Đào tạo theo học chế tín chỉ ở khối ngành mỹ thuật - Những nghịch lý và tiến trình

pdf 6 trang Gia Huy 22/05/2022 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo theo học chế tín chỉ ở khối ngành mỹ thuật - Những nghịch lý và tiến trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdao_tao_theo_hoc_che_tin_chi_o_khoi_nganh_my_thuat_nhung_ngh.pdf

Nội dung text: Đào tạo theo học chế tín chỉ ở khối ngành mỹ thuật - Những nghịch lý và tiến trình

  1. ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở KHỐI NGÀNH MỸ THUẬT - NHỮNG NGHỊCH LÝ VÀ TIẾN TRÌNH Trần Thị Hoài Diễm1 1. Đặt vấn đề Trong thời gian qua, việc triển khai đào tạo theo Học chế tín chỉ (HCTC) được thực hiện sôi động ở các trường đại học, nhưng với khối các trường Đại học mỹ thuật thì mọi việc dường như mới bắt đầu với những băn khoăn, nghịch lý nảy sinh trong tiến trình chuyển đổi đầy chông gai từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Sự chậm triển khai đào tạo theo HCTC ở các trường mỹ thuật có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng cơ bản vẫn là những băn khoăn xuất phát từ đặc thù đào tạo mỹ thuật với tính chuyên môn chuyên biệt, như vậy vấn đề đặt ra việc triển khai nhiệm vụ này trong lộ trình đào tạo theo HCTC phải thế nào ? Bài viết này, chúng tôi xin phân tích những bất cập hiện nay đang diễn ra trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở khối ngành mĩ thuật, từ đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả mô hình đào tạo này. 2. Đào tạo theo học chế tín chỉ ở khối ngành mĩ thuật – những nghịch lý và tiến trình Nhìn chung ở khối các trường Đại học nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng, việc thực hiện đào tạo theo HCTC các môn lý thuyết ngành không khó thực hiện, vì chuyển đổi theo phương pháp chung như các môn đại cương khác mà hiện nay các trường đang phối hợp giảng dạy,đó là các môn Lịch sử Mỹ thuật thế giới, Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, Mỹ thuật học, Mỹ học tạo hình, Nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam Nhưng với các môn chuyên ngành sâu như Hình họa, Trang trí, ký họa thực tế, chuyên khoa chất liệu Sơn mài, Sơn dầu, Lụa, Đồ họa, Tượng tròn, Phù điêu, Thiết kế Đồ hoạ, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Nội thất thì không phải dễ dàng chuyển đổi như các môn xã hội hay tự nhiên khác. Việc chỉ áp dụng chuyển đổi phiên ngang có vẻ cơ học cứ 15 tiết hoặc 30 tiết là 01 tín chỉ thì rất thiếu tính khoa học đối với đào tạo Mỹ thuật. Để thực hiện đào tạo tín chỉ trong khối trường nghệ thuật, dù muốn hay không thì những bước đi trên tiến trình đào tạo theo HCTC của các trường nghệ thuật khác nhau cũng là cơ sở, là yếu tố tham khảo của các trường, đặc biệt là khi có những triển khai sâu rộng hơn về đào tạo theo HCTC và đến lúc cần bàn về những vấn đề cụ thể 1 NCS – Trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế 108
  2. sống còn của đào tạo mỹ thuật bằng những quy chế đào tạo mới, vì nó buộc phải từ bỏ truyền thống đào tạo theo niên chế quá quen thuộc lâu nay. Từ cái nhìn chung nhất về tiến trình đào tạo theo HCTC, chúng tôi thấy những vấn đề nổi cộm: 1. Trong đào tạo theo HCTC, người học có quyền lựa chọn nhiều nội dung và đối tượng học khác nhau. Tuy nhiên đối với nghệ thuật, nếu quá thả lỏng quyền này thì rất dễ dẫn đến tình trạng người học sẽ tập trung vào một số học phần, lựa chọn được học với một số giảng viên giỏi, có uy tín chuyên môn, làm mất cân đối sự hài hòa chung trong điều phối quản lý đào tạo. Quy chế đào tạo theo HCTC cho phép, nhưng với ngành Mỹ thuật là khó bởi vì giảng viên nghệ thuật giỏi là rất ít