Đề cương ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần 2) - Năm học 2013-2014

pdf 18 trang haiha333 07/01/2022 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần 2) - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần 2) - Năm học 2013-2014

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Phần 2) (Dùng cho năm học 2013-2014) Câu 1. Trình bày khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa. - Khái niệm hàng hóa: Là một sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó cua con người thông qua trao đổi, mua bán. - Hai thuộc tính của hàng hóa:  Giá trị sử dụng: hay còn được gọi là công dụng của hàng hóa là thuộc tính của nó mà thỏa mãn, phục vụ được nhu cầu nào đó của con người, do thuộc tính tự nhiên quy định nên đây là một phạm trù vĩnh viễn.  Giá trị của hàng hóa là mức lao động hao phí khi sản xuất ra hàng hóa đó hay lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, do thuộc tính xã hội quy định nên đây là phạm trù lịch sử; giá trị của hàng hóa gắn liền với giá trị trao đổi. Câu 2. Trình bày khái niệm lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. - Khái niệm: Giá trị hàng hóa được xét về 2 mặt là chất và lượng. Chất giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị hàng hóa do lượng lao động hao phí đế sản xuất ra hàng hóa đó quyết định và được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết ( là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với 1 trình độ kỹ thuật, trình độ khéo léo, cường độ lao động trung bình và hoàn cảnh xã hội nhất định) - Các nhân tố ảnh hưởng:  Năng suất lao động: Là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số sản phẩm sản xuất trong 1 đơn vị thời gian hoặc thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm.
  2. Có 2 loại NSLĐ là NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội ( ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa) Lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa tỉ lệ thuận với số lao động kết tinh và tỉ lệ nghịch với NSLĐ xã hội ( NSLĐ xã hội càng tăng => thời gian lao động xã hội cần thiết càng giảm => lượng giá trị cũng giảm) NSLĐ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo của tay nghề, sự phát triển của KH-KT, và trình độ ứng dụng những thành tự KH-KT vào sản xuất, hiểu quả của tư liệu sản xuất, )  Mức độ phức tạp của lao động: lao động giản đơn và lao động phức tạp Lao động giản đơn là sự hao phí lao động 1 cách đơn giản mà bất kỳ ai có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tập là loại lao động cần phải thông qua quá trình đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề. Vậy, cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau thì lao động phức tạp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Câu 3. Trình bày nội dung quy luật giá trị và tác động của quy luật giá trị. - Nội dung quy luật:  Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị  Việc trao đổi và sản xuất hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hóa, thì mỗi người tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị hàng hóa lại được quyết định bởi hao phí xã hội cần thiết vì vậy để bù đắp được vốn và có lãi người sản xuất phải điều chỉnh sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với chi phí mà xã hội chấp nhận được. Trao đổi thì phải dựa theo nguyên tắc ngang giá chung.
