Đề tài Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu

docx 19 trang haiha333 08/01/2022 4610
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tai_khoa_hoc_va_cong_nghe_giao_duc_va_dao_tao_phai_duoc_x.docx
  • pdfQuan điểm của Đảng về xây dựng CNH-HDH.pdf

Nội dung text: Đề tài Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu

  1. Đặt Vấn Đề Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng đã nêu rõ: "Khoa học và công nghệ , Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu”. Trong các văn kiện của Đảng tại các kỳ Đại hội VII- VIII- IX, quan điểm giáo dục và đào tạo , khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu luôn được khẳng định và nhấn mạnh. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chỉ ra phương hướng, chủ trương, giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy nội lực, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phấn đấu đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đe có nguồn lực đủ sức nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước tiến lên trong thời kỳ mới, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh mục tiêu Giáo dục và đào tạo: Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về Khoa học và công nghệ. Xây dựng đồng bộ đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và các nhà khoa học, nhà văn hóa tài năng, nhà kinh doanh, nhà quản lý giỏi. Để đạt mục tiêu đó, tất yếu phải quan tâm giáo dục toàn diện: chính trị, tư tưởng, kiến thức, đạo đức, lối sống từ trong nhà trường. Kiên quyết khắc phục nhanh chóng và có hiệu quả những yếu kém về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức trong các nhà trường; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, kỷ cương, kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục và các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường. Bảo đảm cơ cấu hợp lý về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tránh tình trạng ở một số nơi, một số ngành "thừa thầy", "thiếu thợ" như một số đồng chí đã đề cập. Khoa học và công nghệ phải vươn lên nhanh chóng. Phát huy dân chủ, gắn liền tổng 1
  2. kết thực tiễn với nghiên cứu lý luận, góp phần giải đáp những vấn đề lý luận đặt ra trong thực tiễn cuộc sống thời kỳ đổi mới. Tập trung sức nâng cao trình độ công nghệ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân để tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc té. 2
  3. Nội Dung 1/ Nội Dung Quan Điểm a. Mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ờ Việt Nam. - Đại hội làn thứ IX của Đảng biểu thị quyết tâm của toàn Đảng: “Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đàu” “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội chỉ ra phưomg hướng, chủ trưomg, giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy nội lực, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phấn đấu đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - Mục tiêu lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù họp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp (có tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác). Công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải hoàn thiện cơ cấu - tổ chức - vận hành xã hội, chuyên môn hoá chức năng ngày càng sâu của các thể chế, nâng cao chất lượng các phương tiện thông tin đại chúng và chất lượng sống: dân chủ hoá đời sống xã hội trong khuôn khổ một Nhà nước pháp quyền, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và dân đức thông qua việc phát triển nền giáo dục quốc gia. - Đen Đại hội IX, đường lối Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa được xây dựng từ Đại hội VIII đã được cụ thể hoá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đến 2010, trong đó có bao hàm phàn chiến lược Công nghiệp hóa, HlệN Đại HÓA giai đoạn 2001- 2010. Chiến lược 10 năm đề ra nhiệm vụ “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản 3
