Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu Việt Nam trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 3620
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu Việt Nam trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_cho_xuat_khau_viet_nam_trong_chien_tran.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu Việt Nam trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG OPPORTUNITIES AND CHALLENGES TO VIETNAM’S EXPORTS AMID US- CHINA TRADE WAR TS. Nguyễn Bích Thủy TS. Lê Mai Trang Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Từ khi lên cầm quyền vào năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chính sách bảo hộ mậu dịch này không chỉ dẫn đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà còn dẫn đến xung đột thương mại với những nước được xem là đồng minh của Mỹ (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) hay láng giềng gần của Mỹ (như Canada, Mexico). Cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Trung Quốc và Mỹ không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế hai nước và còn ảnh hưởng đến rất nhiều các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu trình bày tổng quan về chiến tranh thương mại, sau đó tập trung phân tích tác động tích cực và tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến xuất khẩu hàng hóa. Từ đó nghiên cứu chỉ ra nhưng cơ hội và thách thức của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến xuất khẩu hóa của Việt Nam. Từ khóa: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, xuất khẩu, Việt Nam Abstract Since coming to power in 2017, President Donald Trump has pursued trade protectionism with the goal of "America first" and "make America great again". This trade protectionist policy not only led to trade wars with China, but also led to trade conflicts with countries considered to be US allies (such as the EU, Japan, South Korea) or their neighbors near by America (like Canada, Mexico). The war between the two largest economies in the world China and the US not only heavily affects the economies of the two countries, but also affects many countries in the world, including Vietnam. The study presents an overview of the trade war, followed by an analysis of the positive and negative effects of the US-China trade war on merchandise exports. Since then, the study pointed out the opportunities and challenges of the US-China trade war to Vietnam's export of goods. Keywords: US-China trade war, export, Vietnam 1. Đặt Vấn Đề Bảo hộ thương mại là thuật ngữ kinh tế học, theo đó quốc gia áp đặt thuế nhập khẩu cao hoặc áp dụng các hàng rào kỹ thuật (yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao 415
  2. động, môi trường, xuất xứ ) đối với một hoặc một số mặt hàng (hay dịch vụ) mà mình có lợi thế để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa (hay dịch vụ) của mình. Trong nền kinh tế hiện đại, các nước ngày càng có xu hướng tận dụng các công cụ chính sách thương mại nhằm ngăn chặn hàng hóa xuất khẩu từ nước khác vào nước mình nhằm kích thích nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa nội địa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế nội địa, tránh thâm hụt thương mại với các đối tác thương mại. Ngay cả trong trường hợp, hành vi này không nhắm trực tiếp đến một nước (nước thứ ba) thì vẫn có thể tác động đến hoạt động thương mại của nước đó. Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam (kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc lần lượt xếp vị trí thứ nhất và thứ hai trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam), vì vậy chiến tranh thương mại Mỹ-Trung với sự leo thang của các rào cản bảo hộ thương mại (thuế quan và phi thuế quan) chắc chắn sẽ có tác động lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. 2. Cơ Sở Lý Thuyết Và Phương Pháp Nghiên Cứu 2.1. Lý thuyết về chiến tranh thương mại Trên thực tế, không có một định nghĩa chính thức nào về chiến tranh thương mại, thậm chí đây cũng không phải là thuật ngữ chính thống được sử dụng bởi các nhà kinh tế học. Nhà sử học thương mại Doug Irwin cho rằng chiến tranh thương mại không thể được định nghĩa bằng việc các quốc gia áp dụng thuế trả đũa lên các sản phẩm của nhau mà chính là bởi giá trị hàng hoá thực sự bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Theo nhà kinh tế học Heiner Flassbeck, chiến tranh thương mại là việc áp dụng thuế quan một cách dai dẳng dẫn tới việc các bên không thể tiếp tục đàm phán. Trong khi đó, Phil Levy- cố vấn kinh tế cấp cao