  3.  Ngoài giá trị, thì giá cả hàng hóa còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền => tác động làm giá cả tách rời với trục giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó - Tác động của quy luật:  Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: thông qua sự biện động của giá cả trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu  Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng NSLĐ, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển  Thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa sản xuất thành giàu – nghèo Câu 4. So sánh công thức lưu thông của tư bản và công thức lưu thông của hàng hóa. - Công thức chung của tư bản: Được chia là 2 loại là giản đơn và tư bản.  Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền được coi là vật trung gian, bắt đầu bằng việc bán và kết thúc bằng việc mua, giá trị sử dụng của hàng hóa là thứ được hướng đến và giá trị sử dụng của 2 loại hàng hóa này phải khác nhau. Mục đích của vận động này kết thúc ở giai đoạn thứ 2 khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà họ mong muốn  Trong lưu thông hàng hóa tư bản thì hàng hóa được coi là vật trung gian, bắt đầu bằng việc mua và kết thúc bằng việc bán, giá trị là mục đích được hướng đến và giá trị này phải tăng lên so với lúc ban đầu nhà tư bản bỏ ra để mua hàng hóa. Sự vân động này không có điểm kết thúc vì sự lớn lên của giá trị thặng dư là không có giới hạn. Câu 5. Trình bày khái niệm hàng hóa sức lao động, điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa. - Khái niệm hàng hóa sức lao động: là toàn bộ thể lực, trí lực, nhân cách của con người trong hoạt động sản xuất để tạo ra những vật có ích - Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:  Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động như 1 loại hàng hóa
  4.  Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất trở thành người “vô sản” và buộc phải bán sức lao động của mình để tồn tại Câu 6. Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động. - Hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính cơ bản:  Giá trị hàng hóa sức lao động: Do thời gian lao động xã hội cần thiết đê sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Muốn vậy thì người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở, gia đình, con cái => được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động. Giá trị này còn bao hàm có yếu tố tinh thần và lịch sử vì nhu cầu tiêu dùng của công nhân không chỉ về vật chất mà còn cả tinh thần, văn hóa, và nó phụ thuộc vào lịch sử từng thời kỳ, địa lý, khí hậu nơi đó. Lượng giá trị hàng hóa sức lao động được quy định bởi giá trị những tư liệu sinh hoạt veefvaajt chất, tinh thần để tái sản xuất sức lao động cho công nhân, duy trì đời sống của bản thân và gia đình người công nhân và phí tổn đào tạo người công nhân đó  Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động: Sản xuất ra 1 hàng hóa có giá trị lướn hơn giá trị của sức lao động, là nguồn gốc sinh ra giá trị => là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản và là điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản. Câu 7. Trình bày khái niệm giá trị thặng dư, so sánh phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối. - Khái niệm giá trị thặng dư: là bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị tư bản chiếm không - Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi NSLĐ xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi - Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách tăng NSLĐ, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư ngay lên trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ.
  5. Câu 8. Trình bày bản chất của tư bản, vai trò của tư bản bất biến và tư bản khả biến trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư. - Bản chất của tư bản:  Tư bản không phải 1 vật mà là 1 quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người với người trong quá trình sản xuất, có tính chất tạm thời trong lịch sử  Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê  Vậy, bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó GCTS chiếm đoạt giá trị thặng dư do GCCN tạo ra. - Vai trò của TBBB và TBKB:  TBBB (C) là bộ phận tư bản chuyển hóa thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn chuyển hóa vào sản phẩm, tức là không thay đổi giá trị về lượng của nó => là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư  TBKB (V) là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng => đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. Câu 9. Tại sao sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. - Mỗi phương thức sản xuất đều có 1 quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật kinh tế phản ánh mối quan hệ bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Theo C.Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất TBCN. - Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sực lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của CNTB – quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư chính là nguồn gốc làm giàu cho các nhà tư bản.
  6. - Mục đích sản xuất của CNTB không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị thặng dư và sự tăng lên của nó. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản. Nhà tư bản muốn sản xuất ra hàng hóa có chất lượng tốt đến đâu cũng chỉ bởi vì họ muốn thu được nhiều hơn nữa giá trị thặng dư. Câu 10. Tích lũy TB là gì? những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy TB. - Tích lũy tư bản : Là là sự chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư thành tư bản hay tư bản hóa giá trị thặng dư - Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản:  Trường hợp 1: Khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành 2 quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Nếu tỷ lệ quỹ này tăng lên thì quỹ khác sẽ giảm xuống  Trường hợp 2: Nếu tỉ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đã được xác định thì lại phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư mà khối lượng giá trị thặng dư lại phụ thuộc vào những yếu tố sau: Trình độ bóc lột sức lao động bằng các biện pháp: tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian lao động, cắt giảm tiền lương công nhân. Thời gian công nhân tạo ra giá trị thặng dư được kéo dài nhưng chí phí lại bị cắt giảm => Khối lượng giá trị thặng dư càng lớn và quy mô tích lũy tư bản cũng càng lớn. Trình độ NSLĐ xã hội: tăng lên cùng những yếu tố vật chất để biến thành giá trị thặng dư thành tư bản mới nên làm tăng quy mô tích lũy tư bản Sự chênh lệch giữa tư bản đã được sử dụng và tư bản tiêu dùng Quy mô của tư bản ứng trước. Nếu trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư do tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước nhất là quy mô của TBKB càng lớn thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn tạo điều kiện tăng thêm quy mô tích lũy TB Câu 11. Phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động.
