Đề tài Bộ bài tây theo phong cách tranh đông hồ

pdf 27 trang haiha333 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Bộ bài tây theo phong cách tranh đông hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_bo_bai_tay_theo_phong_cach_tranh_dong_ho.pdf

Nội dung text: Đề tài Bộ bài tây theo phong cách tranh đông hồ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO TƯ DUY CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ KỸ THUẬT Đề tài: BỘ BÀI TÂY THEO PHONG CÁCH TRANH ĐÔNG HỒ NHÓM: FUN BOYS GVHD: TS. PHÙNG THỊ KIỀU HÀ Sinh viên thực hiện MSSV NGUYỄN VĂN KHOA 20172633 TRẦN DUY HÙNG 20194070 NGUYỄN THANH HỒNG 20183752 ĐỖ VĂN HIẾU 20173871 Hà Nội, 6/2021
  2. LỜI NÓI ĐẦU Tranh Đông Hồ là một trong những sản phẩm độc đáo, sáng tạo của người Việt Nam. Tranh Đông Hồ hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có. Chỉ với 4 màu cơ bản: đen, vàng, đỏ, xanh, các nghệ nhân vẫn làm nên những bức tranh hết sức sống động, hài hòa và vô cùng độc đáo. Chơi bài là một trong những trò chơi được yêu thích nhất bởi tất cả mọi người thuộc mọi độ tuổi ở khắp nơi trên thế giới. Để chơi bài ta chỉ cần những bộ bài vô cùng nhỏ gọn, dễ mang theo và luật chơi cũng đơn giản không kém. Tuy nhiên, hiện nay, chũng ta đã quá quen thuộc với những bộ bài có thiết kế cũ kĩ, thiếu sự độc đáo, sáng tạo. Với mong muốn tôn vinh được giá trị văn hóa, sự sáng tạo của người Việt, nhóm chúng em quyết định sẽ chọn chủ đề thiết kế một bộ bài tây với phong cách tranh Đông Hồ. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã cố gắng rất nhiều để có được sản phẩm tốt nhất có thể. Rất mong được cô và các bạn nhận xét và đóng góp ý kiến để sản phẩm của chúng em có thể trở nên tốt hơn.
  3. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ i QUY TRÌNH THIẾT KẾ 1 Chương 1: Empathize 1 1.1 Câu hỏi đưa ra phỏng vấn, khảo sát 1 1.2 Phỏng vấn và khảo sát ý kiến người dung 1 1.2.1 Đối tượng phỏng vấn 1 1.2.2 Phản hồi của khách hàng 1 1.3 Persona Canvas 3 1.4 Empathy maps 4 Chương 2: Define 6 2.1 Tóm tắt thiết kế ( POV+HMW ) 6 2.1.1 POV 6 2.1.2 HMW 6 2.2 Bản đồ các bên liên quan 7 2.3 Bản đồ bối cảnh 8 2.4 Customer Journey Map 9 Chương 3: Ideate 10 3.1 Ý tưởng / khái niệm 10 3.2 Phác thảo 12 3.3 Phương pháp phân kỳ 13 3.3.1 Thăm dò ban đầu 13 3.3.2 Đẩy tới hạn 14 3.4 Phương pháp hội tụ 16 3.4.1 Bản đồ ưu tiên 16 3.4.2 Bản đồ mối quan hệ 16 3.4.3 Đánh giá ý tưởng 17 Chương 4: Prototype 18 4.1 Stroryboard 18 4.2 Tạo mẫu sản phẩm 19 Chương 5: Test 21 PHẦN 2 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
  4. DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1: Biểu đồ khảo sát sự yêu thích với việc chơi bài 1 Hình 2: Biểu đồ tìm hiểu sự phổ biến của tranh Đông hồ 2 Hình 3: Biểu đồ thể hiện trải nghiệm chơi bài 2 Hình 4: Biểu đồ khảo sát các hình thức tranh ảnh yêu thích của Việt Nam 3 Hình 5: Biểu đồ khảo sát mức giá hợp lí khách hàng mong muốn 3 Hình 6: Empathy map 5 Hình 7: Bản đồ các bên liên quan 7 Hình 8: Bản đồ bối cảnh 8 Hình 9: Bản đồ hành trình khách hàng 9 Hình 10 