  4. trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 gấp hơn 2,1 làn năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng (GDP) 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%, dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21-22%. Vốn đàu tư xã hội đạt khoảng 40% GDP. b. Quan điểm về công nghiệp hóa - hiện đạỉ hóa của Đảng - Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác, mở rộng, hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở cửa hội nhập hướng mạnh về sản xuất cho xuất khẩu, đồng thời thay thế sản phẩm nhập khẩu cho có hiệu quả. - Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, được mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo. - Lấy việc phát huy yếu tố con người làm chủ đạo, tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống người dân, tăng cường dân chủ, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. - Khoa học công nghệ là động lực của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu có tính chất quyết định. - Lấy hiệu quả kinh tế-xã hội tổng thể là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án phát triển, lựa chọn dự án đàu tư phát triển và công nghệ, đầu tư có chiều sâu để khai thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thời xây dựng một số công 4
  5. trình qui mô lớn thật càn thiết và có hiệu quả. - Ket hợp chặt chẽ toàn diện, phát triển kinh tế quốc phòng. c. Khái Niệm Khoa học và công nghệ - Theo định nghĩa chung, khoa học là cơ sở, phương pháp có lý luận, tư duy và chứng minh. Khoa học là hệ thống kiến thức kinh nghiệm của loài người do cộng đồng các nhà khoa học tìm ra . Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm tập hợp các hiểu biết của con người về các quy luật tự nhiên, xã hội, tư duy, và nó sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi nó được đem vào áp dụng trong sản xuất và cuộc sống của con người. - Công nghệ (hay công nghệ học hoặc kỹ thuật học) có nhiều hơn một định nghĩa. Một trong số đó là phát tricn và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ. Khái niệm về kỹ thuật Kỹ thuật được hiểu là bao gồm toàn bộ những phương tiện lao động và nhưng phương pháp tạo ra cơ sở vật chất. Công nghệ là tập hợp những hiểu biết (các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng) hướng vào cải thiện thiên nhiên phục vụ cho các nhu càu của con người. Công nghệ là hiện thân của vãn minh xã hội và sự phát triển của nhân loại. d. Khái Niệm Giáo dục và đào tạo - Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phàn hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phàn đáp ứng các nhu càu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. - Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc 5
  6. sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. e. Mối quan hệ giữa Giáo dục và Đào tạo vói Khoa học và công nghệ - Phát triển Giáo dục và Đào tạo sẽ tạo ra một đội ngũ kỹ sư , cử nhân có trình độ khoa học kỹ thuật cao , công nhân có tay nghề , nhờ đó phát triển khoa học, kỹ thuật, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới, nắm bắt được công nghệ hiện đại và phát minh ra những công nghệ tiên tiến . Nhờ đó đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa - HlệN Đại HÓA đất nước . - Khoa học và công nghệ phát triển mang lại nhiều lợi ích về kinh tế , chính trị, xã hội. Nhờ đó xây dựng đất nước giàu đẹp , văn minh . Do đó lại quay trở lại, tác động tích cực lên sự phát triển Giáo dục và Đào tạo. - Mối quan hệ giữ Giáo dục và Đào tạo với Khoa học và công nghệ là mối quan hệ biện chứng , chúng tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau. 2/ Cơ sở lý luận của quan điểm trên a. Phát triển kỉnh tế tri thức là một xu thế tất yếu hiện nay. - Sự phát triển không ngừng có tính bùng nổ của lực lượng sản xuất trong đó