Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2018

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 18610
Bạn đang xem tài liệu "Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfday_manh_xuat_khau_hang_hoa_cua_viet_nam_trong_nam_2018.pdf

Nội dung text: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2018

  1. ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2018 TS. Ngô Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Việt Nam đã và đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm qua với việc đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA. Tiến trình hội nhập đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp đối với hoạt động xuất khẩu cả về kim ngạch, thị trường và mặt hàng. Tuy nhiên trong quá trình thực thi vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại đối với hoạt động xuất khẩu, cũng như nhiều FTA không mang lại hiệu quả mong muốn. Bài viết tập trung đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua, đưa ra các khuyến nghị đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới trong bối cảnh mới. Từ khóa: Xuất khẩu, FTA, Hiệp định thương mại 1. Giới thiệu Việt Nam đã và đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế theo chủ trương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn hội nhập toàn diện lấy hội nhập kinh tế là trọng tâm biểu hiện ở việc là thành viên sáng lập của Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào ngày 31 tháng 12 năm 2015; Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại của WTO vào ngày 29 tháng 11 năm 2015; Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò chủ nhà APEC năm 2017. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hội nhập ngoài nước bằng việc đàm phán và tham gia các chương trình hợp tác kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đẩy mạnh hơn nữa hội nhập trong nước thông qua việc thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA bao gồm: 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 05 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand); 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á- Âu); FTA với Liên minh châu Âu. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã và sẽ thiết lập quan hệ FTA với hầu hết các đối tác thương mại chủ chốt của mình. 91
  2. Việc đẩy mạnh hội nhập và thực thi các FTA góp phần vào tốc độ tăng trưởng đều đặn hàng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống mà Việt Nam đã có quan hệ thương mại và thực thi các FTA tại châu Á, châu Mỹ và châu Âu. Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo một số mặt hàng chính giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: Triệu USD Ƣớc Tỷ lệ so sánh Mặt hàng chủ yếu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2016/2015 (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu 150,217 162,112 176,6 9 1. Nhóm nông, thủy sản 22,145 20,617 22 7 2. Nhóm nhiên liệu và 9,040 4,917 khoáng sản 3.Nhóm công nghiệp chế biến 110,374 127,816 141,8 11 Hàng dệt, may 20,911 22,815 23,8 Giầy, dép các loại 10,326 12,011 13 Nguyên phụ liệu dệt, may, 1,110 1,434 3 da, giày Máy vi tính, sản phẩm 11,434 15,610 19 điện tử và linh kiện Điện thoại các loại và linh kiện 23,598 30,176 34,3 . . 4. Hàng hóa khác 8,659 8,762 9,1 3,4 Nguồn: Bộ Công Thương và tính toán của tác giả (2017) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đều đặn hàng năm, thị trường được mở rộng, các mặt hàng xuất khẩu có chuyển biến tích cực, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo có tốc độ tăng trưởng cao. 92
  3. Biểu đồ 1. Xuất khẩu hàng hoá theo thị trƣờng giai đoạn 2011-2016 (Đơn vị: Triệu USD) Nguồn: Bộ Công Thương 2017 và tính toán của tác giả Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 193,75 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 53,1 tỷ USD, tăng 16,8%; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 140,66 tỷ USD (tính cả dầu thô), tăng 22,8% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng đầu năm 2017, xuất siêu ước đạt 2,76 tỷ USD. Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo từng nhóm hàng 11 tháng đầu năm 2017 Ước xuất khẩu 11 Tăng/giảm so Tỷ trọng trong Nhóm hàng tháng đầu năm với cùng kỳ tổng kim ngạch 2017 (Tỷ USD) năm 2016 (%) xuất khẩu (%) Nông sản, thủy sản 23,5 + 16,9% 12,1% Nhiên liệu, khoáng sản 3,9 + 26,4% 2,0% Công nghiệp chế biến 157,3 + 22,4% 81,2% Hàng hóa khác 9,0 + 8,2% 4,6% Nguồn: Bộ Công Thương 2017 93