  7. - Tư bản cố định: Là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng máy móc thiết bị, nhà xưởng, tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó lại không chuyển hết 1 lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất. TBCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn. Có 2 loại hao mòn đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. - Tư bản lưu động: Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động, giá trị của nó được chuyển hóa toàn bộ cho nhà tư bản sau mỗi 1 quá trình sản xuất, khi hàng hóa đã được bán. Câu 12. Trình bày nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập tring sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến 1 mức nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau - Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ KH-KT đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. - Vào những năm 30 của thế kỷ XX, hàng loạt những thành tự KH-KT mới ra đời như: lò luyện kim mới đã tạo nên sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hóa chất mới như H2SO4, thuốc nhuộm,.v.v; máy móc mới ra đời ( động cơ điezen, máy phát điện, máy tiện, máy phay ) và hàng loạt những phương tiện giao thông vận tải mới được phát triển ( xe hơi, tàu thủy, xe điện, máy bay, đặc biệt là đường sắt); 1 mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới, mặt khác dẫn đến tặng NSLĐ, tặng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn - Trong điều kiện phát triển của KH – KT, sự tác động của các quy luật kinh tế của CNTB như quy luật giá trj thặng dư, quy luật tích lũy,.v.v. ngày càng
  8. mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn. - Cạnh tanh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiễn kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời cạnh tranh gay gắt kiến cho các tư bản vừa và nhỏ phả sản, còn tư bản lớn thì phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng lớn. - Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ giới TBCN làm phá sản hàng loại cí nghiệp vừa va nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản. - Sự phát trển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức động quyền. Câu 13. Trình bày những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác và điều kiện lịch sử mới của thế giới, V.I.Lênin đã chứng mình rằng CNTB đã bước sang giai đoạn mới là CNTB độc quyền. Người đã nêu ra 5 đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền như sau: - Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền Tư bản tài chính và bọn đầu xỏ tài chính Xuất khẩu tư bản Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc Câu 14. Trình bày nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nguyên nhân ra đời:  Tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi cần có 1 sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, yêu cầu kế hoạch hóa tập trung từ 1 TT.
  9.  Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, nghien cứu khoa học cơ bản, đòi hỏi nhà nước tư sản phải đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn  Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa GCTS vs GCVS và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân,  Cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột về lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đo đòi hỏi phải có 1 sự phối hợp giữa nhà nước của các quốc gia tư sản để điều tiết quan hệ chính trị và quan hệ quốc tế.  Chiến tranh thế giới cùng với tham vọng chiến thắng trong chiến tranh, đối phó với xu hướng XHCN mà Cách mạng Tháng 10 Nga là tiếng chuông báo hiệu bắt đầu 1 thời đại mới làm cho nhà nước tư bản độc quyền phải can thiệp vào kinh tế  Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh củ nhà nước tư sản thảnh một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó thì nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB. Như vậy, CNTB độc quyền nhà nước là 1 quan hệ KT-CT-XH chứ không phải là 1 chính sách trong giai đoạn độc quyền của CNTB. Câu 15. Trình bày những hình thức biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