Thiết kế chất rô 10 Hình 11 Thiết kế chất nhép 10 Hình 12 Thiết kế chất bích 11 Hình 13 Thiết kế chất cơ 11 Hình 14 Hình ảnh mẫu thiết kế mặt sau các lá bài 12 Hình 15 Hình ảnh phác họa J rô 12 Hình 16 Hình ảnh phác thảo cây Q cơ 12 Hình 17 Hình ảnh cây A nhép 13 Hình 18 Hình ảnh phác thảo cây Q rô 13 Hình 19 Phân cảnh mua hàng 18 Hình 20 Gắn kết mọi người 19 Hình 21 Mẫu hộp và các lá bài 19 Hình 22 Mẫu bài có màu 20 i Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  5. QUY TRÌNH THIẾT KẾ Chương 1: Empathize 1.1 Câu hỏi đưa ra phỏng vấn, khảo sát Danh sách câu hỏi Tại sao hỏi câu hỏi đó 1 Bạn có hay chơi bài tây không? • Hiểu nhu cầu của khách hàng 2 Bạn đã biết đến tranh Đông Hồ • Hiểu mức độ nhận thức của hay tranh dân gian chưa? khách hàng 3 Bạn có cảm thấy nhàm chán • Hiểu nỗi sợ của khách hàng mỗi khi nhìn những lá bài có hình thức quen thuộc không? 4 Bạn thích thể loại tranh ảnh nào • Hiểu sở thích của khách hàng của Việt Nam? 5 Nếu có một bộ bài tây mang • Biết số tiền khách hàng có thể phong cách tranh Đông Hồ bạn chi cho sản phẩm có thể bỏ ra bao nhiêu tiền để sở hữu nó? 1.2 Phỏng vấn và khảo sát ý kiến người dung 1.2.1 Đối tượng phỏng vấn - Đối tượng phỏng vấn ở đây là bạn bè, người thân, những người ở độ tuổi từ 6 tuổi trở lên. 1.2.2 Phản hồi của khách hàng Câu hỏi số 1: Bạn có hay chơi bài tây không? Hình 1: Biểu đồ khảo sát sự yêu thích với việc chơi bài Hiểu chi tiết / phương án hành động: Một nửa khách hàng được phỏng vấn thường xuyên chơi bài từ bình thường đến thường xuyên theo cách truyền thống hoặc trên nền tảng online, tỷ lệ người Trang 1 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  6. không chơi bài rất ít (12%), phần còn lại là những người hiếm khi chơi bài (20%). Điều này có thể cho thấy nhu cần của khách hàng cho sản phẩm là khá cao. Câu hỏi số 2: Bạn đã biết đến tranh Đông Hồ chưa? Hình 2: Biểu đồ tìm hiểu sự phổ biến của tranh Đông hồ Hiểu chi tiết / phương án hành động: Đa số khách hàng (68%) đã biết đến tranh Đông Hồ nên sẽ không cảm thấy lạ lẫm với sản phẩm. Câu hỏi số 3: Bạn có cảm thấy nhàm chán mỗi khi nhìn những lá bài có hình thức quen thuộc không? Hình 3: Biểu đồ thể hiện trải nghiệm chơi bài Hiểu chi tiết / phương án hành động: Đa số khách hàng (60%) cảm thấy nhàm chán với hình ảnh cũ trên bộ bài, 28% cảm thấy bình thường nếu thay đổi hình ảnh và giao diện cho bộ bài. Từ đây ta cần làm một thay đổi về giao diên của các lá bài để người chơi cảm thấy thú vị hơn. Câu hỏi số 4: Bạn thích thể loại tranh ảnh nào của Việt Nam? Trang 2 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  7. Hình 4: Biểu đồ khảo sát các hình thức tranh ảnh yêu thích của Việt Nam Hiểu chi tiết / phương án hành động: Tranh đông hồ (32%) và tranh về anh hùng dân tộc (68%) là thể loại được yêu thích nhất, từ đây nắm bắt được sở thích của khách hàng. Câu hỏi số 5: Nếu có một bộ bài tây mang phong cách tranh Đông Hồ bạn có thể bỏ ra bao nhiêu tiền để sở hữu nó? Hình 5: Biểu đồ khảo sát mức giá hợp lí khách hàng mong muốn Hiểu chi tiết / phương án