của chính quyền George W. Bush- lại cho rằng chiến tranh thương mại xảy ra khi không thể kiểm soát được sự leo thang của các hàng rào thương mại (J. Scott Maberry, 2018). Như vậy, chiến tranh thương mại hay căng thẳng thương mại là hiện tượng trong đó hai hay nhiều quốc gia tăng hoặc tạo ra các rào cản thuế quan hoặc phi thuế quan (giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hoá nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại ) với nhau nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập. Những biện pháp làm hại láng giềng như thế và cùng với chúng là sự leo thang của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thường thất bại và dẫn đến sự giảm sút trong khối lượng thương mại quốc tế và thu nhập của các nước liên quan. Chiến tranh thương mại là một xung đột kinh tế do ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ, đó là các hành động và chính sách của chính phủ hạn chế thương mại quốc tế. Một quốc gia nói chung sẽ thực hiện các hành động bảo hộ với mục đích che chắn các doanh nghiệp trong nước và việc làm khỏi cạnh tranh nước ngoài. Chủ nghĩa bảo hộ cũng là một phương pháp được sử dụng để cân bằng thâm hụt thương mại. Thâm hụt thương mại xảy ra khi nhập khẩu của một quốc gia vượt quá số lượng xuất khẩu của nó. Những lợi thế và bất lợi của các cuộc chiến thương mại nói riêng và chủ nghĩa bảo hộ, nói chung, là chủ đề của cuộc tranh luận gay gắt và đang diễn ra. 416
  3. Những người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ cho rằng các chính sách được xây dựng tốt mang lại lợi thế cạnh tranh. Bằng cách ngăn chặn hoặc không khuyến khích nhập khẩu, các chính sách bảo vệ sẽ mang lại nhiều hoạt động kinh doanh hơn cho các nhà sản xuất trong nước, điều cuối cùng tạo ra nhiều việc làm cho người dân trong nước. Những chính sách này cũng phục vụ để khắc phục thâm hụt thương mại. Hơn nữa, những người đề xuất tin rằng thuế quan và chiến tranh thương mại cũng có thể là cách hiệu quả duy nhất để đối phó với một quốc gia có hành vi không công bằng hoặc phi đạo đức trong các chính sách thương mại của mình. Các nhà phê bình cho rằng chủ nghĩa bảo hộ thường làm tổn thương người dân, nó nhằm bảo vệ lâu dài bằng cách bóp nghẹt thị trường và làm chậm tăng trưởng kinh tế và trao đổi văn hóa. Người tiêu dùng có thể bắt đầu có ít sự lựa chọn hơn trên thị trường. Họ thậm chí có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nếu không có hàng hóa thay thế sẵn sàng cho hàng hóa nhập khẩu mà thuế quan đã tác động hoặc loại bỏ. Phải trả nhiều tiền hơn cho nguyên liệu thô làm tổn thương lợi nhuận của nhà sản xuất. Do đó, các cuộc chiến tranh thương mại có thể dẫn đến việc tăng giá với các mặt hàng sản xuất, đặc biệt, trở thành lạm phát đắt đỏ hơn làm bùng phát lạm phát trong nền kinh tế nói chung. Chiến tranh thương mại Ưu điểm Nhược điểm Bảo vệ các công ty trong nước khỏi sự Tăng chi phí và gây ra lạm phát cạnh tranh không lành mạnh Tăng nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa Nguyên nhân gây giảm thị trường thương trong nước mại, giảm sự lựa chọn Thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong nước Không khuyến khích thương mại Cải thiện thâm hụt thương mại Kinh tế tăng trưởng chậm Trừng phạt quốc gia có các chính sách Làm tổn thương quan hệ ngoại giao, trao thương mại phi đạo đức đổi văn hóa Nguồn: 2.2. Công cụ chính sách được các nước sử dụng trong chiến tranh thương mại  Công cụ chính sách chủ yếu được các nước sử dụng trong chiến tranh thương mại là: (i) Chính sách thuế quan và (ii) Chính sách phi thuế quan.  Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia. Trong hầu hết các trường hợp, thuế quan đánh trên hàng nhập khẩu nhằm để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài bằng cách làm tăng giá bán của hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, thuế quan cũng mang lại nguồn thu cho Chính phủ. Thuế xuất khẩu có vai trò làm tăng ngân sách của chính phủ, tăng giá bán của hàng xuất khẩu trên thị trường nước ngoài để tận dụng vị thế độc quyền hoặc nhằm giảm số lượng hàng hóa xuất khẩu vì một số mục đích chính trị hoặc bảo vệ tài nguyên. Thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. 417