và hiếm chứ không nhiều như các ngành khác. Đã xảy ra hiện tượng sinh viên khi được tự do đăng ký giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp chuyên môn và luận văn - tiểu luận đã tập trung vào một số ít giảng viên – nghệ sĩ có uy tín. Dù ậv y, đây là một điều rất lý thú, phản ánh người học nghĩ gì? cần gì? Họ chỉ tin tưởng vào những giảng viên nói đi đôi với làm. Những người giảng viên dạy tốt và vẽ tốt, có cá tính sáng tạo và tâm huyết với nghề. Thực tế cho thấy sinh viên Mỹ thuật không dễ bị áp đặt kiến thức trong học chuyên ngành. Một giảng viên vẽ yếu hoặc không sáng tác thì không làm sao thuyết phục sinh viên là phải vẽ như thế nào cho tốt. Đã có hiện tượng sinh viên bỏ hoặc học cầm chừng với giảng viên được phần công đứng lớp để qua lớp khác học thầy có tài và uy tín hơn. Điều này dẫn đến việc giảng viên Mỹ thuật cũng phải tự nhìn lại chính mình, tiến trình đào tạo theo HCTC sẽ làm bật tung những thói quen xấu được bỏ qua lâu nay như dạy không đúng giờ, đi muộn về sớm, lười NCKH, giảng dạy không có giáo án, tuỳ hứng truyền khẩu và buộc giáo viên cần phải nghiên cứu, sáng tác, bộc lộ năng lực thẩm mỹ, khả năng sáng tạo của mình, có như vậy mới tự tin để dạy và lôi cuốn được sinh viên học. 2. Việc đánh giá kết quả môn học, đánh giá thường xuyên theo quy chế đào tạo tín chỉ (QC 43) là phù hợp với số đông của giáo dục đại học, tuy nhiên với đào tạo Mỹ thuật việc đánh giá quá trình cũng khó thực hiện một cách mỹ mãn do tính chất rất riêng của việc học đặc thù quy định. Tư chất bài học chuyên ngành Mỹ thuật là rất khác với các ngành khác, vì vậy thuộc tính đánh giá cũng cần phải được xây dựng và quy định cụ thể. Ví dụ bài Hình họa bán thân nam bằng chất liệu chì của năm 1, Sư phạm Mỹ thuật kéo dài 20- 30 tiết, nếu bài này là một điểm đánh giá thì thời gian của nó là quá dài cho sự đánh giá chính xác. 3. Từ trước đến nay, việc chấm thi tốt nghiệp của các trường đại học mỹ thuật là chấm theo Hội đồng trường hoặc Hội đồng ủy nhiệm tại các khoa, Hội đồng có lúc 109
  3. đến 15 người (trong khi các ngành khác Hội đồng chỉ từ 3-7 người). Nay theo QC 43, việc chấm thi cần 02-03 GV đảm nhiệm là đủ và không bảo vệ trước Hội đồng. Điều này tuy đổi mới và táo bạo nhưng với đào tạo Mỹ thuật thì cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên trách nhiệm và sự công bằng, nhân tâm của giảng viên chấm thi là rất quan trọng, cần phải lựa chọn giáo viên chấm thi thật tốt. QC 43 quy định rõ chấm theo thang điểm chữ A-B-C-F, điều này rất phù hợp với tác nghiệp truyền thống trong chấm thi tốt nghiệp của nghệ thuật, khác chăng là phiên ra bậc + và - trong mỗi thang điểm phân loại bài học và không có phân loại điểm chữ bậc F. Ví dụ có bài đạt A, A+, A-, B, B+, B-, C và D. 4. Trong xu hướng liên thông, module hóa các khối lượng học, tạo được nhiều cơ hội cho sinh viên lựa chọn thời gian, môn học thì với đào tạo mỹ thuật sự liên thông này chỉ mang tính tương đối và giới hạn trong các Khoa có giảng dạy những môn học giống nhau như hình họa, trang trí, ký họa và một số chất liệu chuyên khoa sơn dầu, sơn mài Điều này thật khác với các trường khác khi sinh viên trường này có thể đến trường khác để học những học phần mà họ lựa chọn. Sinh viên có quyền đăng ký, lựa chọn các học phần phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo và thuận tiện cho việc học tập của họ. Nhưng đối với ngành đào tạo mỹ thuật thì điều này dường như không thể, do tính đặc thù của các môn học chuyên ngành. Chẳng hạn, học phần vẽ mẫu đôi và chất liệu sơn dầu của năm 3 (khoa Hội họa), học phần này cần hai người mẫu khỏa thân ngồi trên bục kéo dài gần một tháng