  4. Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở tất cả các nhóm hàng. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao như rau quả, cao su, gạo, sắt thép, hóa chất, điện thoại, máy vi tính và linh kiện điện tử, máy móc thiết bị. Tính đến hết tháng 11 năm 2017 có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong đó 19 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD trong năm 2016, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nổi bật như: thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5% Thị trường châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD; tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%; Thị trường châu Âu với kim ngạch gần 37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Trong đó, thị trường EU (28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%. Bảng 3. Xuất khẩu hàng hóa theo một số thị trƣờng giai đoạn 2011- 2016 Đơn vị tính: Triệu USD Tốc độ Ƣớc Năm Năm Năm Năm Năm Năm tăng trưởng TT năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 bình quân 2016 (%) 2011-2015 I Châu Á 34,501 49,304 60,093 67,736 74,340 80,285 85,28 18.4 II Châu Âu 15,057 19,301 22,666 27,052 30,716 34,377 37,84 18.0 III Châu Mỹ 16,671 19,703 22,799 28,069 30,270 34,474 47,38 15.6 IV Châu Phi 1,144 2,670 1,563 2,000 2,205 2,474 2,74 16.7 Châu V 2,827 2,753 3,425 3,909 4,270 4,660 3,39 10.5 Đại Dương Nguồn: Bộ Công Thương 2017 và tính toán của tác giả 94
  5. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tập trung vào việc thực thi tốt, tìm các biện pháp để tận dụng tối đa cơ hội và giảm thiểu thách thức từ các FTA đã ký kết. Hiện tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng ưu đãi đang tăng dần lên như tại FTA Việt Nam - Hàn Quốc là trên 80% và FTA Việt Nam - Chile là trên 60% Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP ảnh hưởng không ít tới Việt Nam, quốc gia được đánh giá sẽ được hưởng lợi nhiều nếu Hiệp định TPP (với sự tham gia của Mỹ) được thực thi, hơn nữa việc thực thi một số FTA khác cũng không mang lại hiệu quả như kỳ vọng của Việt Nam. 2. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua - Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ; hàng hóa thô và sơ chế, bao gồm cả dầu thô, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu của các mặt hàng dựa vào tài nguyên chiếm dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, và tỷ lệ này gần như không thay đổi. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp. Hàng hóa xuất khẩu ngoài khoáng sản, nhiên liệu thô thì còn có hàng hóa nông nghiệp với 90% là sản phẩm thô và sơ chế. Hàng công nghiệp chế biến chủ yếu là gia công, lắp ráp dựa trên việc nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, chi tiết máy, bán thành phẩm, điều đó phản ánh một nền kinh tế trình độ thấp, chủ yếu khai thác tài nguyên và lao động rẻ. - Số lượng thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam được mở rộng, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lớn chỉ tập trung vào một vài thị trường quen thuộc. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực bị phụ thuộc vào một vài thị trường trọng điểm nên dễ gặp rủi ro lớn khi các thị trường này có biến động. Cao su và rau quả phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, thủy sản phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản, gạo phụ thuộc thị trường Đông Nam Á, dệt may chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ, da giày phụ thuộc chủ yếu vào thị trường EU. Xuất khẩu cà phê nhân phụ thuộc vào một số tập đoàn đa quốc gia có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nhưng chưa đủ năng lực về nhiều mặt để thâm nhập sâu rộng vào các thị trường thế giới. - Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu mới chỉ chú trọng đến bề rộng, chưa chú trọng đến nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm, những ngành 95
