Sự tác động của FTAS “thế hệ mới" đến ngành bán lẻ Việt Nam cơ hội và thách thức

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 1910
Bạn đang xem tài liệu "Sự tác động của FTAS “thế hệ mới" đến ngành bán lẻ Việt Nam cơ hội và thách thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_tac_dong_cua_ftas_the_he_moi_den_nganh_ban_le_viet_nam_co.pdf

Nội dung text: Sự tác động của FTAS “thế hệ mới" đến ngành bán lẻ Việt Nam cơ hội và thách thức

  1. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA FTAs “THẾ HỆ MỚI" ĐẾN NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC IMPACTS OF THE “NEW GENERATION” FTAS ON VIETNAM’S RETAIL INDUSTRY - OPPORTUNITIES AND CHALLENGES ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết tập trung nhận diện đúng khuynh hướng vận động thị trường bán lẻ Việt Nam, để thương hiệu Việt tránh bị lép vế ngay trên sân nhà. Nhận định các thách thức và cơ hội khi Việt Nam ky các cam kết liên minh FTAs “thế hệ mới” là một nhiệm vụ quan trọng của của các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết cũng tập trung đưa ra một số giải pháp nhằm biến thách thức thành cơ hội cho các nhà quản lý và giới doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: thị trường bán lẻ, thương hiệu, quản lý, doanh nghiệp Abstract This article focuses properly on identifying movement tendency of Vietnam’s retail market in order to avoid Vietnamese brands being underdogs at home. Identifying the challenges and opportunities when Vietnam signed “new generation” FTAs alliance commitments is an important task of Vietnam’s administrators and businesses. The article also focuses on proposing some solutions aiming to turn challenges into opportunities for Vietnamese administrators and businesses. Keywords: retail, brand, management, business 1. Giới thiệu các FTAS thế hệ mới 1.1.FTA là gì? Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu (và các hàng rào phi thuế quan khác), đồng thời thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA “truyền thống” là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA), 1.2. FTA “thế hệ mới” Thuật ngữ “thế hệ mới” hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP);các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA); Các FTA nói trên được coi là “mới”vì 3 lý do sau đây: 821
  2. - Một số FTA “thế hệ mới” nêu trên bao gồm cả các nội dung vốn được coi là “phi thương mại” như: lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững và quản trị tốt, Vấn đề tiêu chuẩn lao động và vấn đề môi trường đã từng được đưa ra khỏi chương trình nghị sự thương mại toàn cầu kể từ Hội nghị Seattle của WTO năm 1999, bởi các nước đang phát triển lúc đó tỏ ra nghi ngại rằng liệu đây có phải là những“hàng rào bảo hộ mới”? Thực tế cho thấy: trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế, nên trước hết họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Đây là cách tiếp cận của các FTA “thế hệ mới” và đang trở thành một xu thế trong những năm gần đây trên thế giới. Nếu như vào thời điểm thành lập WTO năm 1995, chỉ có 4 FTA có nội dung về lao động, thì đến tháng 01/2015, đã có 72 FTA có nội dung về lao động Việc đưa nội dung về lao động vào các FTA còn nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Nếu một nước duy trì tiêu chuẩn lao động thấp, tiền lương và các điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng, thì được cho là sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với nước thực hiện những tiêu chuẩn lao động cao, dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng dựa trên “quyền lao động rẻ”. Hiện nay, tiến trình toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trường lao động trên toàn thế giới và biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, buộc cả các nước phát triển và các nước đang phát triển phải cùng nhau nỗ lực thực hiện những “chuẩn mực thương mại mới” trong các FTA “thế hệ mới”. Các FTA “thế hệ mới ” không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động và môi trường, mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), và các tiêu chuẩn môi trường và phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN). Nếu so với các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ mới” bao gồm các nội dung mới hơn như: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp lý để nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình, Các nội dung đã có trong các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, nay được xử lý sâu sắc hơn trong các FTA “thế hệ mới”, như: thương mại hàng hóa, bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (với “TRIPS cộng” và “TRIPS siêu cộng”), tự vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS), Như vậy, nếu so sánh với các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ mới” chính là các hiệp định “WTO cộng”, với những nội dung trước đây từng bị từ chối, thì nay lại cần thiết phải chấp nhận, bởi bối cảnh thương mại quốc tế đã thay đổi. 2. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay và sự tác động của các FTAS “thế hệ mới” tới ngành bán lẻ Việt Nam 2.1. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay. Dù rời khoỉ top 30 nước dẫn đầu thế giới về độ hấp dẫn kinh doanh bán lẻ cũng như bị ảnh hưởng mạnh về sức mua do nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng nhiều nhà bán lẻ, giới phân tích đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đầy tiềm năng để cho 822
  3. nhà đầu tư nước ngoài đến khai thác. Bởi vì dù nêǹ kinh tế gặp khó khăn kéo dài trong hai năm nay nhưng thị trường bán lẻ vẫn tăng trưởng tốt. Việt Nam hiện nằm trong top 5 thị trường bán lẻ phát triển nhất châu Á. Sau hơn 5 năm gia nhập WTO và tiến tới hội nhập sâu với khu vực ASEAN và thế giới với hàng loạt hiệp định Thương mại tự do vừa ký kết cho thấy, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang từng bước chuyển mình, thích ứng với bối cảnh mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại. Nhiều dự báo cho rằng, đến năm 2020, tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần, với cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ người dân đến các trung tâm thương mại ngày càng nhiều, sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp bán lẻ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Mại nhận định, hiện tại thị trường trong nước có 90 triệu dân, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 100 triệu dân, với khoảng 15- 20% là trung lưu (thu nhập bình quân khoảng 10.000 USD/người). Rõ ràng, sẽ có một thị trường trong nước rất lớn và hấp dẫn, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn doanh nghiệp nước ngoài. Với lợi thế người trẻ chiếm tỉ lệ cao là điều kiện thuận lợi để ngành bán lẻ phát triển, bởi khả năng thay đổi thói quen tiêu dùng dễ hình thành ở bộ phận chiếm số đông này. Kéo theo việc thay đổi thói quen tiêu dùng, người trẻ cũng sẽ có thời gian gắn bó với thương hiệu mới lâu hơn, do đó, các chuỗi cửa hàng bán lẻ sẽ nhắm vào đối tượng khách hàng này đầu tiên. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng, ngành bán lẻ tại Việt Nam còn phát triển manh mún ở quy mô nhỏ lẻ, người tiêu dùng còn chưa quen với việc mua sắm trong các chuỗi bán lẻ có thương hiệu, tuy nhiên, với các thương hiệu quốc tế, đó là tín hiệu của tiềm năng phát triển thị trường trong tương lai và là một xu hướng có thể đoán trước được. Tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt còn thể hiện ở việc chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh bán lẻ. Đương nhiên, các doanh nghiệp Việt chưa thể là đối thủ của các đại gia bán lẻ nước ngoài, còn các ông lớn có nhãn hiệu toàn cầu đáng kể nhất tại Việt Nam mới chỉ tồn tại Metro và BigC. Thực sự đây sẽ là một mảnh đất nhiều tiềm năng và sức cạnh tranh chưa cao. Trong khoảng 2011-2016, tổng