tri thức đóng vai trò như lực lượng sản xuất chủ yếu đã dẫn đến sự hình thành một nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức (Knowledge Based Economy hoặc Knowledge economy). - Lao động sản xuất bao giờ cũng phải dựa vào tri thức, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay ít. Kinh tế nông nghiệp, khởi đàu cách đây khoảng mười ngàn năm, phải dựa nhiều vào hiểu biết về canh tác, chăn nuôi, thời tiết tức là những tri thức cơ bản về nông nghiệp. Nhưng lúc đó đất đai, lao động thủ công lại quan trọng hơn, nên tri thức chỉ đóng vai trò thứ yếu. Đen khoảng giữa thế kỷ XVIII, kinh tế công nghiệp cơ giới xuất hiện và phát triển mạnh, dựa vào các tri thức cơ học cổ điển để chế tạo ra máy móc cơ khí phục vụ sản xuất. Nhưng để hình thành được thị trường hàng hóa của kinh tế công nghiệp cổ điển thì tài nguyên và vốn (tư bản) lại quan trọng hơn nên tri thức cơ học cổ điển cũng chỉ có vai trò thứ yếu. Đen khoảng giữa thế kỷ XX, kinh tế công nghiệp cổ điển hết tiềm năng phát triển 6
  7. và bắt đàu suy thoái, vì tài nguyên trở nên cạn kiệt, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chiến tranh hủy diệt đe dọa thường xuyên Trong bối cảnh đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại xuất hiện và phát triển bùng nổ, dựa trên những khối tri thức khổng lồ, rất mới và vô cùng phong phú về thế giới vật chất vĩ mô và vi mô, với thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Lực lượng sản xuất mới được hình thành dựa trôn nguồn lực chủ yếu là tri thức, tạo nên hệ thống công nghệ cao với máy móc thông minh mà điển hình là máy tính điện tử (máy điện toán) mô phỏng não người. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới này đã dẫn tới một hình thái kinh tế mới. Đó là một nền kinh tế trong đó việc sáng tạo tri thức, sự lan truyền và quảng bá nhanh tri thức đưa vào ứng dụng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo ra việc làm cho tất cả các ngành kinh tế. Nhà kinh tế học P.F.Durker gọi đó là nền kinh tế tri thức và tên gọi này hiện nay đã trở thành phổ biến với việc sử dụng chính thức của Ngân hàng thế giới. Trong nền kinh tế mới, kinh tế tri thức sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lực tri thức. Tài nguyên và vốn dù quan trọng vẫn chỉ giữ vai trò thứ yếu. Như vậy, trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại con người là động vật duy nhất có năng lực sáng tạo tri thức, do đó biết lao động sản xuất và tiến dần tới nền kinh tế dựa vào tri thức là chính. Bởi vậy, kinh tế tri thức là một lịch sử tất yếu. - Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, khoảng từ giữa thế kỷ XX, dựa trên những tri thức sáng tạo, đi sâu vào thế giới vĩ mô và thế giới vi mô, dẫn tới sự phát minh ra các máy móc, thuộc loại hoàn toàn mới, gọi là máy móc thông minh. Điển hình là máy điện toán, mô phỏng được những chức năng chủ yếu của não người: biết nhớ, biết tính toán kể cả các bài toán rất phức tạp, biết thực hiện các lệnh, biết tư vấn cho người dùng trong một số việc , đóng vai trò chính trong các hệ tự động hóa toàn phần của sản xuất và trong các mạng thông tin toàn cầu. Máy móc thông minh kết hợp với tri thức sáng tạo trở thành nguồn lực của các công nghệ cao như: công nghệ thông tin hoặc công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến - nano , trong đó công nghệ thông tin và truyền thông giữ vai trò dẫn đàu. Hệ thống công nghệ cao là cốt lõi của lực lượng sản xuất mới. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới đã thúc 7
