Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Nam Trung Bộ

pdf 16 trang Gia Huy 18/05/2022 1680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_ket_qua_xuat_khau_cua_c.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Nam Trung Bộ

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC NAM TRUNG BỘ A STUDY ON FACTORS AFFECTING THE EXPORT PERFORMANCE OF SMALL AND MEDIUM SIZED ENTERPRISES IN SOUTH CENTRAL COAST REGIONS NCS. Hồ Xuân Hướng -Trường Đại học Quy Nhơn PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh - Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt Nghiên cứu này tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thông qua khảo sát 274 doanh nghiệp tại khu vực Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) vào cuối năm 2015. Phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA cùng với phân tích hồi quy bội được sử dụng với phương tiện là phần mềm SPSS 20.0. Kết quả ước lượng cho thấy: Chiến lược Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp;Chính sách kinh tế trong nước;Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; Nguồn nhân lực của doanh nghiệp; Chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra những hàm ý giải pháp cho các các nhà quản trị nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu trong thời gian tới. Từ khóa: Kết quả xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa Abstract This paper examines the factors that affect export performance of small and medium sized enterprises (SMEs) using a 2015 survey for 274 SMEs in South Central Coast region including Binh Dinh, Phu Yen, and Khanh Hoa provinces. Cronbach’s Alpha, EFA and multiple regression analysis are employed using SPSS 20.0 software. Estimation results show that it is the factors such as export marketing strategies, domestic economic policies, technology, human resources, and marketing strategy of competitors that have considerable effects on SMEs’ export performance. The research also provides SMEs managers and authorities with significant solutions in order to promote export performance in the future. Keywords: Export Performance, Small and Medium Sized Enterprises 1. Giới thiệu Ngày nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước (Karpak và Topcu, 2010). Trong khi đó, những tiến bộ công nghệ thông tin và toàn cầu hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của SMEs (Knight, 2001). Một số lượng lớn SMEs đã mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh từ thị trường nội địa ra nước ngoài, vì vậy việc nghiên cứu những tác động của toàn cầu hóa hóa lên SMEs và làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các SMEs trên thị trường quốc tế cần phải đặc biệt quan tâm (Holmlund và Kock, 1998; Andersson, 2000; 105
  2. Lee và Marvel, 2009). Tuy nhiên, việc nghiên cứu năng lực của SMEs chủ yếu tập trung ở các nước phát triển (Singh, 2009), trong khi việc nghiên cứu về năng lực xuất khẩu ở SMEs tại các nước đang phát triển mới được chú trọng những năm gần đây (Lee và Marvel, 2009). Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu và phân tích cụ thể những nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của SMEs trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể ở nước ta trở thành một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Bởi lẽ khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEANvà Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta nhiều cơ hội và thách thức mới. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu là (1) Xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; (2) Kiểm định mô hình lý thuyết và xác định các thành phần tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Nam Trung bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kết quả xuất khẩu xét về mặt lý thuyết (Aaby và Slater, 1989; Calantone và cộng sự, 2005). Kết quả xuất khẩu là doanh số bán hàng đạt được của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu, là sự thành công trong việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang quốc gia khác (Shoham, 1998; Zou và Stan, 1998; Lages và cộng sự, 2005). Hiện nay, chưa thống nhất về tiêu thức để đo lường kết quả xuất khẩu. Zou và Stan (1998) đã sử dụng cả hai tiêu thức là tài chính và phi tài chính để đo lường kết quả xuất khẩu. Khía cạnh tài chính của kết quả xuất khẩu được đo lường bằng ba tiêu chí: doanh số bán hàng, lợi nhuận, và tốc độ tăng trưởng. Và khía cạnh phi tài chính của kết quả xuất khẩu được đo lường theo ba