Đánh giá tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 4160
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_cua_no_cong_len_tang_truong_kinh_te_tai_vi.pdf

Nội dung text: Đánh giá tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ASSESSMENT OF THE IMPACT OF DEBT ON ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM Đỗ Nguyễn Nguyệt Minh, Mẫn Thị Huyền, Phạm Anh Thủy GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội nguyetminhhilary@gmail.com TÓM TẮT Bài viết này chủ yếu phân tích ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng kinh tê Việt Nam dựa trên thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công Việt Nam. Trong những năm gần đây, nợ công Việt Nam đã gia tăng đáng kể cả tỷ lệ phần trăm lẫn con số tuyệt đối, đặc biệt là chi thường xuyên. Phân tích về thực trạng nợ công đã chỉ ra rằng rủi ro nợ công là nằm ở nợ không được báo cáo đầy đủ của khối doanh nghiệp nhà nước. Thâm hụt ngân sách kéo dài và nợ công tăng nhanh đã và đang dẫn đến môi trường kinh tế vĩ mô bất lợi về lạm phát, lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai. Dữ liệu trong bài này được thu thập từ Ngân hàng thế giới World Bank, Quỹ tiền tệ thế giới IMF, Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB và Tổng Cục Thống Kê Việt Nam để tiến hành thống kê mô tả đơn giản, tìm ra thực tế tác động của nợ công đối với những kênh truyền dẫn từ đó liên hệ Việt Nam. Dữ kiệu được xử lý bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu của hai tác giả Folorunso S.Ayadi, Felix O.Ayadi (2008), “The impact of external debt on economic growth: a comparative study of Negeria and South Africa”, Texas Southern University, để đo lường sự tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ khóa: Nợ công, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, Việt Nam ABSTRACT This article mainly analyzes the impact of public debt on economic growth in Vietnam based on the state budget deficit and public debt to Vietnam. In recent years, Vietnam’s public debt increased significantly both the percentage and absolute numbers, especially recurrent expenditure. Analysis of public debt situation has shown that the risk of public debt mainly lies in the not reported debt of state-owned company. Prolonged budget deficits and public debt has increased rapidly and is leading to the macroeconomic environment adversely on inflation, interest rates, exchange rates and growth, threaten the stability of the economy in the future. The data in this article was gathered from the World Bank, World Bank, World Monetary Fund IMF, Asian Development Bank, ADB and Vietnam General Statistics Office to conduct simple descriptive statistics, find out the real economic impact of public debt on the transmission channel in connextion with Vietnam. To data is processed by a linear regression model in the paper's two authors Folorunso S.Ayadi, Felix O.Ayadi (2008), "The Economic Impact of external debt on growth: a comparative study of Negeria and South Africa ", Texas Southern University, to measure the impact of foreign to economic growth in Vietnam. Keywords: public debt , economic growth , inflation , interest rates , exchange rates , Vietnam 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, nợ công luôn là đề tài được quan tâm tới; tình trạng nợ công cao các quốc gia đang trở thành hiện tượng phổ biến trên Thế Giới, không chỉ ở Hy Lạp, Nhật Bản, Mỹ mà hiện tượng này đã mang tính chất toàn cầu. Đặc biệt trong năm 2015, theo công bố của Bộ Tài chính, nợ công Việt Nam đã lên tới 61,3% GDP, con số này, theo IMF đã vượt quá ngưỡng 60% là mức khuyến cáo của nợ công an toàn. Điều này đặt ra câu hỏi cho người dân là: Vậy nợ công cao có đang là gánh nợ của nền kinh tế không? Tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế như thế nào? Cơ chế tác động của nó ra sao? Để tìm ra câu trả lời nhưng câu hỏi này, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá tác động nợ công đối với tăng trưởng kinh tế dựa trên những nghiên cứu trước đây của các tác giả lớn trên Thê Giới, từ đó có thể đưa ra một số khuyến nghị về nợ công, cũng như quản lý nợ công như thế nào để nền kinh tế có thể tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn và dài hạn. 484
