Đánh giá rủi ro vốn cổ phần dưới tác động của sự thay đổi trong quy định về minh bạch niêm yết

pdf 18 trang Gia Huy 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá rủi ro vốn cổ phần dưới tác động của sự thay đổi trong quy định về minh bạch niêm yết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_rui_ro_von_co_phan_duoi_tac_dong_cua_su_thay_doi_tr.pdf

Nội dung text: Đánh giá rủi ro vốn cổ phần dưới tác động của sự thay đổi trong quy định về minh bạch niêm yết

  1. ĐÁNH GIÁ RỦI RO VỐN CỔ PH N DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI TRONG QUY ĐỊNH VỀ MINH BẠCH NIÊM YẾT TS. Ngô Thu Giang1 ThS. Nguyễn Thị Vũ Khuyên2 Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) ngày càng phải đối diện với sự ràng buộc, kiểm soát chặt chẽ hơn của Nhà nước thông qua c c văn bản pháp luật liên tục được bổ sung, đổi mới. Điển hình là sự thay đổi của c c quy định về minh bạch. Sự thay đổi này có t c động nhiều mặt lên không chỉ rủi ro, hiệu quả của doanh nghiệp mà còn tới hiệu quả của toàn thị trường. Để đ nh gi t c động của những thay đổi trong quy định về minh bạch niêm yết, dữ liệu về chỉ số beta của 328 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến 2016 đã được tổng hợp, quan sát và phân tích. Kết quả cho thấy số mục các thông tin phải công bố định kỳ và bất thường tăng l n, thời gian phải công bố đảm bảo tính kịp thời hơn cũng như những quy chế xử phạt nặng hơn làm rủi ro vốn cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết giảm xuống. Một xu hướng được thấy rõ trên cả 2 sàn là tỷ lệ các doanh nghiệp có beta âm ngày càng tăng, đồng thời tỷ lệ các doanh nghiệp có beta lớn hơn 1 ngày càng giảm. Từ khóa: Rủi ro vốn cổ phần, minh bạch thông tin. 1. Giới thiệu Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế hiện nay, các công ty niêm yết có nhiều cơ hội và thuận lợi để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút lượng vốn tiềm tàng khổng lồ từ các nhà đầu tư nước ngoài, Tuy nhiên những công ty này cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức có thể mang lại những rủi ro. Việc ngày càng siết chặt các quy định minh bạch trong công bố thông tin đối với cổ phiếu niêm yết đã phần nào cải thiện 1 Email của tác giả: ngothugiang@yahoo.com 2 Email của tác giả: vukhuyen.ktqd@gmail.com 335
  2. được một cách đáng kể chất lượng môi trường đầu tư tại Việt Nam, nâng cao ý thức về việc cải thiện tình hình quản trị công ty về mọi mặt, giảm được một số rủi ro liên quan đến vốn cổ phần. Để có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của những thay đổi trong quy định về minh bạch công bố thông tin cổ phiếu niêm yết tới khả năng quản lý rủi ro của công ty niêm yết, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu với tên “Đánh giá rủi ro vốn cổ phần dưới tác động của sự thay đổi trong quy định về minh bạch niêm yết”. Nghiên cứu tập trung vào việc quan sát, đánh giá dữ liệu lịch sử biến động rủi ro của các công ty cổ phần niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX trong quá trình hoàn thiện quy định về minh bạch cổ phiếu niêm yết. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Minh bạch thông tin của công ty niêm yết Thực tiễn TTCKVN và kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng minh bạch hóa thông tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp TTCK phát triển một cách ổn định. Ở cả các thị trường đã phát triển ở mức độ cao như Mỹ, Nhật, châu Âu, tầm quan trọng của minh bạch thông tin doanh nghiệp vẫn được tiếp tục được đánh giá cao và luôn là vấn đề mới sau nhiều phát hiện sai phạm về tài chính kế toán của các tập đoàn xuyên quốc gia nổi tiếng (Kim, Lee và Yang, 2010). Có rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về minh bạch doanh nghiệp. Kim, Lee và Yang (2010) đã phát triển khái niệm của minh bạch doanh nghiệp là gồm có sự cung cấp kịp thời thông tin của doanh nghiệp cho đông đảo các bên liên quan như là khách hàng, nhà đầu tư tiềm năng cũng như công đồng và xã hội; và sự hoạt động công khai của quá trình ra quyết định trong nội bộ doanh nghiệp. Parris, Dapko và Arnold (2016) thì cho rằng minh bạch doanh nghiệp là mức độ mà tại đó một bên liên quan nhận thức về doanh nghiệp giúp họ hiểu rõ được những cơ hội mang lại từ doanh nghiệp. Định nghĩa minh bạch này khái quát hóa minh bạch dựa trên nhận thức của các bên liên quan. Các bên liên quan thường hình thành nhận thức về sự minh bạch trong suốt quá trình 336