tiêu chí: nhận thức về xuất khẩu, đạt được mục tiêu xuất khẩu, và sự hài lòng. Trong khi đó, Cavusgil và Zou (1994) và Julian (2003) chỉ sử dụng tiêu chí so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra để đo lường kết quả xuất khẩu. Calantone và cộng sự (2005) đã sử dụng chỉ tiêu “sự thành công trong hoạt động xuất khẩu trong 5 năm qua” để đo lường kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp. Dựa trên các nghiên cứu trước, Aaby và Slater (1988), Zou và Stan (1998), Sousa và cộng sự (2008) đã tổng quan lý thuyết và chỉ ra kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp chịu sự tác động bởi các nhân tố thuộc môi trường bên trong và các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Leonidou và cộng sự (2002) đã kết luận kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp phụ thuộc vào cấu trúc của doanh nghiệp hoặc các nhân tố bên trong, các nhân tố bên ngoài và chiến lược marketing xuất khẩu. Những yếu tố thuộc môi trường bên trong tác động chủ yếu như cấu trúc tổ chức, kinh nghiệm quản trị và các nguồn lực trong doanh nghiệp (Zou và Stan, 1998; Calantone và cộng sự, 2005). Ở cấp độ vĩ mô, một số vấn đề như năng lực cạnh tranh của các quốc gia, chính sách thương mại giữa các quốc gia, và chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả xuất khẩu trong một số ngành và lĩnh vực cụ thể (Deeksha, 2009). 106
  3. 2.2. Đặc điểm công ty Có 2 yếu tố chính thuộc về doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu: (1) đặc điểm nền tảng và (2) năng lực công ty. Các đặc tính nền tảng tìm thấy trong nghiên cứu như: quy mô doanh nghiệp, tuổi công ty, chi tiết ngành công nghiệp, cấu trúc công ty và văn hóa công ty (Evangelista, 1994; Moini, 1995). Năng lực công ty được xác định như kinh nghiệm xuất khẩu, trình độ đội ngũ quản lý, tay nghề công nhân (Barney, 1991; Rocha và Christensen, 1994; Katsikeas và cộng sự, 2000). Quy mô doanh nghiệp được hiểu một cách rõ nhất thông qua các biến là “số lượng nhân viên” và “nguồn tài chính”. Số lượng nhân viên trong doanh nghiệp thể hiện qua lượng lao động trực tiếp và gián tiếp (Samiee & Walters, 1990; Walters, 1993). Nguồn lực tài chính là khả năng huy động vốn, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh (Lecraw, 1984; Vernon, 1983). Bonaccorsi (1992) kết luận rằng sự đồng thuận giữa 2 yếu tố sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu, khả năng trao đổi mua bán hàng hóa của doanh nghiệp với khách hàng của mình. Bên cạnh đó, trình độ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cả trực tiếp (Das, 1994; Beamish & cộng sự, 1999), và gián tiếp (Katsikeas, Wagner, 1995). Balabanis và Katsikea (2003) đã phân tích được mức độ tác động của văn hóa doanh nghiệp đến việc tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu. Từ các nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng, các khái niệm trên đều phản ánh và đo lường một nhân tố. Vậy giả thuyết đầu tiên được đề nghị là: H1: Đặc điểm của doanh nghiệp mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cao hoặc thấp tương ứng 2.3. Chiến lược Marketing xuất khẩu Trong các nghiên cứu về Marketing quốc tế, có rất nhiều nghiên cứu đề cập vai trò quan trọng của chiến lược Marketing xuất khẩu cũng như chiến lược xuất khẩu đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (Julian, 2003; Akyol và Akehurst, 2003; Zou và Stan, 1998; Cavusgil và Zou, 1994; Koh, 1991). Nghiên cứu thực hiện bởi Thirkell va ̀ Dau (1998), Cavusgil và Zou (1994), Koh (1991), và Madsen (1989) đã tập trung phân tích các thành phần trong chiến lược Marketing xuất khẩu (chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược xúc tiến, chiến lược phân phối) và chỉ ra chúng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Chiến lược Marketing xuất khẩu được khẳng định là một trong những thành tố quyết định đến kết quả xuất khẩu (Cavusgil va ̀ Zou, 1994), nhưng không phải tất cả các thành phần trong chiến lược Marketing xuất khẩu đều ảnh hưởng đồng thời đến kết quả xuất khẩu (Koh, 1991). Chiến lược thích ứng sản phẩm (thiết kế sản phẩm, chất lượng, dịch vụ phụ trợ, chiều rộng và chiều sâu trong nhãn hiệu sản phẩm) góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu và sản phẩm không hoặc ít thích ứng với thị trường nước ngoài sẽ góp phần làm giảm doanh thu xuất khẩu (Ogunmokun va ̀ Li, 1999). Zou và Stan (1998) cho rằng chiến lược sản phẩm, hoạt động xúc tiến, kênh phân phối và chiến lược giá cả thích ứng với từng thị trường là yếu tố quyết định của chiến lược Marketing xuất khẩu. Vì vậy, giả thuyết sau đây được phát biểu: 107
