Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Cao Bằng
Bạn đang xem tài liệu "Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- day_manh_xuat_khau_hat_dieu_sang_thi_truong_trung_quoc_qua_d.pdf
Nội dung text: Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Cao Bằng
- ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC QUA ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 经高平省促进腰果销向中国市场的活动 TS. Vũ Văn Hùng Trường Đại học Thương mại 商业大学博士 武文雄 Tóm tắt Bài viết được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang thúc đẩy hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh việc tăng cường hợp tác song phương, các hoạt động giao lưu, hợp tác tại khu vực biên giới giữa các tỉnh tiếp giáp nhau cũng không ngừng mở rộng, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Cao Bằng tiếp giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với hoạt động kinh tế cửa khẩu khá nhộn nhịp trong những năm qua đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội Cao Bằng và cả nước. Theo thống kê của Cục hải quan Cao Bằng, hoạt động xuất khẩu nông sản qua thị trường Trung Quốc trên địa bàn chủ yếu tập trung vào mặt hàng điều, mía cây, gạo, tiêu, hoa quả, Trong đó, nổi bật là xuất khẩu hạt điều. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu hạt điều, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Từ khóa: xuất khẩu hạt điều, thị trường Trung Quốc, Cao Bằng, nông sản 摘要 此文的背景出于越南和中国正在促进多方面的合作。在增强双方合作的同时, 边界地区的两国人民之间的交流合作活动也不断增加,特别是在贸易领域的活动。高 平与广西接壤,这些年来,这地区的经济活动较为热闹,对高平省和全国的经济社会 发展有大大的帮助。根据高平省海关局之统计数据,通过本地盘范围 越南向中国出口 的主要农产品包括腰果、甘蔗、大米、胡椒、水果等。其中最为主力的是腰果。本文 深入分析腰果出口情况,从而提出继续促进向中国出口此货品的措施。 关键词:出口腰果,中国市场,高平, 农产品 1. Đặt vấn đề Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có 332 km đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, với hai cửa khẩu chính (Tà Lùng, Trà Lĩnh), bốn cửa khẩu phụ (Sóc Giang, Pò Peo, Lý Vạn, Bí Hà), ngoài ra còn có các cặp chợ, điểm thông quan, lối mở biên giới. Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đã quy hoạch và đang xây dựng 3 khu kinh tế cửa khẩu là Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang; trong đó quy hoạch thị trấn Tà Lùng với mục tiêu xây dựng hình thành một đô thị biên giới hiện đại, văn minh. Hình thành các phân khu chức năng chủ yếu như: khu quản lý nhà nước; khu thương mại quốc tế; khu thương mại nội địa; khu công nghiệp chế biến lắp ráp; khu ở và các trung tâm phục vụ công cộng. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hợp tác phát triển kinh tế giữa tỉnh Cao Bằng với tỉnh 542
- Quảng Tây - Trung Quốc, nhất là trên các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ, Những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Cao Bằng với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc đã đạt được những kết quả tích cực; các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, đầu tư, quan hệ giao lưu thể thao - văn nghệ du lịch ngày càng được mở rộng và phát triển mà nổi bật là hoạt động thương mại hàng nông sản với những mặt hàng mà Việt Nam nói chung và Cao Bằng nói riêng có lợi thế như hạt điều, mía cây, gạo, tiêu, Trong đó, đặc biệt là hạt điều. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: xuất khẩu thiếu tính ổn định; một số mặt hàng phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu; hạ tầng thương mại đặc biệt là các khu cửa khẩu kém phát triển; trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa, kiểm định thông quan còn lạc hậu; Vì vậy, cần phải nghiên cứu đánh giá thực trạng, phân tích những lợi thế của Cao Bằng đưa ra những giải pháp phù hợp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản nói chung, hạt điều nói riêng sang thị trường Trung Quốc là vấn đề cần được xem xét một cách kỹ lưỡng, nhiều chiều. 