  3. tương tác truyền thông với doanh nghiệp. Sự tương tác này có thể diễn ra giữa các bên liên quan với bất kỳ nhân viên nào của công ty như nhân viên kinh doanh, đại diện dịch vụ khách hàng, cán bộ nhân sự thông qua hệ thống thông tin bao gồm trang web của doanh nghiệp, tin nhắn điện thoại tự động, và thư marketing điện tử. Như vậy, minh bạch doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm, hướng đến sự tự nguyện của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời tới các bên có liên quan. Trong khi đó dường như ở Việt Nam việc minh bạch thông tin không được đa số doanh nghiệp coi trọng. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ công bố thông tin vừa đủ theo đúng quy định của pháp luật, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn mắc sai phạm trong việc thực hiện quy định về công bố thông tin. Việc này có thể sẽ dẫn đến những rủi ro không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn cho bản thân doanh nghiệp khi họ dần đánh mất lòng tin của các bên liên quan tới doanh nghiệp. Mức độ minh bạch được hiểu trên nhiều giác độ. Để đánh giá được mức độ minh bạch thì minh bạch được chia thành các tiêu chí hoặc nhóm nhỏ. Các tiêu chí để đánh giá tính minh bạch gồm có: Trách nhiệm đạo đức, Trách nhiệm trong truyền thông, Định hướng tư lợi, Trách nhiệm với các bên liên quan, Trách nhiệm với môi trường (Stefanovová, Peterková và Zuzana, 2016). Kim, Lee và Yang (2010) chia minh bạch doanh nghiệp thành 4 nhóm: minh bạch tài chính, minh bạch điều hành, minh bạch hoạt động và minh bạch xã hội. Như vậy với mỗi tiêu chí, nhóm minh bạch thì việc đo lường mức độ minh bạch cũng khác nhau. TTCKVN vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện về mọi mặt. Để bảo vệ nhà đầu tư, từng bước nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về minh bạch, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày càng siết chặt các quy định về minh bạch doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, mối quan tâm hàng đầu và cơ bản nhất vẫn là minh bạch tài chính và minh bạch hoạt động. Trong khi tính minh bạch được xác định dựa trên số lượng mục thông tin công ty cung cấp so với bộ thông tin yêu cầu của các bên liên quan. Như vậy phần nào đó mức độ minh bạch doanh nghiệp niêm yết tại TTCKVN được thể hiện ở sự bổ sung, tăng cường số lượng mục thông tin mà các doanh nghiệp niêm yết bắt buộc phải công bố. 337
  4. Bảng 1 dưới đây thể hiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về việc công bố thông tin trên TTCKVN. Bảng 1: Hệ thống VBPL hiện hành về CBTT STT Mã văn bản Tên văn bản Ngày hiệu lực 1 62/2010/QH12 Luật Chứng khoán 1/7/2011 2 155/2015/TT-BTC Hướng dẫn công bố thông tin 1/1/2016 trên TTCK Về việc Hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK, trước Thông tư số 155/2015/TT-BTC là Thông tư mới nhất thay thế cho Thông tư số 52/2012/TT- BTC (hiệu lực ngày 1/6/2012). Trước đó là Thông tư số 09/2010/TT-BTC (hiệu lực ngày 1/1/2011) và Thông tư số 38/2007/TT-BTC (hiệu lực ngày 13/8/2007). Bằng việc liên tục cập nhật các hướng dẫn về công bố thông tin, có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ngày càng tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế, ngày càng hoàn thiện hơn. Sau 3 năm thực hiện Thông tư 38, Thông tư 09 ra đời đã bổ sung, thay đổi một số quy định về công bố thông tin