, chế độ ăn uống có tác dụng điều trị đái tháo đường. 161
  5. - Kiến thức về tăng huyết áp Bảng 5: Kiến thức về phòng tăng huyết áp Kém Trung bình Khá Tốt Kiến thức Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ số (n) (%) số (n) (%) số (n) (%) số (n) (%) Khái niệm 157 75,2 26 12,3 17 8,2 9 4,3 Triệu chứng 144 68,6 37 17,6 20 9,5 9 4,3 Các biến 132 62,9 45 21,3 24 11,5 9 4,3 chứng Yếu tố nguy 128 60,8 40 19 33 15,9 9 4,3 cơ Các biện pháp 130 61,7 42 20 29 14 9 4,3 phòng chống Đối tượng có kiến thức kém về khái niệm, triệu chứng, các biến chứng, yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt là 75,2%, 68,6%; 62,9%, 60,8% và 61,7%. Chỉ có 4,3% có kiến thức tốt về phòng chống tăng huyết áp. Tập thể dục 62,8 19,4 13,5 4,3 Dinh dưỡng 70,7 14,3 10,7 4,3 Thuốc 71,5 15,8 8,4 4,3 Kém Trung bình Khá Tốt Biểu đồ 1: Kiến thức về các phương pháp kiểm soát tăng huyết áp Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có đầy đủ kiến thức về các biện pháp kiểm soát tăng huyết áp bằng thuốc, bằng dinh dưỡng, bằng cách tập thể dục rất thấp (4,3%); tỷ lệ có kiến thức đạt loại khá thấp nhất là 8,4%, cao nhất là 13,5%; tỷ lệ có kiến thức đạt loại trung bình thấp nhất là 14,3%, cao nhất là 19,4%; số đối tượng có kiến thức kém chiếm tỷ lệ rất cao từ 62,8% đến 71,5%. - Thái độ với tăng huyết áp 162
  6. Bảng 6: Các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp Đồng Không Không ý Nội dung ý đồng ý kiến Tỷ lệ (%) Là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe 52,5 19,7 27,8 Cảm thấy lo sợ nếu mắc tăng huyết áp 54,2 9,3 36,5 Phòng chống tăng huyết áp là trách nhiệm của toàn 53,3 10,7 36 cộng đồng Việc điều trị tăng huyết áp là không cần thiết 9,5 58,7 31,8 Phòng tăng huyết áp quan trọng nhất là dùng thuốc 11,2 55,3 33,3 Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, chế độ ăn 28,6 59,2 12,2 không có tác dụng trong điều trị bệnh Có 52,5% đồng ý cho rằng tăng huyết áp nguy hiểm đối với sức khỏe. Tỷ lệ đồng ý rằng cảm thấy lo sợ nếu mắc tăng huyết áp là 54,2%. Chỉ có 53,3% đồng ý với ý kiến phòng chống tăng huyết áp là trách nhiệm của toàn cộng đồng. - Kiến thức về phòng chống ung thư Bảng 7: Kiến thức về phòng bệnh ung thư Kém Trung bình Khá Tốt Kiến thức Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ số (%) số (%) số (%) số (%) Khái niệm 200 95,3 10 4,7 0 0 0 0 Triệu chứng 201 95,6 9 4,4 0 0 0 0 Các giai đoạn phát triển 204 97,1 6 2,9 0 0 0 0 của bệnh Yếu tố nguy cơ gây bệnh 203 96,7 7 3,3 0 0 0 0 Mức độ nguy hiểm của 75 35,7 95 45,3 37 17,5 3 1,5 bệnh Các biện pháp phòng 203 95,6 9 4,4 0 0 0 0 chống Tỷ lệ có kiến thức về các nội dung của bệnh ung thư như khái niệm, triệu chứng, các giai đoạn phát triển của bệnh, yếu tố nguy cơ gây bệnh, các biện pháp phòng chống đạt kết quả kém chiếm rất cao, từ 95,3% đến 97,1%. Tỷ lệ có kiến thức khá, tốt về bệnh 163
  7. ung thư rất thấp, thậm chí không có đối tượng nào nói được khái niệm, triệu chứng, các giai đoạn phát triển của bệnh, yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng chống. - Thái độ với bệnh ung thư Bảng 8: Các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư Không Không ý Đồng ý Nội dung đồng ý kiến Tỷ lệ (%) Là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe 98,8 0 1,2 Cảm thấy lo sợ nếu bị chẩn đoán mắc bệnh 98,8 0 1,2 Phòng chống bệnh là trách nhiệm của toàn cộng đồng 95,6 0 4,4 Việc điều trị bệnh là không cần thiết 42,5 37,5 20 Phòng bệnh quan trọng nhất là dùng thuốc 0 70 30 Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, chế độ ăn 47,5 33,5 19 không có tác dụng trong điều trị bệnh Tỷ lệ đồng ý rằng ung thư là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe bằng tỷ lệ cảm thấy lo sợ nếu mắc bệnh ung thư là 98,8%. Có 95,6 % đồng ý việc phòng chống bệnh ung thư là trách nhiệm của toàn cộng đồng. Tuy nhiên, 42,5% đồng ý là điều trị bệnh ung thư là không cần thiết. - Kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Các biện pháp điều trị 96,7 3,3 Mức độ chữa khỏi 96,7 3,7 Các biện pháp phòng chống 94,4 5,7 Mức độ nguy hiểm 95,3 4,7 Các biến chứng 97,2 2,9 Triệu chứng 91,5 8,5 Yếu tố nguy cơ 94,3 5,7 86 88 90 92 94 96 98 100 102 Kém Trung bình Biểu đồ 2: Kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Trên 91% đối tượng có kiến thức kém về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Số đối tượng có kiến thức trung bình về bệnh rất thấp, tối đa là 5,7%. - Thái độ với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 164