  10. - Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước - Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước - Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản Câu 16. Trình bày khái niệm giai cấp công nhân, nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. - Khái niệm giai cấp công nhân (GCCN):  GCCN xuất thân từ nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội, là sản phẩm của nền đại công nghiệp, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến và phương thức sản xuất hiện đại.  GCCN gồm 2 đặc trưng cơ bản: Phương thức lao động: GCCN là tập đoàn người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất mang tính chất công nghiệp hiện đại, ngày càng có trình độ xã hội hóa cao Địa vị trong hệ thống sản xuất TBCN: là những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động của mình cho tư bản và bị CNTB bóc lột giá trị thặng dư. - Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN: Về mặt khách quan thì GCCN là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ TBCN lỗi thời và các chế độ áp bức bóc lột khác để xây dựng một xã hội mới – xã hội XHCN, Cộng Sản Chủ Nghĩa - Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN.  Địa vị KT-XH của GCCN: Là bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất (LLSX) Do không có tư liệu sản xuất nên họ phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản và bị tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ bị lệ thuộc vào quá trình phân phối kết quả lao động của chính mình => về mặt lợi ích thì GCCN là giai cấp đối kháng trục tiếp với GCTS. Về bản chất thì họ lại là lực lượng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức bóc lột của TBCN. Điều kiện sinh hoạt
  11. khách quan của họ quy địng rằng GCCN chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi CNTB, trong cuộc cách mạng ấy họ không mất gì ngoài xiềng xích mà laij có được cả thế giới GCCN có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động và các tầng lớp khác trong xã hội nên họ có thể tập hợp, đoàn kết và lãnh đạo đông đảo quần chúng tham gia.  Đặc điểm CT-XH của GCCN: Là giai cấp tiên phong cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để nhất: họ là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ, được trang bị bởi một lý luận khoa học, cách mạng và luôn dẫn đầu trong các phong trào cách mạng xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ. Là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao: Trong nền đại công nghiệp hiện đại với phương thức sản xuất theo dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương đòi hỏi giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động; cùng với nhịp sống đô thị tập trung đã tạo nên tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cho họ Là giai cấp có bản chất quốc tế: GCTS không chỉ bóc lột GCCN trong nước mà còn tiến hành bóc lột GCCN ở các nước thuộc địa. Hơn thế nữa, sản xuất ngày càng phát triển và mang tính toàn cầu hóa, nhiều sảm phâm không phải là kết quả sản xuất của 1 nước mà là của nhiều quốc gia. Vì thế phong trào đấu tranh của GCCN không chỉ diễn ra đơn lẻ ở một xí nghiệp, mỗi quốc gia mà trên toàn thế giới. Câu 17. Trình bày quy luật ra đời của Đảng Cộng sản, vai trò của Đảng Cộng sản với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. - Quy luật ra đời của Đảng: - Vai trò của Đảng Cộng sản:  Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả giai cấp, dân tộc.
  12.  Đảng đem lại sự giác ngộ, sức mạnh đoàn kết, nghị lực cách mạnh, trí tuệ và hành động, cách mạng cho toàn bộ giai cấp  Đảng đề ra mục tiêu, phương hướng, đường lối chính sách đúng đắn, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, hoàn cảnh lịch sử.  Đảng giáo dục, giác ngộ, tổ chức lãnh đạo toàn dân thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN Câu 18. Trình bày khái niệm và nguyên nhân của cách mạng XHCN. - Khái niệm:  Cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng nhằm thay thế CNTB đã lỗi thời bằng CNXH, trong cuộc đấu tranh cách mạng đó thì giai cấp công nhân có vai trò lãnh đạo đông đảo quân chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội mới dân chủ, công bằng, văn minh.  Theo nghĩa hẹp thì đây là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc GCCN cùng nhân dân lao động lên nắm chính quyền và xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của GCCN và nhân dân lao động  Theo nghĩa rộng thì đây là một cuộc cách mạng với 2 thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và sau đó GCCN và nhân dân lao động sẽ dùng nhà nước đó để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. - Nguyên nhân:  Do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lạc hậu, lỗi thời vì vậy đòi hỏi khách quan là phải có một cuộc cách mạng nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời và sự kìm hãm của nó, mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất với một quan hệ sản xuất mới  Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, mang tính xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất TBCN về tư liệu sản xuất, kèm theo đó là quy luật cạnh tranh, vô chính phủ dưới chế độ TBCN dẫn tới khủng hoảng
