Đề thi môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp - Trường Đại học ngân hàng TP. HCM

pdf 7 trang Gia Huy 19/05/2022 4640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp - Trường Đại học ngân hàng TP. HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_mon_dao_duc_kinh_doanh_va_van_hoa_doanh_nghiep_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp - Trường Đại học ngân hàng TP. HCM

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VHDN (số câu trong đề thi: 50) Thời gian làm bài: 60 phút Họ và tên : MSSV: NỘI DUNG ĐỀ THI Câu 1. Những mâu thuẫn đạo đức trong tổ chức có thể nảy sinh do: a. Những tính toán vị kỷ của một số cá nhân b. Sự bất cập của hệ thống chuẩn mực đạo đức c. Không thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chương trình đạo đức d. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 2. Theo Scholz, dạng văn hóa nào có nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quyết định văn hoá tổ chức? a. Văn hoá tiến triển b. Văn hoá nội sinh c. Văn hoá ngoại sinh d. Văn hoá thứ bậc Câu 3. Những thay đổi nào dựa trên tiêu thức phạm vi và mức độ chủ động của con người trong việc tổ chức ? a. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi có tính chất quá độ, thay đổi có tính chất biến đổi. b. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi thích nghi, thay đổi có tính chất biến đổi. c. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi thích nghi, thay đổi tái định hướng, thay đổi tái tạo. d. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi thích nghi, thay đổi tái định hướng, thay đổi có tính chất quá độ. Câu 4. Mâu thuẫn là vấn đề đạo đức xuất hiện trong mỗi cá nhân hoặc giữa các đối tượng hữu quan do sự bất đồng trong quan niệm a. Không phải vì mối quan hệ hợp tác và phối hợp, về giá trị đạo đức b. Về những vấn đề liên quan đến lợi ích c. Không vì quyền lực - công nghệ, trong các hoạt động phối hợp chức năng d. Không phải do phân chia lợi ích mà vì sự bất hòa trong phối hợp công việc Câu 5. Định nghĩa: “Thiện” là a. Tư tưởng, hành vi, lối sống đối lập với những yêu cầu với đạo đức xã hội b. Đem lại điều tốt lành, giúp đỡ người khác. Hành vi “thiện” được gọi là cử chỉ đẹp làm vui lòng mọi người c. Không tôn trọng lợi ích của cá nhân mà chỉ tôn trọng lợi ích tập thể và xã hội d. Động cơ xấu, kết quả tốt được coi là thiện Câu 6. Doanh nghiệp cần định kỳ kiểm tra việc tuân thủ đạo đức cụ thể như: a. Kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến cách đưa ra quyết định b. Kiểm tra khả năng hiểu biết các vấn đề đạo đức c. Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của hệ thống thưởng phạt đối với hành vi vi phạm đạo đức của các thành viên d. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 7. Chọn phát biểu ĐÚNG khi nói về văn hoá công việc trong các dạng văn hoá doanh nghiệp của Harrison/Handy: 1
  2. a. Thường xuất hiện khi tất cả nỗ lực trong tổ chức đều tập trung vào việc thực hiện công việc hay dự án cụ thể b. Quyền lực được quyết định do vị trí hay uy tín trong tổ chức chứ không phải bởi năng lực chuyên môn c. Về cấu trúc, văn hóa công việc có hình thức giống một mạng nhện d. Không có tính chủ động, linh hoạt, thích ứng tốt Câu 8. Nhân tố nào sau đây KHÔNG PHẢI là nhân tố kìm hãm sự thay đổi? a. Sự thay đổi của các chính sách và quy định của Nhà nước. b. Con người với thói quen, thái độ và hành vi cũng như mong muốn duy trì những gì họ đã quen thuộc. c. Bộ máy tổ chức với những lề lối làm việc quan liêu. d. Yếu tố văn hóa doanh nghiệp