  8. đẩy hình thành nền kinh tế tri thức trong nửa sau của thế kỷ XX. => Phát triển nền kinh tế tri thức, đặc biệt là công nghệ thông tin là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người trong tưorng lai. Vì vậy phải chú trọng đến Giáo dục và Đào tạo và phát triển Khoa học và công nghệ . Coi phát triển Giáo dục và Đào tạo và Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đàu . b. Vaỉ trò của phát triển Khoa học và công nghệ và Giáo dục và Đào tạo vói sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa - Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Các chiến lược Khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu công nghiệp hoá theo hướng hiện đại, vưorn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Sử dụng có hiệu quả và tăng nhanh tiềm lực Khoa học và công nghệ của đất nước. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật đi đôi với phát triển giáo dục và văn hoá, nâng cao dân trí. Vai trò của Khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế rất rõ ràng. Đây là dịch vụ cần phát triển. Đường lối chủ trương phát triổn được đề cao nhưng thực hiện rất ít. Ngân sách dành cho KHCN quá nhỏ bé, trước 2000 đạt 1%, từ năm 2001-2003 đạt 2% tổng chi ngân sách. Theo Viện quản lý kinh tế trung ương, đầu tư cho nghiên cứu triển khai KH- CN ở nước ta, chỉ chiếm khoảng 0,4% GDP, trong khi ở một số nước trong khu vực tỷ lệ này lên tới 2-3%. - Giáo dục và Đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kỹ thuật, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới. Nhà nước có chính sách toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu càu và khả năng của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài. - Gắn kết giáo dục và đào tạo với khoa học và công nghệ và giữa hai lĩnh vực này với đời sống kinh tế, xã hội là biện pháp rất quan trọng và thiết thực để nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào cuộc sống, cần xây dựng quy chế bảo đảm sự thống nhất về định hướng giữa phát triển khoa học và công nghệ với chấn hưng giáo dục và đào tạo, sự gắn kết 8
  9. thường xuyên, có hiệu quả giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tạo ra mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa hai lĩnh vực này và cả hai lĩnh vực này cùng gắn chặt với các hoạt động kinh tế-xã hội. c. Khoa học và công nghệ - Giáo dục và Đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu - Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững, đúng định hướng thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn xây dựng nguồn lực con người, phải đẩy mạnh đồng bộ giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.(Tổng Bí thư BCHTƯ Đảng Nông Đức Mạnh) - Khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là nhân tố quyết định việc tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Năm 2006 ngân sách Nhà nước tiếp tục tăng chi và dành đủ 2% tổng chi cho Khoa học và công nghệ. Xóa bỏ cơ chế hành chính bao cấp, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức Khoa học và công nghệ công lập; chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp dưới các hình thức thích họp; phát tricn mạnh các doanh nghiệp Khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế; thông qua đổi mới cơ chế quản lý mà sắp xếp lại hệ thống các viện nghiên cứu để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Khoa học và công nghệ. Đe mau chóng khắc phục sự tụt hậu về Khoa học và công nghệ, phải gắn chặt việc phát triển năng lực nội sinh với đẩy mạnh hợp tác quốc tế; biện pháp quan trọng trước mắt là tiếp nhận công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của nước ngoài thông qua mua sáng chế, thu hút đàu tư, nhất là đàu tư của các công ty đa quốc gia; đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho các chuyên gia quốc tế, các trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ cao đến làm việc ở Việt Nam, kể cả trong các tổ chức của quốc tế ở nước ta. - Căn cứ vào các chỉ số đánh giá về mức phát triển kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới, nếu so sánh nước ta với nhóm các nước công nghiệp phát triền cao (OECD) thì nước ta có một số ít chỉ số đạt khá như tăng trưởng GDP hằng năm, chỉ số phát triển con 9