  4. H2: Chiến lược Marketing xuất khẩu phù hợp hay không phù hợp sẽ ảnh hưởng kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cao hoặc thấp tương ứng 2.4. Chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh Đã có một vài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa sự cạnh tranh và kết quả xuất khẩu. Nghiên cứu của Vesna và cộng sự (2001) đã kết luận khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh có sự tác động lớn đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu nội địa để có khách hàng xuất khẩu và sự cạnh tranh với các nhà xuất khẩu ngoài nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Azam và cộng sự (2001), Bombardini và cộng sự (2012) đã phân tích mối quan hệ giữa cạnh tranh nội địa và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp tại Pháp và Canada. Võ Thanh Thu (2013) đã chỉ ra một trong những nhân tố mang yếu tố quốc tế là đối thủ cạnh tranh tác động đến khả năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ thời kỳ khủng hoảng và sau khủng hoảng. Hô ̀ Xuân Hướng và Nguyễn Thị Kim Anh (2015) cũng đã phân tích mối quan hệ giữa chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh và kết quả hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Bình Định. Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giảđo lường mức độ tác động của chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Nam Trung bộ. Giả thuyết sau đây được phát biểu: H3: Chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh càng quan trọng trong suy nghĩ của lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì kết quả xuất khẩu càng tốt 2.5. Đặc điểm thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp liên quan đến kinh tế, văn hóa xã hội và tình hình chính trị và chính sách ngoại thương (Kaynak và Kuan, 1993). Baldauf và cộng sự (2000) cho rằng, nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp cảm nhận được môi trường kinh doanh quốc tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, chính sách thương mại và hạn chế nhập khẩu) ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu một cách tiêu cực, trong khi tỷ trọng xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu không thay đổi. Katsikeas và cộng sự (1996) đã thực hiện nghiên cứu chỉ ra các rào cản thương mại ảnh hưởng lớn đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đó, giả thuyết sau đây được phát biểu: H4: Đặc điểm thị trường xuất khẩu có biến động tích cực hoặc tiêu cực thì sẽ tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tương ứng 2.6. Môi trường kinh doanh trong nước Gencturk và Kotabe (2001) cho rằng chương trình hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ đóng góp vào sự thành công của xuất khẩu, nhưng mức độ đóng góp này phụ thuộc vào chiều hướng của hoạt động xuất khẩu được nghiên cứu. Điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi (nhất là sự hỗ trợ của Chính phủ) có thể tạo cơ hội cho SMEs trong nước tìm kiếm thị trường (Rutihinda, 2008; Parhizkar va ̀ cộng sự, 2010). Hải quan là một yếu tố chính thức có ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, và một yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu (Borgersen, 2006). Năng lực hạn chế của SMEs để có được thông tin là yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu (Julien va ̀ Ramangalahy, 2003). Các yếu tố quy định khắt khe, giá cả nguyên vật liệu biến động, đối 108
  5. thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước, giá cả nhân công biến động, thủ tục hải quan, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, sự hỗ trợ của Nhà nước, mức độ gia nhập nền kinh tế thế giới phản ánh và đo lường nhân tố thuộc môi trường kinh doanh trong nước ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Roberts va ̀ Tybout, 1997). Vì vậy, giả thuyết tiếp theo được phát biểu như sau: H5: Môi trường kinh doanh trong nước có thay đổi tích cực hoặc tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tương ứng 2.7. Mô hình nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa đặc điểm công ty, chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp, chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh, đặc điểm thị trường xuất khẩu, môi trường kinh doanh trong nước và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu (Hình 1). 0 Đặc điểm công ty H1 Chiến lược Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp H2 Chiến lược Marketing H3 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU của đối thủ cạnh tranh H4 Đặc điểm thị trường xuất khẩu H5 Môi trường kinh doanh trong nước Nguồn: Tác giả đề xuất Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 3.1. Nghiên cứu định tính Đầu tiên, nghiên cứu định tính để xây dựng tập biến quan sát, gồm: Phỏng vấn tay đôi với một số nhà nghiên cứu, thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussion) với 05 109