của công ty được thể hiện thông qua những quy định không còn phù hợp với thực tế kinh doanh. Câu 9. Đối với văn hóa doanh nghiệp thì phong cách lãnh đạo: a. Không phải là nhân tố quan trọng mà người quản lý có thể sử dụng trong việc định hình, phát triển văn hóa doanh nghiệp. b. Được quyết định bởi nhiều yếu tố như tính cách, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, quan điểm, thái độ, đặc trưng kết cấu tổ chức và văn hóa doanh nghiệp (mối quan hệ, truyền thống, triết lý tổ chức). c. Không có ảnh hưởng đến việc lựa chọn hành vi của nhân viên. d. Không được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Câu 10. Chọn phát biểu đúng về biểu trưng của văn hoá doanh nghiệp: a. Sự phát triển của khoa học. b. Sự vận động không ngừng của cuộc cạnh tranh trong nước và quốc tế. c. Sự thay đổi của các chính sách và quy định của Nhà nước. d. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 11. Biểu trưng phi trực quan nào của văn hóa doanh nghiệp là thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo cách nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng. a. Lý tưởng b. Giá trị c. Thái độ d. Niềm tin Câu 12. Phong cách bề trên là phong cách lãnh đạo: a. Tạo một bầu không khí tích cực qua việc hỗ trợ cho nhân viên trong việc hình thành năng lực cần thiết để đạt được thành công lâu dài. b. Thích hợp để quản lý những người nhiều tham vọng, trọng thành tích, có sức sáng tạo và nhanh chóng đạt được thành tích. c. Rất quan tâm đến việc tăng cường thông tin, giao tiếp trong doanh nghiệp. d. Tạo ra bầu không khí bất lợi do những yêu cầu đặt ra là quá cao. Câu 13. Đối với doanh nghiệp thì đạo đức kinh doanh a. Không thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong b. Đề cập đến quy tắc ứng xử, không làm cơ sở ra quyết định trong quan hệ kinh doanh c. Liên quan đến nguyên tắc, quy định chỉ đạo quyết định của cá nhân và tổ chức d. Không liên quan đến quy định chỉ đạo quyết định của cá nhân và tổ chức Câu 14. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức cần mang tính gì? a. Phục tùng b. Đe doạ c. Cưỡng bức d. Tự nguyện 2
  3. Câu 15. Hãy cho biết nghĩa vụ nào dưới đây là đầy đủ, đúng dựa vào cách tiếp cận theo tầm quan trọng đối với trách nhiệm xã hội ? a. Các nghĩa vụ cơ bản, gồm kinh tế và pháp lý cơ bản tối thiểu, phát triển, tự nguyện b. Các nghĩa vụ cần thiết, gồm kinh tế, phát triển, pháp lý và đạo lý chính thức c. Các nghĩa vụ tiên phong, gồm phát triển, tiên phong, tự nguyện d. Các nghĩa vụ tiên phong, gồm phát triển, tiên phong, kinh tế và pháp lý cơ bản Câu 16. Cáo giác là việc một thành viên của tổ chức công bố những ___ làm chứng cứ về những hành động bất chính của tổ chức a. Điều lệ b. Nội quy c. Tài liệu d. Thông tin Câu 17. Quy định về đạo đức nghề nghiệp phải phản ánh được quan điểm của ai đối với việc tổ chức tuân thủ luật lệ, các giá trị và chính sách tạo ra môi trường đạo đức? a. Chủ tịch hội đồng quản trị. b. Ban lãnh đạo. c. Quản lý nhân sự. d. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 18. Đặc điểm phương thức điều chỉnh hành vi của đạo đức, phản ánh a. Quan hệ xã hội, thể hiện bởi sự tự ứng xử, giúp con người tự rèn luyện nhân cách b. Quá trình phát triển chế độ kinh tế xã hội c. Các yêu cầu cho hành vi của mỗi cá nhân, mà nếu không tuân theo sẽ bị xã hội lên án, lương tâm cắn rứt d. Hiện thực đời sống đạo đức của xã hội Câu 19. Trong các loại văn hóa của Sethia và Klinow, loại văn hoá nào kết hợp được sự quan tâm đến con người lẫn kết quả công việc? a. Thờ ơ b. Chu đáo c. Thử thách d. Hiệp lực Câu 20. Chủ sở hữu là người cung cấp . cho doanh nghiệp a. Tài chính b. Trí tuệ c. Giấy phép kinh doanh d. Tinh thần Câu 21. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức? a. Những quy định tiêu chuẩn về hành vi đạo đức được xây dựng thành tài liệu chính thức và sử dụng nhằm giúp tổ chức đánh giá hành vi của thành viên. b. Không thể diễn đạt bằng ngôn từ, chỉ dẫn, chỉ tiêu, mục tiêu, chỉ báo. c. Trong các tổ chức định hướng đạo đức thì chuẩn mực đạo đức là nhân tố quan trọng trong các phương pháp và công cụ quản lý, nó tập hợp thành hệ thống tuyên bố chính thức về giá trị của tổ chức. d. Định nghĩa cụ thể về giá trị, niềm tin, lối sống, khuôn mẫu hay quy tắc hành động chủ đạo mà các thành viên tổ chức cần tôn trọng và thực hiện. Câu 22. Cấu trúc của văn hoá công việc trong các dạng văn hoá doanh nghiệp của Harrison/Handy: a. Như một mạng nhện b. Không như một ma trận c. Không như một lưới mắt cáo 3
  4. d. Như một ma trận hoặc như một lưới mắt cáo Câu 23. Bản sắc riêng của doanh nghiệp phản ánh: a. Hệ thống những giá trị và triết lý kinh doanh được doanh nghiệp tôn trọng b. Thông qua các phương châm, biểu trưng văn hóa doanh nghiệp c. “Nhân cách của doanh nghiệp” d. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 24. Nghĩa vụ về nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến những đóng góp cho cộng đồng và xã hội như thế nào? a. Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động b. Nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên, và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động c. Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển cho người lao động d. Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên, và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động Câu 25. Những lợi ích nào dưới đây không thể định lượng được? a. Danh tiếng chứ không phải năng lực thực hiện công việc b. Sự tin cậy, uy tín, danh tiếng, vị thế thị trường, năng lực thực hiện công việc c. Lợi nhuận, không phải là thị phần, doanh thu d. Năng suất, tiền lương, tiền thưởng, không phải là vị trí quyền lực, việc làm Câu 26. Luật pháp đòi hỏi các tổ chức kinh doanh a. Không phải cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ b. Tuân thủ tiêu chuẩn về sự an toàn của sản phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng c. Không phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ với đối tượng tiêu dùng trực tiếp d. Tuân thủ tiêu chuẩn về sự an toàn của sản phẩm nhưng không phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ với đối tượng tiêu dùng trực tiếp Câu 27. Nhà lãnh đạo thuộc nhân tố tác động nào đến văn hóa doanh nghiệp? a. Thể chế pháp luật. b. Bên ngoài. c. Cả bên ngoài và bên trong. d. Bên trong. Câu 28. Trong kinh doanh, hành vi “trích tỷ lệ %” và “lại quả” là: a. Hành vi phi đạo đức b. Hành vi đạo đức c. Hành vi đạo đức và hợp pháp d. Cách thức mới của nền kinh tế thị trường Câu 29. Nếu quá trình giảm thiểu các hành vi phi đạo đức không tạo và duy trì được một nền văn hóa đạo đức thì khi đó doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân và có những hành động gì? a. Tăng cường thực hiện những tiêu chuẩn hiện hữu một cách nghiêm túc hơn, sửa sai và đề ra các tiêu chuẩn thấp hơn b. Tăng cường thực hiện những tiêu chuẩn hiện hữu một cách nghiêm túc và chặt chẽ hơn, sửa sai và đề ra các tiêu chuẩn cao hơn c. Phải thực hiện những tiêu chuẩn hiện hữu một cách chặt chẽ hơn và đề ra các tiêu chuẩn cao hơn d. Phải thực hiện những tiêu chuẩn hiện hữu một cách nghiêm túc và chặt chẽ hơn, sửa sai và đề ra các tiêu chuẩn thấp hơn 4