2. Thực trạng xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.1. Những thành tựu đạt được Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới với nhiều năm gần đây đều giữ vị trí số 1. Nhìn chung, lượng và trị giá xuất khẩu của hạt điều tăng dần qua từng năm, sự phát triển của ngành điều ổn định cả về sản lượng trong nước và kim ngạch xuất khẩu. Công nghệ chế biến hạt điều Việt Nam chính là “báu vật”, “bí kíp” vì đã góp phần vào sự thành công của ngành điều trong vòng 20 năm trở lại đây, làm cho những quốc gia có ngành sản xuất chế biến điều trước chúng ta hàng trăm năm đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ chỗ xuất hạt điều thô giá trị thấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia chế biến nhân điều đứng thứ hai thế giới và xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới. Công nghệ chế biến điều Việt Nam là điều mà không chỉ các quốc gia có nền chế biến lâu đời như Ấn Độ và Brazil mà kể cả cộng đồng các quốc gia trồng điều ở châu Phi, vốn từ trước đến nay chỉ tập trung xuất khẩu điều thô, rất quan tâm. Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp dài nhất của Việt Nam với Trung Quốc, có nhiều cửa khẩu trong đó có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng. Góp phần vào thành công chung của ngành điều, hàng năm lượng điều xuất khẩu qua các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đóng góp một phần rất quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam. Điều này thể hiện rõ qua bảng 1. Bảng 1: Xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015 Hoa quả Nấm Quả khô Hạt điều Mía cây Gạo Hạt tiêu tươi hương các loại Năm 2011 Số lượng (Tấn) 40.461 5.024 25.693 Trị giá (USD) 117.993.887 244.268 14.813.748 Năm 2012 Số lượng (Tấn) 73.474 15.562 20.454 Trị giá (USD) 106.416.553 850.335 9.107.157 543
- Hoa quả Nấm Quả khô Hạt điều Mía cây Gạo Hạt tiêu tươi hương các loại Năm 2013 Số lượng (Tấn) 14.620 16.080 2.576 826 Trị giá (USD) 86.823.971 781.673 626.400 1.367.276 Năm 2014 Số lượng (Tấn) 1.749 6.820 6.599 Trị giá (USD) 11.108.746 336.237 2.660.564 Năm 2015 Số lượng (Tấn) 5.738 10.750 12.401 6.912 312 406 2.900 Trị giá (USD) 36.541.230 430.411 6.977.107 7.550.968 2.803.370 816.550 3.302.837 Nguồn: Cục Hải quan Cao Bằng Theo bảng 1, xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không thật sự đa dạng về mặt hàng và chủ yếu tập trung ở ba mặt hàng là điều, mía cây và gạo. Trong 5 năm trở lại đây, từ năm 2011 - 2015 theo thống kê của Cục hải quan Cao Bằng chỉ có năm 2013 có xuất khẩu mặt hàng hoa quả tươi với lượng và kim ngạch rất khiêm tốn. Đến năm 2015, mặt hàng xuất khẩu được mở rộng thêm đối với các mặt hàng như: tiêu, nấm hương và hoa quả khô. Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, mặt hàng điều có thể nói đã đóng góp một phần rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng nông sản theo thống kê, chiếm khoảng 80-90%. (chẳng hạn năm 2011: trị giá xuất khẩu hạt điều: 117.993.887 USD; trong khi tổng trị giá xuất khẩu 3 mặt hàng: điều, mía cây và gạo chỉ là: 193.051.903 USD). Bảng 2: Lượng và trị giá xuất khẩu hạt điều qua địa bàn tỉnh Cao Bằng và cả nước 2011 2012 2013 2014 2015 Lượng 40.461 73.474 14.620 1.749 5.738 (Tấn) Cao Bằng Trị giá 118,0 106,5 86,8 11,1 36,5 (Triệu USD) Lượng 178.000 233.000 257.000 306.000 316.000 (Tấn) Cả nước Trị giá 1.500,2 1.483,7 1630,5 2.000,3 2.420,0 (Triệu USD) Nguồn: 544