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế: Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế là một đề tài thu hút được nhiều tranh luận của các học giả thuộc trường phái kinh tế khác nhau. Có một vài luồng quan điểm xoay quanh tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế: a) Tăng trưởng nợ công tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế quốc gia với đại diện là Friedman (1988) Trường phái kinh tế cổ điển cho rằng khi Chính phủ dùng nợ để trang trải các khoản thâm hụt ngân sách thì sẽ gia tăng gánh nặng cho thế hệ tương lai đồng thời giảm đầu tư tư nhân từ áp lực tăng lãi suất, do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế. Modigliani (1961) lập luận rằng khi Chính phủ vay tiền thì Chính phủ sẽ phải tăng thuế để bù đắp lại các khoản lãi phải trả cho các khoản vay đó. Việc tăng thuế trong tương lai làm giảm thu nhập của dân chúng nên thực chất tổng nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế không đổi, chỉ chuyển từ “túi người này sang túi người kia”. Thêm vào đó, thu nhập kỳ vọng giảm từ việc tăng thuế cũng không kích thích đầu tư để tăng trưởng kinh tế. Ông phát biểu rằng: “Nếu chính phủ đánh thuế, thì nguời dân còn ít tiền trong túi hơn, cho nên mỗi dồng chính phủ chi tiêu sẽ được cân đối bằng một đồng không được chi ở chỗ khác”. Nếu ở quan điểm thứ nhất cho rằng nợ công góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước trong ngắn hạn có thể hiểu là do chính phủ của quốc gia đó đã sự dụng biện pháp cắt giảm thuế và bù đắp bằng nợ công. Điều này đã kích thích tiêu dùng dẫn đến gia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tiết kiệm quốc dân giảm sẽ dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn, như vậy khi đến hạn thanh toán quốc gia phải đối mặt với áp lực thanh toán nợ gốc và lãi bởi sự dồn tích. b) Nợ công ở mức hợp lý có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế do tác động đến tổng cầu thuộc về các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes. Quan điểm của trường phái Keynes được đưa ra dựa trên hai giả thuyết cơ bản là: Tổng cung chịu ảnh hưởng của tổng cầu. Giả thiết nền kinh tế không trong trạng thái toàn dụng. Keynes đề xuất khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng thì Chính phủ có thể đưa ra các gói kích cầu để tác động vào nền kinh tế. Các gói kích cầu này có thể thực hiện bằng cách Chính phủ đi vay để tăng chi tiêu công. Việc tăng tổng cầu sẽ có tác động thúc đẩy tổng cung và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Robert Eisner (1984) cho rằng nếu nợ công ở mức hợp lý sẽ có tác động làm gia tăng việc tổng cầu, tăng tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ đó thúc đẩy đầu tư cho dù lãi suất có tăng lên. Chính vì thế, ông đã áp dụng lý thuyết này trong các phân tích thực chứng và chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách (hay nợ công) có quan hệ tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Tuy nhiên, những phát hiện của Eisner lại không nhận được nhiều sự đồng tình chẳng hạn, Gramlich (1989) cho rằng việc sử dụng nợ công để tài trợ cho thâm hụt ngân sách không quan trọng trong việc quyết định tính hiệu quả của chính sách tài khóa. Quan điểm của phái Keynes cũng vấp phải sự phản đối của những người theo trường phái kinh tế Ricardo khi họ cho rằng rằng chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ không có tác động lên mức thu nhập 485
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vì người dân sẽ lập tức tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên trong tương lai hoặc bù lại lạm phát cao hơn do chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại. Tác động ròng lên tổng cầu sẽ là bằng không. 2.1.2. Lý thuyết về ngưỡng nợ công (debt overhang) và đường cong Laffer: Nợ công có thể có tác động tích cực và tiêu cực và cho rằng nợ công ở mức hợp lý có thể kích thích tăng trưởng kinh tế. Vậy mức nợ công hợp lý là bao nhiêu hay và tại sao vượt qua mức đó thì nợ công sẽ có tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Nhóm tác giả xin được trích dẫn lý thuyết về ngưỡng nợ của Krugman (1988). Krugman (1988) định nghĩa một tình trạng vượt ngưỡng nợ là tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ sẽ giảm dần khi dung luợng nợ tăng lên. Lý thuyết này cho rằng nếu như nợ trong tương lai vuợt quá khả năng trả nợ của một nuớc thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh huởng xấu