  5. Câu 30. Để giải quyết vấn đề tính công khai của quá trình thay đổi, nhà lãnh đạo cần trả lời câu hỏi nào sau đây:Để giải quyết vấn đề tính công khai của quá trình thay đổi, nhà lãnh đạo cần trả lời câu hỏi nào sau đây: a. Các thay đổi sẽ được diễn ra đồng thời hay từng bước một ? b. Sự thay đổi có nên được công bố rộng rãi không ? c. Ai sẽ được biết về những thay đổi này và mức độ đến đâu? d. Cả B, C đều đúng. Câu 31. Chương trình đạo đức có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp a. Ngăn chặn hành vi sai trái nhưng không mang lại lợi ích kinh tế b. Gián tiếp góp phần tạo sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia c. Hình thành và phát triển bền vững văn hóa tổ chức d. Không thể trở thành nhân tố có sức ảnh hưởng trong xã hội Câu 32. Các doanh nghiệp có đạo đức luôn a. Đối xử công bằng với khách hàng b. Cải tiến chất lượng một số sản phẩm chủ yếu nhất định c. Cung cấp cho khách hàng một số thông tin mà doanh nghiệp thấy cần d. Đối xử phân biệt rõ ràng với các đối tượng khách hàng Câu 33. Nhân tố đem lại sự thành công là khi doanh nghiệp a. Tạo dựng cho đối tác và nhân viên làm việc trong môi trường đạo đức b. Còn hạn chế về vị thế cạnh tranh c. Ít quan tâm môi trường đạo đức nên hạn chế đến việc đổi mới d. Chăm lo cải tiến dịch vụ mà chất lượng sản phẩm còn hạn chế Câu 34. Dưới đây là mục tiêu của chương trình đạo đức, ngoại trừ: a. Nâng cao khả năng nhận biết của thành viên về các vấn đề đạo đức. b. Giải quyết được tất cả tình huống đạo đức khó xử. c. Thông báo cho nhân viên về quy trình, quy định và các chính sách liên quan về vấn đề đạo đức. d. Xác định những người có thể giúp giải quyết rắc rối về đạo đức. Câu 35. Cạnh tranh không lành mạnh là: a. Ép giá, độc quyền kinh doanh sản phẩm b. Thông đồng với đối thủ cạnh tranh nâng giá sản phẩm c. Cung cấp những thông tin không chính đúng về sản phẩm cạnh tranh d. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 36. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về việc xây dựng logo thương hiệu trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp? a. Logo của thương hiệu phải có ý nghĩa văn hóa đặc thù, mang bản sắc của một nền văn hóa nhất định. b. Logo thương hiệu phải có khả năng thích nghi trong các nền văn hóa hay ngôn ngữ khác nhau. c. Biểu tượng đưa vào logo phải thích ứng với văn hóa và lịch sử doanh nghiệp. d. Doanh nghiệp nên sử dụng những hình ảnh mang tính địa phương làm hình ảnh chủ đạo trong logo của mình. Câu 37. Mục tiêu của một chương trình đạo đức có thể là: a. Xác định những người có thể giúp các nhân viên giải quyết các rắc rối về đạo đức b. Thông báo cho nhân viên các quy trình và luật lệ liên quan c. Nhằm nâng cao tầm hiểu biết của nhân viên về các vấn đề về đạo đức và khả năng nhận biết d. Rèn cho nhân viên có tính kỷ luật cao Câu 38. Phong cách lãnh đạo thích hợp để quản lý những người nhiều tham vọng, trọng thành tích, có sức sáng tạo và nhanh chóng đạt được thành tích? 5