- Mặt hàng điều không chỉ đóng vai trò quan trọng trong tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông sản trên địa bàn Cao Bằng mà nó còn đóng vai trò quan trọng qua việc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trên phạm vi cả nước. Hay nói cách khác, các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối thông thương với quốc tế, với thị trường Trung Quốc. Bảng 3: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu chính của mặt hàng điều của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 Thị phần về kim ngạch (%) TT Quốc gia 2011 2012 2013 2014 2015 1 Hoa Kỳ 27,94 27,74 33,08 32,50 35,40 2 Trung Quốc 18,68 19,18 5,67 14,99 13,40 3 Hà Lan 15,16 11,91 9,67 11,23 12,80 4 Úc 7,15 7,12 6,05 5,68 5,10 5 Nga 3,74 3,61 3,59 2,86 4,50 6 Anh 3,39 3,43 3,12 3,72 4,30 7 Canada 3,30 3,34 3,84 3,70 3,60 8 Thái Lan 1,84 2,50 2,48 2,45 2,90 9 Đức 1,39 1,97 1,87 2,10 2,80 10 Ixraen 1,05 1,72 0,56 1,46 1,90 Nguồn: Hạt điều Việt Nam hiện có mặt trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường Hoa Kỳ vẫn đứng số 1 với thị phần xuất khẩu khoảng 40%, Trung Quốc: 20%, châu Âu: 20%, Đối với mặt hàng điều, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam là Trung Quốc, mặc dù xuất khẩu điều qua thị trường Trung Quốc được thực hiện thông qua nhiều cửa khẩu. Tuy nhiên, các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển hàng xuất khẩu, đặc biệt là cửa khẩu Tà Lùng và Trà Lĩnh và trong tương lai, với việc phát triển đồng bộ các hạ tầng, cũng như xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, và cải thiện các vấn đề thủ tục hành chính, thông quan, Cao Bằng hứa hẹn tiềm năng lớn trong xuất khẩu mặt hàng này qua thị trường Trung Quốc - Thị trường lớn thứ hai nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong một thập kỷ qua. 2.2. Một số hạn chế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng điều sang thị trường Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.2.1. Những hạn chế về sản xuất, chế biến và nguồn nguyên liệu - Trở ngại lớn đối với sự phát triển của ngành điều Việt Nam là tình trạng thiếu nguyên liệu của các nhà máy chế biến hạt điều. Việt Nam xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới nhưng cũng là quốc gia nhập khẩu điều rất nhiều từ các nước như: Nigeria, Indonesia, Ghana, Bờ Biển Ngà, Thực tế cho thấy, các nhà máy chế biến hạt điều phải mua một lượng lớn điều nguyên liệu từ các thương lái với giá tăng cao so với nhà vườn bán ra. Từ đó, cả người trồng điều và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều chịu thiệt thòi đáng kể. 545
- Bảng 4: Lượng và kim ngạch nhập khẩu hạt điều nguyên liệu giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng (Nghìn tấn) 350 328 643 579 795 Kim ngạch (Tỷ USD) 0,492 0,360 0,604 0,656 0,72 Nguồn: Bảng 4 cho thấy, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn điều nguyên liệu nhằm phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Lượng điều nguyên liệu nhập khẩu tăng dần qua các năm: từ năm 2011 là 350 ngàn tấn, năm 2012 giảm đôi chút là 282 ngàn tấn, năm 2013 tăng vọt lên 643 ngàn tấn và năm 2014 là 579 ngàn tấn. Điều này cho thấy rõ điểm yếu của mặt hàng điều là phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. - Một thực tế báo động trong tương lai, một khi đã nắm được công nghệ chế biến thì có thể các đối tác châu Phi sẽ hạn chế việc bán điều thô. Về phía Việt Nam, nếu thiếu nguyên liệu thì ngành chế biến điều Việt Nam với hàng trăm ngàn lao động sẽ mất việc làm, trong khi sản lượng điều thô chỉ đáp ứng hơn một nửa nhu cầu chế biến. Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định 39/2007/QĐ-BNN cũng chỉ rõ là ngành điều Việt Nam cần “giữ diện tích trồng điều ổn định từ nay đến 2020” và cố gắng “tập trung thâm canh, thay thế giống điều cũ bằng giống mới có chất lượng cao để tăng năng suất cây trồng”, như vậy nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu cho ngành điều ngày càng lớn hơn. - Khí hậu - thời tiết đã và sẽ diễn biến phức tạp, sâu bệnh gây hại điều vẫn luôn là khó khăn thường trực đối với ngành điều. Đất hiện trồng điều sẽ bị thu hẹp diện tích do chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng khác; mặt khác, một số diện tích đất bazan hoặc đất xám đang trồng điều có sẽ được nông hộ, trang trại chuyển sang các hệ thống canh tác khác hiệu quả cao hơn điều (cao su, cây ăn quả đặc sản, hồ tiêu, ). Do