hành động: 72% khách hàng sẽ chỉ trả từ 10k đến 20k cho sản phẩm, có 20% khách hàng sẵn sàng trả trên 50k, với mức giá từ 20k đến 50k thì sẽ có 8% khách hàng đồng ý. Điều này cho thấy ta phải thiết kế ra sản phẩm có giá thành trong khoảng từ 10k – 20k sẽ phù hợp với túi tiều của đa số khách hàng. 1.3 Persona Canvas Bảng 1: Persona Canvas Trần Duy Hưng, 20 tuổi Hồ sơ/ lối sống Nét đặc trưng Sinh viên Hiểu biết sâu về lĩnh vực điện tử Độc thân Học giỏi, am hiểu công nghệ Sở thích: đọc sách, thể thao, nghiên Cầu toàn cứu khoa học Mục tiêu/ tham vọng Hành vi/ thói quen 9.0 IELTS Nghiêm túc trong công việc Start-up một công ty công nghệ Cầu toàn, khắt khe Trang 3 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  8. Trở thành tỉ phú Dollar trước khi Nhiệt huyết, chăm chỉ, tư duy sáng nghỉ hưu tạo Nỗi sợ/ thách thức Người ảnh hưởng & hoạt động Sợ cô đơn (chưa có người yêu) Các tỷ phú trên thế giới Sợ bóng tối Thích các hoạt động mang tính cạnh tranh Nguyễn Thanh Hồ, 30 tuổi Hồ sơ/ lối sống Nét đặc trưng Trưởng phòng tư vấn bất động sản Là người độc lập Đã có 3 con Hiểu biết Sở thích: yêu công nghệ, xem thể Nhạy cảm thao Mức thu nhập cao Mục tiêu/ tham vọng Hành vi/ thói quen Trở thành giám đốc công ty trong hai Tận tụy cống hiến cho công việc năm tới Xem chương trình thể thao mỗi ngày Nuôi dưỡng con cái tốt Hút thuốc Nỗi sợ/ thách thức Người ảnh hưởng & hoạt động Sợ các con trở nên hư hỏng Các sếp trong công ty, vợ Sợ việc dự án mình quản lý thất bại Đi du lịch hàng năm Đỗ Văn Hiệu, 60 tuổi Hồ sơ/ lối sống Nét đặc trưng Giáo viên về hưu Cẩn thận, tỉ mỉ Các con đã trưởng thành Dễ tính, hòa đồng Sở thích: chăm sóc cây cảnh Mức thu nhập khá Yêu thích công nghệ Mục tiêu/ tham vọng Hành vi/ thói quen Có cuộc sống an nhàn, vui vẻ cùng Chăm sóc cây cảnh mỗi ngày con cháu đến cuối đời Đến thăm các cháu khi rảnh dỗi Tìm hiểu về các công nghệ mới Nỗi sợ/ thách thức Người ảnh hưởng & hoạt động Sợ cô đơn Vợ, con và các cháu Sợ các cháu buồn Đi du lịch hàng năm cùng vợ và con Sợ bị người khác phê phán cháu Đi chùa cầu phúc các dịp lễ tết 1.4 Empathy maps Trang 4 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  9. Hình 6: Empathy map Trang 5 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  10. Chương 2: Define 2.1 Tóm tắt thiết kế ( POV+HMW ) 2.1.1 POV • Những người bán hàng cần một sản phẩm mới mang phong cách độc đáo sáng tạo kết hợp giữa giá trị truyền thống của người Việt và văn hóa phương tây để thu hút khách hàng. • Chúng ta, những con người Việt Nam cần một thứ gì đó để có thể tôn vinh được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bởi vì những giá trị truyền thống đấy đang ngày càng bị mai một và bị lãng quên dần bởi thế hệ trẻ. 2.1.2 HMW • Làm thế nào để chúng ta có thể thiết kế được môt sản phẩm kết hợp giữa giá trị truyền thống của người Việt và văn hóa phương tây để thu hút khách hàng? • Làm sao để chúng ta có thể tạo ra được một sản phầm giúp tôn vinh giá trị truyền thống, sự sáng tạo của dân tộc Việt Nam? Trang 6 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  11. 