  6. giảng viên trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và 10 nhà quản lí SMEs xuất nhập khẩu tại Bình Định. Cùng với việc tham khảo và kế thừa các công trình nghiên cứu trước, tác giả xây dựng thang đo sơ bộ và xây dựng bảng câu hỏi. Tiếp đến, nghiên cứu định lượng được thực hiện sơ bộ qua việc phát phiếu điều tra cho 30 SMEs xuất khẩu tại Bình Định, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy, phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định kết quả sơ bộ. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành điều chỉnh và tham khảo ý kiến lần 2 của 05 chuyên gia, thang đo chính thức được hình thành.Kết quả cho thấy có 45 biến quan sát đo lường cho 5thành phần tác động và 3 biến quan sát đo lường kết quả xuất khẩu. Các biến quan sát này sử dụng thang đo Likert lấy giá trị từ 1 (hoàn toàn không quan trọng) đến 5 (hoàn toàn quan trọng). 3.2. Nghiên cứu định lượng Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu Đối tượng khảo sát là các nhà quản lí của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa có hoạt động xuất khẩu. Kỹ thuật phỏng vấn trực diện và phỏng vấn thông qua mạng Internet được sử dụng để thu thập dữ liệu. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015. Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Theo Bollen (1989), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 1998). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983). Nghiên cứu này chọn kích thước mẫu dựa trên tối thiểu 5 mẫu cho 1 biến quan sát. Như vậy kích thước mẫu n = 240 (48 x 5). Để đạt được n = 240 đề ra, 280 bảng câu hỏi đã được gửi đi điều tra, thu về 280 phiếu (đạt tỷ lệ 100%). Sau khi kiểm tra xử lý sơ bộ có 274 phiếu trả lời hợp lệ, thông tin đầy đủ. Như vậy kết quả 274 phiếu sẽ được dùng làm dữ liệu để nghiên cứu. Bảng 2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Năm xuất khẩu Số lượng Tỷ trọng (%) 1 - 5 năm 80 29,2 6 - 10 năm 90 32,8 11 - 15 năm 46 16,8 16 - 20 năm 24 8,8 Trên 20 năm 34 12,4 Tổng 274 100 Lĩnh vực xuất khẩu Số lượng Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 62 22,6 Lâm nghiệp 58 21,2 Thủy sản 40 14,6 Công nghiệp, xây dựng 50 18,2 Thương mại, dịch vụ 56 20,4 Khác 8 2,9 Tổng 274 100 110
  7. Thị trường xuất khẩu chính Số lượng Tỷ trọng (%) Mỹ 88 32,1 Úc 24 8,8 EU 50 18,2 Nhật Bản 36 13,1 Trung Quốc 50 18,2 Khác 26 9,5 Tổng 274 100 Doanh thu xuất khẩu Số lượng Tỷ trọng(%) Dưới 20 tỷ đồng 46 16,8 Từ 20 - 100 tỷ đồng 104 38,0 Từ 100 - 200 tỷ đồng 64 23,3 Trên 200 tỷ đồng 60 21,9 Tổng 274 100 Nguồn: Thống kê của tác giả Phương pháp xử lý dữ liệu Phần mềm SPSS 20 được sử dụng trong việc xử lý và phân tích dữ liệu của cả hai giai đoạn. Kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kiểm định thang đo và mô hình Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu SMEs được thể hiện trong Bảng 3; hệ số tương quan biến - tổng của các biếnđều > 0,3 và Cronbach’s Alpha đều>0,6 do đó tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy (Nunnally va ̀ Burnstein, 1994). Bảng 3: Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha Hệ số tương Số biến Cronbach’s Thang đo quan biến-tổng quan sát Alpha nhỏ nhất Đặc điểm công ty 12 0,906 0,895 Chiến lược marketing xuất khẩu 9 0,908 0,892 Chiến lược marketing của đối thủ 4 0,848 0,781 cạnh tranh Đặc điểm thị trường xuất khẩu 9 0,877 0,857 Đặc điểm quốc gia 11 0,884 0,868 Kết quả xuất khẩu của SMEs 3 0,782 0,634 Nguồn: Tính toán của tác giả 111