  4. o Thuế xuất khẩu là thuế đánh trên hàng hóa xuất khẩu. Thuế xuất khẩu được áp dụng khá phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt đánh vào các hàng hóa truyền thống nhằm thu được giá cao hơn và tăng lợi ích cho quốc gia. o Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu. Các nước phát triển đánh thuế nhập khẩu và áp dụng các hình thức khác để bảo vệ một vài ngành trong nước, còn muốn nâng lợi ích quốc gia, tăng phúc lợi dân cư thì sử dụng nguồn thu chủ yếu từ những khoản thuế khác.  Chính sách phi thuế quan: bao hàm các biện pháp làm thay đổi các điều kiện thương mại quốc tế, gồm các chính sách và quy định hạn chế thương mại cũng như các chính sách tạo điều kiện cho thương mại. o Hội nghị của Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD, 2010) định nghĩa: “Chính sách phi thuế quan là các biện pháp chính sách, không phải là thuế quan thông thường, có khả năng tạo ra tác động kinh tế trên khía cạnh thương mại hàng hóa quốc tế, làm thay đổi khối lượng giao dịch thương mại hoặc làm thay đổi giá cả hoặc cả hai yếu tố này”. o Các chính sách, biện pháp phi thuế quan bao gồm tất cả các chi phí thương mại liên quan đến chính sách phát sinh từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng, ngoại trừ thuế quan. Chính sách phi thuế quan được phân loại theo các biện pháp kỹ thuật (tiêu chuẩn vệ sinhvà kiểm dịch động thực vật, rào cản kỹ thuật đối với thương mại và kiểm tra trước khi xuất hàng) và phi kỹ thuật. Các biện pháp này được phân biệt rõ hơn bằng các biện pháp cứng (như biện pháp kiểm soát giá cả và số lượng), các biện pháp đe dọa (như chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ) và các biện pháp khác như tài chính liên quan đến thương mại, đầu tư. Trên thực tế, Chính sách phi thuế quan có khả năng “bóp méo” thương mại quốc tế, cho dù tác động về thương mại của các biện pháp có mang tính bảo hộ hay không. o Phân loại các biện pháp phi thuế quan của UNCTAD. Đối với xuất khẩu, có các biện pháp liên quan đến xuất khẩu. Đối với nhập khẩu, các biện pháp phi thuế quan được chia ra làm hai loại: các biện pháp kỹ thuật (technical measures) và các biện pháp phi kỹ thuật (non-technical measures). Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu được chia ra thành: (a) các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), (b) rào cản kỹ thuật (TBT), và (c) kiểm hóa trước khi vận chuyển và các thủ tục khác. Các biện pháp phi kỹ thuật áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu bao gồm: (a) các biện pháp phòng vệ thương mại dự phòng, (b) các biện pháp cấp phép, cấp quota, cấm đoán, hạn chế khối lượng phi kỹ thuật khác; (c) kiểm soát giá; (d) biện pháp tài chính; (e) các biện pháp ảnh hưởng tới cạnh tranh; (f) kiểm soát đầu tư liên quan đến thương mại; (g) hạn chế phân phối; (h) hạn chế dịch vụ sau bán hàng; (i) trợ giá; (j) hạn chế mua sắm của Chính phủ; (k) tài sản trí tuệ; and (l) quy tắc xuất xứ. Các loại biện pháp được viết tắt theo các chữ cái sắp xếp theo thứ tự vần an-pha-bet như bảng 2.1. 418
  5. Bảng 2.1: Tóm tắt phân loại các biện pháp phi thuế quan Nguồn: UNCTAD, 2016  Ngoài hai công cụ chính sách trên các nước có thể sử dụng các công cụ khác như:  Công cụ tiền tệ: Các nước tìm cách giành lợi thế bằng cách hạ giá đồng nội tệ nước mình so với ngoại tệ nước khác. Khi tỉ giá hối đoái giảm, xuất khẩu vào quốc gia khác sẽ có tính cạnh tranh cao hơn trong khi nhập khẩu vào trở lên đắt đỏ. Cả hai tác động này đều có lợi cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên việc tăng giá đối với hàng hóa nhập khẩu (cũng như chi phí đi lại ra nước ngoài) làm giảm sức mua của người dân, và nếu tất cả các nước đều áp dụng chiến lược như vậy thì sẽ làm suy giảm thương mại toàn cầu và gây hại cho tất cả các nước.  Cấm vận kinh tế: Là các hình phạt về thương mại và tài chính của một hoặc nhiều nước nhằm vào một chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân, cấm vận kinh tế được áp dụng không chỉ nhằm mục đích trừng phạt kinh tế mà còn vì nhiều mục đích như chính trị, quân sự và xã hội.  Công cụ kinh tế: Là chiến lược kinh tế trong đó sử dụng các biện pháp nhằm làm suy yếu nền kinh tế của đối thủ. Ví dụ trong thời chiến, chiến tranh kinh tế nhằm vào việc phong tỏa, thu giữ, kiểm soát, phá hoại các nguồn lực kinh tế quan trọng để làm cho lực lượng của đối thủ suy yếu. Chiến tranh kinh tế thường là một khía cạnh trong một cuộc chiến toàn diện, trong đó không chỉ có chiến tranh bằng vũ trang, quân sự, việc hủy hoại kinh tế của nhau có thể làm suy yếu khả năng chiến đấu của kẻ thù. 419