2.2 Bản đồ các bên liên quan Hình 7: Bản đồ các bên liên quan Trang 7 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  12. 2.3 Bản đồ bối cảnh Hình 8: Bản đồ bối cảnh Trang 8 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  13. 2.4 Customer Journey Map Hình 9: Bản đồ hành trình khách hàng Trang 9 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  14. Chương 3: Ideate 3.1 Ý tưởng / khái niệm Ý tưởng: thiết kế một bộ bài tây mang phong cách tranh Đông Hồ (có thể tùy ý chọn thể loại tranh ảnh theo đặt hang của khách hang). Trong đó bao gồm: • Phần bộ bài: Các lá bài có kích thước 2.25 x 3.5 inches, làm từ chất liệu giấy cứng. Bộ bài được thiết kế như những bộ bài thông thường nhưng có sự khác biệt, độc đáo ở những chi tiết, hình vẽ in trên các lá bài. Đó sẽ là những hình vẽ lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ. Tranh Đông Hồ là một trong những sản phẩm sáng tạo, độc đáo của dân tộc ta. Chúng rất dễ để kết hợp trên những lá bài trắng. Bên cạnh đó, bộ bài sẽ còn có sự kết hợp của bốn nguyên tố: đất, nước, lửa, khí. Bốn nguyên tố này sẽ đóng vai trò làm các ký hiệu của các chất với ý tưởng như sau: ➢ Chất rô sẽ đại diện cho nguyên tố đất. Hình 10 Thiết kế chất rô ➢ Chất nhép tượng trưng cho nguyên tố lửa. Hình 11 Thiết kế chất nhép Trang 10 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  15. ➢ Chất bích gợi nhắc đến nguyên tố khí. Hình 12 Thiết kế chất bích ➢ Chất cơ thay thế cho nguyên tố nước. Hình 13 Thiết kế chất cơ • Phần mặt sau của các lá bài có thiết kế tường tre: Trang 11 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  16. Hình 14 Hình ảnh mẫu thiết kế mặt sau các lá bài Hộp bài có hai lựa chọn hình hộp chữ nhật với kích thước 7 x 11 x 5 cm: ➢ làm chất liệu bằng giấy ➢ bằng nhựa + đèn led trên hộp tạo điểm nhấn cho hộp bài 3.2 Phác thảo Hình 15 Hình ảnh phác họa J rô Hình 16 Hình ảnh phác thảo cây Q cơ Trang 12 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  17. Hình 17 Hình ảnh cây A nhép Hình 18 Hình ảnh phác thảo cây Q rô 3.3 Phương pháp phân kỳ 3.3.1 Thăm dò ban đầu Sử dụng phương pháp thảo luận viết (brainwriting) để xây dựng các ý tưởng một các có hệ thống. Sau đây là kết quả sau quá trình thảo luận • Xác định các vấn đề Trang 13 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  18. Vấn đề 1: tìm các bức tranh Đông Hồ để đưa vào các lá bài Vấn đề 2: tìm loại chất liệu phù hợp để chế tạo vỉ hộp và các lá bài Vấn đề 3: tìm địa chỉ in ấn uy tín, chất lượng Vấn đề 4: trang trí thêm cho sản phẩm Vấn đề 5: các tính năng khác • Các ý tưởng đã xây dựng - Các chất liệu có thể dùng để làm ra các lá bài: giấy, nhựa, - Các chất liệu có thể dùng để làm hộp đựng: giấy, gỗ, nhựa, - Các tính năng khác: hộp đựng phát wifi, tích hợp GPS để báo vị trí khi người dùng cần, dùng vân tay để mở khóa hộp - Tô màu cho các lá bài theo ý tưởng ngũ hành - Trang trí cho hộp đựng bằng các gắn thêm đèn LED 3.3.2 Đẩy tới hạn 3.3.2.1 SCAMPER • Thay thế - Những vật liệu hoặc yếu tố nào có thể thay thế hoặc