như sau: - Tổ chức niêm yết phải công bố báo cáo tài chính bán niên (6 tháng đầu năm) đã được kiểm toán bên cạnh báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính quý như trong Thông tư 38. - Trong trường hợp lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo biến động từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm trước, tổ chức niêm yết phải giải trình thay vì doanh nghiệp phải giải trình khi kết quả kinh doanh giữa 2 kỳ báo cáo biến động từ 5% trở lên như trước. - Các tổ chức niêm yết phải báo cáo giải trình khi cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 10 phiên liên tiếp hoặc là tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp mà không theo xu thế chung của thị trường thay vì các tổ chức niêm yết phải giải trình khi cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp như trước đây. 338
  5. Chỉ sau hơn 1 năm đi vào triển khai, Thông tư 09 đã bị thay thế bởi Thông tư 52/2012/TT-BTC với nhiều bổ sung trong danh mục các thông tin cần công bố đối với các tổ chức trên TTCK, trong đó có công ty niêm yết. Dưới đây là những điểm khác biệt/bổ sung của Thông tư 52. Bảng 2 thể hiện nội dung và thời hạn công bố thông tin định kỳ. Bảng 2: Công bố thông tin định kỳ Nội dung công bố Thời hạn Báo cáo tài chính (BCTC) năm - 10 ngày kể từ ngày hoàn thành kiểm toán kiểm toán - Chậm nhất là 90 ngày kể từ khi kết thúc kỳ kế toán Báo cáo thường niên (BCTN) 20 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn hoàn thành BCTC năm Nghị quyết và biên bản họp Đại hội 24 giờ kể từ thời điểm kết thúc kỳ họp đồng cổ đông Tình hình biến động cổ đông lớn và 10 ngày của tháng đầu quý tiếp theo tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành hàng quý Thông tin về tổng số cổ phiếu có 24 giờ kể từ khi kết thúc đợt phát quyền biểu quyết đang lưu hành sau hành khi phát hành thêm; mua, bán cổ phiếu quỹ Tình hình quản trị công ty định kỳ 6 Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết tháng và năm thúc kỳ báo cáo Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông 15 ngày trước khi diễn ra Đại hội thường niên/bất thường Nguồn: Thông tư 52/2012/TT-BTC Ngoài ra quy định về công bố thông tin bất thường cũng có thay đổi. Cụ thể: - Bỏ quy định khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp 339
  6. mà không theo xu hướng chung của thị trường thì tổ chức niêm yết phải công bố các sự kiện liên quan có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu. - Chỉ có công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn (vốn điều lệ thực góp từ 120 tỷ đồng trở lên, có số lượng cổ đông không thấp hơn 300 cổ đông) mới phải công bố thông tin bất thường khi giá cổ phiếu niêm yết tăng trần hoặc giảm sàn từ 10 phiên liên tiếp trở lên. - Các Nghị quyết/Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT khi công bố phải kèm theo biên bản họp và biên bản kiểm phiếu. - Bổ sung chức danh Giám đốc Tài chính, Trưởng phòng tài chính kế toán vào danh sách thay đổi nhân sự chủ chốt phải công bố, bên cạnh các chức danh: Thành viên HĐQT, BKS, Ban TGĐ/GĐ, Kế toán trưởng. - Bổ sung chức danh Giám đốc Tài chính, Trưởng phòng tài chính kế toán và Thành viên BKS vào danh sách phải công bố bất thường khi có quyết định khởi tố, bản án, quyết định của Tòa án. Thông tư cũ chỉ bao gồm: Thành viên HĐQT, TGĐ/GĐ, Phó TGĐ/GĐ, Kế toán trưởng của công ty. - Báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, ý kiến không chấp nhận hoặc ý kiến từ chối của tổ chức kiểm toán đối với BCTC; công bố công ty kiểm toán đã ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm; thay đổi công ty kiểm toán (sau khi đã ký hợp đồng) hoặc việc từ chối kiểm toán BCTC của công ty kiểm toán; kết quả điều chỉnh hồi tố BCTC (nếu có) phải công bố trong vòng 24 giờ. - Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên tính tại BCTC năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc BCTC bán niên gần nhất được soát xét; Quyết định phát hành trái phiếu chuyển đổi. - Khi có sự thay đổi số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành do phát hành thêm; mua, bán cổ phiếu quỹ tính tại thời điểm chứng khoán chính thức được đăng ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. - Công bố thông tin bất thường trong thời hạn 72 giờ khi có quyết định về việc thành lập, mua, bán hoặc giải thể công ty con, đầu tư hoặc không còn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết. Như vậy, có thể nói việc ban hành Thông tư 52 thể hiện bước ngoặt lớn trong công cuộc minh bạch hóa thị trường chứng khoán với việc bổ sung hàng 340
  7. loạt thông tin công bố định kỳ cũng như những thay đổi trong thông tin công bố bất thường. Thời gian phải công bố cũng đảm bảo tính kịp thời hơn. Ngày 06/10/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 155 bổ sung quy định về việc gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính bán niên và báo cáo tài chính quý tương tự như trường hợp công bố báo cáo tài chính năm đối với công ty niêm yết. Bên cạnh đó, bổ sung quy định về việc giải trình các biến động trong chỉ tiêu tài chính tại các Báo cáo tài chính đã công bố. 2.2. Rủi ro và rủi ro vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán Rủi ro của doanh nghiệp được chia thành 2 loại, gồm có rủi ro vốn cổ phần và rủi ro vốn nợ. Rủi ro vốn cổ phần được đo lường bằng cách quan sát độ biến thiên của các mức lợi nhuận thực tế xung quanh lợi nhuận kỳ vọng. Rủi ro này bao gồm 2 thành phần: rủi ro đặc thù của doanh nghiệp và rủi ro thị trường. Rủi ro đặc thù đo lường sự biến động giá cổ phiếu xảy ra do những nguyên nhân đặc thù của doanh nghiệp và độc lập với biến động của thị trường. Trong khi đó rủi ro thị trường đo lường sự nhạy cảm của giá cổ phiếu của doanh nghiệp với những biến động của toàn thị trường. Theo mô hình CAPM và APM, những nhà đầu tư nắm giữ những danh mục chứng khoán đa dạng có thể loại bỏ được hoàn toàn rủi ro đặc thù của doanh nghiệp, nhưng đối với rủi ro thị trường thì không thể. Rủi ro tác động đến hầu hết tài sản trên thị trường sẽ vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi một công ty có danh mục kinh doanh đa dạng. Doanh nghiệp nào có cổ phiếu biến động nhiều hơn so với thị trường có xu hướng rủi ro hơn so với doanh nghiệp có cổ phiếu biến động ít hơn. Mô hình CAPM khẳng định mức độ rủi ro thị trường được đo lường bởi chỉ số beta thị trường – ước lượng một đầu tư riêng lẻ sẽ đóng góp bao nhiêu rủi ro vào một danh mục đầu tư mà bao gồm tất cả tài sản được mua bán. Và lý do duy nhất mà hai khoản đầu tư có lợi nhuận kỳ vọng khác nhau là bởi vì chúng có beta khác nhau (Damodaran, 2004). Lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư chính là chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp niêm yết. Doanh nghiệp đối mặt với rủi ro vốn cổ phần khi nó có thể phải trả chi phí vốn cổ phần cao hơn dự tính hoặc khi lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư sụt giảm ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường. Như vậy chỉ số beta có thể được dùng để đo lường rủi ro vốn cố phần của doanh nghiệp. 341
  8. Công thức (1) thể hiện cách tính beta của một cố phiếu trên thị trường: (1) Beta giải thích mức độ rủi ro vốn cổ phần của doanh nghiệp như sau: - Beta >1: Doanh nghiệp có rủi ro cao hơn trung bình - Beta = 1: Doanh nghiệp có rủi ro ngang mức trung bình - Beta <1: Những doanh nghiệp an toàn hơn bình thường - Beta = 0: Cổ phiếu không có rủi ro - Beta <0: Mức lợi nhuận kì vọng nhỏ hơn mức lợi nhuận phi rủi ro Một khoản đầu tư có beta âm sẽ làm rủi ro của cả danh mục đi xuống khi đưa nó vào một danh mục đầu tư. Các nhà đầu tư chỉ nên mua loại cổ phiếu này khi người đó có danh mục đầu tư thực sự đa dạng (Damodaran, 2004). 