  6. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phương pháp phân tích tài liệu kết hợp với phân tích dữ liệu để đánh giá. Thông qua việc thu thập các dữ liệu thứ cấp, các kết quả nghiên cứu đã được công bố liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung để phân tích và đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của cuộc chiến thương mại này đến xuất khẩu của Việt Nam. Từ kết quả phân tích nghiên cứu chỉ ra những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Các dữ liệu thứ cấp của nghiên cứu sau được thu nhập thông qua các nguồn tin cậy của Bộ Công Thương, WTO, UNCTAD, VCCI, Tổng cục Hải quan. Dữ liệu phân tích được xử lý bằng phần mềm Excel và minh họa thông qua bảng biểu, đồ thị, hình vẽ. 3. Kết Quả Và Thảo Luận 3.1. Kết quả nghiên cứu 3.1.1. Tác động tích cực của chiến tranh thương mại đến xuất khẩu của Việt Nam Thứ nhất, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu giúp cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 264.19 tỷ USD, tăng 8.4% so với 2018. Mặc dù mức tăng thấp nhất từ 2016 trở lại đây, nhưng được đánh giá là mức tăng khá trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang giảm, chủ nghĩa bảo hộ lan rộng và các biện pháp phòng vệ thương mại đang gia tăng tại nhiều quốc gia. Ngoài ra, 2019 Việt Nam ghi nhận mức thặng dư thương mại kỷ lục 11.12 tỷ USD, và là năm thứ 4 liên tiếp xuất siêu; và đặc biệt ghi nhận sự phát triển mạnh của khu vực kinh tế trong nước trong lĩnh vực xuất khẩu với mức tăng 18.2%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực FDI (4.3%). Hình 3.1: Cán cân thương mại và tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam 2015-2019 Nguồn: Tổng cục Hải Quan Thứ hai, chiến tranh thương mại Mỹ Trung tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đóng góp không nhỏ trong tổng xuất khẩu của Việt Nam. 420
  7. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nói chung đang giảm tốc; giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng thấp hơn nhiều so với 2017 và 2018; thậm chí giảm tại thị trường EU và chỉ tăng nhẹ tại thị trường Trung Quốc, thì Mỹ chính là nhân tố “cứu cánh” kéo đà tăng xuất khẩu chung (Hình 3.2 ). Năm 2019, xuất siêu sang thị trường Mỹ đạt 46,98 tỷ USD, chiếm 23,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả đạt được này được đánh giá nguyên nhân một phần là nhờ Việt Nam được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc. Đơn vị tính: % Hình 3.2 : Tăng trưởng xuất khẩu ở một số thị trường giai đoạn 2017-2019 Nguồn: Tổng cục Hải quan Khi xảy ra chiến tranh thương mại Trung Quốc gặp khó khăn trong để xuất khẩu vào thị trường Mỹ (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc) và ngược lại Mỹ cũng gặp khó khăn trong xuất khẩu vào Trung Quốc (thị trường đông dân nhất thế giới) nên đây là điều kiện thuận lợi để hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường lớn này. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Mỹ chủ yếu là hàng tiêu dùng, như may mặc, giày da, điện thoại, đồ nội thất và thủy hải sản. Ngược lại, Việt Nam là một phần trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc và chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc đầu vào trung gian phục vụ sản xuất tại Trung Quốc. Trung Quốc cũng là thị trường quan trọng của Việt Nam về xuất khẩu nông sản như rau, quả, gạo, thủy hải sản và sắn. Thứ ba, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất hàng hóa xuất khẩu Việt Nam có thể tận dụng một số cơ hội trong xuất nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu. Khi biết tận dụng thời cơ, cùng cố gắng của các doanh nghiệp với chiến lược tốt sẽ mở rộng được được sản xuất đối với hàng hóa xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhập các nguyên liệu với mức giá cạnh tranh từ hai thị trường Mỹ và Trung Quốc (các mặt hàng mà hai nước áp thuế cho nhau) để mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Giá đậu tương và ngô của Mỹ giảm là cơ hội cho các doanh nghiệp ở các nước khác phải nhập khẩu đậu tương và ngô mua được giá rẻ. Năm 2017, Việt Nam phải nhập khẩu 1,5 tỷ USD ngô và 707 triệu USD đậu tương trong 421
  8. đó, đậu tương nhập nhiều nhất là từ Mỹ (330 triệu USD). Với diễn biến mới từ giá đậu tương và giá ngô Mỹ, nhiều khả năng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chuyển hướng sang tăng nhập khẩu đậu tương và ngô từ Mỹ với giá rẻ hơn. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam như Masan Nutri-Science, Dabaco có thể giảm chi phí và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Kể từ năm 2017 đến nay tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng gia tăng so với các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc khối FDI. Nếu năm 2017 xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa là 27% thì năm 2019 đạt 31,4%. Đơn vị tính: Tỷ USD Hình 3.3: Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước 2016 - 2019 Nguồn: Tổng cục Hải quan Thứ tư, chiến tranh thương mại Mỹ Trung tác động tích cực đến dòng chảy FDI cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Một số doanh nghiệp của Mỹ và Trung Quốc đang xem xét dịch chuyển cơ sản xuất hàng xuất khẩu sang các nước thuộc ASEAN trong đó có Việt Nam nhằm tránh thuế trừng phạt của cả hai phía. Các quốc gia khác cũng đang xem xét việc thoái vốn đầu tư tại Trung Quốc hoặc dịch chuyển cơ sở sản xuất ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Đây là cơ hội để Việt Nam thu hút FDI cho các ngành xuất khẩu. Cụ thể như: Procon Pacific của Mỹ sản xuất toàn bộ sản phẩm tại Trung Quốc nhưng giờ đây đã phân bổ 25% tại Ấn Độ và 5-10% tại Việt Nam. Công ty GoerTek của Trung Quốc chuyên lắp ráp Airpods cũng tuyên bố dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam nhằm ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Trong bối cảnh tình hình chính trị và thương mại thế giới diễn biến phức tạp, FDI toàn cầu giảm tốc, thì Việt Nam lại nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Cùng với những chính sách cải cách hành chính, môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, và tỷ giá ổn định, giải ngân FDI được dự báo sẽ tiếp tục tăng ở mức 6-8% trong năm 2020. 3.1.2. Tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại đến xuất khẩu của Việt Nam Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác (ngoài Trung Quốc và Mỹ) có nguy cơ giảm do Việt Nam cũng phải cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc các nước gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại để hạn chế hàng nhập khẩu. 422
  9. (i) Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác và cạnh tranh với hàng hóa của Việt Nam và vì vậy gây cản trở tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. (ii) Các nước khác cũng có khả năng gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại để chống lại hàng hóa dư thừa của Mỹ và Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam. (iii) Mỹ và Trung Quốc sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh nhằm kiểm soát hàng hóa của mỗi bên sử dụng Việt Nam như là quốc gia trung gian để xuất khẩu vào thị trường của nhau và vì vậy gây ảnh hưởng đến toàn bộ ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam (tăng cường kiểm soát thông quan, mở rộng áp dụng các quy định về nguồn gốc xuất xứ, ban hành các lệnh trừng phạt ). Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 16.12.2019 đã thông báo chính thức quyết định áp thuế cao nhất là 456% lên một số sản phẩm thép được sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan (Trung Quốc), sau đó đưa sang Việt Nam để gia công đơn giản rồi xuất khẩu sang Mỹ Trước đó, từ cuối năm 2017, thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam cũng bị áp thuế AD là 199,43% và CVD là 39,05%, tôn mạ bị áp mức thuế AD là 265,79% và thuế CVD là 256,44% do có sử dụng thép cuộn cán nóng có xuất xứ Trung Quốc. Hình 3.4 : Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam với Mỹ và các thị trường khác Nguồn: Tổng cục Hải Quan Thứ hai, Việt Nam gia tăng nhập siêu trở lại từ thị trường Trung Quốc và hàng Việt Nam khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa. Năm 2019 nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng khá cao lên đến 75.5 tỷ USD (chiếm 29.8% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 15.2% trong khi xuất khẩu chỉ tăng 0,1% so với năm 2018 dẫn đến cán cân thương mại của nước ta với Trung Quốc bị thâm hụt rất lớn lên tới 34.04 tỷ USD. Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thâm hụt nhiều hơn trong năm 2019 là do (i) xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này gặp khó khăn; (ii) việc gia tăng đột biến xuất khẩu sang Mỹ khiến Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc gia tăng nhằm phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu (iii) hàng hóa của Trung Quốc không xuất sang được thị trường Mỹ do áp thuế chuyển hướng dịch chuyển sang Việt Nam. 423