  10. người (HDI), vốn đàu tư từ nước ngoài (FDI) Nhung nhìn chung vẫn còn thấp kém so với nhiều nước trôn thế giới và khu vực, nhất là chỉ số phát triển nguồn nhân lực, phát triển và đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Bảng dưới đây trình bày một số chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông trong một số năm qua. Bảng các chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Năm 2001 2003 2005 2007 Tháng 5 năm 2007 Các chỉ số ICT (dự kiến) Số vi tính/1000 dân 8.9 9.85 >11 Số điện thoại/100 dân 4.18 9.19 19 43 42 Trong đó số đthdđ/100 dân 0.99 2.34 9.5 32 30 Số TV/100 dân 180 185 190 >200 Tỷ lệ số người sử dụng 4.3 12.9 22.0 18.96 Internet Những số liệu trên đây cho thấy, tuy còn ở trình độ thấp, kinh tế tri thức ở nước ta đã phát tricn tương đối khá. Từ cuối 2006 sang 2007 bắt đàu thực hiện đường lối "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức", các thành phàn của kinh tế tri thức đã phát triển khá. Theo kết quả đánh giá chỉ số kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới năm 2006 nước ta đạt mức 2.69/10, sang năm 2007 tăng thêm 15% và đạt 3.10/10, nghĩa là nền kinh tế nước ta đã hòa quyện các yếu tố của kinh tế tri thức tới 31%. Với đà phát triển như hiện nay và cao hơn, tới năm 2020 kinh tế tri thức với công nghiệp công nghệ cao hiện đại sẽ trở thành chủ yếu. Thực hiện thành công đường lối nêu trên của Đại hội X, chúng ta nhanh chóng vượt qua kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiếp cận ngay với công nghiệp có trình độ hiện đại cao của kinh tế tri thức. Như vậy, đã rút ngắn đáng kể được thời gian và bắt kịp nhịp của thời 10
  11. đại. 3/ Kỉnh Nghiệm Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở một số nước . Có thể nhìn lại quá trình phát hiển chính sách Khoa học và công nghệ của Việt Nam qua 8 chữ: thập kỷ 60 là 'Then chốt 1, thập kỷ 70 là Nền tảng 1, thập kỷ 80 là 'Động lực', thập kỷ 90 là 'Quốc sách'. Nhìn ra thế giới, cách đây 40 năm Hàn Quốc bắt đàu xem Khoa học và công nghệ là quốc sách, Thái Lan cách đây 20 năm cũng xem Khoa học và công nghệ là quốc sách.Trung Quốc và các nước ASEAN đang đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), cải cách kinh tế hướng tới nền kinh tế tri thức trong tưong lai. Ấn Độ mặc dù đang có nhiều khó khăn nhưng vẫn nỗ lực và có nhiều thành công trong việc xuất khẩu phần mềm (kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ đạt 5 tỷ ƯSD/năm và dự báo sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2008). a. Bốn hướng chính để phát triển kỉnh tế tri thức Theo kinh nghiệm của nhiều nước, phát triển kinh tế tri thức phải tập trung nguồn lực vào bốn hướng chính sau đây: Thứ nhất, Nhà nước phải xây dựng thể chế xã hội và chính sách kinh tế năng động, rộng mở, khuyến khích sáng tạo và ứng dụng có hiệu quả những tri thức mới. Thúc đẩy kinh doanh, tác động cho nở rộ doanh nghiệp mới làm ăn phát đạt. Phải tạo dựng một nền hành chính có hiệu quả, tránh phiền hà, tham nhũng. Giảm mạnh các chi phí hành chính, góp phần tăng sức cạnh tranh. Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực tài năng sáng tạo, biết phối hợp và chia sẻ ứng dụng những thông tin, tri thức thành sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Thứ ba, xây dựng một hệ thống đổi mới hiệu quả bao gồm: các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức tư vấn và các tổ chức khác liên kết, trao đổi thông tin, tri thức với nhau theo những mục tiêu đã xác định. Họ phải thường trực tiếp cận các kho thông tin, tri thức của thế giới được liên tục chất đầy, để tích cực "tiêu hóa" chúng và thích nghi hóa cho các nhu cầu của mình và từ đó sáng tạo ra công nghệ cao mới. 11