2.3. Tác động của sự thay đổi trong quy định về minh bạch niêm yết với rủi ro vốn cổ phần Đã có khá nhiều nghiên cứu ở trong nước cũng như thế giới liên quan đến minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Không thể phủ nhận vai trò của minh bạch thông tin tới sự phát triển chung của toàn TTCK mà còn đối với các doanh nghiệp niêm yết nói riêng. Minh bạch doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng sinh lợi và khả năng chống chọi của doanh nghiệp. Đặc biệt, minh bạch tài chính có vai trò quan trọng với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Trong khi minh bạch xã hội có thể tăng lợi nhuận còn minh bạch hoạt động nâng cao khả năng chống chọi của doanh nghiệp (Kim, Lee và Yang 2010). Minh bạch thông tin kế toán có ảnh hưởng cùng chiều có ý nghĩa thống kê tới chất lượng của báo cáo tài chính. Chất lượng báo cáo tài chính và tính thuận tiện của thông tin có tác động tích cực có nghĩa tới hiệu quả của việc ra quyết định (Klinsukhon, Ussahawanitchakit, 2016). Tuy nhiên, dưới sự hiểu biết của tác giả, ảnh hưởng của minh bạch tới mức độ rủi ro thị trường của doanh nghiệp hầu như chưa có nghiên cứu 342
  9. chuyên sâu. Rủi ro vốn cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết – như đã trình bày ở trên được thể hiện ở mức rủi ro thị trường – có thể sẽ thay đổi sau khi những quy định về minh bạch thông tin ngày càng chặt chẽ hơn. Việc đảm bảo thông tin ngày càng đầy đủ, chính xác sẽ giảm bớt những dấu hiệu, tác nhân gây biến động đột ngột của cổ phiếu của mỗi doanh nghiệp nói riêng so với mặt bằng chung của thị trường ví dụ như tâm lý bầy đàn, làm giá, thổi phồng giá chứng khoán, 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Mẫu nghiên cứu và nguồn dữ liệu Nghiên cứu hướng tới việc nghiên cứu sự biến động của mức độ rủi ro vốn cổ phần của doanh nghiệp khi có những thay đổi trong quy định về minh bạch thông tin niêm yết. Những mốc thay đổi quan trọng về quy định minh bạch thông tin là khi có thông tư hướng dẫn mới của Bộ Tài chính về công bố thông tin thay thế cho thông tư cũ, cụ thể là các năm 2010, 2012 và 2015. Vì vậy, thời gian nghiên cứu sẽ là từ năm 2009 đến năm 2016. Để thấy được một cách toàn diện ảnh hưởng của thay đổi quy định minh bạch thông tin niêm yết tới các doanh nghiệp niêm yết, mẫu nghiên cứu sẽ là 328 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên 2 sàn chứng khoán chính chức HOSE và HNX có giao dịch liên tục từ 2009 cho đến nay. Trong đó 175 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX và 153 doanh nghiệp trên sàn HOSE. Việc tách và phân tích riêng doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn là vì điều kiện niêm yết của 2 sàn khác nhau, dẫn đến chất lượng và đặc trưng của các doanh nghiệp trên 2 sàn có thể có những nét khác biệt. Dữ liệu về chỉ số beta của các doanh nghiệp niêm yết là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ website vietstock.vn từ năm 2009 cho đến 2016. Đây là trang mạng xã hội uy tín về chứng khoán, tài chính và kinh tế Việt Nam. Sở dĩ mẫu nghiên cứu là 328 doanh nghiệp nói trên là vì đây là những doanh nghiệp có đầy đủ số liệu về beta trong thời gian nghiên cứu được tính toán và công bố bởi Vietstock. Đây cũng là quy mô mẫu tương đối lớn, đủ để đại diện cho tổng số doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn HNX và HOSE. 3.2. Phương pháp xác định tác động Để nghiên cứu tác động của sự thay đổi về luật pháp nói chung lên rủi ro 343