  13. thừa, buộc doanh nghiệp phải ngừng sản xuất => công nhân thất nghiệp, đứng lên đấu tranh chống lại GCTS => tiến hành cách mạng XHCN xóa bỏ chế độ cũ mở ra một xã hội mới. Câu 19. Trình bày tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH. Câu 20. Trình bày đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa. Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa: - Cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội XHCN là nền đại công nghiệp - Chủ nghĩa xã hội xáo bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - Xã hội XHCN là 1 chế độ xã hội tạo được cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới - Xã hội XHCN là 1 chế độ xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc ơ bản nhất:  Mỗi người lao động sẽ nhân được từ xã hội 1 số lượng sản phẩm tiêu dùng theo giá trị tương đương với số lượng, chất lượng, hiệu quả lao động mà họ đã tạo ra cho xã hội sau khi đã trừ đi 1 khoản đóng góp chung cho xã hội.  Ngoài ra thì người lao động còn được phân phối theo phúc lơi xã hội. bằng thu thuế và những đóng góp khác của xã hội nhà nước xã xây dựng các bệnh viện, trường học, đường giao thông phục vụ cho người trong xã hội - XH XHCN là 1 XH mà trong đó nhà nước mang bản chất GCCN, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc  Mang bản chất là GCCN vì nhà nước XHCN là cơ quan quyền lực tập trung của GCCN và nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản nhằm bảo vệ lợi ích của GCCN và nhân dân lao động; thực hiện trấn áp những thế lực phản động, chống đối CNXH  Có tính nhân dân rộng rãi: Nhà nước này là tập hợp đại biểu các tầng lớp nhân dân, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện để
  14. nhân dân tham gia ngày càng nhiều vào công việc của nhà nước với tinh thần tự giác, tự quản  Tính dân tộc sâu sắc: GCCN là đại diện chân chính cho dân tộc,có những lwoji ích cơ bản thống nhất với lợi ích dân tộc - XH XHCN là 1 XH đã thực hiện được sự giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột, thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện : XH XHCN đã thực hiện xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, cùng vơi sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thực hiện việc xóa bỏ đối kháng giai cấp, xóa bỏ bóc lột Câu 21. Trình bày tính tất yếu và nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Tính tất yếu của liên minh:  Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, liên minh công nông là tất yếu, nó được xem như là nguyên tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng XHCN  Cơ sở khách quan đảm bảo sự liên minh vững chắc lâu dài giữa GCCN và nông dân là: Trong xã hội TBCN, GCCN, GCND, cũng như nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao động, đều bị áp bức bóc lột. Trong quá trình xây dựng CNXH, nền kinh tế quốc dân là một thể chế thống nhất nhiều ngành nghề . Nhưng công và nông nghiệp là 2 ngành sản xuất chính trong xã hội. Do đó cần có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì 2 ngành kinh tế này cũng như nhiều ngành kinh tế khác mới phát triển được Xét về mặt chính trị - xã hội, GCCN, GCND và các tầng lớp lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng và bảo vệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. - Nội dung của liên minh:
  15.  Về chính trị: Giành lấy chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động. Đoàn kết gắn bó chặt chẽ giữa GCCN với GCNN và các tầng lớp lao động khác trở thành lực lượng các mạng to lớn để bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được, bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; xây dựng và bảo vệ nhà nước XHCN, vì lợi ích của GCCN với GCND, các tầng lớp lao động khác và của cả dân tộc  Về kinh tế: Là nội dung cơ bản, quyết định nhất là cơ sở vật chất kĩ thuật vững chắc của liên minh, biểu hiện ở chỗ kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của công nhân và nông dân  Về tư tưởng – văn hóa: là một nội dung quan trọng. - Nguyên tắc: Đảm bảo vai tò lãnh đạo của GCCN; tính tự nguyện; kết hợp đúng đắn các lợi ích. Câu 22. Trình bày khái niệm và bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa - Khái niệm:  Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người. Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột, bất công  Dân chủ với tư cách là 1 phạm trù chính trị, gắn với 1 kiểu nhà nước và 1 giai cấp cầm quyền thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung”  Là 1 hẹ giá trị phản ánh trình độ phát triển của các nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình gải phóng xã hội, chống lại áp bức, nô dịch tiến tới tự do, bình đẳng - Bản chất:  Về chính trị: Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, biểu hiện, nền dân chủ đó đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản  Về kinh tế: nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội
  16.  Về xã hội: Trong xã hội có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, có sức động viên thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xay dựng xã hội mới. Mọi công dan đều được bầu cử, ứng cử và đề cử vào cơ quan nhà nước các cấp. Câu 23. Trình bày khái niệm dân tộc và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giải quyết vấn đề dân tộc. - Khái niệm dân tộc:  Theo nghĩa hẹp: Dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó ó những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, ngôn ngữ chung và các nét văn hóa đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiejn sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng người đó => Các tộc người  Theo nghĩa rộng: chỉ 1 cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của 1 quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, truyền thống văn hóa chung, truyền thống đấu tranh chung trong qua trình dựng nước, giữ nước và bảo vệ đất nước => Quốc gia – dân tộc. - Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân tộc: Thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong 1 quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội  Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Đây là quyền thiêng liêng. Dù là dân tộc nhiều hay ít người, trình độ phát triển cao hay thấp thì đầu có quyền và nghĩa vụ như nhau. Không có đặc quyền cho bất kì dân tộc nào  Các dân tộc được quyền tự quyết: Là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển KT-XH-CT của dân tộc mình  Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Thể hiện bản chất quốc tế của GCCN, có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp gải phóng dân tộc
  17. Câu 24. Trình bày khái niệm tôn giáo, những nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Khái niệm tôn giáo:  Tôn giáo là 1 hiện tượng XH ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết cộng đồng người trong lịch sử hàng nghìn năm qua.  Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. Về bản chất tôn giáo là là 1 hiện tượng XH phản ánh sự bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên tôn giáo cũng chứa đựng 1 số giá trị phù hợp với đạo đức và đạo lý con người.  Hình thái phát triển đầy đủ của tôn giáo bao gồm: ý thức tôn giáo và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó - Nguyên nhân tồn tại:  Nguyên nhân nhận thức: Vẫn còn nhiều những hiện tượng TN, Xh và con người mà KH chưa lý giải được, trình độ dân trí chưa cao => tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh  Nguyên nhân kinh tế: nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp trong Xh, sự bất bình đẳng vẫn còn diễn ra trong đời sống hiệ n thực => sự cách biệt về đời sống vật chất và tinh thần giữa các nhóm dân cư tồn tại phổ biến, yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ => con người thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong những thế lực siêu nhiên  Nguyên nhân tâm lý: Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời cùn với lịch sử nhân loại, trở thành niềm tin và lối sống, phong tục tập quán và tình cảm của đông đảo quần chúng nhân dân.  Nguyên nhân chính trị - xã hội: Có những nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với CNXH, với chủ trương và đường lối, chính sách của nhà nước XHCN.  Nguyên nhân văn hóa: Đáp ứng được 1 phần nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng XH, giáo dục ý thức, phong cách và lối sống của cộng
  18. đồng. Những nghi lễ tín ngưỡng cũng với những lời răn chuẩn mưc đạo đức phù hợp với quan niệm của mỗi loại tôn giáo đã lôi cuốn 1 bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân Câu 25. Trình bày những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giải quyết vấn đề tôn giáo. - Tín ngưỡng tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp, do đó những vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng và tôn giáo cần được xem xét và giải quyết cẩn trọng, cụ thể và chuẩn xác có tính nguyên tắc như sau:  Khắc phụ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.  Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không khí tín ngưỡng của mọi công dân. Phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.  Thực hiện đoàn kết những người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng  Phân biệt rõ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo  Phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.