  12. Thứ tư, tích cực xây dựng kết cấu hạ tàng công nghệ thông tin và truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển ngành công nghệ cao dẫn đàu này. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá, phổ biến và sáng tạo tri thức. Bốn hướng trcn đây thường được xem như bốn trụ cột xây dựng kinh tế tri thức mà lãnh đạo nhà nước phải chỉ đạo mới có thể thành công. b. Năm yếu tố bảo đảm sự thành công trong việc sử dụng Khoa học và công nghệ Trên cơ sở tổng họp, phân tích đặc điểm hình thành và mô hình phát triển kinh tế, chính sách và nội dung phát tricn Khoa học và công nghệ ở giai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hóa của một số nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Thái Lan, Philipin, Inđônêxia, Trung Quốc ), đã chỉ ra rằng, tỉ lệ đóng góp của các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP -tức là đóng góp của tiến bộ công nghệ, tri thức quản lý ) trong tăng trưởng của nhóm nước trên ở những giai đoạn tương ứng với Việt Nam là từ 40 - 60%; trong khi đó ở Việt Nam chỉ đạt 22 - 27% (giai đoạn 2000 - 2003). Điều này cho thấy, mặc dù hiện nay vốn đàu tư của Nhà nước đang chiếm một tỷ lệ rất cao, nhưng các ngành công nghiệp nước ta còn chưa tập trung thích đáng vào việc nhanh chóng phát triển và làm chủ các công nghệ nguồn, công nghệ chế tạo hướng về xuất khẩu. Tình hình đó có thể dẫn đến một kết cục mà nhiều nhà kinh tế gọi là Công nghiệp hóa nhưng không nắm giữ được những bí quyết công nghệ chiến lược và mũi nhọn. Công nghiệp hóa trong tình trạng công nghệ và tri thức quản lý vẫn còn lạc hậu thì hậu quả là nền kinh tế kém hiệu quả cho dù tăng trưởng GDP hàng năm ở mức cao. Sau khi phân tích những bài học của từng nước riêng lẻ, có thể rút ra năm yếu tố thành công và sáu bài học chung cho tất cả các nước được nghiên cứu mà Việt Nam có thể học tập. Năm yếu tố bảo đảm sự thành công trong việc sử dụng Khoa học và công nghệ: Một là : Vai trò của bộ máy lãnh đạo trong hoạch định chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ. Hai là : Chủ trương phát triển kinh té dựa vào Khoa học và công nghệ và bằng Khoa học và công nghệ. 12
  13. Ba là : Phát triển Khoa học và công nghệ là một nội dung, nhiệm vụ hữu cơ của các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bốn là : Phát triển Khoa học và công nghệ là nhu càu thực tế của cuộc sống, xã hội hoá phát triển Khoa học và công nghệ. Năm là : Điều kiện khách quan và khả năng nắm bắt thời cơ để phát triển Khoa học và công nghệ. c. Sáu bàỉ học và sáu kiến nghị Bài học thứ nhất: Nhận thức của các nhà lãnh đạo về vai trò của Khoa học và công nghệ là rất quan trọng đối với thực chất của vấn đề phát triển Khoa học và công nghệ. Kiến nghị: cần nhận thức rõ hơn về vị trí và vai trò của Khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước. Mọi nhu càu đối với công nghệ - trước hết, phải để cho doanh nghiệp đề xuất. Bài học thứ hai: Pháp chế hoá các chủ trương phát triển Khoa học và công nghệ, cụ thể hoá thành các luật, các vãn bản quy phạm pháp luật. Kiến nghị: Nhà nước phải bảo đảm một môi trường pháp lý hữu hiệu, mà trong đó các ngành kinh tế có thể phát tricn, biết phát triôn dựa trcn và bằng Khoa học và công nghệ: Sửa Luật Khoa học và công nghệ; sửa Luật Chuyển giao công nghệ; xây dựng Luật Phổ cập Khoa học và công nghệ. Bài học thứ ba: Định hướng các chính sách kinh tế ưu tiên hàng đầu đối với doanh nghiệp để các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực Khoa học và công nghệ. Chú trọng công nghiệp hướng về xuất khẩu, đồng thời quan tâm tới sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kiến nghị: Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế quản lý kinh tế, tạo môi trường hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Bài học thứ tư: Chính phủ phải làm thật tốt chức năng dịch vụ công trong phát triển Khoa học và công nghệ, nâng trình độ công nghệ đối với nền kinh tế xã hội. Kiến nghị: Đổi mới triệt để quản lý nhà nước về Khoa học và công nghệ. Bài học thứ năm: vấn đề bố trí hệ thống bảo đảm, đáp ứng và vận hành có hiệu quả mối quan hệ tương tác giữa sản xuất kinh doanh, đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học 13