doanh thu bán lẻ và tiêu dùng cả nước luôn tăng trưởng dương. Năm 2016, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 2.670.500 tỉ đồng (tương đương khoảng 118 tỉ đô la Mỹ), tăng 10,2% so với năm trước( theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Bảng 1: Diễn biến doanh thu bán lẻ hàng hóa Việt Nam Doanh thu bán lẻ hàng Tỷ trọng trong tổng bán lẻ Mức độ tăng trưởng so Năm hóa (tỷ đồng) tiêu dùng (%) với năm liền trước (%) 2011 1.578.179 78,7 24,1 2012 1.789.600 77,1 15,2 2013 2.009.179 76,7 12,2 2014 2.216.211 75,2 11,3 2015 2.469.789 76,2 10,6 2016 2.670.500 75,9 10,2 (Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo kinh tế-xã hội của Chính phủ năm 2011-2016) 823
  4. Có thể thấy giai đoạn 2011-2016 có sự giảm tốc về phát triển kinh tế nói chung và các ngành kinh doanh khác nói riêng, dẫn tới nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng không nhỏ, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng. Mặc dù so với chính mình, thị trường bán lẻ Việt Nam ghi nhận sự giảm tốc dần qua các năm nhưng mức tăng luôn cao gấp 2-3 lần so với mức tăng GDP cả nước, và tất nhiên cao hơn nhiều so với ngành khác. Tỷ trọng bán lẻ hàng hóa trong tổng doanh nghiếp bán lẻ và tiêu dùng chỉ giảm rất nhẹ trong giai đoạn này và vẫn luôn ở mức trên 75%. Kết quả doanh thu và mức tăng trưởng này được giới phân tích nhận định là khá cao so với nhiều thị trường khác trong khu vực. Gần đây, xuất hiện xu thế các nhà bán lẻ nước ngoài khi rút lui, nhường hệ thống của mình cho nhà bán lẻ nước ngoài khác, họ càng cạnh tranh quyết liệt hơn để thâu tóm thị trường. Đơn cử, Aeon ngoài ba trung tâm mua sắm lớn tự đầu tư còn mua thêm 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart. Đây là hai chuỗi siêu thị khá lớn tại Việt Nam (Fivimart có 20 siêu thị ở Hà Nội, Citimart có 27 siêu thị, chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh). Các thương hiệu bán lẻ của Nhật Bản tại Việt Nam gồm Aeon Mall, Aeon Citimart, Aeon Fivimart, Ministop, Family Mart, với hàng loạt mặt hàng có xuất xứ Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam, có mức thuế ưu đãi 0% tháng 4-2015. Các thương hiệu bán lẻ của Thái-lan tại Việt Nam gồm Mega Market (mua lại từ Metro Cash&Carry), B’s Mart và Central Group, đang tận dụng cơ hội đưa hàng Thái Lan vào thị trường Việt Nam. Xét cả về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm, hàng Việt Nam không thể cạnh tranh được với hàng Thái Lan. Thị phần của DN sản xuất trong nước đang có xu hướng thu hẹp dần trên các kệ hàng tại các điểm bán lẻ. Điều này làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, DN sản xuất buộc phải tiết giảm sản lượng, khiến khả năng cạnh tranh của hàng nội bị thua kém trước hàng ngoại, bị hàng ngoại chi phối. Sau nhiều năm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỷ trọng hàng nội trong các siêu thị đã tăng lên nhanh chóng. Theo đánh giá, hàng Việt đã tăng dần lên 80 - 90%, thậm chí, có những đơn vị đã coi hàng Việt Nam là sự lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, khảo sát sơ bộ tại một số hệ thống có yếu tố nước ngoài, tỷ lệ hàng ngoại vẫn chiếm đa số. Theo nhận định của DN sản xuất trong nước, hàng Việt Nam bảo đảm chất lượng vào siêu thị nội không khó, nhưng lại gặp nhiều trở ngại khi muốn “chen chân” vào siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài. Các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài đều yêu cầu thủ tục như giấy chứng nhận, kiểm định về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, giống như siêu thị nội, nhưng mức chiết khấu rất cao. Như vậy, các chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Bình ổn giá” chưa phát huy được tính chất ưu việt trong việc điều tiết thị trường, tiêu thụ mạnh hàng Việt Nam. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, cũng như việc gia nhập Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo lộ trình, thuế nhập khẩu ở hầu hết các mặt hàng sẽ xóa bỏ 100% vào năm 2018, hàng hóa nhập khẩu sẽ dễ dàng tràn vào và các nhà bán lẻ nước ngoài có cơ hội đầu tư ồ ạt. Tuy nhiên, Nhà nước gần như chưa có chính sách bảo hộ nào đối với các DN bán lẻ trong nước. Điển hình, quy định ENT (xác định nhu cầu kinh tế cần thiết của địa điểm) chưa cụ thể và chưa phải là một khung “ENT” ở cấp độ toàn quốc, mỗi địa phương áp dụng ENT một kiểu. Do 824