  8. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo kết quả xuất khẩu của SMEs có độ tin cậy là 0,782; tương quan biến tổng đều lớn. Do đó, thang đo đạt tin cậy, và được sử dụng trong bước phân tích EFA (Nunnally va ̀ Burnstein, 1994). 4.2. Phân tích nhân tố Sau 17 lần phân tích EFA và loại bỏ 18 biến quan sát ra khỏi mô hình, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đo lường bằng 27 biến độc lập và cho kết quả như sau Bảng 4. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s ta thấy: hệ số KMO = 0,895 > 0,5 (0,5 < KMO < 1) và Sig < 0,050 chứng tỏ 27 biến này có tương quan với nhau và dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố (Hair va ̀ cộng sự, 2006). Giá trị Eigenvalue = 1,127 cho phép trích được 6 nhân tố từ 27 biến quan sát và tổng phương sai trích được từ 6 nhân tố trên là 68,501%. So với các nhóm nhân tố dự kiến ban đầu, kết quả phân tích tăng thêm 01 nhân tố. Bảng 4: Kết quả EFA các thành phần ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu Hệ số tải nhân tố của các thành phần Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 Chiến lược xúc tiến bán hàng thích ứng với từng thị trường 0,804 xuất khẩu Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu được tiến hành 0,782 thường xuyên, liên tục Chiến lược sản phẩm thích ứng với từng thị trường xuất khẩu 0,721 Chiến lược phân phối của doanh nghiệp xuất khẩu 0,696 Doanh nghiệp am hiểu văn hóa thị trường xuất khẩu 0,693 Doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu rõ ràng 0,647 Chiến lược xúc tiến thương mại của quốc gia 0,626 Chiến lược kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp 0,550 Chính trị ổn định 0,792 Tỷ lệ lạm phát ở thị trường xuất khẩu 0,728 Chính sách thuế quan tại thị trường xuất khẩu 0,698 Sự ổn định về chính trị ở thị trường xuất khẩu 0,662 Chính sách thuế xuất khẩu với sản phẩm thuộc ngành nghề 0,650 kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ lệ lạm phát 0,619 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước 0,560 Chiến lược xúc tiến bán hàng của đối thủ cạnh tranh 0,763 Giá cả của đối thủ cạnh tranh 0,752 112
  9. Hệ thống kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh 0,700 Chính sách sản phẩm của đối thủ cạnh tranh 0,566 Chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên xuất nhập khẩu 0,735 Đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu 0,697 Tay nghề của đội ngũ lao động trực tiếp 0,604 Quy trình sản xuất và theo tiêu chuẩn quốc tế 0,780 Máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất 0,668 Sự hỗ trợ của nhà phân phối nước nhập khẩu 0,563 Lãi suất cho vay của ngân hàng 0,836 Chính sách tỷ giá hối đoái 0,787 Eigenvalue 11,004 2,139 1,645 1,366 1,214 1,127 Phương sai rút trích (%) 40,757 7,923 6,092 5,058 4,497 4,174 Cronbach’s Alpha 0,909 0,870 0,848 0,759 0,778 0,833 Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) thành phần đo lường kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp cho thấy hệ số KMO = 0,686 > 0,5 và Sig.000 < 0,05. Giá trị Eigenvalue = 2,115 và tổng phương sai là 70,502%. Như vậy, việc phân tích nhân tố đối với thang đo “kết quả xuất khẩu công ty” là thích hợp. So với nhân tố dự kiến ban đầu, kết quả phân tích không thay đổi. Dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), tác giả tiến hành hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Nam Trung bộ như sau: (1) Chiến lược Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp với 8 biến quan sát; (2) Đặc điểm thị trường trong và ngoài nước với 7 biến quan sát; (3) Chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh với 4 biến quan sát; (4) Nguồn nhân lực của doanh nghiệp với 3 biến quan sát; (5) Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ với 3 biến quan sát và (6) Chính sách kinh tế trong nước với 2 biến quan sát. Thành phần kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn như dự kiến ban đầu. 4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 4.3.1. Xem xét ma trận tương quan giữa các biến Thông qua phân tích hệ số tương quan Pearson ta thấy, hệ số tương quan giữa các biến độc lập: Chiến lược Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (SME); Nguồn nhân lực của doanh nghiệp (HC); Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ (TECH); Chính sách kinh tế trong nước (PEN); Chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh (SMC) với biến phụ thuộc: kết quả xuất khẩu của công ty (EP) đều có giá trị Sig. (2-tailed) < 0,05. Điều 113
  10. này cho thấy, 5 biến độc lập trên có mối quan hệ tương quan với biến phụ thuộc. Trong khi đó biến đặc điểm thị trường trong và ngoài nước (FCN-E) có giá trị Sig. (2-tailed) = 0,292 > 0,005 nên ta chấp nhận giả thuyết H0. Vì vậy, tác giả loại bỏ thành phần đặc điểm thị trường trong và ngoài nước (FCN-E) ra khỏi mô hình nghiên cứu. 4.3.2. Phân tích hồi quy Sau khi phân tích hệ số tương quan Pearson, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Nam Trung bộ và kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Bảng 5: Mô hình hồi quy bội đầy đủ Hệ số Hệ số chưa chuẩn hóa Đa cộng tuyến chuẩn hóa Mô hình t Sig. Độ lệch Độ chấp B Beta VIF chuẩn nhận Hằng số 2.092E-16 0,054 0,000 1,000 SME 0,280 0,054 0,280 5,150 0,000 1,000 1,000 SMC 0,103 0,054 0,103 2,894 0,042 1,000 1,000 1 HC 0,158 0,054 0,158 2,906 0,040 1,000 1,000 TECH 0,183 0,054 0,183 3,366 0,001 1,000 1,000 PEN 0,245 0,054 0,245 4,506 0,000 1,000 1,000 Nguồn: Tính toán của tác giả Hình 2. Biểu đồ Histogram 114