với chi phí cho người mẫu khá cao, không gian quy định lớp vẽ dưới 25 sinh viên. Điều kiện tối thiểu một giảng viên hướng dẫn cùng một trợ giảng do vậy không thể tổ chức những lớp học đông đến 40 - 50 sinh viên (theo quy định đào tạo tín chỉ). Đối với các ngành khác cũng không thể phụ thuộc hoàn toàn vào việc đăng ký của người học, nếu lớp chỉ 3 - 4 người thì chi phí đào tạo tính cho mỗi sinh viên quá lớn. Mặt khác, sinh viên có quyền chọn những bài học phù hợp với thời gian hoạt động học tập của riêng họ, độ khó của từng bài học và tín nhiệm của họ đối với giảng viên mà họ lựa chọn. Nếu tập hợp được tất cả các điều kiện của lớp này với 20 – 25 sinh viên trong không gian xưởng thực hành khoảng 80m2 trong việc định vị ánh sáng một chiều thích hợp với hình họa và phải đúng với chất lượng đào tạo mà họ đã đăng ký là điều quá khó đối với các trường đào tạo mỹ thuật hiện nay. Đó là chưa nói đến hàng loạt các mối liên hệ khác nhau trong tương tác với học phần này phải thống nhất như điều kiện thời tiết. Sức khỏe và sự ổn định tâm lý của người mẫu, thái độ học tập của sinh viên, sự khơi dậy cảm hứng sáng tạo cho sinh viên Ví dụ như ở trường ĐHNT Huế chúng tôi vào mùa đông rất lạnh, mẫu khỏa 110
  4. thân cần các điều kiện như: có lò sưởi để đảm bảo sức khỏe, độ tuổi và giới tính người mẫu phù hợp với yêu cầu của bài học, và không ít người mẫu đã phải bỏ nghề vì những điều kiện khác tác động. Các điều kiện về học phần sinh viên chuẩn bị, các tài liệu trực quan để sinh viên tham khảo trước, trong và sau khi thực hành, các tài liệu nước ngoài, các bài mẫu tốt của các năm trước lưu lại và bên cạnh đó một loạt vấn đề tâm lý trong nghiên cứu sáng tác khác, đều là những vấn đề cần quan tâm. Việc theo học học chế tín chỉ ngành mỹ thuật cũng cần phải nói thêm rằng đối với các ngành khoa học xã hội nhân văn có thể học trước hoặc sau khoảng thời gian cho phép, chẳng hạn như ở khoa Văn ở Đại học Sư phạm, trong học phần Lịch Văn học Việt Nam thế kỷ XX, trong phần Thơ mới có thể học về Xuân Diệu trước Vũ Hoàng Chương, Huy Cận trước Thế Lữ vẫn không ảnh hưởng nhiều đến sự đánh giá chung. Nhưng ở Đại học Mỹ thuật, trong chương trình Hình họa, ví dụ bài mẫu đôi thì điều kiện tiên quyết là phải được học mẫu đơn toàn thân trước, rồi đến chất liệu than, sau đó mới đến sơn dầu trước khi vào học học phần mẫu đôi với thời lượng khoảng từ 120 – 150 tiết. Trong rất nhiều học phần khác như ký họa ngoài trời, như học phần thực tế lại phải có những quy định rất riêng để đảm bảo quá trình đào tạo và gần như hướng dẫn một thầy một trò, nên việc thực hiện đào tạo tín chỉ cho những học phần tương tự như vậy gặp rất nhiều khó khăn. Điều này liên quan đến nhiều năm học và học phần khác trên cùng một bình diện học tập và giáo viên hướng dẫn. Do vậy cần quan tâm đến việc xây dựng các tín chỉ cho các môn chuyên ngành chung của các Khoa sao cho người học có thể tìm thấy được những lợi ích thật sự khi chọn đúng học phần phù hợp nhất với điều kiện học của mình. 5. Đào tạo tín chỉ nói chung là tạo cho người học tính chủ động tự học cao, điều này cũng rất phù hợp với đào tạo theo HCTC của ngành Mỹ thuật. Các môn chuyên ngành mỹ thuật có phần thực hành rất lớn, trong đó có nhiều môn học, bài học chỉ có thể thực hiện phần thực hành tại lớp học như môn hình họa, bài hình họa chì, than, bột màu, sơn dầu nhưng cũng có nhiều bài học nếu xây dựng một cách khoa học giữa học ở trường và tự học thì sẽ là những học phần có tính linh hoạt cao như trang trí (trang trí khăn quàng, thiết kế tem thư), phân tích tranh (Sư phạm Mỹ thuật). Những học phần này sinh viên học phương pháp, cách thức phân tích ở lớp, còn đánh giá, tìm hiểu thêm về tác phẩm ở các góc độ tác giả, lịch sử tác phẩm, phong cách thời đại thì có thể tự học và truy cập tài liệu từ Internet. 111