  5. vậy, nhà bán lẻ trong nước hầu như không được hưởng chính sách bảo vệ nào trong suốt thời gian qua như tinh thần mà đoàn đàm phán WTO của Việt Nam dự tính. Qua phản ánh của nhiều DN và khảo sát thực tế, các nhà bán lẻ nước ngoài đã vi phạm quy định về một số mặt hàng không được phân phối đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24-12-2013 của Bộ Công thương. Theo đó, DN có vốn đầu tư nước ngoài không được phân phối gạo, đường mía, thuốc lá và xì gà, tuy nhiên tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ của hầu hết các đơn vị như Lotte, Big C, Circke K, Metro Cash& Carry, đều bày bán công khai các mặt hàng này, không hề bị cơ quan quản lý nhắc nhở và có biện pháp xử phạt, gây hoài nghi về tính tuân thủ pháp luật của các DN này. Việc quy hoạch mạng lưới bán lẻ nước ta chưa cụ thể, chi tiết và việc quản lý, thực thi các quy định ENT trước đây của nhiều địa phương chưa chặt chẽ, một số nhà bán lẻ nước ngoài đã tự do mở điểm bán hàng ngay bên cạnh và cạnh tranh quyết liệt với các nhà bán lẻ trong nước. Một số trường hợp núp bóng các TTTM trong nước mở mạng lưới và không bị bất cứ rào cản nào từ phía cơ quan quản lý. Mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam đã gặt hái được những thành công trong thời gian qua, nhưng chúng ta cũng đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức cần phải vượt qua. Như chúng ta đã biết, năm 2008, Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, trên cả Hồng Kông, Trung Quốc, Singapo hay Malaysia. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Việt Nam dần dần tụt hạng, từ thứ 28 (năm 2014), cho đến hiện nay đã lọt khỏi tốp 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Chính vì vậy, việc nhận diện đúng khuynh hướng vận động thị trường bán lẻ Việt Nam, để thương hiệu Việt tránh bị lép vế ngay trên sân nhà, biến thách thức thành cơ hội đang được đặt ra với các nhà quản lý và giới doanh nghiệp. 2.2. Sự tác động của FTAs “Thế hệ mới” đến ngành bán lẻ Việt Nam- nhận định cơ hội và thách thức Bối cảnh hội nhập sâu rộng, đặc biệt với việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do với EU (EVFTA) - hai Hiệp định có cam kết mạnh mẽ trong mở cửa thị trường bán lẻ cũng như xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa, đặt ra không ít cơ hội và thách thức cho ngành bán lẻ Việt Nam. 2.2.1. Những thách thức cho ngành bán lẻ Việt Nam Thách thức đến từ nguy cơ mất thương hiệu trước sự xâm nhập của doanh nghiệp bán lẻ “ngoại”. Thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang chứng kiến những thương vụ mua bán, sáp nhập của các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trong nước với các doanh nghiệp ngoại. Các nhà bán lẻ nước ngoài hiện diện tại Việt Nam từ rất sớm như Big C hiện có 32 cửa hàng trên toàn quốc, Metro 19 cửa hàng, Lotte Mart 11 cửa hàng, dư luận đã tốn nhiều giấy mực với vụ chuyển nhượng chuỗi hệ thống bán lẻ từ Metro Cash& Carry cho một đối tác Thái Lan, hay như Big C vừa thành công với thương vụ chuyển nhượng hơn 23.300 tỷ đồng cho Central Group - nhà đầu tư cũng đến từ Thái Lan. Hàng loạt thương hiệu bán lẻ nổi tiếng của nước ngoài như: Lotte, Aeon, Mega Market đang âm thầm thâu tóm cổ phần của hệ thống chuỗi siêu thị trong nước. Nhà bán lẻ lớn thứ 4 của Pháp là Super Auchan đã hợp tác với RH Group (thành viên Tập đoàn C.T Group) thay thương hiệu siêu 825