  11. Hình 3.Đồ thị P-P Plot Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Nam Trung bộ với R = 0,509, R2 hiệu chỉnh = 0,253, có nghĩa là 25,3% mức biến thiên của kết quả xuất khẩu được giải thích bởi 5 thành phần trên. Kiểm định F cho thấy mức ý nghĩa p = 0,000; kiểm tra hiện tượng tự tương quan bằng hệ số Durbin-Watson (1<1,643<3); như vậy, mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập được. Kiểm tra Mức độ phù hợp của hệ số hồi quy riêng ở Bảng 5 bằng kiểm định t cũng cho thấy mức ý nghĩa Sig. của 5 nhân tố (SME, SMC, HC, TECH, PEN) đều ở dưới mức 0,05 nên tất cả các nhân tố này đều có ý nghĩa thống kê. Hiện tượng đa cộng tuyến cũng được kiểm tra thông qua hệ số VIF và được xác nhận là không có hiện tượng đa cộng tuyến. Trong biểu đồ Histogram, đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số với số dư là không đáng kể cùng độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,991 (gần bằng 1). Trong biểu đồ P-P plot thể hiện các phần dư phân phối tập trung quanh đường thẳng kỳ vọng. Điều này cho thấy giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm hay mô hình nghiên cứu được chấp nhận. Mô hình hồi quy tuyến tính bội các nhân tố được biểu thị như sau: EP = 0,280 x SME + 0,245 x PEN + 0,183 x TECH + 0,158 x HC + 0,103 x SMC 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu Trên cơ sở mô hình lí thuyết và những nghiên cứu trước đó, nghiên cứu đã tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Nam Trung bộ. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố trên tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp một cách tương đồng, trong đó nhân tốchiến lược Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp tác động đến kết quả xuất khẩu một cách mạnh 115
  12. nhất với hệ số hồi quy là 0,280. Kết quả nghiên cứu phù hợp với một số nghiên cứu được đề xuất bởi một số nhà nghiên cứu trên thế giới như Cavusgil và Zou (1994), Rutihinda (2008), Julian và cộng sự (2003). Bên cạnh đó, chính sách kinh tế trong nước là một biến số có tác động mạnh mẽ đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp. Lãi suất cho vay của ngân hàng cũng như chính sách tỷ giá hoái đoái ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Lee va ̀ Zhou (2000), Karpak và Topcu, (2010), Parhizkar và cộng sự (2010). Đặc biệt, nghiên cứu cũng cho thấy: Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, nguồn nhân lực của doanh nghiệp và chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh cũng tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực Nam Trung bộ. 5. Kết luận và hàm ý từ kết quả nghiên cứu Nghiên cứu đã phát triển thang đo cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Nam Trung bộ (địa bàn khảo sát tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa). Kết quả này có ý nghĩa cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn khi Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới do quá trình hội nhập toàn cầu mang lại. Đây chinh́ là cơ sở để phát triển và xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Nam Trung bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả có một số kiến nghị và gợi ý chính sách cho lãnh đạo các doanh nghiệp cũng như các đơn vị hữu quan nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới như sau: Trước tiên, các doanh nghiệp phải xây dựng cho riêng mình văn hóa kinh doanh đặc thù làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, cũng như xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu hàng rào kỹ thuật mà thị trường xuất khẩu áp dụng đối với ngành nghề doanh nghiệp tham gia. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới dây chuyền công nghệ, quan tâm đến vấn đề môi trường nhằm thâm nhập thị trường hiện tại cũng như phát triển thị trường mới. Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng nghiên cứu thị trường, marketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế. Doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và hoạt động xúc tiến của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu để không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, tích cực tham gia đàm phán để gia nhập TPP cũng như các hiệp định song phương, đa phương với các nước. Hỗ trợ và tạo điều kiện để 116