đến tăng trưởng. Hình 1.1. Đường cong Laffer Lập luận của lý thuyết “ngưỡng nợ” có thể đuợc xem xét qua đuờng cong Laffer. Ðuờng cong Laffer cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. Đường cong Laffer thông thường được trình bày dưới dạng đồ thị bắt đầu với mức thuế suất 0% và thu nhập thuế bằng 0, tăng tới mức cực đại về thu nhập thuế ở một mức thuế suất trung gian nào đó, và sau đó giảm xuống tới mức thu nhập thuế bằng 0 ở mức thuế suất 100%. Trên phần dốc xuống của đuờng cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Ðỉnh đuờng cong Laffer đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. Ðây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh huởng ngược chiều đến tăng trưởng. Vì vậy đỉnh của đuờng cong Laffer là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại đến ảnh hưởng tiêu cực của nợ đến tăng trưởng kinh tế. Sự tồn tại thực tế và hình dạng của đường cong là không chắc chắn và còn gây tranh cãi. Tương tự như đường cong Laffer, khi nợ công /GDP ở một ngưỡng (thường là 60%) sẽ có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên khi nợ công lên cao thì sẽ lại có tác động tiêu cực lên sự tăng trưởng kinh tế 486
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Hình 1.2. Đường cong thể hiện mới quan hệ Nợ công/GDP với tăng trưởng kinh tế tăng trưởng 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Phân tích quan điểm, công trình của những tác giả nổi tiếng ở Việt Nam cũng như trên Thế giới về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế từ đó tổng hợp lại đưa ra cơ sở lý thuyết chung về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đói với quốc gia đang phát triển: Theo M. Reinhart và S. Rogoff hai nhà kinh tế học nổi tiếng về nghiên cứu lĩnh vực nợ công, đã xem xét mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế với các mức độ khác nhau của nợ công ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, dựa trên chuỗi số liệu quá khứ dài hạn và mô tả thực nghiệm đã đưa ra kết quả tác động phi tuyến của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu gần đây (2010) được thực hiện bởi hai tác giả này, thông qua thống kê tương quan đơn giản về những mức khác nhau của nợ công và tốc độ tăng trưởng GDP thực dài hạn trong mẫu 20 quốc gia phát triển trải dài khoảng hai thế kỉ (1790 -2009), và mẫu 24 nền kinh tế thị trường kinh tế mới nổi giai đoạn 1946–2009 nhận thấy rằng:  Tỉ số nợ/GDP dưới ngưỡng 90% GDP: Thể hiện mối tương quan ngược chiều giữa nợ công và tăng trưởng dài hạn ở mức độ yếu.  Tỉ số nợ/GDP trên ngưỡng 90% GDP: Thể hiện mối tương quan ngược chiều giữa nợ công và tăng trưởng dài hạn ở mức độ mạnh. Như vậy với những quốc gia phát triển và những nền kinh tế thị trường mới nổi, mối quan hệ giữa nợ công và sự tăng trưởng kinh tế biểu hiện rõ nhất khi nợ vượt mức 90-100% GDP; lúc này, nợ càng tăng, tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể. Hay như trong bài báo nghiên cứu “Nợ công, tính bền vững ở Việt Nam: quá khứ, hiện tại và tương lai” thuộc ủy ban kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam đã nêu ra tác động của nợ công lên các biến số vĩ mô bao gồm tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, cán thương mại và tỉ giá hối đoái. Đối với lạm phát, nếu chỉ một phần nhỏ thâm hụt tài khóa được tài trợ bằng cách tăng cung tiền thì có thể không gây lạm phát. Tuy nhiên, nếu việc tài trợ này là lớn và liên tục trong nhiều năm thì chắc chắn nền kinh tế cuối cùng sẽ phải trải qua lạm phát cao và kéo dài. Thông qua việc lãi suất tăng, nợ công cao cũng khiến giảm đầu tư tư nhân: Thâm hụt tài khóa sẽ làm giảm tiết kiệm chính phủ, giảm tiết kiệm quốc gia, do vậy làm giảm cung và làm tăng lãi suất vốn 487