  10. Bảng 3.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 2019 Nguồn: Tổng cục Hải quan, Vietdata Với chính sách phá giá đồng nhân dân tệ mà Trung Quốc đã thực hiện đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Đồng nhân dân tệ giảm giá làm cho mọi hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông, thủy sản của Việt Nam trở nên kém cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc nên xuất khẩu gặp khó khăn. Ngoài ra, xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc còn gặp nhiều trở ngại do nước này tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Việc nhập khẩu tiểu ngạch cũng bị siết chặt. Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Trung Quốc đạt 2.430 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,9% nhưng không tăng mà giảm 13.6% so với năm 2018. Hàng thủy sản mặc dù tốc độ tăng trưởng cao 22% trong năm 2019 nhưng giá trị xuất khẩu mang về từ thị trường Trung Quốc chỉ đạt 1.231 triệu USD(Bảng 3.1). Việc phá giá đồng nhân dân tệ khiến hàng nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn và cạnh tranh với hàng Việt Nam, đặc biệt là hàng tiêu dùng, làm gia tăng thâm hụt thương mại, đồng thời có thể làm gia tăng tình trạng buôn lậu. Hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bị hạn chế do bị Mỹ áp thuế, để giảm phụ thuộc vào Mỹ, duy trì năng suất, Trung Quốc đã có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa sang các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam , gây sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Vào thời điểm đó, các công ty Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các công ty Trung Quốc, bao gồm không chỉ thị trường xuất khẩu, mà cả thị trường nội địa. Ngoài ra, chuỗi cung ứng xuyên biên giới sẽ bị lung lay nếu Hoa Kỳ áp dụng thuế quan đối với Trung Quốc rộng rãi hơn. Các mặt hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam sẽ là những mặt hàng chịu thuế cao, khó vào thị trường Mỹ, trong đó có cả các linh, phụ kiện máy móc thiết bị lẫn hàng tiêu dùng như đồ gỗ, nội thất, hóa chất, nhựa, cao su, nông thủy sản và thực phẩm chế biến. Trong ngắn hạn sẽ tốt cho nhập khẩu hàng hóa trung gian cho sản xuất trong nước và hàng hóa tiêu dùng cuối cùng, tuy nhiên, về dài hạn sẽ gây ảnh hưởng đến các ngành sản xuất nội địa do cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ đó cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. 424
  11. Mỹ và Trung Quốc có khả năng sẽ gia tăng xuất khẩu vào các thị trường trung gian như Việt Nam để xuất khẩu vào thị trường còn lại để tránh thuế thông qua hoạt động tạm nhập-tái xuất, gửi kho ngoại quan hoặc trao đổi cư dân qua biên giới với Trung Quốc. Đáng lo ngại là do Mỹ chỉ áp dụng cơ chế “nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ” nên sẽ có nhiều khả năng hàng hóa Trung Quốc có thể tràn sang Việt Nam để làm giả xuất xứ để xuất khẩu sang Mỹ. Nếu không kiểm soát tốt hoạt động này, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị cả Mỹ và Trung Quốc áp dụng các biện pháp “chống lẩn tránh” như tăng cường kiểm soát hàng hóa thông quan, áp thuế, tăng cường các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, hoặc có các biện pháp trừng phạt với hành vi gian lận thương mại và do đó sẽ gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của cả ngành công nghiệp của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương quy mô gia tăng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay vào khoảng 12-15 tỷ USD, trong đó: (i) Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tập trung vào mặt hàng như: sắt thép (9,01 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 4,09 tỷ USD); phân bón (1,2 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 50%). (ii) Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như: đậu tương (708 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Mỹ là 330,8 triệu USD); thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn (40,2 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Mỹ là 12 triệu USD); thịt bò (410 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Mỹ là 56,22 triệu USD); phế liệu nhôm (khoảng 150 triệu USD); bông (2,36 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ thị trường Mỹ khoảng 1,2 tỷ USD) 3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu 3.2.1. Cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Cơ hội thay thế Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Mỹ Không ai kỳ vọng Việt Nam có thể soán ngôi Trung Quốc như là nhà xuất khẩu số một thế giới, nhưng Việt Nam dường như đang thay thế Trung Quốc trong một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ (Hình 3.5). Trong năm 2019, lượng hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng 34,8%, so với mức tăng 5,8% trong cả năm 2018. Trong khi đó, lượng hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thay đổi tỷ trọng trong nhập khẩu của Mỹ, điểm% Hình 3.5: Thay thế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc 2019 Nguồn:Cục Khảo sát thống kê Mỹ, dữ liệu nhập khẩu từ tháng 1-8/2019 425