  13. các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Các cơ quan ban ngành ở địa phương và trung ưng thường xuyên tổ chức xúc tiến thương mại với các thị trường xuất khẩu chủ lực và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia tìm kiếm khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Aaby, N. & Slater, S.F. 1989, Management influences on export performance: a review of the empirical literature’. International Marketing Review, 6(4): 7-26. Andersson, S. 2000. Internationalization of the Firm from an Entrepreneurial Perspective.International Studies of Management & Organization, 30 (1): 63-92. Anna, K. 2011. When exporting manufacturers compete on the basis of service: Resources and marketing capabilities driving service advantage and performance. Journal of International Marketing, 19(1): 40-58. Antonio, M., Emanuele, B. & Ulrike, M. 2005. Firm size, business experience and export intensity in SMEs: A longitudinal approach to complex relationships. International Business Review, 14: 719-738. Azam, J. P., Calmette, M. F., Loustalan C. & Maurel, C. 2001. Domestic Competition and Export Performance of Manufacturing Firms in Cote d'Ivoire.CSEA Working paper 2001, 1: 1-17. Baldauf, A., Cravens, D.W. & Wagner, U. 2000.Examining determinants of export performance in small open economies. Journal of World Business Research, 35(1): 61-79. Barney, J. 1991. Firm Resources and Sustained Competitive Advantage. Journal of Management, 17(1): 99-120. Beamish, W., Karavis, L., Goerzen, A. & Lane, C. 1999.The relationship between organizational structure and export performance.Management International Review, 39(1): 37-50. Bollen, K.A. 1989. Structural Equations with Latent Variables. John Wiley & Sons, New York. Bombardini, M., Kurz, C.J. & Morrow, P.M. 2012. Ricardian trade and the impact of domestic competition on export performance. Canadian Journal of Economics, 45(2): 585-612. Borgersen, T.A. 2005.The Problem of Exporting for Developing Countries SMEs Market Entry Costs, Exchange Rate Shocks and the Capital Structure of Firms.The Journal of African Policy Studies, 10(1): 1-19. Calantone, R.J., Kim, D., Schmidt, J.B., &Cavusgil, S.T. 2006. The influence of internal and external firm factors on international product adaptation strategy and export performance: A three-country comparison. Journal of Business Research, 50: 176- 185. 117
  14. Cavusgil, S.T. và Zou, S. 1994. Marketing strategy-performance relationships: An investigation of the empirical link in export market ventures. Journal of Marketing, 58(1): 1-21. Das, M. 1994. Successful and unsuccessful exporters from developing countries: Some preliminary findings. European Journal of Marketing, 28(12): 19-33. Deng, S. and Dart, J. 1994.Measuring market orientation.A multi-factor, multi-items approach.Journal of Marketing Management, 10: 725-742 Deeksha, A.S. 2009. Export Performance of Emerging Market Firms. InternationalBusiness Review, 18(4): 321-330. Evangelista, F.U. 1994. Export performance and its determinants: Some empirical evidence from Australian manufacturing firms. Advances in International Marketing, 6: 207-229. Farshid, M.M., Abu, B.B., Siti, Z.A., & Hassan, D. 2011. The Influence of export marketing strategy determinants on firm export performance: A review of empirical literatures between 1993-2010. International Journal of Fundamental Psychology và Social Sciences, 1(2): 26-34. Gemünden, H.G. 1991. Success Factors of Export Marketing.New Perspectives onInternational Marketing, S. J. Paliwoda, ed., Routledge, London, 33-62. Gencturk, E. & Kotabe, M. 2001. The Effect of Export Assistance Program Usage on Export Performance: A contingency explanation. Journal of International Marketing, 9(2): 51-72. Grant, R.M. 1991. The resource-based theory of competitive advantage: implications for strategy formulation. California Management Review, 33(3): 114-135. Hair, F.J., Anderson, R.E., Tatham, R.L. & Black, W.C. 1998).Multivariate Data Analysis.5th ed., Prentice Hall. Holmlund, M. & Kock, S. 1998. Relationships and the Internationalization of Finnish Small and Medium-sized Companies.International Small Business Journal, 16(4): 46-63 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức. Hoelter, J.W. 1983. The Analysis of Covariance Structure: Goodness-of-Fit Indices. Sociological Methods and Research, 11: 325-334. Julian, P.A. & Ramangalahy, C. 2003. Competitive strategy and performance of exporting SMEs: An empirical investigation of the impact of their export information search and competencies. Entrepreneurship: Theory and Practice, 27: 17-41. Karpak. B., & Topcu, I. 2010. Small medium manufacturing enterprises in Turkey: An analytic network process framework for prioritizing factors affecting success. International Journal of Production Economics, 125(2010): 60-70. 118