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vay trên thị trường. Sự gia tăng của lãi suất cuối cùng sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam khi trong những năm gần đây, nợ nước ngoài đã tăng lên đáng kể. Không chỉ tác động lên đầu tư tư nhân, sự gia tăng chi tiêu công và thâm hụt ngân sách, sẽ ngay lập tức làm cho tổng chi tiêu trong nước lớn hơn sản lượng trong nước. Chính sách tài khóa có thể tác động đến tăng trưởng sản lượng của một nền kinh tế. Sự mở rộng tài khóa lúc đó thậm chí sẽ nhanh chóng dẫn đến lạm phát cao, lãi suất cao, thâm hụt vãng lai và bất ổn tài chính. Mặc dù nợ công Việt Nam luôn ở ngưỡng trung bình, nhưng những năm gần đây khi nợ công Việt Nam tăng nhanh chóng, nên tác động của nợ công lên tăng trưởng nền kinh tế cần được đành giá cụ thể và xem xét lên các biến số vĩ mô trong nền kinh tế. 2.2.2. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm Qua việc phân tích những trường hợp, bài học quản lý nợ công của Hy Lạp, Nhật Bản, Argentina, nhóm tác giả đã đưa ra những bài học từ cách quản lí nợ công như sau: Thứ nhất, quản lí nợ công phải bắt nguồn từ quản lí vĩ mô với cơ chế luật tốt. Nhà nước cần nắm giữ những nguồn thu ngân sách đảm bảo tương đối bền vững để đảm bảo duy trì hoạt động bộ máy công quyền và ổn định đất nước tầng vĩ mô. Thứ hai, việc xây dựng chính sách quản lý vĩ mô đúng đắn cũng hết sức quan trọng. Ảnh hưởng của những chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia. Chính phủ cần xây dựng và điều tiết một cơ cấu kinh tế hiệu quả, vững mạnh, ít chịu ảnh hưởng từ các cú sốc ngoại lai tránh tình trạng bị tác động. Thứ ba, với Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong xóa đói giảm nghèo ở châu Á thì việc vay nợ nước ngoài cần phải hết sức thận trọng. Việc tranh thủ tín nhiệm để vay nợ có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu trước mắt song về lâu dài sẽ là gánh nặng trả nợ và lãi suất. 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu Trong quá trình tìm kiếm dữ liệu cho bài nghiên cứu của mình, tác giả có tham khảo một số dữ liệu trong các báo cáo của những tổ chức có uy tín như: i. GSO (Tổng cục thống kê Việt Nam/ General StatisticsOffice). ii. IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế/International Monetary Fund) iii. EIU (Bộ phận phân tích thông tin kinh tế của Tạp chí Economist/ Economist IntellegenceUnit). iv. WB (Ngân hàng thế giới/ World bank) Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất và chính xác cho chuỗi dự liệu trong quá trình xử lý, bài viết chỉ chọn số liệu trong báo cáo của nguồn ADB (Ngân hàng phát triển châu Á/ Asian DevelopmentBank): Key indicators for Asia and Pacific 2.2.4. Phương pháp phân tích định lượng: a) Mô hình ước lượng sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Sau khi xem xét quan điểm, nghiên cứu của các học giả lớn trên Thế giới, nhóm tác giả quyết định chạy mô hình của Ayadi và O.Ayadi (2008) nhằm đánh giá tác động của nợ công lên tăng trường kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2014 với 24 quan sát. Trong bài nghiên cứu của hai tác giả Folorunso S.Ayadi and Felix O.Ayadi (2008), The impact of external debt on economic growth: a comparative study of Negeria and South Africa, Texas Southern University, đã ứng dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Least Square) để chạy hồi quy tuyến tính nhằm đo lường tác động của nợ và gánh nặng thanh toán nợ nước ngoài lên sức mạnh của 488
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD nền kinh tế và sự đầu tư ở Nigeria và Nam Phi giai đoạn 1980 – 2008 với 28 quan sát, thông qua 5 biến: tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm, tỷ lệ đầu tư trên GDP thực, tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực, quy mô nợ nước ngoài đối với GDP thực và tăng trưởng vốn GCAP. Mô hình hồi quy tổng quát PRM Yi = β1 + β2 EXPOi+ β3 GCAPi+ β4 DSERGDPi+ β5 DEBGDPi+ β6 GFIGDPi+ ui (1.1) Hàm hồi quy tổng thể PRF E(Y / EXPOi , GCAPi , DSERGDPi , DEBGDPi , GFIGDPi) = β1+β2 EXPOi+β3 GCAPi+β4 DSERGDPi+β5 DEBGDPi+β6 GFIGDPi (1.2) b) Biến số thực nghiệm trong mô hình Để ước lượng sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2014, bài viết cũng sử dụng dữ liệu nợ nước ngoài để phân tích tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế thông qua những kênh truyền dẫn trung gian nêu trên làm biến độc lập gồm: Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu; Tỷ lệ tăng trưởng vốn; Tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực; Quy mô nợ nước ngoài đối với GDP thực; Tỷ lệ đầu tư trên GDP thực; và một biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng thực hàng năm. Biến phụ thuộc: Yi : Tỷ lệ tăng trưởng thực hàng năm Biến độc lập: EXPOi : Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu GCAPi : Tỷ lệ tăng trưởng vốn DSERGDPi : Tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực DEBGDPi : Quy mô nợ nước ngoài đối với GDP thực GFIGD i : Tỷ lệ đầu tư trên GDP