  6. a. Phong cách bằng hữu b. Phong cách dân chủ c. Phong cách nhạc trưởng d. Phong cách ủy thác Câu 39. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quản lý hình tượng? a. Chỉ ra giá trị của tổ chức để thuyết phục mọi thành viên và khích lệ họ vận dụng trong hoạt động hàng ngày. b. Quản lý hình tượng cần phải xác định, sử dụng các tín hiệu, hình tượng có thể tác động đến giá trị tổ chức. c. Phải đảm bảo các biểu trưng của doanh nghiệp như biểu tượng, lễ nghi, tuyên bố, khẩu hiệu, ấn phẩm phù hợp, thống nhất trong việc thể hiện các giá trị của tổ chức. d. Quản lý hình tượng không thể tác động đến các giá trị văn hoá, đạo đức trong doanh nghiệp. Câu 40. Trong hoạt động marketing, văn hóa doanh nghiệp thể hiện ở các khía cạnh nào sau đây: a. Sản phẩm dịch vụ. b. Chính sách phân phối. c. Chính sách xúc tiến bán hàng. d. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 41. Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau về Văn hóa: a. Văn hoá là toàn bộ hoạt động vật chất, tinh thần mà loài người sáng tạo ra trong lịch sử trong mối quan hệ với con người, tự nhiên và xã hội. b. Văn hóa mang tính không ổn định, bền vững và có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. c. Văn hoá là tất cả những gì gắn liền với con người và ý thức để rồi lại trở về với chính nó. d. Văn hoá là nhắc tới con người đồng thời đề cập đến việc phát huy năng lực bản thân nhằm hoàn thiện con người và xã hội. Câu 42. Nhóm phi chính thức trong cơ cấu tổ chức gây ảnh hưởng đối với thành viên bằng: a. Tài chính b. Giá trị và sự ủng hộ về tinh thần c. Không ảnh hưởng d. Tài chính, giá trị và sự ủng hộ về tinh thần Câu 43. Nguyên nhân của những vấn đề về đạo đức có thể là a. Do quyết định của người quản lý được thực hiện vì không bị coi là phi đạo đức b. Do khác biệt về nhận thức và quan điểm đạo đức giữa người quản lý và đối tượng lao động c. Do quan điểm đạo đức đúng đắn của người thực hiện d. Do quan điểm đạo đức giữa người quản lý và đối tượng lao động giống nhau Câu 44. Giám đốc cấp cao chịu trách nhiệm về chương trình “Xây dựng đạo đức trong kinh doanh” thường được gọi là? a. Cán bộ thực thi, điều phối b. Điều phối viên, Cán bộ thực thi, Cán bộ đạo đức c. Cán bộ điều hành, cán bộ điều phối, cán bộ thực hiện chương trình đạo đức d. Điều phối viên, cán bộ đạo đức Câu 45. Vấn đề đạo đức kinh doanh là những hoàn cảnh, tình huống một người hay tổ chức phải đưa ra sự lựa chọn một trong nhiều cách hành động khác nhau trên cơ sở: a. Kinh nghiệm cá nhân. b. Chuẩn mực hành vi của tổ chức. c. Quyết định của số đông. d. Chuẩn mực đạo lý xã hội. 6
  7. Câu 46. Cấp lãnh đạo ở vị thế cao tong tổ chức có vai trò: a. Không phải truyền bá tiêu chuẩn, quy định đạo đức nghề nghiệp b. Không phải thiết lập chương trình rèn luyện đạo đức c. Không phải ngăn cản các hành vi phi đạo đức d. Hướng dẫn giúp nhân viên lưu tâm đến khía cạnh đạo đức Câu 47. Trong doanh nghiệp luôn tồn tại những nhóm được hình thành một cách chính thức trong cấu trúc đó là: a. Nhóm chức năng và nhóm tác nghiệp b. Nhóm phi chính thức và nhóm tác nghiệp c. Nhóm phi chính thức, nhóm chức năng d. Nhóm chính thức, và nhóm tác nghiệp Câu 48. Thay đổi có tính chất biến đổi cần thiết cho một tổ chức trong thời kỳ nào? a. Khi cần thiết lập các hệ thống tạm thời. b. Khi cần hoàn thiện và tăng hiệu quả làm việc dựa trên những cái hiện có. c. Khi cần phát triển những hệ thống mới, giá trị mới. d. Tất cả các ý trên đều sai. Câu 49. Biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp: a. Không phải là lễ nghi b. Mẩu chuyện, ngôn ngữ, lý tưởng c. Không phải là ngôn ngữ, lễ nghi d. Lễ nghi, mẩu chuyện, ngôn ngữ và biểu tượng Câu 50. Nếu đạo đức nghề nghiệp được tăng cường một cách nghiêm khắc và trở thành một bộ phận của văn hoá doanh nghiệp thì sẽ có tác dụng trong việc cải thiện gì của doanh nghiệp? a. Hành vi đạo đức b. Hành động đạo đức c. Nhân cách đạo đức d. Phẩm chất đạo đức Hết Sinh viên không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 7