vậy, diện tích trồng điều đến 2020 có nguy cơ phải thu hẹp. 2.2. Những khó khăn về hạ tầng thương mại, cơ chế chính sách và sự phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn gặp nhiều khó khăn Tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh còn chậm, kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ. Hoạt động thương mại biên giới, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tuy phát triển nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu giá trị còn nhỏ bé, không ổn định, nguồn hàng xuất khẩu địa phương chưa nhiều. Môi trường kinh doanh tại các cửa khẩu chưa thuận lợi, do xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước hệ thống giao thông vẫn còn yếu kém, việc vận chuyển hàng hoá chỉ duy nhất là vận tải bằng đường bộ, chi phí vận chuyển cao. Hoạt động kinh tế đối ngoại, sự hợp tác đầu tư phát triển thương mại với tỉnh Quảng Tây Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Cao Bằng, cho đến nay vẫn là tỉnh nghèo, phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đời sống vật chất tinh thần của người dân còn thấp, tiềm năng và các thế mạnh của tỉnh chưa được khai thác một cách triệt để, đặc biệt thế mạnh về kinh tế cửa khẩu. Khoảng cách từ trung tâm đến các cửa khẩu còn khá xa lại chưa được hiện đại hóa hệ thống giao thông nên việc vận chuyển, giao thương hàng hóa với thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. 546
- Mặc dù chính quyền tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo sát sao trong điều hành công tác xuất nhập khẩu nhưng tình trạng ùn ứ hàng hóa vẫn xảy ra thường xuyên, gây nên những thiệt hại nhất là đối với nông sản. Việc ách tắc hàng hóa tại khu cửa khẩu còn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị ép giá, ép cấp, giảm chất lượng khi chờ thông quan. Lợi thế vùng biên tiếp giáp dài giữa Cao Bằng và Quảng Tây vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu quả nhất. Theo số liệu bảng 1, lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc tương đối lớn. Mặc dù, mặt hàng điều xuất khẩu nhiều sang thị trường Hoa Kỳ, Anh, Canada, nhưng rõ ràng đây là những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao, chi phí bảo quản, vận chuyển lớn cần tiếp cận và có thời gian chuẩn bị tốt nhất. Về cơ bản chúng ta cần tiếp tục coi trọng thị trường truyền thống như Trung Quốc - đây là thị trường lớn. Thuận lợi lớn cho Việt Nam là chúng ta có đường biên giới dài giữa Cao Bằng và Quảng Tây, nhiều cửa khẩu, điểm thông quan, lối mở thông thương, tạo ra sự thuận lợi tự nhiên cho việc xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch. Lợi thế này chưa được khai thác hết, giao dịch xuất nhập khẩu giữa Cao Bằng và Quảng Tây mới chủ yếu diễn ra theo tập quán thương mại biên giới, thiếu tính ổn định, thiếu sự ràng buộc giữa các bên theo thông lệ quốc tế dẫn đến rủi ro cao. Để khai thác hết tiềm năng xuất khẩu nông sản nói chung và hạt điều nói riêng, cần phải đẩy mạnh xuất khẩu thông qua hợp đồng thương mại quốc tế, giúp cho Cao Bằng khai thác hết các tiềm năng giao dịch biên mậu, phục vụ cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Về hạ tầng, cán bộ hoạt động tại các khu cửa khẩu, thông quan: kho, bãi, địa điểm tập kết hàng hóa, đường giao thông, điện chiếu sáng, trụ sở làm việc tại các cửa khẩu nhất là các cửa khẩu phụ, lối mở, điểm xuất hàng còn chậm được đầu tư xây dựng, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế, giao lưu, đối ngoại; một số dự án đầu tư trên địa bàn chậm triển khai; tại các cửa khẩu phụ, lối mở cơ chế quản lý giữa hai bên chưa được thống nhất đã hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, do đường giao thông đi lại một số cửa khẩu đã xuống cấp nghiêm trọng nhất là các cửa khẩu phụ, lối mở đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu. Trong công tác nghiệp vụ, một số ít cán bộ công chức năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa tích cực nghiên cứu cập nhật văn bản. Việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác chưa được đồng bộ, chưa phát huy được hiệu quả như trang thiết bị kiểm tra, giám sát, cân điện tử; các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác chống buôn lậu chưa đáp ứng được yêu cầu, hỏng hóc xuống cấp nhiều. 