  6. mang lại giá trị gia tăng lớn; Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu và chuyển dịch lên trên chuỗi giá trị toàn cầu, chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quyền sở hữu trí tuệ. - Còn nhiều lúng túng và bị động trong ứng phó với các rào cản thương mại mới của nước ngoài (tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, dư lượng kháng sinh, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá). - Kim ngạch xuất khẩu phần lớn là các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Năm 2016, riêng Samsung Việt Nam chiếm khoảng 22% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, điều đó thể hiện sự yếu kém của các doanh nghiệp nội địa, và tuy tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu nhưng thiếu bền vững trong hoạt động xuất khẩu, dễ bị tác động, và thất thu cho ngân sách nhà nước. 3. Bối cảnh mới ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu Việt Nam thời gian tới Thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với những FTA thế hệ mới đã có những tác động sâu rộng đến kinh tế liên quan đến dịch vụ, vấn đề lao động việc làm, di chuyển lao động, thị trường lao động và sẽ tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian tới. Thứ hai, bối cảnh kinh tế - chính trị trên thế giới có nhiều bất lợi: kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp; Xu hướng bảo hộ có dấu hiệu quay trở lại: Việc Vương quốc Anh và Bắc Ireland bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu; Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng với Nhật Bản tham gia TPP. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế, như là: (1) Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản. Tăng trưởng của ta thời gian qua phần nhiều dựa vào các yếu tố như tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng kể của việc gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức, công nghệ. Điều đó dẫn đến Việt Nam gặp nhiều thua thiệt khi thực hiện các FTA và các khu vực thương mại tự do, ví dụ như việc thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN: kể từ khi AEC được chính thức thành lập tới nay, thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN không có tiến triển rõ rệt, thậm chí còn bị chững lại. Điều này một mặt là do AEC là một tiến trình hội nhập của ASEAN, việc thực thi các 96
  7. cam kết về kinh tế, thương mại và đầu tư đã được Việt Nam và các nước thành viên triển khai từ trước khi AEC được hình thành; (2) Cơ cấu mặt hàng của Việt Nam và các nước thành viên có tính cạnh tranh với nhau nhiều hơn là mang tính bổ trợ, vì vậy, không chỉ Việt Nam mà các nước thành viên đều có xu hướng hướng tới các thị trường ngoài khối; (3) Doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thực sự tận dụng được hết các ưu đãi (thông qua sử dụng các giấy chứng nhận xuất xứ trong ASEAN) và cũng chưa vượt qua được các rào cản thương mại từ các nước ASEAN. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục phát huy vị thế thành viên và vị trí cửa ngõ vào thị trường và khu vực sản xuất ASEAN, tận dụng tốt các cam kết của các FTA đã ký, đồng thời tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại được WTO cho phép để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ hàng hóa của ASEAN. Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường châu Á và ASEAN giai đoạn 2014-2015 Đơn vị: USD Năm 2015 tăng/giảm so với Thị trƣờng Năm 2014 Năm 2015 năm 2014 (%) ASEAN 19,181,603,047 18,303,159,765 -4,6 Tỷ trọng (%) 12.8% 11.3% Malaysia 3.928.389.684 3.583.938.262 -8,8 Singapore 2.944.011.375 3,.284.259.853 11,6 Thái Lan 3.475.498.847 3.176.487.823 -8,6 Indonesia 2.891.202.873 2.852.247.029 -1,3 Campuchia 2.687.909.226 2.416.175.818 -10,1 Philippines 2.311.051.168 2.020.112.876 -12,6 Lào 485.098.592 534.704.552 10,2 Myanmar 345.461.337 378.555.270 9,6 Đông Ti-mo 63.338.436 31.084.087 -50,9 Brunei 49,641,509 25,594,195 -48.4 CHÂU Á (ngoài 53,802,524,149 60,027,026,340 11.6 ASEAN) Nguồn: Bộ Công Thương và tính toán của tác giả, 2017 97
  8. Thứ tư, việc tập trung các nỗ lực hội nhập kinh tế vào khu vực Đông Á thời gian qua làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào các nền kinh tế lớn trong khu vực về các nguồn nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị và công nghệ, về đầu tư, công nghệ và tài chính. Nhập siêu của Việt Nam tăng cao từ một số đối tác trong khu vực Đông Á, xu thế này không nhất quán với định hướng giảm tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường châu Á và gia tăng tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Bắc Mỹ, EU để tăng nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến. Các Hiệp định FTA với khu vực Bắc Mỹ và EU, những thị trường lớn cho hàng xuất khẩu của ta đồng thời là những thị