  5. 3. Một số đề xuất, kiến nghị Trong lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện đào tạo theo tín chỉ, đối với các trường nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói tiêng có rất nhiều vấn đề cần khắc phục, điều chỉnh và tạo sự thống nhất chúng mới có thể tham gia vào lộ trình đào tạo theo HCTC, vì một trong những điều cơ bản của đào tạo theo HCTC là phải tạo điều kiện học tập tốt nhất cho người học. Từ những điều như đã trình bày ở trên, chúng tôi có một số kiến nghị như sau: - Cần có một sự thống nhất trong quan điểm tổ chức đào tạo theo HCTC khối ngành các trường mỹ thuật nói chung và từng trường mỹ thuật nói riêng để việc xác định tiến độ, kỹ năng tổ chức triển khai chặt chẽ khoa học, phân chia nhiều giai đoạn một cách hợp lý cho việc thực hiện đào tạo theo HCTC. - Cần tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành và từ đó lấy ý kiến về việc thực hiện quy trình và tiến độ đào tạo mỹ thuật, qua đó thấy được những khó khăn thuận lợi và tính khả thi nhất định trong quá trình thực hiện đào tạo tín chỉ mỹ thuật. Nếu không lường trước được những khó khăn và những khả năng có thể thực hiện đào tạo được thì không nên vội vàng thực hiện ồ ạt việc đào tạo theo tín chỉ cho các học phần chuyên ngành mỹ thuật, bởi vì nếu không cẩn thận trong tác nghiệp này thì việc thực hiện tín chỉ cho khối ngành mỹ thuật sẽ rất dễ có nhiều lỗi và có thể bị “sa lầy” mà khó lòng cứu vãn nổi. Không nên thực hiện lộ trình học tín chỉ cho khối các ngành mỹ thuật một cách đồng loạt và gượng ép mà phải có một thời kỳ quá độ điều chỉnh dần, thay đổi chuyển đổi trong từng giai đoạn để tiến tới mở rộng hơn các học phần tín chỉ cho chuyên ngành mỹ thuật đến khi hoàn thiện quy định này. - Cần phải xây dựng một đội ngũ cố vấn nghệ thuật có tâm huyết, là những nhà giáo có uy tín, tận tâm, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo nghệ thuật. Đối với sinh viên các ngành mỹ thuật nói chung thì tài năng đức độ và uy tín của người thầy là vô cùng quan trọng, để sinh viên học tập và noi theo, và từ đó thẩm thấu tốt những bài học, bài giảng nghệ thuật mà người thầy mang lại cho họ. - Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ VHTTDL cũng cần xem xét điều chỉnh lại một số phần của nội dung, chương trình đào tạo khối ngành mỹ thuật để phù hợp hơn với việc đào tạo theo HCTC. Nếu làm được điều này chúng ta sẽ giải quyết được một việc quan trọng là giúp người học nhìn thấy được khối lượng, dung lượng tri thức mỹ thuật mà việc học tập theo tín chỉ là cần phải có, qua đó giúp cho họ đạt được những kiến thức chuyên môn để nhận bằng tốt nghiệp đại học. 112
  6. - Tăng cường cơ sở vật chất phòng học, không gian phù hợp, cải tạo môi trường hoạt động trong các phòng học theo nguyên tắc xanh – sạch – đẹp, tiện nghi để tạo cảm hứng cho dạy và học, và đảm bảo những yêu cầu cơ bản nhất trong thực hiện đào tạo theo HCTC mỹ thuật. 4. Thay lời kết Chúng tôi thiết nghĩ không chỉ có khối các trường Đại học Nghệ thuật đòi hỏi phải vận dụng mềm dẻo hơn Quy chế đào tạo theo HCTC mà cả các Đại học cũng cần luôn sáng tạo trong tiến trình thực hiện đào tạo theo HCTC, cần vận dụng linh hoạt trong từng ngành đào tạo cụ thể, không nên áp dụng cứng nhắc, rập khuôn và bám sát đến máy móc các Quy chế của Bộ. Mặt khác, Bộ cũng nắm bắt thực tiễn để sớm nhìn ra những bất cập, nhìn thấy những yêu cầu không thể khác của các trường để kịp thời điều chỉnh chính sách và hoàn thiện Quy chế. 113