3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Cao Bằng 3.1. Quy hoạch sản xuất, chế biến; hình thành vùng sản xuất tập trung và đa dạng hóa sản phẩm điều Các vùng sản xuất điều tập trung hiện chưa định hình, còn phân tán ở nhiều địa phương. Sản xuất điều nguyên liệu trong nước chưa cung cấp đủ nhu cầu của các cơ sở chế biến hiện có. Hàng năm, các cơ sở chế biến thường phải nhập khẩu khoảng 25% tổng lượng điều nguyên liệu. Cần chuyển từ trồng điều dựa trên điều kiện tự nhiên sang trồng điều thâm canh, theo quy trình kỹ thuật đã được phê chuẩn. Cây điều thích hợp với người nghèo do vốn đầu tư ban đầu ít, yêu cầu về chăm sóc không cao, không quá tốn kém. Nhà nước cần hỗ trợ ngành điều triển khai rộng công tác khuyến nông kỹ thuật trồng điều tới các hộ dân trong vùng trồng điều. Củng cố chương trình nghiên cứu giống có sự hợp tác chặt chẽ của các ban ngành liên quan, bổ sung giống ở các vùng sinh thái nông nghiệp phù hợp cho sản xuất điều. Đẩy mạnh thực hiện các dự án phát triển giống điều, tập huấn kỹ thuật ghép giống, canh tác, 547
- chăm sóc, cho người trồng điều. Việc chọn giống nên tập trung vào chất lượng nhân (thành phẩm), khả năng kháng sâu bệnh, phát triển nhanh và năng suất cao. Cải tạo những diện tích trồng điều bằng giống cũ cho năng suất và chất lượng thấp, tăng cường diện tích trồng điều mới cao sản. Các doanh nghiệp chế biến điều không nên chủ quan về trình độ công nghệ đang có hiện nay, mà cần phải tiếp tục đầu tư để nâng cấp và hợp lý hóa các công đoạn sản xuất để giảm chi phí. Sắp xếp lại các cơ sở chế biến theo hướng không mở thêm công suất, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ, không đảm bảo VSATTP, thành lập các cơ sở chế biến đầu mối lớn, có thiết bị và công nghệ hiện đại, có tiềm lực kinh tế mạnh để sản xuất ra được những sản phẩm giá trị gia tăng, đủ sức cạnh tranh tại thị trường nước ngoài, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-08: 2009/BNNPTNT với cơ sở chế biến điều. Đa dạng hóa sản phẩm, chế biến sâu hơn sản phẩm từ hạt điều để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm của ngành điều Việt Nam hiện nay chủ yếu mới dừng lại ở hạt điều, mà chưa tập trung vào chế biến. Vì vậy, các cơ sở chế biến điều phải tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền chế biến các sản phẩm ăn ngay có nguồn gốc từ nhân điều, hoặc dây chuyền chế biến tinh dầu điều phục vụ công nghiệp thực phẩm. 3.2. Hiện đại hóa hạ tầng thương mại, hoàn thiện cơ chế chính sách xây dựng khu kinh tế cửa khẩu nhằm phục vụ cho xuất khẩu nông sản Ngày 11-3-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 20/2014/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có diện tích 30.130,34 ha, bao gồm 37 xã và 3 thị trấn thuộc 7 huyện biên giới của Cao Bằng. Ranh giới địa lý KKT cửa khẩu tiếp giáp với các huyện: Nà Po, Tịnh Tây, Long Châu, Đại Tân (Quảng Tây, Trung Quốc), với tổng chiều dài biên giới khoảng 200 km (trong tổng số 332 km đường biên giới của tỉnh Cao Bằng). Những cơ chế, chính sách nêu trên là nền tảng quan trọng để Cao Bằng mạnh dạn phát triển kinh tế cửa khẩu nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Cao Bằng cần tập trung nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư vào các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng các khu vực cửa khẩu để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu như: Dự án đường vào lối mở Nà Đoỏng; dự án Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Trà Lĩnh; dự