  10. của doanh nghiệp, ta có thể sử dụng mô hình CAPM. Nếu sự thay đổi về luật làm ảnh hưởng tới rủi ro của doanh nghiệp, chúng ta có thể ước lượng sự thay đổi của rủi ro bằng cách ước lượng mô hình thị trường sử dụng mẫu dữ liệu cả trước và sau khi có sự thay đổi về luật pháp. Bằng cách này, có thể tách biệt được tác động của luật pháp lên giá trị kỳ vọng và rủi ro của dòng tiền trong tương lai. (Schwert, 1981) Căn cứ vào đó, bằng việc quan sát, thống kê mô tả, vẽ biểu đồ phân phối và so sánh dữ liệu về chỉ số beta của các doanh nghiệp niêm yết trong các giai đoạn trước và sau khi các thông tư quy định về minh bạch niêm yết ra đời, ta có thể thấy được biến động của rủi ro vốn cổ phần của doanh nghiệp. Từ đó có được đánh giá về tác động của các thông tư nói trên đối với rủi ro vốn cổ phần của doanh nghiệp. Cụ thể, ta có thể chia thời gian nghiên cứu thành các giai đoạn nghiên cứu: (2009-2011), (2011-2013) và (2014-2016). 4. Kết quả của nghiên cứu 4.1. Sàn HNX Kết quả thống kê về chỉ số beta trong toàn thời gian nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3 dưới đây. Bảng 3: Thống kê chỉ số Beta các doanh nghiệp niêm yết sàn HNX 2009-2016 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 40,00% 42,86% 41,71% 29,14% 21,71% 18,86% 16,57% 22,29% Min (6,47) (0,12) (0,11) (0,31) (0,06) (0,46) (1,48) (1,48) Max 7,68 1,87 1,92 1,79 2,11 3,24 2,86 3,52 SD 1,06 0,42 0,45 0,45 0,45 0,55 0,65 0,75 344
  11. Qua bảng trên ta thấy beta của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX có sự biến động khá rõ rệt trong thời gian nghiên cứu. Đặc biệt là xu hướng tăng đáng kể tỷ lệ các doanh nghiệp có beta âm và ngược lại là sự giảm sút trong tỷ lệ các doanh nghiệp có beta lớn hơn 1. Trong suốt giai đoạn nghiên cứu doanh nghiệp với beta dương nhưng bé hơn 1 luôn chiếm đa số, đặc biệt trong các năm từ 2012 đến 2014 có tỷ lệ lần lượt là 66,86%, 74,29% và 71,43%. Mức độ dao động đo lường bằng độ lệch chuẩn trong 3 năm này cũng ổn định ở mức 0,45 sau đó tăng dần lên trong các năm sau đó. Như vậy các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX có mức độ rủi ro tương đối thấp, và có xu hướng ngày càng giảm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến động này, trong đó có thể có nguyên nhân về mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết ngày càng tăng lên. Những quan sát và phân tích theo giai đoạn dưới đây sẽ làm rõ hơn điều này. - Giai đoạn 2009 – 2011 Hình 1: Biểu đồ phân vùng chỉ số beta của DNNY trên HNX từ 2009 đến 2011 Quan sát biểu đồ trên, ta thấy năm 2009 có sự dao động rất mạnh mẽ của chỉ số beta. Số liệu ở Hình 1 chỉ ra mức beta lớn nhất là 7,68 trong khi mức thấp nhất là (6,47). Độ lệch chuẩn đạt mức 1,06 – cao nhất trong thời kỳ nghiên cứu. Đến năm 2010 và 2011 sự dao động mạnh này đã không còn. Hình thái phân bố của chỉ số beta trong 2010 và 2011 là tương đối giống nhau, thể hiện mức độ rủi ro không quá cao của toàn sàn với 42,87% và 41,71% doanh nghiệp có beta lớn hơn 1 nhưng mức cao nhất chỉ ở 1,87 và 1,92 tương ứng. Năm 2010 bắt đầu công bố thông tư 09 về công bố thông tin và có hiệu lực từ 1/1/2011. Theo đó 345
  12. doanh nghiệp phải bổ sung báo cáo bán niên có kiểm toán trong thông tin công bố định kỳ và thay đổi một số mục trong thông tin bất thường. - Giai đoạn 2011 – 2013 Hình 2: Biểu đồ phân vùng chỉ số beta của DNNY trên HNX từ 2011 đến 2013 Thông tư 52 được công bố từ đầu năm 2012 và có hiệu lực ngày 1/6/2012. Có thể thấy có sự thay đổi trong biểu đồ phân vùng beta trong giai đoạn này. Rõ ràng độ dốc của vùng beta ngày càng giảm xuống và có xu hướng nhọn ở trên đỉnh. Điều này ngụ ý rằng mức độ rủi ro của đa số các doanh nghiệp niêm yết trên HNX giảm xuống, tuy vẫn còn 1 số ít doanh nghiệp có rủi ro cao, thậm chí có beta lớn nhất năm 2013 lên đến 2,11 – cao hơn hẳn so với 2 năm trước. Sự thay đổi rõ nét này một phần là do thông tư 52 đã có rất nhiều thay đổi, bổ sung thêm quy định để buộc các doanh nghiệp niêm yết phải công bố thông tin kịp thời, đầy đủ hơn. - Giai đoạn 2014 – 2016 Hình 3: Biểu đồ phân vùng chỉ số beta của DNNY trên HNX từ 2004 đến 2016 346