  14. là rất quan trọng. Kiến nghị: Nhà nước bảo đảm hình thành và phát triển hệ thống đổi mới quốc gia nhằm hỗ trợ và đáp ứng các nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội. Công nghiệp hóa ban đàu đều dựa vào chiến lược lấy xuất khẩu làm trọng; các quyết định chủ chốt liên quan đến tiếp thu công nghệ đều do các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra; cốt lõi của cơ chế vận hành này là hệ thống đổi mới quốc gia. Các nước mà Đe tài nghiên cứu phải mất 20 -30 năm xây dựng năng lực công nghệ cần thiết để khai thác thành công những tiến bộ từ những nghiên cứu và phát triển trong từng nước; và các kỹ năng - kỹ thuật và thiết kế sẽ được tích luỹ trong quá trình đó. Trong điều kiện mới, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian này xuống còn 10-15 năm. Đe tạo điều kiện cho ba nội dung trên phát huy hiệu quả, Chính phủ cần phát triển một hệ thống giáo dục và công nghệ thích hợp, kể cả việc cung cấp các cơ hội rộng rãi về giáo dục, dạy nghề, phát triển nhân lực Khoa học và công nghệ. Bài học thứ sáu: Các nước đã rất thành công trong việc phát triển tiềm lực Khoa học và công nghệ quốc gia làm động lực cho quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Kiến nghị: Đổi mới hệ thống khoa học công nghệ và hệ thống giáo dục đào tạo, gắn với đổi mới hệ thống sản xuất kinh doanh, theo hướng thống nhất quản lý nhà nước về Khoa học và công nghệ với đào tạo nhân lực, gắn nhu càu về mặt công nghệ, nhu càu về nhân lực kỹ thuật của sản xuất kinh doanh với phát triển Khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực. Kết Luân Trong xã hội hiện đại, vai trò của công nghệ ngày càng tăng lên.Nó đã và đang trử thành hàng hoá được chuyển giao trên thị trường và được bảo hộ bằng pháp luật.Những tiến bộ như vũ bão của Khoa học và Công nghệ trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ Nano, tự động hoá đã làm đảo lộn tư duy và chiến lược của nhiều nước. Không ai còn có thể hoài nghi về vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế toàn cầu và của mỗi quốc gia. Trong xu thế ấy, bất kỳ quốc gia nào hay địa phương nào khi xây dựng chính sách trong chiến lược phát triển Công nghiệp hóa cũng phải chú ý tới vai trò đặc biệt của công nghệ và mối quan hệ mật thiết của chúng với cơ cấu kinh tế với mô hình đầu tư và Thương mại. Nội dung của Công nghiệp 14
  15. hóa là sự biến đổi cơ cấu kinh tế, đat đươc năng suất cao và tăng trưởng nhanh, Công nghiệp hóa trong hoàn cảnh chính trị phát triển ổn định và hoà họp. Công nghiệp hóa và biểu hiện của nó trong nhiều trường hợp không còn giống như trước mà có nhiều biểu hiện mới. Tuy nhiên, về bản chất của Công nghiệp hóa vẫn không thay đổi và đặc điểm bao trùm là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế với sự giảm của khu vực nông nghiệp, giảm tương đối phần công nghiệp với sự xuất hiện của nông nghiệp và công nghiệp công nghệ cao và sự gia tăng của khu vực dịch vụ. Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với tốc độ mãnh liệt và bao trùm tất cả các hoạt động từ kinh tế, chính trị, Khoa học và công nghệ, xã hội, vãn hoá và môi trường hiện nay, những diễn biến trên thế giới chiếm một vị trí quan trọng, có ảnh hưởng mang tính toàn diện đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia với những thách thức và cơ hội mới. Trong bối cảnh phức tạp, biến động khôn lường và khó dự báo của thế giới trong những thập niên tới, một Chiến lược phát tricn hiệu quả là phải huy động được tối đa năng lực đổi mới của tư duy, xây 15