trao đổi để cải thiện sản phẩm? - Những sản phẩm hoặc quá trình khác có thể sử dụng? • Kết hợp - Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp bộ bài và hộp đựng thông minh này với sản phẩm khác, để tạo ra thứ gì đó mới? - Làm thế nào để kết hợp chúng với nhau? • Phỏng theo - Những bối cảnh khác có thể đặt sản phẩm của chúng ta vào? - Những sản phẩm hoặc ý tưởng khác có thể sử dụng để tạo cảm hứng? • Sửa đổi - Làm thế nào để có thể thay đổi hình dạng, giao diện hoặc cảm nhận về sản phẩm? - Những gì có thể nhấn mạnh hoặc làm nổi bật để sản phẩm tạo ra nhiều giá trị hơn cho người dùng hơn? Trang 14 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  19. • Đưa vào sử dụng khác - Có thể sử dụng sản phẩm này một số nơi khác hoặc với mục đích khác không? - Những ai khác có thể sử dụng sản phẩm này? • Loại bỏ - Làm thế nào để có thể hợp lý hóa hoặc đơn giản hóa sản phẩm này? - Điều gì sẽ xảy ra nếu lấy đi một phần của sản phẩm này? • Đảo ngược - Làm thế nào để có thể tổ chức, thiết kế lại sản phẩm này? - Điều gì sẽ xảy ra nếu cố gắng làm điều ngược lại hoàn toàn với những gì chúng ta đang cố gắng làm bây giờ? 3.3.2.2 What If? Các câu hỏi dạng what-if? • Sự khan hiếm/ dồi dào: - Sẽ thế nào nếu chúng ta không có đủ tiền để tạo ra sản phẩm? - Điều gì sẽ xảy ra nếu có quá nhiều hình ảnh yêu cầu cần đưa vào bộ bài khiến chúng ta không thể đưa vào sản phẩm? • Đơn giản cực độ: - Điều gì sẽ xảy ra nếu ta không tô màu các lá bài mà chỉ để các lá bài ở dạng đen-trắng? - Sẽ thế nào nếu chúng ta chỉ thiết kế một mẫu sản phẩm bằng giấy thay vì giấy ép plastic và nhưa trên hộp? • Đối diện: - Sẽ thế nào nếu khách hàng không yêu thích sản phẩm của chúng ta? - Điều gì sẽ xảy ra nếu bộ bài quá dễ bị hỏng, bị rách, ? Trang 15 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  20. 3.4 Phương pháp hội tụ 3.4.1 Bản đồ ưu tiên Hình 19: Bản đồ ưu tiên 3.4.2 Bản đồ mối quan hệ Hình 20: Biểu đồ mối quan hệ Trang 16 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  21. 3.4.3 Đánh giá ý tưởng Hình 21: Đánh giá ý tưởng Trang 17 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  22. Chương 4: Prototype 4.1 Stroryboard Hình 19 Phân cảnh mua hàng Khách hàng vào cửa hàng đồ chơi và lựa chọn loại hình đồ chơi ưa thích như thẻ bài (card) như bài tây, bài Oracle, bộ bài Tarot; dạng bảng: cờ tướng, cờ vua, ; Trang 18 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  23. Hình 20 Gắn kết mọi người Do sự phát triển của điện thoại thông minh rất nhiều trẻ em và người lớn ngày nay đang dần trở nên xa cách và không gần gũi với nhau hơn trước. Với bộ bài mang phong cách tranh Đông Hồ sẽ là một cầu nối mọi người trở lại gần với nhau hơn và cùng nhau giải trí và tìm hiểu nghệ thuật dân tộc. 4.2 Tạo mẫu sản phẩm Hình 21 Mẫu hộp và các lá bài Trang 19 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  24. Hình 22 Mẫu bài có màu Trang 20 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  25. Chương 5: Test Sau khi đã tạo nguyên mẫu sản phẩm, để kiểm tra chất lượng sản phẩm cần tạo