  13. Qua Hình 3, ta thấy bắt đầu từ năm 2014 có một xu hướng biến động của mức độ rủi ro vốn cổ phần của các doanh nghiệp đó là tỷ lệ doanh nghiệp có beta âm ngày càng tăng lên. Tỷ lệ doanh nghiệp phi rủi ro cũng tăng lên. Xu hướng này ngày càng rõ nét qua các năm. Thông tư 155 có hiệu lực ngày 1/1/2016 có tác động rất ít tới xu hướng này. Điều này cũng phù hợp với thực tế là quy định về công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết không thay đổi gì nhiều so với quy định trước. 4.2. Sàn HOSE Bảng 4: Thống kê chỉ số Beta các doanh nghiệp niêm yết sàn HOSE 2009-2016 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 47,06% 60,13% 33,33% 27,45% 26,80% 20,26% 7,84% 18,95% Min 0,03 - 0,01 (0,67) (0,45) (0,64) (0,41) (0,77) Max 1,98 1,85 1,82 1,92 1,78 1,55 1,86 2,65 SD 0,29 0,35 0,36 0,45 0,49 0,42 0,42 0,57 Qua bảng thống kê trên có thể thấy mức độ rủi ro của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE ít dao động hơn so với sàn HNX. Độ lệch chuẩn ngày càng tăng nhưng mức cao nhất là 0,57. Tuy nhiên cũng giống như sàn HNX, tỷ lệ beta âm ngày càng gia tăng trong khi tỷ lệ beta lớn hơn 1 giảm dần theo thời gian. Doanh nghiệp có beta dương nhỏ hơn 1 luôn chiếm lượng lớn đỉnh điểm là đạt xấp xỉ 76% trong năm 2014. 347
  14. - Giai đoạn 2009 – 2011 Hình 4: Biểu đồ phân vùng chỉ số beta của DNNY trên HOSE từ 2009 - 2011 Về cơ bản biểu đồ vùng chỉ số beta năm 2009 và 2010 có hình dạng khá tương đồng. Tỷ lệ các doanh nghiệp có beta lớn hơn 1 khá cao, đặc biệt năm 2010 tỷ lệ này là hơn 60%. Tuy nhiên tới năm 2011, khi Thông tư 09 có hiệu lực thì beta có xu hướng nhỏ đi. Độ cao của biểu đồ giảm rõ nét. Tỷ lệ các doanh nghiệp có beta lớn hơn 1 giảm đi gần một nửa so với 2010. - Giai đoạn 2011 – 2013 Hình 5: Biểu đồ phân vùng chỉ số beta của DNNY trên HOSE từ 2011 - 2013 Xu hướng giảm đi của beta vẫn tiếp tục gia tăng trong giai đoạn này. Tỷ lệ doanh nghiệp có beta âm tăng lên rõ rệt trong năm 2012 và 2013. Độ cao của biểu đồ cũng giảm dần trong 2 năm này. Điều này cho thấy xu hướng beta giảm đi sau Thông tư 52 đã thấy ở sàn HNX cũng xảy ra trên HOSE. 348
  15. - Giai đoạn 2014 – 2016 Hình 6: Biểu đồ phân vùng chỉ số beta của DNNY trên HOSE từ 2014 - 2016 Cũng giống như hình thái phân bổ của beta trên sàn HNX, từ năm 2015 tỷ lệ beta âm của các doanh nghiệp tăng mạnh, đồng thời tỷ lệ beta lớn hơn 1 giảm mạnh vào năm 2015 ở mức 7,84%. Đến năm 2016 tỷ lệ này tăng lên, đạt mức gần 19% nhưng tỷ lệ beta âm cũng tăng lên đáng kể. Năm 2016 cũng xuất hiện tỷ lệ beta cao nhất trong toàn bộ thời gian nghiên cứu với mức 2,65. 5. Kết luận và kiến nghị Kết quả từ phân tích dữ liệu cho thấy sự thay đổi trong quy định về minh bạch thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết có tác động nhất định tới mức độ rủi ro vốn cổ phần của công ty niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán lớn nhất Việt Nam là HNX và HOSE. Sự minh bạch ngày càng tăng lên làm cho mức độ rủi ro vốn cổ phần của doanh nghiệp giảm đi. Điều này được thấy trên cả 2 sàn. Tuy nhiên sự thay đổi của các doanh nghiệp trên sàn HNX rõ nét hơn so với HOSE. Ta cũng thấy TTCKVN dần có được sự ổn định hơn. Các doanh nghiệp khi buộc phải minh bạch hơn sẽ giảm bớt nguy cơ công bố những thông tin không trung thực, hạn chế được tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư – hiện tượng khá phổ biến tại nước ta, khiến cho giá cổ phiếu dao động bất thường. Các doanh nghiệp cũng được nhìn nhận đúng với bản chất và giá trị thực hơn. Tuy nhiên khi beta nhỏ đi cũng đồng nghĩa với mức lợi nhuận kỳ vọng của các nhà đầu tư vào công ty cũng giảm xuống. Đặc biệt với sự gia tăng đáng kể của các doanh nghiệp có beta âm, tức là có thêm nhiều doanh nghiệp có mức lợi 349