  16. dựng được bản lĩnh và khả năng thích nghi, nhằm đạt được những mục tiêu trên cơ sở phát triển bền vững. Trong những năm qua, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển KT-XH, tạo ra tiền đề cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, hình thành quan điềm xuất phát mới cho quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng những thành tựu đó còn dựa chủ yếu vào quá trình đổi mới theo bề rộng; khai thác tài nguyên thiên nhiên, và lợi thế giá nhân công rẻ, mà chưa tạo được các yếu tố nuôi dưỡng sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và quá trình phát triển bền vững dựa trôn Khoa học và công nghệ; chưa phát huy tối đa lợi thế so sánh của đất nước là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trí tuệ trong thời cơ cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Hiện nay, có 3 yếu tố quan trọng đang tạo thành sức cản rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta, đó là: trình độ lạc hậu của nền kinh tế; sức ì của cơ chế quan liêu bao cấp; sự chậm chạp và chưa sẵn sàng hội nhập quốc tế. Đây chính là các khâu càn đột phá trong khi tìm kiếm những giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế hiện tại và tạo đà tăng trưởng mới, nhằm đạt được những mục tiêu phát triển đất nước trong tầm nhìn đến năm 2020. Việt Nam càn có một chiến lược Công nghiệp hóa và phát triển công nghệ dựa trên các cơ sở phân tích khoa học rõ ràng về lợi thế so sánh động, để có thể vượt qua thách thức, đón bắt được các cơ hội đang đến, đẩy nhanh và rút ngắn quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.Để chuẩn bị cho thời kỳ tăng trưởng nhanh trong tương lai, Nhà nước càn tập trung nỗ lực đàu tư cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gồm các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, giáo dục phổ thông, đào tạo nghề và đào tạo đại học. Đặc biệt, Nhà nước cần có chiến lược đào tạo nhân tài khoa học - công nghệ và quản lý-kinh doanh trong nước và tại các trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ hàng đầu của thế giới, tạo lập cơ sở và nền tảng cho việc triển khai thực hiện nội địa hoá, tự chế tạo các công nghệ sản xuất để nền kinh tế 17
  17. đất nước sớm đạt được mục tiêu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khoa học và công nghệ cùng với Giáo dục và Đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phàn quan trọng vào năng lực cạnh tranh kinh tế và bản lĩnh phát triển của dân tộc. 17
  18. Tai liệu tham khảo Tạp chí Thông tin và Dự báo Kỉnh tế - xã hội, số 7/2006 Các website http ://dangcongsan. vn/ (Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam) (Bộ Ke Hoạch Và Đầu Tư) http ://vi. Wikipedia, org/ (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) (UBND tỉnh Lào Cai) (báo Bưu Điện Việt Nam) http ://chungta. com/ (Báo Chúng Ta) http ://www. vifotec. com, vn/ ( Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam) http ://vst. vista, gov, vn/ ( Trung tâm thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia) ( Công ty cổ phần kỹ nghệ vốn đầu tư Việt Nam) 18
  19. Mục Lục Đặt Vấn Đề Nội Dung 1/ Nội Dung Quan Điểm a. Mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam b. Quan điểm về công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng c. Khái Niệm Khoa học và công nghệ d. Khái Niệm Giáo dục và đào tạo e. Mối quan hệ giữa Giáo dục và đào tạo với Khoa học và công nghệ 2/ Cơ sở lý luận của quan điểm trên a. Phát triển kinh tế tri thức là một xu thế tất yếu hiện nay. b. Vai trò của phát triển Khoa học và công nghệ và Giáo dục và đào tạo với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa c. Khoa học và công nghệ - Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đàu 3/ Kỉnh Nghiệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa ờ một số nước . a. Bốn hướng chính để phát hiển kinh tế tri thức b. Năm yếu tố bảo đảm sự thành công trong việc sử dụng Khoa học và công nghệ c. Sáu bài học và sáu kiến nghị Kết Luận Tàỉ liệu tham khảo 19