  8. Bảng 9: Các vấn đề liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Đồng ý Không Không ý Nội dung (%) đồng ý (%) kiến (%) Là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe 5,4 0 94,6 Cảm thấy lo sợ nếu bị chẩn đoán mắc bệnh 5,4 0 94,6 Phòng chống bệnh là trách nhiệm của 8,7 0 91,3 toàn cộng đồng Việc điều trị bệnh và biến chứng của 6,3 5,2 88,5 bệnh là không cần thiết Phòng bệnh quan trọng nhất là dùng thuốc 9,6 12,8 77,6 Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, chế độ ăn không có tác dụng trong điều 11,7 22,7 65,5 trị bệnh Số đối tượng không bày tỏ thái độ về các vấn đề liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm tỷ lệ sất cao, từ 65,5% đến 94,6%. Tỷ lệ đồng ý với nhận định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe, cảm thấy lo sợ nếu mắc bệnh này là 5,4%; 4.3. Luyện tập phòng chống bệnh không lây nhiễm Có tới 71,8% không tập thể dục. Tỷ lệ tập thể dục dưới các dạng như đi bộ là 10,9%, chạy là 4,8%, làm vườn là 9,7%, chơi thể thao là 3,2%. 4.4. Tiếp cận thông tin về bệnh không lây nhiễm Có tới 74,9% không được nghe các thông tin truyền thông về bệnh không lây nhiễm. Trong số đối tượng được nghe thông tin về bệnh không lây nhiễm, có 91,2% nghe từ tivi, 12,4% nghe từ cán bộ y tế, có 23% nghe từ loa, đài và 0,4% tiếp cận từ internet. Có 82,7% muốn nghe thông tin về phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Trong đó, có 30,7% muốn nghe thông tin từ cán bộ y tế, 33,8% muốn tiếp nhận từ báo/internet. 5. Kết luận - Kiến thức, thái độ về bệnh đái tháo đường: 1,9% có kiến thức tốt về bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ có kiến thức về bệnh đái tháo đường kém chiếm rất cao, trên 80%; 42,7 % đồng ý đái tháo đường là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe và cuộc sống. Có 43,3% đồng ý phòng chống đái tháo đường là trách nhiệm của toàn cộng đồng. - Kiến thức, thái độ về tăng huyết áp: 4,3% có kiến thức tốt về tăng huyết áp. Đối tượng có kiến thức kém chiếm tỷ lệ rất cao, trên 60%; có 52,5% đồng ý tăng huyết áp nguy hiểm đối với sức khỏe. Chỉ có 53,3% đồng ý với ý kiến phòng chống tăng huyết áp là trách nhiệm của toàn cộng đồng . 165
  9. - Kiến thức, thái độ về bệnh ung thư rất kém, chiếm tỷ lệ trên 90%; Tỷ lệ đồng ý ung thư là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe bằng tỷ lệ cảm thấy lo sợ nếu mắc bệnh ung thư là 98,8%. - Kiến thức, thái độ về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Trên 90% đối tượng có kiến thức kém về bệnh phổi tắc nghẽ mạn tính. Tỷ lệ đồng ý với nhận định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe bằng tỷ lệ cảm thấy lo sợ nếu mắc bệnh này là 5,4%. - Thực hành phòng bệnh không lây nhiễm: Có tới 71,8% không tập luyện thể dục. - Có 12,4% đã từng được nhận thông tin truyền thông về phòng, chống bệnh không lây nhiễm thông qua cán bộ y tế trong tổng số 25,1% đối tượng có nhận được thông tin truyền thông. Có tới 30,7% tham gia nghiên cứu mong muốn nhận thông tin truyền thông từ cán bộ y tế và 33,8 từ internet trong tổng số 72,7% mong muốn nhận thông tin truyền thông về phòng, chống bệnh không lây nhiễm. 6. Kiến nghị - Sở Y tế cần tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bệnh không lây nhiễm cho nhân dân. - Trung tâm Truyền thông GDSK Thái Bình tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống bệnh không lây nhiễm. - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh tham mưu với Sở Y tế thành lập các mô hình can thiệp dự phòng bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử Chính Phủ (baodientu.chinhphu.vn › Đời sống), Các bệnh không lây nhiễm gia tăng. 2. Tạ Văn Bình, Phạm Thị Lan, Đào Tố Hoan (2006), Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người bệnh đái tháo đường trước và sau khi được giáo dục tự chăm sóc. 3. Hệ thống y tế và phòng bệnh không lây nhiễm ở nông thôn Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu hệ thống y tế - Đại Học Y Hà Nội. 4. www.benhphoi.com, Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần biế.t 5. www.caohuyetap.org, Những điều cần biết về bệnh Cao huyết áp. 166