  16. nhuận kì vọng nhỏ hơn mức lợi nhuận phi rủi ro. Nếu xu hướng gia tăng các doanh nghiệp có beta âm vẫn tiếp tục xảy ra trong tương lai thì sẽ làm giảm đi sức hấp dẫn của TTCKVN, giảm tổng lượng vốn huy động từ thị trường và các doanh nghiệp cũng hoạt động kém hiệu quả. Việc gia tăng của các doanh nghiệp có beta âm, cũng như giảm tỷ lệ các doanh nghiệp có beta lớn hơn 1 có lẽ còn do nhiều nguyên nhân tác động. Điều này cũng mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm làm sáng tỏ các nguyên nhân đó. Một số kiến nghị - Đối với doanh nghiệp + Những doanh nghiệp minh bạch hoạt động tốt dần lên qua thời gian, có chi phí tài chính thấp, thu hút và giữ lại được những nhân viên tài năng và đạt được nhiều thành công hơn (Horak, Dumancic, 2015). Vì vậy các doanh nghiệp muốn có sự phát triển bền vững và lâu dài cần thực sự quan tâm đến minh bạch thông tin, không chỉ theo đúng luật quy định mà còn có thể tự nguyện công bố nhiều thông tin hơn, giúp các bên liên quan tin tưởng hơn. Khi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là có thật và được công khai một cách trung thực, tự nguyện thì sẽ tăng được khả năng chống chọi của doanh nghiệp cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư tới doanh nghiệp. + Các doanh nghiệp, đặc biệt là công ty cổ phần niêm yết cần quan tâm hơn đến việc lập báo cáo mang tính phát triển bền vững nhằm đánh giá cả những thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dưới góc độ môi trường và xã hội chứ không chỉ tập trung vào các thông tin về hiệu quả hoạt động tài chính và quản trị. Từ đó các doanh nghiệp không chỉ củng cố, tăng cường mối hợp tác với các bên liên quan với nhà đầu tư và cộng đồng mà còn có khả năng quản lý rủi ro, kinh doanh hiệu quả, thích nghi trong môi trường đang thay đổi và tăng sức cạnh tranh trong tương lai. - Đối với cơ quan quản lý + Nên bổ sung thêm các quy định về thông tin công bố. Minh bạch không chỉ dừng ở việc công bố các thông tin tài chính mà còn liên quan đến các thông tin phi tài chính như vấn đề môi trường và xã hội. 350
  17. + Đưa ra những biện pháp tuyên truyền để doanh nghiệp có ý thức hơn và hiểu việc minh bạch thông tin có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị doanh nghiệp. + Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát tính trung thực và mức độ chính xác của các thông tin được công bố. Tài liệu tham khảo 1. Aswath Damodaran (2004), Applied Corporate Finance: Second edition, Damodaran online. 2. Denise Linda Parris, Jennifer L. Dapko, Richard Wade Arnold and Danny Arnold (2016), Exploring transparency: a new framework for responsible business management, Management Decision Vol. 54 No. 1, 2016, pp. 222-247. 3. G. William Schwert (1981), Using Financial Data to Measure Effects of Regulation, The Journal of Law & Economics, Vol. 24, No. 1, pp. 121-158. 4. Hana Horak, Kosjenka Dumancic (2014), Regulation of non-financing reporting – Corporate governance new development or old requyrements?, Economic and Social Development: Book of Proceedings; Varazdin: 596- 602. Varazdin: Varazdin Development and Entrepreneurship Agency. 5. Kim, Younghwan; Lee, Jungwoo; Yang, Taeyong (2010), Corporate Transparency and Firm Performance: Evidence from Korean Ventures, ICSB World Conference Proceedings; Washington: International Council for Small Business (ICSB). 6. Lê Việt Giang (2014), Nguy n tắc công khai, minh bạch tr n thị trường chứng khoán theo ph p luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. N. Ata ATABEY, Hu seyin C ET N (2012), Financial Reporting Standards as a Tool in order to Ensure Corporate Transparency: The Case of Turkey, The Business & Management Review, Vol.2 Number 2, July 2012. 8. Satiya Klinsukhon, Phapruke Ussahawanitchakit (2016), Accounting information transparency and decision making effectiveness: evidence from financial businesses in Thailand, The Business and Management Review, Volume 7 Number , pp 112-120. 351
  18. 9. Zuzana Stefanovová, Jindra Peterková and Zuzana Wozniaková (2016), Criteria Innovations in Evaluation of Transparency and Responsibility in Corporate Governance, International Conference on Management, Leadership & Governance; Kidmore End: 330-336. 10. cong-bo-thong-tin-tren-ttck-143-219762.htm 11. btc-ve-huong-dan-cong-bo-thong-tin-tren-ttck-143-444746.htm 352