ra một bản sản phẩm thử nghiệm cho người dùng, từ đó quan sát, kiểm tra phản hồi từ khách hàng về sản phẩm. Nhóm đã đưa ra danh sách câu hỏi để khảo sát người dùng sau khi trải nghiệm sản phẩm. Sau khi có được phản hồi là cơ sở để điều chỉnh các lỗi, điều chỉnh POV cho phù hợp, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Danh sách câu hỏi: Câu 1: Bạn và mọi người xung quanh bạn nhận xét như thế nào về sản phẩm? A. Không đẹp B. Bình thường C. Đẹp, dễ thương D. Lạ, độc đáo Câu 2: Chất lượng giấy A. Tốt B. Bình thường C.Kém Câu 3: Chất lượng ảnh in: A. Tốt B. Bình thường C. Kém Câu 4: Hình ảnh có chính xác: A. Đầy đủ B. Đủ một số thông tin quan trọng C. Chưa thực sự đủ D. Thiếu nhiều Câu 5: Bạn gặp lỗi gì trong quá trình sử dụng? A. Không B. Có: ___ Câu 6: Bạn có cảm thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra để mua sản phẩm? A. Xứng đáng B. Khá rẻ C. Giá tương đối cao D. Đắt Câu 7: Sản phẩm chúng tôi cung cấp đã đủ phong phú chưa? A. Rất phong phú B. Khá đa dạng C. Bình thường D. Vẫn còn ít các loại mẫu mã Câu 8: Bạn có sẵn sàng chia sẻ chúng tôi đến với những người xung quanh không? A. rất sẵn lòng B. không quan tâm C. không muốn chia sẻ Câu 9: Bạn đã thaayssanr phẩm tương tự ở đâu chưa? A. Chưa B. Đã thấy ở: ___ Câu 10: Bạn mong muốn cải tiến gì từ sản phẩm? Trang 21 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  26. PHẦN 2 KẾT LUẬN Việc phân tích thiết kế trong tư duy công nghệ (Design Thinking) là một trong những kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề. Đây là một phương pháp rất phổ biến trên thế giới, nó mang tính kết nối giữa con người với con người (Highly Effective Team Work). Có tính đoàn kết và áp dụng thực tiễn cao. Thúc đẩy mỗi cá nhân suy nghĩ tích cực, đưa ra những ý tưởng mới và táo bạo, không có điểm dừng cho tưởng tượng. Và không có ý tưởng nào là tồi tệ cả. Mọi ý tưởng đều được tôn trọng và mọi người cùng nhau chịn ra ý tưởng tốt nhất. Mỗi cá nhân sẽ được phát triển một cách tích cực và nâng cao hiệu suất khả năng làm việc, cũng như khả năng giải quyết các vấn đề. Không có vấn đề nào mà không giải quyết bằng phương pháp này Qua bài thực hành thiết kế ví thông minh thực hiện theo năm bước: Empathize (Thấu hiểu), Define (Xác định), Ideate (Sáng tạo), Prototype (Dựng bản mẫu), Test (Kiểm tra), chúng em đã phần nào nắm được quy trình trong tư duy thiết kế, áp dụng để thực hành một sản phẩm thực tế. Đây là lần đầu nhóm em thực hiện phân tích, nếu có sai sót mong cô và các bạn đóng góp ý kiến! Trang 22 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021
  27. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. thinking-process 2. thinking-process-empathise-with-your-users 3. thinking-process-define-the-problem-and-interpret-the- results?fbclid=IwAR3kp1ADatJBpNSlwl4PIPQDDgRAAJ56pxrIt6sb O1ukQ5F5qxkbFablA 4. thinking-process-ideate 5. www.interaction-design.org/literature/article/stage-4-in-the-design-thinking- process-prototype Trang 23 Tư duy công nghệ và Thiết kế kỹ thuật (Design Thinking) 11/06/2021