  6. thị S.Mart thành Simply Mart và phát triển thêm 3 siêu thị với thương hiệu này. Hệ thống siêu thị Nhật Bản Aeon ngoài 3 trung tâm mua sắm lớn tự đầu tư đã mua thêm 30% cổ phần của Fivimart và 40% cổ phần của Citimart vốn là các chuỗi siêu thị lớn của Việt Nam để mở rộng thị phần bán lẻ. Ngoài ra, các thương hiệu bán lẻ của Nhật Bản tại Việt Nam gồm: Aeon Mall, Aeon Citimart, Aeon Fivimart, Ministop, Family Mart với hàng loạt mặt hàng có xuất xứ từ Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam có mức thuế ưu đãi về 0% từ tháng 4/2016. Các nhà đầu tư Thái Lan đang nhắm vào thị trường Việt Nam, nhằm mở rộng hệ thống bán lẻ ở khu vực Đông Nam Á, đón đầu các ưu đãi do Cộng đồng kinh tế ASEAN mang lại. Central Group đã mua 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và Giải pháp mới NKT - đơn vị sở hữu 100% Công ty Thương mại Nguyễn Kim với 21 siêu thị bán lẻ điện máy trong cả nước. Central Group vào Việt Nam với việc mở siêu thị Robins tại Hà Nội, mở thêm siêu thị thứ 2 tại TP. Hồ Chí Minh. Cả hai siêu thị này đều bán các mặt hàng cao cấp, thương hiệu nổi tiếng thế giới đến từ các nước châu Âu và của Thái Lan. Đây là sự phát triển tất yếu của thị trường bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam và nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó thì tất yếu sẽ dễ dàng mất thương hiệu trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của bán lẻ ngoại. Thách thức từ sự thôn tính thương hiệu của DN bán lẻ quốc tế . Hiện tượng xâm nhập của các thương hiệu bán lẻ nước ngoài ngày càng mạnh mẽ là do, Việt Nam chưa quy hoạch được một mạng lưới bán lẻ chưa cụ thể, chi tiết. Đồng thời, ở nhiều địa phương việc cấp phép đầu tư cho các DN bán lẻ nước ngoài thiếu chặt chẽ nên nhiều nhà bán lẻ vẫn tự do mở điểm bán hàng ngay bên cạnh, cạnh tranh quyết liệt với nhà bán lẻ trong nước. Hơn nữa việc thực thi pháp luật cũng còn chưa nghiêm. Điển hình như: Mặc dù, Bộ Công Thương đã có quy định về một số mặt hàng không được phân phối đối với các nhà đầu tư nước ngoài (Thông tư 34/2013/TT-BCT): “DNNN không được phân phối gạo, đường mía, thuốc lá và xì gà” thế nhưng khảo sát thị trường lại cho thấy, tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ của hầu hết các siêu thị có vốn FDI đều bày bán công khai các mặt hàng này. Thách thức với doanh nghiệp Việt Nam còn là là áp lực cạnh tranh hàng hóa giá rẻ, kinh nghiệm quản lý, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước thành viên TPP trên thị trường nội địa. Cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài rất khốc liệt, họ có thế mạnh về thương hiệu, công nghệ, quy mô vốn và từng bước thôn tính, sát nhập (M&A) với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Quy mô kinh doanh với vốn nhỏ, hạ tầng phục vụ còn thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao, văn hóa phục vụ còn nhiều điều cần khắc phục, quản trị doanh nghiệp chưa theo kịp với tình hình, đặc biệt là tính liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhau, giữa bán lẻ với sản xuất còn chưa cao. Ít có những tổ chức bán lẻ có những điểm cá biệt, nổi trội, đổi mới kinh doanh còn chậm chạp. Tình hình trên cho thấy thách thức của bán lẻ Việt Nam hiện tại là rất lớn. Bán lẻ dựa trên một nguồn cung hàng hóa được sản xuất với quy mô nhỏ, năng suất thấp, chất lượng không ổn định, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm còn thấp kém, chưa tiêu chuẩn hóa một cách đồng bộ, chi phí sản xuất cao, giá cả chưa cạnh tranh ngay ở thị trường nội địa. 826