án cải tạo, sửa chữa Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Tà Lùng; các dự án đường sá ra khu vực cửa khẩu như: Đường thị trấn cửa khẩu Tà Lùng; cửa khẩu Trà Lĩnh Các hạng mục này sẽ góp phần cải tạo và giúp cho các cửa khẩu và đường đi đến cửa khẩu ở Cao Bằng có bộ mặt khang trang hơn trước. Tập trung đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, tăng cường các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, nâng cao chất lượng xuất nhập khẩu. Thực hiện tốt quan hệ kinh tế thương mại với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc thúc đẩy thương mại song phương. Ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển hoàn thiện các khu kinh tế cửa khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp hai nước hợp tác kinh tế lâu dài với nhiều hình thức, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các khu kinh tế cửa khẩu. Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư, kinh doanh thương mại, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao giá trị xuất nhập khẩu nhất là các mặt hàng xuất khẩu địa phương, khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương nhân đầu tư, kinh doanh buôn bán qua các cửa khẩu biên giới. Tăng cường công tác nắm bắt thông tin thị trường, hàng hoá, thương nhân, tình hình hoạt động kinh tế biên giới 548
- trong đó có hệ thống kho hàng để cất trữ bảo quản hàng hoá tại cửa khẩu nhằm chủ động đối phó với sự biến động tại thị trường Trung Quốc. Trang bị thêm các phương tiện phục vụ bốc xếp hàng hoá tại các bến bãi giao nhận hàng hoá tại cửa khẩu và quy định về quản lý nhân lực bốc xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp tục chủ động phối hợp với phía Trung Quốc để cùng xử lý kịp thời và cụ thể các vấn đề phát sinh trong hoạt động thương mại biên giới. Định kỳ hàng năm tổ chức cuộc gặp cấp lãnh đạo hai bên, để trao đổi phương hướng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, trở ngại đối với hoạt động buôn bán song phương. 3.3. Tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại với các đối tác tại tỉnh Quảng Tây Công tác xúc tiến thương mại qua biên giới, hợp tác kinh tế đối ngoại cần được quan tâm hơn nữa thông qua việc tổ chức các cuộc hội đàm, hội thảo bàn về hợp tác phát triển kinh tế, tăng cường gặp gỡ giao lưu hữu nghị giữa các đoàn địa phương hai nước. Tỉnh Cao Bằng cần triển khai cụ thể các thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế với các thành phố của Trung Quốc như: thành phố Sùng Tả, Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch; mời các doanh nhân, doanh nghiệp hai nước tham gia các chương trình hội chợ, lễ hội được luân phiên tổ chức giữa hai bên. Tăng cường tổ chức, mời thương nhân tham gia hội chợ, hội thảo quốc tế Trung - Việt. Qua đó, sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp hai nước tham gia, góp phần tích cực trong việc mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế. Cả hai nước đều là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, cùng với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, quan hệ thương mại Việt - Trung nói riêng, quan hệ trao đổi thương mại biên giới Cao Bằng - Quảng Tây nói riêng chắc chắn sẽ ngày càng thuận lợi, đây là cơ hội để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa hai địa phương tiếp tục phát triển phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế. Các nhà quản lý, các doanh nghiệp hai nước cần tăng cường trao đổi, chia sẻ đề xuất những kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng sôi động hơn và hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại hai bên, góp phần xây dựng vùng biên giới ngày càng giàu đẹp và trở thành những điểm sáng đặc biệt trên biên giới Việt - Trung. Để tận dụng cơ hội thuận lợi này, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh, Cao Bằng cần phải phát huy cao nội