  12. Có thể thấy, các hàng rào thuế quan chính là nguyên nhân lớn khiến Mỹ nhập ít hàng hóa từ Trung Quốc hơn. Máy tính, thiết bị điện thoại và các loại máy móc là những nhóm hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ có mức tăng trưởng nhanh nhất. Và đó cũng từng là những mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Mỹ từ Trung Quốc, Mông Cổ và Đài Loan trong năm 2018. Điều này cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ về các mặt hàng kể trên có thể đã bù đắp được sự sụt giảm về dòng chảy hàng hóa giữa Trung Quốc và Mỹ. Cơ hội thu hút FDI hỗ trợ cho sản xuất hàng xuất khẩu Xung đột thương mại Mỹ-Trung đã mang đến cơ hội về thu hút vốn FDI cho Việt Nam trước xu hướng dịch chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc nhằm tránh thuế trong năm 2019. Dự báo, trong năm 2020, phần lớn các khoản đầu tư vào sản xuất vẫn tiếp tục diễn ra ở châu Á trong đó có Việt Nam một phần nhờ vào nguồn lao động giá rẻ, sự tương đồng với Trung Quốc và thị trường nội địa đang phát triển mạnh. Việt Nam có nhiều lợi thế rõ ràng trong việc nổi lên là một địa chỉ thay thế hấp dẫn trước xu hướng dịch chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Cụ thể: Việt Nam có vị trí chiến lược thuận lợi: nằm ở trung tâm ASEAN, có hơn 3.000 km đường biển, kết nối tốt với Trung Quốc qua hê thống đường bộ tạo điều kiện để doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng lớn chuyển một số bộ phận sang sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn giữ được sự liên kết chặt chẽ với các đầu mối (hub) lắ ráp chủ chốt tại Trung Quốc; Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi thuế và thuê đất cho nhà đầu tư nước ngoài; Việt Nam có nguồn lao động rẻ dồi dào với tiền lương tối thiểu còn ở mức thấp (chỉ bằng 60% so với Trung Quốc và vẫn còn thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực ASEAN; Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào thương mại quốc tế với nhiều Hiệp định FTA song phương và đa phương. Đơn vị tính: USD/tháng Hình 3.6: Mức tiền lương của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á Nguồn: BVSC 426
  13. 3.2.2. Thách thức cho xuất khẩu của Việt Nam từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Thách thức do thặng dư thương mại với Mỹ Trong năm vừa qua, Việt Nam trở thành một trong bảy đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ cùng với lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng tới hơn 71 tỷ USD, Việt Nam nằm trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ. Ngày 14.1.2020, Bộ Tài chính Mỹ ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, đưa ra Danh sách 10 quốc gia cần giám sát thao túng tiền tệ gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italy, Ireland, Singapore, Malaysia, Thụy Sỹ và Việt Nam. Đây là lần thứ hai Việt Nam xuất hiện trong danh sách này, lần đầu tiên Việt Nam là vào tháng 5.2019. Trong Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, các tiêu chí này được lượng hóa cụ thể như sau: Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD; thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng. Sở dĩ Việt Nam tiếp tục lọt vào danh sách này là do đáp ứng một tiêu chí về thặng dư thương mại song phương (Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ 47 tỷ USD), còn các yếu tố khác như thặng dư cán cân vãng lai chỉ tương đương 1,7% GDP; can thiệp mua ròng trên thị trường ngoại tệ tương đương 0,8% GDP. Do vậy, NHNN nên cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan. Việc hạ thấp giá trị của đồng VND để tăng cường thương mại, thúc đẩy xuất khẩu sẽ là điều không nên làm trong thời điểm này. Thách thức trong lợi ích thu hút FDI trong việc hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu chưa cao Thực tế cho thấy, trong năm 2019, nhiều công ty nước ngoài đã chọn Việt Nam là điểm đến cho các nhà máy sản xuất qua đó, tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, 70% trong số đó là các công ty của Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Điều này đang gây bất lợi cho cạnh tranh của hàng Việt với hàng Trung Quốc ngay tại Việt Nam. Đó là lý do giải thích tại sao nhiều chuỗi bán lẻ mọc lên khi có thương chiến Mỹ- Trung và nhiều trong số đó bị phát hiện là hàng Trung Quốc chứ không phải hàng Việt. Hơn nữa, thách thức của Việt Nam cũng không hề nhỏ khi phải tuyệt đối tránh hiện tượng hàng Trung Quốc “mượn mác” hàng Việt như một