  7. 2.2.2. Những cơ hội Hàng loạt FTA được ký kết đang mở ra cơ hội lớn cho thị trường bán lẻ, khi các nhà đầu tư ngoại liên tiếp đổ vốn vào Việt Nam. Thị trường có sự tăng trưởng doanh thu khi các hoạt động giao thương nhiều hơn. Nhiều các nhà máy, xí nghiệp, công ty nước ngoài đến kinh doanh. Nhưng có ý kiến cho rằng, không nên quá kỳ vọng vào sức tăng trưởng của thị trường này từ các FTA. Việt Nam đang có nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, cần phải thúc đẩy kinh tế hộ gia đình cao hơn, cải thiện thói quen sinh hoạt và mua sắm gắn liền với các hình thức bán lẻ hiện đại ( Theo Ông Theodore Knipfing, Giám đốc dịch vụ bán lẻ Cushman&Wakefield châu Á - Thái Bình Dương)[5] Khi hội nhập ngày càng sâu rộng, hiệp định tự do thương mại ngày càng nhiều thì cơ hội tự do thương mại cũng rất lớn. Với 12 hiệp định đã ký kết, hàng hóa của Việt Nam cũng có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn sang các nước trong khu vực và thế giới. Theo ông Hà Duy Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài chính “khi những hiệp định này đi vào hiệu lực, khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu sự điều chỉnh của các hiệp định này. Chỉ còn khoảng 20% còn lại là nằm ngoài các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết”. [4] Khi các hiệp định thương mại có hiệu lực thực thi, Việt Nam và các nước đối tác tiếp tục cắt giảm thuế quan theo cam kết đã tạo ra cơ hội cạnh tranh hàng hóa. Thị trường trong nước dồi dào, phong phú các sản phẩm ngoại nhập; đồng thời, các hàng hóa của Việt Nam cũng có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn sang các nước trong khu vực và thế giới. Khi EVFTA được ký kết, sẽ bổ sung 7% - 8% tăng trưởng trung bình của Việt Nam, có tới 90% hàng hóa vào thị trường EU được hưởng thuế suất 0%, tạo ra lợi thế về lượng xuất khẩu và phần giá trị gia tăng thu được. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng 10% đến năm 2025 . TPP sẽ tạo điều kiện cân bằng lại quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn sẽ tạo đột phá cho xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ca-na-đa với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt của các tập đoàn đa quốc gia. Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại. Với các cam kết sâu và rộng hơn WTO, TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng. TPP hướng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình này, do vậy sẽ có tác dụng rất tốt để hoàn thiện thể chế kinh tế cũng như tăng cường cải cách hành chính. Khi tham gia TPP, tốc độ tăng trưởng về đầu tư và tiêu dùng dự kiến sẽ tăng từ 1,03% đến 2,11%. Ước tính mỗi năm, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm về giá trị tuyệt đối từ 1,4 tỷ USD đến 2,9 tỷ USD. TPP cũng góp phần dịch 827
  8. chuyển lao động từ các ngành mà Việt Nam không còn lợi thế so sánh như nông nghiệp sang các ngành có lợi thế hơn, như da giày, dệt may, dịch vụ tiện ích TPP sẽ mang đến cho Việt Nam cơ hội “chơi trên một sân chơi đẳng cấp - sân chơi của các “đại gia” kinh tế, sẽ có thêm nhiều cơ hội để kết nối sâu hơn với kinh tế toàn cầu và có cơ hội phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Người tiêu dùng Việt Nam cũng đang có nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thời trang, công nghệ và đồ dùng trang thiết bị nội thất. Thói quen tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngành bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới - Nhà nước cần sớm ban hành một số chính sách đối với thị trường bán lẻ. Đặc biệt là chúng ta còn thời gian hiệu lực và lộ trình thực hiện các FTAs và TPP; Bộ Công thương và các địa phương cần phải quy hoạch lại việc phát triển thị trường bán lẻ, qua đó áp dụng các quy tắc ENT để ưu tiên bán lẻ cho các DN trong nước[3] - Tăng cường tính kết nối giữa các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất nội địa. Hai phía đều chung mục tiêu là phục vụ người tiêu dùng, nếu DN bán hàng có lợi nhuận thì siêu thị cũng sẽ lời nhiều. Việc liên kết của các DN cùng ngành hàng cũng tạo áp lực lại với các nhà phân phối nước ngoài. - Trong việc giao đất, cho thuê đất, Nhà nước cần ràng buộc cụ thể đối với nhà bán lẻ nước ngoài, DN phải hoạt động có lãi, nộp thuế ít nhất ba năm mới được chuyển nhượng và trong trường hợp bán lại, cần ưu tiên bán cho nhà bán lẻ Việt Nam. Đối với nhà