lực, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chương trình giải pháp đề ra, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương; tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là đầu tư nước ngoài và lĩnh vực nông sản, kết cấu hạ tầng thương mại, và các công trình phục vụ kinh tế cửa khẩu. Xuất khẩu hạt điều nói riêng và nông sản nói chung sẽ mang lại hiệu quả rất lớn nếu Cao Bằng tận dụng được lợi thế về vị trí địa lý trên cơ sở xây dựng Cao Bằng trở thành trung tâm logistics lớn kết nối giữa Việt Nam, ASEAN và 6 tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Cao Bằng giáp với thành phố Bách Sắc với số dân khoảng 4,5 triệu người, thu ngân sách hàng năm trên 100.000 tỷ đồng, đồng thời là trung tâm nông nghiệp của Trung Quốc. Từ thành phố Bách Sắc đi Bắc Kinh hàng ngày có chuyến tàu chuyên chở hàng nông sản. Các tuyến đường cao tốc từ Trùng Khánh đến giáp biên giới Cao Bằng dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015. Nếu tận dụng được lợi thế này, hai bên có thể xây dựng chiến lược hợp tác về nông sản, tức là tổ chức nghiên cứu những mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất khẩu nhiều sang thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng mà một trong số đó là hạt điều và có kế hoạch đặt hàng theo nhu 549
- cầu. Thông qua tuyến đường này, Cao Bằng sẽ kết nối với các tỉnh phía Bắc, phía Nam của Việt Nam cung cấp nông sản và tổ chức đặt hàng, và đặc biệt mặt hàng điều của các tỉnh phía Nam sẽ được tổ chức xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc thông qua con đường này. Khi đó, lượng nông sản nói chung và hạt điều nói riêng thông qua Cao Bằng sẽ lớn hơn rất nhiều hiện tại, đồng thời khắc phục tình trạng ùn tắc nông sản ở một số cửa khẩu trong thời gian qua. Như vậy, từ việc trở thành “cầu nối” với các nước ASEAN và 6 tỉnh Tây Nam Trung Quốc, tỉnh Cao Bằng có thể sẽ giải được bài toán tiêu thụ nông sản cho nông dân cả nước và nông dân Cao Bằng trong việc giao thương biên giới. 4. Kết luận Trung Quốc, trong nhiều năm trở lại đây là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn thứ hai của Việt Nam (chỉ sau Hoa Kỳ), điều đó nói lên tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu hạt điều - ngành nông sản mũi nhọn của Việt Nam. Thực tế thống kê cho thấy, tỷ trọng hạt điều xuất khẩu thông qua địa bàn tỉnh Cao Bằng chiếm tỷ trọng khá lớn. Tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này là cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung. Cao Bằng đang đứng trước nhiều thuận lợi: sự ủng hộ về mặt chính sách của Chính phủ khi được phê duyệt thành lập khu kinh tế cửa khẩu tại Quyết định 20/2014/QĐ-TTg; thuận lợi về mặt vị trí địa lý khi nằm trong khu vực có thể kết nối thị trường nông sản lớn của Trung Quốc thông qua liên kết với các nước ASEAN và 6 tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Vì thế, xuất khẩu nông sản nói chung và hạt điều nói riêng đang đứng trươc cơ hội lớn để gia tăng cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới nếu như tỉnh Cao Bằng tận dụng được những lợi thế trên và thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ./. Tài liệu tham khảo 1. Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng. 2. Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (2011), “Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012”. 3. Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (2012), “Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013”. 4. Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (2013), “Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2014”. 5. Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (2014), “Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2015”. 6. Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (2015), “Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2016”. 7. 550