  15. Katsikeas, C.S., Piercy, N.F., & Ionnidis, C. 1996. Determinants of export performance in a European context.European Journal of Marketing, 30(6): 6-35. Katsikeas, C.S., Leonidas C.L. & Neil, A.M. 2000. Firm-level Export Performance Assessment: Review, Evaluation, and Development.Journal of the Academy of Marketing Science, 28(4): 493-511. Kaynak, E. & Kuan, W.K.Y. 1993. Environment, strategy, structure, and performance in the context of export activity: An empirical study of Taiwanese manufacturing firms. Business Research, 27(1): 33-49. Knight, G.A. 2001.Entrepreneurship and strategy in the international SME.Journal of International Management, 7(3): 155-171. Koh, A.C. 1991. Relationship among organisational characteristics, marketing strategy and export performance.International Marketing Review, 8(3): 46-60. Kohli, A.K. & Jaworski, B.J. 1990.Marketing Orientation: The Construct, Research Propositions.And Managerial Implications.Journal of Marketing. 54(April): 1-18. Lages, C.R. & Lages, L.F. 2003. Marketing strategy and export performance: empirical evidence from the UK. 32nd EMAC Conference, Glassgow, 2003. Lages, L.F., Lages, C. & Lages, C.R. 2005. European managers’ perspective on export performance determinants., 15(2): 75-92. Lee, I. H., & Marvel, M. R. 2009. The moderating effects of home region orientation on R&D investment and international SME performance: Lessons from Korea. European Management Journal, 27(5): 316-326. Leonidou, L.C., Katsikeas, C.S., & Samiee, S. 2002. Marketing strategy determinants of export performance: A meta-analysis. Journal of Business Reasearch, 55(1): 51-67. Moini, A.H. 1995. An inquiry into successful exporting: An empirical investigation using a 3 stage model. Journal of Small Business Management, 33(3): 9-25. Narver, J.C. & Slater, S.F. 1990.The Effect of a Market Orientation on Business Profitability.Journal of Marketing, 60(October): 20-35. Navarro, A., Losada, F., Ruzo, E., & Diez, J.A. 2009.Implications of perceived competitive advantages, adaption of marketing tactics and export commitment on export performance.Journal of World Business, 45(1): 49-58. Nguyễn Đình Thọ, 2013.Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.TP. Hồ Chí Minh: NXB Tài chính. Nunnally, J. & Bernstein, I.H. 1994.Pschychometric Theory’, 3rd, ed., McGraw-Hill, New York. Ogunmokun, G. & Li, E.L. 1999.The effect of flexibility on export venture performance.Journal of Global Marketing, 14(3): 99-126. Parhizkar, O., Miller, C. R., & Smith, R. L. 2010.Private sector development implications of the export performance determinants of U.S. small–medium forest enterprises to Mexico, Europe, and Asia.Forest Policy and Economics, 12(5): 387-396. 119
  16. Roberts, M. & Tybout, J. 1997.The Decision to Export in Colombia.American Economic Review, 87: 545-565. Rocha, A. & Christensen, C.H. 1994. The export experience of a developing country: a review of empirical studies of export behavior and the performance of Brazilians firms. Advances in International Marketing, 6: 111-142. Rutihinda, C. 2008. Factors Influencing the Internationalization of Small and Medium Size Enterprises.International Business và Economics Research Journal, 7: 45-54. Shoham, A. 1998. Export performance: A conceptualization and empirical assessment. Journal of International Marketing, 6(3): 59-81. Sousa, C. M. P., Martinez, F. J., & Coelho, F. 2008. The determinants of export performance: A review of the research in the literature between 1998 and 2005. International Journal of Management Review, 10(4): 343-374. Vesna, Z. & Maja, M. B. 2001. Relationships with customers, suppliers and competitors - implications for firm’s export performance. The 17th IMP-conference in Oslo, Norway in 2001. Wagner, J. 1995. Export, firm size, and firm dynamics.Small Business Economics, 7: 29- 39. Zou, S., & Stan, S. 1998. The Determinants of export performance: A Review of the empirical literature between 1987 and 1997. International Marketing Review, 15(5): 333-356. 120