bán lẻ trong nước, khi giao thuê đất cần xem xét năng lực và kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ, tránh tình trạng thua lỗ, hoặc bán lại cho các nhà bán lẻ khác để thu lợi nhuận. Từng địa phương sớm có quy hoạch chi tiết, khoa học, phù hợp xu hướng phát triển ngành bán lẻ hiện đại, ưu tiên mặt bằng bán lẻ tại khu trung tâm thành phố cho các nhà bán lẻ vừa và nhỏ hoặc loại hình TTTM quy mô lớn cần bố trí ở vùng ngoại ô, có mặt bằng lớn, giao thông thuận lợi, thu hút người dân các nơi đến tham quan, mua sắm kết hợp giải trí, giảm bớt áp lực giao thông nội đô. [4] - Các nhà bán lẻ trong nước đề xuất Chính phủ xem xét, có chính sách ưu đãi cho các DN bán lẻ Việt Nam, như dành vị trí thuận lợi kèm theo chính sách giá thuê/giao hợp lý; các loại thuế, vốn và lãi suất phù hợp thông lệ khu vực và các nước mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Điều chỉnh cơ chế, chính sách thông thoáng, an toàn, ổn định và lâu dài, phù hợp cơ chế kinh tế thị trường để DN bán lẻ Việt Nam yên tâm đầu tư phát triển sản xuất; hỗ trợ đội ngũ doanh nhân mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động. - Việt Nam cần nỗ lực đẩy mạnh hơn nữa tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng những cam kết và thể hiện quyết tâm chính trị của nước ta khi chấp nhận các “luật chơi” trên thị trường quốc tế. - Cơ quan hoạch định chiến lược, chính sách của Chính phủ , các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và các doanh nhân cần sớm tìm ra và khắc phục kịp 828
  9. thời các các yếu kém, bất cập để thực hiện cam kết của mình trong các FTA với các đối tác khác nhau theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế. - Với các cộng đồng doanh nghiệp, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả gắn với chuỗi giá trị toàn cầu, đòi hỏi phải chủ động trong việc tận dụng tác động lan tỏa của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. - Việt Nam cần phải có một khung hành động chiến lược phát triển cho các DN nhỏ và vừa phù hợp cho giai đoạn 2016 - 2025, những năm bản lề của hội nhập, với trọng tâm là tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, marketing để khu vực DN nhỏ và vừa có thể vượt lên tham gia tích cực vào quá trình hội nhập, kết nối được vào các chuỗi giá trị toàn cầu, kết nối được với các DN FDI. Kết luận Thành tựu đáng ghi nhận nhất Việt Nam đã triển khai đàm phán với nhiều đối tác, và chỉ riêng năm 2014 đã hoàn thành và kết thúc đàm phán với cả 3 đối tác, song phương và đa phương. Tuy nhiên, quan trọng nhất là chiều sâu của các Hiệp định được coi là “FTA thế hệ mới” hàm chứa những yếu tố hứa hẹn mang lại “chất lượng cao”, thể hiện ở quan hệ bình đẳng và thu hút công nghệ cao đáp ứng nhu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các Hiệp định FTA cùng một lúc vừa đưa lại thời cơ thuận lợi và khó khăn, thách thức đòi hỏi các doanh nhân, tổ chức, các nhà quản lý và giới hoạch định chính sách Việt Nam phải nỗ lực vươn lên mới có thể mang lại hiệu quả cao và thiết thực cho sự nghiệp phát triển đất nước. Như vậy, trong thời gian không dài Việt Nam đã chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acharya Amitav, “Regionalism and Regime Security in the Third World: Comparing the Origins of ASEAN and the GCC” trong Brian L. Job (ed.), The Insecurity Dilemma: National Security of Third World States, Boulder, Lynne Rienner, 1992. 2. Bộ Ngoại giao, Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 3.VCCI, Tài liệu hội thảo Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh tế nội địa, 2016; 4 Hội thảo “Doanh nghiệp Việt: Kết nối và Hội nhập trong kỷ nguyên FTA thế hệ mới” 5. Báo cáo nghiên cứu “Rủi ro đối với ngành Bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP và các FTA - hiện trạng và các đề xuất chính sách”; 6. Một số website: chinhphu.vn, moit.gov.vn, hiephoibanle.com; baocongthuong.com.vn; laodong.com.vn 829