cách để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ, tiêu biểu là các mặt hàng sắt thép, đồ gỗ nội thất, nhôm và dệt may. Giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với “mối đe dọa” này từ Trung Quốc. Giống như trường hợp thép nhập từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất, Mỹ sẵn sàng áp thuế rất cao đến 25% hoặc chặn hẳn các hàng Trung Quốc “mượn mác hàng Việt” ngay tại cửa khẩu Mỹ. Trong năm 2018 và 2019, Hải quan Việt Nam đã phát hiện khá nhiều vụ việc hàng hoá, doanh nghiệp Trung Quốc và cả Việt Nam có hành động “tẩy” xuất xứ như vụ doanh nghiệp FDI 100% vốn của người Trung Quốc nhập hơn 4 tỷ USD nhôm từ Trung Quốc sang Việt Nam để chuẩn bị xuất sang Mỹ, rất may số lượng nhôm gian dối này bị hải quan hai nước Việt - Mỹ phát hiện, ngăn chặn. Vụ việc thứ 2 là doanh nghiệp Asanzo bị Hải quan Việt Nam khẳng định làm giả con dấu, hồ sơ, nhập hàng Trung Quốc giả hàng Việt để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Cùng với đó là các vụ gian lận xuất xứ hàng hoá tiêu dùng như hàng may mặc của Khaisilk, Seven.AM Mỹ và các nhà đầu tư Tây Âu vẫn chưa đầu tư mạnh vào Việt Nam. Hiện giá trị đầu tư 427
  14. của Mỹ vào Việt Nam chỉ chiếm 2,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Việt Nam nhận được. Một trong những nguyên nhân là do Mỹ không có FTA với Việt Nam và Asean. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là “một trong số nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ và sự đa dạng hóa của chuỗi cung ứng” vào Việt Nam. Việt Nam hiện đang (i) thiếu hụt nguồn lao động trình độ cao, (ii) ngành công nghiệp hỗ trợ chưa đủ mạnh, (iii) cơ sở hạ tầng quá tải khiến thời gian vận chuyển hàng hóa lâu hơn so với các nước khác, (iv) logistics yếu và chi phí cao. Do đó chưa thể đáp ứng được làn sóng chuyển dịch từ các nhà đầu tư phương Tây và Mỹ khi các công ty đa quốc gia tìm cách đặt chuỗi cung ứng của họ bên ngoài Trung Quốc. 4. Kết Luận Những biện pháp bảo hộ - trả đũa qua lại nhau giữa hai nền kinh tế lớn Mỹ - Trung không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ mà còn tác động đến thương mại và tăng trưởng kinh tế thế giới trong đó có cả nền kinh tế nhỏ như Việt Nam. Đối với Việt Nam hai quốc gia này là hai đối tác thương mại lớn nhất với hai chiều đối lập. Nhiều năm qua, Mỹ luôn là thị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Ở chiều ngược lại, Trung Quốc trong nhiều năm qua luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Viêt Nam ngoại trừ năm 2018 đứng thứ 2 sau Hàn Quốc. Với đặc trưng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu dựa vào hoạt động xuất khẩu, Việt Nam không tránh khỏi các tác động tích cực cũng như có được những cơ hội và tác động tiêu cực cũng như các thách thức từ cuộc chiến tranh thương mại này. Do vậy chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng các cơ hội cũng như hạn chế tới mức thấp nhất các thách thức mà cuộc chiến tranh thương mại đem lại. Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đã tạo ra nhiều sự dịch chuyển mới trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Gần như hầu hết các loại hàng hóa trên thế giới này đều có hàm lượng Trung Quốc nhất định, vậy khi mà Mỹ và Trung Quốc đánh nhau, thì tất cả những điều này sẽ nằm trong bài toán kinh tế của các nước về lựa chọn thế nào. Đây là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, lại có liên hệ không chỉ với nhau mà với toàn cầu do đó hai nền kinh tế này tương tác đối chọi và đặc biệt cạnh tranh thương mại chắc chắn nó sẽ tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam cần chủ động vào lúc này để có thể đứng vững trong chuỗi hàng hóa xuất khẩu. Nếu Việt Nam muốn tìm được một vị trí tốt hơn, cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu này, không cách gì hơn là phải tiếp tục đổi mới, hội nhập, tăng cường năng lực và hiệu suất của nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo Việt Securities (2019), “Báo cáo cập nhật về thương mại Mỹ Trung”, Báo cáo chuyên đề 2. Đinh Văn Sơn (2019), “Bảo hộ thương mại và tác động đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam”, Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2019, NXB Thống Kê. 3. J. Scott Maberry (2018), “Of Course You Know, This Means War: A Strategic Update on the Trump Trade War” 4. Wayne M. Morrison (2018), “China-US Trade Issues”, Congressional Research Service Report 5. World Trade Organization và International Trade Centre UNCTAD/GATT., 2018. World tariff profiles. World Trade Organization. 428