trường “nguồn” của công nghệ cao, thiết bị hiện đại, có tác động lớn đến đổi mới kỹ thuật trong nước là rất cần thiết. Thứ năm, nhận thức và thực thi bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn thấp: Trong giai đoạn vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xử lý hơn 5.000 biện pháp kỹ thuật của các nước thành viên WTO. Một số biện pháp đã được xem xét lựa chọn để thực hiện cảnh báo tới các cơ quan và doanh nghiệp liên quan như: quy định về bao gói thuốc lá trơn của Úc, quy định về ghi nhãn giày dép trẻ em của Trung Quốc, quy định của quản lý hóa chất REACH của châu Âu. Thứ sáu, các đối tác thương mại ngày càng sử dụng các rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá của Việt Nam trong khi đó các công cụ của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam như: hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo các Hiệp định TBT (Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại), SPS (Các biện pháp vệ sinh động - thực vật) của WTO chưa được hoàn thiện, việc tận dụng các biện pháp phòng vệ thương mại chưa thực sự hiệu quả, đây là cơ sở pháp lý giúp Việt Nam bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng phù hợp với các quy định của WTO. Tính đến hết năm 2016, Việt Nam đã tham gia vào 27 vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại, trong đó có 03 vụ việc với tư cách Nguyên đơn (DS404, DS429 - khiếu kiện Hoa Kỳ liên quan đến biện pháp chống bán phá giá với tôm và DS496 - khiếu kiện Indonesia liên quan đến biện pháp tự vệ với tôn lạnh); và 15 vụ việc với tư cách Bên thứ ba (Theo Bộ Công Thương, 2017). Thứ bảy, thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Các ngành kinh tế, các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều, chưa có khả năng đi đầu, kéo các ngành, các doanh nghiệp khác cùng phát triển. 98
  9. Một số sản phẩm đã bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm, cơ cấu hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, tập trung vào các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, điện thoại. 4. Một số khuyến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam thời gian tới Thứ nhất, gắn việc thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình cải cách, hoàn thiện thể chế luật pháp, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các chính sách, cơ chế phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Thứ hai, Chính phủ cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về tình hình hội nhập, về các FTA; và có những hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp nắm bắt, hiểu biết và có thể tận dụng tối đa các cơ hội xuất khẩu, mở rộng thị trường mới như thị trường một số nước Trung Đông, châu Phi vốn là thị trường mà Việt Nam còn để ngỏ; nghiên cứu khả năng đàm phán các FTA hoặc hiệp định song phương mới với các đối tác mới (như khu vực châu Phi, Trung Đông ). Thứ tư, đánh giá các FTA thế hệ mới, tăng cường đàm phán các FTA với các quốc gia có hàng hóa bổ sung với Việt Nam, ví dụ như các FTA hiện tại chỉ có Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á-Âu có cơ cấu xuất nhập khẩu mang tính bổ sung tương đối cao, Chi-lê ở mức vừa phải. 11 đối tác còn lại (9 nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ) có tính bổ sung thấp, nếu như không nói là cạnh tranh với Việt Nam. Thứ năm, Chính phủ cần định hướng, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ cũng như các chế tài xử phạt nhằm giúp các doanh nghiệp nội địa thực thi các tiêu chuẩn khắt khe về lao động, công đoàn, lao động trẻ em, thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã đàm phán với Mỹ và các thành viên TPP để các doanh nghiệp nội địa có thời gian chuẩn bị, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt và khắt khe của các đối tác thương mại. Thứ sáu, thành công trong xuất khẩu hay không cuối cùng cũng phụ thuộc vào năng lực nội tại của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu, lựa chọn được đúng mặt hàng mà các doanh nghiệp trong nước có lợi thế, và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao cũng như phải có được sự hỗ trợ tối đa của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. 99
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2017), Báo cáo xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2017, Hà Nội. 2. Các website: www.moit.gov.vn, www.tapchicongthuong.vn 100