thực 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Sau hàng loạt những kiểm định, ta thấy mô hình sau khi điều chỉnh là một mô hình tương đối hoàn hảo. Y= (-0.06164) + 0.430426*EXPOi +0.455793*GCAPi + 0.348937*GFIGDPi Dùng mô hình đã điều chỉnh để đánh giá tác động của các biến tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu (EXPO), tỷ lệ tăng trưởng vốn (GCAP), tỷ lệ đầu tư trên GDP thực (GFIGD) đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Y) giai đoạn 1991 – 2014. Tuy chỉ có 24 quan sát (do bị hạn chế về số liệu) và 03 biến phù hợp để ước lượng sự tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, nhưng kết quả thu được từ mô hình vẫn có thể chấp nhận được khi độ tin cậy của mô hình đạt 90%, mô hình của bài nghiên cứu gốc của hai tác giả Folorunso S.Ayadi, Felix O.Ayadi được thực nghiệm trên dữ liệu của Nigeria và Nam Phi (1980 – 2008) có độ tin cậy đạt 90%. 3.2. Đánh giá Thông qua kết quả của mô hình thực nghiệm trên, phù hợp với thực nghiệm của M. Reinhart và S. Rogoff về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế với các mức độ khác nhau của nợ công ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi đó là: “Tỉ số nợ/GDP dưới ngưỡng 90% GDP: Thể hiện mối tương quan ngược chiều giữa nợ công và tăng trưởng dài hạn ở mức độ yếu.” Hai biến DSERGDPi -Tỷ 489
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng lệ thanh toán nợ trên GDP thực và DEBGDPi Quy mô nợ nước ngoài đối với GDP thực không có tác động nhiều lên biến tăng trưởng kinh tế (Y). Đồng thời ta có thể điều tiết các biến số vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là: đẩy mạnh xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ, đẩy mạnh vốn đầu tư nội địa và phát triển thêm các đầu tư sẽ giúp phát triển nền kinh tế. Như vậy, từ các chỉ tiêu trong kế hoạch cần thực hiện trong năm ta có thể tính được mức tăng trưởng đạt được là bao nhiêu, và căn cứ vào các hệ số góc của các biến số ta có thể điều chỉnh chỉ tiêu cần thực hiện của từng biến số để tăng trưởng đạt mức mong muốn. 4. Kết luận Dù nợ công có tác động tích cực đến nền kinh tế trong ngắn hạn hay có thể gây nên nguy cơ tổn hại đối với nền kinh tế trong dài hạn thì nợ công vẫn là thành phần không thể thiếu được trong cấu trúc tài chính của mỗi quốc gia. Do đó, để nợ công được sử dụng hiệu quả, ta cần phải phát huy được các tác động tích cực của nợ công cũng như giảm bớt tác động tiêu cực của nó thông qua việc tìm hiểu những cơ chế tác động, những kênh truyền dẫn trung gian. Bên cạnh đó, là việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ nợ công bao gồm quá trình thiết lập và thực thi chiến lược vay nợ của một quốc gia để gầy dựng được một lượng vốn theo yêu cầu, nhằm đạt được các mục tiêu về chi phí và rủi ro, đáp ứng được các mục tiêu quản lý nợ khác nhau của Chính phủ đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GS.TS Trần Ngọc Thơ, GS.TS Nguyễn Ngọc Định, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Giáo trình Tài Chính Quốc Tế, NXB Thống Kê. [2] Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam, báo cáo nghiên cứu RS-05, Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: quá khứ, hiện tại và tương lai, NXB Tri thức [3] Ths. Hoàng Ngọc Nhậm, , Giáo trình Kinh tế lượng. Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM. [4] Thời Báo Kinh Tế Hà Nội [5] Francesco Giavazzi và Alessandro Missale, “Public Debt Management in Brazil”, 2004, NBER Working Paper No. 10394. [6] Frederico Schettini Batista, “The framework and Management Analysis of Brazil’s Public Debt: 2003-2006”, 2007, The Institute of Brazilian Business and Public Management. [7] Folorunso S. Ayadi, Felix O. Ayadi, “the impact of external debt on economic growth: a comparative study of Nigeria and South Africa”, Texas Southern University; 2008. [8] Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo, “Public Debt and Growth”, 2010, IMF Working Paper Fiscal Affairs Department. [9] Reinhart và Rogoff, “Growth in a Time of Debt”, 2010. [10] Website Bộ Tài Chính www.mof.gov.vn [11] Website Diễn đàn kinh tế Việt Nam www.vef.vn/ [12] Website Tổng Cục Thống Kê www.gso.gov.vn/ [13] Website Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB www.adb.org [14] Website Qũy tiền tệ thế giới IMF www.imf.org [15] Website Ngân hàng thế giới World Bank www.worldbank.org 490